giáo án GDCD 10 HK2

58 3.9K 31
giáo án GDCD 10 HK2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 Tiết 19 Ngày soạn:…/…/… Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người. - Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi xã hội. - Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan. 2. Kĩ năng: - Lấy được VD để chứng minh: Tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. 3. Thái độ: - Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, mong muốn được góp sức vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD lớp 10. - Đầu video, máy chiếu, giấy khổ to. - Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Vẽ sơ đồ phương thức sản xuất. Câu 2: Giải thích vì sao ? Con người đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất. 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài : Khi nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thường cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người. Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, con người, xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài 9. b) Nội dung bài học : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - GV tổ chức cho HS thảo luận lớp cùng giải quyết vấn đề. - GV: Đưa ra một số thông tin có trong tài liệu tham khảo. (Sách hướng dẫn GDCD 10). - GV tóm tắt thông tin lên bảng phụ hoặc giấy khổ to, chiếu lên máy chiếu. Đơn vị kiến thức thứ nhất: 1/ Con người là chủ thể của lịch sử. a, Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 - GV đưa ra các câu hỏi. a, Người tối cổ, người tinh khôn đã sáng tạo ra những loại công cụ nào? b, Công cụ lao động có liên quan như thế nào với việc chuyển hóa vượn cổ thành người? c, Xã hội loài người phát triển qua mấy giai đoạn: Vẽ sơ đồ? d, Những công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội? - HS suy nghĩ trả lời cá nhân. - GV liệt kê ý kiến của HS lên bảng phụ. - GV: Nhận xét, kết luận, rút ra bài học ý nghĩa. - GV kết luận chuyển ý. Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo công cụ sản xuất. Nhờ biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu từ đó. * Nhận xét: a. Người tối cổ sử dụng hai chi trước cầm nắm và sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ. Họ biết ghè, đẽo đá làm công cụ. - Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ bằng đá, sau đó chế tạo công cụ kim loại. b. Người tối cổ sống bầy đàn khoảng vài chục người, họ sống trong hang động, núi đá hoặc lều lợp bằng lá cây hoặc lá cỏ khô. Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ hàng chục gia đình, có quan hệ họ hàng, thị tộc ở giai đoạn đầu. Sau này biết làm ra một lượng sản phẩm nuôi sống mình và có dư thừa. Một số người có khả năng lao động hoặc chiếm đoạt của người khác và trở thành giàu có. Xã hội nguyên thủy tan rã và xã hội có giai cấp ra đời. c. Từ công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> Xã hội phong kiến -> TBCN -> XHCN. d. Việc chế tạo công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển. * Ý nghĩa: - Việc chế tạo công cụ lao động có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 - GV chuyển ý. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - HS: Chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Lấy VD chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị vật chất? Nhóm 2: Lấy VD chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị tinh thần? Nhóm 3: Chứng minh con người là động lực của cuộc cách mạng? - HS các nhóm thảo luận, ghi ý kiến lên giấy khổ to hoặc bảng phụ. - HS cử đại diện nhóm lên trình bày. - HS cả lớp nhận xét, trao đổi. - GV nhận xét, bổ sung ý kiến. Ví dụ: * Con người sản xuất ra cái ăn, mặc, ở . * Con người sản xuất ra phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất. "Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết cho đời sống, xã hội sẽ tiêu vong nếu như không lao động sản xuất ." ( Mac…) "Non song gấm vóc của bất cứ đất nước nào, truyền thống huy hoàng của bất cứ dân tộc nào cũng đều có sức lực, trí tuệ của con người ." Ví dụ: * Thế giới có 7 kì quan thế giới. * Việt Nam: Cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, truyện Kiều Nguyễn Du, Nhật kí trong tù của Bác Hồ. Ví dụ: * Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp nô lệ xóa bỏ quan hệ sản xuất chế độ chiếm hữu nô lệ. * Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp tư sản và nông dân xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến. * Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. GV: Lịch sử phát triển của tự nhiên khác lịch sử phát triển của xã hội. Sự phát triển của tự nhiên diễn ra tự động không gắn với ý thức của con người. Còn lịch sử phát triển của xã hội là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. - GV kết luận ý kiến của 3 nhóm. b, Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Nhóm 1: - Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. - Ở bất kì phương thức sản xuất nào con người cũng luôn giữ vị trí trung tâm của lực lượng sản xuất. - Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng có ở con người. - Là kết quả lao động có mục đích và sáng tạo của con người. Nhóm 2: - Đời sống sinh hoạt hàng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh giai cấp luôn là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học, của các áng văn học, nghệ thuật, kiến trúc, của các di tích lịch sử kì diệu. Nhóm 3: - Con người luôn có nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp. - Đấu tranh cải tạo xã hội là động lực thúc đẩy con người mà đỉnh cao là cuộc cách mạng xã hội. - Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. - Quan hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện phương thức sản xuất mới. - Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi, nó sẽ thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 GV kết luận tiết 1 Lịch sử xã hội được hình thành khi con người biết chế tạo ra những công cụ sản xuất. Lịch sử phát triển của xã hội từ chế độ công xã nguyên thủy đến nay là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất, mà trong đó con người là lực lượng chính. Vì vậy khi nói: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, có nghĩa là con người phải tôn trọng quy luật khách quan, biết vận dụng quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của mình. 4. Củng cố : - GV: Tổ chức cho HS sử dụng phiếu học tập. Bài 1: Em hãy cho biết vai trò chủ thể của con người được thể hiện ở điểm nào? Bài 2: Hãy lấy VD chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với mục tiêu phát triển con người nói chung và trẻ em nói riêng. - HS cả lớp trao đổi và đối chiếu kết quả cá nhân. - GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. 5. Dặn dò: - Đọc trước bài 9:(T2) 6. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  Tiết 20 Ngày soạn:…/…/… Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI ( T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm. 2. Kĩ năng: - Nắm được các thông tin và chứng minh được sự quan tâm của Đảng và Nhà nướcta đối với sự phát triển toàn diện con người. 3. Thái độ: - Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, mong muốn được góp sực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. - Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và sinh hoạt hàng ngày. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD lớp 10. - Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Tại sao nói con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị về vật chất và tinh thần ? 3. Bài mới. a) Lời vào bài : Kiểm tra 15’ b) Triển khai bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt GV: Con người với tư cách là một sinh vật có ý thức, có ý chí trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Với vai trò đó triết học coi con người là chủ thể của lịch sử. Cho nên sự phát triển của xã hội phải là vì con người, thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp. Nhóm 1: * Hãy kể những nhu cầu quan trọng của bản thân em mong ước gia đình và xã hội đem lại cho em. * Em mong muốn được sống trong một xã hội như thế nào? * Em hãy nêu những vấn đề chung mà nhân loại cùng quan tâm hiện nay? * Theo em chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? * Theo em, vì sao con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? - HS: Cả lớp trao đổi. - GV: Liệt kê ý kiến từng câu trả lời của HS. Đơn vị kiến thức 2: 2/ Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội a) Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 Nhóm 2: Phân tích và nhận xét những hình tượng sau đây: * Hình tượng Prômêtê (thần thoại Hylap) lấy cắp lửa của trời cho loài người. * Hình tượng Đam Săn (dân tộc Ê - đê Việt Nam) đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ. Nhóm 3: Suy nghĩ của em khi đọc truyện An- phờ-nét Nô-ben, một nhà khoa học vì con người. - HS: Thảo luận nhóm. - HS: Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm lên giấy khổ to. - GV: Nhận xét và kết luận bổ sung - GV: Kết luận, chuyển ý. Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khát khao sống tự do, hạnh phúc. Khi xã hội phân chia giai cấp thì sự phát triển của con người lại dẫn đến áp bức, bất công. Vì vậy, con người phải không ngừng đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình, mọi chính sách, hành động của các quốc gia, của cả cộng đồng quốc tế phải nhằm mục tiêu phát triển con người. - GV: Cho HS làm bài tập củng cố. Câu hỏi: Những hành động nào dưới đây đe dọa tự do, hạnh phúc của con người. * Bệnh tật  * Đói nghèo.  * Mù chữ.  * Ô nhiễm môi trường.  * Nguy cơ khủng bố.  * Phân biệt chủng tộc, sắc tộc.  * Thất nghiệp.  - HS: Cả lớp nhận xét. - GV: Đưa ra đáp án đúng. - GV: Chuyển ý. - GV: Sử dụng phương pháp giảng giải. - GV: Dựa vào quy luật phát triển của lịch sử, giúp HS hiểu được trải qua 5 chế độ xã hội, chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực coi trọng con người là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội. - GV: Cho HS so sánh sự tồn tại và phát triển của các chế độ xã hội. Từ đó rút ra mặt tiến bộ, ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hội Đặc trưng cơ bản - Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội. Bởi mục đích của mọi sự tiến bộ xã hội suy đến cùng là vì hạnh phúc của con người. b, Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 Công xã nguyên thủy Mức sống rất thấp kém. Dựa trên nền kinh tế hái lượm, săn bắt, con người phụ thuộc vào tự nhiên Chiếm hữu nô lệ Trồng trọt, chăn nuôi bắt đầu xuất hiện. Cuộc sống nghèo nàn lạc hậu sản xuất chủ yếu dựa vào đồ đồng, đá. Con người bị áp bức bóc lột. Phong kiến Nhịp điệu biến đổi đã có những chậm chạp, nghèo khổ. ý thức tôn giáo chi phối đời sống tinh thần. Con người bị áp bức bóc lột. Tư bản chủ nghĩa Cơ khí hóa - điện khí hóa phát triển và đến ngày nay phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ - năng xuất lao động của cải vật chất nhiều nhưng còn chưa khắc phục được quan hệ giữa con người. Những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản. Chủ nghĩa xã hội Không có áp bức bóc lột, có sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo. Con người tự do, hạnh phúc, được phát huy quyền làm chủ. - GV: Cho HS trao đổi các câu hỏi sau: * Từ các đặc trưng của các chế độ xã hội nêu lên mặt ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. * Mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội là gì? * Mục tiêu đó có thực hiện được sớm hay không? Vì sao? - HS: Trả lời ý kiến cá nhân. - HS: Cả lớp trao đổi. - GV: Nhận xét, bổ xung ý kiến. - HS: Ghi bài vào vở. - GV: Liên hệ nước ta Việt Nam là một nước nghèo đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người là vị trí trung tâm là mục tiêu phát triển của xã hội. Xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu cao cả nhất của nước ta hiện nay. - Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội. 4. Củng cố - Bài 4: (SGK trang 60) Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 Trong cuộc sống hàng ngày, có một số người lao động nhưng thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng. Thái độ của em trước hiện tượng này như thế nào?. Kết luận toàn bài : Thời kì mông muội, dù còn yếu ớt, con người đã bắt đầu xác định được quyền lực của mình đối với tự nhiên. Con người đã có ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh đòi tự do hạnh phúc. Để tồn tại và phát triển, con người sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, con người là chủ thể của lịch sử nên con người được đề cao, tôn trọng, là vị trí trung tâm như Đảng ta đã xác định. Xây dựng một chế độ xã hội mà trong đó con người không bị áp bức, bóc lột. Con người tự do hạnh phúc là mục tiêu cao cả của CNXH và cũng chỉ có CNXH mới biến ước mơ đó thành hiện thực. 5. Dặn dò. - Bài tập SGK. - Sưu tầm những tài liệu về chính sách mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến phát triển con người. - Chuẩn bị bài 10. 6. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….  Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 Tiết 21 Ngày soạn: ./ / Phần 2: CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC. Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được quan điểm về đạo đức luôn luôn biến đổi cùng sự phát triển của lịch sử. - Hiểu rõ mối quan hệ đạo đức, pháp luật, phong tục tập quán. - Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. 2. Kĩ năng : - Vận dụng được kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử. - Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh. 3. Thái độ : - Có thái độ đúng đắn và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam chúng ta nói riêng. - Có ý thức điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới. II. Tài liệu và phương tiện dạy học : - SGK, SGV GDCD 10. - Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, băng hình, câu chuyện, tấm gương .về tình yêu quê hước đất nước. - Các tư liệu về truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ quê hương của nhân dân địa phương. - Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động xây dựng và bảo về quê hương, đất nước của thanh niên và nhân dân địa phương cũng như nhân dân cả nước. III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Những việc làm nào sau đây của HS góp phần vì sự tiến bộ và hạnh phúc của con người ? a. Học tập tốt. b. Có lối sống lành mạnh. c. Rèn luyện đạo đức. d.Tham gia các hoạt động thể dục thể thao. e. Hoạt động từ thiện. g. Tham gia các hoạt động thanh niên tình nguyện. h. Giữ gìn bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài : - GV cho HS nhận xét các tình huống sau : a. Trên đường đi học về, có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ già qua đường an toàn. b. Trên chuyến xe buýt từ nhà đến trường, có một phụ nữ bế em nhỏ, em đã đứng lên nhường chỗ Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 c. Bạn An lớp em nhà nghèo, bố mẹ luôn đau ốm, em đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ bạn An. - GV đặt câu hỏi: 1 Tại sao em lại làm như vậy? 2.Việc làm đó của em đúng hay sai? - GV kết luận các ý kiến và dẫn dắt HS vào bài mới. b) Nội dung bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt. - GV: Đặt vấn đề. Từ sự phân tích tình huống trên, chúng ta thấy rằng việc làm trên là điều chỉnh hành vi của cá nhân. - GV đưa ra các câu hỏi, HS cả lớp trao đổi. * Tự điều chỉnh hành vi là tùy ý hay phải tuân theo? * Tự điều chỉnh hành vi là bắt buộc hay tự giác. Hành vi đó có cần phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội không? - HS trao đổi các ý kiến. - GV tổng kết các ý kiến và đưa ra khái niệm về đạo đức. - GV khắc sâu kiến thức. Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu lợi ích của cá nhân, xã hội đều được thể hiện qua các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tự giác, luôn luôn được củng cố bằng sức mạnh của các "tấm gương" quần chúng. - GV chuyển ý. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử, xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo Ví dụ: Chế độ xã hội Bản chất Ví dụ Chiếm hữu nô lệ Nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai Trong chế đô phong kiến "Trung" với vua có nghĩa là Đơn vị kiên thức thứ nhất : 1/Quan niệm về đạo đức. a, Đạo đức là gì? Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã hội. [...]... giận dỗi, khi cho mình bị đánh giá thấp Người tự ái thường không muốn ai chỉ trích, khuyên bảo mình, phản ứng của họ thiếu sáng suốt và sai lầm - GV: Cho HS tự lấy VD về tính tự ái trong cuộc sống Gi¸o ¸n GDCD 10 b) Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó Do vậy danh dự và nhân phẩm được đánh giá và công nhận * Ý... sau: - HS: Trong giờ kiểm tra toán, bạn A loay hoay không tìnm ra kết quả, bạn B đưa bài cho bạn A nhưng bạn A không chép mà tự bản thân cố gắng tìm ra lời giải - HS: Từ chiến trường trở về, chú A được Gi¸o ¸n GDCD 10 a) Khái niệm nhân phẩm: Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được * Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm * Nhân phẩm biểu hiện: - Có lương tâm trong sáng - Nhu cầu vật chất và tinh... điều cần tránh trong tình yêu - GV lồng ghép thêm nội dung giáo dụng SKSS - VTN, giáo dục giới tính, giáo dục dân số * Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên * Kết hôn sớm * Lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục đối với tuổi VTN * Nguyên nhân nào dẫn đến lây nhiểm HIV/AIDS ? * Nguyên nhân cơ bản nhất do quan hệ tình dục trước hôn nhân b)Tình yêu chân chính * Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành... Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 Bài 11 - MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (T2) I.Mục tiêu : 1 Kiến thức : - Hiểu được thế nào là nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người.Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới 2 Kĩ năng : - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội - Đánh giá được... cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể, đủ sống hàng ngày * Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức Vì: Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho Gi¸o ¸n GDCD 10 - Giáo dục lòng nhân ái, vị tha Nhóm 2: b Vai trò của đạo đức đối với gia đình - Đạo đức là nền tảng gia đình - Tạo... Kĩ năng : - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội - Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày 3 Thái độ : - Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ - Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị chuẩm mực đạo đức ấy trong cuộc sống II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV GDCD 10 - Ca dao, tục... ………………………………………………………………………………………… & & & & && & & & & Gi¸o ¸n GDCD 10 Hoàng Thị Hương Tiết 24 Ngày soạn: / / Bài 12 - CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ( T1) I Mục tiêu : 1 Kiến thức : - Hiểu được thế nào là tình yêu chấn chính, từ đó có những hiểu biết về những điều cần tránh về tình yêu 2 Kĩ năng : - HS có thể sử dụng kiến thức đã học để nhận xét, lí giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong... với bạn bè về tình yêu của họ - HS sau khi trả lời dưới sự hướng dẫn của GV, trả lời nhận xét của mình về các tình huống trên - HS cùng nhóm phát biểu bổ sung - HS cả lớp cùng trao đổi Gi¸o ¸n GDCD 10 Gi¸o ¸n GDCD 10 Hoàng Thị Hương - GV chốt lại các ý kiến, dẫn dắt để HS hiểu thế nào là tình yêu chân chính và biểu hiện của tình yêu chân chính là gì? - GV: chuyển ý - GV tổ chức cho HS trò chơi "nhanh... tìm giúp * Bà An buôn bán cùng mặt hàng với bà Ba Vì ghen ghét với bà Ba, bà An cho người phá hỏng gian hàng của bà Ba Mặc dù vậy bà Ba không báo chính quyền mà còn tự mình thu xếp ổn thỏa, không ảnh hưởng đến danh dự bà An HS: trả lời các câu hỏi * Em đánh giá hành vi của bạn HS, bà Ba, bà An? * Các cá nhân tự đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình như thế nào? * Năng lực tự đánh giá đó gọi là gì? *... quan trọng nhất? Vì sao? Em có là đứa con hiếu thảo không? - HS tự trả lời ý kiến vào phiếu - GV: Cho HS lên bảng dán kết quả các phiếu theo màu quy định - HS trả lời ý kiến cá nhân trước lớp Gi¸o ¸n GDCD 10 a) Hôn nhân Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn Hôn nhân được đánh dấu bằng kết hôn Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn giữa vợ và chồng được pháp luật công nhận . Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 - GV đưa ra các câu hỏi. a, Người tối cổ, người tinh khôn đã sáng tạo ra những. công cụ lao động có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Hoàng Thị Hương Gi¸o ¸n GDCD 10 - GV chuyển ý. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận

Ngày đăng: 20/09/2013, 00:10

Hình ảnh liên quan

-GV: Lập bảng so sỏnh. - giáo án GDCD 10 HK2

p.

bảng so sỏnh Xem tại trang 11 của tài liệu.
-GV: Liệt kờ ý kiến của HS lờn bảng phụ. - GV: Nhận xột bổ sung. - giáo án GDCD 10 HK2

i.

ệt kờ ý kiến của HS lờn bảng phụ. - GV: Nhận xột bổ sung Xem tại trang 23 của tài liệu.
-GV chiếu lờn mỏy hoặc ghi lờn bảng phụ - giáo án GDCD 10 HK2

chi.

ếu lờn mỏy hoặc ghi lờn bảng phụ Xem tại trang 29 của tài liệu.
-GV liệt kờ ý kiến lờn bảng phụ hoặc giấy khổ lớn. - giáo án GDCD 10 HK2

li.

ệt kờ ý kiến lờn bảng phụ hoặc giấy khổ lớn Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan