1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn tài chính ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh cầu giấy

92 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 344,03 KB

Nội dung

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánhCầu Giấy...29 2.1.1 Thông tin khái quát về Maritimebank – Chi nhánh Cầu Giấy...29 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh d

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam, Chi nhánhCầu Giấy, cùng với sự nỗ lực học hỏi, tìm tòi của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tìnhvề kiến thức, kinh nghiệm cũng như động viên tinh thần của các thầy cô giáo và cácanh chị nhân viên ngân hàng trong quá trình nghiên cứu em đã hoàn thành khóa

luận “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”.

Để hoàn thành bài khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được

sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.Em xin bày tỏ lòng kínhtrọng và sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, ThS Đặng Thị Minh Nguyệt –Bộ môn Ngân hàng chứng khoán – Khoa Tài chính Ngân hàng, đã luôn tận tìnhhướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận Em xin chân thành cảm

ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Thương Mại

đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, tạo điều kiện cho em trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu tại trường

Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị nhânviên Ngân hàng TMCP Maritime bank – Chi nhánh Cầu Giấy đã tạo điều kiện thuậnlợi, giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như thời gian làm đề tài khóa luận

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn

bè, những người luôn động viên em trong suốt quá trình hoàn thành khoá học

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2016.

Sinh viên

Đặng Thị Thùy Linh

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU vii

1 Lý do lựa chọn đề tài vii

2 Mục đích nghiên cứu viii

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu viii

4 Phương pháp nghiên cứu ix

5 Kết cấu khóa luận x

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại 1

1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại 3

1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của ngân hàng thương mại…… ….6

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 6

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 8

1.2.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 9

1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 11

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 14

1.3.1 Khái niệm hạn chế RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại 14

1.3.2 Nội dung hạn chế RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại 14

1.4 Các nhân tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân 25

1.4.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài 25

1.4.2 Nhân tố môi trường bên trong 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 29

2

Trang 3

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh

Cầu Giấy 29

2.1.1 Thông tin khái quát về Maritimebank – Chi nhánh Cầu Giấy 29

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam – CN Cầu Giấy 32

2.2 Thực trạng RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – CN Cầu Giấy 35

2.2.1 Chính sách tín dụng cá nhân tại Maritimebank – CN Cầu Giấy 35

2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Maritimebank – CN Cầu Giấy 39

CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHCN TẠI MARITIMEBANK – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 50

3.1 Về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam Maritimebank – Chi nhánh Cầu Giấy 50

3.1.1 Thành công trong công tác HCRRTD trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy 50

3.1.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 51

3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy 54 3.2.1 Giảm thiểu công việc và nâng cao trình độ cho CVQHKH 54

3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để phân tán được rủi ro 56

3.2.3 Xây dựng quy trình thủ tục cho vay KHCN phù hợp, thuận tiện 57

3.2.4 Chú trọng công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin 58

3.2.5 Chủ động, linh hoạt hơn trong công tác xử lý RRTD 60

3.2.6 Tăng cường công tác quản lý, tận thu nợ 63

3.3 Một số kiến nghị 67

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 67

3.3.2 Một số kiến nghị hữu quan 67

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

3

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Maritimebank – CN Cầu Giấy giai

đoạn 2013 - 2015………

….32 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015 ……….…………34

Bảng 2.3: Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một số TSĐB của Maritimebank….…36 Bảng 2.4: Tổng doanh số cho vay tiêu dùng KHCN, doanh số cho vay tiêu dùng KHCN phân theo mục đích năm 2013 – 2015……… …40

Bảng 2.5: Doanh số cho vay KHCN và kết cấu doanh số cho vay KHCN theo thời gian cho vay giai đoạn 2013 – 2015 của Maritimebank – CN Cầu Giấy 42

Bảng 2.6: Hệ số thu nợ cho vay KHCN của Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015 43

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay KHCN tại Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015 44

Bảng 2.8: Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của Maritimebank……… 48

