Ngày soạn:23\9\2009 Ngày giảng: 30\9\2009 Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA ( 1Tiết) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Về kiến thức: • Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất.lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. • Hiểu được mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,các loại cạnh tranh và tính chất hai mặt của cạnh tranh. 2.Về kỷ năng: • Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. • Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương. 3. Về thái độ: • Ủng hộ các biểu hiện tích cực,phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC : Gv có thể sử dụng các phương pháp sau: • Giảng giải,vấn đáp • Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề • Giải quyết bài tập, liên hệ theo nhóm. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: • Sách giáo khoa GDCD lớp11 • Sách giáo viên GDCD lớp 11 • Sơ đồ,bảng biểu, câu chuyện có liên quan nội dung bài học. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Câu hỏi: Câu 1: Nội dung và tác dụng của quy luật giá trị được Nhà nước vận dụng như thế nào ở nước ta? Cho ví dụ minh họa? Đáp án: - Đổi mới mô hình kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN,có sự quản lý của nhà nước. - Ban hành và sử dụng pháp luật,các chính sách kinh tế. chính sách xã hội, điều tiết thị trường,nâng cao đời sống của người dân. VD: -Từ năm 1986 trở về trước chúng ta thấy ở nước ta do mô hình kinh tế chỉ huy,tập trung quan liêu,bao cấp nói chung hầu như quy luật giá trị không hoặc ít được vận dụng.Nhưng từ khi thực hiện đổi mới và vận dụng quy luật giá trị thì chúng ta đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.Vì vậy mà đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng khoảng kinh tế,đạt được những thành tựu đáng kể. 3. Học bài mới: Mở bài: (3 phút) Trước khi vào bài mới cô kể cho các em nghe về một câu chuyện kinh doanh của hai xí nghiệp Nam Thịnh Phát và Tân Việt Phong chuyên sản xuất lương thực xuất khẩu.Sản phẩm của hai xí nghiệp này luôn chênh nhau về giá cả và chất lượng làm cho sản phẩm của NTP ngày càng đi xuống.Tìm hiểu nguyên nhân làm cho sản phẩm mình không có chỗ đứng vững trong thị trường xuất khẩu.NTP đã quyết định hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình,khẳng định vị trí của mình. Qua câu chuyện trên thì ta thấy gữa hai xí nghiệp trên có sự cạnh tranh với nhau.Vậy cạnh tranh là gì?và cạnh tranh sảy ra ở những mặt nào?có ích hay có hại cho nền kinh tế? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Chúng ta thường thấy trên tivi những hình ảnh quãng cáo,hay ở trên đường phố những tấm biển quảng cáo,những hình ảnh đó nhằm mục đích gì? - Đó là tác động vào tâm lý, thị hiếu của khách hàng. Nhằm bán được nhiều hàng và thu được nhiều lợi nhuận.nhưng mục đích cuối cùng chúng ta thây đó là cạnh tranh với những sản phẩm khác trên thị trường. GV:? Vậy em nào hiểu như thế nào là cạnh tranh. HS: Trả lời: GV: Nhận xét. Hs : Ghi bài: Gv?: Nội dung khái niệm cạnh tranh thể hiện ra ở những khía cạnh chủ yếu nào? Hs: Trả lời: Gv: Kết lại Thể hiện ở 3 khía cạnh: + Tính chất ganh đua,đấu tranh + Các chủ thể tham gia cạnh tranh 1.CẠNH TRANH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CẠNH TRANH .