1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHA MAY GACH 12-08-14

118 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • PHẦN I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

  • 1. Tên Dự án

  • 2. Chủ đầu tư

  • 3. Vị trí địa lý của dự án:

  • 4. Mục tiêu của dự án:

  • 5. Quy mô đầu tư:

  • Phần II : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  • Phần III : BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU

  • Bảng 1: Đánh giá các tác động và các biện pháp giảm thiểu giai đoạn thi công và giai đoạn dự án sau khi đưa vào hoạt động

  • PHẦN IV : CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

  • Bảng 2: Chương trình giám sát chất lượng môi trường

  • II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

  • 2.1. Các căn cứ pháp lý

  • 2.2. Nguồn tài liệu và dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

  • 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

  • Nội dung và các bước thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm và trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm” tuân thủ theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 02/09/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; nghị định 29 /ND-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số số179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013: Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM như sau:

  • 4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

  • MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

  • 1.1. TÊN DỰ ÁN

  • 1.3. Vị trí địa lý của dự án:

  • 1.3.1. Vị trí dự án

  • 1.3.2. Các đối tượng tự nhiên

  • a. Hiện trạng đường giao thông dự án

  • Hiện tại đường số 1 và Sông cũ là 2 tuyến đường đối ngoại chính của khu đất

  • b. Hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt

  • Khu vực khu vực dự án đã có tuyến cấp nước.

  • c. Hiện trạng nguồn điện, lưới điện:

  • Hiện nay trong khu vực dự án có tuyến điện cao thế 35KV đi qua.

  • 1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội

  • a. Văn hóa, thông tin và thể dục thể thao

  • 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

  • 1.4.1. Mục tiêu của dự án:

  • 1.4.2 Quy mô dự án

  • 1.4.3. Quy mô đầu tư:

  • 1.4.5 Cơ sở hạ tầng :

  • TT

  • Hạng mục

  • Diện tích

  • (m2)

  • Giải pháp kết cấu chính

  • 1

  • Nhà xưởng sản xuất

  • 540

  • Móng cừ tràm, nhà kết cấu khung thép tổ hợp bao che tôn kim loại, mái lợp tôn kim loại mầu

  • 2

  • Nhà kho ximang

  • 525

  • Móng đơn BTCT mác 200; Nhà kết cấu khung thép tổ hợp, tường xây gạch kết hợp bao che tôn kim loại, mái lợp tôn kim loại mầu kết hợp tấm nhựa lấy sáng, cửa đi thép, cửa sổ khung nôm kính

  • 3

  • Bãi phơi ngoài trời

  • 450

  • Móng cấp phối đá dăm, bê tông nền mác 200 dầy 120mm

  • 1.4.6. Công nghệ sản xuất, trang thiết bị và nhu cầu nguyên vật liệu.

  • CHƯƠNG 2:

  • ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

  • 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

  • 2.1.1. Điều kiện địa hình, địa chất

  • 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường

  • 2.1.1. Điều kiện về địa hình và địa chất (Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2013)

  • - Khu vực triển khai dự án có địa hình tương đối thấp, phần lớn nằm trên các mương, ao, có cao độ bình quân khoảng -0,700m đến +0,90m, một phần nằm trên tuyến sông Cũ có cao độ -3,5m đến -1,0m.

    • 2.1.2. Điều kiện khí tượng - thủy văn

  • 2.2.1. Hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực dự án

  • 2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực dự án

  • 2.2.3. Hiện trạng môi trường nước ngầm tại khu vực dự án

  • 2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội tại Phường Tân Xuyên

    • 2.4.1. Tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ (Nguồn: Điều kiện kinh tế - xã hội Phường Tân Xuyên năm 2014)

  • 2.4.3. Sản xuất nông nghiệp

  • 2.4.4. Quản lý đô thị, vệ sinh môi trường

  • 2.4.5. Y tế

  • 2.4.6. Giáo dục

  • CHƯƠNG III

  • ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  • 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

  • Bảng 3. 1 : Các hạng mục thi công xây dựng dự án

  • Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu

  • Khối lượng các công việc thực hiện : Công trình được xác định thi công trong 2 năm . Khối lượng các công tác xây dựng dự án là tương đối lớn. Tổng lượng đào, đắp và vận chuyển nguyên vật liệu như có thể ước tính như trong Bảng 3.2

  • Nguồn : Cty TNHH một thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013

  • 3.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

  • Trong quá trình xây dựng cụm công trình dự án, các hoạt động xây dựng gây tác động chủ yếu đến nguồn tài nguyên sinh học, chất lượng không khí và nguồn nước mặt và nước ngầm, đất tại khu vực xung quanh, các tác động tới môi trường có thể có được tóm tắt như trong Bảng 3.3

  • Bảng 3. 3: Các tác động môi trường trong giai đoạn thi công.

  • Thời đoạn

  • Nội dung

  • Thời gian thực hiện

  • Tác động môi trường

  • 1

  • Xây dựng các hạng mục công trình của dự án

  • 5 tháng

  • - Tác động đến không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn

  • - Tác động tới môi trường nước mặt, nước ngầm, đất. Do tăng độ đục, tăng nguy cơ ô nhiễm; xáo trộn đất

  • - Tác động đến môi trường đất

  • - Tác động do chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng

  • 2

  • Hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng

  • -

  • - Tác động đến không khí , Đất, nước

  • - Tác động đến kinh tế, xã hội

  • Nguồn : Cty TNHH một thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013

  • a. Nguồn gây ô nhiễm không khí

  • Trong quá trình thi công xây dựng công trình các nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường không khí như sau :

  • - Bụi phát sinh trong quá trình san ủi mặt bằng, đào đắp;

  • - Tiếng ồn, bụi than và các chất khí SO2, NOx, CO, THC từ khói thải của các phương tiện thi công cơ giới, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh;

  • Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường;

  • - Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm, ... gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh;

  • - Khu vực chứa nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu, các hoá chất khác, ...

  • - Bụi từ công đoạn trộn vữa, bê tông.

  • Bảng 3. 4. Tóm tắt các nguồn gây tác động đến môi trường không khí

  • Số TT

  • Các hoạt động

  • Nguồn gây tác động

  • 1

  • Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, các hạng mục công trình của dự án

  • Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,…

  • Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

  • 2

  • Xây dựng hệ thống cấp thoát và xử lý nước, ...

  • Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,…

  • Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

  • 3

  • Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.

  • Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…

  • 4

  • Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình

  • Các thùng chứa xăng dầu.

  • 5

  • Sinh hoạt của công nhân

  • Sinh hoạt của 60 công nhân trên công trường

  • - Thành phần:

  • + Bụi vô cơ và hữu cơ (bụi ximăng, bụi đất, cát,…).

  • + Các khí SOx, CO2, NO2,…

  • + Các khí NH3, H2S,…

  • - Tải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí

  • Bụi

  • Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại khu vực bốc dỡ thường dao động trong khoảng 0,9 - 2,7 mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3 - 9 lần (QCVN 05 -2013, quy định bụi: 0,3 mg/m3). Ô nhiễm bụi sẽ giảm khi chất lượng đường sá được nâng lên và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu

  • Lượng bụi phát sinh khá lớn do đó các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu xây dựng sẽ được áp dụng triệt để. Tuy nhiên do điều kiện thời gian thi công ngắn, tần suất vận chuyển không liên tục và đoạn đường vận chuyển dài nên mức độ tác động là không nhiều. Đối với khu vực tập trung vật liệu, xây dựng công trình không có dân cư sinh sống nên mức độ tác động là không nhiều.

  • Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải

  • Tổng khối lượng vật liệu cần cho cụm công trình này như trình bày trong Bảng 3.3, lượng vật liệu này được các thiết bị thông công cơ giới như máy xúc, máy ủi, ghe, thuyền vận chuyển đến công trường xây dựng. Trên cơ sở đó ước tính được lượng ô nhiễm không khí phát sinh, xem Bảng 3.5

  • Bảng 3. 5. Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động giao thông trong giai đoạn xây dựng

  • Nguồn : Cty TNHH một thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013

  • Tổng lượng chất thải sinh ra trong khí thải của phương tiện vận chuyển vật liệu theo đánh giá như trên sẽ góp phần gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh.

  • Tiếng ồn

  • Tiếng ồn phát sinh từ các thiết bị như: xe lu, xe ủi, máy xúc, xe tải.

  • Độ ồn của các thiết bị sử dụng ở khai trường được liệt kê ở bảng sau:

  • Bảng 3. 6. Bảng liệt kê mức độ ồn của các thiết bị

  • STT

  • Thiết bị

  • Mức ồn (dBA),

  • cách nguồn 15 m

  • 1

  • Máy ủi

  • 77 – 80

  • 2

  • Máy đầm nén (xe lu)

  • 72 – 74

  • 3

  • Máy xúc

  • 80 - 85

  • 4

  • Còi xe tải

  • 82 – 85

  • Độ ồn lớn hơn khi các thiết bị hoạt động cùng lúc. Mức ồn lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân, làm mất tập trung khi lao động, gây mất ngủ, dễ dẫn đến tai nạn... Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thì mức ồn cho phép vào ban ngày không vượt quá 75 dB ở khu vực dân cư. Như vậy các nguồn ồn này tại khai trường có cường độ lớn hơn so với tiêu chuẩn. Trong giai đoạn xây dựng có nhiều phương tiện cơ giới hoạt động . Tổng hợp mức ồn của tất cả các thiết thiết bị, máy móc thi công cách nguồn 15m khoảng 95dB. Ta có cường độ ồn giảm 6dB khi khoảng cách tăng gấp đôi. Nghĩa là tại khoảng cách 30m, mức ồn giảm xuống còn 89dB.

  • Ta có bảng tổng hợp cường độ ồn giảm theo khoảng cách như sau:

  • Bảng 3. 7. Bảng tổng hợp cường độ ồn giảm theo khoảng cách

  • Khoảng cách (m)

  • 15

  • 30

  • 60

  • 120

  • 240

  • Cường độ ồn (Db)

  • 95

  • 89

  • 83

  • 77

  • 71

  • b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.

  • - Nước mưa chảy tràn

  • - Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường

  • - Nước thải nhiễm dầu mỡ của các phương tiện vận chuyển.

  • - Công tác đào và vận chuyển đất

  • - Công tác bơm cát san lấp mặt bằng

  • - Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng

  • - Các phương tiện, thiết bị thi công

  • Ứng với từng thời đoạn thi công khác nhau, khối lượng các công việc thực hiện cũng khác nhau, do đó các phương tiện, thiết bị thi công cơ giới cũng được điều động với số lượng khác nhau.

  • Số lượng các phương tiện thi công cơ giới dự kiến để đảm bảo đúng tiến độ thi công như sau (Xem Bảng 3.8).

  • Bảng 3. 8. Tổng hợp các thiết bị thi công cơ giới.

  • STT

  • Thiết bị

  • Số lượng

  • 01

  • Máy xúc gầu xấp KOBE 4321

  • 1

  • 02

  • Máy ủi

  • 1

  • 03

  • Máy bơm cát

  • 1

  • 04

  • Đầm rung chân cừu

  • 3

  • 05

  • Trạm trộn bê tông di động 300L

  • 3

  • 06

  • Xe chở cát

  • 3

  • STT

  • Tác động

  • Đối tượng

  • Mức độ

  • Giai đoạn thi công

  • 1

  • Máy móc hoạt động trong công trường xây dựng, bao gồm xe vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị nặng

  • Không khí

  • Tiếng ồn, bụi và khí thải từ xe cộ, ảnh hưởng đến các công trường xây dựng và khu vực xung quanh. Tác động nhỏ và ngắn hạn.

  • Nước

  • Rò rỉ dầu, cặn dầu, nước mưa chảy tràn ảnh hưởng đến khu vực xây dựng và vùng lân cận. Tác động nhỏ và ngắn hạn.

  • Con người và hệ sinh thái

  • Sự xuống cấp của chất lượng môi trường không khí và nước. Tác động trung bình, ngắn hạn.

  • Vận tải địa phương và cơ sở hạ tầng.

  • Gia tăng sức ép, gây ra sự suy giảm chất lượng của hệ thống đường giao thông hiện có, làm tăng nguy cơ tai nạn trong khu vực. Tác nhỏ và ngắn hạn.

  • 2

  • Thực hiện các công trình của dự án

  • Không khí, nước và môi trường đất

  • Chất thải rắn, lỏng và khí thải trong quá trình xây dựng sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường. Tác động này là trung bình và ngắn hạn.

  • Cảnh quan

  • Chất thải và ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan và thẩm mỹ. Tác động là nhỏ và ngắn hạn.

  • 3

  • Sự xáo trộn do lực lượng công nhân tại công trường xây dựng

  • Không khí, nước và môi trường đất

  • Chất thải từ các công nhân sẽ ảnh hưởng đến môi trường xây dựng, các lán trại và các vùng lân cận. Tác động này là nhỏ và ngắn hạn.

  • Văn hóa, kinh tế, xã hội

  • Người lao động từ các khu vực khác chuyển đến làm việc tại công trình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng địa phương, gia tăng các dịch vụ và nguy cơ xung đột, tệ nạn xã hội vv. Tác động này là trung bình và ngắn hạn.

  • Nguồn : Cty TNHH một thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013

  • Dự báo mức độ tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng dự án được trình bày ở bảng 3.10

  • Bảng 3. 10. Dự báo mức độ tác động đến môi trường do thi công xây dựng dự án

  • Hoạt động

  • Đất

  • Nước

  • Không khí

  • Tài nguyên sinh học

  • Kinh tế

  • xã hội

  • San lấp mặt bằng

  • +++

  • +++

  • +++

  • +

  • +

  • Xây dựng các hạng mục công trình của dự án

  • +++

  • ++

  • ++

  • +

  • +

  • Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.

  • +

  • +

  • +++

  • +

  • +

  • Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình.

  • +

  • +

  • ++

  • +

  • +

  • Sinh hoạt của công nhân tại công trường

  • +

  • ++

  • ++

  • +

  • +

  • Nguồn : Cty TNHH một thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013

  • Ghi chú:

  • + : Ít tác động có hại;

  • ++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình;

  • +++ : Tác động có hại ở mức mạnh.

  • 3.1.5. Đánh giá tác động:

  • 3.1.5.1. Tác động đến môi trường không khí

  • a. Tác động do bụi

  • Bụi phát sinh từ đất, đá, nguyên vật liệu xây dựng trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường, sức khỏe của người dân. Đặc biệt là những công nhân đang làm việc, thi công trên công trường, tuy nhiên khu vực này còn nhiều diện tích cây xanh bao quanh nên sẽ hấp thụ tương đối đáng kể lượng bụi phát sinh. Nhưng thời gian tiếp xúc với các tác nhân là dài với nồng độ tương đối cao cũng có thể gây một số bệnh về đường hô hấp ( mũi họng, phế quản, khí quản…) các bệnh ngoài da ( nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da..) các bệnh về mắt ( viêm mí mắt, viêm giáp mạc mắt), các bệnh về đường tiêu hóa….

  • Bụi ô nhiễm này còn có tác dụng xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ chậm phát triển, lá úa vàng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển, đơm hoa kết trái của cây trồng. Tác động do khí thải của các phương tiện cơ giới.

  • * Tác hại của khí SO2

  • + Đối với môi trường:

  • SO2 được xem là chất gây ô nhiễm nhất trong họ sunfuroxit. Khí SO2 là khí không màu, không cháy, có vị hăng cay. Do quá trình tác dụng của quang hoá học hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 bị oxy hoá và biến thành khí SO3 trong khí quyển, chúng lại tác dụng với hơi nước trong không khí ẩm ướt và biến thành axit sunfuaric hay các muối sunfat sau đó nhanh chóng tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng.

  • + Đối với sức khoẻ:

  • SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu qua quá trình tuần hoàn.

  • Độc tính chung của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B, C, ức chế enzym oxydaza. Nếu hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+.

  • Nồng độ gây độc

  • (mgSO2/m3)

  • Mức độ gây độc

  • 20 – 30

  • Giới hạn của độc tính

  • 50

  • Kích thích đường hô hấp, ho

  • 130 – 260

  • Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)

  • 1000 – 1300

  • Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)

  • Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000.

  • * Tác hại của NOx

  • Một số thực vật có tính nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ nO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng khoảng 1 ngày. Nếu nồng độ NO2 nhỏ hơn, khoảng 0,35 ppm thì thời gian tác dụng khoảng một tháng.

  • Đối với khí NO ở nồng độ thường có trong không khí thì không có tác dụng kích thích và gây tác hại cho sức khoẻ con người. Nó chỉ gây tác hại khi bị oxy hoá thành NO2.

  • * Khí oxytcacbon (CO)

  • Khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị, có khả năng gây ảnh hưởng đến con người và động vật. Khả năng đề kháng của con người đối với khí CO là rất thấp, có thể gây chết đột ngột khi hít phải khí CO, do loại khí này tác dụng mạnh với Hemoglobin (Hb) tạo thành Cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển Oxy của máu đến các tổ chức, tế bào. Ngoài ra, CO còn tác dụng với sắt trong xytocrom – oxydaz, men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy, làm mất hoạt tính của men, dẫn đến tình trạng thiếu oxy càng trầm trọng.

  • Nồng độ CO trong không khí (ppm)

  • Nồng độ hbco trong máu (phần đơn vị)

  • Mức gây độc

  • 50

  • 0,07

  • Nhiễm độc nhẹ

  • 100

  • 0,12

  • Nhiễm độ vừa và chóng mặt

  • 250

  • 0,25

  • Nhiễm độc nặng và chóng mặt

  • 500

  • 0,45

  • Buồn nôn, nôn, trụy tim mạch

  • 1000

  • 0,60

  • Hôn mê

  • 10000

  • 0,95

  • Tử vong

  • nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000.

  • * Khí cacbonic (CO2)

  • Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy. Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm 0,003 – 0,006 %. Nồng độ tối đa cho phép của CO2 là 1%. Ngoài ra khí CO2 cũng là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, sự gia tăng nhiệt độ không khí, làm tăng mực nước biển, tạo ra sự rối loạn về khí hậu gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người.

  • * Mùi (mùi từ quá trình phân hủy thức ăn thừa, mùi bùn, mùi do cây xanh phân hủy, mùi xăng dầu từ máy móc thi công): Mùi hôi trước hết tạo cảm giác khó chịu, gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,… Tiếp xúc lâu dài dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt đối với những người có tiền sử về các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

  • Nhận xét chung, theo kết quả tính toán ở bảng 3.6 cho thấy nồng độ các khí trong khói thải của phương tiện vận chuyển cát, các phương tiện cơ giới thi công vẫn còn khá thấp và thấp hơn quy chuẩn cho phép. Nên ảnh hưởng của các loại khí này đến sức khỏe con người và động vật là không đáng kể. Ở đây cần quan tâm đến lượng bụi phát sinh do rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. Vì hai bên đường có khu dân cư sinh sống nên bụi không chỉ ảnh hưởng đến người đi đường mà còn ảnh hưởng đến khu dân cư.

  • c. Tác động do tiếng ồn

  • - Đánh giá ô nhiễm do hoạt động của trạm trộn bê tông

  • Hoạt động trộn bê tông chủ yếu gây tiếng ồn và khói thải của động cơ đốt dầu diesel. Trên công trường có 1 trạm trộn. Do khu vực trộn bê tông xa khu dân cư nên nhìn chung mức độ ảnh hưởng do hoạt động của trạm trộn bê tông là không nhiều.

  • - Ô nhiễm chấn động và tiếng ồn trong giai đoạn thi công

  • Trong quá trình thi công thì các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn và chấn động bao gồm: tiếng ồn từ xe vận chuyển nguyên vật liệu, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, tiếng ồn từ các máy xúc, máy ủi, xe lu, máy đầm, hoạt động bơm cát san lấp mặt bằng xây dựng

  • Tiêu chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư cho phép là 60 dB vào ban ngày và 45 - 55 dB vào ban đêm. Trong khu vực sản xuất xen kẽ các khu dân cư là 75 dB vào ban ngày và 50 - 70 dB vào ban đêm.

  • Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dB, xe tải - xe khách: 84 - 95 dB, xe mô tô: 94 dB, ...Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ của người chịu tác động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh về tai. Tuy nhiên, lượng xe cơ giới tại công trình không nhiều và ở vùng nông thôn nên tiếng ồn bị phân tán và tác động sẽ không đáng kể

  • d. Các tác động từ các máy móc có gia nhiệt, máy hàn

  • Trong quá trình hàn điện sẽ sinh ra một số ôxit kim loại như Mn, Zn, Pb. Tác động của các ôxit này đến sức khỏe con người như sau:

  • Mangan (Mn): gây tác dụng cục bộ như kích ứng ống tiêu hóa và phổi, gây bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu kèm theo hiện tượng sốt, có các dấu hiệu lâm sàng, viêm phổi. Ngoài ra, Mn còn gây độc trên hệ thần kinh trung ương làm trí nhớ giảm sút, tự dưng chậm chạp, run.

  • Kẽm (Zn): các muối kẽm làm săn da và niêm mạc, gây ăn da, kích ứng đường tiêu hóa,... ngoài ra, kẽm còn gây nôn khi vào bằng đường miệng, gây sốt, mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu, ảo giác đôi khi tinh thần bị lẫn lộn,...

  • Chì (Pb): chì có độc tính cao nên có thể gây tác hại cho toàn bộ cơ thể như tác hại đến hệ thống tạo huyết của cơ thể làm rối loạn tổng hợp Hb (hồng cầu máu), ảnh hưởng đến hình thái tế bào, làm giảm tuổi thọ hồng cầu và gây thiếu máu.

  • Đồng thời, chì còn gây tác hại cho hệ thần kinh trung ương gây bệnh não do chì tạo ra các triệu chứng như vật vã, dễ cáu giận, nhức đầu, mỏi cơ, mất trí nhớ, mê sảng,... trường hợp khỏi bệnh sẽ để lại di chứng teo vỏ não, tràn dịch não, ngu đần, mất cảm giác. Ngoài ra, chì còn tác hại đến thận, hệ tiêu hóa,...

  • Khi hàn điện còn sinh ra tia hồng ngoại, tia cực tím ở nhiệt độ cao (khoảng 4.000oC). Tác hại của các tia này đến sức khỏe con người như sau:

  • Tia hồng ngoại: trước hết gây tác hại cho mắt làm đục giác mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, làm tăng nhiệt độ thủy dịch, làm khô mắt. Tia hồng ngoài còn gây tác hại trên da làm giãn mao mạch, tăng sắc tố, da ban đỏ nặng có thể gây phù da, tăng nhiệt độ da ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt gây cảm giác đau rát. Mặt khác, tia hồng ngoại còn làm giảm khả năng miễn dịch ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh, viêm mũi họng, viêm xoang,...

  • Tia cực tím: gây tác hại trên da làm da bị cháy nặng, tăng hắc sắc tố, phần da hở bị sạm, viêm da, da khô mất khả năng đàn hồi tăng nguy cơ phát triển các bệnh ác tính ngoài da. Ngoài ra, tia cực tím còn gây tác hại cho mắt làm viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, đục nhân mắt, tổn thương võng mạc.

  • 3.1.5.2. Tác động đến tài nguyên nước.

  • Quá trình thi công công trình tác động đến môi trường nước bởi những hoạt động sau:

  • a. Nguồn gây ô nhiễm xuất phát từ các phương tiện hoạt động tại công trường

  • Các loại xăng, dầu nhớt có thể bị rò rỉ ra từ các phương tiện vận chuyển, khu vực lưu trữ và các thiết bị sử dụng tại công trường theo nước mưa chảy vào các kênh rạch… thấm vào đất góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực.

  • Khả năng xảy ra sự ô nhiễm xăng dầu nhớt, các vật liệu lỏng khác, … từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị tại công trường là rất ít, tuy nhiên mức độ gây ô nhiễm của xăng dầu nhớt lên nguồn nước là rất cao do mức độ lan toả của chúng trên mặt nước là rất lớn, khả năng phân huỷ chậm, các chất hữu cơ gây ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật trong nước do tác dụng ngăn cản sự khuyếch tán của ôxy không khí vào trong nước.

  • Tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu

  • Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu nhìn chung không tác động nhiều đến chất lượng nước. Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước như: Bụi, đất cát, xi măng, nhựa đường, … rơi vãi trực tiếp hoặc bị nước mưa cuốn xuống kênh rạch làm tăng độ đục và gây ô nhiễm một số chỉ tiêu khác của nguồn nước.

  • Ảnh hưởng của đào đất xây dựng, san lấp mặt bằng xây dựng, tác động của việc xây dựng đường giao thông đến nguồn nước

  • Quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng xây dựng, hệ thống tiêu thoát nước làm phát sinh ra yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước:

  • - Một lượng đất cát, vật liệu xây dựng trên mặt bằng thi công sẽ rơi và lắng xuống các kênh rạch góp phần làm gia tăng hàm lượng chất rắn và độ đục của nước;

  • - Nước các con kênh, rạch, khu vực dự án sẽ bị dao động mạnh làm tăng độ đục tầng đáy, đất đá đổ đồng thời góp phần làm tăng độ đục của tầng mặt gây ảnh hưởng đến môi trường nước;

  • - Khi cát, đất đá được đổ lấp làm thay đổi đặc trưng của dòng chảy, tăng nguy cơ xói lở và ảnh hưởng chất lượng nước....

  • Tóm lại : Độ đục được đánh giá có tác động nặng nề nhất do quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng xây dựng, thời gian kéo dài 1-2 tháng dẫn tới môi trường nước bị nhiễm bẩn trong thời gian khá dài. Theo tính toán, dự án thực hiện cần một lượng vật liệu xây dựng khoảng 7000m3. Nếu ước tính 0,2% khối lượng cát bơm đắp được chuyển thành bùn chất lơ lửng, thì lượng bùn lơ lửng tạo ra khoảng 14 tấn. Lượng bùn lơ lửng còn được gia tăng thêm do được tăng cường bởi nước mưa chảy tràn. Chính vì vậy độ đục của nước trong kênh sẽ tăng mạnh vào thời gian thi công. Dòng bùn, chất lơ lửng được chuyển vào trạng thái lơ lửng gây đục nước sông, làm giảm chất lượng nguồn nước và gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động lấy nước của các hộ dân phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đây được xem là tác động tiêu cực nhất đến môi trường do thực hiện dự án trong thời gian thi công.

  • b. Tác động do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại công trường

  • Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.

  • Với khối lượng công việc lớn mà phải hoàn thành trong thời gian ngắn, do đó các cán bộ và công nhân làm việc tại công trường theo chế độ 1-2ca. Theo thiết kế số lượng công nhân tập trung tại công trường 20 người.

  • Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường là nhỏ, nhưng đa số cán bộ công nhân tập trung tại khu vực lán trại, khu vực dự án không có dân cư tập trung, , nên ảnh hưởng tới chất lượng môi trường do nước thải sinh hoạt từ khu vực lán trại là không lớn. Tuy nhiên chủ đầu tư cần có những biện pháp khống chế ô nhiễm từ nguồn thải này.

  • Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không được xử lý) được đưa ra trong Bảng 3.14

  • Bảng 3. 14. Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày tính theo đầu người

  • STT

  • Chất ô nhiễm

  • Khối lượng (g/người.ngày)

  • 01

  • BOD5

  • 45 -54

  • 02

  • COD

  • 72 - 102

  • 03

  • Chất rắn lơ lửng

  • 70 - 145

  • 04

  • Dầu mỡ

  • 10 - 30

  • 05

  • Tổng Nitơ

  • 6 - 12

  • 06

  • Amoni

  • 2,4 - 4,8

  • 07

  • Tổng Photpho

  • 0,8 - 4,0

  • Nguồn : Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – 1993.

  • + Nước thải sinh hoạt: Khi tiến hành triển khai các hạng mục xây dựng ước tính vào cao điểm có khoảng 20 người tham gia lao động. Lực lượng lao động này chủ yếu sử dụng nước để vệ sinh chân tay và một phần sử dụng vào quá trình tiêu tiểu nên ước tính mỗi lao động hàng ngày thải ra khoảng 30lít/người/ngày. Cụ thể như sau:

  • Nước thải vệ sinh tay chân:

  • 20người x 15lít/người/ngày đêm = 300lít/ngày = 0,3m3/ngày đêm.

  • Nước thải tiêu tiểu:

  • 20người x 15lít/người/ngày đêm = 300lít/ngày = 0,3m3/ngày đêm.

  • 30 lít/người/ngày đêm – lượng nước cho một công nhân thi công ngoài công trường 10 lít/ca x 3ca/ngày đêm, tính cho trường hợp cao nhất là 3 ca (Nguồn: Giáo trình Cấp thoát nước – Đỗ Trọng Miên, Vũ Đình Dịu – NXB Xây dựng năm 2005)

  • Tải lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc tại công trình trong giai đoạn xây dựng như sau (xem Bảng 3.15).

  • Bảng 3. 15. Tải lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc tại công trình trong giai đoạn xây dựng.

  • STT

  • Chất ô nhiễm

  • Tải lượng

  • (kg/ngày)

  • Tải lượng tối đa

  • (kg/ngày)

  • 1

  • BOD5

  • 2,25 - 2,7

  • 2,7

  • 2

  • COD

  • 3,6-5,1

  • 5,1

  • 3

  • Chất rắn lơ lửng

  • 3,5-7,25

  • 7,25

  • 4

  • Dầu mỡ

  • 0,5-1,5

  • 1,5

  • 5

  • Tổng Nitơ

  • 0,3-0,6

  • 0,6

  • 6

  • Amoni

  • 0,12-0,24

  • 0,24

  • 7

  • Tổng Photpho

  • 0,04-0,2

  • 0,2

  • Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trình trong giai đoạn xây dựng được ước tính, như sau (xem bảng 3.16):

  • Bảng 3. 16. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án giai đoạn xây dựng.

  • STT

  • Chất ô nhiễm

  • Nồng độ các chất

  • ô nhiễm (mg/L)

  • QC 14/2008/BTNMT (Cột B)

  • Không xử lý

  • Bể tự hoại

  • 01

  • BOD5

  • 450-540

  • 247,5-297,00

  • 50

  • 02

  • COD

  • 720-1020

  • 396-561

  • 03

  • Chất rắn lơ lửng

  • 700-1050

  • 385-577,5

  • 100

  • 04

  • Dầu mỡ

  • 100-300

  • 55-165

  • 20

  • 05

  • Tổng Nitơ

  • 60-120

  • 33-66

  • 06

  • Amoni (theo Nitơ)

  • 24-48

  • 13,2-26,4

  • 10

  • 07

  • Tổng Photpho

  • 8,00-40

  • 4,4-22

  • 50

  • Ghi chú:

  • Tiêu chuẩn nước thải - Giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm cho phép trong nước thải khi thải vào nguồn nước sông cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

  • Nhận xét:

  • So sánh kết quả nồng độ sau khi qua bể tự hoại với QC 14/2008/BTNMT (Cột B), cho thấy nước thải của công nhân làm việc tại công trình, nồng độ các chất ô nhiễm còn cao nhiều so với tiêu chuẩn, ngoài ra vẫn còn một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh chưa được tính đến, do vậy cần thiết kế thêm bể lọc và khử trùng để xử lý nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn.

  • Nước thải không xử lý có thể là nguồn gây bệnh truyền nhiễm đối với nhân dân trong khu vực hạ lưu thông qua việc sử dụng các thuỷ sản nhiễm dầu, sử dụng nước bị ô nhiễm.

  • 3.1.5.3. Tác động tới chất lượng nước ngầm.

  • Các nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm trong quá trình thi công, xây dựng cụ thể như sau:

  • - Quá trình thi công đóng cọc, khoan, đào hố xây dựng móng và trụ gây thủng tầng đất mặt làm cho có sự trao đổi trực tiếp giữa nước mặt bị ô nhiễm và nước ngầm, gây ô nhiễm tầng nước ngầm.

  • - Đối với các tầng nước ngầm nông, việc đào đắp, san ủi mặt bằng sẽ làm cho các mạch nước ngầm bị lộ ra, nước mặt và nước mưa chứa chất ô nhiễm xâm nhập vào tầng nước ngầm gây nên sự ô nhiễm tầng nước ngầm.

  • - Nước mặt là nguồn cung cấp nước cơ bản cho nước ngầm, vì thế sự ô nhiễm nước mặt sẽ dẫn đến ô nhiễm các tầng nước ngầm.

  • - Các loại nhiên liệu (xăng, dầu nhớt, dung môi hữu cơ, …) có thể bị rò rỉ ra từ các phương tiện vận chuyển và các thiết bị sử dụng, kho lưu trữ tại công trường sẽ theo nước mưa chảy xuống các kênh mương, thấm vào đất là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tại khu vực dự án.

  • 3.1.5.4. Tác động nguồn lợi dưới nước, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thủy sản

  • Khi thi công các công trình thì việc rửa trôi đất đá xuống dòng sông, kênh, rạch và các lưu vực nước lân cận gây tác động quan trọng nhất đối với hệ sinh thái dưới nước, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và các ao nuôi do việc tăng hàm lượng TSS, TDS, tổng Fe sẽ làm giảm cường độ hô hấp và cường độ dinh dưỡng của thuỷ sinh vật, làm tắc bộ máy lọc thức ăn của các loài phiêu sinh và cá ăn nổi. Do đó, vùng phân bố của nguồn lợi thủy sản trên các kênh rạch di chuyển sang các lưu vực khác nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt vì hầu hết các loài cá, tôm ở thành phố Cà Mau là cá ăn tạp. Chúng chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ ở ven bờ và sinh vật đáy.

  • 3.1.5.5. Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực

  • Nhìn chung các tác động tiêu cực của dự án đến kinh tế xã hội là không nhiều, các tác động đến kinh tế xã hội chủ yếu xảy ra trong quá trình san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng xây dựng. Một số tác động của quá trình thi công xây dựng dự án đến KTXH khu vực có thể được tóm tắt như sau :

  • - Tác động tích cực trong việc tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động tại địa phương.

  • - Do sự tập trung một số lượng lao động tại công trường nên có thể gây mất trật tự an ninh tại khu vực;

  • + Mâu thuẫn giữa công nhân lao động với người dân địa phương

  • + Mâu thuẫn giữa các công nhân lao động.

  • + Một số tệ nạn xã hội có thể xảy ra như ; trộm cắp, rượu chè, bài bạc…gây mất trật tự an ninh khu vực

  • - Việc xây dựng các lán trại tạm thời cho công nhân sinh sống, thiếu thốn cơ sở vật chất, môi trường sống chịu nhiều tác động có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân cũng như cộng đồng dân cư sống lân cận dự án.

  • - Hoạt động san lấp mặt bằng xây dựng sẽ làm gây mất cảnh quan môi trường.

  • - Hoạt động của dự án sẽ tập trung khoảng 20 công nhân lao động và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng là tương đối lớn. Nếu chủ đầu tư dự án thu mua nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương sẽ dễ dẫn đến tình trạng gây biến động giá cả nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của người dân.

  • 3.1.5.6. Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra

  • + Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông

  • Tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể xảy ra đối với các hoạt động xây dựng. Nếu như chủ dự án không có các phương án xây dựng, quản lý thích hợp. Chúng tôi có thể tóm tắt một số tai nạn có thể xảy ra như sau :

  • - Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân sử dụng các phương tiện đi lại từ nhà đến công trường và ngược lại, dạng tai nạn này cũng có thể xảy ra ngay trên công trường do các phương tiện thi công và vận chuyển nguyên vật liệu gây ra đối với công nhân.

  • - Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động,...;

  • - Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công cũng có thể gây tai nạn đáng tiếc.

  • - Công việc lao động nặng nhọc, thời giam làm việc liên tục và lâu dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến khoẻ của công nhân, gây tình trạng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất xỉu cho công nhân tại công trường nhất là đối với những công nhân có sức khỏe yếu và công nhân nữ

  • + Sự cố cháy nổ

  • Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau :

  • - Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị kỹ thuật trong quá trình thi công (sơn, xăng, dầu DO, ...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất và môi trường;

  • - Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân;

  • - Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (hàn xì, đun, ...) có thể gây ra cháy, phỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.

  • Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của con người, tài sản và môi trường khu vực.

  • 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

  • Tuỳ thuộc vào qui trình hoạt động, trang thiết bị phục vụ, nguyên vật liệu sản xuất, công tác quản lý,… sẽ sinh ra các chất thải, các tác động khác có ảnh hưởng đến môi trường vi khí hậu và môi trường xung quanh một cách khác nhau.

  • Đối với nước thải sinh hoạt

  • - Nguồn gốc phát sinh

  • Nước thải sinh hoạt thải ra từ các dịch vụ vui chơi giải trí, từ khu vực nhà nghỉ, từ căn tin, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.

  • Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án.

  • - Thành phần

  • Chứa hàm lượng chất hữu cơ cao (các hợp chất có chứa: Nitơ, Photpho, Cacbon, Hydrat, Lưu huỳnh,…), dầu mỡ động thực vật, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa và vi sinh gây bệnh.

  • Sơ đồ 3.1: Thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt

  • - Lượng thải

  • Nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh từ các hoạt động của dự án

  • 30 nhân viên:

  • 30 x 100 lít/người/ngày đêm = 3 m3/ngày đêm

  • (Tiêu chuẩn thải cho 1 người là 100 lít/người/ngày đêm, nguồn: Công trình xử lý nước thải của Lê Anh Tuấn, Trường Đại Học Cần Thơ, Năm 2005).

  • Theo ước tính, số lượng cán bộ nhân viên phục vụ dự án mỗi ngày vào khoảng 30 người, căn cứ hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) có thể tính ra tải lượng ô nhiễm như trong bảng 3.18 và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của dự án như trong bảng 3.18

  • Bảng 3. 18. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

  • Chất ô nhiễm

  • Khối lượng (kg/ngày)

  • BOD5

  • 22,5 – 27

  • COD

  • 28,8 – 51

  • Chất rắn lơ lửng (SS)

  • 35 – 72,5

  • Dầu mỡ phi khoáng

  • 5 – 15

  • Tổng Nitơ (N)

  • 3 – 6

  • Amoni (N-NH4)

  • 1,2 – 2,4

  • Tổng Phospho

  • 0,4 – 2

  • Bảng 3. 19. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

  • Chất ô nhiễm

  • Nồng độ (mg/l)

  • Không qua

  • xử lý

  • Qua xử lý bằng

  • bể tự hoại

  • QCVN 14: 2008

  • Cột B

  • BOD5

  • 204,6 – 245,5

  • 100 - 200

  • 50

  • COD

  • 327,3 – 463,6

  • 180 - 360

  • 100 (QCVN 40)

  • Chất rắn lơ lửng (SS)

  • 318,2 – 659,1

  • 80 - 160

  • 100

  • Dầu mỡ gốc động thực vật

  • 45,5 – 136,4

  • -

  • 20

  • Tổng Nitơ (N) – Nitrat theo Ni tơ

  • 27,3 – 54,5

  • 20-40

  • 50

  • Amoni (N-NH4)

  • 10,91 – 21,82

  • 5-15

  • 10

  • Tổng Phospho

  • (Phosphat PO43-)

  • 3,64 – 18,2

  • 2-10

  • 6

  • Tổng Coliform

  • 106 - 109

  • 104

  • 5x103

  • Ghi chú:

  • QCVN 14: 2008 - Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn cho phép

  • Nhận xét :

  • So sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải được phép thải ra môi trường theo yêu cầu (QCVN 14: 2008 , Loại B) cho thấy nước thải sinh hoạt sau xử lý cục bộ bằng bể tự hoại có nồng độ BOD vượt tiêu chuẩn 3,3 –6,7 lần, COD vượt tiêu chuẩn từ 1,8 - 3,6 lần, SS vượt tiêu chuẩn 1,6 – 3,2 lần. Do vậy, sau khi xử lý bể tự hoại, nước thải tiếp tục qua hệ thống xử lý nước thải tập trung để đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

  • - Đánh giá tác động:

  • Cặn lơ lửng trong nước thải khi thải vào nguồn nước sẽ làm tăng độ đục, ngăn cản sự xâm nhập của ánh sáng vào nước, gây ảnh hưởng đến các loài động thực vật thủy sinh như cá, tôm, rong, tảo,…

  • Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ phân huỷ, nồng độ chất hữu cơ khá cao, thành phần là protein, dầu mỡ,… khi ở môi nước tự nhiên sẽ bị phân huỷ nhanh chóng, vi sinh sử dụng oxy tự nhiên, chất hữu cơ, dầu mỡ, chất khoáng để ăn chất hữu cơ này và thải ra chất hữu cơ đơn giản, sinh ra mùi hôi là các khí cacbonic, mêthan, amoniac, sunfua,… có mùi khó chịu, làm cho chất rắn lắng xuống tạo thành bùn có màu đen.

  • Lượng Coliforms trong nước thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân làm cho môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh, làm tăng khả năng lan truyền dịch bệnh trong môi trường nước gây tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản và sức khỏe con người.

  • Vì vậy, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên tại dự án cần được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra kênh, rạch.

  • Khi nước thải bị ô nhiễm sẽ có mùi hôi đặc trưng do phân hủy các chất hữu cơ, đồng thời tạo ra mùi rất khó chịu làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến dân cư xung quanh nếu không có biện pháp thu gom và xử lý thích hợp.

  • Một phản ứng minh hoạ cho quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong nước thải như sau:

  • Ta thấy vi khuẩn sử dụng chất hữu cơ là một chất hữu cơ phức tạp bao gồm nhiều nguyên tư cacbon, hydro, các gốc ni tơ, lưu huỳnh, oxy,… tạo ra các chất đơn giản hơn, sản phẩm của quá trình phân huỷ này sinh ra mùi hôi nếu không cung cấp đủ oxy, môi trường thích hợp và tỷ lệ dinh dưỡng trong nước thải.

  • Khi mới xâm nhập vào môi trường nước mặt nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bị pha loãng nên chưa phát hiện ô nhiễm (do lúc đầu các kênh rạch còn có khả năng pha loãng và tự làm sạch) nhưng với nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải được tích tụ ngày càng nhiều dần dần khả năng xử lý tự nhiên giảm đi làm cho chất lượng nước mặt ngày một ô nhiễm hơn và tác động đến nuôi trồng thủy sản của khu vực.

  • Tóm tắt các tác động đến môi trường nước do nước thải sinh hoạt

  • Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng 3.20.

  • Bảng 3. 20. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

  • Số TT

  • Thông số

  • Tác động

  • 1

  • Nhiệt độ

  • Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO)

  • Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học

  • Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước

  • 2

  • Các chất hữu cơ

  • Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước

  • Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh

  • 3

  • Chất rắn lơ lửng

  • Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh

  • 4

  • Các chất dinh dưỡng (N,P)

  • Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.

  • 5

  • Các vi khuẩn

  • Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.

  • Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

  • E. Coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, chỉ thị ô nhiễm do phân người.

  • Nước thải nhiễm dầu, nhớt: Chứa hàm lượng dầu, nhớt và cặn lơ lửng. Lượng nước thải này khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến các loài động thực vật thủy sinh và gây ô nhiễm môi trường nước. Lượng thải không nhiều, ước tính khoảng 0,5 – 1m3/ngày đêm.

  • * Nước mưa chảy tràn:

  • Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.

  • Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

  • Tổng Nitơ : 0,5 - 1,5 mg/l

  • Phospho : 0,004 - 0,03 mg/l

  • Nhu cầu oxi hoá học (COD) : 10-20 mg/l

  • Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) : 10-20 mg/l

  • So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải. Phương án thu gom, xử lý sẽ được đề cập trong chương 4.

  • * Đối với chất thải rắn

  • - Nguồn gốc phát sinh

  • + Quá trình sinh hoạt của nhân viên, cán bộ quản lý.

  • + Chất thải từ quá trình sản xuất

  • - Thành phần

  • Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án (các loại bao bì, giấy, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát v.v..), chất thải rắn tại điểm ăn uống, vui chơi (các loại chất thải rắn thực phẩm, túi nilông, nhựa, giấy thải, bao bì v.v…).

  • - Khối lượng rác thải

  • + Rác thải sinh hoạt:

  • Đối với chất thải rắn sinh hoạt của 30 lao động làm việc tại nhà máy: lượng rác này thải ra mỗi ngày khoảng 6 kg (tương ứng 0,5 kg/ngày/người). Đây là rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại nguyên liệu chế biến dư và các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao nilông, lon bia, thùng carton ước lượng khoảng 20 kg/ngày.

  • Bảng 3. 21. Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt

  • Thành phần

  • Mô tả

  • Chất thải từ các phòng nhà nghỉ, phòng hội nghị

  • Chất thải có thể phân hủy sinh học

  • Rác hoa quả

  • Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt...

  • Cúc, hồng, bi, lys...

  • Thức ăn thừa

  • Bánh mì, cơm, thịt, rau...

  • Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng

  • Kim loại

  • Can nhôm

  • Thủy tinh

  • Chai, ly bia

  • Nhựa có thể tái sinh

  • Chai, túi dẻo trong

  • Giấy có thể tái sinh

  • Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo

  • Chất thải tổng hợp

  • Giấy không thể tái sinh

  • Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh...

  • Nhựa không thể tái sinh

  • Túi nhựa chết

  • Khác

  • Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, vải, quần áo...

  • Chất thải từ nhà bếp và nhà hàng

  • Chất thải có thể phân hủy sinh học

  • Thức ăn thừa

  • Cơm, thịt nấu chín, bánh...

  • Rác hoa quả

  • Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt...

  • Rau

  • Rau muống, rau thơm, hành, cà rốt...

  • Vỏ trứng

  • -

  • Chất thải từ đồ ăn biển

  • Cua, ghẹ, sò, cá

  • Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng

  • Giấy có thể tái sinh

  • Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo

  • Kim loại

  • Can nhôm

  • Thủy tinh

  • Chai bia, chai lọ gia vị nấu ăn

  • Nhựa có thể tái sinh

  • Chai, túi nhựa dẻo trong

  • Chất thải tổng hợp

  • Giấy không thể tái sinh

  • Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh...

  • Nhựa plastic không thể tái sinh

  • Túi nhựa chết

  • Khác

  • Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, quần áo...

  • Rác vườn

  • Chất thải có thể phân hủy sinh học

  • Lá cây

  • Lá cây bụi, nhánh cây

  • Cỏ xén

  • -

  • Tổng hợp

  • Khác

  • Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, quần áo, xà bông...

  • Rác thải sản xuất : Gạch nung phế phẩm, chiếm khoảng 1% sản phẩm tương đương khoảng 200.000 viên năm, và một số nguyên liệu khác khoảng 10 -20m3/năm

  • - Đánh giá tác động:

  • Rác thải sinh hoạt:

  • + Rác thải hữu cơ: theo nghiên cứu đối với điều kiện sinh hoạt ở Việt Nam, thông thường rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 60% là chất hữu cơ. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, chất hữu cơ sẽ rất dễ phân hủy, tạo ra mùi hôi và khí độc, đồng thời làm phát sinh nước rỉ và mầm bệnh. Các loại khí thải phát sinh trong quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ tác động đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của người dân quanh Dự án.

  • Đối với các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, tác động đến chất lượng không khí khu vực vui chơi giải trí, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng đồng thời các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần... gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của dự án.

  • + Rác thải vô cơ: Giấy, nylon, hộp đựng thức ăn,… Trong đó nylon có đặc tính nhẹ, dễ phát tán vào môi trường xung quanh thời gian phân huỷ dài. Nhìn chung các loại rác thải này tồn tại rất lâu trong môi trường, đặc biệt là môi trường đất, làm ảnh hưởng đến sinh thái và tính chất đất, làm thoái hóa đất. Khi các loại rác thải vô cơ rơi vào môi trường nước làm ảnh hưởng đến dòng chảy, ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và làm mất vẻ mỹ quan.

  • d. Đối với chất thải nguy hại

  • Hoạt động của dự án cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại tương đối đa dạng như sau:

  • Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: từ quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật của dự án như máy phát điện, máy bơm, máy biến thế.

  • Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực, đầu viết, bo mạch điện tử: từ hoạt động của văn phòng điều hành dự án.

  • Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, bình ắcquy, pin hết công năng sử dụng thải ra từ hoạt động của các phòng nhà nghỉ, các phòng hội nghị, ...

  • Khối lượng chất thải nguy hại ước tính tối đa từ 300 - 500 kg/năm, do vậy chúng tôi sẽ sử dụng kết quả này để áp dụng cho dự án. Tuy khối lượng chất thải nguy hại không nhiều nhưng đây sẽ là loại chất thải gây tác động lớn đến con người và môi trường nếu không được quản lý và xử lý

  • - Đội ngũ tham gia phân tích, đánh giá đều là Kỹ sư được đào tạo chuyên ngành.

  • - Tham khảo các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án tương tự của các tỉnh Cần Thơ, TP. HCM, Bến Tre, Trà Vinh,…

  • Nước thải từ các phương tiện thi công có hàm lượng dầu tương đối cao. Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ khu vực này sẽ được qua hệ thống bể tách dầu. Cấu tạo của bể này như sau:

  • Hình 4.4. Sơ đồ bể tách dầu

  • Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Bể gồm 2 ngăn tách dầu và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2, tại đây, váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2.

  • b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại

  • - Đối với chất thải nguy hại: Thu gom các loại chất thải nguy hại (dầu nhớt cũ, giẻ lau, máy móc hư hỏng, các thiết bị điện tử,…) và thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại đã hướng dẫn và qui định, cụ thể ở phần sau.

  • CHƯƠNG 6

  • THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

  • PHỤ LỤC I

Nội dung

Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN I: MƠ TẢ TĨM TẮT DỰ ÁN 22 Tên Dự án 22 Chủ đầu tư .23 Vị trí địa lý dự án: 23 Mục tiêu dự án: .23 Quy mô đầu tư: .23 Phần II : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 27 Phần III : BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU 27 Bảng 1: Đánh giá tác động biện pháp giảm thiểu giai đoạn thi công giai đoạn dự án sau đưa vào hoạt động 28 PHẦN IV : CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ GIÁM SÁT MƠI TRƯỜNG 29 Bảng 2: Chương trình giám sát chất lượng môi trường .29 II CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 30 2.1 Các pháp lý 30 2.2 Nguồn tài liệu liệu chủ dự án tự tạo lập 33 Phương pháp áp dụng trình ĐTM 33 Nội dung bước thực báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm” tuân thủ theo hướng dẫn Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 02/09/2011 Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cam kết bảo vệ môi trường; nghị định 29 /ND-CP quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cam kết bảo vệ môi trường Nghị định số số179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013: Nghị định xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực môi trường Các phương pháp áp dụng trình ĐTM sau: 33 Tổ chức thực đánh giá tác động môi trường 34 MƠ TẢ TĨM TẮT DỰ ÁN .36 1.1 TÊN DỰ ÁN .36 1.3 Vị trí địa lý dự án: 36 1.3.1 Vị trí dự án 36 1.3.2 Các đối tượng tự nhiên 37 a Hiện trạng đường giao thông dự án 37 Hiện đường số Sông cũ tuyến đường đối ngoại khu đất .37 b Hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt 37 Khu vực khu vực dự án có tuyến cấp nước .37 c Hiện trạng nguồn điện, lưới điện: 37 Hiện khu vực dự án có tuyến điện cao 35KV qua 37 1.3.3 Các đối tượng kinh tế - xã hội 37 a Văn hóa, thơng tin thể dục thể thao .37 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN .38 1.4.1 Mục tiêu dự án: .38 1.4.2 Quy mô dự án 38 1.4.3 Quy mô đầu tư: .38 1.4.5 Cơ sở hạ tầng : 39 TT .39 Hạng mục 39 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Diện tích .39 (m2) .39 Giải pháp kết cấu 39 39 Nhà xưởng sản xuất 39 540 .39 Móng cừ tràm, nhà kết cấu khung thép tổ hợp bao che tôn kim loại, mái lợp tôn kim loại mầu 39 39 Nhà kho ximang 39 525 .39 Móng đơn BTCT mác 200; Nhà kết cấu khung thép tổ hợp, tường xây gạch kết hợp bao che tôn kim loại, mái lợp tôn kim loại mầu kết hợp nhựa lấy sáng, cửa thép, cửa sổ khung nơm kính 39 39 Bãi phơi trời 39 450 .39 Móng cấp phối đá dăm, bê tông mác 200 dầy 120mm 39 1.4.6 Công nghệ sản xuất, trang thiết bị nhu cầu nguyên vật liệu 39 CHƯƠNG 2: 41 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 41 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 41 2.1.1 Điều kiện địa hình, địa chất 41 2.1 Điều kiện tự nhiên môi trường 41 2.1.1 Điều kiện địa hình địa chất (Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2013) 41 - Khu vực triển khai dự án có địa hình tương đối thấp, phần lớn nằm mương, ao, có cao độ bình quân khoảng -0,700m đến +0,90m, phần nằm tuyến sơng Cũ có cao độ -3,5m đến -1,0m .41 2.2.1 Hiện trạng chất lượng khơng khí khu vực dự án 43 2.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án 45 2.2.3 Hiện trạng môi trường nước ngầm khu vực dự án .46 2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội Phường Tân Xuyên 47 2.4.3 Sản xuất nông nghiệp 48 2.4.4 Quản lý đô thị, vệ sinh môi trường 48 2.4.5 Y tế 48 2.4.6 Giáo dục 49 CHƯƠNG III 49 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 49 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 50 Bảng : Các hạng mục thi công xây dựng dự án 50 Khai thác vận chuyển nguyên vật liệu .51 Khối lượng cơng việc thực : Cơng trình xác định thi công năm Khối lượng công tác xây dựng dự án tương đối lớn Tổng lượng đào, đắp vận chuyển nguyên vật liệu ước tính Bảng 3.2 51 Nguồn : Cty TNHH thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013 51 3.1.1 Nguồn tác động liên quan đến chất thải .51 Trong q trình xây dựng cụm cơng trình dự án, hoạt động xây dựng gây tác động chủ yếu đến nguồn tài ngun sinh học, chất lượng khơng khí nguồn nước mặt Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm nước ngầm, đất khu vực xung quanh, tác động tới mơi trường có tóm tắt Bảng 3.3 .52 Bảng 3: Các tác động môi trường giai đoạn thi công 52 Thời đoạn 52 Nội dung .52 Thời gian thực 52 Tác động môi trường .52 52 Xây dựng hạng mục cơng trình dự án .52 tháng 52 - Tác động đến khơng khí bụi, khí thải, tiếng ồn 52 - Tác động tới môi trường nước mặt, nước ngầm, đất Do tăng độ đục, tăng nguy ô nhiễm; xáo trộn đất 52 - Tác động đến môi trường đất .52 - Tác động chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng 52 52 Hồn thiện cơng trình đưa vào sử dụng 52 - 52 - Tác động đến khơng khí , Đất, nước 52 - Tác động đến kinh tế, xã hội 52 Nguồn : Cty TNHH thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013 52 a Nguồn gây nhiễm khơng khí 52 Trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường không khí sau : 52 - Bụi phát sinh trình san ủi mặt bằng, đào đắp; 52 - Tiếng ồn, bụi than chất khí SO2, NOx, CO, THC từ khói thải phương tiện thi cơng giới, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh; .53 Bức xạ nhiệt từ trình thi cơng có gia nhiệt, khói hàn (như q trình cắt, hàn) Các tác nhân gây ô nhiễm tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc công trường; 53 - Tiếng ồn, độ rung phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm, gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh; .53 - Khu vực chứa nhiên liệu dễ cháy nổ xăng, dầu, hoá chất khác, .53 - Bụi từ công đoạn trộn vữa, bê tông 53 Bảng Tóm tắt nguồn gây tác động đến mơi trường khơng khí 53 Số TT 53 Các hoạt động 53 Nguồn gây tác động 53 53 Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, hạng mục cơng trình dự án 53 Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,… 53 Quá trình thi cơng có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy 53 53 Xây dựng hệ thống cấp thoát xử lý nước, 53 Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,… 53 Q trình thi cơng có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy 53 53 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án 53 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… 53 53 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên ngun vật liệu phục vụ cơng trình 53 Các thùng chứa xăng dầu 53 53 Sinh hoạt công nhân 53 Sinh hoạt 60 công nhân công trường .53 - Thành phần: 54 + Bụi vô hữu (bụi ximăng, bụi đất, cát,…) 54 + Các khí SOx, CO2, NO2,… 54 + Các khí NH3, H2S,… 54 - Tải lượng chất gây nhiễm mơi trường khơng khí 54 Bụi .54 Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo khu vực bốc dỡ thường dao động khoảng 0,9 - 2,7 mg/m3 tức cao tiêu chuẩn khơng khí xung quanh - lần (QCVN 05 -2013, quy định bụi: 0,3 mg/m3) Ô nhiễm bụi giảm chất lượng đường sá nâng lên áp dụng biện pháp phòng ngừa ô nhiễm vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm tạo độ ẩm cho nguyên liệu 54 Lượng bụi phát sinh lớn biện pháp kỹ thuật quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi trình vận chuyển tập kết nguyên vật liệu xây dựng áp dụng triệt để Tuy nhiên điều kiện thời gian thi công ngắn, tần suất vận chuyển không liên tục đoạn đường vận chuyển dài nên mức độ tác động không nhiều Đối với khu vực tập trung vật liệu, xây dựng cơng trình khơng có dân cư sinh sống nên mức độ tác động không nhiều .54 Khí thải phương tiện giao thông vận tải 54 Tổng khối lượng vật liệu cần cho cụm cơng trình trình bày Bảng 3.3, lượng vật liệu thiết bị thông công giới máy xúc, máy ủi, ghe, thuyền vận chuyển đến công trường xây dựng Trên sở ước tính lượng nhiễm khơng khí phát sinh, xem Bảng 3.5 54 Bảng Tải lượng chất ô nhiễm sinh từ hoạt động giao thông giai đoạn xây dựng .54 Nguồn : Cty TNHH thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013 55 Tổng lượng chất thải sinh khí thải phương tiện vận chuyển vật liệu theo đánh góp phần gây ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí xung quanh 55 Tiếng ồn 55 Tiếng ồn phát sinh từ thiết bị như: xe lu, xe ủi, máy xúc, xe tải 55 Độ ồn thiết bị sử dụng khai trường liệt kê bảng sau: 55 Bảng Bảng liệt kê mức độ ồn thiết bị 55 STT .55 Thiết bị .55 Mức ồn (dBA), 55 cách nguồn 15 m .55 55 Máy ủi 55 77 – 80 55 55 Máy đầm nén (xe lu) 55 72 – 74 55 55 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Máy xúc 55 80 - 85 55 55 Còi xe tải 55 82 – 85 55 Độ ồn lớn thiết bị hoạt động lúc Mức ồn lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân, làm tập trung lao động, gây ngủ, dễ dẫn đến tai nạn Theo Tiêu chuẩn Việt Nam mức ồn cho phép vào ban ngày không vượt 75 dB khu vực dân cư Như nguồn ồn khai trường có cường độ lớn so với tiêu chuẩn Trong giai đoạn xây dựng có nhiều phương tiện giới hoạt động Tổng hợp mức ồn tất thiết thiết bị, máy móc thi cơng cách nguồn 15m khoảng 95dB Ta có cường độ ồn giảm 6dB khoảng cách tăng gấp đôi Nghĩa khoảng cách 30m, mức ồn giảm xuống 89dB 55 Ta có bảng tổng hợp cường độ ồn giảm theo khoảng cách sau: 55 Bảng Bảng tổng hợp cường độ ồn giảm theo khoảng cách 55 Khoảng cách (m) .55 15 55 30 55 60 55 120 .55 240 .55 Cường độ ồn (Db) .55 95 55 89 55 83 55 77 55 71 55 b Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước .56 - Nước mưa chảy tràn 56 - Nước thải sinh hoạt công nhân làm việc công trường 56 - Nước thải nhiễm dầu mỡ phương tiện vận chuyển .56 - Công tác đào vận chuyển đất 56 - Công tác bơm cát san lấp mặt 56 - Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng .56 - Các phương tiện, thiết bị thi công .56 Ứng với thời đoạn thi công khác nhau, khối lượng công việc thực khác nhau, phương tiện, thiết bị thi công giới điều động với số lượng khác .56 Số lượng phương tiện thi công giới dự kiến để đảm bảo tiến độ thi công sau (Xem Bảng 3.8) 56 Bảng Tổng hợp thiết bị thi công giới 56 STT .56 Thiết bị .56 Số lượng .56 01 56 Máy xúc gầu xấp KOBE 4321 56 56 02 56 Máy ủi 56 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm 56 03 56 Máy bơm cát 56 56 04 56 Đầm rung chân cừu 56 56 05 56 Trạm trộn bê tông di động 300L 56 56 06 56 Xe chở cát 56 56 STT .59 Tác động .59 Đối tượng 59 Mức độ .59 Giai đoạn thi công 59 59 Máy móc hoạt động cơng trường xây dựng, bao gồm xe vận chuyển nguyên vật liệu thiết bị nặng 59 Khơng khí 59 Tiếng ồn, bụi khí thải từ xe cộ, ảnh hưởng đến cơng trường xây dựng khu vực xung quanh Tác động nhỏ ngắn hạn .59 Nước 59 Rò rỉ dầu, cặn dầu, nước mưa chảy tràn ảnh hưởng đến khu vực xây dựng vùng lân cận Tác động nhỏ ngắn hạn 59 Con người hệ sinh thái 59 Sự xuống cấp chất lượng môi trường không khí nước Tác động trung bình, ngắn hạn 59 Vận tải địa phương sở hạ tầng .59 Gia tăng sức ép, gây suy giảm chất lượng hệ thống đường giao thơng có, làm tăng nguy tai nạn khu vực Tác nhỏ ngắn hạn 59 59 Thực công trình dự án 59 Khơng khí, nước mơi trường đất 59 Chất thải rắn, lỏng khí thải trình xây dựng làm suy giảm chất lượng mơi trường Tác động trung bình ngắn hạn 59 Cảnh quan 59 Chất thải ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cảnh quan thẩm mỹ Tác động nhỏ ngắn hạn 59 59 Sự xáo trộn lực lượng công nhân công trường xây dựng 59 Khơng khí, nước môi trường đất 59 Chất thải từ công nhân ảnh hưởng đến môi trường xây dựng, lán trại vùng lân cận Tác động nhỏ ngắn hạn 59 Văn hóa, kinh tế, xã hội 59 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Người lao động từ khu vực khác chuyển đến làm việc cơng trình ảnh hưởng đến sống cộng đồng địa phương, gia tăng dịch vụ nguy xung đột, tệ nạn xã hội vv Tác động trung bình ngắn hạn .59 Nguồn : Cty TNHH thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013 60 Dự báo mức độ tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội trình xây dựng dự án trình bày bảng 3.10 60 Bảng 10 Dự báo mức độ tác động đến môi trường thi công xây dựng dự án .60 Hoạt động 60 Đất .60 Nước 60 Khơng khí 60 Tài nguyên sinh học 60 Kinh tế 60 xã hội 60 San lấp mặt 60 +++ 60 +++ 60 +++ 60 + 60 + 60 Xây dựng hạng mục cơng trình dự án .60 +++ 60 ++ 60 ++ 60 + 60 + 60 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án 60 + 60 + 60 +++ 60 + 60 + 60 Dự trữ, bảo quản nhiên ngun vật liệu phục vụ cơng trình .60 + 60 + 60 ++ 60 + 60 + 60 Sinh hoạt công nhân công trường .60 + 60 ++ 60 ++ 60 + 60 + 60 Nguồn : Cty TNHH thành viên sản xuất Thương mại dịch vụ Long Thành 2013 60 Ghi chú: .60 + : Ít tác động có hại; .60 ++ : Tác động có hại mức độ trung bình; 60 +++ : Tác động có hại mức mạnh .60 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm 3.1.5 Đánh giá tác động: 60 3.1.5.1 Tác động đến môi trường không khí 60 a Tác động bụi 60 Bụi phát sinh từ đất, đá, nguyên vật liệu xây dựng giai đoạn gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân Đặc biệt công nhân làm việc, thi công công trường, nhiên khu vực nhiều diện tích xanh bao quanh nên hấp thụ tương đối đáng kể lượng bụi phát sinh Nhưng thời gian tiếp xúc với tác nhân dài với nồng độ tương đối cao gây số bệnh đường hô hấp ( mũi họng, phế quản, khí quản…) bệnh ngồi da ( nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da ) bệnh mắt ( viêm mí mắt, viêm giáp mạc mắt), bệnh đường tiêu hóa… 60 Bụi nhiễm có tác dụng xấu đến hệ thực vật khu vực, biểu thường thấy cối khu vực lân cận thường bị phủ lớp bụi lá, từ gây cản trở trình quang hợp cây, cối chậm phát triển, úa vàng ảnh hưởng đến trình sinh trưởng phát triển, đơm hoa kết trái trồng Tác động khí thải phương tiện giới .61 * Tác hại khí SO2 62 + Đối với môi trường: 62 SO2 xem chất gây nhiễm họ sunfuroxit Khí SO2 khí khơng màu, khơng cháy, có vị hăng cay Do q trình tác dụng quang hố học hay xúc tác mà khí SO2 bị oxy hố biến thành khí SO3 khí quyển, chúng lại tác dụng với nước khơng khí ẩm ướt biến thành axit sunfuaric hay muối sunfat sau nhanh chóng tách khỏi khí rơi xuống đất gây nguy hại vật liệu xây dựng đồ dùng 62 + Đối với sức khoẻ: 62 SO2 vào thể qua đường hô hấp tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng axit, dễ tan nước nên SO2 sau hít thở vào phân tán máu qua trình tuần hoàn 62 Độc tính chung SO2 rối loạn chuyển hoá protein đường, thiếu vitamin B, C, ức chế enzym oxydaza Nếu hấp thụ lượng lớn SO2 có khả gây bệnh cho hệ tạo huyết tạo methemoglobin tăng cường q trình oxy hố Fe2+ thành Fe3+ .62 Nồng độ gây độc 62 (mgSO2/m3) 62 Mức độ gây độc 62 20 – 30 62 Giới hạn độc tính .62 50 62 Kích thích đường hơ hấp, ho 62 130 – 260 62 Liều nguy hiểm sau hít thở (30 – 60 phút) .62 1000 – 1300 62 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút) .62 Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000 63 * Tác hại NOx 63 Một số thực vật có tính nhạy cảm với mơi trường bị tác hại nồng độ nO2 khoảng ppm thời gian tác dụng khoảng ngày Nếu nồng độ NO2 nhỏ hơn, khoảng 0,35 ppm thời gian tác dụng khoảng tháng .63 Đối với khí NO nồng độ thường có khơng khí khơng có tác dụng kích thích gây tác hại cho sức khoẻ người Nó gây tác hại bị oxy hố thành NO2 63 Chủ đầu tư : Cơng ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tơng cơng suất 1500 m3/năm * Khí oxytcacbon (CO) 63 Khí CO loại khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị, có khả gây ảnh hưởng đến người động vật Khả đề kháng người khí CO thấp, gây chết đột ngột hít phải khí CO, loại khí tác dụng mạnh với Hemoglobin (Hb) tạo thành Cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả vận chuyển Oxy máu đến tổ chức, tế bào Ngồi ra, CO tác dụng với sắt xytocrom – oxydaz, men hơ hấp có chức hoạt hố oxy, làm hoạt tính men, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng 63 Nồng độ CO khơng khí (ppm) 64 Nồng độ hbco máu (phần đơn vị) 64 Mức gây độc 64 50 64 0,07 64 Nhiễm độc nhẹ 64 100 .64 0,12 64 Nhiễm độ vừa chóng mặt 64 250 .64 0,25 64 Nhiễm độc nặng chóng mặt 64 500 .64 0,45 64 Buồn nôn, nôn, trụy tim mạch 64 1000 .64 0,60 64 Hôn mê .64 10000 64 0,95 64 Tử vong 64 nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000 .65 * Khí cacbonic (CO2) .65 Khí CO2 gây rối loạn hơ hấp phổi tế bào chiếm chỗ oxy Nồng độ CO2 khơng khí chiếm 0,003 – 0,006 % Nồng độ tối đa cho phép CO2 1% Ngồi khí CO2 ngun nhân gây hiệu ứng nhà kính, gia tăng nhiệt độ khơng khí, làm tăng mực nước biển, tạo rối loạn khí hậu gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái sức khoẻ người 65 * Mùi (mùi từ trình phân hủy thức ăn thừa, mùi bùn, mùi xanh phân hủy, mùi xăng dầu từ máy móc thi cơng): Mùi trước hết tạo cảm giác khó chịu, gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,… Tiếp xúc lâu dài dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt người có tiền sử bệnh viêm nhiễm đường hơ hấp làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng .65 Nhận xét chung, theo kết tính tốn bảng 3.6 cho thấy nồng độ khí khói thải phương tiện vận chuyển cát, phương tiện giới thi cơng thấp thấp quy chuẩn cho phép Nên ảnh hưởng loại khí đến sức khỏe người động vật không đáng kể Ở cần quan tâm đến lượng bụi phát sinh rơi vãi vật liệu đường vận chuyển Vì hai bên đường có khu dân cư sinh sống nên bụi không ảnh hưởng đến người đường mà ảnh hưởng đến khu dân cư 65 c Tác động tiếng ồn 65 - Đánh giá ô nhiễm hoạt động trạm trộn bê tông 65 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Hoạt động trộn bê tông chủ yếu gây tiếng ồn khói thải động đốt dầu diesel Trên cơng trường có trạm trộn Do khu vực trộn bê tông xa khu dân cư nên nhìn chung mức độ ảnh hưởng hoạt động trạm trộn bê tông không nhiều .65 - Ô nhiễm chấn động tiếng ồn giai đoạn thi công 65 Trong q trình thi cơng nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chấn động bao gồm: tiếng ồn từ xe vận chuyển nguyên vật liệu, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, tiếng ồn từ máy xúc, máy ủi, xe lu, máy đầm, hoạt động bơm cát san lấp mặt xây dựng .65 Tiêu chuẩn tiếng ồn khu dân cư cho phép 60 dB vào ban ngày 45 - 55 dB vào ban đêm Trong khu vực sản xuất xen kẽ khu dân cư 75 dB vào ban ngày 50 70 dB vào ban đêm 65 Các loại xe khác phát sinh mức độ ồn khác Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dB, xe tải - xe khách: 84 - 95 dB, xe mô tô: 94 dB, Tiếng ồn độ rung cao tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ gây ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu Tiếng ồn làm giảm suất lao động, sức khoẻ người chịu tác động Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao thời gian dài làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh tai Tuy nhiên, lượng xe giới cơng trình khơng nhiều vùng nơng thôn nên tiếng ồn bị phân tán tác động không đáng kể .65 d Các tác động từ máy móc có gia nhiệt, máy hàn 65 Trong trình hàn điện sinh số ôxit kim loại Mn, Zn, Pb Tác động ôxit đến sức khỏe người sau: .66 Mangan (Mn): gây tác dụng cục kích ứng ống tiêu hóa phổi, gây bỏng đường tiêu hóa, nơn máu kèm theo tượng sốt, có dấu hiệu lâm sàng, viêm phổi Ngồi ra, Mn gây độc hệ thần kinh trung ương làm trí nhớ giảm sút, tự dưng chậm chạp, run 66 Kẽm (Zn): muối kẽm làm săn da niêm mạc, gây ăn da, kích ứng đường tiêu hóa, ngồi ra, kẽm gây nơn vào đường miệng, gây sốt, mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu, ảo giác tinh thần bị lẫn lộn, 66 Chì (Pb): chì có độc tính cao nên gây tác hại cho toàn thể tác hại đến hệ thống tạo huyết thể làm rối loạn tổng hợp Hb (hồng cầu máu), ảnh hưởng đến hình thái tế bào, làm giảm tuổi thọ hồng cầu gây thiếu máu 66 Đồng thời, chì gây tác hại cho hệ thần kinh trung ương gây bệnh não chì tạo triệu chứng vật vã, dễ cáu giận, nhức đầu, mỏi cơ, trí nhớ, mê sảng, trường hợp khỏi bệnh để lại di chứng teo vỏ não, tràn dịch não, ngu đần, cảm giác Ngồi ra, chì tác hại đến thận, hệ tiêu hóa, 66 Khi hàn điện sinh tia hồng ngoại, tia cực tím nhiệt độ cao (khoảng 4.000oC) Tác hại tia đến sức khỏe người sau: 66 Tia hồng ngoại: trước hết gây tác hại cho mắt làm đục giác mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, làm tăng nhiệt độ thủy dịch, làm khơ mắt Tia hồng ngồi gây tác hại da làm giãn mao mạch, tăng sắc tố, da ban đỏ nặng gây phù da, tăng nhiệt độ da ảnh hưởng đến trình thải nhiệt gây cảm giác đau rát Mặt khác, tia hồng ngoại làm giảm khả miễn dịch ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh, viêm mũi họng, viêm xoang, .66 Tia cực tím: gây tác hại da làm da bị cháy nặng, tăng hắc sắc tố, phần da hở bị sạm, viêm da, da khô khả đàn hồi tăng nguy phát triển bệnh ác tính ngồi da Ngồi ra, tia cực tím gây tác hại cho mắt làm viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, đục nhân mắt, tổn thương võng mạc 66 3.1.5.2 Tác động đến tài nguyên nước 68 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Trước vào sản xuất, công ty ký kết hợp đồng với đơn vị chức địa phương đến thu gom vận chuyển rác xử lý theo quy trình quy phạm pháp luật quản lý xử lý chất thải rắn sinh hoạt Ngồi cơng ty áp dụng số giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sau.: - Lập nội quy trật tự, vệ sinh, bảo vệ môi trường tập thể công nhân phân xưởng sản xuất, có chế độ thưởng phạt - Thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường - Hướng dẫn cán bộ, công nhân viên cơng ty cách phân loại có bảng hướng dẫn phân loại vị trí thu gom Các hệ thống thu gom rác triển khai dự án bắt đầu xây dựng hoàn chỉnh dự án vào khai thác b) Chất thải rắn sản xuất Cặn dầu mỡ, giẻ lau nhiễm đâu mỡ, bùn thải từ hệ thống bể phốt, cống rãnh, bóng đèn hỏng, chất thải nguy hại sinh hoạt động sản xuất công ty Để quản lý chất thải nguy hại cách có hiệu quả, công ty tiến hành số biện pháp sau để quản lý kiểm sốt theo quy trình quản lý chất thải nguy hạ: Trước vào hoạt động, công ty tiến hành lập hồ sơ theo dõi chất thải nguy hại đăng ký, định kỳ báo cáo với đơn vị chức quản lý quản lý môi trường địa phương ban quản lý khu công nghiệp, Sở tài nguyên môi trường Cà Mau để quản lý, theo dõi trình sản sinh chất thải rắn nhà máy Việc quản lý, theo dõi chất thải nguy hại thực theo thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 Bộ tài nguyên “Hướng dẫn hành nghề lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại” Ngoài công ty áp dụng số giải pháp sau: - Tại trang thiết bị có sử dụng nhiều dầu mỡ để bôi trơn như, máy ép, phận băng tải, hệ thống chân đỡ thiết kế rãnh thu hồi dầu mỡ cặn dầu mỡ - Các chất thải rắn nguy hại chứa thùng tách riêng với chất thải rắn sinh hoạt chất thải khơng nguy hại - Đới với giẻ lau có chứa nhiều dầu mỡ, loại bao nì chứa hóa chất thải thu gom để xử lý Các chất thải rắn sau thu gom công ty xử lý cách thuê đơn vị chức đến xử lý thu gom xử lý theo quy định thu gom xử lý chất thải rắn nguy hại 4.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG 4.3.1 Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động - Cơng ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ công nhân làm việc - Trang bị bắt buộc đeo găng tay làm việc nguy hiểm đến bàn tay, ngón tay Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm - Lắp đặt hệ thống ánh sáng phục vụ cho khu vực sản xuất đảm bảo cường độ chiếu sáng vị trí làm việc đạt tiêu chuẩn theo định 3733/2002/QĐ/BYT 8h - Kiểm tra định kỳ thiết bị an toàn, chế độ vận hành thiết bị làm việc khu vực có nhiệt độ, áp suất cao nơi có hóa chất độc hại - Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế bệnh nghề nghiệp Có phòng y tế, cấp cứu nhà máy 4.3.2 Phòng chống cháy nổ Với mục đích giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi tới môi trường sở phòng chống cố phát sinh q trình sản xuất dự án, biện pháp là: - Cách ly nguồn phát tia lửa điện khu vực có chứa nguyên vật liệu dễ cháy - Lắp đặt hệ thống phòng cháy, báo cháy chữa cháy (dự án có thiết kế, phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy gởi cơng an tỉnh Cà Mau phê duyệt) - Định kỳ kiểm tra chế độ làm việc máy móc thiết bị tình trạng nhà xưởng, đặc biệt thiết bị có áp lực cao … - Đề quy định cụ thể an tồn lao động u cầu cán bộ, cơng nhân thực quy định đề - Nâng cao trình độ lực quản lý tinh thần trách nhiệm cho toàn cán bộ, nhân viên - Hệ thống đường điện dự án đảm bảo hành lang an toàn điện, thiết bị điện nối đất - Hàng năm có kế hoạch huấn luyện kiểm tra cơng tác phòng cháy chữa cháy cho tồn thể cán cơng nhân viên - Các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy bố trí, lắp đặt theo tiêu chuẩn, quy phạm TCVN 2622-88, bao gồm thiết bị sau: Bình CO2 o Bình bọt o Họng nước cứu hoả thiết bị vòi phun o Nước chữa cháy o - Khám chữa bệnh cho công nhân định kỳ để tránh bệnh nghề nghiệp xảy Đối với hệ thống chống sét, cột thu lơi cần lắp vị trí cao nhà máy, lắp đặt hệ thống lưới chống sét cho cơng trình khơng phải kim loại có độ cao 15m bao gồm cột thu lôi bố trí quanh mái nhà Điện trở tiếp đất xung kích hệ thống chống sét phải < 10Ω điện trở suất đất < 50.000 Ω/cm2 > 10Ω điện điện trở suất đất > 50.000 Ω/cm2 4.3.3 Giáo dục mơi trường Ngồi biện pháp mang tính kỹ thuật, Cơng ty đặc biệt quan tâm đến biện pháp nâng cao nhận thức cho toàn thể cán công nhân viên, như: - Bảo vệ môi trường Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tơng cơng suất 1500 m3/năm - An tồn sức khỏe bệnh nghề nghiệp - Sản xuất - Biện pháp chống sét: Việc thực giải pháp giúp Cơng ty nâng cao hình ảnh trước đối tác kinh doanh cộng đồng dân cư xung quanh, nâng cao hiệu sản xuất phát triển bền vững Các giải pháp thực riêng rẽ lồng ghép với chương trình khác Cơng ty Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm CHƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MƠI TRƯỜNG Các biện pháp giảm thiểu tác động dự án tiến hành đề chương Nhưng để biện pháp thực đạt hiểu cao cần có chương trình quản lý giám sát môi trường đầy đủ, phù hợp với quy mô dự án Luật Bảo vệ môi trường Dưới dây chương trình quản lý giám sát mà Chủ đầu tư dự án đề thực 5.1 Chương trình quản lý mơi trường Các thông tin quy mô dự án (chương 1), đánh giá tác động môi trường thực dự án (chương 3) biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động dự án đến môi trường (chương 4) tổng hợp để xây dựng chương trình quản lý mơi trường bảng 5.1 Bảng 5.1: Các nguồn gây tác động xấu biện pháp giảm thiểu Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Giai đoạn Các hoạt động Các tác động mơi Các cơng trình, biện pháp bảo vệ Hoạt động Của dự án trường môi trường - Các phương vận chuyên chở vật liệu Xây dựng - Rác thải, chất thải từ phương tiện cơng nhân thực q trình sản xuất dự án thực hiện - Tác động đến môi trường không khí tiếng ồn - Tác động đến mơi trường nước - Tác động chất thải rắn sinh hoạt - Trật tự trị an khu vực - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Trong tập trung giai đoạn - Xây dựng hệ thống làm mát nhà hoạt động xưởng nhà - Trang bị bảo hộ lao động máy - Bể chứa bùn xây dựng kín, bùn phát sinh thu gom kịp thời - Hợp đồng với đơn vị có chức án - Hoạt động gian thực - Tác động đến mơi trường khơng khí tiếng ồn - Tác động đến môi trường nước - Tác động chất thải rắn sinh hoạt - Trật tự trị an khu vực thi cơng dự Vận hành Kinh phí - Quy hoạch thiết kế hệ thống thoát nước hố lắng tạm, xây dựng nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh lán trại - Thực biện pháp giảm thiểu môi trường không khí tiếng Hàng Tính ồn ngày trong kinh - Thực biện pháp chung qui suốt q phí thi hoạch, thi cơng trình thi cơng - Thực biện pháp giảm thiểu công xây hạng mục dựng cơng trình mơi trường đất - Rác thải sinh hoạt chôn lấp nơi qui định - Thực biện pháp an toàn lao đơng q trình thi cơng tiện thi cơng phương tiện Thời Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Kinh phí quản lý vận hành Trách nhiệm tổ chức thực Đơn vị thi công Bộ phận phụ trách vệ sinh môi trường nhà máy Trách nhiệm giám sát Nt Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm để thu gom xử lý riêng chất thải rắn sinh hoạt chất thải rắn sản xuất - Chất thải rắn nguy hại lưu trữ riêng biệt hợp đồng với đơn vị có chức thu gom xử lý chất thải nguy hại - Đề phòng tai nạn, phòng chống cố Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm 5.2 Chương trình giám sát mơi trường Giám sát chất lượng môi trường công tác thiếu cho dự án đánh giá tác động môi trường, giữ vai trò quan trọng cơng tác quản lý môi trường Giám sát chất lượng môi trường trình “quan trắc, đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý kiểm sốt cách thường xun, liên tục thông số chất lượng môi trường” Thông qua diễn biến chất lượng môi trường giúp nhà quản lý đưa dự đoán, kế hoạch phù hợp nhằm ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm môi trường trình xây dựng hoạt động hệ thống Các biện pháp quản lý giám sát, quan trắc môi trường đảm bảo thực có hiệu biện pháp bảo vệ mơi trường đề xuất Hoạt động giám sát chủ dự án thực Kết giám sát đươc gửi Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cà Mau theo định kỳ Chương trình giám sát chất lượng môi trường áp dụng suốt thời gian xây dựng hoạt động dự án thực theo hướng dẫn Bộ Tài nguyên Môi trường, cụ thể sau: 5.2.1 Giai đoạn xây dựng Trong trình dự án triển khai xây dựng, chủ đầu tư triển khai biện pháp để giám sát môi trường sau : - Quản lý sinh hoạt công nhân tránh làm ảnh hưởng đến môi trường nước, chất thải rắn sinh hoạt, thu gom thải bỏ nơi quy định - Quản lý nhắc nhở hoạt động xây dựng tránh gây ảnh hưởng đến môi trường gây tiếng ồn, bụi,… 5.2.2 Giai đoạn hoạt động Bảng 5.2 Bảng tổng hợp chương trình giám sát chất lượng mơi trường (giám sát chất thải giám sát môi trường xung quanh) Ng Chỉ tiêu uồn Tần suất giám sát phát Vị trí giám sát Tiêu chuẩn so sánh sinh Khí thải SO , NO , 03 tháng/lần - X 01 điểm QCVN H S, NH , nhiệt khu vực 05:2013; độ, dự án 06:2009; THC, Bụi, tiếng ồn CO, - 01 trước điểm 26:2010; cổng Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 110 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm bảo vệ pH, 19 :2009 TSS, BOD,COD,DO, - Nước tổng N, tổng P, 03 mặt Cu, Pb, Zn, Cr, tháng/lần 01 điểm Sông Cũ QCVN 08:2008 Hg, Coliform, dầu mỡ khoáng TDS, TSS, pH, - tổng sắt tan, nitrat (NO- ), PO 3-, Hg2, 03 ngầm AsIII,V, CdII, PbII, tháng/lần Cu II, điểm điểm cung cấp Nước 01 Zn II, nước cho dự án QCVN 09:2008 Coliform 5.2.3 Dự trù kinh phí cho chương trình giám sát a Kinh phí giám sát chất lượng mơi trường trình hoạt động dự án đảm nhiệm tổng hợp sau: Bảng 5.3: Bảng tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng mơi trường: S TT Hạng mục Kinh phí (VNĐ/năm) - Chi phí phân tích:8 tiêu x mẫu x lần x Khí thải 300.000/chỉ tiêu = 28.800.000 đồng - Nhân cơng: người x 100.000 x lần = 800.000 đồng - Chi phí phân tích:8 tiêu x mẫu x lần x Nước mặt 80.000/chỉ tiêu = 7.680.000 đồng - Nhân công: người x 100.000 x lần = 800.000 đồng Nước ngầm - Chi phí phân tích:8 tiêu x mẫu x lần x 80.000/chỉ tiêu = 7.680.000 đồng - Nhân công: người x 100.000 x lần = 800.000 đồng Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 111 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Xử lý số liệu, viết báo cáo, 5.000.000 đồng in ấn TỔNG CỘNG 51.560.000 đồng CHƯƠNG THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Căn theo quy định khoản 8, Điều 20 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường Thông tư 26/2011/BTNMTngày 18/7/2011của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cam kết bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau - Chủ dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm” gửi công văn đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ phường Tân Xuyên, nhận công văn trả lời Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc vấn đề liên quan đến dự án 6.1 Ý kiến UBND phường Tân Xuyên Theo công văn tham vấn cộng đồng Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau, phường Tân Xuyên có ý kiến trả lời với nội dung sau: Ý kiến tác động xấu Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội: Các tác động xấu Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế xã hội nhận dạng đánh giá đầy đủ Ý kiến giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội: Các giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội hợp lý Kiến nghị Chủ dự án: - Chủ dự án cần thực đầy đủ nghiêm túc giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội đưa - Thực nghĩa vụ kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng, ưu tiên tạo điều kiện công việc làm, lao động ngành nghề cho cộng đồng địa phương 6.2 Ý kiến UBMTTQ phường Tân Xuyên Theo công văn tham vấn cộng đồng Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 112 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Mau, phường Tân Xuyên có ý kiến trả lời với nội dung sau: Tác động đến môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội : Mơi trường khơng khí: bị nhiễm phương tiện vận chuyển, hoạt động sản xuất nhà máy gạch không nung Môi trường nước mặt, nước ngầm: có nguy bị nhiễm nguồn thải dự án không xử lý Môi trường đất: bị ô nhiễm nước mưa chảy tràn nước rò rỉ q trình sản xuất Các tác động đến môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội dự án xây dựng vào hoạt động biện pháp giảm thiểu đưa tương đối đầy đủ thực Sức khỏe người dân: Sức khỏe người dân bị ảnh hưởng mùi hơi, trùng, ruồi, muỗi, bụi, khí thải, tiếng ồn Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm: Cần phải có biện pháp thu gom nước rò rỉ trình sản xuất, nước mưa (tránh để nước mưa thấm vào đất) cách triệt để Hệ thống xử lý nước thải khí thải phải hoạt động liên tục với công nghệ đề Kiến nghị Chủ dự án Đề nghị Chủ dự án thực biện pháp bảo vệ môi trường nêu báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Chủ đầu tư gửi cho UBMTTQ phường Tân Xuyên 6.3 Ý kiến phản hồi cam kết chủ dự án trước ý kiến UBND UBMTTQ phường Tân Xuyên Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau hồn tồn trí trân trọng ý kiến UBND UBMTTQVN phường Tân Xuyên, Chủ đầu tư cam kết thực đầy đủ, nghiêm túc giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội nêu Báo cáo ĐTM dự án Chủ dự án thực nghĩa vụ kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng, ưu tiên tạo điều kiện việc làm, lao động ngành nghề cho cộng đồng địa phương Để dự án thực có hiệu cao, Chủ dự án mong nhận quan tâm, giúp đỡ từ UBND UBMTTQVN phường Tân Xuyên Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 113 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT Kết luận Từ kết nghiên cứu trạng môi trường, đánh giá tác động đề xuất giải pháp giảm thiểu môi trường tự nhiên, sinh thái xã hội, đến số kết luận tác động tới môi trường từ hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch không nung công suất 10 triệu viên/năm sau: Việc thực xây dựng nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm mang lại lợi ích kinh tế xã hội chủ yếu sau: - Thúc đẩy q trình thị hóa, cơng nghiệp hóa, nâng cao hiệu sử dụng đất, nâng cao mức sống nhân dân địa phương, góp phần phát triển KT-XH cho phường Tân Xuyên Khả tác động tới môi trường thông qua giai đoạn: Báo cáo nhận dạng, liệt kê đánh giá tất tác động liên quan đến dự án giai đoạn thực dự án Các tác động đến môi trường vật lý môi trường sinh học liên quan đến hoạt động dự án bao gồm: - Khả gây ô nhiễm môi trường khơng khí, đất, nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh giai đoạn san xây dựng sở hạ tầng khơng có biện pháp khống chế phù hợp - Khả gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, đất, nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh giai đoạn khai thác vận hành dự án khơng có biện pháp khống chế phù hợp - Các cố môi trường giai đoạn san xây dựng hạ tầng sở trình khai thác vận hành dự án khơng có biện pháp khống chế phù hợp Các tác động đến môi trường văn hóa – xã hội liên quan đến hoạt động dự án bao gồm: - Tác động vấn đề chỗ mâu thuẫn công nhân người dân địa phương - Tác động đến nguồn cung cấp điện nước cầu sử dụng điện nước dự án lớn - Do cố môi trường Chủ đầu tư áp dụng giải pháp trình bày chương để giảm thiểu tác động tiêu cực Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 114 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm Báo cáo trình bày biện pháp giảm thiểu cho tác động tiêu cực sàng lọc sau đánh giá Biện pháp giảm thiểu khả thi phù hợp với điều kiện cụ thể dự án nhóm đánh giá tham khảo tài liệu khoa học kỹ thuật dự án tương tự Kiến nghị Để kiểm sốt việc nhiễm, bảo vệ tốt mơi trường, đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định phát triển bền vững, chúng tơi có số đề nghị sau đây: - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch, tác động tiêu cực môi trường đặc thù dự án xây dựng (hầu hết giảm thiểu nhiễm môi trường biện pháp đề xuất), tác động tiêu cực đặc biệt đáng kể, tác động tích cực dự án đáng kể có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế - xã hội xã phường Tân Xuyên nói riêng tỉnh Cà Mau nói chung Kính đề nghị Sở Tài ngun Mơi trường, UBND tỉnh Cà Mau xem xét phê duyệt báo cáo ĐTM dự án cấp giấy phép, thủ tục cần thiết để dự án sớm vào hoạt động Cam kết Để đảm bảo hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch ngày phát triển, hạn chế đến mức thấp tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, Chủ đầu tư cam kết thực biện pháp bảo vệ môi trường, theo nội dung sau đây: - Chủ đầu tư dự án cam kết thực đầy đủ biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nêu chương báo cáo ĐTM này, đồng thời cam kết thực tất biện pháp, quy định chung bảo vệ mơi trường có liên quan đến q trình triển khai xây dựng hoạt động dự án; - Thực đầy đủ việc giám sát ô nhiễm xử lý môi trường để đạt tiêu chuẩn môi trường Báo cáo ĐTM Bởi tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam (TCVN 2005), QCVN (2008), QCVN (2009), QCVN (2010) QCVN (2011) hành bắt buộc áp dụng cho việc xả thải hoạt động phát triển Kết hợp với quan chuyên môn quan quản lý mơi trường địa phương q trình hoạt động dự án để thiết kế, vận hành hệ thống xử lý nhiễm khơng khí, ồn, rác thải nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn theo quy định Nhà nước Việt Nam; - Các cơng trình kỹ thuật để xử lý ô nhiễm cho dự án thiết kế đảm bảo xây dựng hồn chỉnh, có chất lượng, kỹ thuật trước dự án vào hoạt động; - Ngay sau dự án phê duyệt, Chủ đầu tư thực đầy đủ trách nhiệm nêu Nghị định 80/2006/NĐ-CP Nghị định 21/2008/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 (điều 14) việc quy định chi tiết hướng thi hành số điều Luật Bảo vệ mơi trường; - Thực tốt chương trình quan trắc ô nhiễm, giám sát môi trường chương trình đào tạo an tồn mơi trường kịp thời thời gian thi công hoạt động dự án Đảm bảo không phát sinh vấn đề gây ô nhiễm môi trường Kinh phí cho việc xây dựng cơng trình xử lý mơi trường, giám sát mơi trường tập huấn chủ đầu tư cung cấp đầy đủ; Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 115 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm - Chủ đầu tư dự án cam kết trình hoạt động, dự án không vi phạm công ước Quốc tế, Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam không để xảy cố môi trường Đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam vi phạm Công ước Quốc tế, Tiêu chuẩn Việt Nam để xảy cố gây ô nhiễm môi trường Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 116 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, năm 2005; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2008; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2009; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2010; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2011; Nguyễn Việt Anh (2007) Bể tự hoại bể tự hoại cải tiến NXB Xây Dựng Trần Ngọc Chấn (1999) Ơ nhiễm khơng khí xử lý khí thải Tập 1: Ơ nhiễm khơng khí tính tốn khuếch tán chất nhiễm NXB KH&KT, Hà Nội Trần Ngọc Chấn (1999) Ơ nhiễm khơng khí xử lý khí thải Tập 2: Cơ học bụi phương pháp xử lý bụi NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Trần Ngọc Chấn (1999) Ơ nhiễm khơng khí xử lý khí thải Tập 3: Lý thuyết tính tốn cơng nghệ xử lý khí độc hại NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Nguyễn Hải (1997) Âm học kiểm tra tiếng ồn NXB Giáo Dục, Hà Nội Nguyễn Đình Mạnh (2005) Giáo trình Đánh giá tác động mơi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999) Công nghệ xử lý nước thải NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Võ Văn Phú (2006) Giáo trình Đánh giá Tác động Mơi trường nước NXB Đại học Huế, thành phố Huế Hệ thống tiêu chuẩn môi trường NXB Lao động - Xã hội, 2008 Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng (2002) Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam Môi trường bắt buộc áp dụng Theo Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCNMT ngày 25/6/2002 Bộ trưởng Bộ KHCN Môi trường, Hà Nội Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng (2002) Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam Môi trường bắt buộc áp dụng Theo Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCNMT ngày 25/6/2002 Bộ trưởng Bộ KHCN & MT Hà Nội TCVN (1995) Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam Mơi trường Tập II: Chất lượng Khơng khí, Âm học, chất lượng Đất, Giấy loại TCVN (2006) Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường V/v bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam Môi trường (TCVN 2005) Word Health Organization, Assessment of Sources pf Air, Water ang Land Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, Geneva, 1993 WHO (1979), Sulphur oxides and suspended particulate matter Environmental Health Criteria Document No.8, World Health Organization, Geneva, Switzerland; Water – Resources Engineering McGraw-Hill International Editions.1991; Air pollution control engineering Noel de nervers Mc Graw-Hill International Editions.1994 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 117 Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây nhà máy gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm trạm trộn bê tông công suất 1500 m3/năm PHỤ LỤC I Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cà Mau Địa chỉ: Khu dân cư Tái định cư Sông Cũ – phường Tân Xuyên TP Cà Mau – tỉnh Cà Mau trang 118 ... phương tiện, thiết bị thi công .56 Ứng với thời đoạn thi công khác nhau, khối lượng công việc thực khác nhau, phương tiện, thiết bị thi cơng giới điều động với số lượng khác ... quyển, chúng lại tác dụng với nước khơng khí ẩm ướt biến thành axit sunfuaric hay muối sunfat sau nhanh chóng tách khỏi khí rơi xuống đất gây nguy hại vật liệu xây dựng đồ dùng 62 +... khoẻ: 62 SO2 vào thể qua đường hô hấp tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng axit, dễ tan nước nên SO2 sau hít thở vào phân tán máu qua q trình tuần hồn

Ngày đăng: 12/02/2020, 14:58

w