Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
_
HUỲNH ĐỨC TOÀN
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh - Năm 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
_
HUỲNH ĐỨC TOÀN
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
TP Hồ Chí Minh - Năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Thực trạng chính sách tiền
tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Quang Thông Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn
Huỳnh Đức Toàn
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4Phương pháp nghiên cứu 2
1.5Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
1.6Ý nghĩa đề tài 2
1.7Kết cấu luận văn 3
Kết luận chương 1 3
CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM 4
2.1 Tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam 4
2.1.1 Kinh tế thế giới 4
2.1.2 Kinh tế Việt Nam 6
2.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua 8
2.3 Chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay 10
Kết luận chương 2 11
CHƯƠNG 3.CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ 12
3.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ 12
3.1.2 Một số loại chính sách tiền tệ 12
3.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 13
Trang 53.1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ 14
3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ 15
3.1.6 Theo dõi cơ chế của chính sách tiền tệ 18
3.1.7 Sự đánh đổi trong việc sử dụng chính sách tiền tệ 19
3.2Tổng quan học thuật 20
3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài 20
3.2.2 Các nghiên cứu trong nước 21
3.3Chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 22 3.3.1 Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) 22
3.3.2 Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (ECB) 24
3.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
Kết luận chương 3 27
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 28
4.1 Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam 28
4.2 Các xu hướng phát triển chính sách tiền tệ tại Việt Nam 31
4.3 Các công cụ thi hành chính sách tiền tệ 33
4.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở 33
4.3.2 Chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá, tập trung kiềm chế lạm phát34 4.3.3 Chính sách tiền tệ tác động qua lãi suất 36
4.4 Đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay 37
4.4.1 Thách thức 37
4.4.2 Hạn chế 38
4.5 Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian qua 38
4.5.1 Các mục tiêu, nhiệm vụ về chính sách tiền tệ theo Nghị quyết của Chính phủ 38
4.5.2 Vai trò của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát 40
Trang 64.5.3 Một số vấn đề rút ra về mô hình phát triển và kinh tế vĩ mô
trong thời gian tới 41
Kết luận chương 4 42
CHƯƠNG 5.GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 43
5.1 Gợi ý giải pháp về chính sách tiền tệ 43
5.1.1 Chính sách tiền tệ theo công cụ lãi suất 43
5.1.2 Về việc phối hợp các chính sách vĩ mô 45
5.1.3 Phối hợp hiệu quả giữa các chính sách 46
5.2 Lộ trình áp dụng chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát 49
5.3 Hàm ý chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 50
5.3.1 Hàm ý chính sách trong ngắn hạn 50
5.3.2 Hàm ý chính sách trong trung, dài hạn 51
Kết luận chương 5 54
KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á 5
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam thời gian qua 6
Biểu đồ 4.1 Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2008 - 2018 34
Biểu đồ 4.2 Tăng trưởng GDP và lạm phát giai đoạn 2011-2018 36
Trang 9và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Qua kết quả nghiên cứu, phân tích chính sách tiền tệ Việt Nam và kinh nghiệm áp dụng chính sách tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới (như chính sách của FED và ECB), có thể thấy rằng chính sách tiền tệ nói riêng là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế
từ đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị giải pháp và hàm ý chính sách áp dụng
ở Việt Nam
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, Kinh tế vĩ mô, Tài chính, Ngân hàng
Trang 10ABSTRACT
Title: The reality monetary policy applied in Vietnam and proposed solution
In order for the national economy to develop stably, requires flexible management of the Government, with the tools to regulate the macroeconomic stability, in which one of the most important tools is monetary policy Monetary policy and the banking system of importance to the economy are like the lifeblood of the living system, especially for the market economy that has been deeply integrated into the world economy gender Governance of the monetary policy of the state bank to achieve goals of stability and economic growth - such
as curbing inflation, maintaining a stable exchange rate, achieving full employment or growth economy Based on the results of research, analysis of Vietnam's monetary policy and experience in applying monetary policy in some countries in the world (such as FED and ECB policies), it can be seen that monetary policy says specifically, one of the most important tools of the state for managing and operating the economy Since then, the author has made some recommendations for solutions and policy suggestions for application in
Vietnam
Keys: Monetary policy, Fiscal policy, Macroeconomics, Finance, Banking
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2007 đến nay đã chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới Vì vậy, Chính phủ phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế
vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng để điều hành nền kinh tế đề kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế Thông qua CSTT NHTW có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt khác CSTT còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các NHTM và các TCTD Nhận thức được tầm quan trọng của CSTT nhằm đưa ra những khuyến nghị, hàm ý giải pháp CSTT tại Việt Nam nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng trong thời gian tới là hết sức cần thiết Xuất phát từ đó, Tôi chọn nội dung “Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp” để làm mục tiêu nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
❖ Mục tiêu tổng quát
Trong phần luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu vào phân tích, đánh giá tình hình chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian qua Từ đó gợi ý một số
Trang 12chính sách áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới
❖ Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam
- Gợi ý một số chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2020-2025
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Diễn biến chính sách tiền tệ ở Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp nào cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2014 –
2018
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo ngành của NHNN do chính tác giả tổng hợp và xử lý có chọn lọc và sử dụng nhằm giúp luận văn có thể phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khách quan nhất trong luận văn này Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp nguồn số liệu từ các
kỷ yếu khoa học, tạp chí chuyên ngành, và các Website liên quan khác cũng được tác giả chọn lọc làm nguồn tham khảo cho luận văn
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung vào cơ chế chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn
2014 – 2018
1.6 Ý nghĩa đề tài
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này đưa ra một vài hạn chế về chính sách tiền tệ tại Việt Nam vừa qua và hiện tại chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
Trang 13chế nhất định, có những giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng, chính sách tiền tệ cơ cấu hay chính sách tiền tệ chức năng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là hướng tới ổn định, nâng cao khả năng khai thác và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới Qua đó, tác giả nhằm gợi mở thêm một số khuyến nghị về CSTT để có thể áp dụng linh hoạt hơn nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế phù hợp hơn
1.7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, các phần phụ lục kèm theo Kết cấu của luận văn này bao gồm 05 chương:
- Chương 1 Giới thiệu đề tài
- Chương 2 Xác định vấn đề nghiên cứu
- Chương 3 Cơ sở lý luận
- Chương 4 Phân tích thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam
- Chương 5 Gợi ý giải pháp chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Kết luận chương 1
Chương này tác giả đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết, cũng như tầm quan trong của CSTT trong mục tiêu phát triển nền kinh tế tại Việt Nam Từ đó đề xuất mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho luận văn
Trang 14CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam
2.1.1 Kinh tế thế giới
Năm 2018 là “một năm nhiều biến động với nền kinh tế thế giới Kinh tế tăng trưởng chậm lại, thương mại toàn cầu giảm do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới Những thay đổi chính sách chủ chốt ở các nền kinh tế lớn (Anh, Pháp ) ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính
và hoạt động kinh tế trên toàn thế giới Xu hướng tự do hóa thương mại đã bắt đầu chậm lại Các ngân hàng Trung ương (NHTW) lớn trên thế giới như FED, ECB, BOJ lên kế hoạch chấm dứt các biện pháp nới lỏng tiền tệ Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018 đưa lãi suất cơ bản lên mức 2.25%-2.5% và có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần trong năm 2019 NHTW Châu Âu (ECB) đã ngừng hoàn toàn gói QE vào cuối tháng 12/2018, và thông báo chỉ duy trì mức lãi suất thấp như hiện nay đến giữa năm 2019 NHTW Nhật Bản (BoJ) đã thu hẹp quy mô chương trình mua tài sản, cụ thể là mua trái phiếu chính phủ Nhật (JGB) Các động thái từ các NHTW cho thấy các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục được đưa ra trong năm 2019 Nguồn vốn chảy vào các hoạt động đầu tư, thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế Cùng với những diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, giá năng lượng đặc biệt là giá dầu giao động mạnh Năm 2019 dự báo kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ giảm xuống 4% từ mức 4.2%, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm nhẹ xuống mức 2.9% (năm 2018 là 3%)
Theo diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm 2018 diễn ra từ đầu năm 2018 đã làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế hai nước và tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như:
- Đối với Kinh tế Mỹ:
Năm 2018 là năm kinh tế nước Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm GDP của Mỹ tăng lần lượt 4.2% và 3.5% (so với cùng kỳ năm 2017) trong quý II và
Trang 15quý III năm 2018 Tăng trưởng GDP cả năm 2018 đạt 3.1% Đây là mức tăng trưởng tốt nhất của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây Tuy vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc chiến tranh thương mại sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước Mỹ trong năm 2019 Những dấu hiệu cảnh báo sớm từ các cuộc khảo sát Chỉ số Thu mua (PMI) và cảnh báo lợi nhuận giảm của FedEx đều báo hiệu cầu của nền kinh tế giảm Sự lạc quan của giới doanh nghiệp nhỏ về cải thiện kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm và các công ty kỳ vọng mức lợi nhuận thấp hơn trong năm
2019
- Đối với kinh tế trung quốc
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống thấp nhất trong vòng 28 năm trở lại đây (từ năm 1990) Tăng trưởng GDP đạt 6.6%, dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 giảm xuống 6.2% do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung Tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc tiếp tục bị kìm hãm bởi các khoản nợ khổng lồ và cam kết giảm nợ trong trung và dài hạn của chính phủ
- Đối vối kinh tế khu vực Đông Nam Á
Trong năm 2018, các nền kinh tế ở Đông Nam Á vẫn theo kịp đà tăng trưởng của năm 2017 Philippines và Việt Nam vẫn là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực trên 7%”
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
ĐVT: %
Nguồn: Bloomberg Businessweek
Trang 162.1.2 Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc, cả ba khu vực sản xuất-cung-cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7.08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần Chỉ số CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3.54%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về
ưu tiên ổn định vĩ mô của chính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ này
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam thời gian qua
ĐVT: %
Nguồn: Báo cáo vĩ mô năm 2018
Từ số liệu tại biểu đồ 2.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng
10 năm, cụ thể: Năm 2018, “GDP cả nước tăng 7.08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, vượt mục tiêu đề ra là 6.7% Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.76%, đóng góp 8.7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.85%, đóng góp 48.6%; khu vực dịch vụ tăng 7.03%, đóng góp 42.7% Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8.22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14.27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12.81% Trong đó: (i) Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng
Trang 17trưởng cao nhất trong 7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tế cao; (ii) Về lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12.98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều
so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2.55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; (iii) Về lĩnh vực dịch vụ năm 2018 tăng 7.03%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-2016, trong đó các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi đều đạt mức tăng trưởng khá Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay đạt 4,395.7 nghìn tỷ đồng, tăng 11.7% so với năm 2017 Hoạt động du lịch trong năm
2018 đạt được kết quả ấn tượng với số khách quốc tế đến nước ta đạt mức kỷ lục 15.5 triệu lượt người, tăng 19.9% so với năm 2017 (tăng hơn 2.6 triệu lượt khách); (iv) Về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2018 so với GDP đạt 208.6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244.7 tỷ USD, tăng 13.8% so với năm 2017 (vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là tăng 8%-10%); Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2018 ước tính đạt 237.5 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm trước, Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ lục mới với 482.2 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7.2 tỷ USD, là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu 2.1 tỷ USD của năm 2017, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là tỷ lệ nhập siêu dưới 3%
Về lạm phát bình quân cả năm ước khoảng 3.54% Nhân tố tác động chủ yếu đến lạm phát năm 2018 là thực phẩm và xăng dầu: giá thực phẩm tăng 6.67% so với
Trang 18đầu năm (đóng góp 1.51 điểm%); nhóm giao thông tăng 7.3% so với đầu năm (đóng góp 0.68 điểm%) Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô Tín dụng năm 2018 ước tăng 14-15%, thấp hơn 3-4 điểm% so với năm 2017 Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134% Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1.7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015 Theo báo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017,
ở mức 2.4% (năm 2017: 2.5%) Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30.1% so với cuối năm 2017 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78.2% (năm 2017: 65.4%) Lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5.11% năm
2017 lên 5.25% năm Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8.91% (năm 2017: 8.86%) Lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do: (1) kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và (2) các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ Tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1.5% so với đầu năm, tỷ giá NHTM tăng khoảng 2.8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3.5% so với đầu năm”
2.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua
Trong thời gian qua, trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô và cùng với những khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vào năm 2008 gây ra Để ổn định kinh tế vĩ mô, NHTW đã đưa ra nhiều chính sách lãi suất, tỷ giá phù hợp, linh hoạt kết hợp các công cụ khác có liên quan, CSTT trong thời gian qua, đặc biệt những năm trở lại đây đã phát huy và có tác động tích cực đến thị trường tiền tệ, đến việc kìm giữ lạm phát và ổn định tiền đồng Bên cạnh đó, với sự biến động của giá vàng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến vàng trở thành kênh trú ẩn và đầu tư, đầu cơ trong suốt những năm đầu của giai đoạn 2008-2017, ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và giá trị tiền đồng Tuy nhiên, để đảm bảo và hạn chế tác động ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và ngoại hối, Chính phủ đã ban hành nghị định 24/2012/NĐ-
CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các yếu tố thị trường: lãi
Trang 19suất, tỷ giá và giá vàng diễn biến tích cực trong thời gian qua và luôn trong định hướng chính sách của NHNN, của Chính phủ
Hơn nữa, cùng với nhiều thách thức từ yếu tố khách quan, từ thị trường thế giới
và những khó khăn nội tại của nền kinh tế Chính phủ và NHNN cũng đã đưa ra định hướng và nhiều chính sách nhằm duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển sản xuất và kết quả là đem thành tựu đạt được giai đoạn này đã khẳng định hiệu quả của chính sách tiền tệ Cụ thể: (i) Thông qua việc hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất, áp dụng trần lãi suất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng và phát triển (ii) Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như: áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với 5 nhóm ngành: xuất khẩu; nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã
hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ việc giảm chi phí lãi suất nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn khi khủng hoảng xảy ra và lạm phát cao Bên cạnh đó, việc áp dụng lãi suất tiền gửi ngoại tệ 0% không chỉ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu chống đô la hóa
và góp phần thực hiện hiệu quả CSTT mà còn hỗ trợ cho lĩnh vực xuất nhập khẩu tăng trưởng và phát triển nhờ các chính sách ngoại hối (tín dụng ngoại tệ; lãi suất, tỷ giá, mua bán ngoại tệ….) hợp lý để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu
Mặt khác cơ chế chính sách của NHNN cũng định hướng cho các TCTD hoạt động đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Đồng thời đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và tăng trưởng bền vững Sau 10 năm, hoạt động của các TCTD đã và đang có những chuyển biến tích cực trong tăng trưởng và phát triển; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và chất lượng quản trị điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí đầu ra Tăng thu nhập từ dịch vụ, hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng Đây
là kết quả quan trọng và mang đậm dấu ấn cơ chế chính sách của NHNN trong giai đoạn vừa qua
Trang 202.3 Chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay
Đứng trước những áp lực lớn, từ bên trong và ngoài nước FED và hàng loạt các NHTW áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát dòng di chuyển vốn chặt chẽ hơn Lãi suất của các NHTW bắt đầu được điều chỉnh tăng và điều này đã tác động mạnh mẽ đối với tỷ giá hối đoái của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước mới nổi như là khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ latinh
Trong năm 2018, NHNN đã ban hành các chỉ thị về tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2018, đảm bảo hoạt động các TCTD an toàn, hiệu quả lần lượt, cụ thể là 01/CT-NHNN ngày 10/1/2018, chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 02/8/2018 Trên cơ sở đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp CSTT
và hoạt động của các TCTD, phối hợp hài hòa với CSTK và các chính sách KTVM khác nhằm kiểm soát hiệu quả lạm phát, ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý
và đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD Do đó, việc lựa chọn thắt chặt chính sách tiền tệ không phải là dễ dàng, khi chính sách tiền tệ từ trước đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh mà hoạt động của nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay từ các TCTD
Hơn nữa, cũng cần phải nhìn lại bối cảnh trước đây, đó là các NHTW lớn trên thế giới đều theo đuổi hoặc có kế hoạch thắt chặt tiền tệ, từ FED cho đến ECB Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi, trong khi FED ngày càng cho thấy dấu hiệu tạm dừng lộ trình tăng lãi suất và sớm kết thúc việc thu hẹp bảng cân đối kế toán, thì ECB cam kết sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp đến cuối năm nay và tiếp tục duy trì các gói cho vay
Định hướng thắt chặt tiền tệ trước đây của NHNN cũng diễn ra trong bối cảnh
áp lực lạm phát và tỷ giá rất lớn, có thể vượt mục tiêu kiểm soát đặt ra Nhưng điều
đó đã không xảy ra, khi mà kết thúc năm 2018, lạm phát và tỷ giá đều cách xa mục tiêu đề ra, trong khi diễn biến những tháng đầu năm nay cho thấy khả năng các biến
số trên sẽ tiếp tục được kiểm soát ổn định, với các yếu tố gây áp lực đã giảm đáng
kể so với giai đoạn trước
Trang 21Chính vì vậy, không loại trừ khả năng NHNN có thể áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt hơn theo diễn biến thực tế, chứ không cố định vào những cam kết hay định hướng đặt ra ban đầu theo quan điểm mà NHTW lớn nhất thế giới là FED đã nhiều lần đưa ra
Theo WB, nhìn chung, các khó khăn về kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt Nam một phần xuất phát từ các nguyên nhân trong nước Nhưng Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng ưu tiên sang ổn định kinh tế Gói chính sách bình ổn kinh tế bao gồm việc thắt chặt tiền tệ cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, ngừng các dự án đầu tư công kém hiệu quả, tạm dừng các dự án mới và cho phép áp dụng tỷ giá linh hoạt hơn… Đến nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, đang tỏ ra hiệu quả Giá cả các mặt hàng phi lương thực bắt đầu giảm so với những tháng trước; mức tăng nhập khẩu hàng tháng cũng giảm trong thời gian qua; thị trường chứng khoán đã hạ nhiệt và có bằng chứng cho thấy thị trường bất động sản cũng vậy Điều này gợi ý về sự cần thiết phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ
Kết luận chương 2
Trong phần chương 1 tác giả đã đưa ra phạm vi, đối tượng cũng như phương pháp nghiên cứu về vấn đề CSTT Việt Nam trong thời gian Tiếp theo đó, tác giả tổng quan về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua, từ