(10 phút ) a.Khái niệm cạnh tranh. - Cạnh tranh : là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận. + Mục đích của cạnh tranh . Gv: ?Em hiểu thế nào là cạnh tranh mạnh và thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Dựa vào tiêu chí nào để phân biệt hai loại cạnh tranh này? Hs: Suy nghĩ trả lời. Gv: Kết luận (Dựa vào 3 tiêu chí:Đúng pháp luật,mang tính nhân văn,hệ quả của cạnh tranh.) Gv:? Vậy trong học tập có cạnh tranh không? Hs: Trả lời: - Không, mà là thi đua cùng nhau học tập. Gv: Chuyển ý Để dành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh. Gv:? Vậy thì theo em nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hs: Trả lời: Gv: Nhận xét và bổ sung ý kiến Gv: Kết luận nội dung - Cạnh tranh lành mạnh : là sự cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng kích thích thị trường phát triển đúng hướng. - Cạnh trang không lành mạnh : là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: Có hai nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất:Trong nền sản xuất hàng hóa,các chủ sỏ hữu nhau,tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập,tự do sản xuất kinh doanh. Thứ hai là:Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Gv: Chuyển ý Mục đích của cạnh tranh là gì? Để đạt được mục đích những người tham gia cạnh tranh thông qua các loại cạnh tranh nào.Chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung sau đây. Gv:? Mục đích của cạnh tranh là gì? Và mục đích những người tham gia cạnh tranh giành lấy những gì? Hs: Suy nghĩ,trả lời câu hỏi. Gv: Nhận xét,giải thích Mục đích cuối cùng đó là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác VD:Có 2 xí nghiệp cùng sản xuất bánh kẹo,họ đã tìm đủ mọi cách để bán được sản phẩm của mình như:quãng cáo,khuyến mại tặng quà …Vậy mục đích cuối cùng cũng chỉ là bán được sản phẩm của mình nhiều hơn người khác và thu lợi nhuận Gv:Gọi học sinh lấy ví dụ về những mặt được thể hiện của mục đích. Gv:Treo bảng phụ và kết luận Gv: Chuyển ý Ở nước ta do tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nên cạnh tranh tồn tại là một tất yếu khách quan. 2. MỤC ĐÍCH CỦA CẠNH TRANH VÀ CÁC LOẠI CẠNH TRANH ( 12 phút ) a.Mục đích của cạnh tranh. MỤC ĐÍCH CẠNH TRANH ( nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận ) • Giành lấy nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác; • Giành ưu thế về khoa học và công nghệ; • Giành thị trường nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng; • Giành ưu thế về chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán; Tùy theo các căn cứ khác nhau mà người ta sẽ chia cạnh tranh thành nhiều loại. Gv:?Cạnh tranh có những loại nào?lấy ví dụ minh họa. Hs:Trả lời Gv:Giải thích,diễn giải. Thứ nhất:Cạnh tranh gữa người bán với nhau.Cạnh tranh này xuất hiện khi trên thị trường có nhiều người hàng hóa cùng loại đem bán,nhưng ít người mua hàng hóa đó VD:Tại một phố có rất nhiều cửa hàng bán quần áo trẻ em.Nhưng người mua thì rất ít buộc những người bán hàng hóa đó phải cạnh tranh với nhau bằng các cách khác nhau như:Nâng cao chất lượng sản phẩm,địa điểm phục vụ,giá cả ,thái độ phục vụ … Thứ hai cạnh tranh giữa người mua với nhau khi trên thị trường hàng hóa đem ra bán ít,nhưng người mua hàng hóa đó nhiều. VD:Một cửa hàng bán giày dép trên phố rất đông người mua hàng của cửa hàng này rất nhiều,nhưng lượng hàng hóa bán ra rất ít không đáp ứng đủ cho khách hàng.Vậy thì buộc những người mua hàng hóa muốn mua được hàng của cửa hàng đó thì phải cạnh tranh với nhau như người nào trả giá cao nhất thì mua được hàng của cửa hàng đó Thứ ba là cạnh tranh trong nội bộ nghành:là sự ganh đua kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một hàng VD: Tổng công ty lương thực có các chi nhánh tại các tỉnh Miền Bắc và Miền Nam,hai chi nhánh nay cạnh tranh với nhau về chất lượng sản phẩm hay giá cả Thứ tư là cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nhiệp giữa các ngành sản xuất. VD:Các ngành sản xuất khác nhau như :may mặc,xây dựng,chế biến hải sản cạnh tranh với nhau. b.Các loại cạnh tranh Cuối cùng là cạnh tranh trong nước với nước ngoài.khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước vươn ra thị trường khu vực và thế giới,gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. VD:Việt nam cạnh tranh với các nước khác xuất khẩu lương thực (gạo), năm 2004 Việt nam đứng thứ 2 sau Thái lan . Gv:Sau mỗi phần giải thích như vậy thì cho học sinh lấy ví dụ minh họa. Gv: Chốt kiến thức bằng sơ đồ sau đây. Gv: Chuyển ý Trong nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, hoạt động cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế. Gv: Cạnh tranh đúng pháp luật gắn liền với mặt tích cực thì đó là cạnh tranh lành mạnh ? Cạnh tranh có những mặt tích cực gì? Hs: Gọi 1,2 học sinh trả lời Gv: Kết luận Hs: Ghi bài. VD: ( Trình độ kỹ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, trình độ quản lí, ngày càng cao đáp ứng nhu cầu cho xã hội ) VD: ( Khai thác nguồn lực lao động, nguồn CÁC LOẠI CẠNH TRANH • Cạnh tranh giữa người bán với nhau. • Cạnh tranh giữa người mua với nhau • Cạnh tranh trong nội bộ ngành • Cạnh tranh giữa các ngành. • Cạnh tranh trong nước với nước ngoài 3.TÍNH HAI MẶT CỦA CẠNH TRANH ( 10 phút ). a.Mặt tích cực của cạnh tranh - Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học- kỹ thuật phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực cho đất nước vào việc đầu tư xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhiên liệu, thị trường.) Gv: Kết luận: Từ đó chúng ta khẳng định cạnh tranh là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Và tất nhiên, với tư cách là một động lực kinh tế thì cạnh tranh đó phải là “ cạnh tranh lành mạnh “. Gv: Cạnh tranh nào vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội là cạnh tranh không lành mạnh gắn liền với mặt hạn chế ? Cạnh trang có những mặt hạn chế nào ? Hs: trả lời . Gv:Nhận xét Hs:Ghi bài. VD: Các chất thải của các nhà máy,khu công nghiệp làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân VD: Làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái, kinh doanh hàng quốc cấm,trốn thuế . Gv: Tóm lại: Trong hai mặt cạnh tranh thì mặt tích cực là cơ bản và mang tính trội vì chính mặt tích cực làm cho cạnh tranh trở thành một động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. b.Mặt hạn chế của cạnh tranh -Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức,vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường,môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. . -Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn,một số người không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương. . - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường từ đó nâng giá lên cao ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Gv: Kết luận toàn bài Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa,vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế,nhưng mặt tích cực là cơ bản,vừa mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế_xã hội thích hợp. 4. Củng cố và luyện tập: (3 phút) Gv: Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong SGK. Làm bài tâp 3trong SGK T.42 Đáp án: Khi nước ta là thành viên của WTO thì tính chất của cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn vì: Trình độ phát triển của cạnh tranh không đều là lợi ích kinh tế khác nhau giữa nhóm nước công nghiệp phát triển với nhóm nước công nghiệp đang phát triển( trong đó có việt nam) Làm bài tập 5 trong SGK T.42 Điều này là sai . Vì:Chúng ta biết cạnh tranh là có hai mặt,do đó nếu chỉ khắc phục hạn chế mà không phát huy mặt tích cực thì không giảm mặt hạn chế một cách cơ bản.vì chúng ta biết mặt tích cực là cơ bản , mang tính trội và quyết định. 5. Dặn dò: (1 phút) - Làm các bài tập còn lại trong SGK - Học bài và chuẩn bị bài trước bài 5 6.RÚT KINH NGHIỆM BÀI GIẢNG : . nhóm. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: • Sách giáo khoa GDCD lớp1 1 • Sách giáo viên GDCD lớp 11 • Sơ đồ,bảng biểu, câu chuyện có liên quan nội. thích hợp. 4. Củng cố và luyện tập: (3 phút) Gv: Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong SGK. Làm bài tâp 3trong SGK T .42 Đáp án: