Nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Tại Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp đang tồn tại, hoạt động và được pháp luật thừa nhận. Quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: + Tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp ra đời và hoạt động. + Ban hành tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức.. + Thực hiện các thủ tục: cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh, cấp dấu; đình chỉ, thu hồi… + Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ: thuế, lệ phí, phí… + Giám sát, xử lý tranh chấp, phá sản, tách nhập… Như vậy, nhà nước quản lý doanh nghiệp trên cả ba mặt: hành pháp, lập pháp, tư pháp
Trang 1Câu 14 Trình bày nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp
và những vấn đề đặt ra hiện nay; hướng đổi mới của quản lý Nhà nước đối
với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam?
-* Nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
Tại Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp đang tồn tại, hoạt động và được pháp luật thừa nhận Quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
+ Tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp ra đời và hoạt động
+ Ban hành tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức
+ Thực hiện các thủ tục: cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh, cấp dấu; đình chỉ, thu hồi…
+ Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ: thuế, lệ phí, phí…
+ Giám sát, xử lý tranh chấp, phá sản, tách - nhập…
Như vậy, nhà nước quản lý doanh nghiệp trên cả ba mặt: hành pháp, lập pháp, tư pháp
* Hướng đổi mới của quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam:
Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng (thuế, cơ hội, chính sách )
Cải tiến các thủ tục: Thành lập, kiểm tra, xử lý tranh chấp, phá sản, chuyển
từ xin- cho sang đăng ký, hạn chế giấy phép con Có các giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng chủ sở hữu trong kinh doanh; tránh lạm dụng vai trò cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp
Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp mới ra đời và chuyển đổi dễ dàng Thu hẹp sự khác biệt và tiến tới thống nhất điều kiện kinh doanh đối với các hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp
Đổi mới quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp như: Thực hiện nguyên tắc tài chính có phân biệt; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm (tự khai ,); thuế đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu và phát triển Chúng ta cần xác định rõ vai trò của hệ thống các doanh nghiệp cần phải được xem xét cả ở góc độ hiệu quả
Trang 2kinh tế lẫn góc độ chính trị - xã hội Bởi vì, hệ thống các doanh nghiệp không chỉ
có vai trò chủ đạo làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển với hiệu quả kinh tế cao,
mà còn là lực lượng nòng cốt, chủ lực để chúng ta giải quyết các vấn đề chính trị
-xã hội của đất nước
Cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế đầu tư dàn trải, tập trung vào những ngành nghề lĩnh vực then chốt để làm tốt vai trò chủ đạo bằng cách đưa lại điều kiện và môi trường thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp khác hoạt động chứ không phải cạnh tranh với chúng như hiện nay Có các giải pháp đảm bảo tính minh bạch, có hệ thống của thông tin về doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Ngoài ra, cần xem xét hiệu quả và vai trò của doanh nghiệp như là một hệ thống hơn là hiệu quả cá biệt của từng doanh nghiệp Bởi vì, dù các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập đến đâu đi chăng nữa thì chúng cũng đều thuộc Nhà nước Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước mạnh tức là thành phần kinh tế nhà nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và định hướng được
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước Dĩ nhiên, sẽ không có một hệ thống mạnh nếu như từng bộ phận cấu thành của nó yếu kém Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để yếu tố hiệu quả, lợi nhuận trở thành mối quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp
Như vậy, doanh nghiệp là tế bào cơ bản của nền kinh tế, sự mạnh khỏe, tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào số lượng và chất lượng hoạt động của mọi doanh nghiệp Vì vây, tạo mọi điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời, kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN là hướng cơ bản của đổi mới cả quản lý kinh tế và cả quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay