Đây là bộ đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện từ năm học 20142015 đến năm học 20182019. Bộ đề có sự phân hóa học sinh theo từng mức độ, có dạng câu hỏi nhận biết, thông hiểu và vận dụng cao; đề ra theo hướng mở, học sinh được nói lên cảm nghĩ của mình. Đề có rất nhiều câu hỏi hay và có sự phân hóa cao để lựa chọn được học sinh cấp huyện, cấp tỉnh.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Chữ ký xác nhận của giám khảo
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2
Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.
Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
Cho biết: Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ nào? Cách diễn tả ấy có gì độc đáo?
Câu 2 (7 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có
gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22).
Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng
tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám” Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam Cao),
em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hết
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
1
3 điểm
* Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai”
* Cách diễn đạt ấy độc đáo Bởi ánh nắng thường được cảm nhận qua mắt
nhìn (thị giác) Trong câu thơ trên, ánh nắng lại được cảm nhận qua đôi
vai “chảy đầy vai” (xúc giác)
Qua cách miêu tả ấy, ánh nắng hiện ra thật mềm mại, dịu dàng
1 1
1
2
7 điểm
* Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể
hiện những suy nghĩ chân thành làm nổi bật trọng tâm vấn đề
a Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu câu chuyện “Người ăn xin”
b.Thân bài:
Khái quát nội dung câu chuyện:
- Truyện “Người ăn xin” kể về việc “cho” và “nhận” của anh thanh niên và người ăn xin
Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện:
- Từ hành động cho và nhận của anh thanh niên và người ăn xin,
truyện đã ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con
người trong cuộc sống
- Câu chuyện “Người ăn xin” là lời khuyên về cách sống, thái độ
sống của mỗi con người trong cuộc đời:
+ Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự
là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác
+ Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy
- Bàn luận mở rộng (đặt câu hỏi nêu vấn đề): Câu chuyện gợi suy
cho chúng ta suy nghĩ gì về cuộc sống và cách ứng xử của con người
trong xã hội hiện tại?
+ Biểu hiện đẹp: Con người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn
0,25 0,25
0,25
0,5
0,5 0,5 0,5 0,5
Trang 3nhau trong cuộc sống (truyền thống tương thân, tương ái, đức hi sinh, biết
sống vì người khác, có trách nhiệm…)
+ Bên cạnh đó có một bộ phận cá nhân trong xã hội còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, sống hưởng thụ hoặc có thái độ khinh miệt đối
với những con người nghèo khổ trong xã hội -> cần lên án loại bỏ những
hành động và suy nghĩ đó
- Lời khuyên về cách sống và thái độ sống đối với mọi người:
+ Đồng cảm, sẻ chia, học cách quan tâm và ứng xử tốt đẹp, có văn hoá để cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta
Bài học nhận thức và hành động:
- Truyện gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh
thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ hành động hoặc việc làm, một lời
động viên chân thành nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao… nhưng quan trọng
nhất chính là thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hoá.
- Liên hệ bản thân: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người…
c Kết bài:
- Đánh giá nội dung câu chuyện: có ý nghĩa sâu sắc, như một thông điệp về cách ứng xử của con người trong cuộc sống
- Mở rộng nâng cao vấn đề: Câu chuyện là bài học về kĩ năng sống, hàng trang cho mỗi người về cách “cho” và “nhận” (đặc biệt là thế hệ trẻ
- qua cách ứng xử của anh thanh niên trong câu chuyện)
0,5
0,5 0,5 1
0,5
0,25
0, 5
3
10 điểm
* Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh; lập luận chặt chẽ, luận điểm
rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ
* Yêu cầu về kiến thức:
1 Mở bài:
Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là
những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân
Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
2 Thân bài:
a Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm
chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho
người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng)
1
0,75
Trang 4- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng)
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm
của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy,
chồng ốm vẫn bị bắt, bị đánh…
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai
không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống
một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng
Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong
đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn
và dữ dội
c Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực
và nhân đạo của hai tác phẩm:
- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả Cả hai nhà văn đều có
sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê
phán xã hội bất công, tàn nhẫn Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân
vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn
riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu
tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh
trong nhận thức về nhân cách một con người…
3 Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
0,75 0,75 0,75
1 2
2
1
Trang 5PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
*
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi
ghi):
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2015-2016 MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề này có 08 trang)
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Chữ ký xác nhận của giám khảo
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2
Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.
Câu 1: (3 điểm) Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
(Đường đi Sa Pa)
Qua đoạn văn trên, em hãy cho biết:
a Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
b Tác dụng của những biện pháp tu từ đó?
Câu 2: (7 điểm) “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”
(Danh ngôn Nam Phi - Dẫn theo Quà tặng cuộc
sống) Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên
Câu 3: (10 điểm)
Một trong những điểm sáng làm nên sức hấp dẫn của chương IV (Trích hồi
ký Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) là nhà văn đã miêu tả thành công những
rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại Hãy chứng minh
(Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm).
Trang 6CHIÊM HOÁ
***** ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
1
(3 đ)
* Biện pháp:
+ đảo ngữ: lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, trắng long lanh
một cơn mưa tuyết
+ điệp từ: thoắt cái
* Tác dụng:
Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh, để
làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa
Đồng thời điệp từ “thoắt cái” tạo cho chúng ta cái cảm xúc đột ngột, ngỡ
ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa Sự thay đổi nhanh
chóng đến mức bất ngờ ấy khiến người đọc như lạc vàc một tiên cảnh vậy
0,5 0,5 1 1
2
(7)
* Yêu cầu kỹ năng: đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận.
Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ
* Yêu cầu về kiến thức: HS cần đáp ứng được một số ý chính sau:
Giải thích:
- Mặt trời: ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp; hướng về phía mặt trời: hướng về những
điều tốt đẹp
- Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: khi hướng về những
điều tốt đẹp, những gì xấu xa, u ám, khó khăn (bóng tối) sẽ lùi lại phía sau
- Lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan
Chứng minh:
- Những điều tốt đẹp: lý tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện,…
- Khi hướng về phía những điều tốt đẹp: con người có động lực, có mục đích,
sự phấn chấn, niềm tin,…đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công
- Liên hệ thực tế để chứng minh
Khẳng định, đánh giá, bàn bạc mở rộng, rút ra bài học cho bản thân:
- Câu danh ngôn bao hàm một triết lý, một quan niệm nhân sinh tích cực, một
lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tinh tưởng ở tương lai, ở mục đích
sống tốt đẹp
- Trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía
mặt trời - những điều tốt đẹp Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất
vọng, sợ hãi, trì trệ,…
- Cần rèn luyện cho mình có ý chí, niềm tin, kiến thức,…để có thể luôn hướng
0,5
1 0,5
0,5 0,5 1
1 1 1
Trang 7(10)
về phía mặt trời
* Yêu cầu kỹ năng: đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận.
Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt,
dùng từ
* Yêu cầu về kiến thức:
a Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nêu nhận định trong đề bài
b Thân bài: Chứng minh nhận định qua việc phân tích nhân vật bé Hồng.
- Lòng yêu thương mẹ tha thiết của bé Hồng: Xa mẹ, vắng tình thương, thiếu
sự chăm sóc, lại phải nghe những lời rèm pha xúc xiểm của người cô độc ác
nhưng tình cảm của bé Hồng hướng về mẹ vẫn mãnh liệt không bị “những rắp
tâm tanh bẩn xâm phạm đến”
- Sự căm thù những cổ tục đã đầy đoạ mẹ: Lòng căm ghét của bé Hồng được
diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp
điệu dồn dập tựa như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến:“Cô tôi nói chưa
dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng Giá những cổ tục đã đầy
đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay
lại mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”
- Khát khao gặp mẹ cháy bỏng: Ngòi bút của nhà văn đã thể hiện thành công
đặc sắc khi miêu tả với phương pháp so sánh: bé Hồng khát khao gặp mẹ như
khát khao của người bộ hành đi giữa sa mạc nghĩ về bóng râm và dòng nước
mát Hình ảnh chú bé phải xa mẹ lâu ngày, hơn nữa phải sống trong sự ghẻ
lạnh của những người xung quanh được miêu tả thật xúc động
- Sự cảm động, sung sướng, bối rối khi gặp mẹ Niềm hạnh phúc vô bờ khi ở
trong lòng mẹ: Để tô đậm niềm sung sướng tột độ của em bé mất cha, xa mẹ
lâu ngày, nay được ngồi bên mẹ, lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ
thể: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ …
mơn man khắp da thịt”, lúc thì xen những lời bình luận thấm đẫm chất trữ
tình: “phải bé lại…”, khi thì nghĩ đến câu nói độc ác, đay nghiến của bà cô và
bé Hồng tự nhủ “không mảy may nghĩ ngợi gì nữa.” bởi vì bé Hồng được gặp
mẹ rất bất ngờ, niềm vui quá lớn Nếu chính mình chưa phải trải qua nỗi đau
xa mẹ, chưa có niềm sung sướng tột độ khi được gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng
khó có được những đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như vậy
c Kết bài:
- Khẳng định lại nhận định trên
0,5 0,5
2
2
2
2
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Trang 8CHIÊM HÓA
*
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi
ghi):
LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)
khảo
Giám khảo số 1 Giám khảo số 2
(Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này).
Câu 1 (3,0 điểm):
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
Câu 2 (7,0 điểm):
Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi
dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính
hình ảnh của con người
Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo
vệ rừng hiện nay
Câu 3 (10,0 điểm): Có ý kiến cho rằng:
“Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An- đéc- xen),
em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó
Hết Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Trang 9PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
***
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)
1
3,0
điểm
- Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh Tuy nhiên mỗi câu
lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
+ So sánh con thuyền ra khơi “ hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền
chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so
sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác Sự so sánh
này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi
+ So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể
hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng
liêng Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở
nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng
Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý
nghĩa của làng chài
1,5
1,5
2
7,0
điểm
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội ngắn Biết vận
dụng phối hợp nhiều thao tác, lập luận chặt chẽ, bố cục chặt chẽ có dẫn
chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi câu
* Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
1 Từ lời giới thiệu hấp dẫn, người viết cần khẳng định “Kẻ thù của rừng
xanh” không ai khác chính là con người vì: con người kém hiểu biết, vô
trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám lợi, coi thường pháp
luật mà chặt phá rừng Từ đó khẳng định dù trực tiếp hay gián tiếp con
người chính là kẻ thù trực tếp gây ra tội ác cho rừng xanh
2 Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu con người chúng ta nhận
ra được bao nhiêu điều hệ lụy do nạn phá rừng gây nên
- Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị săn bắn
ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động (có dẫn chứng và số liệu kèm
theo)
- Môi trường bị tàn phá, lũ lụt thường xuyên bị đe dọa, khí hậu bị biến
đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta (có dẫn chứng cụ
thể)
3 Từ thực trạng trên đề ra được giải pháp để bảo vệ rừng - bảo vệ lá
phổi xanh của Trái đất
0,5
1,5
1
1
Trang 10- Tích cực trồng cây gây rừng.
- Bên cạnh khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung, chăm sóc
rừng
- Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và tác hại
của việc chặt phá rừng bừa bãi
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và chăm sóc,
bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, trừng phạt những
“kẻ thù của rừng xanh”.
4 Khẳng định sống hòa hợp với thiên nhiên là quy luật sống lành mạnh
từ ngàn đời nay
0,5 0,5 0,5
0,5 1
3
10 điểm
A Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh
- Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số
phận con người
- Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán
diêm (An - đéc - xen)
B Yêu cầu cụ thể:
1 Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống
thông qua cách nhìn, cách cảm nhận của mỗi nhà văn…về cuộc đời, con
người
- Nêu vấn đề: Trích ý kiến…
2 Thân bài: Lần lượt chứng minh các luận điểm sau:
Những băn khoăn trăn trở của hai tác giả về số phận con người qua
hai truyện ngắn:
*Truyện ngắn Lão Hạc:
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những người
nông dân nghèo trong xã hội:
- Nhân vật lão Hạc:
+ Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận
lại nghèo khổ, bất hạnh (Sống mòn mỏi, cơ cực, chết thê thảm, dữ dội,
đau đớn…) -> Dẫn chứng
+ Những băn khoăn thể hiện qua triết lý về con người của lão Hạc:
“Nếu kiếp chó là kiếp khổ …may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp
tôi chẳng hạn”
+ Triết lí của ông giáo: “Cuộc đời chưa hẳn …theo một nghĩa khác”
- Nhân vật con trai lão Hạc:
+ Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông
thôn: (Không đủ tiền cưới vợ, phải đi phu ở đồn điền cao su…)
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những tri
thức nghèo trong xã hội (Nhân vật ông giáo)
+ Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng…
nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuấn sách mà ông rất
1
0,5 0,5
8
1 0,5
0,5 1
1