Bộ tuyển chọn 10 sáng kiến kinh nghiệm chất lượng cao công tác QUẢN lý GIÁO dục tập 1 Bộ tuyển chọn 10 sáng kiến kinh nghiệm chất lượng cao công tác QUẢN lý GIÁO dục tập 1 Bộ tuyển chọn 10 sáng kiến kinh nghiệm chất lượng cao công tác QUẢN lý GIÁO dục tập 1
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀI Lí do chọn đề tài.
Công tác khuyến học, khuyến tài là một trong những nhiệm vụ quan trọnggóp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đồng thời giúpcho việc xây dựng xã hội học tập, hướng tới việc học thường xuyên, học suốt đời.Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục và tạo điều kiện để cho mọi người được họctập theo tinh thần của Bác Hồ muôn vàn kính yêu “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành”.
Hội khuyến học Việt Nam đã đời vào ngày 02 tháng 10 năm 1996 đã đápứng được yêu cầu cấp thiết của việc động viên các nguồn lực cho công tác khuyếnhọc, khuyến tài Từ khi thành lập đến nay hội khuyến học Việt Nam đã phát triểnrộng khắp và nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các tầng lớp xãhội, cộng đồng dân cư Công tác khuyến học nói chung việc xây dựng quỹ khuyếnhọc nói riêng trong những năm qua đã nhận được nhiều sự ủng hộ của toàn xã hội.Các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến trung học phổthông các chi hội khuyến học đã làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài góp phầnthúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của cán bộ giáo viênvà học sinh
Từ khi thành lập đến nay Hội khuyến học Việt Nam đã nhận được sự quantâm đặc biệt của Đảng, liên tục trong các nghị quyết đại hội lần thứ IX, X, XI đềucó đề cập tới nhiệm vụ của công tác khuyến học, khuyến tài; trong đó đại hội XI đã
nêu rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả baphương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát củacộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hộihọc tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời…” Bộ chính trị đã có 2
Chỉ thị về công tác khuyến học: Chỉ thị số 11 ngày 13 tháng 4 năm 1997 và chỉ thịsố 50 ngày 24 tháng 8 năm 1999 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội
khuyến học Việt Nam có chỉ ra rằng “…Vận động các cá nhân, các tổ chức trongvà ngoài nước giúp đỡ phát triển sự nghiệp giáo dục; xây dựng quỹ khuyến học,đồng thời quản lý, sử dụng đúng mục đích của quỹ này”.
Trường THPT Nguyễn Hoàng tiền thân là trường THPT bán công số 1 HàTrung được thành lập từ tháng 8 năm 2001 đến nay đã đào tạo được 10 khóa họcsinh tốt nghiệp ra trường Được hình thành sau khi có các văn bản chỉ đạo về côngtác khuyến học của Đảng và đặc biệt là Hội khuyến học đã được thành lập và đivào hoạt động có hiệu quản góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục giảngdạy của nhà trường Từ năm 2010 trường được chuyển đổi thành mô hình trườngcông lập và đổi tên thành trường THPT Nguyễn Hoàng, trên cơ sở đó nhà trườngđã thúc đẩy các hoạt động bổ trợ nâng cao chất lượng giáo dục một trong những
Trang 2hoạt động được quan tâm chỉ đạo và đạt được hiệu quả cao là công tác khuyến học,khuyến tài Để làm tốt nội dung hoạt động này chi bộ Đảng đã chỉ đạo nhà trườngvà các tổ chức trong trường phối hợp với hội khuyến học để thực hiện các nội dungcủa công tác khuyến học trong đó có 1 nội dung quan trọng là xây dựng quỹ khyếnhọc “Nâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng” Qua 2 năm họcthực hiện đến nay quỹ đã nhận được nhiều sự quan tâm tạo điều kiện và đã pháthuy tốt vai trò đúng nhưng quan điểm chỉ đạo của Đảng và tôn chỉ, mục đích củahội.
Để bước đầu đánh giá rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện quỹ trong2 năm học vừa qua nhằm làm tốt hơn hoạt động này trong thời gian tới tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm bước đầu trong xây dựng quỹ khuyến họcNâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng” làm nội dung nghiên
cứu sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013.
II Phạm vi, mục đích nghiên cứu:1 Phạm vi nghiên cứu:
- Các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, ngành về công tác khuyến học,khuyến tài.
- Nội dung công tác khuyến học, khuyến tài nói chung và xây dựng quỹkhuyến học “Nâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng” trong 2năm học 2011-2012 và 2012-2013.
3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản của Đảng, nhànước, của cấp trên.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.- Phương pháp thống kê.
Trang 3Theo sổ tay công tác khuyến học thì “KHUYẾN HỌC là khuyến khích việchọc Nói cụ thể, KHUYẾN HỌC là sự khuyên bảo, hướng dẫn, khích lệ, giúp đỡcủa các tổ chức và cá nhân để người ta hứng khởi nghe theo, làm theo, cùng nhauthúc đẩy học tập và vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọingười được học và tự học: Học thường xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề, họclàm người; học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển ởcộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập’’.
bồi dưỡng nguồn nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
hội nhập khu vực và quốc tế
Hội Khuyến học Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,hoạt động tuân thủ pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàĐiều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Hội chịu sự quản lýnhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnhvực hoạt động của Hội.
Trang 4Hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, có con dấu, có tài sản và tài chínhriêng, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Hội có cơ quanngôn luận được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hội Khuyến học Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1 Làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượngxã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;
2 Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường Vận động nhândân tích cực học tập, học tập suốt đời, quan tâm đến những người nghèo, ngườikhuyết tật không có điều kiện học tập và những người có năng khiếu nhằm nângcao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp để góp phần đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước;
3 Liên kết, vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dụcvà đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thầy côgiáo, thực hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp vớihành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh;
4 Tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo quy định của pháp luật về giáodục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, các phụ huynh họcsinh Kiến nghị với Đảng, chính quyền, ngành giáo dục và đào tạo về các chủtrương, chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, hìnhthành xã hội học tập;
5 Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định pháp luật; 6 Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên;
7 Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Ở các địa phương, đơn vị thành lập Hội khuyến học địa phương đơn vị, ngoàira còn thành lập các Chi hội khuyến học cơ sở trực thuộc hội khuyến học cấp trênvà hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ Hội khuyến học Việt Nam.
3 Quỹ khuyến học.
Quỹ Khuyến học hoạt động theo nguyên tắc đóng góp tự nguyện của các tổ chức,cá nhân ở trong và ngoài nước không vì mục đích lợi nhuận, nhằm tài trợ cho cáchoạt động giáo dục đào tạo, khuyến khích dạy tốt học tốt.
3.1 Quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến học
a Quỹ Khuyến học được hình thành và phát triển từ các nguồn.
- Sử dụng tài trợ dưới mọi hình thức, kể cả tài trợ theo địa chỉ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu khuyến học.
- Tiếp nhận sự đóng góp theo nghĩa vụ của các đơn vị trực thuộc Hội.
Trang 5- Thu lãi từ tài khoản Quỹ mở tại ngân hàng, tiền lãi mua trái phiếu Chính phủ vì mục tiêu khuyến học.
- Thu từ sự đóng góp tự nguyện của Quỹ Khuyến học các cấpb Quỹ Khuyến học được sử dụng vào các mục đích:
+ Tài trợ cho các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển Giáo giục hoặc theo địa chỉ chỉ định của các tổ chức, cá nhân tài trợ.
+ Trợ giúp các hoạt động giáo dục tại các địa bàn có khó khăn đặc biệt.+ Trợ giúp học sinh nghèo vượt khó và đạt kết quả xuất sắc trong học tập.+ Chi giải thưởng cho học sinh, sinh viên có thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế.
+ Trợ giúp các đối tượng có năng khiếu đặc biệt trong học tập.
+ Tài trợ cho việc xây đựng cơ sở giáo dục dân lập có chất lượng cao, chú trọng phương thức vừa học vừa làm.
+ Trợ giúp thầy cô giáo dạy giỏi, giáo sinh học giỏi của các trường sư phạm gặp khó khăn đặc biệt trong sinh hoạt.
+ Chi với mức cao nhất không quá 5% tổng số thu của Quỹ cho hoạt động quản lý Quỹ theo các định mức chi do Hội đồng quản lý Quỹ xây dựng.
3.2 Quỹ khuyến học của Hội Khuyến học các địa phương.
- Quỹ khuyến học của Hội Khuyến học tỉnh, huyện, xã.
- Quỹ khuyến học của Ban Khuyến học cơ sở: cơ quan, xí nghiệp, trường học.
- Quỹ khuyến học dòng họ
3.3.Tùy theo hoàn cảnh của địa phương, cơ quan, đơn vị có thể vận dụng những hình thức vận động Quỹ khuyến học thích hợp:
Đề nghị cơ quan địa phương tài trợ ban đầu cho Quỹ
- Đề nghị cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thông qua HĐND quy địnhmức đóng góp.
- Tổ chức xổ số kiến thiết xây dựng Quỹ khuyến học.Hội Khuyến học cơ sở vận động nhân dân mua vé.
- Vận động sự ủng hộ thường xuyên hay đột xuất của những người hảo tâm,từ thiện, các "Mạnh Thường Quân" của các cơ quan, nhà máy, nông trường HTX,công ty kinh doanh cho Quỹ khuyến học cơ sở.
Trang 6- Tranh thủ sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài, kể cả người ViệtNam sinh sống, định cư ở các nước
- Ban khuyến học ở các cơ quan, đơn vị, nhà máy, nông trường có thể đềxuất thủ trưởng cơ quan đưa ra bàn tại hội nghị công nhân viên chức về trích quỹphúc lợi hằng năm cho Quỹ khuyến học Công đoàn cơ quan có nghị quyết tríchmột phần Quỹ công đoàn cho khuyến học, vận động cán bộ công nhân viên chức tựnguyện hảo tâm đóng góp hoặc ra nghị quyết thống nhất trong cơ quan về mứcđóng cho Quỹ khuyến học (thí dụ 1 ngày lương/ năm).
- Hội đồng hương các tỉnh, huyện, xã xây dựng Quỹ Khuyến học giúp đỡ, động viên con cháu vượt khó để học giỏi.
- Khuyến khích, vận động các hình thức tiết kiệm vì sự nghiệp khuyến học (tiết kiệm một mâm cỗ trong đám cưới, gia đình bớt một cái bánh chưng trong ngàyTết, bớt một lon bia trong quán ăn ).
- Lập sổ vàng ghi công những tấm lòng hảo tâm đóng góp cho Quỹ khuyến học.
3.4 Sử dụng đúng mục đích và tuân thủ các nguyên tắc kế toán, tài chính theo
a Thời gian đầu Quỹ khuyến học ở cơ sở chủ yếu dùng để:- Hỗ trợ học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học
- Khen thưởng học sinh nghèo vượt khó học giỏi- Khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc- Hỗ trợ giáo viên dạy giỏi gặp khó khăn- Khen thưởng giáo viên giỏi
b Khi Quỹ Khuyến học có số thu lớn có thể hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của nhà trường.
c Ngoài các hình thức góp Quỹ khuyến học nêu trên, nhiều Hội Khuyến họccơ sở đang mở rộng sáng kiến, phát triển Phong trào giúp đỡ những học sinh, sinhviên nghèo hoặc khuyết tật theo hình thức 1 + 1 , có nghĩa là một cán bộ hay mộtngười dân, một cửa hàng sản xuất, dịch vụ, kinh doanh trực tiếp giúp đỡ cho mộthọc sinh, sinh viên nghèo hoặc khuyết tật mỗi tháng tối thiểu 50.000 đồng để cácem có thêm điều kiện vượt khó học tập Từ đó mở rộng sang hình thức một ngườihỗ trợ, giúp đỡ nhiều học sinh, nhiều trẻ em gặp khó khăn với nhiều hình thức sinhđộng khác Hình thức này đang phát triển mạnh ở một số địa phương
II Thực trạng của vấn đề.
Trang 7Trong những năm vừa qua công tác khuyến học, khuyến tài liên tục pháttriển, đặc biệt là từ sau khi thành lập hội khuyến học từ trung ương đến địa phương.Ở các nhà trường THPT Hội khuyến học đã được thành lập sớm Hoạt động của hộiđã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.
Thực tế ở trường THPT Nguyễn Hoàng trong những năm vừa qua công táckhuyến học tập trung vào các vấn đề sau đây.
1 Huy động kinh phí cho hoạt động khuyến học:
Công tác huy động kinh phí cho hoạt động khuyến học nhà trường thườngđược làm từ 2 nguồn chính đó là: Từ đóng góp “Quỹ khuyến học” của các hội viênHội khuyến học nhà trường (trong đó chủ yếu là các phụ huynh học sinh) Bìnhquân mỗi năm hội khuyến học huy động được khoảng 50 triệu động từ các hội viênhội khuyến học Từ việc vận động các nhà hảo tâm trao thưởng cho các học sinhhọc giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp khai giảng, tổng kết nămhọc, hoặc dịp lễ tết vv… Điểm bất cập của nguồn huy động này là hàng năm đềuphải tổ chức thực hiện việc vận động quỹ và thông thường nguồn quỹ chỉ đủ đểhoạt động trong năm học Năm học tiếp theo muốn có nguồn quỹ hoạt động lại phảiđi vận động Đồng thời việc huy động từ các nhà hảo tâm không định lượng được ởmỗi năm học
2 Tổ chức khen thưởng động viên phong trào dạy học.
Công tác khen thưởng đối với học sinh học giỏi, học sinh thi đạt giải họcsinh giỏi tỉnh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập trong cácnăm học vừa qua được thực hiện thông qua hình thức khen thưởng, cấp học bổng.Thông thường có các hình thức khen thưởng sau đây: Khen thưởng học sinh đạtthành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường cấp tỉnh, khen thưởnghọc sinh đạt các danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kì và năm học, Traohọc bổng cho học sinh nghèo có lực học khá giỏi trong các năm học (thường phốihợp với các nhà hảo tâm) Khen thưởng cho giáo viên có thành tích xuất sắc trongviệc giảng dạy học sinh (giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được thưởng và đượchội khuyến học động viên kinh phí bồi dưỡng học sinh giỏi), khen thưởng cho giáoviên có sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp tỉnh Việc tổ chức khen thưởngđộng viên phong trào trong những năm vừa qua đã có tác dụng thúc đẩy phong tràothi đua giảng dạy, học tập của học sinh trong nhà trường, giúp đỡ được nhiều họcsinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập Tuy nhiên do nguồn kinh phícòn hạn chế nên trong những năm vừa qua công tác thi đua khen thưởng, khuyếnhọc, khuyến tài vẫn còn nhiều hạn chế
III Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1 Xây dựng chủ trương, kế hoạch, ban hành các văn bản thực hiện.
Trang 81.1 Xây dựng chủ trương, kế hoạch hoạt động:
Sau khi nghiên cứu các văn bản về công tác khuyến học, khuyến tài Căn cứvào việc thực hiện các nhiệm vụ của các năm học, tháng 8 năm 2011 chi bộ nhàtrường thống nhất chủ trương xây dựng quỹ khuyến học mang tên “Nâng cánh ướcmơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng” Giao cho hội khuyến học nhà trườngphối hợp với Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường tiến hành việc xâydựng tổ chức thực hiện kế hoạch.
Hội khuyến học nhà trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đã tiếnhành xây dựng kế hoạch hoạt động, vận động quỹ bao gồm các nội dung:
1.2 Ban hành các văn bản thực hiện.
- Kế hoạch xây dựng quỹ.- Quy chế hoạt động của quỹ.- Thư kêu gọi vận động quỹ.
- Kế hoạch gặp mặt các nhà hảo tâm.
- Kế hoạch tuyên truyền về hoạt động của quỹ.
Sau khi xây dựng dự thảo các văn bản trên, hội khuyến học nhà trường, thamkhảo ý kiến của chi bộ và của hội khuyến học cấp tỉnh, huyện góp ý hoàn chỉnh nộidung dự thảo trước khi ban hành.
2 Tổ chức vận động xây dựng quỹ.
2.1 Công tác tuyên truyền.
Với nhận thức sâu sắc rằng để làm tốt các công việc liên quan đến hoạt độngcủa quỹ cần được mọi người trong nhà trường, ngoài xã hội đồng thuận cao, từ đómới đạt hiệu quả trong hoạt động Chính vì vậy nhà trường đã làm tốt công táctuyên truyền: Các chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội dung của quỹ cho cán bộgiáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời tổ chức gặp gỡ, tuyêntruyền đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm làm cho mọi ngườithấy được tác dụng lan tỏa của quỹ để nhiệt tình tham gia.
2.2 Công tác vận động đóng góp xây dựng quỹ.
2.2.1 Vận động cán bộ giáo viên nhà trường.
Để việc vận động quỹ được thực hiện trôi chảy sau khi tổ chức tuyên truyềný nghĩa, phương châm, tôn chỉ hoạt động của quỹ Nhà trường tiến hành vận độngtrong cán bộ giáo viên của nhà trường tham gia đóng góp vào xây dựng quỹ, làmcơ sở để kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ Trong đó chúng tôi nhận thức sâu sắcnhững người được thừa hưởng gián tiếp lợi ích của quỹ mang lại chính là đội ngũcán bộ giáo viên, đồng thời sau khi vận động cán bộ giáo viên thì việc vận động
Trang 9các đối tượng khác chắc chắn sẽ dễ dàng hơn vì mọi người sẽ tin tưởng hơn vàocông tác hoạt động của quỹ Việc vận động cán bộ giáo viên trong trường có thểtiến hành làm nhiều đợt trong nhiều năm và thường theo kế hoạch hàng năm Kếtquả hoạt động của năm trước của quỹ có thể làm tiền đề cho việc vận động củanăm sau Thực tế trong hoạt động của nhà trường trong năm đầu quỹ đã vận độngđược cán bộ giáo viên trên 30 triệu đồng năm học thứ 2 đã có 2 giáo viên tìnhnguyện đóng thêm quỹ với tổng số 7,5 triệu đồng.
2.2.2 Vận động cựu cán bộ giáo viên trong trường.
Thực tế là những giáo viên đã từng công tác một thời gian với nhà trường,khi đi ra họ luôn dành một tình cảm yêu mến với nhà trường nơi mà họ đã có mộtthời gắn bó Vì vậy chúng tôi tổ chức vận động các thầy cô giáo đã từng giảng dạytại trường đóng góp một phần kinh phí cho quỹ coi như tấm lòng tri ân đối với nơimà mình yêu quý, đồng thời tăng thêm sự gắn kết giữa những thầy cô đi xa với nhàtrường, các giáo viên ở lại và các thế hệ học sinh của nhà trường Qua thực tếchứng minh nhiều thầy cô tích cực trong việc ủng hộ quỹ.
2.2.3 Vận động các doanh nhân trong huyện.
Căn cứ vào mối quan hệ của nhà trường với các doanh nghiệp, doanh nhântrong huyện nhà trường đã tiến hành việc vận động các nhà hảo tâm, các doanhnghiệp, doanh nhân trong huyện tham gia vào việc xây dựng quy khuyến học Đểviệc vận động các doanh nghiệp, doanh nhân đạt hiệu quả qua kinh nghiệm đã tổchức chúng tôi nhận thấy cần làm tốt các việc sau đây:
- Chọn thời điểm vận động: Là việc vô cùng quan trọng nhất là trong bốicảnh nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn Đốivới những doanh nghiệp làm ăn tốt thì việc lựa chọn thời điểm vận động cũng vôcùng quan trọng vì chỉ khi có sẵn tiền các doanh nhân mới có thể hào phóng trongviệc đóng góp ủng hộ quý Qua thực tế đã triển khai chúng tôi thấy rằng thời điểmvận động tốt nhất đối với các doanh nghiệp là khoảng tháng 9, tháng 10 hàng nămtại thời điểm này đa số các doanh nghiệp không còn phải tập trung kinh phí choviệc triển khai các dự án, đồng thời nguồn thu về cũng đang dồi dào do các côngtrình đang đến thời điểm được thanh toán, mặt khác tháng 10 hàng năm là thángkhuyến học Nếu vận động vào thời điểm đầu năm hoặc cuối năm sẽ khó khăn hơnnhiều.
- Tổ chức gặp trao đổi: Để việc gặp trao đổi với các doanh nghiệp cần bố trínhững người có uy tín trong nhà trường và phải có mối quan hệ tốt với các doanhnhân tiến hành gặp gỡ và trao đổi trước mục đích, nội dung, phương thức hoạtđộng của quỹ để các doanh nhân biết và ủng hộ về mặt quan điểm Trong trườnghợp cán bộ giáo viên nhà trường uy tín chưa cao, cần thiết thì phải nhờ nhữngngười có uy tín khác có mối quan hệ với nhà trường Thực tế chứng minh rằng nếu
Trang 10sử dụng các doanh nhân để tuyên truyền vận động các doanh nhân khác ủng hộquỹ, kết quả thu được thường cao hơn so với cử giáo viên nhà trường trực tiếp đivận động.
- Tiến hành gặp mặt các nhà hảo tâm: Nhất thiết phải tổ chức gặp mặt cácnhà hảo tâm xây dựng quỹ thành các đợt trong việc tổ chức vận động Thôngthường các doanh nghiệp trong địa bàn huyện và các huyện lân cận thường là biếtnhau vì vậy khi nhà trường tổ chức buổi gặp mặt các nhà hảo tâm trong cùng mộtđịa bàn để thực hiện nội dung vận động thì đánh đúng vào tâm lí của các doanhnghiệp nên việc vận động sẽ đem lại hiệu quả cao Đồng thời buổi gặp mặt cũnggiống như một hoạt động tôn vinh những người đóng góp cho quỹ, và là một hìnhthức ghi nhận của nhà trường đối với việc đóng góp xây dựng quỹ của các nhà hảotâm Nội dung buổi gặp mặt nên ngắn gọn nhưng không được làm đơn giản Nhấtthiết phải có đầy đủ các đại diện của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đạidiện giáo viên và học sinh Nếu có điều kiện mời đại diện lãnh đạo huyện và hộikhuyến học cùng tham dự chứng kiến Thời gian buổi gặp mặt nên khoảng 2,5tiếng Chương trình buổi gặp mặt thường thực hiện như sau: Tuyên bố lí do giớithiệu đại biểu; Nêu mục đích, chương trình, kế hoạch hoạt động của quỹ; Giớithiệu đại biểu phát biểu ý kiến (đại diện các nhà tài trợ, lãnh đạo huyện, nhàtrường, học sinh); tiến hành quyên góp ghi sổ vàng; kết thúc buổi vận động gặpmặt giao lưu Trong 2 năm học nhà trường đã tiến hành 2 buổi gặp mặt theo hìnhthức trên đây và đem lại hiệu quả tương đối cao: Năm 2011 vận động được trên 40triệu, năm 2012 vận động được 58 triệu.
2.2.4 Vận động các doanh nhân ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Do các doanh nhân ngoài huyện và ngoài tỉnh không ở cùng địa bàn nên việcvận động đóng góp cho quỹ thường áp dụng với những doanh nhân xuất phát từđịa phương đi ra có mối quan hệ với nhà trường thông qua các hình thức: Là ngườiquen của cán bộ giáo viên trong trường, là những người địa phương đã thành đạttrên các miền đất nước có nguyện vọng đóng góp cho quê hương, là con cháuthuộc dòng họ nguyễn có quan hệ huyết thống với doanh nhân Nguyễn Hoàng.Việc vận động đối với các doanh nhân này có điểm chung giống với việc vận độngcác doanh nhân trên địa bàn huyện ở chỗ chủ yếu dựa vào mối quan hệ của nhàtrường hoặc các thầy cô giáo trong nhà trường với các doanh nhân Như vậy thôngthường khi tiếp xúc với các doanh nhân nhà trường thường có lãnh đạo nhà trườngvà cán bộ giáo viên người có mối quan hệ mật thiết với doanh nhân thực hiện.Đồng thời trước đó đã thực hiện việc thông tin đầy đủ các nội dung của quỹ đểdoanh nhân được biết, đặt lịch hẹn gặp, gặp gỡ trao đổi, vận động đóng quỹ Docác doanh nghiệp ngoài huyện, ngoài tỉnh thường không thể tham dự được vớibuổi gặp mặt do nhà trường tổ chức, mà thường việc đi lại cũng gặp khó khăn vìvậy công tác thông tin trước nội dung chương trình và kế hoạch để các doanh nhân
Trang 11có sự chuẩn bị đến khi gặp là có thể thực hiện việc vận động có kết quả ngay, đồngthời việc vận động cũng phải khéo léo hơn mới đạt hiệu quả cao.
2.2.5 Vận động phụ huynh có học sinh học tại trường.
Trong số các phụ huynh có con học tại trường nhiều bậc phụ huynh có điềukiện kinh tế khá giả và họ cũng có mong muốn đóng góp một phần kinh tế chăm locho nhà trường nơi có con em học tập nhằm mục đích gắn kết giữa gia đình và nhàtrường trong giáo dục con cái họ đồng thời tạo điều kiện môi trường giáo dục tốthơn cho các cháu Bản thân phụ huynh có con em học tại trường được kết nạp vàohội phụ huynh và hội khuyến học nhà trường nên việc kêu gọi vận động đối vớiđối tượng này cũng có phần dễ dàng hơn so với các đối tượng khác Tuy nhiênthực tế ở địa bàn Hà Trung là địa bàn thuần nông, công nghiệp và dịch vụ chưaphát triển nhiều nên phụ huynh có con em học tại trường THPT Nguyễn Hoàng đasố làm nông nghiệp, ít có điều kiện kinh tế để tham gia đóng góp trong 2 năm vừaqua chúng tôi chưa thực hiện vận động với đối tượng này Nhưng đây cũng lànhóm đối tượng có tiềm năng nếu là ở các trường đóng trên khu các khu vực kinhtế phát triển.
2.2.6 Vận động cựu học sinh.
Học sinh sau khi tốt nghiệp ra đời thường các em có tâm lí nhớ về máitrường, thầy cô nơi các em đã học tập, trưởng thành Trong các nhà trường phổthông thì bậc trung học phổ thông là bậc học gắn bó nhiều nhất tới các em sau này.Trong số các học sinh đã thành danh nhiều em có nguyện vọng đóng góp cho nhàtrường và góp phần làm cho nhà trường ngày càng lớn mạnh Vậy với các trườngTHPT có bề dày từ 30 năm trở lên thì nguồn vận động của cựu học sinh là mộtnguồn đóng góp vô cùng to lớn nếu các nhà trường biết tổ chức vận động hợp lí.Qua việc các nhà trường tổ chức kỉ niệm thành lập trường cho thấy các khóa cựuhọc sinh thường đóng góp một nguồn quỹ dồi dào cho nhà trường để thực hiệnnhiệm vụ tổ chức kỉ niệm Ở trường THPT Nguyễn Hoàng mặc dù mới được thànhlập hơn 10 năm, khóa đầu tiên của học sinh mới tốt nghiệp THPT được 8-9 năm vàtốt nghiệp đại học được 4 đến 5 năm đa số đang bắt đầu lập nghiệp tuy nhiên khithăm dò chúng tôi thấy các em cũng có tinh thần rất cao và sẵn sàng ủng hộ nhiệttình cho hoạt động khuyến học của quỹ Tuy nhiên nhà trường chưa tổ chức vậnđộng tới nhóm đối tượng này trong các năm tiếp theo chúng tôi sẽ quan tâm vậnđộng đối với cựu học sinh để làm tăng nguồn đóng góp cho quỹ.
3 Quản lí và sử dụng quỹ.
3.1 Quản lí quỹ.
Để việc quản lí quỹ đi vào nề nếp nhất thiết phải xây dựng quy chế hoạt độngtrong đó có phần quản lí và sử dụng quỹ một cách minh bạch Trong việc xây dựngquy chế hoạt động quỹ “Nâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn
Trang 12Hoàng”, nhà trường đã thống nhất tổ chức mô hình hoạt động quỹ theo phươngthức bảo toàn vốn Nghĩa là quỹ được sử dụng để sinh lời và chỉ dùng phần lợinhuận phát sinh từ quỹ vào hoạt động trao học bổng, hoặc khen thưởng cho cánnhân đạt thành tích xuất sắc Phần gốc của quỹ vẫn được bảo toàn và như vậy nếucác năm tiếp theo tiếp tục vận động quyên góp cho quỹ sẽ làm cho quỹ ngày cànglớn, lợi nhuận của năm sau ngày càng nhiều Trong kế hoạch xây dựng phát triểnquỹ từ khi thành lập đến năm học 2015-2016 mỗi năm sẽ vận động bổ sung chonguồn quỹ 100 triệu đồng Năm học đầu tiên đạt 120 triệu đồng, năm học thứ 2 đạt200 triệu đồng Dự kiến các năm tiếp theo sẽ hoàn thành theo kế hoạch được giao.Trong 2 năm học vừa qua nhà trường quản lí quỹ theo phương thức gửi vào ngânhàng để phát sinh lợi nhuận từ nguồn lãi Hình thức này tuy được lợi nhuận khôngcao nhưng bảo đảm được nguồn vốn, ít rủi ro hơn so với các hình thức khác Đồngthời cũng dễ kiểm soát nguồn quỹ hơn.
3.2 Sử dụng quỹ.
Việc sử dụng quỹ là một trong những nội dung cốt lõi của việc xây dựng kếhoạch, quy chế hoạt động của quỹ Đây là nội dung quan trọng được nhà trườngbàn bạc tham khảo kĩ lưỡng Trước mắt do nguồn quỹ vốn đang còn hạn chế lợinhuận phát sinh từ quỹ chưa nhiều nên trong 2 năm học vừa qua nhà trường ưu tiêndành quỹ cho việc thưởng cho học sinh nghèo, học khá giỏi của nhà trường Đây làđối tượng đầu tiên mà quỹ hướng tới, sau này khi nguồn quỹ dồi dào sẽ mở rộngđối tượng trao học bổng đến các đối tượng khác, dự kiến như học sinh nghèo củanhà trường, học sinh của nhà trường thi đậu và học đại học vv….
IV Kết quả xây dựng và sử dụng quỹ.1 Kết quả xây dựng nguồn quỹ.
Tổng số nguồn quỹ xây dựng sau 2 năm hoạt động, đến thời điểm hiện tại làtrên 200 triệu đồng Khi phân tích nguồn quỹ chúng tôi nhận thấy các nội dung sauđây:
Tổng số lượt cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp cho quỹ trong 2 năm là: 67lượt; người đóng góp thấp nhất là 200.000 đồng, người đóng góp cao nhất là50.000.000 đồng, bình quân mỗi lượt đóng góp trên 3.100.000đ
Số lượng từng đối tượng vận động quỹ và tổng số người đóng góp cho quỹđược thể hiện trong bảng dưới đây:
BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LƯỢNG ĐÓNG GÓP QUỸTRONG 2 NĂM HỌC 2011-2012 VÀ 2012-2013.Nhóm đối tượng
đóng góp
Số lượtngườitham gia
Số ngườitham giahơn 1 lần
Tổng số tiềnđóng góp
Số tiền bìnhquân/ lượtđóng góp
Ghichú
Trang 13Giáo viên nhàtrường
Các tổ chức trongnhà trường
Doanh nhân trong huyện
Doanh nhân trong tỉnh
2 Kết quả hoạt động của quỹ.
Việc quản lí và sinh lời từ quỹ vốn: Sau khi vận động được nguồn quỹ nhàtrường tiến hành gửi tiết kiệm có kì hạn vào ngân hàng để tạo ra lợi nhuận từ quỹvốn Vì việc vận động thực hiện trong các dịp khác nhau trong năm nên việc gửiquỹ vốn được thực hiện làm nhiều lần trong suốt 2 năm vừa qua tổng số tiền lãiphát sinh của các lần gửi tiền quỹ vào ngân hàng đến thời điểm tháng 5 năm 2012là 12.000.000 đồng Trong năm học 2012-2013 đến tháng 5 tổng số tiền lãi thuđược là 16.000.000 đồng.
Căn cứ trên kết quả tạo ra lợi nhuận nhà trường đã tiến hành 3 lần trao họcbổng cho học sinh vào dịp tổng kết năm học 2011-2012, khai giảng năm học 2012-2013 và tổng kết năm học 2012-2013 Đã có 40 lượt học sinh được nhận học bổngmỗi xuất 500.000đ, tổng số tiền đã trao là: 20.000.000đ
Trang 143 Tác dụng của quỹ tới phong trào học tập của nhà trường.
Qua 2 năm hoạt động quỹ khuyến học “Nâng cánh ước mơ học sinh trườngTHPT Nguyễn Hoàng” đã tạo được niềm tin trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, họcsinh và trong cộng đồng dân cư Việc tổ chức tuyên truyền quyên góp quỹ, việckhen thưởng cho học sinh nghèo học khá giỏi đã tạo động lực cho nhiều học sinhcủa nhà trường cố gắng vươn lên vượt khó khăn trong cuộc sống để học tập Hoạtđộng của quỹ đã tạo động lực cán bộ giáo viên, học sinh của nhà trường khôngngừng cố gắng vươn lên.
Các học sinh được nhận học bổng hoặc đang phấn đấu để được học bổng đềucó những tình cảm gắn bó với nhà trường và có mong muốn cố gắng nhiều hơn đểđáp lại sự giúp đỡ của mọi người
Phong trào học tập của nhà trường có nhiều khởi sắc, sự cố gắng của tập thểnhà trường đã được cộng đồng dân cư địa phương ghi nhận
C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1 Một số kinh nghiệm sau 2 năm tổ chức hoạt động:
Để hoạt động vận động và sử dụng quỹ khuyến học nói chung, quỹ khuyếnhọc nâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng nói riêng đạt hiệuquả cần làm tốt các vấn đề sau:
Một là: Có sự đoàn kết thống nhất cao trong Cấp ủy, Chi bộ, Ban giám hiệuvà toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường trong việc tổ chức xây dựng và hoạt độngcủa quỹ.
Hai là: Tranh thủ tối đa sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp trên đặc biệt là cấpủy, chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội khuyến học Tỉnh,Huyện.
Ba là: Xây dựng được kế hoạch vận động, sử dụng quỹ, vừa chi tiết cho hàngnăm vừa có tính dài hơi trong cả giai đoạn Đồng thời phải xây dựng được quy chếhoạt động một cách khoa học làm cơ sở cho việc thực hiện trong các năm.
Bốn là: Cử những thầy cô giáo có uy tín tham gia vào việc tổ chức vận độngđể xây dựng nguồn quỹ vốn, thông thường phải là các thầy cô đã có nhiều nămgiảng dạy, có uy tín với phụ huynh và học sinh.
Năm là: Quản lí quỹ phải khoa học vừa bảo đảm bảo toàn được vốn, đồngthời tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể, làm kinh phí khen thưởng hàng năm.
Trang 15Sáu là: Việc lựa chọn các cá nhân để nhận học bổng và phần thưởng của quỹphải khoa học, công tâm, chính xác tạo ra động lực thúc đẩy phong trào thi đua“Hai tốt” trong nhà trường Đồng thời phải phối hợp các nhà hảo tâm tham giađóng góp quỹ trong việc trao thưởng cho học sinh, giáo viên để họ thấy được tácdụng của quỹ.
2 Kết luận và đề xuất.
Việc xây dựng quỹ khuyến học “Nâng cánh ước mơ học sinh trường THPTNguyễn Hoàng” là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay nên nhậnđược sự ủng hộ của các thầy cô giáo, các em học sinh và các doanh nhân trong vàngoài huyện Kết quả 2 năm xây dựng quỹ đã bước đầu chứng minh tác dụng to lớncủa việc xây dựng quỹ, làm cho phong trào khuyến học, khuyến tài của nhà trườngngày càng đi vào thế ổn định và phát triển.
Trong khoản thời gian 2 năm hoạt động tuy thời gian chưa nhiều nhưng cũngđã khẳng định đây là một hướng đi đúng trong việc xã hội hóa giáo dục, chăm locho sự nghiệp trồng người Với những kinh nghiệm bước đầu như trên cần tiếp tụccó những nghiên cứu về các giải pháp để hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả.
Mô hình hoạt động của quỹ có thể đem áp dụng ở các trường khác trongcùng địa bàn và trong các địa bàn khác nhau chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơnvới các cách làm sáng tạo hơn.
Mặc dù đã tập trung công sức, trí tuệ của tập thể nhưng cách làm của Hộikhuyến học trường THPT Nguyễn Hoàng không khỏi có những hạn chế thiếu sótrất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô có kinh nghiệm để snhàtrường tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong thờigian tới.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinhnghiệm do tôi tự viết.
Hà Trung, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Người viết
Nguyễn Văn Xuân
Trang 16CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÀ TRUNG
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26 tháng 11 năm 2003
Căn cứ nghị quyết 05/2005 /NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ”về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao”.
Căn cứ quyết định 3719/2007/QĐ-UBND ngày 23-10-2007 của UBND tỉnh ThanhHoá phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài Thanh hoá giai đoạn 2007-2015 phục vụ nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập”.
Theo đề nghị của Hội khuyến học Huyện Hà Trung tại công văn số: /CV-HKH ngày về việc ban hành bản “Quy chế hoạt động và sử dụng Quỹ Khuyến học NguyễnHoàng” tại trường THPT Nguyễn Hoàng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Thành lập “Quỹ Khuyến học Nguyễn Hoàng” tại trường THPT Nguyễn
Hoàng và ban hành Quy chế hoạt động và sử dụng “Quỹ Khuyến học Nguyễn Hoàng” kèm theo quyết định này.
Điều 2 Giao Hội Khuyến học trường THPT Nguyễn Hoàng trực tiếp quản lý Quỹ
và phối hợp với Phòng Giáo dục huyện, các phòng ban liên quan tổ chức thực hiện, hàng năm báo cáo UBND huyện về kết quả thực hiện.
Điều 3 Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND huyện, Trưởng các phòng, ban, ngành liên quan,Chủ tịchHội khuyến học Huyện, Chủ tịch Hội Khuyến học trường THPT Nguyễn Hoàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
-TTrHU,HĐND,UBND,UBMTTQ huyện
Trang 17-VP HU,HĐND,UBND huyện- Như điều 3
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG QUĨ KHUYẾN HỌC
"NÂNG CÁCH ƯỚC MƠ HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG",HAY “QUĨ KHUYẾN HỌC NGUYỄN HOÀNG”
Căn cứ Điều lệ của Hội khuyến học Việt Nam và các Quy định của Hội khuyếnhọc tỉnh Thanh Hoá.
Hội khuyến học trường THPT Nguyễn Hoàng ban hành Quy chế hoạt động Quỹ
khuyến học“Nâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng”, gọi tắt là ” Quỹ
khuyến học Nguyễn Hoàng” như sau.
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1 Tổ chức:
Quỹ Khuyến học Nguyễn Hoàng là tổ chức tự nguyện của trường THPT NguyễnHoàng do cán bộ, giáo viên, nhân viên, cựu học sinh,phụ huynh học sinh các tổ chức, cácdoanh nghiệp, các nhà hảo tâm và các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam có mong muốn đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng việc bồidưỡng nhân tài: là học sinh, giáo viên, nhân viên, hỗ trợ một phần kinh phí cho học sinhnghèo vượt khó học giỏi, nạn nhân chất độc da cam vươn lên học khá, giỏi; học sinh hoàncảnh đặc biệt khó khăn.
Trang 18của mình Qua đó khơi dậy niềm tự hào về truyền thống hiếu học của quê hương HàTrung, của các lớp học sinh, của nhà trường
+ Động viên, khuyến khích các tài năng trẻ của nhà trường trong việc học tập nângcao trình độ và kiến thức.
+ Khen thưởng học sinh khá, giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp cụm trường, cấptỉnh, cấp Quốc gia, học sinh đỗ Đại học, đỗ tốt nghiệp loại giỏi, học sinh đạt thành tíchcao trong các hoạt động như: Văn nghệ, thể thao ,Công tác Đoàn, Hội
+ Khen thưởng cán bộ, giáo viên có nhiều học sinh giỏi các cấp, Giáo viên dạy giỏicấp tỉnh, Giáo viên giỏi cấp tỉnh, Giáo viên giỏi cấp quốc gia, Chủ nhiệm giỏi, cán bộ,giáo viên có những giải pháp khoa học tốt đưa chất lượng giáo dục nhà trường có bướctiến nhảy vọt, khen thưởng các thầy giáo, cô giáo, nhân viên vượt khó khăn đạt được cáchọc vị Thạc sĩ, Tiến sĩ.
+ Hỗ trợ một phần chi phí, phương tiện học tập cho việc ôn tập và tổ chức thi, dựthi học sinh giỏi cấp cụm trường ,cấp tỉnh, cấp quốc gia
+ Hỗ trợ kinh phí cho một số học sinh chăm ngoan, có thành tích học tập khá, giỏinhưng có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn: mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, họcsinh thuộc hộ nghèo.
+ Hỗ trợ học sinh giỏi cấp THCS để tạo nguồn tuyển sinh lớp 10.
+ Thu thập và cung cấp thông tin phục vụ việc học tập, nghiên cứu và làm việc saukhi tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp Đại học
Điều 3 Nguyên tắc:
+ Việc tham gia Quỹ hoàn toàn tự nguyện, mọi thành viên tham gia Quỹ đều đượcghi nhận vào sổ vàng truyền thống của Nhà trường, đăng tải trên trang Website của nhàtrường và đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần
+ Việc sử dụng Quỹ phải có tác dụng thiết thực, tránh phô trương hình thức hoặclàm theo phong trào, phù hợp các quy định pháp luật và truyền thống văn hóa Việt Nam
+Việc hỗ trợ, khen thưởng phải đúng người, đúng đối tượng và có tác dụng độngviên chung.
Trang 19+Việc sử dụng Quỹ phải công khai, minh bạch và khoa học, không để lãng phí,thất thoát hoặc lạm dụng cho mục đích khác
Điều 4 Hình thức xây dựng Quỹ: Quỹ được xây dựng từ các nguồn sau:
+ Đóng góp bảo toàn vốn: Các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân, gia đình đóng
góp một khoản tiền vào quỹ rồi gửi ngân hàng để sinh lời và chỉ lấy phần lãi cho hoạtđộng của quỹ, phần tiền gốc vẫn được bảo toàn Mức chung từ 1 triệu đồng trở lên.
+ Đóng góp không hoàn lại: - Các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân, các gia
đình có điều kiện kinh tế hoặc có khoản thu đột xuất tự nguyện đóng góp một khoản tiềncho Quỹ Mức đóng góp không phân biệt nhiều ít.
- Đóng góp thường xuyên hàng năm của phụ huynh học sinh nhà trường.- Các nguồn khác (nếu có)
- Ủng hộ các hiện vật, phương tiện phục vụ cho việc học tập như sách vở, tài liệu,đồ dùng học tập, máy tính (cũ, mới)
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC - KHUYẾN TÀI CỦA QUỸ Điều 5 Khen thưởng, tuyên dương, động viên các học sinh, giáo viên , nhânviên có thành tích học tập, công tác.
a- Tiêu chuẩn để được khen thưởng:
+ Là học sinh đang học tại trường hoặc là đối tượng sẽ vào học tại trường THPTNguyễn Hoàng sau khi tốt nghiệp THCS.
+ Kết quả học tập loại khá, giỏi, là học sinh giỏi các môn từ cấp huyện trở lên, cáccán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Hội có thành tích xuất sắc, các học sinh được các giải thưởng“Hoa Trạng nguyên, “Lí Tự Trọng” vv
+ Các em học sinh thi đỗ Đại học
+ Các cán bộ, giáo viên, nhân viên có học sinh giỏi cấp cụm trường, cấp tỉnh, cấpquốc gia (Bao gồm cả văn hoá -Văn nghệ -TDTT), Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Giáo viêngiỏi cấp tỉnh, Giáo viên giỏi cấp quốc gia, Chủ nhiệm giỏi, cán bộ, giáo viên có nhữnggiải pháp khoa học tốt đưa chất lượng giáo dục nhà trường có bước tiến nhảy vọt, khenthưởng các thầy giáo, cô giáo, nhân viên vượt khó khăn đạt được các học vị Thạc sĩ, Tiếnsĩ.
Trang 20- Hình thức:
+ Đối với học sinh:
Tặng Giấy chứng nhận và tiền thưởng Mức thưởng như sau: + Học sinh tiên tiến: 50.000đ/HK1; 100.000đ/cả năm.
+ Học sinh giỏi toàn diện: 100.000đ/HK1; 200.000đ/cả năm.
+ Học sinh giỏi cấp cụm, cấp tỉnh: giải nhất 500.000đ; giải nhì 400.000đ; giải ba:300.000đ; giải khuyến khích: 200.000đ
+ Học sinh giỏi cấp khu vực hoặc Quốc gia: giải nhất 3.000.000đ; giải nhì2.000.000đ; giải ba: 1.500.000đ; giải khuyến khích: 1.000.000đ
+ Các môn TDTT-VN: Tuỳ từng tính chất cuộc thi, số lượng học sinh dự thi sẽthưởng - Cấp huyện: Thấp nhất 50.000đ/giải, cao nhất 200.000đ/giải;
- Cấp tỉnh thấp nhất 100.000đ/ giải, cao nhất 400.000đ/ giải
- Cấp cụm, khu vực hoặc quốc gia: thấp nhất 500.000/ giải, cao nhất 1.500.000đ/giải
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Giáo viên giỏi cấp tỉnh, Giáo viên giỏi cấp quốc gia,Chủ nhiệm giỏi, cán bộ, giáo viên có SKKN cấp tỉnh thưởng như quyết định của Tỉnh.
- Giáo viên, nhân viên có học sinh giỏi cấp cụm trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia(Bao gồm cả văn hoá -Văn nghệ -TDTT) mức thưởng bằng tổng các giải thưởng của họcsinh mà giáo viên đó dạy đạt giải.
- Tuyên dương và thưởng cho giáo viên xuất sắc nhất năm học và cán bộ giáo viêncó thành tích đột xuất.
Điều 6 Hỗ trợ những trường hợp khó khăn trong học tập
a + Đối tượng là các học sinh học từ khá, giỏi trở lên, đạo đức tốt và gia đìnhthuộc diện hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng thầy giáo, cô giáo, nhân viên vượt khó khăn đạt được các học vị Thạcsĩ, Tiến sĩ.
b Hình thức hỗ trợ:
+ Một số phương tiện phục vụ học tập (dụng cụ, sách vở, máy tính )
Trang 21b Thông tin về các các sinh viên cao đẳng, đại học đã tốt nghiệp cần tìm việc làmđể các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tư vấn giúp đỡ hoặc tiếp nhậnlàm việc.
c Tổ chức một số hoạt động tư vấn hoặc đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh nhàtrường.
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CỦA QUỸĐiều 8 Hội đồng Quỹ
a Thành phần: gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng ban đại diện Hội cha
mẹ học sinh, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ -Trưởngchi hội khuyến học của trường, một số thanh viên có mức đóng góp từ 20 triệu đồng trởlên (loại bảo toàn vốn) và từ 10 triệu đồng trở lên (loại đóng góp không hoàn lại hoặchiện vật tương đương), kế toán, thủ quĩ ( Không quá 10 người)
b Nhiệm vụ Hội đồng Quỹ:
- Tổ chức vận động phát triển quỹ.
-Nắm bắt và cho ý kiến về hoạt động của Quỹ thông qua phương tiện thông tinhoặc tổ chức họp 1 đến 2 lần/năm
c Thường trực Hội đồng Quỹ:
+ Thành phần do Hội đồng Quỹ bầu chọn và đề cử của các thành viên Hộiđồng, gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và các ủy viên (trong đó có 1 uỷ viên kiêm thư ký).
Thường trực Hội đồng quỹ được đề cử vào đầu mỗi năm học + Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng Quỹ:
Trang 22- Tuyên truyền, vận động xây dựng và trực tiếp quản lý Quỹ.
- Thu thập thông tin, lập danh sách và đề xuất hình thức khen thưởng, mức hỗ trợvới Hội đồng.
-Tổ chức thực hiện các công việc quy định tại chương 2 - Báo cáo kết quả và đề xuất cải tiến hoạt động của quĩ
Điều 9 Ban kiểm sát:
a Thành phần: gồm 3 người do Hội đồng quĩ đề cử
b Nhiệm vụ: Xem xét, kiểm tra, giám sát sổ sách tài chính và hiệu quả các hoạt
động của Ban điều hành để báo cáo với Hội đồng quĩ và công khai tài chính trên trangWebsite của nhà trường.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸĐiều 10 Tiếp nhận kinh phí xây dựng Quỹ
+ Ban Điều hành đăng ký 1 tài khoản có 2 người đứng tên, một người là Chủ tịchHội đồng Quỹ và một người là Trưởng ban điều hành Quỹ Việc rút tiền phục vụ hoạtđộng khuyến học - khuyến tài phải có chữ ký cả hai người.
+ Các cá nhân, gia đình gửi tiền đóng góp vào Quỹ có thể trực tiếp chuyển vào tàikhoản Quỹ (có biên lai nhận tiền của Ngân hàng) hoặc giao cho Kế toán Quỹ để gửi vàotài khoản Quỹ.
+ Tiếp nhận kinh phí xây dựng Quỹ: Sau khi tiền được gửi vào tài khoản, BanĐiều hành Quỹ sẽ cấp Giấy biên nhận trong đó ghi rõ số tiền, hình thức đóng góp.
Điều 11 Các thành viên tham gia xây dựng Quỹ
+ Các cá nhân, tập thể tham gia đóng góp vào quỹ sẽ trở thành thành viên của Quỹ,được cung cấp thông tin và góp ý về hoạt động của Quỹ.
Trang 23+ Việc giao nhận tiền, hiện vật đóng góp cho Quỹ được thực hiện đảm bảo nguyêntắc tài chính chung và thường xuyên cập nhật danh sách đưa lên website
Điều 12: Sử dụng và bảo tồn Quỹ
+ Ban điều hành Quỹ được sử dụng phần tiền lãi (đối với trường hợp bảo toàn vốn)và tiền gốc và lãi (loại đóng góp không hoàn lại) hoặc hiện vật tương đương của Quỹ chocác hoạt động khuyến học, phần tiền gốc do mọi người đóng góp được bảo tồn để có thểduy trì hoạt động được lâu dài (Trừ trường hợp người tham gia xây dựng Quỹ có chỉ địnhsử dụng tiền không hoàn lại vào việc cụ thể)
+ Ngoài tiền lãi ngân hàng, nguồn vốn của Quỹ sẽ được phát triển bằng cách vậnđộng các nhà hảo tâm, các tổ chức,các doanh nghiệp tình nguyện sử dụng quỹ làm vốnkinh doanh, sản xuất hoặc tìm chọn các cơ hội đầu tư để quỹ sinh lời cao hơn mức gửi ngân hàng (có cơ chế đảm bảo an toàn)
+ Việc sử dụng tiền sinh lời vào hoạt động khuyến học do Ban Điều hành Quỹ tổchức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khuyến học và Hội đồng nhà trường
+ Phát triển quỹ: Hàng năm nhà trường, Hội khuyến học và các tổ chức trong nhàtrường vận động các thầy giáo, cô giáo, phụ huynh học sinh, các tổ chức, các doanhnghiệp và các nhà hảo tâm tiếp tục tài trợ để phát triển quỹ.
Điều 13: Điều kiện và thủ tục xét khen thưởng và hỗ trợ
a Điều kiện khen thưởng:
+ Các đối tượng như quy định tại Điều 5.
+ Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân hoặc của tập thể kèm theo bản sao các tàiliệu chứng minh các thành tích đã nêu như quy định tại điều 5.
b Điều kiện hỗ trợ
+ Đối tượng như quy định tại điều 6
+ Người có nhu cầu được hỗ trợ phải có đơn đề nghị của đại diện gia đình và xácnhận của địa phương đồng thời phải có bản sao tài liệu chứng minh đủ điều kiện như quyđịnh tại điều 6.
c Thủ tục xét thưởng và hỗ trợ
Trang 24+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng hoặc hỗ trợ, Ban Điều hành Quỹ sẽxem xét, kiểm tra thông tin và lập danh sách dự kiến hình thức, mức khen thưởng, hỗ trợđối với từng trường hợp để báo cáo Thường trực Hội đồng Quỹ và thông báo công khaitrên website của nhà trường.
+ Danh sách khen thưởng, hỗ trợ chính thức phải được Thường trực Hội đồng Quỹ thông qua và thông báo trên website
Điều 14 Thực hiện việc khen thưởng và hỗ trợ
a Việc khen thưởng
+ Chủ trì việc trao thưởng: Thường trực Hội đồng Quỹ và một số khách do BanĐiều hành Quỹ đề xuất và thường trực Hội đồng Quỹ mời.
+ Thời gian,địa điểm trao thưởng: Thường trực Hội đồng Quỹ sẽ tổ chức traothưởng tập trung tại một số thời điểm phù hợp với đặc điểm hoạt động của Nhà trườngnhư : Lễ khai giảng, kết thúc thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp tỉnh, sơ kết học kì I, tổngkết năm học.
b Việc hỗ trợ.
+ Việc hỗ trợ khuyến học có thể tổ chức chung với việc khen thưởng hoặc Banđiều hành Quỹ chuyển giao trực tiếp cho các đối tượng cần hỗ trợ tùy theo điều kiện hoàncảnh cụ thể và có cơ chế biên nhận minh bạch.
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆNĐiều 15 Hiệu lực của Quy chế.
+ Quy chế này có hiệu lực sau khi Hội đồng nhà trường, Ban đại diện cha mẹ họcsinh thông qua và được phê duyệt.
+ Trong quá trình thực hiện hàng năm nếu có vấn đề chưa phù hợp sẽ tiếp tục bổsung, sửa đổi Quy chế để phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất.
CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC
Trang 25
Th.S Nguyễn Thiên Lãng
Trang 26SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: / KH-NH
Về việc đề nghị ủng hộ quỹ Hà Trung, ngày 08 tháng 8 năm 2012.
khuyến học Nguyễn Hoàng năm 2012.
Kính gửi : Ông Hoàng Chí Minh – Giám đốc công ty Mạnh Phú
Trường THPT Nguyễn Hoàng mà tiền thân là trường THPT Bán công Hà Trung,huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá được thành lập từ năm 2001
Trong những năm qua, Hội Khuyến học nhà trường đã được các nhà hảo tâm, cácdoanh nghiệp, doanh nhân tạo điều kiện xây dựng nguồn quỹ khuyến học để trao họcbổng cho học sinh nghèo học khá, giỏi nên đã góp sức, góp phần giúp đỡ hàng trăm emhọc sinh thuộc hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt qua những khókhăn thiếu thốn vươn lên trong học tập để có điều kiện lập thân, lập nghiệp và thoát nghèobền vững, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo.
Tấm lòng nhân ái và đầy tình nghĩa đó là hành động thiết thực, cụ thể trong việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để “… Đồng bào ta ai cũng có cơmăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, nhằm đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho sự nghiệpcách mạng vì “sự nghiệp trăm năm trồng người”
Để phát triển nguồn quỹ và tiếp tục giúp đỡ cho các cháu học sinh nghèo có thểhọc tập liên tục, không phải bỏ học Ban Giám hiệu và Hội Khuyến học nhà trường kínhđề nghị Quý Ông và Công Ty tạo điều kiện hỗ trợ Nhà trường và Hội Khuyến học xây
dựng quỹ học bổng: “Nâng cánh ước mơ học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng”
Hội Khuyến học nhà trường mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ và ủng hộ củaÔng
trong tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2012 Nếu công ty có kế hoạch trao học bổng trực tiếpcho học sinh thì đề nghị thông báo cho nhà trường được biết để Hội Khuyến học nhàtrường cung cấp danh sách học sinh nghèo học khá, giỏi và phối hợp tổ chức trao tại nhàtrường.
Trang 27Thay mặt cho các hộ nghèo, học sinh sắp tới được nhận học bổng của Ông và quýCông ty xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
Xin chúc Ông mạnh khoẻ hạnh phúc, thành đạt Chúc Công ty tiếp tục phát triển.
Nơi nhận: T.M HỘI KHUYẾN HỌC
-Như kính gửi HIỆU TRƯỞNG-Lưu VP
Ghi chú:
- Tài khoản quỹ Khuyến học số: 3506201005212
Ngân hàng NN và PTnông thôn Việt Nam, Chi nhánh huyện Hà Trung,
- Điện thoại liên hệ : 0373.786 886 hoặc 0912.605930, 0913269271.
Trang 28DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ỦNG HỘ
QUỸ KHUYẾN HỌC NÂNG CÁNH ƯỚC MƠ HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
Ngày ủng hộ
2 Chu Hồng KhanhCông ty XLVT Phục Hưng Bỉm Sơn5000000 21/9/2011
4 Mai Ngọc SơnCông ty Bảo Long thị xã Tam Điệp5000000 21/9/2011
7 Đỗ Cao ThắngGiáo viên trường THPT Nguyễn Hoàng2000000 21/9/20118 Hoàng Quang HuySố 149 đường Trần Phú Bỉm Sơn3000000 21/9/2011
11 Tống Văn ThọNgân Hàng Quốc tế chi nhánh Bỉm Sơn3000000 21/9/2011
14 Nguyễn Văn XuânGV trường THPT Nguyễn Hoàng3000000 21/9/201115 Nguyễn Thiên LãngGV trường THPT Nguyễn Hoàng2000000 21/9/2011
18 Nguyễn Thị Phương AGV trường THPT Nguyễn Hoàng1000000 22/9/2011
23 Nguyễn Thị HiềnGV trường THPT Nguyễn Hoàng1000000 22/9/2011
25 Nguyễn Văn Trung, GV trường THPT Nguyễn Hoàng1000000 24/10/2011
27 Trần Thị Kim DungGV trường THPT Nguyễn Hoàng200000 24/10/2011
30 Nguyễn Thị HuyềnGV trường THPT Nguyễn Hoàng1000000 25/10/201131 Nguyễn Thị Thanh BìnhGV trường THPT Nguyễn Hoàng200000 6/11/2011
33 Trần Thị Hồng MinhGV trường THPT Nguyễn Hoàng2000006/11/201134 Nguyễn Quỳnh TâmGV trường THPT Nguyễn Hoàng400000 23/11/2011
40 Lê Thị Thanh ThủyGV trường THPT Nguyễn Hoàng400000 25/11/2011
42 Trần Thị Hồng TiếnGV trường THPT Nguyễn Hoàng500000 25/11/2011
Trang 2947 Lê Thị HuệGV trường THPT Nguyễn Hoàng200000 26/12/201148 Vũ Thị Thanh HươngGV trường THPT Nguyễn Hoàng200000 26/12/201149 Nguyễn Quốc ThanhHTX Cổ phần Đức Đạt Hà Nội50000000 26/12/201150 Nguyễn Hoàng Yến trường THPT Nguyễn Trãi TP Thanh Hóa2000000 27/02/2012
52 Công ty TNHH Hồng HưngHà Trung - Thanh Hóa10000000 22/8/2012
58 Mai Ngọc SơnCông ty Bảo Long thị xã Tam Điệp2000000 22/8/2012
62 Trần Minh ĐạoCông ty Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn1000000 22/8/2012
64 Doanh nghiệp Mai QuânTiểu khu 6 TT Hà Trung10000000 22/8/201265 Nguyễn Tất QuánCông ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn10000000 30/01/2013
67 Nguyễn Văn Trung, Giáo viên trường THPT Nguyễn Hoàng2500000 20/5/2013
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thành lập năm 2001.Trong những năm đầumới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, nhà trường mới có đủ phòng học chohọc sinh học một ca, các trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu, chưa có cácphòng thực hành, các phòng học bộ môn, các phòng chức năng, hệ thống tường rào,cổng trường v.v…Với loại hình là trường bán công nên sự đầu tư ngân sách củaNhà nước còn hạn chế, muốn xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của nhàtrường cần phải huy động nguồn lực từ xã hội Vì vậy cần phải thực hiện xã hội hoágiáo dục (XHHGD) để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
Tuy nhiên, huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả mộtvấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải biết cách thức tổchức các hoạt động như công tác tuyên truyền, tham mưu cho lãnh đạo các cấp, huyđộng được đông đảo lực lượng xã hội tham gia XHHGD.
Một mặt, do dân cư còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, một bộ phận phụhuynh học sinh chưa quan tâm đến học tập của con em, nhiều phụ huynh còn có tưtưởng khoán trắng con em cho nhà trường.
Vì vậy, để làm sao có biện pháp tuyên truyền huy động để không những chamẹ học sinh, mà các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để
Trang 30làm sao con em có môi trường học tập tốt, Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể địaphương quan tâm nhiều đến sự phát triển của nhà trường Từ những trăn trở ấy, bảnthân tôi và Ban giám hiệu nhà trường đã có cách làm để thu hút được các bậc chamẹ học sinh và các tổ chức xã hội cùng với nhà trường đẩy mạnh công tácXHHGD nhờ đó trong những năm qua cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm nhàtrường đã thay đổi làm cho nhà trường đã thực sự là trung tâm văn hóa của địaphương ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người Phần lớn các phụhuynh học sinh đều có chung quyết tâm đầu tư đóng góp để xây dựng cơ sở vậtchất, với mong muốn con em có môi trường học tập tốt hơn.
Qua nhiều năm làm công tác XHHGD tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi bản
thân tôi rút ra được: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xãhội hóa giáo dục ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI.Cơ sở lý luận của xã hội hóa giáo dục
XHHGD là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớpnhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.Ở nước ta, XHHGD cũng là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệpphát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân,do dân và vì dân Điều 12 Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xâydựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vaitrò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hìnhtrường và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức,cá nhân tham gia phát triển giáo dục Mọi tổ chức, gia đình và công dân có tráchnhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêugiáo dục., xây dựng môi trường Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xcũng nêu rõ: “ Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vìdân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xãhội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước” Nghị quyết 90-CP của Chính phủ ngày 21-8-1997 đã xác định khái niệmXHHGD như sau, đó là: là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân,của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục; là xây dựng cộng đồng tráchnhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanhnghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiệnmôi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục; là mở rộngcác nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xãhội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.
Như vậy XHHGD không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sựnghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Trang 31quản lý của nhà nước XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngânsách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mangtính chiến lược XHHGD nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, làmcho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáodục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổchức chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lựccủa mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục XHHGD còn nhằm đến mục tiêuxây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từngngười dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi
II Thực trạng công tác XHHGD ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi1 Thuận lợi
Trong những năm qua do ban giám hiệu nhà trường đã tích cực, chủ độngtrong công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền ngành GD và cấp chínhquyền, công tác XHHGD ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi đã được Sở GD&ĐTThanh Hoá, Thị Uỷ, UBND thị xã Sầm Sơn quan tâm chỉ đạo kịp thời, tạo điềukiện về hành lang pháp lý để nhà trường có cơ sở huy động nguồn lực đầu tư chosự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Công tác tuyên truyền, công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đìnhđược tiến hành thường xuyên và chặt chẽ nên phụ huynh học sinh quan tâm nhiềuhơn đến việc học tập của con em mình, quan tâm đến các hoạt động tổ chức dạy-học, từ đó ủng hộ các chủ trương về phát triển giáo dục của nhà trường.
Do làm tốt công tác XHHGD trong những năm qua nên cảnh quan nhàtrường ngày càng đẹp hơn, hàng năm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đượctăng cường bổ sung Đến nay cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cơ bản cho dạy vàhọc: có đủ phòng học 1 ca, có thư viện đạt chuẩn quốc gia, có phòng máy vi tínhdùng cho học sinh thực hành, máy chiếu Projector, phòng thực hành Lý- Côngnghệ, Hóa – Sinh…, Khuôn viên nhà trường rộng, thoáng mát, xanh và sạch Dãynhà hiệu bộ đủ các phòng lãnh đạo, hành chính, kế toán, phòng họp hội đồng giáodục …
2.Khó khăn
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi ( từ 2001 đến 2010) là loại hình trường báncông nên chất lượng đầu vào thấp, công tác nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệtlà chất lượng mũi nhọn gặp nhiều khó khăn Nhà trường đã có nhiều biện pháp đểnâng cao chất lượng giáo dục học sinh như tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích,các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm làm cho học sinh vui khi đếntrường góp phần tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
Trang 32Số lượng tuyển sinh hàng năm không cao (so với các trường đóng ở vùngđồng bằng) nên việc huy động lực lượng (phụ huynh học sinh) tham gia XHHGDkhông nhiều.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện củacon em mình, còn có tư tưởng phó mặc cho nhà trường
Những năm đầu mới thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn:gồm một dãy nhà 4 tầng có 24 phòng học và một dãy nhà 2 tầng có các phòng làmviệc của ban giám hiệu và bộ phận văn phòng; trang thiết bị dạy học thiếu nhiều,chưa có phòng học bộ môn, phòng thực hành, các phòng chức năng, sân chơi bãitập v v…Đến nay cơ sở vật chất tuy cơ bản đáp ứng cho dạy và học nhưng lại chưaxứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.Nhà trường còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà đa năng, phòng làm việc của cáctổ chuyên môn, các phòng thực hành đạt chuẩn Các thiết bị dạy học của nhàtrường đã hư hỏng nhiều, cần được bổ sung, thay thế, sửa chữa như các thiết bị dạyhọc môn lý, hoá, sinh, hệ thống máy tính.
Khuôn viên nhà trường đã khang trang hơn nhưng vẫn còn những khu đấttrống chưa được đưa vào xây dựng, tường rào phía nam đang tạm rào bằng tre dokhu vực này mới được giải toả nên nhìn toàn cảnh nhà trường chưa đẹp mắt, chưabền vững.
Để có được cơ sở vật chất như hiện nay, hàng năm lãnh đạo nhà trường đãchủ động xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác XHHGD và xin ý kiến Thị uỷ,UBND thị xã Sầm Sơn Được sự nhất trí của chính quyền địa phương và sự ủnghộ của hội cha mẹ học sinh, từ năm học 2002-2003 nhà trường đã triển khai thựchiện công tác XHHGD với những giải pháp cụ thể và đã đạt nhiều kết quả nổi bậtđược các cấp lãnh đạo đánh giá cao.
III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở trường THPTNguyễn Thị Lợi.
1 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương,lãnh đạo ngành giáo dục
Công tác tham mưu cho lãnh đạo có tầm quan trọng rất lớn đối với hiệu quảcông tác XHHGD Vì đây là lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vậtchất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việcXHHGD triển khai thuận lợi.
Nhà trường chủ động tham mưu về tăng cường công tác quản lý, giám sát,xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường, tham mưu về công tác phối hợpgiáo dục giữa nhà trường với chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục, vậnđộng học sinh đến trường v.v…
Trang 33Để công tác tham mưu đạt hiệu quả trước tiên nhà trường xây dựng mối quanhệ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức ban ngành đoàn thể đóng trênđịa bàn, chủ động mời các đồng chí lãnh đạo các cấp, các cơ quan ban ngành vềthăm trường, báo cáo tình hình nhà trường, những mặt nhà trường đã làm đượcđồng thời nêu những khó khăn vướng mắc cần được sự chỉ đạo, quan tâm và ủnghộ của cấp trên Công tác tham mưu ở những việc khó, phức tạp cần phải kiên trì.Chẳng hạn việc giải toả một số hộ dân sinh sống trong khu vực trường, từ nhữngnăm 2002 nhà trường làm tờ trình trình lên Thị uỷ, UBND thị xã đề nghị chỉ đạogiải toả, đồng thời chủ động mời các đồng chí lãnh đạo thị uỷ, UBND thị xã, cácphòng ban có liên quan, lãnh đạo phường Trung Sơn về làm việc trực tiếp nhiều lầntại nhà trường Đến năm 2010 chính quyền đã giải toả xong toàn bộ các hộ dânsống trong khu vực nhà trường
Trước khi tham mưu lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch về công tácXHHGD của nhà trường có thể trong một năm học hoặc cả một giai đoạn Cần tậptrung cao cho những mục tiêu cấp thiết hơn
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên cần thảo luận, góp ý kế hoạch tham mưucủa nhà trường khi được tham gia đóng góp Ý kiến đóng góp phải mang tính xâydựng Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh để tạo niềm tin cho phụhuynh học sinh Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính quyền địaphương ủng hộ Để lấy lại và tạo được uy tín cao với phụ huynh học sinh và lãnhđạo địa phương, nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn,gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệthống chính trị trong nhà trường vững mạnh Mặt khác cần tập trung quan tâm vàomũi nhọn như giáo viên giỏi, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đỗvào các trường Cao đẳng – Đại học giữ vững và tăng lên, hạn chế học sinh có lựchọc yếu, học sinh bỏ học lưu ban… nhằm khẳng định uy tín nhà trường, đây làyếu tố quan trọng để công tác XHHGD được triển khai có hiệu quả.
Bên cạnh đó nhà trường luôn quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huyđộng cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm cho cộng đồng những việc làmcó ích dưới nhiều hình thức như: Chủ động tham gia các hoạt động của địa phươngkhi được yêu cầu đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, vừa tạo được không khí sôi độngtrong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị, vừa tạo được mối quan hệ mậtthiết với đoàn thể, chính quyền địa phương, vừa tạo cho học sinh thêm gắn bó vớiquê hương làng xóm Ngoài ra Đoàn trường có thể chủ động cho các đoàn viêntham gia giúp đỡ các gia đình chính sách của thôn, xã bằng các chương trình thanhniên tình nguyện vì cộng đồng, thanh niên làm chủ đất nước…
2 Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.
Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chủ trươngXHHGD của Đảng, Nhà nước Như đã nói XHHGD là hoạt động có sự tham gia
Trang 34của toàn xã hội chứ không còn ở khuôn khổ nhà trường Qua tuyên truyền để nhàtrường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức, đều có những chức năng vàtrách nhiệm riêng Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạtđộng nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác.Thí dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải làchủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng Công tác tuyên truyền cần làmrõ về lợi ích vì mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu vàlợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìmthấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.
Nếu toàn xã hội và các gia đình quan tâm với công tác XHHGD thì con emhọ được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn Việc tuyên truyền phải là một chủtrương đúng đắn với ý nghĩa tất cả những gì tốt đẹp nhất đều giành cho thế hệ trẻ,cải thiện điều kiện học tập của học sinh, đổi mới cách dạy của thầy và cách học củatrò.v.v…
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cũng là đối tượng cầnđược nâng cao nhận thức về XHHGD Chính bản thân họ sẽ hiểu ra rằng nếu thiếuthốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo thì hiệu quả côngtác giảng dạy sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ bị giảmđi Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi cán bộ giáo viên,nhân viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uytín nhờ đó mà được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được cả cộng đồng đồngtình thống nhất giúp đỡ Đồng thời họ còn là lực lượng trực tiếp tham gia tuyêntruyền đến phụ huynh học sinh và người dân.
Tuyên truyền ý nghĩa của công tác XHHGD với toàn thể cán bộ giáo viên,nhân viên, với phụ huynh học sinh để từ đó thấy được tầm quan trọng của công tácXHHGD đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và sự phát triển của nhàtrường nói riêng Để mọi người hiểu rằng sự nghiệp giáo dục không chỉ là nhiệmvụ riêng của nhà trường mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó nhàtrường có vai trò chính.
Qua tuyên truyền huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hộitham gia công tác xã hội hoá giáo dục Thực hiện liên kết các lực lượng xã hộihưởng ứng tích cực đối với giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủnghộ, tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nề nếpđến các mối quan hệ bên trong nhà trường, quan hệ nhà trường với xã hội để nhàtrường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh
Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ củaUBND tỉnh, huyện…về công tác XHHGD cụ thể như Nghị quyết TW 2 khóa VIIIvề giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về XHHGD;Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến
Trang 35khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, vănhóa, thể thao, môi trường; Nội dung tuyên truyền cần được biên soạn ngắn gọn, súctích, tập trung vào những vấn đề thiết thực liên quan đến trách nhiệm và quyền lợicủa tập thể, cá nhân tham gia XHHGD.
Nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục cho mọi người có rất nhiều conđường, nhiều hình thức tổng hợp Để làm được điều này, tôi đã quan tâm tới cácvấn đề sau:
+ Trước hết quán triệt tới các đồng chí ở cấp uỷ Đảng, chính quyền địaphương; cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể sau đóđến toàn dân Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liênquan đến giáo dục và xã hội hoá sự nghiệp giáo dục để mọi người đều nắm vữngchủ trương, đường lối, chính sách vận dụng vào thực tiễn
+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đàitruyền thanh thị xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và chamẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày nhằm tạo chuyển biến trongnhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia xã hội hoá giáo dục.Những việc chúng tôi đã làm chỉ là một trong nhiều "kênh" thông tin góp phầnnâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về giáo dục Nhưng khôngthể phủ nhận những kết quả mà chúng tôi nhận được từ những biện pháp đã tiếnhành
3 Phát huy vai trò của giáo viên
Mọi hoạt động xã hội hoá công tác giáo dục đều liên quan đến người giáoviên Giáo viên phải làm tốt chức trách của mình sẽ là nguồn lực cơ bản khích lệnhiệt tình của các lực lượng xã hội Từ đó mà tiến hành một số hoạt động riêng chocông tác vận động quần chúng này
Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải là người nhận thức sâu sắc vềxã hội hoá công tác giáo dục và vai trò của mình trong xã hội hoá công tác giáodục Càng đi vào những hoạt động cụ thể của công tác giáo dục, những hoạt động ởtầm vi mô của nhà trường thì càng phải nhấn mạnh vai trò quyết định của thầygiáo-đó là hoạt động giảng dạy và giáo dục.
Thực chất của xã hội hoá công tác giáo dục là huy động và tổ chức các lựclượng xã hội cùng tham gia vào công việc giáo dục, là thực hiện sự phối hợp cáclực lượng trong và ngoài nhà trường để làm giáo dục nhằm hình thành và phát triểnnhân cách.
Giáo viên phải là nhân vật chính, là lực lượng chủ công Với chất lượng củacông việc của mình giáo viên mới làm có thể làm được hai việc sau Huy động, tổchức và thực hiện sự phối hợp Không quên rằng nhà trường và giáo viên là một
Trang 36bên đối tác và là chủ thể của quan hệ phối hợp với các lực lượng khác Một khinghĩa vụ của bên đối tác chủ yếu là thầy giáo lại không hoàn thành thì không thểnói năng, đòi hỏi ai khác.Cho nên, giáo viên phải là người trong cuộc, chứ khôngphải là người ngoài cuộc Không phải cá nhân giáo viên mà cả tập thể sư phạm củanhà trường cũng phải như vậy.
Họ phải có quan hệ tốt với các tổ chức quần chúng, các lực lượng xã hội,nhất là với các gia đình học sinh, với mọi tầng lớp nhân dân… tuỳ theo yêu cầu củacông việc được giao Chủ yếu là xây dựng quan hệ gắn bó với các tổ chức giáo dụcnhư Hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội chữthập đỏ, v.v…
Phải là quan hệ thân tình chứ không dừng lại quan hệ công tác thì mới thuthập được thông tin về mọi mặt và biến họ thành nòng cốt thực hiện Phải là nơi tincậy để quần chúng có chỗ dựa và có hướng đi đúng đắn.Tất nhiên, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực vận động quầnchúng, biết khích lệ động viên phát huy nhiệt tình và sáng kiến của quần chúng, tổchức quần chúng thành sức mạnh, thành lực lượng thực hiện tích cực.Để khích lệ nhiệt tình của các lực lượng xã hội ủng hộ giáo dục, giáo viên cần chúý những việc như:
+ Nâng cao nhận thức, sự tự giác và tinh thần làm chủ của quần chúng bằngmọi hình thức tuyên truyền xã hội và công tác cá nhân Trong nhận thức đó có cảnhiệt tình, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích … để họ hăng hái tham gia.
+ Đảm bảo hiệu quả của công việc, không hình thức chủ nghĩa, đem lại lợiích thiết thực.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời “một trăm tiền công không bằng mộtđồng tiền thưởng”, “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” Được xã hộiđánh giá đúng công lao.
+ Có phương pháp công tác tốt.
Muốn làm tốt những điều nói trên, giáo viên phải là thành viên gắn bó vớicộng đồng hay ít nhất là có quan hệ tốt với địa phương (dù là giáo viên người địaphương hay giáo viên từ nơi khác đến, là giáo viên nông thôn hay giáo viên ở thànhthị).
Muốn có quan hệ tình cảm tốt, phải có quan hệ công tác tốt và ngược lại.Nhưng một việc cần làm là cố gắng tham gia vào các tổ chức ở địa phương từ cơquan Đảng, chính quyền đến các tổ chức chính trị, xã hội, quần chúng, các tập thể ởđịa phương và cố gắng làm được những việc có lợi ích cho họ.Mặt khác, giáo viên phải là người dạy giỏi, có đạo đức tốt, có tín nhiệm với quầnchúng, địa phương.
Trang 37Cũng cần phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) GVCN có vaitrò quan trọng trong việc kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, là cầu nốigiữa nhà trường với gia đình và xã hội Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt côngtác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụhuynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường GVCN còn là người cố vấntrong thực hiện công tác XHHGD, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lựclượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biệnpháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tìnhhình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác XHHGD.
GVCN phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh,huyện, các kế hoạch của nhà trường về công tác XHHGD để làm tốt công tác tuyêntruyền đến phụ huynh và học sinh.
Tăng cường hoạt động của tổ chủ nhiệm, thường xuyên tổ chức sinh hoạtchuyên đề, chú trọng việc bồi dưỡng giáo viên làm công tác chủ nhiệm, phân công
các giáo viên có kinh nghiệm tham gia công tác chủ nhiệm
GVCN phải nắm những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở,hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sựquan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng Việc tìmhiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục toàn diệncho học sinh góp phần thực hiện tốt công tác XHHGD.Cần thực hiện tốt việc phâncông giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn những người có phẩm chất và năng lực tốt,nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Tạo mọi điền kiện, đônđốc, giúp đỡ GVCN làm tốt những nhiệm vụ, quyền lợi của giáo viên và GVCNquy định tại điều 31- 32 trong Điều lệ trường trung học Có kế hoạch cụ thể vềcông tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù hợp với thực trạng củatrường Thường xuyên kiểm tra công tác chủ nhiệm thông qua hồ sơ, sổ sách, thôngqua trao đổi thông tin với giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh để kịp thời điềuchỉnh.
Yêu cầu GVCN và phụ huynh cần chọn lựa được ban đại diện cha mẹ họcsinh từ cấp lớp là những người có uy tín, nhiệt tình để cùng xây dựng nhà trường, lànhững người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa giađình và nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất và giúp nhà trườngtrong tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh về công tác XHHGD.
Đối với GVCN phải chú trọng việc thường xuyên liên lạc với phụ huynh họcsinh thông qua sổ liên lạc, thông qua trao đổi qua điện thoại, trao đổi trực tiếp Tìmhiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẽ với phụ huynh về tình hình học tập của họcsinh, nêu rõ những cố gắng của giáo viên và nhà trường đã giúp đỡ học sinh Đưa
Trang 38ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng quan tâm đồng bộthực hiện đem lại sự tiến bộ của học sinh
GVCN thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên và cáctổ chức khác trong nhà trường về tình hình của lớp, của từng học sinh để có thểthông tin kịp thời và chính xác nhất đến phụ huynh học sinh để tạo được niềm tincủa gia đình đối với GVCN Từ tạo niềm tin đó phụ huynh học sinh sẽ tích cực ủnghộ công tác XHHGD để con em họ có môi trường giáo dục tốt nhất để học tập vàrèn luyện.
GVCN thường xuyên báo cáo với Ban giám hiệu những góp ý của phụhuynh học sinh về các hoạt động của nhà trường như hoạt động dạy – học, hoạtđộng ngoại khóa, công tác XHHGD, công tác tuyên truyền…để nhà trường nắm bắtkịp thời và điều chỉnh cho phù hợp nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chếnhững mặt yếu.
Ngoài ra GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinhnoi theo, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh.
Đối với giáo viên bộ môn và các tổ đoàn thể trong nhà trường: Tích cực hỗtrợ GVCN trong công tác tuyên truyền cho học sinh, phản ánh kịp thời với GVCNvề tình hình học sinh của lớp Tham gia đóng góp ý kiến đối với GVCN trong thựchiện công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao ý thức học tập và rèn luyện đạo đứccủa học sinh.
4 Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dụclành mạnh.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự nghiệp phát triểncủa nhà trường Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáodục lành mạnh sẽ tạo được uy tín, niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và nhân dântrên địa bàn, việc huy động XHHGD nhận được sự ủng hộ nhiều hơn.
Để đây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dụclành mạnh cần làm tốt các nội dung sau đây:
+ Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp Xây dựng cơsở vật chất cảnh quan trường lớp không chỉ là việc xây dựng, mua sắm, bổ sungtrang thiết bị dạy học mà còn là vấn đề mang ý nghĩa giáo dục,đó là tổ chức chohọc sinh tham gia các hoạt động để cùng tạo nên, giữ gìn, cảm nhận, sử dụng cảnhquan vào mục đích giáo dục Bằng công tác XHHGD trong nhiều năm qua được sựquan tâm của UBND tỉnh, UBND thị xã, Sở GD&ĐT cơ sở vật chất nhà trườngđược xây dựng bổ sung, sữa chữa đảm bảo khang trang hơn Tổ chức các hoạt độngcho học sinh trồng cây vào dịp tết, chăm sóc hệ thống cây cảnh, cây xanh trong
Trang 39trường Hàng ngày tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh trường, lớp Những việc làmtuy nhỏ xong, khi được trực tiếp tham gia lao động, các em biết trân trọng nhữngthành quả và sức lao động của chính mình và của bố mẹ, vì thế đã hình thành trongcác em ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan chung
+ Đoàn trường tổ chức các hoạt động vui chơi văn nghệ, TDTT, các trò chơi dângian vào các ngày lễ như 20/10, 20/11, 8/3, 26/3 Qua việc tổ chức các phong tràohoạt động tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp hơn,chăm chỉ học tập hơn, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với
thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau Đối với giáo viên cần phải “ Giữ
gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thươngyêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường họctập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh” Phải gươngmẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất Phải không ngừng tựhoàn thiện nhân cách của mình, thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thứctrách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, đồngnghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo Trong quá trình giáo dụchọc sinh, quan hệ thầy trò là quan hệ thể hiện tình thương yêu và tinh thần tráchnhiệm Nêu cao ý thức trách nhiệm, tình thương yêu, chăm lo, giúp đỡ học sinh đãtrở thành nếp suy nghĩ và hành động của giáo viên nhà trường, với tinh thần “Tất cảvì học sinh thân yêu” Học sinh luôn nhận được từ các thầy cô giáo sự chăm sóc tậntình, ân cần, chu đáo; điều đó thể hiện trơng việc giáo dục nhân cách, trong giảngdạy - tổ chức nhận thức và cả trong chia sẻ cuộc sống đời thường
+ Tổ chức các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên và học sinh tạo độnglực để các tập thể, cá nhân phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hạn chế những tác động xấu của môitrường xã hội đối với học sinh.
Nhà trường là một bộ phận của cộng đồng xã hội, nên việc gắn và hoà nhập
hoạt động của nhà trường với cuộc sống cộng đồng là lẽ tất yếu Môi trường xã hộicó vai trò to lớn tác động vào hiệu quả giáo dục “học đi đôi với hành, giáo dục kếthợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” đã trở thành nguyên tắchành động của tất cả giáo viên Để phát huy thế mạnh môi trường xã hội địaphương, nhà trường cùng với các trường trên địa bàn thị xã trong xã tích cực thammưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cùng tham gia xâydựng một môi trường xã hội lành mạnh Phong trào xây dựng đời sống văn hoá,phong trào khuyến học trong các dòng họ, dưới thôn xóm được đẩy mạnh Tất cảcác tổ chức, đoàn thể trên cùng hoạt động góp phần làm cho môi trường xã hộithêm lành mạnh
Trang 40Những hoạt động phối hợp cụ thể là: Tổ chức cho học sinh chăm sóc mẹViệt nam Anh hùng; lao động dọn cỏ, làm vệ sinh tượng đài liệt sỹ Nguyễn Thị Lợitại trường, tham gia lao động tổng vệ sinh toàn thị xã, tham gia các lễ hội Hiện naytrước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, công nghệ thông tin và truyềnthông, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có không ít những tác động xấucủa môi trường xã hội trong việc giáo dục học sinh, môi trường xã hội giờ đâykhông đơn thuần là những gì tồn tại, diễn ra trên địa bàn hành chính, địa lý cụ thểhọc sinh tham gia hoạt động mà giờ đây, môi trường xã hội bao gồm những vấn đềrộng lớn hơn, như thế giới ảo trên mạng Internet, mạng Viễn thông thông và tất cảnhững gì học sinh được tiếp cận thông qua truyền hình, các phương tiện nghe nhìn,báo chí, tranh ảnh…Các nhà trường đang phải đối mặt với những vấ đề như họcsinh bỏ học, say trò chơi điện tử và mạng Internet, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xãhội, lợi dụng tình dục, bạo lực, tình cảm quan hệ nam nữ…Trước tình hình đó, cầncó những quan điểm và giải pháp phù hợp, đáp ứng tình hình và điều kiện mới Mộtđiều không thể phủ nhận là hiện tại, một số vấn đề không lành mạnh của môitrường xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động xấu đến giáo dục học sinh.Vì vậy, đi đôi với việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, cần phải có nhữnggiải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động xấu của môi trường xãhội đối với học sinh Về vấn đề này, nhà trường có những giải pháp sau:
+ Tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường quản lý,giám sát, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ (quán cà phê, quán hát), quánInternet trên địa bàn về mặt thời gian, nội dung và đối tượng phục vụ; huy độngtoàn bộ hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xãhội Nhà trường trực tiếp liên hệ, trao đổi với các chủ quán Internet trên địa bàn.
+ Tích cực tuyên truyền trong các hội nghị của Đảng, chính quyền, cácngành đoàn thể, các cuộc họp phụ huynh về những vấn đề cụ thể các nhà trườngđang cần sự giúp đỡ, hỗ trợ.
+ Khơi dậy và kích thích sức mạnh của dư luận quần chúng, dư luận tập thể (làng xóm, dòng họ, các đoàn thể, các hội…) để đấu tranh, bài trừ, tẩy tray tệ nạn xãhội, những hành vi ứng xử thiếu văn hóa
+ Có những giải pháp cụ thể để hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường xãhội đến học sinh:
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kĩ năng sống, khảnăng thích ứng khả năng tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề phức tạp của xãhội.
- Lôi cuốn học sinh vào các hoạt động trong nhà trường, khai thác hiệu quảhoạt động Tư viện, hình thành thói quen đọc sách, văn hóa đọc cho học sinh