Bảng 2.9: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD……… ….….49

Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng vốn 2013 – 2015……….… 63

DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh Cầu Giấy ……… …… ….31

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động doanh số cho vay KHCN tại Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015……….39

4

Trang 5

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trong cho vay sản xuất của Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015 41 Biểu đồ 2.4: Kết cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích của Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 - 2015 42 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN của Maritimebank Cầu Giấy với toàn Maritime và toàn ngành……….…… 45

5

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CVKHCN Cho vay khách hàng cá nhân

CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng

CVQLTD Chuyên viên quản lý tín dụng

Maritimebank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải

doanh của mình Với tầm nhìn: “Trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất”, Ngân hàng

TMCP Hàng hải Việt Nam xác định cho vay khách hàng cá nhân là một trong nhữngchiến lược mũi nhọn hàng đầu trong chiến lược phát triển cho vay của Ngân hàng

6

Trang 7

Với chủ trương trên của toàn Ngân hàng, Maritimebank – Chi nhánh Cầu Giấy

đã đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN Trong giai đoạn 2013 – 2015, số lượngKHCN chiếm tỷ trọng cao trong số các khách hàng vay của Chi nhánh đã đáp ứngđược mong muốn của lãnh đạo Ngân hàng và phần nào thực hiện được kế hoạchkinh doanh Đối với doanh số cho vay KHCN của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọnglớn và có xu hướng gia tăng song chưa ổn định Thực tế trong những năm gần đây

hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Maritimebank nói riêng đãphải đối mặt với khó khăn về tình trạng nợ xấu Đây chính là hậu quả của nhiềunăm buông lỏng về quản lý tín dụng của các ngân hàng và hệ thống pháp lý củangân hàng Nhà nước còn nhiều thiếu sót Hơn nữa để hệ thống Ngân hàng Việt Namphát triển ổn định, vững chắc, an toàn hiệu quả thì một trong những mối quan tâmhàng đầu là ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàngthương mại

Chính vì vậy đề tài về các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa các ngân hàng thương mại đã và đang được rất nhiều người quan tâm Với cáckiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và đặc biệt là thời gian thực tập tạiNgân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy em càng có cái nhìnthực tế hơn về tình hình hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ở mảng khách hàng

cá nhân Cho nên em quyết định lựa chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình Việc nghiên cứu này đáp

ứng nhu cầu hiện nay của chi nhánh và phù hợp với yêu cầu của một khóa luận tốtnghiệp chuyên ngành Tài Chính – Ngân hàng

2 Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nghiên cứu và phân tích thực

trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trên các phương diện (xây dựngtiêu chuẩn tín dụng, mô hình đánh giá xếp hạng khách hàng, kỹ thuật nhận dạng rủi

ro, phân tích cấu trúc rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro, xây dựng quy trình ứng

xử với rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân)

7

Trang 8

Thứ hai, phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới rủi ro tín

dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

Thứ ba, nhận dạng các thành công, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân của các

tồn tại trong hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

Thứ tư, trên cơ sở các phân tích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho

vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, kếthợp với phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của Chi nhánh, tác giả đưa ranhững giải pháp, kiến nghị để giải quyết các vấn đề tồn tại HCRRTD trong cho vayKHCN tại chi nhánh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCPHàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

+ Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới hạn chế rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánhCầu Giấy

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu về RRTD và HCRRTD trong cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng RRTD và HCRRTD của Ngân hàngTMCP Hàng hải – Chi nhánh Cầu Giấy trong 3 năm từ 2013 đến 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp như:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

+ Bài khóa luận thu thấp số liệu bằng cách thu thập từ các nguồn báo cáo tàichính của CN qua từng năm, phỏng vấn chuyên gia là giám đốc CN, giám đốcphòng giao dịch, các nhân viên của CN về rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi

ro tín dụng trong cho vay KHCN tại CN trong những năm vừa qua

8

Trang 9

+ Thu thập các dữ liệu từ các bài báo cáo, các bài khóa luận với đề tài tương tự

để rút ra được những bài học và kinh nghiệm cho bài khóa luận của mình Sử dụngcác hàm tính toán trong Excel và sử dụng máy tính để xử lý các số liệu thu thậpđược

+ Tìm đọc các chuyên đề, các đề tài, tài liệu liên quan đến lĩnh vực NH đặcbiệt là về hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của các NHthương mại trong điều kiện nền kinh tế hiện này trên một số tạp chí NH, các báo vềkinh tế và luật kinh tế

+ Phương pháp tổng hợp: sau khi thu thập được số liệu sẽ tổng hợp toàn bộ sốliệu liên quan đến bài khóa luận để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích: dựa trên các số liệu đã được xử lý thành bảng biểu

và biểu đồ, tiến hành phân tích tình hình thực trạng tại CN

+ Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động tín dụng, các kết quả đạt được củanăm phân tích so với các năm trước và với một số CN khác trong hệ thống củaMaritimebank Cầu Giấy

+ Phương pháp suy luận: Tác giả sử dụng phương pháp suy diễn Từ thựctrạng HCRRTD tại chi nhánh Maritimebank Cầu Giấy, từ đó đưa ra các phân tích vềhạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:

+ Nguồn bên trong ngân hàng:

Tài liệu quy trình tín dụng ngân hàng

Báo cáo thường niên Maritimebank – CN Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015Website : http://www.msb.com.vn/

+ Nguồn bên ngoài ngân hàng

Website: http://www.sbv.gov.vn/, http://cafef.vn/

Tạp chí: Thời báo ngân hàng

Tìm hiểu về các hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng cụ thể của Maritimebankchi nhánh Cầu Giấy Tham khảo cụ thể quy trình nghiệp vụ, các quy định về cáchoạt động của NH Từ đó có những kết luận đúng đắn về vấn đề đang nghiên cứutrên đề tài, đánh giá đúng những biện pháp ngăn ngừa RRTD của NH đã phù hợp

9

Trang 10

hay chưa Tham khảo chi tiết trên website chính thức của Maritimebank

https://www.msb.com.vn/San-pham-va-dich-vu/580 , https://www.msb.com.vn/

và các forum, website khác liên quan đến ngân hàng để tìm hiểu

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ,danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungchính của khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.

Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.

10

Trang 11

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và phân loại cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại

Khái niệm cho vay KHCN tại NHTM

Khái niệm 1:“Cho vay cá nhân là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng”.

Khái niệm 2:“Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đối tượng khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi”.

Khái niệm: Như vậy “Cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại là một

hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Trong quan hệ tín dụng, do có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụngvốn, bởi vậy với tư cách là người kinh doanh vốn đòi hỏi NHTM vừa phải đưa racác biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, đồng thờiphải tạo ra cơ chế hợp lý để thu hút khách hàng cá nhân thông qua các hình thứccho vay phù hợp

Phân loại: Có nhiều loại cho vay khác nhau tùy theo các tiêu thức nghiên cứu.

Theo thời hạn cho vay: Theo tiêu thức này cho vay gồm 3 loại:

Trang 12

- Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn không quá 12 tháng Mục

đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặcđáp ứng nhu cầu chi tiêu ngắn hạn cá nhân

- Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đích

của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định

- Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, nhằm mục đích tài

trợ đầu tư vào các dự án đầu tư dài hạn

Theo tính chất đảm bảo tiền vay: Theo tiêu thức này cho vay gồm 2 loại:

- Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền

vay như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa… Hình thức này được áp dụngphổ biến cho phần lớn các nhu cầu vay vốn của người vay Các tài sản bảo đảm giúpngân hàng giảm bớt rủi ro, mất mát trong trường hợp người vay không muốn hoặckhông thể trả nợ vay khi đáo hạn

- Cho vay không có bảo đảm là loại vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng

vay vốn để quyết định cho vay Hình thức cho vay này chỉ áp dụng đối với kháchhàng cá nhân vay có quan hệ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng, tình hình tàichính lành mạnh và có khả năng phát triển trong tương lai

Theo mục đích cho vay: Theo tiêu thức này được chia thành:

- Cho vay KHCN phục vụ sản xuất kinh doanh Mục đích của loại vay này

nhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực công thương nghiệp,nông nghiệp…

- Cho vay tiêu dùng cá nhân là loại cho vay nhằm mục đích giúp người tiêu

dùng có nguồn tài chính để trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, phươngtiện đi lại…

Theo đối tượng trả nợ vay: Dựa vào tiêu thức này chi làm 2 loại:

Trang 13

- Cho vay trực tiếp là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho cá nhân có

nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: Là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các

khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán CácNHTM cho vay gián tiếp theo các loại sau: chiết khấu chứng từ, cho vay trả góp,mua các khoản nợ doanh nghiệp

Ngoài các loại cho vay trên đây, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảolãnh cho khách hàng bằng sự uy tín của mình Đối với nghiệp vụ này ngân hàngkhông phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện đượcnghĩa vụ theo hợp đồng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay

1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại

Nguyên tắc cho vay:

Nguyên tắc cho vay thứ nhất là nguyên tắc quản lý mục đích tiền vay.

Theo nguyên tắc này mặc dù người đi vay phải thế chấp tài sản để được vaytiền, nhưng người cho vay (ngân hàng thương mại) có quyền kiểm tra việc sử dụngvốn vay đối với người vay Người vay phải xây dựng dự án, phương án xin vay vốn

và phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký với ngân hàng Mụcđích của việc đề ra nguyên tắc này là đảm bảo tính hoàn trả của đồng vốn đồngthời quản lý vốn đầu tư theo đúng định hướng và cơ cấu đầu tư Quản lý vốn đầu tưđúng định hướng từ đó đảm bảo tính cân đối trong nền kinh tế

Nguyên tắc cho vay thứ hai là nguyên tắc hoàn trả:

Trang 14

Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng sau thời gian vay vốn.Thời gian vay vốn là khoảng thời gian kể từ khi người vay lĩnh tiền vay lần đầu tiênđến khi trả hết nợ gốc và tiền lãi Nguyên tắc hoàn trả thể hiện ở hai khía cạnh: khíacạnh thứ nhất là số lượng hoàn trả Số lượng hoàn trả sẽ bằng tổng số tiền gốc củakhoản vay và số lãi phát sinh trong quá trình vay vốn Khía cạnh thứ hai là thời gianhoàn trả Thời gian hoàn trả phải thực hiện theo thoả thuận giữ hai bên được ghitrong hợp đồng vay tiền.

Nguyên tắc cho vay thứ ba là nguyên tắc dựa trên phương án/dự án có hiệu quả:

Phương án/dự án có hiệu quả là cơ sở để đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được

nợ vay Thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải trình bàyphương án, kế hoạch kinh doanh đồng thời ngân hàng sẽ tiến hành phân tích vàthẩm định tính khả thi của các phương án/dự án đó

Điều kiện cho vay:

Điều kiện cho vay là những quy định cụ thể, chuẩn mực kinh tế cần thiếtgiúp ngân hàng thương mại hạn chế, ngăn ngừa rủi ro và kiểm soát khả năng thựchiện các nguyên tắc cho vay Các điều kiện được cụ thể hóa và mang tính bắt buộcđối với người vay bao gồm:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật

- Có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả hoặc phải có phương án trả nợ khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định: Bảo đảm bằng

tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cẩm cố, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh bởingười thứ ba, bảo đảm tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay

Trang 15

1.1.3 Đối tượng, thời hạn và mức cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại

Đối tượng cho vay thực tiễn ở Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và nhu cầu tiêu dùng của bộ phận KHCN nên NHTM sẽ sẵn sang cung cấptín dụng nếu khách hàng thỏa mãn điều kiện cho vay Tuy nhiên, để đảm bảonguyên tắc công bằng, công khai và an toàn cho hoạt động NHTM, theo điều 77,Điều 78, Điều 79 Luật tổ chức tín dụng quy định một số hạn chế cho vay đối vớicác đối tượng sau:

