GA 12- NC kỳ II

123 263 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GA 12- NC kỳ II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 Chương I: VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1930 BÀI 13 NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Ngày dạy : 11-11-2008 1/Về kiến thức: Tiết chương trình : 23 - Nhận thức được hoàn cảnh quốc tế sau chiến tranh có những chuyển biến mới. Đó là sự phân chia lại thế giới của các nước thắng trận; Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết được thành lập; phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở các nước trên thế giới có sự phát triển mới. - Hiểu được những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương đã làm cho kinh tế và cơ cấu giai cấp, xã hội ở VN có những chuyển biến sâu sắc. 2/Về kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3/Về thái độ : - Được bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống xâm lược. II - CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Lược đồ Việt Nam (để xác định những vùng nông nghiệp, đồn điền, khu mỏ, khu công nghiệp… do thực dân Pháp đầu tư klhai thác sau chiến tranh). - Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến chính sách cai trị của thực dân Pháp hoặc những khu đô thị mới, đường giao thông, cuộc sống của công nhân, nông dân trong thời kì 1919-1930. 2. Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm, giảng giải, phát vấn. IV - TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra tiết trước KT 1 tiết. 3/ Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp -Dẫn dắt vào bài mới : Sau chiến tranh thế giói thứ nhất, tình hình thế giới có những chuyển biến gì? Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương có gì mới? Hậu quả từ chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của Pháp đối với các giai cấp xã hội ở Việt Nam như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 13: 1 Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân GV giới thiệu khái quát tình hình thế giới sau CTTG I: + Các nước thắng trận họp nhau lại để phân chia lại thế giới, một trật tự thế giới mới đã hình thành. + Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời, thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở phương Đông, phong trào công nhân và lao động ở phương Tây phát triển mạnh mẽ. + Các đảng công sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước trên thế giới: ĐCS Đức (1/1919); ĐCS Anh (8/1920); ĐCS Mĩ (1921); ĐCS Inđônêxia (5/1920); ĐCS Trung Quốc (7/ 1921); QT CS được thành lập (3/1919)… + Tháng 12/1920, bộ phận tích cực nhất trong Đảng Xã hội Pháp đã bỏ phếu tán thành gia nhập Quốc tế CS và tách ra để thành lập ĐCS Pháp  Những chuyển biến của tình hình thế giới có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân GV nêu vấn đề: nguyên nhân nào làm cho thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN ? -HS suy nghỉ trả lời.GV nhận xét chốt ý. Chiến tranh TG I đã đã làm cho nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nề với hơn 1,4 triệu người chết và thiệt hại về vật chất lên đến 200 tỉ Frăng. Để hàn gắn và khôi phục nền kinh tế, nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường khai thác thuộc địa , trước hết là các nước ở ĐD và châu Phi. Chương trình khai thác lần hai do Anbe Xarô vạch ra. Hoạt động 3 : Nhóm GV nêu câu hỏi :Pháp đã tiến hành khai thác lần thứ hai như thế nào? I-HOÀN CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT - Sau chiến tranh, các nước đế quốc thắng trận đã cùng nhau phân chia lại thế giới, thiết lập trật tự mới theo hệ thống Hoà ước Vécxai- Oasinhtơn. - Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời. Phong trào công nhân và phong trào g/p dân tộc phát triển mạnh; các đảng công sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước trên thế giới. - Điều kiện mới của thế giới đã tác động đến VN. II. CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM 1/Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai a/ Nguyên nhân: Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nề. Để hàn gắn và khôi phục nền kinh tế Pháp tăng cường khai thác thuộc địa (ĐD và châu Phi). b/Chương trình khai thác được đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế VN. Trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào VN lên đến 4 tỉ phrăng, nhiều nhất là vào: + Nông nghiệp: Vốn đầu tư tăng (52 lên 400 triệu F), diện tích các đồn điền được mở rộng ( từ 1.500 ha lên đến 78.620 ha); nhiều công ti trồng cao su ra đời … 2 Mỗi nhóm khai thác một nội dung trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. HS thảo luận, phân tích… GV chốt ý: Chương trình khai thác được đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế VN. Trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào VN lên đến 4 tỉ phrăng, nhiều nhất là vào nông nghiệp: năm 1924, vốn đầu tư vào NNlà 52 triệu F, 1927 lên đến 400 triệu F. Diện tích đồn điền cao su được mở rộng: từ 1.500 ha năm 1918 lên đến 78.620 ha năm 1930. Nhiều công ti trồng cao su ra đời: Cti Đất đỏ, Cti Misơlanh, Cti Trồng cây nhiệt đới… Sau NN, Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ, trước hết là mỏ than. Nhiều công ti mỏ than mới được thành lập như Cti than Hạ Long- Đồng Đăng, Cti than và kim khí Đông Dương, Cti than Tuyên Quang, Cti than Đông Triều… - Ngoài ra, các mỏ thiếc, kẽm, sắt cũng được bổ sung thêm vốn, tăng thêm nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Một số cơ sở chế biến quặng, kẽm, thép, các nhà máy tơ, sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy diêm Hà Nội, Bến Thuỷ, nhà máy đường Tuy Hoà, nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn… đã được nâng cấp và mở rộng. - Giao thông vận tải được phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác. Đường sắt xuyên ĐD được nối thêm đoạn Đồng Đăng - Na Sầm (1922); Vinh - Đông Hà (1927). Đến năm 1932, Pháp đã xây dựng 2.389 km đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống đường thuỷ tiếp tục được khai thác; một số cảng mới được xây dựng (Hòn Gai, Bến Thuỷ). các đô thị được mở rộng và đông đúc hơn. - Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế ĐD, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. Ngoài ra, Pháp còn tăng thuế (năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912). Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân GV chuyển ý sang nội dung tiếp theo và nêu câu hỏi : chính sách của thực dân Pháp về chính trị, văn hóa, + Công nghiệp: khai thác mỏ,chủ yếu là mỏ than. Ngoài ra, các mỏ thiếc, kẽm, sắt cũng được đẩy mạnh khai thác. Một số cơ sở chế biến, dệt, diêm, sợi… được nâng cấp và mở rộng. + Thương nghiệp, nhất là ngoại thương,, có sự tăng tiến hơn trước; quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh. + Giao thông vận tải đựoc phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác. Hệ thống đường thuỷ tiếp tục được khai thác; một số cảng mới được xây dựng (Hòn Gai, Bến Thuỷ). Các đô thị được mở rộng và đông đúc hơn. + Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế ĐD, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. Ngoài ra, Pháp còn tăng thuế (năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912). * Nhận xét: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đã diễn ra với quy mô lớn, tốc độ đầu tư mạnh vào ĐD nói chung và VN nói riêng, nhất là nông nghiệp, sau đó là công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải… 2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục a. Về chính trị: Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được củng cố và ráo riết hoạt động. - Pháp thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở ĐD. b.Văn hóa giáo dục: cũng có những thay đổi: - Hệ thống giáo dục mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. - Cơ sở xuất bản, in ấn xuất hiện ngày 3 giáo dục là gì? Mục tiêu của những chính sách đó ? - Về chính trị: Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được củng cố và ráo riết hoạt động. Pháp thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở ĐD, như: tăng thêm một số người Việt trong các phòng thương mại, canh nông; lập Viện dân biểu Trung kì (2/1926), Viện dân biểu Bắc Kì 94/1926)… - Văn hóa - giáo dục: Cơ sở xuất bản, in ấn xuất hiện ngày càng nhiều với hàng chục tờ báo, tạp chí chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Pháp khuyến khích xuất bản các sách báo theo chủ trương Pháp-Việt đề huề. Các trào lưu tư tưởng, KHKT, văn hóa, nghệ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào VN các ngành văn học, nghệ thuật đã có những chuyển biến mới về nội dung, phương pháp sáng tác. Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau. càng nhiều Pháp khuyến khích các sách báo cổ vũ chủ trương Pháp-Việt đề huề. Các trào lưu tư tưởng, KHKT, văn hóa - nghệ thuật phương Tây tràn vào VN tạo ra sự chuyển biến về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau. 4. Củng cố bài học: Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. Câu hỏi: Hs cần nêu được : - Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đã diễn ra với quy mô lớn, tốc độ đầu tư mạnh vào ĐD nói chung và VN nói riêng, nhất là nông nghiệp, sau đó là công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải… - Cơ cấu kinh tế VN có sự chuyển biến, song chỉ có tính cục bộ. Nền kinh tế nước ta vẫn lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. 5. Dặn dò : -Học sinh về học bài cũ . -Xem bài mới trong sách giáo khoa. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy : BÀI 13 NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 4 I - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Ngày dạy : 15-11-2008 1/Về kiến thức: Tiết chương trình : 24 - Nhận thức được hoàn cảnh quốc tế sau chiến tranh có những chuyển biến mới. Đó là sự phân chia lại thế giới của các nước thắng trận; Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết được thành lập; phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở các nước trên thế giới có sự phát triển mới. - Hiểu được những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương đã làm cho kinh tế và cơ cấu giai cấp, xã hội ở VN có những chuyển biến sâu sắc. 2/Về kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3/Về thái độ : - Được bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống xâm lược. II - CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Lược đồ Việt Nam (để xác định những vùng nông nghiệp, đồn điền, khu mỏ, khu công nghiệp… do thực dân Pháp đầu tư klhai thác sau chiến tranh). - Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến chính sách cai trị của thực dân Pháp hoặc những khu đô thị mới, đường giao thông, cuộc sống của công nhân, nông dân trong thời kì 1919-1930. 2. Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm, giảng giải, phát vấn. IV - TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : -Hoàn cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. -Chính sách thống trị của Pháp ở Việt Nam 3/ Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp -Dẫn dắt vào bài mới : Chúng ta đã tìm hiểu tiết 1 bài 13: Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Để hiểu rõ hơn những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiết 2 bài 13 với những nội dung sau: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. -GV chia lớp ra làm 4 nhóm và phân câu hỏi cho từng nhóm để thảo luận - Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa III- NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VÈ KINH TẾ VÀ GIAI CẤP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Chuyển biến về kinh tế: Cơ cấu 5 của Pháp , các giai cấp Việt Nam có sự chuyển biến ra sao ? + Câu hỏi cho nhóm 1: Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân đã có sự thay đổi như thế nào ? +Câu hỏi cho nhóm 2: giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản như thế nào ? +Câu hỏi cho nhóm 3: giai cấp công nhân đã có sự thay dổi như thế nào ? + Nhóm 4: Nhận xét - Các nhóm tiến hành thảo luận. - Sau đó mỗi nhóm cử đại diện của mình lên trình bày vấn đề đựoc phân công. - Sau phần trình bày của mỗi nhóm , Gv nhận xét và kết luận. Nhận xét: - Chuyển biến về giai cấp: Ách thống trị của hực dân Pháp làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp trở nên sâu sắc. Đó là mâu thuẫn chủ yếu, chi phối thái độ chính trị của các giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam. Ý thức dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là động lực thúc đẩy cuộc đấu tranh của các giai cấp ở Việt Nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. - Địa vị kinh tế- xã hội của các giai cấp khác nhau, song họ đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự phản kháng dân tộc trước sự xâm lăng và thống trị của đế quốc. - Sau khi các nhóm trình bày xong , GV kết luận chung : Như vậy, từ sau CTTG I đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, trên đất nước Việt Nam những biến đổi quan trọng về kinh tế xã hội, văn hóa , giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra kinh tế VN có sự chuyển biến, song chỉ có tính cục bộ. Nền kinh tế nước ta vẫn lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. 2. Chuyển biến về giai cấp xã hội: Có những chuyển biến mới. a. Giai cấp địa chủ phong kiến: phân hóa thành 3 bộ phận: tiểu, trung và đại địa chủ. Một bộ phận tiểu và trung địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. b. Giai cấp nông dân: bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa nông dân (lực lượng cư dân đông đảo nhất) VN với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt.  là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp đ/tranh giành độc lập và tự do. c. Giai cấp tiểu tư sản: sau chiến tranh đã có sự phát triển nhanh về số lượng. Họ có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt, bộ phận trí thức, HS, SV rất nhạy cảm với thời cuộc nên hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. d.Giai cấp tư sản: ra đời sau CTTG I và phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản dân tộc đi vào con đường phát triển kinh tế dân tộc. Địa vị kinh tế nhỏ bé, số vốn kinh doanh ít (= 5% số vốn của TB nước ngoài đầu tư vào VN). Tư sản dân tộc VN là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. e. Giai cấp công nhân: ngày càng đông đảo. Trước ct có khoảng 10 vạn, đến năm 1929 có trên 22 vạn. Công nhân VN bị thực dân và giới tư sản bóc lột. Gắn bó 6 với nội dung và hình thức phong phú. máu thịt với g/c nông dân, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. * Tóm lại: Từ sau CTTG thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, trên đất nước VN đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế và giai cấp xã hội. Mâu thuẫn trong xã hội VN ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với thực dân Pháp và tay sai phản động. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai diễn ra ngày càng gay gắt ./. 4. Củng cố bài học: Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. Câu hỏi: HS cần nêu được: - Các giai cấp có sự phân hoá, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp công nhân phát triển nhanh về số lượng. - Các giai cấp có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau, song đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự phản kháng dân tộc trước sự xâm lăng và thống trị của đế quốc. Mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc Pháp phát triển gay gắt hơn (HS nên phân tích thái độ chính trị của từng giai cấp như đã nêu trong SGK tr. 110-tr.111) 5. Dặn dò : -Học sinh về học bài cũ . -Xem bài mới trong sách giáo khoa. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Bài 14: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925 I. MỤC TIÊU YÊU CẦU : Ngày dạy : 18.11.2008 1. Kiến thức cơ bản: Tiết chương trình :25 7 - Hiểu những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự biến chuyển về g/c, xã hội ở Việt Nam - Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 2. Về tư tưởng: Bồi dưỡng về tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc. 3. Kĩ năng: Xác định được nội dung và cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên : -Soạn giáo án. -Tập bản đồ và các khu, CN, hầm mỏ, đồn điền trong cuộc khai thác. - Chân dung, một số nhà hoạt động CM tiêu biểu. - Bảng thống kê các cuộc bãi công của CN. 2.Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa. -Soạn bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Phát vấn, thảo luận nhóm, giảng giải. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: -Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam. -Những chuyển biến về giai cấp xã hội Việt Nam. 3/ Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp -Dẫn dắt vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới ảnh hưởng của tình hình quốc tế và cuộc khai thác thuộc địa, phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các giai cấp và tầng lớp xã hội, có nội dung, hình thức tổ chức đấu tranh mới. Để hiểu rõ, chúng ta đi vào bài học hôm nay. Bài 14: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV đặt vấn đề : thế nào là phong trào dân tộc dân chủ ? thông qua tìm hiểu các sự kiện cụ thể giải thích thuật ngữ nầy ? Hỏi: Nêu những hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm 1920- I- HOẠT ĐỘNG CỦA PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT NAM SỐNG Ở PHÁP 1. Hoạt động của Phan Bội Châu - Sau nhiều năm bôn ba hoạt động ở Nhật 8 1925? -GV giới thiệu vắn tắt về Phan Bội Châu. Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước, thương nòi đã nhiều năm bôn ba hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc để tìm cách cứu nước, song đều thất bại. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời đã có ảnh hưởng tới Phan Bội Châu. Từ đó, Phan Bội Châu đã tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Trung Quốc, đã dịch cuốn “ Điều tra chân tướng Nga La Tư”, ngỏ ý muốn gửi người Việt Nam sang Nga học tập. - Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải,bị đưa về nước và an trí ở Huế. Từ đó trở đi, Phan Bội Châu không thể tiến theo nhịp bước đấu tranh mới của dân tộc. Hoạt động 2: Cả lớp - GV giới thiệu vắn tắt về Phan Chu Trinh: + Sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo, Phan Châu Trinh đã sang Pháp và tiếp tục hoạt động. Ông đã lên án 7 tội đáng chém của Khải Định nhân dịp Khải Đinh sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa để rêu rao cái gọi là “công lao khai hóa” của thực dân Pháp. Tiếp tục hô hào “ Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” . + Tháng 6/1925, Phan Châu trinh về nước. Mặc dù sức yếu, ông vẫn tiếp tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền. Nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh. Giới thiệu tư liệu về hoạt động Việt kiều ở Pháp Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV nêu câu hỏi :Hãy nêu các hoạt động của các tầng lớp giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp công nhân ? - HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời. GV nhận xét bổ sung , chốt ý + Giai cấp tư sản: ra đời trong cuộc khai thác Bản và TQ để tìm cách cứu nước, song đều thất bại. - Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng tới Phan Bội Châu. Ông đã tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Trung Quốc, đã dịch cuốn “Điều tra chân tướng Nga La Tư”, ngỏ ý muốn gửi người Việt Nam sang Nga học tập. - Năm1925, bị thực dân Pháp bắt, bị đưa về an trí ở Huế.Từ đó trở đi, Phan Bội Châu không thể tiến theo nhịp bước đấu tranh mới của dân tộc. 2. Hoạt động của Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam trên đ ất Pháp - Sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo, Phan Châu Trinh đã sang Pháp và tiếp tục hoạt động. Năm 1922, viết Thất điều thư vạch ra 7 tội đáng chém của Khải Định. Tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường VN, tiếp tục hô hào “Khai dân trí , chấn dân khí , hậu dân sinh” . - Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước. Mặc dù sức yếu, ông vẫn tiếp tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền. Nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của ông. Nhiều Việt kiều ở Pháp đã tham gia hoạt động như chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước và tập hợp trong các tổ chức yêu nước như Hội liên hiệp thuộc địa, Hội những người lao động trí óc Đông Dương (1925). II- HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN VIỆT NAM 1. Hoạt động của tư sản và tiểu tư sản: a) Các hoạt động của tư sản: tẩy chay tư sản Hoa kiều; vận động người VN mua hàng của người Việt Nam. Đấu tranh 9 thuộc địa lần thứ hai của Pháp. G/c tư sản VN vốn nhỏ yếu về kinh tế và thường xuyên bị tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Năm 1919, tư sản VN đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều. Năm 1923, đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì. Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ (đại biểu là Bùi Quang Chiêu,Nguyễn Phan Long ) đã lập ra Đảng Lập hiến. Khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (như cho tham gia Hội đồng Quản hạt Nam kỳ ) họ lại thỏa hiệp với chúng + Ngoài đảng Lập Hiến ở trong Nam, còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và nhóm Trung Băc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng “trực trị”. chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì (1923). + Một số tư sản và địa chủ Nam Kì tổ chức Đảng Lập hiến với khuynh hướng cải lương, về sau lại thỏa hiệp với thức dân Pháp. 4. Củng cố bài học: Gợi ý câu hỏi và bài tập cuối bài: - Nhận xét về lực lượng tham gia, mục tiêu, hình thức đấu tranh của phong tràoDTDC ở VN trong những năm 1919-1925. -HS cần làm rõ: Hoàn cảnh quốc tế và trong nước, trực tiếp là những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở VN, đã làm xuất hiện những điểm mới trong phong trào dân tộc: -Lực lượng tham gia gồm có tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, công nhân v.v . -Mục tiêu đấu tranh là đòi quyền lợi về kinh tế, văn hóa và quyền lợi chính trị. -Đấu tranh diễn ra bằng nhiều hình thức: báo chí, yêu sách chính trị, mít tinh, biểu tình, bãi công. Đặc biệt, về tổ chức đã xuất hiện các tổ chức họa động văn hóa yêu nước và dân chủ, hội, đảng chính trị. 5. Dặn dò : -Học sinh về học bài cũ. Xem trước tiết 2 bài 14 V. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Bài 14: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925 I. MỤC TIÊU YÊU CẦU : Ngày dạy : 22.11.2008 1. Kiến thức cơ bản: Tiết chương trình :26 - Hiểu những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự biến chuyển về g/c, xã hội ở Việt Nam 10 [...]... + Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội ở Bắc kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra Chi bộ CS đầu tiên ở VN gồm 7 đảng viên Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành lập một ĐCS nhằm thay thế cho Hội VNCMTN + Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN, ý kiến thành lập đảng không đựoc chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ về nước + Tháng 6/1929, các đại biểu ở miền Bắc họp... thời đại và yêu cầu phát triển của dân tộc II- THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: 1 Giáo viên : -Lược đồ về khởi nghĩa Yên Bái; Biểu đồ về sự phát triển của phong trào công nhân; Tài liệu lịch sử về Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm giảng... thời đại và yêu cầu phát triển của dân tộc II- THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: 1 Giáo viên : -Lược đồ về khởi nghĩa Yên Bái; Biểu đồ về sự phát triển của phong trào công nhân; Tài liệu lịch sử về Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm giảng... cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN II- PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1926 đến đầu năm 1930 phát triển sôi nổi, tiêu biểu là phong trào công nhân Ý thức chính trị của gia cấp công nhân được nâng lên rõ rệt so với giai đoạn trước III- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI - GV nêu vấn đề: Vì sao năm 1929 lần lượt... lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế II CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên : -Soạn giáo án -Tập bản đồ và các khu, CN, hầm mỏ, đồn điền trong cuộc khai thác - Chân dung, một số nhà hoạt động CM tiêu biểu - Bảng thống kê các cuộc bãi công của CN 2.Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa -Soạn bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Phát vấn, thảo luận nhóm,... định thành lập Đông Dương CSĐ, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra BCH - Việc thành lập ĐDCSĐ đã tác động đến Hội VNCMTN - + Khoảng tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kỳ bộ ở Nam Kỳ cũng đã quyết định thành lập An Nam CSĐ Tháng 11/1929, An Nam CSĐ họp Đại hội để thông qua đường lối chính trị và bầu BCH + Tháng 9/1929, bộ phận tiên tiến... : 21 CHƯƠNG II VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 BÀI 16 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 -1935 I- MỤC TIÊU: Ngày dạy : 2 -12-2 008 1.Kiến thức: Tiết chương trình : 29 -Hiểu và trình bày được tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 -Hiểu rõ phong trào cách mạng 1930 – 1931 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo ngay sau khi... nghiệp cách mạng của đất nước trong thời kì mới II- PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY: 1.Giáo viên : -Lược đồ, phong trào cách mạng 1930-1931 -Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh 2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa -Một số tài liệu sử học, văn học viết về phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm, giảng giải,... : 26 CHƯƠNG II VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 BÀI 16 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 -1935 I- MỤC TIÊU: Ngày dạy : 6 -12-2 008 1.Kiến thức: Tiết chương trình : 30 -Hiểu và trình bày được tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 -Hiểu rõ phong trào cách mạng 1930 – 1931 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo ngay sau khi... nghiệp cách mạng của đất nước trong thời kì mới II- PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY: 1.Giáo viên : -Lược đồ, phong trào cách mạng 1930-1931 -Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh 2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa -Một số tài liệu sử học, văn học viết về phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm, giảng giải, . mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời đã có ảnh hưởng tới Phan Bội Châu. Từ đó, Phan Bội Châu đã tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Trung Quốc,. tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng tới Phan Bội Châu. Ông đã tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Trung Quốc, đã dịch cuốn “Điều tra chân tướng Nga La Tư”,

Ngày đăng: 19/09/2013, 11:10

Hình ảnh liên quan

Câu 4. lập bảng so sánh phong trào cách mạng 1930/31 và phong trào dân chủ 1936/39: - GA 12- NC kỳ II

u.

4. lập bảng so sánh phong trào cách mạng 1930/31 và phong trào dân chủ 1936/39: Xem tại trang 49 của tài liệu.
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: - GA 12- NC kỳ II

1945.

Xem tại trang 53 của tài liệu.
2/ Bài tập lịch sử: học sinh lập bảng hệ thống và so sánh các chiến lược chiến tranh của - GA 12- NC kỳ II

2.

Bài tập lịch sử: học sinh lập bảng hệ thống và so sánh các chiến lược chiến tranh của Xem tại trang 109 của tài liệu.
2/ Dặn dị: Chuẩn bị bài 26 (câu hỏi sgk), sưu tầm tư liệu (báo chí, hình ảnh) về cơng - GA 12- NC kỳ II

2.

Dặn dị: Chuẩn bị bài 26 (câu hỏi sgk), sưu tầm tư liệu (báo chí, hình ảnh) về cơng Xem tại trang 119 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan