1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của cao chiết hạt trâm mốc (Syzygium Cumini (L.) Skeels)

9 402 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 521,18 KB

Nội dung

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh và sự gia tăng quá mức các gốc tự do trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính và thoái hóa đang là vấn đề được quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Việc cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên và tìm ra các dược liệu mới có hoạt tính kháng sinh, kháng ung thư, an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng là cần thiết.

Trang 1

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA

CAO CHIẾT HẠT TRÂM MỐC (SYZYGIUM CUMINI (L.) SKEELS)

Lý Hải Triều * , Nguyễn Lê Tuyên * , Lâm Bích Thảo * , Nguyễn Hoàng Dũng ** ,Phùng Thị Thu Hường ** ,

Nguyễn Thái Biềng *** , Lê Văn Minh *

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tình trạng kháng thuốc kháng sinh và sự gia tăng quá mức các gốc tự do trong cơ thể dẫn đến

nhiều bệnh mãn tính và thoái hóa đang là vấn đề được quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việc cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên và tìm ra các dược liệu mới có hoạt tính kháng sinh, kháng ung thư, an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng là cần thiết

Mục tiêu: Khảo sát thành phần hóa thực vật và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng

ung thư của chiết xuất từ hạt Trâm mốc, đáp ứng nhu cầu tìm nguồn dược liệu mới

Phương pháp: Bột hạt Trâm mốc được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt và chiết lỏng-lỏng thu cao

chiết toàn phần và các cao phân đoạn Hàm lượng flavonoid toàn phần được xác định bằng phương pháp UV-Vis theo chuẩn quercetin Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch, hoạt tính kháng oxy hóa bằng thực nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH và kháng ung thư bằng thực nghiệm MTT

Kết quả: Hạt Trâm mốc có chứa các nhóm alkaloid, flavonoid, tannin, triterpenoid, saponin, coumarin,

anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các acid hữu cơ và chất khử Hàm lượng flavonoid đã trừ ẩm trong mẫu nguyên liệu đạt 0,084% và trong mẫu cao chiết đạt 0,201% Cao chiết ethanol, cao ethyl acetat, cao n-butanol và cao nước có khả năng kháng đối với hai dòng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus Các cao chiết từ hạt trâm mốc đều thể hiện hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH, trong đó IC 50 của cao diethyl ether (3,85 µg/ml)

và cao ethyl acetat (3,77 µg/ml) thấp hơn chứng dương acid ascorbic (4,37 µg/ml) Ở nồng độ 100 µg/ml và 300 µg/ml, cao diethyl ether và cao ethyl acetat thể hiện hoạt tính ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư trên 50% đối với dòng tế bào MCF-7 và Hep-G2 Trong khi đó, chứng dương Camptothecin (0,01 µg/ml) ức chế 24,5±2,2% đối với MCF-7 và 27,7±2,2% đối với Hep-G2

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt Trâm mốc có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng để nghiên cứu

tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng sinh học cao, góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn và các bệnh

lý liên quan đến gốc tự do

Từ khóa: trâm mốc, flavonoid, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, kháng ung thư

ABSTRACT

PHYTOCHEMICAL COMPOSITION AND BIOLOGICAL PROPERTIES OF SYZYGIUM CUMINI (L.)

SKEELS SEED EXTRACTS

Ly Hai Trieu, Nguyen Le Tuyen, Lam Bich Thao, Nguyen Hoang Dung, Phung Thi Thu Huong,

Nguyen Thai Bieng, Le Van Minh

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 – No 4 - 2019: 268 – 276

Background: Antibiotic resistance and overgrowth of free radicals in the body causing chronic diseases and

degenerative diseases are matters of concern in the public healthcare sector Providing natural antioxidants and

* Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh, Viện Dược liệu – Bộ Y Tế

** Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Đại học Nguyễn Tất Thành

*** Viện Đào tạo Dược, Học Viện Quân Y

Trang 2

finding new antibiotic and anticancer compounds which are safe, effective and affordable are essential

Objectives: To investigate phytochemical compositions and evaluate antimicrobial, antioxidant and

anticancer activities of Syzygium cumini seed extracts in order to search for new medicinal materials

Method: Syzygium cumini seed powder was extracted through percolation and liquid-liquid extraction

methods to obtain total extract and fractions The content of total flavonoids was determined by UV-Vis spectrophotometric method based on quercetin standard Antibacterial, antioxidant and anticancer activities were addressed by agar diffusion; DPPH radical capture methods; and MTT assay, respectively

Results: The main phytochemicals found in the seeds include alkaloids, flavonoids, tannins, triterpenoids,

saponins, coumarins, anthraquinones, fats, essential oils, organic acids, and reducing agents The contents of flavonoids dry weights were 0.084% and 0.201% in the raw material and in the crude extract, respectively The ethanol extract and fractions of ethyl acetate, n-buthanol and water significantly revealed resistance to Escherichia coli and Staphylococcus aureus All Syzygium cumini seed extracts presented DPPH free radical scavenging activity, therein, the IC 50 values of diethyl ether (3.85 µg/mL) and ethyl acetate (3.77 µg/mL) fractions were lower than that of ascorbic acid (4.37 µg/mL) At 100 µg/ml and 300 µg/ml, diethyl ether and ethyl acetate fractions caused more than 50% growth inhibition of two cancer cell lines (MCF-7 and Hep-G2) in 2 days While, Camptothecin as a positive control at 0.01 µg/mL expressed inhibitory activities of 24.5±2.2% for MCF-7 and

27.7±2.2% for Hep-G2

Conclusion: The results showed that the Syzygium cumini seeds are the promising medicinal material

contributing to studies on antibiotics, natural antioxidant and anticancer compounds That plays a pivotal role in the prevention and treatment of diseases associated with pathogen infections and free radicals

Keywords: syzygium cumini (L.) skeels, flavonoids, antibacterial, antioxidant, anticancer

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc kháng sinh là một trong những giải

pháp quan trọng trong việc loại bỏ các bệnh

nhiễm trùng do vi khuẩn Tuy nhiên, tình trạng

kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng ở nhiều

quốc gia do sử dụng kháng sinh không kiểm

soát, sử dụng kháng sinh không phù hợp Thách

thức lớn trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là

nhu cầu về các loại thuốc mới, an toàn, hiệu quả

để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở

các nước đang phát triển, nơi có tới một nửa số

người tử vong do các bệnh truyền nhiễm(12)

Song song đó, tình trạng quá tải các gốc tự do

trong cơ thể sinh vật là nguyên nhân gây ra một

số bệnh mãn tính và thoái hóa như ung thư, rối

loạn miễn dịch, lão hóa, viêm khớp dạng thấp,

đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy giảm hệ

thần kinh Hiện nay, có nhiều chất chống oxy

hóa tổng hợp được sử dụng, tuy nhiên, chúng

gây ra một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến

chức năng gan, thận, chức năng tim mạch, hệ

thần kinh và tạo ra chất gây ung thư(8) Ung thư

thường được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và nhắm mục tiêu phân tử hoặc kết hợp những yếu tố này Tuy nhiên, các thuốc hóa trị liệu gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc, suy giảm sức khỏe Nắm bắt được các tình trạng trên, các nhà khoa học trên thế giới đang quay về tìm kiếm, sàng lọc các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học an toàn, hiệu quả và kinh tế

Cây Trâm mốc (Syzygium cumini L skeels), là

cây thường xanh nhiệt đới thuộc họ Đào Kim Nương (Myrtaceae), xuất hiện nhiều ở miền Nam, Việt Nam Theo kinh nghiệm dân gian, trái Trâm mốc có vị chát, giàu anthocyanin, giàu vitamin A, C, giúp tiêu hóa tốt, hạ đường huyết, viêm dạ dày Lá Trâm mốc chứa nhiều tannin dễ tiêu và được dùng nấu nước như trà, có lợi cho người bệnh tiểu đường Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các bộ phận của cây Trâm mốc chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học, tiềm năng trong điều trị bệnh, trong đó hạt Trâm mốc

có chứa alkaloid, glycosid, triterpenoid, steroid,

Trang 3

saponin, flavonoid, tannin thể hiện nhiều hoạt

tính sinh học như kháng ung thư, kháng oxy

hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, trị tiểu đường,

bảo vệ gan(2,6)

Nghiên cứu này tiến hành xác định sơ bộ

thành phần hóa thực vật, đánh giá hoạt tính

kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng ung thư

từ hạt trâm mốc, cung cấp các dữ liệu khoa học

cho định hướng nghiên cứu sau này

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thí nghiệm

Nguyên liệu thực vật

Mẫu trái Trâm mốc (Syzygium cumini (L.)

Skeels) chín được thu hái vào tháng 12 năm 2016

tại thành phố Hồ Chí Minh Trái được loại bỏ

phần thịt, hạt được làm sạch, phơi sấy khô và

xay thành bột để nghiên cứu Mẫu được giám

định và lưu giữ tại Trung tâm Sâm và Dược liệu

Thành phố Hồ Chí Minh

Hoá chất, thuốc thử, thiết bị và dụng cụ

Ethanol 96% (Công ty Cổ phần Dược phẩm

OPC), diethyl ether, chloroform, ethyl acetat,

n-butanol (Trung Quốc), methanol (Merck),

quercetin (HPLC ≥ 95%); amoxicillin (Công ty Cổ

phần Dược phẩm DOMESCO), môi trường

Luria-Bertani (LB), các chủng vi khuẩn

Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,

Staphylococus aureus; DPPH (Sigma Co Ldt, US),

acid ascorbic (Sigma Co Ldt, US), môi trường

RPMI-1640 (Roswell Park Memorial

Institute-1640), MTT

(3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromide), trypsin,

penicillin, huyết thanh bò FBS (fetal bovine

serum) Bình chiết ngấm kiệt, bình lắng gạn, bản

silica gel F254 tráng sẵn trên nền nhôm (Merck,

Art 1,05554), đĩa petri, bình Roux, đĩa nuôi cấy

96 giếng và các dụng cụ, hóa chất khác

Sơ bộ thành phần hóa thực vật

Các dịch chiết từ bột hạt Trâm mốc được

kiểm tra sự hiện diện của alkaloid, flavonoid,

tannin, triterpenoid, saponin, coumarin,

anthraquinon, anthocyanosid, proanthocyanidin,

chất béo, tinh dầu, carotenoid, các acid hữu cơ,

chất khử theo phương pháp của Cuilei (Trường

Đại học Ruman) có sửa đổi phù hợp(13)

Phương pháp chiết xuất cao chiết

Bột nguyên liệu được chiết ngấm kiệt lần lượt với ethanol 96%, 70% và 45% ở nhiệt độ phòng ở nhiệt độ phòng Cho bột nguyên liệu đã làm ẩm vào bình chiết ngấm kiệt, bổ sung ethanol 96% ngập bề mặt dược liệu từ 5-7 cm Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ Tiến hành rút dịch chiết với tốc độ 2 ml/phút Bã dược liệu tiếp tục chiết tương tự với dung môi ethanol 70% và 45% Tập trung toàn bộ dịch chiết ở ba nồng độ trên, cô quay chân không dưới áp suất giảm thu được cao chiết toàn phần (Cao T)(13) Cao toàn phần được hòa tan trong nước cất

và chiết lỏng-lỏng lần lượt với diethyl ether,

chloroform, ethyl acetat và n-butanol thu phân

đoạn cao chiết diethyl ether (Cao E), cao chloroform (Cao C), cao ethyl acetat (Cao A), cao

n-butanol (Cao B) và cao nước (Cao N)

Khảo sát độ tinh khiết

Khảo sát độ tinh khiết của dược liệu và cao chiết dựa trên tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam

IV (DĐVN V) gồm các chỉ tiêu mất khối lượng

do làm khô (độ ẩm), độ tro toàn phần, độ tro không tan trong HCl Thực hiện 3 lần trên mỗi mẫu, lấy giá trị trung bình từng mẫu và tính toán(4)

Phương pháp định tính nhóm hợp chất

Định tính sự hiện diện của nhóm hợp chất flavonoid ở mẫu nguyên liệu và cao chiết toàn phần từ hạt trâm mốc bằng phản ứng hóa học với các thuốc thử đặc trưng (NaOH 10%, FeCl3 5%, Cyanidin, Pb(CH3COO)2 10%) và định tính quercetin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng

Phương pháp định lượng flavonoid toàn phần

Xác định hàm lượng flavonoid toàn phần trong bột nguyên liệu và cao chiết toàn phần từ hạt trâm mốc bằng phương pháp UV-Vis theo chuẩn quercetin Hỗn hợp phản ứng gồm 1 ml dịch chiết (từ phân đoạn ethyl acetat), 8 ml methanol và 1 ml AlCl3 2%, lắc đều Sau 10 phút,

Trang 4

tiến hành đo độ hấp thu ở bước sóng 454 nm Sử

dụng methanol làm mẫu trắng Thực hiện 3 lần

trên mỗi mẫu, lấy giá trị trung bình từng mẫu và

tính toán(10)

Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn

của cao chiết

Ba chủng vi khuẩn thử nghiệm (E coli, P

aeruginosa, S aureus) được cấy lên môi trường

Mueller-Hinton Trải vi khuẩn đã được hoạt hóa

trên các bản thạch với mật độ khoảng 1×106 –

2×106 CFU/ml Dùng dụng cụ đục lỗ thạch có

đường kính 6 mm Cho vào mỗi lỗ 0,1 ml dịch

thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau Ủ các đĩa

thạch ở 37°C trong 24 giờ Thực hiện lặp lại 3 lần

trên mỗi nồng độ, đo đường kính vòng vô

khuẩn (nếu có) ở mỗi nồng độ, lấy giá trị trung

bình và tính toán Chứng dương và chứng âm

được sử dụng lần lượt là amoxicillin và nước cất

vô trùng Công thức tính đường kính vòng vô

khuẩn (ĐKV): ĐKV = (ĐKVmẫu thử – ĐKVgiếng) –

(ĐKVchứng âm – ĐKVgiếng) (mm)(7)

Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng oxy

hóa

Khả năng kháng oxy hóa của mẫu thử được

thực hiện theo phương pháp DPPH

(1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) được mô tả bởi

Alhakmani có sửa đổi như sau(1): Hỗn hợp phản

ứng trong methanol bao gồm 0,5 ml mẫu thử ở

các nồng độ khác nhau phản ứng với đồng

lượng dung dịch DPPH 0,6 mM pha trong

methanol Thêm methanol vừa đủ 4 ml Hỗn

hợp phản ứng được ủ trong 30 phút ở nhiệt độ

phòng trong tối Tiến hành đo độ hấp thu quang

phổ ở bước sóng 515 nm Sử dụng mẫu trắng là

methanol Acid ascorbic (vitamin C) được sử

dụng làm mẫu đối chứng dương Thực hiện 3

lần trên mỗi mẫu, lấy giá trị trung bình từng

mẫu và tính toán Hoạt tính kháng oxy hóa

(HTKO%) được tính theo công thức:

Trong đó:

ODc là độ hấp thụ của mẫu chứng âm (dung dịch DPPH 0,6 mM)

ODt là độ hấp thụ của mẫu có chứa chất thử Xác định giá trị IC50 để đánh giá khả năng kháng oxy hóa DPPH của mẫu thử

Nuôi cấy tế bào

Các dòng tế bào ung thư mua từ ATCC (Mỹ) Tế bào nuôi trong môi trường DMEM

hoặc RPMI 1640 có bổ sung L-glutamin (200

mM), HEPES (1 M), 1% (v/v) penicillin– streptomycin, 10% (v/v) FBS và ủ ở 37oC, 5% CO2

Phương pháp MTT

Tế bào được nuôi trong đĩa 96 giếng ở mật

độ thích hợp Sau khi ủ 24 giờ, tế bào được xử lý với thuốc ở hai nồng độ 300 µg/ml và 100 µg/ml trong 48 giờ Trước khi kết thúc thử nghiệm 4 giờ, hút bỏ môi trường nuôi cũ rồi cho môi trường mới có chứa 10% MTT vào giếng Tiếp tục ủ ở 37°C cho đến khi kết thúc Tinh thể formazan tạo thành được hòa tan trong DMSO

và sau đó đánh giá bằng phương pháp đo mật

độ quang OD ở bước sóng 570 nm và 630 nm, sẽ phản ánh số lượng tế bào sống trong dịch nuôi cấy Thực hiện 3 lần trên mỗi mẫu, lấy giá trị trung bình từng mẫu và tính toán(3)

Hoạt tính ức chế (I%) của mẫu thử được tính theo công thức:

Trong đó:

ODc là độ hấp thụ của mẫu không chứa chất thử;

ODt là độ hấp thụ của mẫu có chứa chất thử

Phương pháp đánh giá kết quả

Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung bình: Mean ± SEM hoặc Mean ± SD và được xử

lý bằng phần mềm MS Excel 2013, xử lý thống

kê dựa vào phép kiểm t – test

KẾT QUẢ

Sơ bộ thành phần hóa thực vật

Kết quả phân tích thành phần hóa thực vật

của hạt Trâm mốc được thể hiện ở Bảng 1 Trong

Trang 5

hạt Trâm mốc có sự hiện diện của alkaloid,

flavonoid, tannin, triterpenoid, saponin,

coumarin, anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các

acid hữu cơ và chất khử

Bảng 1 Thành phần hóa thực vật hạt trâm mốc

Hạt trâm mốc

(-): không có, (±): nghi ngờ, (+): có ít, (++): có,

(+++): có nhiều, (++++): có rất nhiều

Kiểm nghiệm nguyên liệu và hiệu suất thu cao

ethanol toàn phần

Hiệu suất thu cao chiết toàn phần đã trừ độ

ẩm đạt 28,62% Trong đó, độ ẩm bột dược liệu

(11,04±0,18%) và cao chiết (15,23±0,18%) đều đạt

tiêu chuẩn DĐVN V (độ ẩm dược liệu <13%, độ

ẩm cao đặc <20%) Tương tự, độ tro toàn phần

của bột dược liệu (2,38±0,04%) và cao chiết

(2,19±0,07%) có trị số nằm trong giới hạn cho

phép (thường là 4-12% đối với nguyên liệu và

≤35% đối với cao chiết) Đối với độ tro không tan

trong acid của dược liệu thì mức độ lẫn tạp chất

của bột dược liệu (0,26±0,02%) đạt tiêu chuẩn

DĐVN V (<2,4%)

Định tính nhóm flavonoid bằng phương pháp hóa học và sắc ký lớp mỏng theo chuẩn quercetin

Kết quả định tính flavonoid bằng phản ứng hóa học cho thấy cả bột dược liệu và cao chiết toàn phần hạt trâm mốc đều cho kết quả dương tính rõ rệt khi tác dụng với thuốc thử đặc trưng NaOH 10%, FeCl3 5%, cyanidin, Pb(CH3COO)2

10% (Bảng 2)

Bảng 2 Mức độ phản ứng của flavonoid trong hạt

trâm mốc với bốn loại thuốc thử

10%

(-): không có, (±): nghi ngờ, (+): có ít, (++): có, (+++): có nhiều, (++++): có rất nhiều

Dịch chiết hạt trâm mốc được khảo sát với nhiều hệ dung môi khai triển với tỷ lệ khác nhau Trong đó, 2 hệ thích hợp nhất cho việc phân tách flavonoid từ dịch chiết ethanol hạt trâm mốc là Toluen: Ethyl acetat: Acid formic (TAF, 4: 5: 0,2) và Butyl acetat: Acid formic:

Nước (BFW, 15: 5: 5) Giá trị R f của mẫu trùng với quercetin lần lượt là 0,57 (hệ TAF), 0,86 (hệ

BFW) Hình 1 cho thấy màu sắc và giá trị R f của các vết thu được trên sắc ký đồ của mẫu chiết từ

cao, tương ứng với màu sắc và giá trị R f mẫu nguyên liệu và trùng với vết của mẫu chuẩn quercetin Điều này chứng tỏ có sự hiện diện của hoạt chất quercetin trong nguyên liệu và trong cao chiết toàn phần

Trang 6

Hình 1 Sắc ký đồ định tính flavonoid trong dịch chiết hạt trâm mốc (1) Chuẩn quercetin, (2) Nguyên liệu,

(3) Cao chiết Quan sát dưới đèn tử ngoại bước sóng 254 nm (trái), quan sát dưới ánh sáng thường (phải) có

nhuộm thuốc thử FeCl 3 5% trong ethanol

Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương

pháp UV-Vis theo chuẩn quercetin

Kết quả hàm lượng flavonoid toàn phần của

nguyên liệu và cao chiết từ hạt trâm mốc được

tính theo phương trình hồi quy chuẩn quercetin

ở bước sóng 454 nm có dạng y=0,021x–0,055 với

sai số giữa lý thuyết và thực nghiệm nhỏ

(R2=0,998) Hàm lượng flavonoid toàn phần

trung bình có trong 100 g bột nguyên liệu khô là

0,084±0,001% và trong 100 g cao chiết trừ ẩm là

0,201±0,002% Nghiên cứu cho thấy hàm lượng

flavonoid toàn phần tính theo chuẩn quercetin

trong cao chiết cao hơn 2 lần so với nguyên liệu

Hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết

Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol toàn phần và các cao phân đoạn từ hạt Trâm mốc được xác định dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn thể hiện qua đường kính

vòng kháng khuẩn được trình bày ở Bảng 3 Ở

nồng độ 10 và 20 mg/ml, cao chiết ethanol toàn

phần, cao ethyl acetat, cao n-butanol và cao nước

có hoạt tính ức chế với hai chủng vi khuẩn E coli

và S aureus tạo vòng vô khuẩn rõ rệt, nhưng

chưa thể hiện hoạt tính đối với chủng vi khuẩn

P aeruginosa Cao diethyl ether, cao chloroform

chưa thể hiện hoạt tính đối với cả ba chủng vi khuẩn ở hai nồng độ khảo sát

Bảng 3 Khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ hạt trâm mốc và amoxicillin

20

-

-

-

-

-

-

20

-

-

-

-

-

-

Hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH

Bảng 4 Tác dụng đánh bắt gốc tự do DPPH của các

cao chiết từ hạt trâm mốc

Tác dụng đánh bắt gốc tự do DPPH của các

cao chiết từ hạt trâm mốc được trình bày ở Bảng

4 Hoạt tính kháng oxy hoá theo thứ tự là Cao A

> Cao E > Acid Ascorbic > Cao B > Cao T > Cao N

> Cao C Nhìn chung, các cao chiết từ hạt trâm mốc có giá trị IC50 thấp, thể hiện tác dụng kháng oxy hóa cao theo cơ chế dập tắt gốc tự do DPPH

Hoạt tính ức chế tăng sinh tế bào ung thư của các cao chiết

Hoạt tính ức chế tăng trưởng dòng tế bào ung thư gan người Hep-G2

Kết quả thu nhận được sau 48 giờ xử lý tế bào ung thư Hep-G2 với các cao chiết từ hạt

trâm mốc được thể hiện như Hình 2

Ở nồng độ 100 µg/ml (Hình 2A), cao E và cao

Trang 7

A thể hiện hiệu quả ức chế khoảng 65% và 50%

sự tăng trưởng của tế bào Hep-G2 so với chứng

dương camptothecin là 27,7±2,2%, trong khi các

cao TP, cao C, cao B và cao N không thể hiện

hoạt tính ức chế hoặc thể hiện sự ức chế không

đáng kể

Ở nồng độ 300 µg/ml (Hình 2B), hầu hết các

cao chiết từ hạt Trâm mốc đều thể hiện hiệu quả

ức chế tăng trưởng cao hơn so với khi xử lý ở nồng độ 100 µg/ml (trừ các cao B và cao N), với phần trăm ức chế của cao E đạt 85,2 ± 1,1% và cao A đạt 69,1 ± 0,8%

Hình 2 Phần trăm ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư Hep-G2 sau 48 giờ xử lý với các cao chiết từ hạt trâm

mốc ở nồng độ (A) 100 µg/ml và (B) 300 µg/ml

Hoạt tính ức chế tăng trưởng dòng tế bào ung

thư vú người MCF-7

Kết quả thu nhận được sau 48 giờ xử lý tế

bào ung thư MCF-7 với các cao chiết từ hạt Trâm

mốc được thể hiện như Hình 3 Tương tự như ở

dòng tế bào Hep-G2, ở nồng độ 100 µg/ml (Hình

3A), cao E và cao A thể hiện hiệu quả ức chế cao,

với phần trăm ức chế lần lượt là 78,7 ± 2,2% và

75,8 ± 3,5%, trong khi đó tỷ lệ ức chế của chứng

dương camptothecin là 24,5 ± 2,2%, cao TP

không thể hiện sự ức chế và cao C, cao B và cao

N thể hiện sự ức chế không đáng kể (lần lượt là 26,5%, 12,6% và 4,7%)

Khi tế bào MCF-7 được xử lý bằng các cao chiết từ hạt Trâm mốc ở nồng độ 300 µg/ml

(Hình 3B), ngoại trừ cao E có tỷ lệ ức chế sự

tăng trưởng giảm từ 78,7% xuống 63,3% và cao

B giảm từ 12,6% xuống 7,8%, các cao chiết còn lại đều thể hiện hoạt tính ức chế tăng mạnh, cụ thể phần trăm ức chế của cao TP tăng đến 46,9%; của cao C tăng từ 26,5% tới 62,9%; của cao A từ 75,8% tới 81,7% và của cao N tăng từ

4,7% đến 50,1%

Trang 8

Hình 3 Phần trăm ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư MCF-7 sau 48 giờ xử lý với các cao chiết từ hạt

trâm mốc ở nồng độ (A) 100 µg/ml và (B) 300 µg/ml

BÀN LUẬN

Nghiên cứu cho thấy hạt Trâm mốc có chứa

các nhóm hợp chất như alkaloid, flavonoid,

tannin, triterpenoid, saponin, coumarin,

anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các acid hữu

cơ và chất khử Các bằng chứng thực nghiệm

cho thấy flavonoid (bioflavonoid) thuộc nhóm

polyphenol có các tác động sinh học đa hướng

như kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng,

kháng ung thư, kháng oxy hóa và chống đái

tháo đường(9) Các tác động này nhìn chung liên

quan đến hoạt động thu hẹp gốc tự do của

flavonoid Bên cạnh đó, cấu trúc catechol và sự

có mặt của các nhóm chức năng không bão hòa

trong vòng cũng góp phần vào hoạt động của

chúng Flavonoid có thể có khả năng liên kết với

các ion kim loại chuyển tiếp, ngăn ngừa sự hình

thành của các gốc hydroxyl hoặc các gốc tự do

liên quan đến kim loại được xúc tác từ H2O2(9,11)

Quercetin là một flavonol, là một trong những

flavonoid phổ biến, làm khung sườn cho nhiều

loại flavonoid khác như rutin, quercitrin,

troxerutin, isoquercitrin và một số flavonoid

khác, được sử dụng như là một chất chuẩn dùng

để định tính, định lượng flavonoid toàn phần

trong nhiều nghiên cứu(5)

Kết quả nghiên cứu cho thấy cao ethanol

toàn phần, cao ethyl acetat, cao n-butanol và cao

nước có hoạt tính kháng chủng E coli và S

aureus tạo vòng vô khuẩn rõ trong đó cao ethyl

acetat tạo vòng kháng khuẩn lớn hơn các cao chiết khác, ở nồng độ 20 mg/ml là 25,33 mm đối

với E coli và 21,33 mm đối với S aureus, trong

khi đó kháng sinh amoxicillin tạo vòng kháng khuẩn rõ rệt đối với ba chủng khảo sát ở nồng

độ 1 mg/ml Trong thực nghiệm khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa theo cơ chế dập tắt gốc tự do DPPH, giá trị IC50 của cao toàn phần, cao diethyl

ether, cao chloroform, cao ethyl acetat, cao

n-butanol và cao nước từ hạt Trâm mốc lần lượt là 9,28 µg/ml, 3,85 µg/ml, 35,54 µg/ml, 3,77 µg/ml, 5,93 µg/ml và 13,51 µg/ml Trong khi đó, IC50 của acid ascorbic là 4,37 µg/ml Cao ethyl acetat và cao diethyl ether có hoạt tính kháng oxy hóa cao hơn so với acid ascorbic, một sản phẩm thương mại đã được chứng minh có hoạt tính kháng oxy hóa Bên cạnh đó, kết quả ở thực nghiệm ức chế tăng trưởng tế bào ung thư cũng cho thấy cao ethyl acetat và cao diethyl ether thể hiện tỷ lệ ức chế trên 50% ở cả hai nồng độ khảo sát Cao toàn

phần, cao chloroform, cao n-butanol và cao nước

cũng thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tế bào ung thư

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy các cao chiết từ hạt Trâm mốc có hoạt tính kháng khuẩn đối với

Escherichia coli, Staphylococcus aureus Các cao

chiết đều thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa theo

Trang 9

cơ chế đánh bắt gốc tự do DPPH, ức chế tăng

sinh tế bào ung thư Hep-G2 và MCF-7 Trong

đó, cao phân đoạn diethyl ether và ethyl acetat

thể hiện hoạt tính tốt nhất Vì vậy, cần có thêm

những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa

học và hoạt tính sinh học của hạt Trâm mốc để

cung cấp cơ sở khoa học nhằm khai thác và ứng

dụng dược liệu này trong công tác chăm sóc sức

khỏe cộng đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Alhakmani F, Kumar S & Khan SA (2013) “Estimation of total

phenolic content, in-vitro antioxidant and anti-inflammatory

activity of flowers of Moringa oleifera Asian Pacific Journal of

Tropical Biomedicine, 3(8):623-627

2 Ayyanar M & Subash-Babu P (2012) “Syzygium cumini (L.)

Skeels: A review of its phytochemical constituents and

traditional uses” Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine,

2(3):240-246

3 Barh D & Viswanathan G (2008) “Syzygium cumini inhibits

growth and induces apoptosis in cervical cancer cell lines: a

primary study” Ecancermedicalscience, 2:83

4 Bộ Y tế (2009) Dược điển Việt Nam Nhà xuất bản Y học Hà Nội,

lần xuất bản thứ tư

5 Da Silva LAL, Pezzini BR & Soares L (2015)

“Spectrophotometric determination of the total flavonoid

content in Ocimum basilicum L (Lamiaceae) leaves”

Pharmacognosy Magazine, 11(41):96-101

6 Kamal A (2014) “Phytochemical screening of Syzygium cumini seeds” Indian Journal of Plant Sciences, 3(4):1-4

7 Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Thị Mộng Ngọc, Trần Công Luận, La Văn Kính (2013) “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp của công thức phối

hợp dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm” Y Học TP Hồ Chí

Minh, 17:150-155

8 Pham-Huy LA, He H & Pham-Huy C (2008) “Free Radicals,

Antioxidants in Disease and Health” International Journal of

Biomedical Science, 4(2):89-96

9 Oguntibeju O (2014) “Antioxidant-Antidiabetic Agents and

Human Health” InTech, pp.423-430

10 Shanmugapriya S, Muthusamy P, et al (2017) “Determination

of total flavonoid content in ethanolic leaf extract of Moringa

Oleifera” World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences,

6(5):849-852

11 Shiksharthi AR, Mittal S (2014) “Ficus racemosa: Phytochemistry,

traditional uses, and pharmacological properties: A review”

International Journal of Recent Advances in Pharmaceutical Research,

4:6-15

12 Srivastava J, Chandra H, Nautiyal AR, Kalra SJS (2013)

“Antimicrobial resistance (AMR) and plant-derived antimicrobials (PDAms) as an alternative drug line to control

infections” Biotech, 4:451-460

13 Trần Hùng và cộng sự(2014) “Phương pháp nghiên cứu dược

liệu, Bộ môn Dược liệu” Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 09/02/2020, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w