Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
109,5 KB
Nội dung
SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tuởng quan trọng trong chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông nói chung cũng như môn Ngữ văn nói riêng. Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp làm một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là nghe, đọc, nói,viết cho người học. Nếu như nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền được thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong Nhà trường. Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách có hệ thống theo chủ đề nhất định gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ( Ví dụ như: lời, mạch lạc, liên kết, nghi thức lời nói, các quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn,…). Luyện nói tốt sẽ giúp cho người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong học tập,cuộc sống và xã hội. Thực tế học tập của học sinh THCS nói chung và đặc biệt là học sinh vùng khó cũng như miền núi nói riêng, việc diễn đạt ngôn ngữ tốt là rất yếu. Thực tế cho thấy rằng, hằng ngày việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học ngày càng nhiều, đó là một sự phát triển đi lên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn xảy ra sự hạn chế của nó, đó là coi trọng cung cấp kiến thức mà quên đi việc rèn luyện kĩ năng nói và viết, đặc biệt là kĩ năng nói. Nếu chúng ta không kết hợp được một cách song song thì chắc chắn học sinh ngày càng gặp khó khăn khi muốn trình bày một vấn đề trước tập thể. Trước vấn đề đó, làm thế nào để phát huy khả năng diễn đạt cho học sinh được tốt? Trong phân môn Tập làm văn đã có những tiết luyện nói nhằm giúp cho học sinh luyện cách nói hay, nói tốt, nhưng thực tế học sinh chưa có cơ hội được nói nhiều. Một số tiết học cũng chưa được lôi cuốn thật sự. Với kinh nghiệm và thực tế giảng dạy cùng với việc áp dụng sáng kiến này qua nhiều năm học qua, bản thân tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm về những mặt được và chưa được. Và để hoàn thiện, đạt kết quả cao hơn cho những tiết dạy luyện nói tiếp theo, đó là điều mà tôi tiếp tục thực hiện, bổ sung cho sáng kiến “ Làm thế nào để học sinh có thể nói tốt, nói hay trong phân môn Tập làm văn?”. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 1 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. II/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Bao gồm các tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS. • Lớp 6: - Luyện nói kể chuyện. - Luyện nói quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. • Lớp 7: - Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. - Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề. • Lớp 8: - Luyện nói theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. • Lớp 9: - Luyện nói tự sự kết hợp vơi nghị luận và miêu tả nội tâm. - Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đối tượng là học sinh THCS, học sinh miền vùng khó khăn nói chung và học sinh Trường THCS Triệu Nguyên nói riêng. III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Loài người khác với loài vật là nhờ tiếng nói. Nhờ có tiếng nói mà loài người có thể hiểu nhau, liên kết với nhau để tổ chức thành một xã hội. Xã hội con người càng phát triển, những thành tựu văn minh ngày càng lớn cũng bởi là có tiếng nói. Một người muốn thành đạt trong công việc hay trong sự nghiệp rất cần khả năng nói tốt, nói hay. Nói hay là làm cho người khác hiểu điều mình nói, làm người khác tin mình, làm theo mình và bị cuốn hút bởi nội dung mình nói. Khả năng nói một phần là do bẩm sinh nhưng phần lớn là do sự khổ luyện. Trước khi đi vào ví dụ cụ thể, bài viết xin dẫn ra một vài ví dụ chứng minh cho sự khổ luyện để thành người hùng biện giỏi: Xô- crát là người sống ở thời cổ đại Hy Lạp. Ông vốn là người nói lắp, nói ngọng, nhưng có tư duy rất thông thái. Nhưng những điều thông thái của ông không mấy người biết đến và nể phục bởi ông không diễn đạt được chúng một cách trôi chảy và rõ ràng. Để khắc phục nhược điểm ấy ông đã ra bờ biển để luyện tập. Cứ thế cuối cùng ông trở thành nhà hùng biện, một người nổi danh, thành đạt bởi tư duy triết học uyên bác. Hoặc Tô Tần, người nước Chu thời cổ đại Trung Hoa, bỏ việc làm ăn đi hành nghề du thuyết. Nhưng thất bại và ông đã trở về, đồng thời bị mọi người chê cười. Sau đó ông lại quyết tâm đóng cửa nghiên cứu thuật thuyết phục người đọc. Lúc này Trung Hoa chưa thống nhất và nhờ tài hùng biện nên ông đã thuyết phục được các nước Sở, Yên, Hàn, Tề chống lại nước Tần và ông đã lừng danh hiển đạt. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 2 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng mọi cái đều có thể làm được nếu như rèn luyện. Và đối với học sinh THCS, đặc biệt là ở vùng khó thì để học sinh nói tốt một vấn đề trước tập thể là cả một quá trình chuyên tâm chuẩn bị của cả giáo viên và học sinh. Nói là một trong những kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Trong thực tiễn dạy học môn văn và tiếng Việt trước đây, môn Ngữ văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đều được chú trọng và phát triển đồng thời. Thông thường đối với môn Ngữ văn thường chú trọng đến việc cung cấp tri thức hoặc vấn đề đọc diễn cảm, đọc hiểu hay chú trọng đến viết mà lướt qua việc nghe, nói.Vì thế mà thực tế có học sinh khi ra trường không biết lắng nghe và thấu hiểu, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt được chính xác một thông tin hoặc không nói đúng theo nguyên tắc giao tiếp. Cũng không biết viết những văn bản tối thiểu phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, không biết đọc hiểu chính xác một văn bản… Theo kết quả điều tra về thực trạng triển khai SGK THCS mới cũng như việc triển khai đề tài này từ các năm trước đã đưa lại kết quả rất khả quan. Tuy nhiên như đã đặt vấn đề ở trên thì đây là một công việc luôn luôn không ngừng thực hiện, rút kinh nghiệm, bổ sung để ngày càng hoàn thiện trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn. Thực tế cho thấy tâm lí chung của giáo viên dạy môn Ngữ văn là rất ngại các tiết luyện nói. Nguyên nhân cơ bản là do sự mâu thuẫn giữa thời gian luyện nói mà yêu cầu luyện tập thì không đơn giản. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân tương đối quan trọng như: học sinh chưa có kĩ năng nói trước tập thể; lớp học chưa được thiết kế theo kiểu đàm thoại, đối thoại, thảo luận; Giáo viên còn nhiều lúng túng khi tổ chức một giờ luyện nói; những vấn đề lí thuyết cũng như đúc rút thực tiễn về kĩ năng luyện nói trong nhà trường phổ thông chưa được nghiên cứu và phổ biến tới các giáo viên đứng lớp… Trong tình hình hiện tại, để nâng cao chất lượng giờ luyện nói, bản thân giáo viên nên chủ động phát huy kinh nghiệm của cá nhân và đồng nghiệp, phải linh hoạt vận dụng các hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, vận dụng sáng tạo lí thuyết giao tiếp vào các giờ luyện nói cũng như luyện nói cho học sinh trong các giờ học khác. Với mục đích nâng cao tính ứng dụng trong quá trình học tập môn Ngữ văn trong nhà trường, nhằm giúp học sinh có thể nói và giao tiếp tốt, việc luyện nói cho học sinh cần phải tiến hành thường xuyên trong các giờ học Ngữ văn và phải được rèn luyện kết hợp với các kĩ năng khác. Theo kinh nghiệm phần lớn giáo viên Ngữ văn cho rằng hiệu quả của việc luyện nói cho học sinh cao hơn nếu như được quan tâm khi học sinh phát biểu miệng trong các giờ học và trả lời bài cũ. Rèn luyện cho các em phải suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin, nói đúng nghi thức và nguyên tắc hội thoại,biết vận dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để lời nói thêm thuyết phục. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 3 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện đề tài trên giáo viên đã thực hành các tiết dạy luyện nói, dự giờ các tiết dạy của giáo viên có liên quan. - Phát phiếu thăm dò tâm lí học sinh khi được học các bài luyện nói. - Dùng bài tập trắc nghiệm đối với học sinh và giáo viên cùng bộ môn. - Trao đổi, đúc rút kinh nghiệm qua các giáo viên đã gjiảng dạy. V/ NỘI DUNG: 1, Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nói: Trong quá trình giao tiếp (hội thoại), không phải lúc nào người nói cũng nói đúng những điều mình nghĩ, hoặc nói để người nghe hiểu đúng ý mình. một ngôn bản nói muốn hoàn thiện được chức năng giao tiếp phải phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. - Nhân vật giao tiếp gồm người nói và người nghe. Hiệu quả giao tiếp không phụ thuộc vào người nói mà phụ thuộc vào người nghe. Trong thực tiễn giao tiếp người nghe có khi là một, lớn hơn một và nhiều khi lớn hơn rất nhiều. Vì thế nói sao cho người nghe hiểu là một vấn đề rất quan trọng Người nói khi đã chuẩn bị được nội dung thì sẽ tìm cách bộc lộ truyền đạt thông tin tới người nghe qua ngôn ngữ nói. Người nghe tiếp xúc với yếu tố ngôn ngữ mà người nói phát ra, giải mã để tiếp nhận đúng thông tin. Cuộc giao tiếp giữa người nói và người nghe bao giờ cũng nhằm tới một mục đích nhất định với ba loại tác động về nhận thức- tình cảm – hành động. Các mức trên đạt mức càng cao thì hiệu quả giao tiếp càng lớn. - Đối tượng giao tiếp chính là mảng thực tế được nói tới trong cuộc hội thoại. Nó có thể là một sự kiện, một vấn đề tư tưởng, tình cảm…, thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng nhiều khi người nói không thể thực hiện đúng hoặc không thể thực hiện được những điều cần nói và điều này sẽ tạo nên một khoảng cách “ ngôn bản dự kiến”( điều định nói) và “ngôn bản thực” ( lời nói đã nói). - Nhân tố thứ ba ảnh hưởng trực tiếp đến việc nói chính là hoàn cảnh giao tiếp như: thời gian, không gian, hình thức giao tiếp, điều kiện xung quanh…Tuỳ theo mỗi vấn đề mà người nói cần phải ứng xử linh hoạt, làm chủ hoàn cảnh giao tiếp. - Bên cạnh đó người nói cần phải nắm vững nguyên tắc hội thoại như: quy tắcthương lượng hội thoại ( tức là sự thoả thuận giữa người cùng tham gia giao tiếp về đề tài, nội dung, vị thế giao tiếp được tiến hành thuận lợi); Quy tắc luân phiên lượt lời ( nói và nghe, biết trao lời, đáp lời, nhường lời, tiếp lời để việc giao tiếp diễn ra được liền mạch, không bị ngắt quãng).; Quy tắc liên kết hội thoại về nội dung và hình thức để cuộc hội thoại diễn ra tốt đẹp, đúng đề tài, tránh “ông nói gà, bà nói vịt”; Quy tắc cộng tác hội thoại giữa người nói và người nghe. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 4 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. 2, Thực tế tình hình luyện nói trên tất cả các lớp ở bậc trung học cơ sở: a, Thuận lợi: - Học sinh có vốn từ vựng phong phú và không ngừng trau dồi thông qua yêu cầu của các tiết học tiếng Việt cũng như từ thực tế cuộc sống. - Học sinh được học tập và rèn luyện nhiều về kiến thức và kĩ năng nói trong các tiết tiếng Việt và Giảng văn. - Với việc áp dụng phương pháp dạy học đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, tự giác nên trên nhiều tiết học với phương pháp hoạt động nhóm, học sinh đã có điều kiện luyện nói một vấn đề trước tập thể. b, Khó khăn: - Thời gian ít nhưng số lượng học sinh đông nên khó tạo điều kiện để cho tất cả học sinh trong lớp đều được nói. - Học sinh chuẩn bị bài nói chưa tốt, chưa chủ động và chưa tự tin khi nói trước đám đông. - Còn nhiều giáo viên đang lúng túng khi tổ chức một giờ luyện nói. - Sách giáo viên chưa có định hướng cho giáo viên chú trọng rèn luyện và phát triển kĩ năng nói trong từng giờ học. - Hệ thống bài tập rèn luyện và phát triển kĩ năng nói chưa được phong phú và đa dạng. - Thực tế của việc bùng nổ thông tin cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học nên nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc cung cấp kiến thức thông tin cũng như học sinh thì lĩnh hội những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn mà quên đi việc rèn luyện cách nói, cách trình bày kiến thức. Mỗi bậc, khối thì việc luyện nói được nâng cao hơn. Vì vậy chúng ta phải biết tạo tâm thế cho học sinh từ đầu, đó là phải giải thích cho học sinh trình bày một vấn đề khác với đọc: Đọc là học thuộc lòng rồi nhớ lại hoặc là cầm tài liệu rồi đọc. Còn nói là từ những kiến thức đã có, vận dụng lời nói cử chỉ, điệu bộ nét mặt để thể hiện cuón hút người nghe, phải có lời giới thiệu, dẫn dắt và kết thúc. * Những vấn đề cần chú ý cũng như các ví dụ vận dụng: 1/ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà theo chủ đề cho trước: Việc này yêu cầu giáo viên phải dành nhiều thời gian cho phần dặn dò ở tiết học trước. - Giáo viên có thể cho học sinh chuản bị tự do hoặc là tự tìm nhóm để chuẩn bị. Phát cho học sinh nội dung giáo viên đã chuẩn bị ( đối với lớp 6) hoặc là chủ đề ( đối với các lớp 7,8,9). GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 5 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. - Yêu cầu sử dụng lời văn của mình để tập diễn đạt thành dàn ý. Ở lớp 6, học sinh được tạo cơ hội trình bày trước tập thể bài văn kể chuyện đời thường, về cách vận dụng quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả có chủ đề gắn với những sinh hoạt gần gũi. Các nội dung luyện nói đều tập trung vào trọng tâm chương trình Tập làm văn là hai kiểu bài miêu tả và kể chuyện nhằm tăng cường cho các em kĩ năng tạo lập văn bản viết. *Ví dụ 1: Đối với lớp 6. - Trong bài “ Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”, sgk có đưa ra bốn vấn đề cho học sinh thực hành. Ở đây giáo viên nên giao nhiệm vụ cho 4 tổ, mỗi tổ chuẩn bị cho một nội dung với các dàn ý để trình bày và có thể vẽ thêm các bức tranh minh hoạ theo trí tưởng tượng. Ví dụ đối với đề tài “ Luyện nói về bức tranh của em gái tôi”, GV có thể giao cho mỗi tổ vừa chuẩn bị nội dung trình bày, vừa vẽ một bức tranh về nhân vật Kiều Phương theo tưởng tượng. Khi lên trình bày trước lớp HS có thể thuyết minh thêm các chi tiết về nhân vật mà các em đã vẻ trong tranh. Hay đối với nội dung 3 “Luyện nói về miêu tả một đêm trăng nơi em ở”, GV cũng giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS vừa chuẩn bị nội dung trình bày vừa sưu tầm một vài bức tranh, ảnh để minh hoạ thêm… Sau khi nghe các tổ trình bày xong, các thành viên tổ khác có thể tranh luận, phản biện và đưa ra ý kiến riêng của mình. Chính điều này sẽ làm cho tiết học thêm sôi nổi, bớt căng thẳng cũng như tạo sự hào hứng cho các em khi chuẩn bị và giúp được nhiều em có điều kiện để nói trong tiết học. - Với bài luyện nói quan sát tưởng tượng trong văn miêu tả với đề bài “ Quang cảnh một buổi sáng trên sân trường”, GV yêu cầu HS về lập dàn ý theo mạch sau: + Giới thiệu quang cảnh, địa điểm. + Bầu trời, cảnh vật xung quanh. + Hoạt động của các đối tượng trên sân. + Không khí, màu sắc quang cảnh. + Cảm xúc. Dựa vào yếu tố thực HS có thể tưởng tượng để là cho bài văn sinh động, hấp dẫn nhưng không xa rời thực tế. - Với bài luyện nói kể chuỵện: Kể tóm tắt truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” hoặc “ Sọ Dừa”. Sau đây là gợi ý cho dàn bài về “ Sọ Dừa”: + Sọ Dừa ra đời, hình thù. + Sọ Dừa đi ở, chăn bò cho phú ông. + Lấy con gái phú ông làm vợ. + Đi học, đi thi, đỗ trạng và đi sứ. + Vợ SD gặp nạn và dạt vào đảo hoang. + Vợ chồng SD đoàn tụ, mở tiệc mừng. + Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 6 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. Như vậy với dàn ý như trên có thể là rất dễ đối với HS khá giỏi nhưng với HS yếu thì đây là điều giúp cho các em dễ dàng trình bày và tự tin hơn khi diễn đạt. Ví dụ 2: Đối với lớp 8 : Luyện nói theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Trước hết giáo viên yêu cầu HS chuẩn bị như sau: + Nhớ lại những kiến thức về ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất là kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy hoặc mình trãi qua để qua đó người kể bộc lộ ý kiến chủ quan của mình về sự vật hiện tượng làm tăng tính thuyết phục cho câu chuyện. Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể để tạo nên sự linh hoạt tự do với những gì diễn ra với nhân vật. Ví dụ câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba “ Kể về cuộc đối thoại giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng”: Ban đầu chị van xin, xưng với người nhà lí trưởng là cháu và ông; tiếp đến khi chị bị đánh không chịu nổi thì chị xưng bằng tôi, cuối cùng khi bị dồn đến chân tường thì chị đã thay đổi hẳn lời xưng hô: mày, bà. Các yếu tố miêu tả: miêu tả cảnh tên cai lệ đánh vào ngực chị Dậu, tiếp đến cảnh chị Dậu liều mình cự lại, rồi cảnh chị Dậu túm cổ tên cai lệ và vật nhau với tên người nhà lí trưởng.Các yếu tố miêu tả có tác dụng giúp người đọc hình dung ra quá trình diễn biến của tình tiết câu chuyện. Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là ở lớp 6, 7 học sinh lại thích nói,tuy nhiên sự vận dụng từ ngữ chưa được phong phú. Thế nhưng lên lớp cao hơn học sinh lại ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể. Vì vậy thực tế đã cho thấy rằng khi đã trở thành cán bộ công chức nhiều người vẫn ít khi “dám nói” trước tập thể hoặc có nói thì cũng khó khăn lúng túng, không mạch lạc rõ ràng. Trong khi đó nói la một công việc diễn ra thường xuyên hơn cả đọc và viết. Chính vì vậy mà luyện nói là một trong những kĩ năng cần được chú ý nhiều hơn trong chương trình dạy học Ngữ văn cũng như các môn học khác. Một cách tổ chức luyện nói tạo nên không khí sôi nổi khác chính là thi tổ chức giảng quyền trình bày trả lời, trình bày quan điểm của nhóm mình về vấn đề GV đã đưa ra. Đồng thời GV chú ý sắp xếp lớp học theo hình giống như cuộc thi để tạo sự mới lạ cũng như khứng khởi cho HS. Chúng tôi nhận thấy rằng cách tổ chức này có tính chất thi thố nên không khí lớp học sôi nổi, gay cấn và hầu như tất cả các thành viên trong lớp học đều được lôi cuốn vào cuộc chơi… Ở mỗi tổ cử ra khoảng 3 em HS tham gia chính thức vào cuộc thi, các thành viên khác sẵn sàng bổ sung ý kiến cho thành viên nhóm mình (GV nên đưa thời gian hạn định cụ thể cho mỗi đội khi trình bày một vấn đề). Nếu nội dung trình bày của đội này chưa thuyết phục thì đội khác có thể giành quyền trả lời. Chú ý vấn đề nói ở đây phải có ự chuẩn bị trước nhưng không không phải là biết đề trước cụ thể. Một trong những cách thi luyện nói có hiệu quả mà chúng tôi đã tưng mạnh dạn đua vào tiết dạy đó là luyện nói tiếp sức. Có nghĩa là GV cho các đội chuẩn bị sẵn sàng GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 7 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. những vấn đề cần trình bày nhưng với yêu cầu một thành viên trong đội trình bày một phần, cho đến khi nội dung được trình bày xong, hoàn thành…Ví dụ thành viên thứ nhất trình bày phần giới thiệu và mở bài thì thành viên thứ hai trình bày nội dung phần thân bài, thành viên khác trình bày nội dung phần kết bài. Để đánh giá kết quả phần trình bày tiếp sức, GV nên đưa ra tiêu chí thi đua, đội nào trình bày nhiều mà nội dung có tính thuyết phục thì đội đó đạt điểm cao… Ví dụ như khi luyện nói kể chuyện thì mỗi nhóm có thể phân vai như sau: - Một HS đóng vai người bố giới thiệu cũng như trình bày phần mở bài. - Một thành viên khác đóng vai người mẹ: giới thuệi cuộc sống, công việc hằng ngày, sở thích của từng thành viên trong gia đình… - Một HS khác đóng vai con: trình bày phần kết và nói về tình cảm của mình đối với gia đình, nói lời cảm ơn mọ người đã chú ý lắng nghe. Tuy nhiên để thực hiện tốt theo cách này thì các nhóm phải chuẩn bị chu đáo, các thành viên trong tổ phải lựa chọn sao cho ăn ý, khớp với nhau thì hiệu quả mới cao. 2/ Đến lớp không cần kiểm tra bài cũ mà chỉ kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Để dành thời gian cho học sinh được nói,được thể hiện khả năng. Chú ý tập trung đến những đối tượng HS còn yếu. Các thành viên trong nhóm phải tạo điều kiện hổ trợ cần thiết cho bạn mình. GV cần tạo một không khí học thoải mái để học sinh tự tin khi trình bày vì thực tế đa phần là các em vẫn ngại nói trước tập thể. GV cần chú ý đến đối tượng ít được nói trong lớp. Đối với học sinh khá giỏi thì việc diễn đạt các ý trong dàn bài là rất dễ, biết cách chọn từ để nối nhưng đối với HS yếu thì đó là một việc tương đối khó. Vì vậy đối với đối tượng này thì GV có thể giúp cho HS chuẩn bị bài ở nhà, nắm vững các ý để đến lớp HS có thể trình bày các ý đó. Như vậy không có nghĩa là nói như viết (đúng ra là viết ra giấy rồi đọc), làm cho việc trình bày thiếu tự nhiên, gượng ép. Chính vì thế khi chuẩn bị ở nhà HS cần hình dung như đang đứng trước tập thể: mơ đầu nên nói gì, sau đó lần lượt trình bày các nội dung và cuối cùng là kết thúc như thế nào. Ở lớp 6 có luyện nói kể chuyện. GV có thể tổ chức cho HS kể chuyện theo vai. Như ở trên đã trình bày thì GV nên hướng dẫn cho HS chọn ngôi kể, đặc biệt chú tâm đến học sinh yếu. Ví dụ: Em hãy chọn nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ tinh” và kể lại câu chuyện theo lời nhân vật đó.Để lời kể của các em được tự nhiên, phù hợp với sở thích GV cần gợi ý thêm: Thuỷ Tinh là người thua cuộc vì đến sau, nên khi kể cần thể hiện sự tứcgiận ấy qua nét mặt cử chỉ, giọng điệu. Còn Sơn Tinh chỉ là người chống đỡ cơn thịnh nộ của Thuỷ Tinh nên thái độ bình tĩnh, lời nói nhẹ nhàng.GV cũng có thể gợi ý sự sáng tạo của HS bằng những gợi ý khác, chẳng hạn: Nếu được chọn một nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì em sẽ chọn nhân vật nào? Hãy kể lại câu bàng lời của nhân vật đó. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 8 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. Nếu như để kể lại câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện GV chỉ cần lưu ý các em chọn ngôi kể và sắp xếp bố cục hợp lí theo vai kể. Thì câu chuyện kể lại đó mang một tình huống mới, người kể cần phải suy nghĩ, tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra theo tình huống đã cho. Ví dụ: “Câu chuyện về sự tích hoa hồng nhung và những hạt ngọc”. “ Ngày xưa có hai cha con sống với nhau. Người cha rất yêu thương con gái nên tuy nhà nghèo nhưng ông vẫn chiều theo mọi ước muốn của con. Một hôm, cô bé nói: - Con muốn có một chiếc váy đỏ thật đẹp. Người cha nói: - Được rồi, cha sẻ mua váy đẹp cho con. Ông làm việc không biết mệt để có tiền và một ngày nọ ông đã mua cho con một chiếc váy thật đẹp. Ít hôm sau cô bé lại nói: - Con muốn những hạt ngọc để gắn lên chiếc váy… Em hãy tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện trên theo bố cục sau: Người cha đi mãi vào rừng để tìm ngọc cho con gái, đến khi kiệt sức ông gục xuống và biến thành những giọt sương. Còn cô gái ân hận đã vào rừng tìm cha và cũng ngã xuống để biến thành những bông hồng nhung. Còn đố với học sinh lớp 8. 9 thì GV chỉ cần yêu cầu HS chuẩn bị nội dung, không hướng dẫncụ thể như các lớp dưới. Ở đây GV chỉ cần uốn nắn cho các em cách trình bày. Tuy nhiên nói như vậy khongphải là nói tự do, không đi theo một phương định nào. Trái lại HS phải thực hiện đồng thời nhiệm vụ kép: vừa phải luyện các kĩ năng chung về nói vừa góp phần củng cố kiến thức đã và đang học trong chương trình. Cụ thể đó là kiến thức về đối tượng đông thời phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như: miêu tả, tự sự ; miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận… 3/ Sau mối phần trình bày, điều cơ bản phải có ở tất cả các tiết dạy là việc nhận xét: Các nhóm khác nhận xét, trao đổi, rút ra kinh nghiệm cho bài nói của bạn. GV là người cuối cùng đưa ra ý kiến đánh giá,nhận xét, uốn nắn, sữa lỗi. đồng thời biểu dương khen ngợi, động viên kịp thời những bài nói khá, tốt. Để nói hay, trước hết là sự chuẩn bị nội dung nói cho đầy đủ, cẩn thận. Nội dung nói là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng. Người có năng khiếu thế nào đi nữa nhưng vốn kiến thức và hiểu biết nghèo nàn thì khó mà nói hay được. Xô- crát nói hay bởi ông là nhà thông thái, Tô Tần là người thuyết phục giỏi bởi ông là người chịu khó đọc sách, nghiền ngẫm điểm mạnh, yếu của những nước mà ông định thuyết phục. Người khác chỉ tin và nghe theo điều mình nói nếu như người ta thừa nhận điều đó là đúng và không có lí do gì để phản biện hay chối cãi được. đối với học sinh muốn có nội dung nói hay cần phải thường xuyên đọc kĩ những kiến thức cần trình bày, nếu có điều kiện thì đọc thêm những bài văn hay. GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 9 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. Qua một năm thực hiện áp dụng đề tài thì bản thân chúng tôi cũng đã thấy được kết quả khá rõ . Đó là không còn sự chủ quan lơ là của học sinh khi có tiết học luyện nói. Chính vì GV viên đã đưa ra những tiêu chí cũng như sự hướng dẫn cụ thể nên học sinh đã rất hứng khởi trong tiết học. Kết quả cụ thể : các em đã mạnh dạn hơn trong khi diễn đạt vấn đề trước tập thể. Nhờ đó mà nhiều em đã có sự mạnh dạn hơn trong các tiết học khác. Các em đã biết vận dụng lời nói của mình để biểu đạt kiến thức mà không còn nhiều hiện tượng nói như đọc. Tuy nhiên bên cạnh đó do sự hạn chế về mặt thời gian trong một tiết học nên nhiều bài vẫn chưa thể khai thác hết những vấn đề đặt ra. Nhiều em học sinh còn ỷ lại vào bạn khác .Điều quan trọng nữa đó là sự tận tâm chuẩn bị của giáo viên. Cần lưu ý nữa là Gv cũng nên nói cho học sinh rõ và chuẩn bị trước các vấn đề: Phải tự mình viết ra những điều cần trình bày. Tự mình làm mới dễ dàng nói một cách trôi chảy, còn nếu nhờ người khác làm thay thì chắc chắn sẽ khó thành công và cũng không nên chẩn bị một bài thật hoàn chỉnh để học thuộc, bởi như thế sẽ bị quên và trở thành bài đọc thuộc lòng. Sau khi có một dàn ý thì yêu cầu HS nghiền ngẫm về dàn ý đó, tìm những từ mốc nối để liên kết các ý. Bởi tất cả các ý đều phục vụ cho một mục đích là giải thích rõ ý nghĩa của vấn đề đặt ra. Việc chuẩn bị đó càng kĩ thì khi nói càng vững vàng, tự ti, không bị lặp, bị tắc… Giáo viên chú trọng tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ những suy nghĩ của cá nhân, biết chấp nhận có phê phán ý kiến cá nhân của HS. Câu hỏi đặt ra có ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, được đặt trong tình huống có vấn đề để kích thích óc tư duy sự sự phản xạ nhanh chóng của HS giúp HS có thể trả lời ngắn gọn và sử dụng những biện pháp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thích hợp. Cần tạo cho học sinh tự tin, khuyến khích để HS tự bộc lộ chủ kiến của mình. Khi đánh giá việc trình bày miệng của HS bên cạnh cho điểm cần lưu ý sữa ngay những lỗi học sinh cần tránh trong nói tiếng Việt về chính âm và hướng dẫn cho các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe. Nói tóm lại, để giúp cho HS nói tốt, điều chủ yéu là dựa vào HS nhưng người hướng dẫn vẫn không kém phần quan trọng. Những vấn đề cần chú ý: • Nội dung chuẩn bị: - Bài nói cần ngắn gọn, tập trung đi thẳng vào vấn đề, xoáy vào những ý quan trọng đã chuẩn bị, tránh loanh quanh dài dòng khiến người nghe không hiểu. - Nội dung bài nói phải rõ ràng mạch lạc, bố cục phải chặt chặt, sáng sủa. - Phải có những ý tưởng hay, thú vị, tránh trùng lặp nhằm thu hút người nghe. - Không nói ngoài những gì mà đề bài không yêu cầu. • Lưu ý khi trình bày: - Diễn đạt từ cần giản dị nhưng không cẩu thả, tránh ấp úng, nói quá to hay quá nhỏ, không ê a, ậm ừ . GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 10 [...]... Nguyễn Thị Thu Vân Trường THCS Triệu Nguyên SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn VII/ TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU: 1 2 3 4 5 SGK; SGV; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Chuyên đề tạp chí “Thế giới trong ta” Tạp chí văn học tuổi trẻ Sách các vấn đề giáo dục” NXB Giáo dục- 2001 Các sách tham khảo Triệu Nguyên, tháng 10 năm 2008 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Thu Vân.. .SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn - Giọng nói phải rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe biết lên xuống trầm bổng thể hiện cảm . Thị Thu Vân. Trường THCS Triệu Nguyên 9 SKKN: Làm thế nào để học sinh nói tốt trong phân môn Tập làm văn. Qua một năm thực hiện áp dụng đề tài thì bản thân. giáo dục” NXB Giáo dục- 2001. 5. Các sách tham khảo. Triệu Nguyên, tháng 10 năm 2008 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Thu Vân GV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân.