Câu 1 Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt : A) êlectron và nuclôn. B) prôtôn và nơtrôn. C) prôtôn và êlectron. D) nơtrôn và êlectron. Đáp án B Câu 2 Một chất phóng xạ có chu kì bán rã T. Độ phóng xạ của nó giảm đi 75% sau thời gian : A) 2T B) 0,25T C) 0,5T D) 1,5T Đáp án A Câu 3 Khi sử dụng kính lúp : A) thì phải đặt vật nhỏ trước kính sao cho ảnh của vật đi qua kính lúp là ảnh thật nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt. B) thì phải đặt vật nhỏ trước kính sao cho ảnh của vật đi qua kính lúp là ảnh ảo nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt. C) để tránh mỏi mắt người ta sử dụng kính lúp trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. D) thì không nhất thiết phải đặt mắt sau kính lúp. Đáp án B Câu 4 Với α là góc trông ảnh của vật qua kính lúp, 0 α là góc trông trực tiếp vật đó khi vật đặt ở điểm cực cận, độ bội giác khi quan sát qua kính là : A) 0 cot g G cot g α = α . B) 0 G α = α . C) 0 G α = α . D) 0 t g G t g α = α . Đáp án C Câu 5 Chọn câu sai. Tia β : A) có thể phóng ra từ hạt nhân cùng với tia gamma γ . B) không bị lệch trong từ trường. C) đâm xuyên mạnh hơn tia α . D) có thể đi được hằng trăm mét trong không khí. Đáp án B Câu 6 Điểm giống nhau về tính chất của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì là : A) khi dịch chuyển vật dọc theo trục chính, thì ảnh bao giờ cũng di chuyển cùng chiều vật. B) vật thật luôn cho ảnh ảo. C) vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo. D) vật thật luôn cho ảnh thật. Đáp án A Câu 7 Chiếu bức xạ có bước sóng 1 0,6λ = mµ vào catốt của một tế bào quang điện thì hiệu điện thế hãm là -0,5V. Nếu chiếu bức xạ có bước sóng 2 0,3λ = mµ vào catốt của một tế bào quang điện đó thì hiệu điện thế hãm phải là : A) -1,57V B) -2,57V C) -2,07V D) -1V Đáp án B Câu 8 Tính chất tạo ảnh của thấu kính phân kì là : A) vật thật luôn luôn cho ảnh thật. B) vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ theo vị trí đặt vật. C) vật thật có thể cho ảnh ở vô cực. D) vật thật luôn cho ảnh ảo. Đáp án D Câu 9 Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,4 mm ; khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát D = 2m ; bước sóng của chùm đơn sắc 0,6λ = mµ . Điểm cách vân sáng trung tâm 4,5mm thuộc vân sáng hay vân tối bậc bao nhiêu? A) Vân sáng bậc 2. B) Vân sáng bậc 3. C) Vân tối bậc 3. D) Vân tối bậc 2. Đáp án D Câu 10 Hai sóng ánh sáng là hai sóng kết hợp khi: A) hai sóng ánh sáng phát ra từ hai nguồn sáng có cùng tần số. B) hai sóng ánh sáng phát ra từ hai nguồn sáng có cùng cường độ sáng. C) hai sóng ánh sáng được xuất phát từ một nguồn sáng rồi cho truyền đi theo hai đường khác nhau. D) hai sóng ánh sáng phát ra từ hai nguồn sáng bất kì. Đáp án C Câu 11 Chọn câu sai : A) Năng lượng của một phôtôn chỉ phụ thuộc tần số của ánh sáng. B) Anhxtanh cho rằng ánh sáng gồm những hạt riêng biệt gọi là phôtôn. C) Mỗi phôtôn bị hấp thụ sẽ truyền hoàn toàn năng lượng của nó cho một êlectron. D) Các định luật của quang điện hoàn toàn phù hợp với tính chất sóng của ánh sáng. Đáp án D Câu 12 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Vật S đặt trên trục chính của thấu kính và cách quang tâm đoạn 20cm. Tính chất và vị trí ảnh S’ của S cho bởi thấu kính là : A) ảnh ảo, cách quang tâm đoạn 40cm. B) ảnh thật, cách quang tâm đoạn 40cm. C) ảnh ảo, cách quang tâm đoạn 13,33cm. D) ảnh thật, cách quang tâm đoạn 13,33cm. Đáp án A Câu 13 Một thấu kính kim loại có giới hạn quang điện là 0,3 mµ . Công thoát của electron ra khỏi kim loại đó là: A) 19 6,625.10 J − . B) 25 6,625.10 J − . C) 49 6,625.10 J − . D) 32 6,625.10 J − . Đáp án A Câu 14 Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Độ tụ của kính mà người này phải đeo(kính đeo sát mắt) để nhìn được vật ở vô cực là : A) D = 2,5 điôp. B) D = - 2 điôp. C) D = - 2,5 điôp. D) D = 2 điôp. Đáp án B Câu 15 Điều nào sau đây đúng khi nói về kính hiển vi và cách sử dụng nó ? A) Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. B) Khi sử dụng, người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị kính. C) Để quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận. D) Khi sử dụng, người ta có thể đặt vật nhỏ trong khoảng tiêu cự ( 1 1 O F ) của vật kính. Đáp án A Câu 16 Trong việc khảo sát quang phổ vạch hấp thụ, điều kiện để hấp thụ được ánh sáng là : A) vật hấp thụ có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ vật phát quang phổ liên tục rất nhiều. B) vật hấp thụ có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ vật phát quang phổ liên tục rất nhiều. C) vật hấp thụ có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ vật phát quang phổ liên tục một ít. D) vật hấp thụ có nhiệt độ bằng hơn nhiệt độ vật phát quang phổ liên tục. Đáp án B Câu 17 Quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc trên màn, người ta đếm được 10 vân sáng kế tiếp nhau trên một bề rộng 10,8mm. Khoảng vân là: A) 1,2mm B) 1,32mm C) 1,1mm D) 1,015mm Đáp án A Câu 18 Quang phổ liên tục của một chất: A) không phụ thụôc vào các ánh sáng đơn sắc có trong quang phổ. B) phụ thuộc vào cấu tạo của chất đó. C) giúp ta xác định sự có mặt của các nguyên tố có trong chất đó. D) phụ thuộc nhiệt độ của chất đó. Đáp án D Câu 19 Giới hạn quang điện của natri là 0 0,50λ = mµ . Chiếu vào natri bức xạ tử ngoại có bước sóng 0,25λ = mµ thì động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện sẽ bằng: A) 19 3,975.10 J − . B) 19 39,75.10 J − . C) 19 1,975.10 J − . D) 19 397,5.10 J − . Đáp án A Câu 20 Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm: A) nằm sau võng mạc. B) nằm trước thuỷ tinh thể. C) nằm trên võng mạc. D) nằm trước võng mạc và sau thuỷ tinh thể. Đáp án D Câu 21 Cấu tạo của một hạt nhân nguyên tử 238 92 U gồm: A) 238 prôtôn và 92 nơtrôn. B) 92 prôtôn và 238 nơtrôn. C) 92 prôtôn và 146 nơtrôn. D) 146 prôtôn và 92 nơtrôn. Đáp án C Câu 22 Chất phóng xạ pôlôni 210 84 Po có chu kì bán rã T = 138 ngày đêm. Sau bao lâu thì số hạt nhân pôlôni còn lại bằng 1 16 số hạt nhân ban đầu? Chọn đáp số đúng: A) 690 ngày đêm. B) 414 ngày đêm. C) 552 ngày đêm. D) 276 ngày đêm. Đáp án C Câu 23 Điều nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính? A) Có thể ghép hai lăng kính sát nhau để trở thành một thấu kính. B) Thấu kính mỏng là thấu kính có bán kính các mặt cầu rất nhỏ. C) Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu. Một trong hai mặt đó có thể là mặt phẳng. D) Thấu kính hai mặt cầu thì bán kính hai mặt cầu đó luôn luôn bằng nhau. Đáp án C Câu 24 Tính chất tạo ảnh của thấu kính hội tụ là : A) vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ theo vị trí đặt vật. B) vật thật không thể cho ảnh ở vô cực. C) vật thật luôn cho ảnh ảo. D) vật thật luôn cho ảnh thật. Đáp án A Câu 25 Sự tán sắc ánh sáng là hiện tượng: A) chùm ánh sáng đơn sắc qua lăng kính thì bị lệch về phía đáy. B) chùm sáng hỗn hợp bị tách ra các ánh sáng đơn sắc khi qua lăng kính. C) các ánh sáng đủ màu đỏ, cam, vàng, lam, chàm, tím tập hợp lại tạo thành ánh sáng trắng. D) chùm tia sáng đơn sắc qua lăng kính vẫn là chùm đơn sắc. Đáp án B Câu 26 Cho phản ứng hạt nhân sau: 1 23 4 20 1 11 2 10 H Na He Ne+ → + . Biết m H = 1,007276 u; m Na = 22,983734 u; m Ne = 19,986959 u; m He = 4,001506 u; 1u = 931 MeV/c 2 . Năng lượng toả ra trong phản ứng đó bằng: A) 1,980 MeV. B) 2,369 MeV. C) 2,982 MeV. D) 3,021 MeV. Đáp án B Câu 27 Dụng cụ nào sau đây không có trong thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện? A) Điện nghiệm. B) Tấm thuỷ tinh. C) Tế bào quang điện. D) Hồ quang điện. Đáp án C Câu 28 Trong phóng xạ + β , hạt nhân con tạo thành : A) tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn. B) lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn. C) tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn. D) lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn. Đáp án B Câu 29 Trong không khí, đặt một thấu kính làm bằng thuỷ tinh, có chiết suất n = 1,5 được cấu tạo bởi một mặt lồi có bán kính 20cm và một thấu kính mặt lõm có bán kính 40cm. Loại thấu kính và tiêu cự thấu kính là : A) thấu kính phân kì, tiêu cự 80cm. B) thấu kính hội tụ, tiêu cự 80cm. C) thấu kính phân kì, tiêu cự 26,67cm. D) thấu kính hội tụ, tiêu cự 26,67cm. Đáp án B Câu 30 Trên vành của kính lúp ghi X10. Tiêu cự của kính lúp này là : A) 5cm. B) 0,5cm. C) 25cm. D) 2,5cm. Đáp án D Câu 31 Trong tế bào quang điện, dòng quang điện triệt tiêu khi : A) AK h U 0 U≤ < . B) AK h U U 0≤ < . C) AK h 0 U U< ≤ . D) AK h U U 0≥ > . Đáp án B Câu 32 Khối lượng của hạt anpha( α ), prôtôn và nơtrôn lần lượt là : p n m 4,0015u;m 1,0073u;m 1,0087u. α = = = Với u = 931MeV/c 2 .Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân nguyên tử Hêli là: A) 7,1 MeV. B) 0,71 MeV. C) 2,84 MeV. D) 28,4 MeV. Đáp án A Câu 33 Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây? A) Có thể gây ra hiện tượng giao thoa. B) Làm phát quang một số chất. C) Có bước sóng lớn hơn 0,76mm. D) Có tác dụng nhiệt. Đáp án B Câu 34 Tính chất nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại ? A) Có trong ánh sáng mặt trời. B) Cùng là sóng điện từ. C) Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. D) Có tác dụng lên kính ảnh. Đáp án C Câu 35 Gọi năng lượng của prôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là: T LĐ , ,ε ε ε .Sắp xếp chúng theo thứ tự năng lượng giảm dần là: A) T LĐ ε > ε > ε . B) TĐ L ε > ε > ε . C) Đ L T ε > ε > ε . D) L TĐ ε > ε > ε . Đáp án A Câu 36 Vật sáng được đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30cm. Ănh của vật qua thấu kính có độ phóng đại k = -3. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là : A) 20cm. B) 90cm. C) 60cm. D) 40cm. Đáp án D Câu 37 Trong quang phổ vạch của nguyên hiđrô, các vạch trong dãy Laiman được tạo thành khi các êlectron chuyển động từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo : A) K. B) N. C) L. D) M. Đáp án A Câu 38 Hạt nhân của các chất đồng vị có : A) cùng số nơtron N. B) cùng số điện tích Z. C) cùng số khối A. D) vừa cùng Z vừa cùng A. Đáp án B Câu 39 Mắt viễn thị là : A) mắt có khoảng cực cận nhỏ hơn so với khoảng cực cận của mắt cận thị. B) mắt không nhìn rõ được vật ở gần mắt như mắt thường. C) mắt khi không điều tiết nhìn được vật ở vô cực. D) mắt có khoảng cực cận nhỏ hơn so với khoảng cực cận của mắt thường. Đáp án B Câu 40 Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ : A) Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ. B) Một chùm sáng song song sau khi qua thấu kính hội tụ sẽ hội tụ lại một điểm trên tiêu diện của thấu kính đó. C) Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự( khoảng OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật. D) Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ ló ra sau thấu kính luôn luôn cắt trục chính của thấu kính. Đáp án D Trên đây là đề thi HKII(06-07) Sở GD & ĐT TP. Đà Nẵng, tôi có sửa lại đôi chút về từ ngữ, tôi tự giải và cho HS test 2 lần nhưng chưa phát hiện sai xót. Nay kính mong quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến, đóng góp chút ý kiến để cho hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! lethaitrung_060378@yahoo.com 0935548603 . chuyển vật dọc theo trục chính, thì ảnh bao giờ cũng di chuyển cùng chiều vật. B) vật thật luôn cho ảnh ảo. C) vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo. D) vật. : A) vật thật luôn luôn cho ảnh thật. B) vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ theo vị trí đặt vật. C) vật thật có thể cho ảnh ở vô cực. D) vật thật