đó cho thấy với tốc độ tăng trưởng tích cực, giá hàng hóa cơ bản và lạm phát các nước bắt đầu tăng, khiến cho các nước phát triển có xu hướng đưa ra mục tiêu thực hiện CSTT thận trọng và chặt chẽ hơn Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện của vấn đề và xác định vấn đề cần nghiên cứu đến CSTT Việt Nam, cũng như gợi ý giải pháp thực hiện năm 2020
Trang 22CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ
3.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ
Theo F.S Mishkin (2001), định nghĩa về CSTT “là một trong các chính sách kinh
tế vĩ mô, trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát
và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá hối đoái”
Nguyễn Văn Tiến (2010), định nghĩa về CSTT “là chính sách kinh tế vĩ mô, thông
(lãi suất liên ngân hàng mục tiêu) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra” (theo “Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng” của NXB thống kê)
Theo Điều 3, Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, định nghĩa CSTT “là các quyết định về tiền tệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”
Vũ Xuân Dũng (2012), định nghĩa về CSTT quốc gia “là tổng hòa những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định”
Chúng ta hiểu rằng, CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW
sử dụng các công cụ của CSTT để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý 3.1.2 Một số loại chính sách tiền tệ
- CSTT theo nghĩa rộng “là chính sách làm tăng lượng cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, do đó làm giảm lãi suất và mở rộng đầu tư, tiếp vốn cho các ngành để phát
Trang 23triển sản xuất kinh doanh, làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia Chính sách này thích hợp để chống suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp”
- CSTT theo nghĩa hẹp “là chính sách giảm mức tăng trưởng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế Chính sách này được sử dụng khi tổng cầu cao, lạm phát đang đe dọa nền kinh tế”
- CSTT của NHTW “là tổng thể tất cả các biện pháp, công cụ mà NHTW sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô”
- CSTT quốc gia “là tổng thể các biện pháp của Nhà nước pháp quyền nhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, trên cơ sở đó không ngừng
ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”
Từ các loại CSTT trên cho thấy, việc lựa chọn CSTT theo xu hướng nào tùy thuộc vào thực trạng nền kinh tế và nhu cầu về tiền trong từng giai đoạn cụ thể
CSTT rất nhạy cảm và có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô
3.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Do CSTT có thể ảnh hưởng đến của cải và chi tiêu của xã hội ở một quốc gia, nên CSTT có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, muốn kinh tế tăng trưởng, trước hết phải dựa trên sự ổn định kinh tế Vì thế, CSTT phải tạo ra những
nền tảng cho ổn định kinh tế dựa trên ổn định tiền tệ trong nước, từ đó cải thiện tình
trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị thế của nền kinh tế trên thị trường quốc tế
❖ Mục tiêu ổn định giá cả
Mục tiêu ổn định giá cả “cho phép hệ thống tài chính hoạt động trơn tru, hiệu quả thực hiện chức năng dẫn vốn từ khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi sang khu vực sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh” Vì vậy, ổn định giá cả “là một mục tiêu quan trọng của CSTT trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại thường xuyên có lạm phát Ổn định giá cả có tầm quan trọng trong định hướng
ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế”
Trang 24❖ Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia
CSTT là chính sách tác động trực tiếp tới mức cung tiền tệ, do đó việc ổn định giá trị đồng tiền là hết sức quan trọng Giá trị của đồng tiền quốc gia bất ổn dẫn đến người dân sẽ mất dần niềm tin vào đồng nội địa, các nhà đầu tư nước ngoài e ngại rót vốn vào đầu tư trong nước Chính vì vậy, NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng giảm của giá trị tiền tệ phù hợp với tình hình kinh tế và các mục tiêu đặt ra
❖ Ổn định tỷ giá hối đoái
Khi nền kinh tế hội nhập thì giao thương của một quốc gia với các nước khác
là điều tất yếu, nhu cầu mua bán hàng hóa và đầu tư giữa các nước dẫn đến việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước với nhau Khi biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, sức cạnh tranh về giá cả của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức hợp lý phản ánh cung cầu thực tế và bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế trong những giai đoạn nhất định
3.1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ
CSTT có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn
bộ nền kinh tế của một quốc gia Thông qua CSTT, NHTW có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ để thông qua đó có thể kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Mặt khác, CSTT còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các NHTM và TCTD Như vậy, chúng ta đã hiểu vai trò vô cùng quan trọng của một quốc gia, cụ thể:
- Việc CSTT mở rộng hay thu hẹp có “ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế quốc gia” Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên
- Việc tăng trưởng kinh tế là “mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của CSTT
Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát Khối lượng tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát,
Trang 25từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó” Vì vậy, CSTT phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ thích hợp
- Ổn định giá cả có vai trò “ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ
mô của một quốc gia”
- Ổn định lãi suất, vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế của một quốc gia bấp bênh và khó lập kế hoạch định hướng cho tương lai
- Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất, bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn
định cho các tổ chức tài chính của một quốc gia
3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ
➢ Công cụ trực tiếp
- Công cụ trực tiếp là “cách thức mà NHTW trực tiếp can thiệp vào mục tiêu giá
cả thông qua các qui định để tác động đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối của NHTM Các công cụ trực tiếp này thường được sử dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, khả năng tác động thông qua thị trường của NHTW là còn hạn chế”
- Như vậy, công cụ trực tiếp là “các mệnh lệnh tác động trực tiếp vào khối lượng cung tiền và lãi suất Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển và hoàn thiện, thì các công cụ này hầu như không còn vai trò là công cụ CSTT nữa” Một số công cụ trực tiếp từng đã được các NHTW sử dụng bao gồm:
cụ thể, hoặc biên độ giao động, hoặc quy định trần trên, sàn dưới các mức lãi suất đối với các NHTM khi tiến hành huy động và cho vay đối với nền kinh tế” Công cụ này thường được NHTW lựa chọn khi “không thể kiểm soát lãi suất thị trường thông qua các phương tiện thị trường hoặc khi chọn lãi suất dài hạn là mục tiêu chính sách”
Trang 26▪ Công cụ hạn mức tín dụng: NHTW qui định mức tăng trưởng tín dụng cho
từng NHTM căn cứ vào qui mô hoạt động của từng ngân hàng Công cụ này được áp dụng khi cơ chế truyền tải không chắc chắn
➢ Công cụ gián tiếp
- Công cụ gián tiếp là “cách thức tác động thông qua thị trường dưới điều kiện cung cầu về vốn, các công cụ này là nhằm vào bảng cân đối tiền tệ của NHTW Công cụ gián tiếp tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, ví dụ: như tổng dự trữ của các ngân hàng trung gian, lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng cung ứng tiền và lãi suất thị trường” Bao gồm:
- Dự trữ bắt buộc: “là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHTW, được xác định trên cơ sở tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi của NHTM trong một thời gian xác định”, các NHTM có “khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền Để khống chế khả năng này, NHTW buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào NHTW không được hưởng lãi Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM”
Khi lạm phát xảy ra, NHTW “nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm) Ngược lại, nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền Lý luận tương tự như trên, thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng) Như vậy, công cụ DTBB mang tính hành chính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và
Trang 27cực kỳ quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát Mặt khác, một điều bất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền
tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc, có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng Chính vì vậy, sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, có nền kinh tế ổn định”
- Lãi suất: là một công cụ quan trọng của CSTT của một quốc gia CSTT được áp dụng “nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tuỳ theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn” Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng “lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát”
- Thị trường mở, thông qua thị trường nay, NHTW có thể “tác động làm thay đổi tiền cơ sở (B) thông qua nghiệp vụ OMO bằng cách mua hay bán ra các trái phiếu chính phủ (TPCP)” và có thể “tiến hành mua TPCP từ một NHTM hay từ công chúng làm cho tiền cơ sở (B) tăng một lượng đúng bằng giá trị trái phiếu được NHTW mua vào, cho dù người bán trái phiếu cho Chính phủ để khoản tiền nhận được dưới dạng tiền mặt hay tiền gửi” Ngược lại, khi Chính phủ bán “TPCP cho NHTM hay công chúng, một lượng tiền cơ sở sẽ được rút khỏi lưu thông, tiền cơ sở giảm và cung ứng tiền giảm” Tuy nhiên, trong điều kiện các “yếu tố khác không đổi, hoạt động mua bán trái phiếu giữa các NHTM không làm thay đổi tiền cơ sở,
do đó không ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ” Thị trường mở được “tiến hành theo chủ ý của NHTW không vướng phải những chậm trễ về thủ tục hành chính, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào nên rất linh hoạt và chính xác” và được xem
Trang 28là “công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của CSTT Đây là thì trường diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau qua đó tác động lên tỷ giá”
- Tỷ giá hối đoái là “tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối
và là công cụ, là đòn bẩy “điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước của một quốc gia” Chính sách này “tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước” Về thực chất, tỷ giá không phải là “công cụ của CSTT vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên, ở nhiều nước, đặc biệt
là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho CSTT”
3.1.6 Theo dõi cơ chế của chính sách tiền tệ
➢ Theo dõi các chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế
Việc theo dõi các chỉ số tăng trưởng kinh tế vì tăng trưởng kinh tế cao tạo ra một nền kinh tế thịnh vượng hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một thời gian
cụ thể sẽ được theo dõi hàng tháng Đây là chỉ số đại diện trực tiếp nhất cho sự tăng trưởng kinh tế, nó thể hiện mức độ điều chỉnh sản xuất để đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ
Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi thu nhập quốc gia (GNP), gồm tổng thu nhập của các doanh nghiệp và các người lao động trong một khoảng thời giann cụ thể Một nhu cầu mạnh mẽ về hàng hóa, dịch vụ sẽ mang lại doanh thu lớn cho các công
ty Từ đó, tổng thu nhập của người lao động sẽ tăng lên do các công ty sẽ thuê nhiều nhân công hoặc tăng giờ làm để đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ
Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cũng được quan tâm, vì một trong những mục tiêu CSTT là duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thất không hẳn lúc nào cũng chỉ ra mức độ tăng trưởng kinh tế: nó chỉ đo số lượng chứ không phải là tính chất của các việc làm bị mất đi Trong giai đoạn kinh tê suy yếu, tỷ lệ
Trang 29này vẫn có thể thấp nếu như có nhiều công việc thuộc loại thu nhập thấp trong giai đoạn này
Một số chỉ tiêu khác như các chỉ số tăng trưởng trong các lĩnh vực cụ thể nền kinh tế, bao gồm: các chỉ số công nghiệp, chỉ số bán lẻ và chỉ số về doanh số bất động sản Một chỉ số tổng hợp kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để chỉ ra sự tăng trưởng kinh tế trên các lĩnh vực Ngoài còn có các chỉ tiêu phản ánh những điều kiện kinh tế gần đây mà các NHTW cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu dự báo (như chỉ số niềm tin tiêu dùng) để dự báo tăng trưởng kinh tế trong tương lai
➢ Theo dõi các chỉ báo lạm phát
Thị trường tài chính theo dõi chặt chẽ hai chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng, vì chúng có thể được sử dụng để báo lạm phát, là yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa và giá của một số chứng khoán
Ngoài ra, còn có một số chỉ báo lạm phát khác như giá dầu, giá vàng, tiền công,…do đó, sự tăng giá có thể là dấu hiệu kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tăng Trong một số trường hợp, các chỉ báo tăng trưởng kinh tế cũng được sử dụng để dự báo lạm phát Cụ thể: việc phát hành các báo cáo tốt có thể làm người ta lo lắng rằng nền kinh tế đang “nóng”, dẫn đến lạm phát do cầu kéo, điều này xảy ra khi chỉ tiêu quá mức kéo mức giá lên Mặc dù các báo cáo này cung cấp thông tin thuận lợi về tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng lại bất lợi cho việc kiềm chế lạm phát Các thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các báo cáo như thế, bởi các nhà đầu
tư có thể cho rằng NHTW sẽ phải tăng lãi suất để giảm đà lạm phát
3.1.7 Sự đánh đổi trong việc sử dụng chính sách tiền tệ
CSTT mở rộng có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khi CSTT thắt chặt có thể giảm lạm phát Do đó, NHTW phải xác định xem vấn đề nào quan trọng hơn, thất nghiệp hay lạm phát NHTW cũng không thể giải quyết hai vấn đề cùng một lúc Tuy nhiên, trong thực tế NHTW không thể hoàn toàn loại bỏ một trong hai vấn đề, mặc dù CSTT mở rộng có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn không đảm bảo rằng lao động phổ thông sẽ được thuê Mặc dù CSTT thắt chặt có thể giảm lạm phát do chỉ tiêu quá mức, nhưng nó vẫn không thể làm giảm lạm phát gây ra bởi các
Trang 30yếu tố khác như việc thỏa thuận giữa các thành viên của nhóm lợi ích về lợi nhuận Nếu như lạm phát quá cao, NHTW có thể chấp nhận và có thể xem xét việc thực hiện CSTT thắt chặt để làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Khi tốc độ kinh tế giảm, các nhà sản xuất có thể sẽ không tăng giá dễ dàng và vẫn duy trì lượng hàng hóa bán được, do đó người lao động ít có nhu cầu và có ít khả năng thương lượng
về lương Vì vậy, việc sử dụng CSTT thắt chặt để làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh
tế có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát Nhưng NHTW phải đánh đổi điều này với tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng Nền kinh tế có thể sẽ trở nên trì tuệ vì CSTT thắt chặt, doanh thu có thể giảm, hàng tồn kho tăng và các công ty có thể làm cắt giảm lực lượng lao động của mình và giảm sản xuất
Tóm lại, CSTT của NHTW ảnh hướng đến nhiều bộ phận của nền kinh tế Những tác động của CSTT rất đa dạng với nhiều gốc độ khác nhau, như: các hộ gia đình quan tâm theo dõi vì lãi suất cho vay mua xe và tài sản thế chấp của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi CSTT của NHTW; các doanh nghiệp quan tâm chi phí huy động vốn
từ các khoản vay và phát hành trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng; một số tổ chức khác bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu doanh nghiệp của họ nhạy cảm hơn với biến động lãi suất; các cơ quan bộ ngành quan tâm vì chi phí tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ bị ảnh hưởng
3.2 Tổng quan học thuật
3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài
Các bài nghiên cứu trước đây cho thấy phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm không chỉ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa CSTT, CSTK và các hoạt động thực tế,
mà còn từ các cuộc tranh luận về bản chất và tính hiệu quả của các chính sách, cũng như phương thức để đạt được mục tiêu
Theo tác giả Sim (1992) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng “nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp không thể giải thích được quy mô và tác động của CSTT một cách toàn diện”; Còn tác giả Bernanke và Gertler (1995) đưa ra các nghiên cứu cho thấy các biến khó xử lý là những yếu tố phù hợp trong quá trình xây dựng chính sách Biến đầu tiên được xem xét là tổng quy mô của nền kinh tế đã được mở rộng và gia tăng
Trang 31mức độ ảnh hưởng ra bên ngoài Song song đó, thành công của CSTT còn phụ thuộc vào mức độ đánh giá chính xác tác động lên tất cả các thành phần của nền kinh tế Theo Ronald Mangami (2011), những cam kết của NHTW Malawi trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng cung tiền trở thành chủ đề chính của các cuộc tranh luận về CSTT khi những cam kết ấy bị chi phối bởi giá cả của tiền và các hoạt động kinh tế Nhưng tiền tệ có tính trung lập, nên những tác động của CSTT có thể làm thay đổi GDP danh nghĩa hơn là GDP thực tế, ít nhất là trong dài hạn Còn trong ngắn hạn, CSTT có thể tạo sự giảm sút trong các hoạt động kinh tế, thông qua các chính sách tác động đến các mục tiêu thay thế và sản lượng thực tế (Walsh, 2003) 3.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), tác giả nghiên cứu về CSTT và CSTK những vấn đề phối hợp cần đặt ra, dựa trên khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa CSTT
và CSTK để chỉ ra những điểm cần phối hợp trong quá trình điều hành CSTT và CSTK của Việt Nam hiện nay nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Chính phủ
Nguyễn Thị Hiếu (2015), tác giả nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian từ quý 1/2002 đến quý 4/2014 và đồng thời đánh giá được tầm quan trọng của các chính sách này đến sự ổn định của nền kinh tế Qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành của hai chính sách này
Nguyễn Thị Vân Anh (2018), tác giả nghiên cứu tác động CSTT đến kinh tế vĩ
mô Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT, tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô cũng như thực trạng CSTT và tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017 Từ đó tác giả đưa ra các kết luận, thảo luận chính sách và đề xuất các khuyến nghị đối với CSTT góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2025
Trang 32Nhìn chung, từ các nghiên cứu trên các tác giả cho rằng, để có thể thực hiện CSTT của một quốc gia, NHTW phải xem xét một yếu tố rất quan trọng là chế độ tỷ giá mà quốc gia đó đang theo đuổi thực hiện Nếu chính sách tỷ giá hướng tới cố định thì CSTT ít có tác dụng, ngược lại chế độ tỷ giá theo hướng thả nổi mới giúp chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, điều này không xảy ra, do mục tiêu của các Chính phủ là ổn định tỷ giá để tạo
ra môi trường đầu tư ổn định, giúp thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài Điều đó có thể khiến các quốc gia đang phát triển đánh đổi giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh
tế và ổn định tiền tệ
3.3 Chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
3.3.1 Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)
FED đóng vai trò NHTW của Hoa Kỳ, có vai trò quản lý các NHTM và đưa ra CSTT quốc gia Chính sách này ảnh hưởng đến lãi suất và các chỉ số kinh tế khác
và điều chỉnh cung tiền nhằm mục tiêu tạo việc làm và ổn định giá cả ở Hoa Kỳ FED hiện nay có 5 bộ phận chính: Các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực; Các ngân hàng thành viên; Hội đồng thống đốc; Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) và Các ban cố vấn
Các công cụ được FED sử dụng để điều tiết cung tiền, bao gồm:
- FED thiết lập lãi suất chính sách hay còn gọi là lãi suất mục tiêu FED tạo ra
“kênh cho vay chiết khấu, lãi suất cho vay chiết khấu thấp hơn lãi suất cho vay thị trường liên ngân hàng và hoạt động này đã bị kiểm soát rất nghiêm ngặt” Lãi suất của FED cho các “khoản vay ngắn hạn đối với các thể chế nhận tiền gửi được biết đến như là lãi suất cho vay tín dụng sơ cấp và được xác định cao hơn lãi suất quỹ liên bang” Thông qua đó, các thể chế nhận tiền gửi dựa vào FED chỉ như một “sự phòng bị cho các khoản vay, vì họ có khả năng vay được các khoản vay ngắn hạn từ các thể chế nhận tiền gửi khác với mức lãi suất thấp hơn”
- Đối với thị trường mở, FED quản trị thanh khoản trên thị trường và tập trung hơn vào quản trị thanh khoản hàng ngày Mức tăng “cung tiền mục tiêu” và mức
“lãi suất được xác định” và “các hành động cần có để thực thi CSTT” theo lệnh của
Trang 33FOMC
- Đối với dự trữ bắt buộc, các thể chế nhận tiền gửi phải “có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc”, là một phần “các tài khoản tiền gửi của họ cần phải được giữ lại như một khoản dữ trữ cần thiết” Tỷ lệ này được xác định bởi hội đồng thống đốc Việc sử dụng “tỷ lệ dự trữ bắt buộc với vai trò là một công cụ CSTT có thể gây ra những xáo trộn bất ổn trong cung tiền” Khả năng để lỡ “mức cung tiền mục tiêu” sẽ cao hơn khi sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc FED thường dựa vào các “hoạt động thị trường mở thay vì các điều chỉnh trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc khi kiểm soát cung tiền”
Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, FED có là vai trò cho vay, các thể chế “nhận tiền gửi sử dụng thị trường quỹ liên bang chứ không phải cửa sổ chiết khấu của FED để vay ngắn hạn” Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, một số “thể chế nhận tiền gửi không thể vay được tiền trong thị trường quỹ liên bang được phép vay tiền từ cửa sổ chiết khấu” của FED Để đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng, FED đã đưa ra “nhiều phương tiện khác nhau để cung cấp các quỹ cho các thể chế tài chính và các tập đoàn khác” Các phương tiện này được tạo ra vì “các lo ngại về việc thiếu tính thanh khoản trong các thị trường tài chính và nhằm mục đích đảm bảo rằng các hãng bền vững có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tiền”, bao gồm: Công cụ hỗ trợ tín dụng cho các công ty chứng khoán hàng đầu; Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn; Chương trình đấu giá cho vay chứng khoán có kỳ hạn; Chương trình cấp vốn tín phiếu thương mại
Hiện tại, FED có xu hướng là “thắt chặt CSTT ngược lại với xu hướng của nhiều quốc gia khi mà tăng trưởng kinh tế của thế giới đang còn ở mức thấp, cụ thể: cuối năm 2016, FOMC đã nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ, và sau đó tăng thêm một lần nữa vào tháng 3/2017, trong tháng 6 năm 2017 FED tiếp tục tăng lãi suất lần 3 trong 6 tháng lên mức 1-1,25%/năm” Mỹ hiện là “nền kinh tế lớn nhất thế giới, những gì xảy ra ở Mỹ gây tác động lớn đến các quốc gia còn lại của thế giới” Lãi suất của FED đưa ra là “lãi suất mà các ngân hàng Mỹ thanh toán cho nhau cho các khoản vay qua đêm, nó lại đặt cơ sở cho lãi suất dài hạn trên khắp hệ