Từ những vấn đề nêu trên đặt ra việc nghiên cứu tính toán bệ phản áp trong nền đất yếu nói riêng, nền đất tự thiên nói chung với những giả thiết hợp lý hơn với thực tế làm việc của nền đ
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -ĐHQG -HCM
5 TS LÊ VĂN PHA
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đanh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN ĐỨC THƯỞNG MSHV: 7140776
Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1987 Nơi sinh: Kiên Giang
Chuyên ngành: Địa kỹthuật xây dựng Mã ngành: 60 58 02 11
I TÊN ĐỀ TÀI:
Ứng dụng bệ phản áp vào ổn định nền đường với kích thước tối ưu nhất
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1 NHIỆM VỤ:
- Nghiên cứu cách tính toán tối ứng nhất cho bệ phản áp
- Nghiên cứu kích thước tối ưu nhất cho chiều cao đất đắp
- Mô phỏng sự làm việc của bệ phản áp bằng phần mềm Geoslope ver2007 để phân tích
và đánh giá sự làm việc của bệ phản áp trong việc gia co nền đường
2 NỘI DUNG:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về bệ phản áp
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tính toán cho bệ phản áp
- Chương 3: ứng dụng bệ phản áp để ổn định nền đường cho tuyến đường quốc lộ 61B, tinh Hậu Giang
- Kết luận và kiến nghị
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 17/08/2015
IV NGÀY HOÀN THẨNH NHIỆM VỤ: 17/06/2016
V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS VÕ PHÁN
Tp HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2016
CÁN Bộ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA
PGS-TS VÕ PHÁN PGS.TS LÊ BÁ VINH PGS.TS NGUYỄN MINH TÂM
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn là sự tổng hợp của chương trình đào tạo Qua luận vãn, thầy cô có thể đánh giá một cách tổng quát về trình độ chuyên môn của học viên, học viên có thể củng cố kiến thức qua quá trình học tập nghiên cứu tại trường
Luận văn Thạc sĩ hoàn thành đảm bảo nội dung và tiến độ là nhờ sự hướng dẫn tận tình
và nhiệt huyết của PGS.TS VÕ PHÁN Tác giả xin bày tỏ lòng tri ân chân thành nhất đến PGS.TS VÕ PHÁN và các thầy trong bộ môn đã tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập và
nghiên cứu, luôn tận tâm giảng dạy cung cấp cho em nhiều kiến thức, tài liệu quý báu
Xỉn chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa, Ban Lãnh Đạo khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập
Cuối cùng xin bày tỏ lòng ghi ơn và tri ân sâu sắc nhất đến gia đình đã luôn động
viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện Luận vãn
HỌC VIÊN
TRẦN ĐỨC THƯỞNG
Trang 5Đề tài còn nêu lên các ưu điểm và hạn chế của bệ phản áp trong gia cố nền đường
Từ đó, cung cấp cho những ai quan tâm đến lĩnh vực thiết kế và thi công các tuyến đường khác tại địa phương
Trang 6Concerning counter-pressure pads for road base reinforcement, besides the advantages commonly used to increase the stability of the embankment of the roaddike or background on soft ground The simplest method is limited but there arise secondary settlement tanks, pressure and land area to build counter-pressure pad The height and width of the platform is designed to counter pressure from the indicators of weak soil shear strength, thickness, depth and weight of soft soil of counter pressure pad Trays counter pressure is also used to protect dykes and sand sparkling effervescent circuit protection,
to clarify the advantages and disadvantages
The theme also highlights the advantages and limitations of counter-pressure pad in reinforced embankment From there, providing those interested in the field of design and construction of other roads in the area
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận vãn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thưc hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức thực nghiệm, thu thập các
số liệu, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Võ Phán
Các số liệu, mô hình tính toán và những kết quả trong luận vãn là trung thực, được xuất phát từ thực tiễn, các số liệu, cơ sở lý thuyết được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo
Học viên thực hiện
Trần Đức Thưởng
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề 01
2 Mục tiêu nghiên cứu 01
3 Phạm vi nghiên cứu 02
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 02
4.1 Ý nghĩa khoa học 02
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 02
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 02
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ BỆ PHẢN ÁP 1.1 Nền đường đắp 03
1.2 Nền đất yếu 04
1.2.1 Khái niệm đất yếu 04
1.2.2 Nền đất yếu ở Việt Nam 04
1.2.3 Hiện tượng mất ổn định của nền đường đắp trên đất yếu 05
1.3 Tải trọng của nền đqờng đắp tác dụng lên nền đất tự nhiên 06
1.4
Trạng thái ứng suất và tải trọng giới hạn của nền đất 06
1.4.1 Cân bằng đàn hồi và cân bằng dẻo 06
1.4.1.1 Đất là vật liệu đàn - dẻo lý tưởng 06
1.4.1.2 Đất là vật liệu cứng - dẻo lý tưởng 09
1.4.2 Lý thuyết biến dạng tuyến tính 10
1.4.3 Lý thuyết cân bằng giới hạn 15
1.4.3.1
Cơ sở của lý thuyết cân bằng giới hạn 15
1.4.3.2 Hệ phương trình cơ bản 15
1.4.3.3 Các lời giải của hệ phương trình cơ bản 16
1.4.4 Lý thuyết đàn - dẻo dùng cho khối đất 17
1.4.4.1 Tải trọng giới hạn đàn hồi 18
1.4.4.2 Bài toán hỗn hợp đàn - dẻo về khối đất 18
1.4.4.3 Lý thuyết Cam - Clay 19
1.4.5
Các phương pháp dùng mặt trượt giả định 19
Trang 91.4.5.1 Phương pháp mặt trượt giả định mặt phẳng 19
1.4.5.2 Phương pháp mặt trượt trụ tròn 19
1.4.5.3 Phương pháp mặt trượt theo lý luận cân bằng với nền đồng nhất 19
1.4.6 Phương pháp phân tích giới hạn 22
1.4.7 Phương pháp xác định ứng suất theo điều kiện ứng suất tiếp lớn nhất đạt giá trị nhỏ nhất trong nền đất 23
1.5 Giải pháp tăng cường sức chịu tải (tải trọng giới hạn) của nền đất yếu 23
1.6 Giới thiệu về bệ phản áp 24
1.6.1 Các đặc trưng yêu cầu về bệ phản áp 26
1.6.2 Phân tích ưu nhược điểm của bệ phản áp trong gia cố nền đường 27
1.6.2.1 Ưu điểm 27
1.6.2.2 Nhược điểm 27
1.6.3 Tính toán bệ phản áp trên nguyên lý làm tăng độ chôn sâu của nền đắp 27
1.6.4 Tính toán bệ phản áp theo dạng làm xoải taluy nền đường đắp 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN CHO BỆ PHẢN ÁP 34
2.1 Đặt vấn đề 34
2.2 Khảo sát quan hệ giữa tải trọng giới hạn của nền đất yếu với tải trọng bệ phản áp 35
2.2.1 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn và chiều rộng tải trọng bệ phản áp 35
2.2.2 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn với cường độ tải trọng bệ phản áp 37
2.3 Nghiên cứu tải trọng bệ phản áp làm tăng tải trọng giới hạn của nền đất yếu dưới tải trọng nền đường đắp 39
2.3.1 Trường hợp không xét góc ma sát trong của đất yếu 39
2.3.1.1
Xây dựng toán đồ thiết kế bệ phản áp 39
2.3.1.2 Nghiên cứu tải trọng bệ phản áp hợp lý 41
2.3.2 Trường hợp xét góc ma sát trong của nền đất yếu 46
2.4 Nghiên cứu bệ phản áp rộng vô hạn để làm tăng tải trọng giới hạn của nền đất yếu dưới nền đường đắp 48
Trang 102.4.1 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn của nền đất yếu và cường độ tải trọng bệ phản
áp rộng vô hạn 48
2.4.2 Xây dựng toán đồ thiết kế bệ phản áp rộng vô hạn 50
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG BỆ PHẢN ÁP ĐỂ ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG CHO TUYẾN ĐƯỜNG QUÔC LỘ 61B, TỈNH HẬU GIANG 52
3.1 Giới thiệu công trình Quốc lộ 61B 52
3.2 Điều kiện tự nhiên 53
3.2.1 Vị trí khu vực 53
3.2.2 Địa hình khu vực 53
3.2.3 Điều kiện khí hậu 53
3.2.4 Điều kiện địa chất 53
3.3 Tính toán cho tuyến đường quốc lộ 61B, tỉnh Hậu Giang 55
3.3.1 Tính toán tải trọng giới hạn và chiều rộng tải trọng bệ phản áp cho công trình 55 3.3.2 Tính toán tải trọng giới hạn với cường độ tải trọng bệ phản áp 57
3.3.3 Chiều rộng hợp lý và cường độ hợp lý 59
3.4 tính toán tác dụng của bệ phản áp lên độ ổn định của nền đất đắp, độ lún lệch của đất nền bằng phần mềm Geoslope cho tuyến đường quốc lộ 61B, tỉnh Hậu Giang 60
3.4.1 Xác định kích thước ban đầu của bệ phản áp64 3.4.2 Phân tích ảnh hưởng của của bệ phản áp lên mức độ ổn định của công trình theo mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn và chọn lựa kích thước bệ phản áp hợp lý 67
3.4.3 Tác dụng của bệ phản áp lên sự phân bố độ lún của nền đất yếu dưới công trình đắp 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
Trang 11PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tác dụng, ưu và nhược điểm của giải pháp bệ phản áp 25
Bảng 1.2 Xác định trị hệ số Ny, Nq, Nc theo V.G Bérézantsev 30
Bảng 1.3 Các tải trọng (ơi-ơ3)/q và (ơi+ơ3)/q cho trường hợp tải trọng phân bố theo tam giác 32 Bảng 2.1 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (Pgh/c) với cường độ tải trọng bệ phản áp 35 Bảng 2.2 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (pgh/c) với cường độ tải trọng bệ phản áp 36
Bảng 2.3 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (pgh/c) với tải trọng bệ phản áp 39
Bảng 2.4 Chiều rộng và cường độ hợp lý của tải trọng bệ phản áp 41
Bảng 2.5 Hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ma sát trong, f((p) 47
Bảng 2.6 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (Pgh/c) với cường độ của tải trọng bệ phản áp rộng vô hạn 49
Bảng 2.7 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (Pgh/c) với cường độ của tải trọng bệ phản áp rộng vô hạn (q/c) và góc ma sát trong (ọ) 51
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát địa chất các lớp đất lân cận được tổng hợp theo bảng dưới 53
Bảng 3.2 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (Pgh/c) với cường độ tải trọng bệ phản áp 56 Bảng 3.3 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn (Pgh/c) với cường độ tải trọng bệ phản áp 57 Bảng 3.4 Chiều rộng và cường độ hợp lý của tải trọng bệ phản áp 59
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu cơ lý trung bình của lớp bùn sét 61
Bảng 3.6 Các hệ số ổn định Kmin với các kích thước bệ phản áp thay đổi 68
Trang 12PHỤ LỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Trắc ngang của nền đường đắp 03
Hình 1.2 Các dạng mất ổn định của nền đường đắp trên nền đất yếu 05
Hình 1.3 Mô hình đàn - dẻo lý tưởng 07
Hình 1.4 ứng suất tác dụng trên phân tố đất 08
Hình 1.5 Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng 10
Hình 1.6 Sơ đồ tính toán của bài toán phang 11
Hình 1.7 Các quy định về mức độ phát triển của vùng biến dạng dẻo 13
Hình 1.8 Vòng Mohr ứng suất tiếp xúc với đường Coulomb 15
Hình 1.9 Sơ đồ các vùng cân bằng giới hạn và các mặt trượt 16
Hình 1.10 Sơ đồ các vùng cân bằng giới hạn và các mặt trượt theo đề nghị của Berezansev cho đất có trọng lượng 20
Hình 1.11 Các dạng bệ phản áp 25
Hình 1.12 Vùng biến dạng dẻo dưới nền đường đắp 26
Hình 1.13 Sơ đồ bố trí bệ phản áp 27
Hình 1.14 Bệ phản áp theo sơ đồ làm tăng độ chôn sâu nền đường 28
Hình 1.15 Sơ đồ phạm vi tồn tại của mặt trượt nguy hiểm nhất 30
Hình 1.16 Bệ phản áp theo sơ đồ làm xoải chân taluy nền đường 31
Hình 1.17 Sơ đồ thiết lập đường thẳng cân bằng giới hạn F1 và đường quan hệ giữa hiệu và tổng ứng suất chính trên trục đối xứng của tải trọng F2 31
Hình 2.1 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn với cường độ tải trọng bệ phản áp (phio và phi5 - trường hợp 2.2.1 và 2.2.2) 36
Hình 2.2 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn với cường độ tải trọng bệ phản áp (phio và phi5 - trường hợp 2.2.1 và 2.2.2) 38
Hình 2.3 Toán đồ xác định tải trọng giới hạn của nền đất yếu 40
Hình 2.4 Quan hệ giữa chiều rộng và cường độ hợp lý của tải trọng bệ phản áp 42
Hình 2.5 Đường chiều rộng và cường độ hợp lý của tải trọng bệ phản áp 44
Hình 2.6 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn với tải trọng bệ phản áp rộng vô hạn 49
Hình 2.7 Toán đồ xác định tải trọng giới hạn của nền đất yếu 51
Hình 3.1 Mặt bằng tuyến đường quốc 1Ộ61B 52
Trang 13Hình 3.2 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn với cường độ tải trọng bệ phản áp 57
Hình 3.3 Quan hệ giữa tải trọng giới hạn với cường độ tải trọng bệ phản áp 58
Hình 3.4 Quan hệ giữa chiều rộng và cường độ hợp lý của tải trọng bệ phản áp 60
Hình 3.5: Kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường tổng hợp từ các vị trí 62
Hình 3.6 Hệ số ổn định của nền đắp có H=3,0 m theo phương pháp cung trượt lăng trụ tròn khi không có bệ phản 64
Hình 3.7 Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của nền đất dưới nền đắp khi không có bệ phản áp với H=3,0 m 65
Hình 3.8 Hệ số ổn định của nền đắp có H=3,0 m theo phương pháp cung trượt lăng trụ tròn với bệ phản áp có kích thước (hpa=l,0 m & bpa=5,0 m) 66
Hình 3.9 Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của nền đất dưới nền đắp khi có bệ phản áp với H=3,0 m và bệ phản áp có (hpa = 1, Om & bpa=5,0 m) 67
Hình 3.10a Phạm vi cung trượt khi Kmin«l,0 cho nền đắp có H=3,0 m theo phương pháp cung trượt lăng trụ tròn khi không có bệ phản áp 69
Hình 3.10b Phạm vi cung trượt khi Kmin«l,0 cho nền đắp có H=3,0 m theo phương pháp cung trượt lăng trụ tròn khi không có bệ phản áp 69
Hình 3.11 Hệ số ổn định của nền đắp có H=3,0 m theo phương pháp cung trượt lăng trụ tròn với bệ phản áp có kích thước (hpa=l,20 m & bpa=7,0 m) 71
Hình 3.12 Kích thước bệ phản áp tối ưu cho nền đường đắp có H=3,0 m với phạm vi xuất hiện vùng biến dạng dẻo trong nền đất yếu hầu như không có 72
Hình 3.13 Sự phân bố độ lún tức thời mặt nền đất dưới nền đắp cao H=3,0m khi không có (a) và khi có bệ phản áp (b) với kích thước hpa = l,2m & bpa=7,0m 73
Hình 3.14 Sự phân bố độ lún ổn định mặt nền đất dưới nền đắp có H=3,0m khi không có (a) và khi có bệ phản áp (b) với kích thước hpa = l,2m & bpa= 7,Om 75
Trang 14f(<p) Hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ma sát ửong đất nền
KH: Hệ số tin cậy phụ thuộc cấp công trình
K-niin '• Hệ số an toàn nhỏ nhất được tính toán
Ny Hệ số sức chịu tải theo trọng lượng thể tích
PA: KN/m 2 Áp lực đất chủ động
Ymax- Tung độ ngang tối đa của tam giác dây
a: g/cm3 Dung trọng của nền đất yếu
a0: g/cm3 Thông số xác định theo bảng 1.3
0:
ô:
Hệ số biến dạng Biến phân
7dn KN/m 3 Dung trọng của đất nền đắp
7sat KN/m 3 Trọng lượng riêng bão hòa
Trang 15cố là nguyên nhân thiết kế nền đường đắp bị mất ổn định hoặc gây lãng phí tốn kém Nghiên cứu
về bệ phản áp trong ổn định nền đường nói riêng hay nền đất nói chung, xác định việc tính toán để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công là vấn đề đầu tiên quan trọng
Bệ phản áp là một giải pháp lâu đời được sử dụng nhiều, thực tế đã chứng minh hiệu quả tăng cường ổn định, đặc biệt làm tăng tải trọng giới hạn của nền đất yếu Với công nghệ thi công đơn giản và tận dụng được vật liệu tại chỗ, bệ phản áp đã được xây dựng với nền đường đắp qua vùng đất yếu và sửa chữa nền đường mất ổn định Tuy nhiên, tính toán thiết kế bệ phản áp của nền đường đắp còn dựa vào kinh nghiệm và các phương pháp gần đúng Do đó, có thể dùng cách tính
về tải trọng giới hạn của nền đất chịu tải trọng móng mềm để khảo sát ảnh hưởng của bệ phản áp, hợp lý hoá thiết kế kích thước, khắc phục nhược điểm để có thể vận dụng tiết kiệm và hiệu quả vào thực tế Từ những vấn đề nêu trên đặt ra việc nghiên cứu tính toán bệ phản áp trong nền đất yếu nói riêng, nền đất tự thiên nói chung với những giả thiết hợp lý hơn với thực tế làm việc của nền đất chịu tác dụng của tải trọng nền đường đắp và bệ phản áp sẽ góp phần bổ sung lý thuyết nghiên cứu, góp phần tích cực vào thực tế xây dựng nền đường đắp và mạng lưới giao thông ngày nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định việc tính toán trong nền đất tự thiên dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp và
bệ phản áp là hết sức cần thiết, giải quyết về vấn chất lượng cho các mạng lưới giao thông của vùng nói riêng và trên các vùng đất yếu của cả nước nói chung Đồng thời xác định chiều cao và chiều rộng của bệ phản áp tối ưu nhất cho công trình đắp ổn định
3 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các phương pháp tính toán tối ưu nhất về bệ phản áp cho việc ổn định nền đất yếu ở đồng bằng song Cửu Long, đồng thời thiết lập được đông thời xác lập được chiều cao và chiều rộng cho bệ phản áp tối ưu nhất
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 16-2-
4.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu, tính toán sự làm việc của bệ phản áp và chiều cao đất đắp cho ta cái nhìn khoa học về sự làm việc của bệ phản áp đối với nền đất yếu Phân tích áp lực đất tính toán và nội lực phát sinh bên trong nền đất và bệ phản áp
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (phần mềm Geoslope) mô phỏng gần sát với điều kiện làm việc của bệ phản áp ngoài thực tế cho ta có thể kiểm soát được trạng thái ứng xử của đất và các nguyên nhân tác động lên chúng bằng cách đưa các thông số đầu vào phù hợp, là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp tìm ra lời giải chính xác hơn, đồng thời xác định được chiều cao và chiều rộng của bệ phản áp tối ưu
4.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài làm rõ ưu nhược điểm của bệ phản áp trong việc ổn định cho nền đất yếu làm cơ sở cho việc ứng dụng hiện tại và trong tương lai phục vụ cho nhu cầu xây dựng mạng lưới giao thông nơi thị trấn, thành phố, nơi tập trung đông dân cư
Dùng phần mềm Geoslope mô phỏng, dự đoán các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thi công làm giảm nguy cơ gây hại đến công trình
5 Giói hạn và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ mô phỏng, phân tích, tính toán sự làm việc của bệ phản áp trong phạm vi giới hạn địa chất của công trình và một số vùng lân cận Dựa trên hồ sơ khảo sát địa chất, các số liệu quan trắc xem như là tương đối chính xác để làm cơ sở nghiên cứu cho bài toán phân tích cho nền đường
Đề tài không đi sâu nghiên cứu về biện pháp thi công cho bệ phản áp
CIIƯƠNG 1 TÔNG QUAN VỀ BỆ PHẢN ÁP
1.1 Nền đường đắp
Nền đường nối chung là một công trình bằng đất, cỗ tác dụng khắc phục địa hình tự nhiên nhằm tạo nên một dải đủ rộng dọc theo tuyến đường cỗ cảc tiêu chuẩn về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang và làm cơ sờ cho ảo đường Nền đường gồm có loại nền đường đào, nền đường đắp và nền
Trang 17-3- đường nửa đào nửa đắp về cơ bản, cấu tạo trắc ngang của nền đường đắp như hình 1.1
Hình LL Trắc ngang của nền đường đắp
(1 - nền đất tự nhiên; 2 - nền đường đắp)
Trong hình 1.1 ký hiệu: B và H là chiều rộng và chiều cao nền đắp; 1/m là độ dốc ta luy nền đắp Hiện nay, bề rộng nền đường ô tô được thiết kế B 6,0 m [6]; thông thường độ dốc ta luy đắp được chọn 1/1,5 Chiều cao nền đường đắp tối thiểu phải từ 1,2 -í-1,5 m kể từ chỗ tiếp xúc với đất yếu [1]
Các hướng dẫn và yêu cầu thiết kế, thỉ công nền đường ô tô ở Việt Nam trong tiêu chuẩn: Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế - TCVN 4054:2005 và các tài liệu khác [2], [3] • Nối chung nền đường cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nền đường phải đảm bảo ồn định toàn khối, tức là không
để xảy ra các hiện tượng: trượt lở mái ta luy; trượt trồi lún sụp nền đắp trên nền đất yếu - Nền đường phải đảm bảo có một cường độ nhất định và đảm bảo ổn định về cường độ Theo [4], [5], cho thấy trong quá trình xây dựng và sử dụng, nền đường có thể bị phá hoại, không đạt được các yêu cầu trên với nhiều nguyên nhân khác nhau
1.2 Nền đất yếu
1.2.1 Khái niệm đất yếu
Theo [6], [7], [8], thì đất yếu là các loại đất có thể có các nguồn gốc khác nhau (khoáng vật hoặc hữu cơ) và điều kiện hình thành khác nhau (trầm tích ven biển, vịnh biển, đầm hồ, đồng bằng tam giác châu thổ hoặc hình thành do đất tại chỗ ở những vùng đầm lầy có mực nước ngầm cao,
có nước tích đọng thường xuyên ) nhưng đều có các đặc trưng dưới đây:
- Cường độ chống cắt nhỏ và thường tăng lên theo độ sâu;
- Biến dạng nhiều (lún nhiều) khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài và biến dạng tuỳ thuộc
Trang 18-4- thời gian chất tải;
- Tính thấm nước kém (hệ số thấm nhỏ) và thay đổi theo sự biến dạng của đất yếu; - Hệ số rỗng lớn;
- Đất ở trạng thái bão hoà hoặc gần bão hoà nước
Theo [1] thì ở nước ta định nghĩa đất yếu như sau:
- Loại có nguồn gốc khoáng vật, thường là sét hoặc á sét trầm tích, hàm lượng hữu cơ có thể tới 10 -ỉ- 12% Ở trạng thái tự nhiên, độ ẩm gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy, hệ số rỗng lớn (sét thì e > 1,5, á sét thì e > 1), lực dính đơn vị theo kết quả cắt nhanh không thoát nước Cu <
15 kPa, góc ma sát trong = 0 -? 10°, hoặc theo kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường cu < 35 kPa Ngoài ra, còn có đất yếu dưới dạng bùn cát, bùn cát mịn (hệ số rỗng e > 1, độ bão hòa G > 0,8) - Loại có nguồn gốc hữu cơ, thường gọi là đất đầm lầy than bùn, hàm lượng hữu cơ chiếm tới 20 4- 80%
Nói chung, khái niệm đất yếu được hiểu giống nhau ở các nước [8],
1.2.2 Nền đất yếu ở Việt Nam
Theo [5], cho thấy Việt Nam có diện tích không nhỏ thành tạo đất yếu, đặc biệt là các vùng đồng bằng alluvi của sông Hồng, sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trưng Đất yếu thường gặp là các loại đất sét mềm, bùn và than bùn Ngoài ra ở một số vùng còn gặp loại đất có ở nhiều tính chất của loại đất lún sập như đất ba zan ở Tây Nguyên, và thỉnh thoảng còn gặp cảc vỉa cát chảy là những loại đất yếu có các đặc trưng riêng biệt Thực tế của những nam xây dựng các công trình cho thấy móng của nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi đặt trên nền đất yếu
1.2.3 Hiện tượng mất ẳn định của nền đường đắp trên đất yếu
Ôn định của đất là tương quan giữa độ bền, khả năng chịu tải của đất đối với các lục và các đặc trưng gây phá hoại trong đất do tải trọng bản thân của đất và tải trọng ngoài gây ra Ôn định tổng thể của nền đường và nền đất yếu dưới nền đường có thể bị mất nếu cảc điềm phân tổ mất ổn định đã xảy ra trong một vùng đáng kể [5] Xét theo điều kiện ổn định của nền đất yếu dưới nền đường đắp có thể nêu lên hai trường hợp mất ổn định thường gặp sau:
- Mất ổn định theo dạng phình trồi: đây là trường hợp nền đường chưa bị xố rảch nhưng bị
võng xuống và đẩy đất yếu phình lên hai bên chân ta ỉuy, như hình 1.2a Với trường hợp này vùng phá hoại (chứa các điểm mất ổn định) trong nền đất yếu đã xuất hiện nhưng chưa đạt tới mức có thể gây ra một mặt trượt liên lục xé rách nền đất yếu và nền đường
Trang 19-5-
Ífìn/í 1.2 Các dạng mất ổn định của nền đường đắp trên nền đất yếu
(a - dạng phình trồi; b - dạng trượt trồi)
- Mất ển định theo dạng trượt trồi: trong trường hợp này đã xảy ra một mặt trượt liên tục làm
xé rách nền đường và đẩy đất yếu trượt trồi lên phía chân ta ỉuy, như hình 1.2b Vùng phá hoại trong nền đất yếu đã vượt quá mức giới hạn tương ứng cho ổn định tổng thể của nền đường trên đất yếu Nguy cơ mất ổn định càng lớn khi đất yếu phân bố ngay trên bề mặt thoáng và dễ xảy ra trong và ngay sau quá trình đắp nền đường (khi đất yếu chưa kịp cố kết) [8], [9], Các tiêu chuẩn trên thế giới đều đưa ra yêu cầu đầu tiên khi xây dựng nền đắp trên đất yếu là không được để xảy
ra mất ổn định Vì đất yếu có độ bền thường nhỏ hơn nhiều so với đất đắp nền đường, nên khi đánh giá mức độ ổn định tổng thể của nền đường trên đất yếu người ta thường dựa vào sức chịu tải - tải trọng giới hạn của nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp [5],
1.3 Tải trọng của nền đường đắp tác dụng lên nền đất tự nhiên
Người ta thường tách riêng phần móng đặt trên nền đất tự nhiên để xem xét và gọi ứng suất tiếp xúc hay ứng suất đáy móng là tải trọng trực tiếp tác dụng lên nền đất Đối với nền đất tự nhiên chịu tác dụng tải trọng nền đường đắp, thì tải trọng nền đường đắp được xem là tải trọng móng mềm [2], [10], [11], [12], Trị số áp lực tại mỗi điểm trên mặt thoáng chính bằng trọng lượng cột đất ở trên đó Do nền đường đắp thường có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và nền đất tự nhiên là bán không gian vô hạn, cho nên có thể xét bài toán phẳng để nghiên cứu Khi đó tải trọng nền đường đắp tác dựng lên nền đất, như hình 1.1 là tải trọng thẳng đứng (ứng suất đáy nền đường đắp) phân bố có dạng hình thang, tức là hình dạng mặt cắt của nền đường
1.4 Trạng thái ứng suất và tải trọng giói hạn của nền đất
1.4.1 Cân bằng đàn hồi và cân bằng dẻo
Trang 20-6-
1.4.1.1 Đất là vật liệu đàn - dẻo lý tưởng
- Đe làm cơ sở cho sự phân tích ổn định của khối đất, đất được giả thiết có quan hệ giữa ứng suất và biến dạng như hình 1.3 sau:
Khi chịu tải, quan hệ ứng suất ơ và biến dạng £ là tuyến tính trong phạm vi Oa và khi ứng suất đạt đến trị số ứng với điểm a thì đường quan hệ ứng suất - biến dạng song song với trục biến dạng (đường ab) Vật liệu có đặc tính như vậy được gọi là vật thể đàn - dẻo lý tưởng: giai đoạn đầu
là đàn hồi và sau là chảy dẻo (biến dạng dẻo)
Hình 1,3, Mô hình đàn - dẻo ỉỷ tưởng
Sự cân bằng của đất ứng xử trong giai đoạn đàn hồi gọi là sự cân bằng đàn hồi (cân bằng bền) Sụ cân bằng với trạng thái ứng suất biến dạng ứng với điểm a (hoặc đoạn ab) trong hình là
sự cân bằng dẻo (cân bằng giới hạn)
- Theo thuyết bền Mohr - Coulomb đối với đất nêu lên rằng: “cường độ chống cắt của đất
tăng tuyến tỉnh vớì ứng suất pháp và đất tại một ncrí nào đỏ trong khối đất sẽ bị phả hoại nếu vòng tròn Mohr tại nơi ấy tiếp xúc với đường Coulomb của đắt” Vòng ữòn Mohr tiếp xúc với
đường Coulomb được quy ước gọi là vòng fròn Mohr giới hạn Một điểm nào đó ở trong nền đất
Trang 21-7-
Như vậy, đất nền là đủ sức chịu tải thì các ứng suất phảt sinh trong nền đất dưới tác dụng của tải trọng phải thỏa mãn được điều kiện bền Mohr - Coulomb như sau:
Trang 22áp lực này lại là một hàm của thời gian, vì vậy cường độ chống cắt cũng là một hàm của thời gian
- Theo lý thuyết đàn hồi, khi đất ứng xử trong giai đoạn đàn hồi, trạng thái ứng suất tại một điểm nào đó trong khối đất (bài toán phẳng) được đặc trưng bằng ba thành phần ứng suất ơx, ơz, Txz theo các phương trong hệ trục x0z, hình 1.4 Các thành phần ứng suất phải thoả mãn hai điều kiện: điều kiện cân bằng tĩnh và điều kiện liên tục
Hình 1.4 ửng suất tác dụng trên phân tố đất Từ điều kiện cân bằng
tĩnh ta có:
ổơ- ÔT
= 7 dz dx dơr ỔT
2—^+—^ = 0 Ổx õz
trong đó: y - ttọng lượng thể tích của đất Từ điều kiện liên tục ta có:
(1.4)
Trang 23-9-
- Khi đất ứng xử chảy dẻo, tức ở trạng thái cân bằng giới hạn các thành phần ứng suất thoả mãn điều kiện cân bằng tĩnh (1.4) và điều kiện cân bằng giới hạn (điều kiện phá hoại Mohr - Coulomb) Từ phương trình (1.3) biểu thị bằng các ứng suất ơx, ơz, Txz ta có:
Z - 2 , -
biên đôi phương trình (1.6a) được:
Như vậy, dù phân tố đất tại điểm nào đó ở trạng thái cân bằng bền hoặc ở trạng thái cân bằng giới hạn bài toán xác định ứng suất là tĩnh định: có đủ ba phương trình để xác định ba thành phần ứng suất ơx, ơz, Txz Sử dụng phương trình (1.4) và (1.5) để xác định ứng suất trong khối đất đang ở trạng thái cân bằng bền, dùng phương trình (1.4) và (1.6a) hoặc (1.6b) để xác định ứng suất và hệ thống mặt trượt ttong khối đất bị phá hoại
I.4.I.2 Đất là vật liệu cứng - dẻo lý tưởng
Trong trường hợp giai đoạn đàn hồi rất ngắn, tức điểm a trong hình ttên xem như nằm trên trục tung (trục ơ) hình 1.5a vật liệu được xem như cứng - dẻo lý tưởng Khi ứng suất đạt đến độ cứng của đất, đất bị phá hoại kiểu “giòn” và chuyển sang giai đoạn chảy dẻo hệ phương trình (1.4) và (1.6a) hoặc (1.6b) để xác định thành phần ứng suất tại điểm đã bị phá hoại “giòn”
2 Với: V2 - Toán tử Laplacce, V = _ ô2 , ô2
Trang 24
Bình 1,5, Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng
(a - mô hình cứng - dẻo lý tưởng; b - mô hình biên dạng phi tuyên)
Mô hình cúng - dẻo lý tưởng không thích hợp với đất và hiện bị phê phán nhỉều Tuy nhiên, vẫn được dùng khỉ chỉ cần tính toán phân tích sự phá hoại đất vì tính toán đơn giản và kết quả tính toán cũng phù hợp với thực nghiệm [12] Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu xét đến tính biến dạng phỉ tuyến của đất, như hình 1.5b Kết quả đạt được khá phù hợp với cách ứng xử của nhiều loại đất
1.4.2, Lý thuyết biến dạng tuyến tỉnh,
Lý thuyết biến dạng tuyến tính nghiên cứu cách ứng xử của đất khi đất còn làm việc trong
giai đoạn Oa, ở hình 1.3, giai đoạn biến dạng tuyến tính Hệ phương trình cơ bản của ĩỷ thuyết
biến dạng tuyến tỉnh: Xét một phân tố đất tại điểm M trong khối đất trong hệ toạ độ Descartes,
như hình 1.4 Trạng thái ứng suất tại M được xác định bằng các thành phần ứng suất ơx, ơz, Txz (xét trong bài toán phẳng) thoả mãn điều kiện cân bằng tĩnh, hệ phương trình (1.4)
Với điều kiện tương thích của biến dạng, các thành phần ứng ơx, ơz, Txz phải thoả mãn phương trình (1.5)
Như vậy, ba phương trình có thể xác định được ba ẩn hàm ơx, ơz, Txz khỉ biết điều kiện biên của bài toán Điều kiện tăng tải một chiều, các bài toán đàn hồi, ví dụ bài toán Boussỉnesq, bài toán Hamant, bài toán bàn nén trong lý thuyết đàn hồi đều được ứng dụng trong cơ học đất
- Để xác định ranh giới của khu vực biến dạng dẻo, dựa vào đỉều kiện Mohr - Coulomb (bài toán phẳng), từ phương trình (l.ốb) biến đồi ta được:
Trang 25
vế phải của biểu thức (1.7) là biểu diễn góc lệch 0 Khi 0 = Y thì mọi điểm trong đất nằm trên đuờng ranh giới của khu vực biến dạng dẻo và khu vực đàn hồi, khi 0 < Y thì thuộc khu vực đàn hồi, khi 0 > Y thì thuộc khu vực biến dạng dẻo Xét trường hợp một móng băng có chiều rộng b, chiều sâu đặt móng h Dưới đáy móng có tải trọng phân bố đều p tác dụng Tải trọng của lớp đất trong phạm vi chôn móng q = Y-h Vì móng hình băng cho nên bài toán quy
về bài toán phẳng như hình 1.6
Hình 1.6 Sơ đồ tinh toán của bài toán phẳng
Tại một điểm M ở độ sâu z, trên biên vùng biến dạng dẻo, ứng suất thẳng đứng ơ Z do
trọng lượng bản thân gây ra
ứng suất nằm ngang xo do trọng lượng bản thân gây ra
trong đó: k - hệ số áp lực ngang
Vì trạng thái cân bằng giới hạn của đất tưomg ứng với trạng thái dẻo của vật rắn, tức lúc
đó sự thay đổi hình dạng của vật không kèm theo sự thay đổi về thể tích, cho nên hệ số nở
hông V = 0,5 và như vậy hệ số áp lực ngang k=v/(l-v ) = 1,0 Dựa trên lập luận đó người ta giả thiết một cách gần đúng rằng k = 1,0 và ơ ’ = ơ Z = (h + z)
<p = arcsin
V(o\-o~J2+4r
(1.7)
2
Trang 26Như vậy , ơ z° đều là ứng suất chính, vì vậy người ta nói rằng ứng suất do trọng lượng bản thân đất gây nền phân bố theo quy luật thuỷ tĩnh [1]
ứng suất chính do tải trọng gây ra tại M tính theo công thức:
Trang 27
N p Puzyrevsky đã chứng minh công thức (1.16) và sử dụng để tìm tải trọng Po tương ứng với Zmax = 0, nghĩa là khu vực biến dạng dẻo vừa mới xuất hiện ở hai mép đáy móng Tải trọng tính trong trường hợp này là tải trọng an toàn Thực tế cho thấy tải trọng này nhỏ hơn tải trọng giới hạn thứ nhất Pghi - là tải trọng giới hạn đàn hồi [14],
- Nhận thấy khi khu vực dẻo dần phát triển, thì điểm chảy dẻo của khu vực đó
Hình 1.7 Các quy định về mức độ phát triển của vùng biến dạng dẻo
(a - theo N p Puzyrevsky; b - theo N N Maslov; c - theo I V Iaropolxki)
N N Maslov quy định không cho khu vực dẻo phát triển vào phạm vi dưới đáy móng bao gồm giữa hai đường thẳng đứng đi qua mép đáy móng, như hình 1.7b khi đó:
Trang 28
- Phương pháp xây dựng những đường đẳng trị Ko theo G M Sakhunhian Với Ko là hệ
số ổn định chống trượt tại một điểm tính toán trong nền đất, có trị số bằng:
an toàn và tải trọng giới hạn ứng với trường hợp vùng biến dạng dẻo có chiều rộng bang nửa bề rộng trưng bình của tiết diện tải trọng Khi xét đến trọng lượng bản thân nền đất tự nhiên, ứng suất cắt hoạt động sẽ là:
với: z - là độ sâu điểm xem xét
Sau đó dựa vào điều kiện Tay = c và có thể dùng phương pháp đồ giải để vẽ ranh giới vùng biến dạng dẻo
Nói chung, các phương pháp nêu trên dựa vào lý thuyết đàn hồi để xác định ứng suất sau
đó xác định vùng biến dạng dẻo trong đất, rồi khống chế phát triển của khu vực này để xác định tải trọng giới hạn lên nền đất Tuy vậy, các khu vực biến dạng dẻo rất nhỏ, khỉ nỗ không gây nên
sự biến đổi quá lớn về trạng thải ứng suất của đất nền, cũng như không gây nên sự phát triển quá lán của các khu vực biến dạng dẻo thì có thể chấp nhận đất là nửa không gian biến dạng tuyến tính Thực tế, để áp dụng được lý thuyết này người ta quy định chiều sâu phát triển tối đa của
(1.21)
1
Trang 29khu vực biến dạng dẻo là 1/4 chiều rộng tải trọng [13]
1,4.3 Lý thuyết cân bằng giới hạn,
1.4.3.1 C& sở cửa ĩý thuyết cân bằng giới hạn
Lý thuyết cân bằng giới hạn được xây dựng trên các cơ sở sau:
- Dùng mô hình cứng - dẻo, hình 1.5a;
- Công nhận thuyết phá hoại Mohr - Coulomb;
- Giả thiết rằng khỉ khối đất bị phả hoại thì mọi điểm của khối đất đều cùng đạt trạng thái ứng suất giới hạn
1.4.3.2, Hệ phương trình cơ bản
Một điểm M trong khối đất có trạng thái ứng suất được đặc trưng bằng vòng Mohr ứng suất Trong bài toán phẳng biết ơx, ơz, Txz hoặc ƠI, Ơ2 tại M thì vòng Mohr ứng suất được xác định hoàn toàn Khỉ điểm M đạt trạng thái giới hạn, theo lý thuyết phá hoại Mohr - Coulomb, vòng Mohr ứng suất tiếp xúc với đường Coulomb, hình 1.8
Hình 1.8 Vòng Mohr ứng suất tiếp xúc với đường Coulomb
Trang 30X, z - là thành phần lực đơn vị thể tích theo phương X và phương z Khi không có lực thấm
và động đất thì X = 0 và z = y Hệ phương trình (1.23) có ba phương trình chứa ba ẩn số ơx, ơz, Txz
1.4.3.3 Các lời giải của hệ phương trình cơ bản
- Lời giải của L Prandtl: Năm 1920, hệ phương trình (1.23) được giải lần đầu tiên cho đất không trọng lượng (y = 0) Tải trọng giới hạn ứng với sơ đồ hình băng (móng băng cứng chiều rộng b, có đáy móng trơn nhẵn) khi có tải trọng hông (tải trọng bên) q = y h, được xác định theo biểu thức:
1-sinợ?
trong đó: e - cơ số logarit tự nhiên;
Hình 1.9 Sơ đồ các vùng căn bằng giới hạn và các mặt trượt
Công thức (1.24) trên ứng với sơ đồ các vùng cân bằng giới hạn và các mặt trượt trình bày
ở hình 1.9 Trong khu vực I, đường trượt là những đoạn thẳng làm với phương đứng một góc (71/4 - (p/2) Trong khu vực II, có hai họ đường trượt, trong đó họ thứ nhất là những đường xoắn logarit có điểm cực tại mép móng và xác định theo phương trình r = r0etg<p, còn họ thứ hai là
(1.23)
Trang 31những đoạn thẳng xuất phát từ cực Trong khu vực III, đường trượt là những đoạn thẳng làm với
phương đứng một góc (71/4 + ọ/2)
Khi ọ ~ 0, theo Prandtl, trong trường hợp bài toán phẳng, tải trọng giới hạn sẽ bằng:
Nhận thấy, các công thức (1.24) và (1.25) tính tải trọng giới hạn của Prandtl không có thông
số chiều rộng móng b và chiều rộng tải trọng bên L
Đây là bài toán tổng quát nhưng hay gặp trong thực tiễn tính toán địa kỹ thuật, Sokolovski
đề nghị phương pháp cộng tác dụng cho hai trường hợp:
+ Đất không có trọng lượng, tức có y = 0 nhung cp # 0 và c # 0;
+ Đất có trọng lượng, tức có y 4- 0, <p ì 0 nhung c = 0
Thực tế xây dụng và thí nghiệm mô hình đã chứng tỏ rằng khi khối đất bị phá hoại, các
điểm của khối đất không đạt trạng thái phá hoại cùng lúc mà có nơi đang ở trạng thái cân bằng
bền [13],
Mặc dù vậy, lý thuyết cân bằng giới hạn vẫn mô phỏng một cách gần đúng sự làm việc của
nền khi mất ổn định [10], Kết quả tính toán có giá trị quan trọng trong việc xây dựng các công
thức, các phương pháp bán kinh nghiệm hiện nay phù hợp với thực tế khách quan khá phức tạp
khi khối đất bị phá hoại [13]
1.4.4 Lý thuyết đàn - dẻo dùng cho khối đất
Khác với lý thuyết cân bằng giới hạn, lý thuyết đàn - dẻo xét đến ứng xử đàn hồi trước khi
đất đạt tới trạng thái cân bằng giới hạn Mô hình đất được xét là mô hình đàn - dẻo, như mô tả ở
hình 1.3
Thí nghiệm đã chứng tỏ rằng, khi khối đất bị phá hoại không phải các điểm của khối đất đều đạt
trạng thái cân bằng giới hạn - tức là cân bằng dẻo mà còn có những miền trong đó đất đang còn
ứng xử đàn hồi Lý thuyết này đã xét đến thực tế ứng xử khách quan của khối đất
Trang 32
1.4.4.1 Tải trọng giới hạn đàn hồi
Nền đất chịu tải trọng hình băng phân bố đều, như hình 1.6, xét trường hợp tải trọng bên q
= 0 và nền đất có Y= 0, (p ~ 0 và c 7^ 0, theo N p Puzyrevski thì tải trọng giới hạn đàn hồi pO xác định theo lý thuyết biến dạng tuyến tính:
Theo lời giải của Prandtl tải trọng giới hạn của bài toán đang xét, từ công thức (1.25) với
q = 0 ta có:
Pgh — (tt + 2)c Theo [31], khi tải trọng p thoả mãn điều kiện (1.28) sau, thì bài toán được giải
theo lý thuyết đàn - dẻo
Po < p < Pgh Trong trường hợp tổng quát (q # 0; Y # 0; cp # 0; c # 0) theo N p Puzyrevski
thì tải trọng giới hạn đàn hồi tính theo công thức (1.16) với zmax = 0 như sau: = n(q + c.ctg(p)
TC "
ctgọ + ọ-^
I.4.4.2 Bài toán hỗn hợp đàn - dẻo về khối đất
Hiện nay chưa có lời giải giải tích chính xác cho những bài toán hỗn hợp đàn - dẻo đặt ra trong kỹ thuật nền móng, thường phải dùng phương pháp số
Nhận thấy, phương pháp đàn - dẻo phần nào tính được tương tác giữa vùng biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo mà những phương pháp khác không làm được Tuy nhiên, các phương pháp này rất khó vì tính rất phức tạp về mặt toán học [13] như:
- Khi vùng biến dạng dẻo đã phát triển thành miền thì cần xét đến sự phân bố lại ứng suất trong miền chưa bị biến dạng dẻo (miền đàn hồi);
- Khi cho rằng vùng biến dạng dẻo đã hình thành và vẽ được giới hạn vùng này thì căn
cứ tiêu chuẩn nào để kết luận khối đất nền đã đạt trạng thái cân bằng giới hạn
I.4.4.3 Lý thuyết Cam - Clay
Theo [2], [13], thì lý thuyết Cam - Clay dựa trên cơ sở đất ứng xử như vật liệu đàn - dẻo, nghiên cứu về đất ở trạng thái giới hạn, dựa trên mô hình toán do các nhà khoa học ở Trường Đại học Cambridge đề xuất và phát triển Tiêu chuẩn phá hoại đất xét đến quá trình ứng xử của
(1.27)
(1.28)
(1.29)
Trang 33đất trước khi phá hoại và khi phá hoại Lý thuyết Cam - Clay nói chung cho rằng đất và vật liệu nội ma sát có quy luật nén dạng logarit Mặt bao trạng thái được xem như mặt hóa mềm và như mặt thế dẻo
Sự khác nhau giữa các mô hình Cam - Clay hiện nay là xác định phương trình toán học của những đường hóa mềm [2],
1.4.5 Các phương pháp dùng mặt trượt giả định
Đặc điểm của các phương pháp dùng mặt trượt giả định là không căn cứ trực tiếp vào tình hình cụ thể của tải trọng và tính chất cơ lý của nền đất quy định mặt trượt cho nền đất
1.4.5.1 Phương pháp mặt trượt giả định mặt phẳng
Điển hình là các phương pháp của w Rankine, G E Pauker, N M Gerxevanov Nói chung việc giả định trước mặt trượt phang hoặc gẫy khúc là chưa hợp lý, thực tế mặt trượt xảy
ra phức tạp hơn nhiều [13],
1.4.5.2 Phương pháp mặt trượt trụ tròn
Đển hình là các phương pháp của K E Petterson, V Fellenius, M M Grisin, A w Bishop,
V A Florin Phương pháp dựa trên giả thiết mặt trượt trụ tròn có nguyên lý đơn giản, có thể
áp dụng cho các trường hợp khi đất trong phạm vi cung trượt không đồng nhất, hoặc khi mặt đất không phải là mặt phang nằm ngang mà là mặt nằm nghiêng hoặc gồ ghề [14],
Phương pháp phân mảnh cổ điển hoặc Bishop với mặt trượt tròn khoét xuống vùng đất yếu được sử dụng làm phương pháp cơ bản để tính toán đánh giá mức độ ổn định của nền đắp trên đất yếu trong tiêu chuẩn ngành giao thông [1],
1.4.53 Phương pháp mặt trượt theo lý luận cân bằng với nền đồng nhất
Theo lý thuyết cân bằng giới hạn, với nền không có trọng lượng ( = 0), L Prandtl đã xác định được mặt trượt khi khối đất nền ở trạng thái cân bằng giới hạn, hình 1.9 Khối đất trượt được phân làm ba vùng: vùng chủ động tam giác (vùng I) ngay dưới đáy móng và có xu thế dịch chuyển xuống dưới theo móng; vùng bị động Rankine (vùng ni) dạng tam giác có xu thế dịch chuyển lên ưên; vùng trung gian (vùng II) kẹp giữa vùng chủ động và bị động Các vùng I, vùng
II và vùng III được xem như vật thể rắn
- Phương pháp của K Terzaghi (1943) Để xét đến độ nhám của đáy móng thực tế
Terzaghi lấy góc a = <p (góc cp là góc ma sát ưong của đất) Đây là cách hiểu khác với mặt trượt tính toán theo Prandtl với đáy móng nhẵn Terzaghi cũng bỏ qua ảnh hưởng của trọng lượng đất
Trang 34đến dạng mặt trượt như Prandtl đã giải bài toán
Để xét đến trọng lượng đất nền Terzaghi xét sự cân bằng tĩnh của phần khối đất trượt
Từ điều kiện cân bằng tĩnh của hệ lực, Terzaghi đưa ra công thức ở dạng có ba hệ số không thứ nguyên với móng băng như sau:
trong đó: NT, Nq, Nc - là các hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào (p, xác định theo bảng lập sẵn
- Phương pháp của V G Berezansev
Trường hợp bài toán phẳng Đối với móng nông (b/h < 0,5), theo Berezansev thì các dạng đường trượt và lõi đất có dạng hình tam giác cân với hai góc ở đáy bằng TI/4 như hình 1.10
Hình 1.10 Sơ đồ các vùng căn bằng giới hạn và các mặt trượt theo đề nghị
của Berezansev cho đẩt có trọng lượng
Sự hình thành của “lõi đất” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như độ nhám của đáy móng, độ sâu chôn móng, độ chặt của đất, tính chất của tải trọng Thí nghiệm của De Beer, Krivorotov đối với đất cho thấy rằng dưới đáy móng nhẵn không hình thành lõi đất Thí nghiệm của Berezansev trên nền cát, thì góc ở đỉnh nền cát bằng 60° - 90°, cát càng chặt thì góc đó càng nhỏ, tức chiều cao lõi đất càng lớn Thí nghiệm của Lê Quý An đối với đất sét cho thấy rằng trọng lượng riêng của đất trong phạm vi lõi đất lớn hơn hẳn so với đất xung quanh, chứng tỏ rằng đất trong lõi đã bị nén chặt Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng cho thấy rằng sự tồn tại của lõi đất có tác dụng làm tăng sức chịu tải của nền đất [14],
Phương pháp của Berezansev đã được đưa vào quy phạm thiết kế cầu cống của Liên xô (SN200 - 62) để tính sức chịu tải của nền đất
- Phương pháp của Vesỉc (1973)
Trên cơ sở thí nghiệm trong phòng và nghiên cứu thực địa, Vesic nhận thấy góc hình nêm
Trang 35đất dưới móng gần trị số của Prandtl, tức a = (p/2+ 71/2 lớn hơn là trị số a = <p mà Terzaghi đề nghị
Phương pháp của p D Ebdokimov (1964) Phương pháp này được TCVN của nước ta [37]
và SNÌP - 85 quy định dùng Phương pháp này cũng dựa vào mặt trượt xác định theo lý thuyết
lý thuyết cân bằng giới hạn của Novotorsev cho đất không trọng lượng và để xét đến lực dính của đất nền đã vận dụng nguyên lý về trạng thái ứng suất tương đồng của Caquot Ngoài ra, còn
có các nghiên cứu của Phan Trường Phiệt và các tác giả khác
Nói chung, các nghiên cứu theo phương pháp mặt trượt theo lý luận cân bằng với nền đồng nhất trong bài toán phẳng, đưa về biểu thức dạng sau:
trong đó:
b và q - chiều rộng đáy móng và cường độ tải trọng bên;
y và c - trọng lượng thể tích và lực dính đơn vị của nền đất thiên nhiên;
Ny , Nq và Nc - là các hệ số không thứ nguyên xét đến ảnh hưởng của y.b, q và c, xác định theo bảng lập sẵn phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất (p
Từ công thức (1.31) có thể nhận xét:
- Sức chịu tải hay tải trọng giới hạn của nền đất phụ thuộc không những vào tính chất địa
kỹ thuật của đất nền (c, và ) mà còn phụ thuộc vào đặc tính chất địa kỹ thuật của đất nền (c, <p
và y) mà còn phụ thuộc vào đặc tính của công trình (b và q)-
- Công nhận nguyên lý cộng tác dụng của các yếu tố c, q và Ỵ.b
Tuy nhiên, trong những điều kiện phức tạp của nền đất và tải trọng thì phương pháp dùng mặt trượt giả định vẫn được dùng để xác định sức chịu tải hay tải trọng giới hạn của nền đất
1.4.6 Phương pháp phân tích giới hạn
Theo [13], thì khi phân tích trạng thái giới hạn của nền đất thì có thể dùng hai định lý phân tích giới hạn Nhờ có hai định lý này ta không cần đi sâu vào phân tích dẻo mà không những xác định được tải trọng giới hạn (sức chịu tải) của nền đất mà cả trạng thái ứng suất giới hạn
- Định lý giới hạn dưới sử dụng trong xác định trạng thái ứng suất, có nội dung là: "Tải
trọng phá hỏng thực là tải trọng lớn nhẩt trong tẩt cả các tải trọng ở điều kiện cãn bằng”
Định lý này có nghĩa là có một trạng thái ứng suất tĩnh cho phép mà không vi phạm trạng thái ứng suất giới hạn, cấu thành giới hạn dưới cho tải trọng phá hoại Tải trọng phá hoại thực
Trang 36phải luôn luôn lớn hơn tải trọng của hệ cân bằng
Trạng thái ứng suất cho phép về mặt tĩnh học (hoặc một hệ cơ bản) là sự phân bố của ứng suất thoả mãn:
+ Các phương trình cân bằng lực tại mỗi điểm;
+ Điều kiện biên của ứng suất;
+ Điều kiện giới hạn không bị vượt quá tại bất kỳ điểm nào của vật thể
- Định lý giới hạn trên sử dụng trong xác định trạng thái biến dạng, có nội dung là: “Tải
trọng phả hỏng thực là tải trọng nhỏ nhất trong tẩt cả các tải trọng ở cơ chế phá hỏng và nếu tải trọng này được xác định dựa trên nguyên lý công ảo
Một cơ chế phá hỏng cho phép của chuyển vị là sự phân bố của chuyển vị và biến dạng thoả mãn các điều kiện:
+ Chuyển vị phải liên tục (không có chỗ đứt đoạn hoặc trùng nhau khi trượt);
+ Các điều kiện biên của chuyển vị;
Trang 37+ Ở chỗ nào có biến dạng thì ứng suất phải thoả mãn điều kiện bền Chú ý trong các định
lý và định nghĩa của trạng thái ứng suất và biến dạng cho phép, mối quan hệ liên tục là không đuợc đề cập
Trong cơ học đất, dạng mô hình của bài toán giới hạn (khi tính toán sức chịu tải của nền đất) đuợc thể hiện qua các lời giải của Prandtl, Sokolovski, Berezansev Khi tính toán áp lực ngang
ở trạng thái giới hạn (tìm hệ số áp lực đất chủ động và bị động) thì đuợc thể hiện qua các lời giải của Coulomb và Rankine
1.4.7 Phương pháp xác định ứng suất theo điều kiện ứng suất tiếp lớn nhất đạt giá trị nhỏ nhất trong nền đất
Theo [16] nghiên cứu đất là môi truờng hạt rời với các tính chất đặc biệt, không tuân theo quy luật đàn hồi, đàn - dẻo để xác định trạng thái ứng suất trong nền đất Ngô Thị Thanh Huơng
đã đề xuất bổ sung điều kiện ổn định theo ứng suất tiếp lớn nhất đạt giá trị nhỏ nhất trong nền đất nhu sau:
(1.32) trong tmax - ứng suất tiếp lớn nhất tại điểm đang xét;
G - mô đun trượt của đất;
V - miền lấy tích phân hoặc thể tích khối đất được xét
Trong bài toán trạng thái ứng suất phẳng, kết hợp phương trình (1.32) với hệ phương trình (1.4) tạo thành bài toán có ba phương trình và ba ẩn Bài toán đã được chứng tỏ có nghiệm duy nhất và có thể giải trong nhiều trường hợp khác nhau
Tuy nhiên theo phương pháp này các kết quả nghiên cứu còn ít, xác định trạng thái ứng suất của nền đất dưới tác dụng của tải trọng móng cứng mà chưa xét đối với tải ưọng móng mềm và chưa xét được đầy đủ trọng lượng nền đất tự nhiên ở trạng thái giới hạn
1.5 Giải pháp tăng cường sức chịu tải (tải trọng giói hạn) của nền đất yếu
Theo [8] và [16], thì giải pháp công nghệ xây dựng nền đắp trên đất yếu có thể chia thành hai nhóm như sau:
Nhóm 1: các giải pháp tác động đến bản thân nền đắp như xây dựng nền đắp theo giai
đoạn; xây dựng bệ phản áp; gia tải trước; giảm tải trọng của nền đắp (đắp bằng vật liệu nhẹ); bố trí thêm các lớp vải hoặc lưới địa kỹ thuật ở đáy và thân nền đường đắp
min