Điều 77 Những trường hợp không được cho vay

1 Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với những người sau đây :

a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

b) Người thẩm định, xét duyệt cho vay;

c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc)

2 Các quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tíndụng hợp tác

3 Tổ chức tín dụng không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quyđịnh tại khoản 1 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng

b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77của Luật này sở hữu trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó

2 Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều nàykhông được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng

Điều 79 Giới hạn cho vay, bảo lãnh

Trang 16

1 Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau :

a) Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn

tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ cácnguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp kháchhàng vay là tổ chức tín dụng khác;

b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của

tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các

tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàngNhà nước;

c) Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội mà khảnăng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của mộtkhách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối vớitừng trường hợp cụ thể

2 Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một tổchức tín dụng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng doThống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được xác định kể từ khi người vay nhậnmón vay đầu tiên cho đến khi trả hết nợ ngân hàng Tổ chức tín dụng và khách hàngcăn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khảnăng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoảthuận về thời hạn cho vay Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạncho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấyphép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay khôngvượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam

- Đối với các khoản cho vay ngắn hạn Thời hạn cho vay tối đa không quá

12 tháng và được xác định căn cứ vào đặc điểm chu kì kinh doanh và khả năng trả

nợ của người vay

Trang 17

- Đối với khoản cho vay trung và dài hạn Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng

và được xác định căn cứ vào thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư, khả nằng trả

nợ của KH, tính chất nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại Thời gian hoạtđộng còn lại của pháp nhân theo quyết định thành lập

Mức cho vay là số tiền cho vay tối đa tại một thời điểm (đối với phương thứccho vay theo từng món) hoặc trong một thời kỳ nhất định (đối với phương thức chovay theo dự án đầu tư)

Hạn mức cho vay là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạnnhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (đốivới phương thức cho vay theo hạn mức) Mức hay hạn mức cho vay được xác địnhcăn cứ vào:

- Nhu cầu vay vốn của người vay:

Nhu cầu vay vốn = Tổng nhu cầu vay vốn kinh doanh – nguồn vốn CSH – Các nguồn vốn huy động khác.

Ngoài cách xác định nhu cầu vay vốn nêu trên, nhu cầu hạn mức tín dụng cóthể xác định theo công thức sau:

HMTD = Giá trị TSNH – Nợ ngắn hạn phi ngân hàng – Nguồn dài hạn có thể sử dụng.

1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phânloại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro)

là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Trang 18

Theo Thomas P.Fitch: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa

vụ trả nợ; là rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng” (Dictionary of

banking systems, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997)

Theo Timothy W-Koch: “Khi một ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc

và lãi theo thoả thuận Rủi ro tín dụng có sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn” (Bank management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995,

pay 107)

Từ các khái niệm trên, đề tài sử dụng khái niệm về rủi ro tín dụng như sau:

“Rủi ro tín dụng là nguy cơ xảy ra tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng do khách hàng vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản vay (về gốc, lãi, và các chi phí khác) theo cam kết”.

“Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN là khả năng KH vay không thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng TD, với biểu hiện cụ thể là KH chậm trả nợ, trả

nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM”.

Về mặt định lượng: Rủi ro tín dụng được phản ánh bởi chính số tiền nợ quá

hạn, nợ đọng của mỗi ngân hàng

Về mặt định tính: Rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng tín

dụng Theo đó chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngượclại, chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và có tácđộng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Điều đó giải thích phần nào lý do tại sao các cán bộ thanh tra khi xuống làmviệc với ngân hàng, luôn kiểm tra toàn bộ danh mục tín dụng và hồ sơ đảm bảo tíndụng vừa và nhỏ, trên cơ sở đó đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng nhằmđảm bảo tính lành mạnh và hiệu quả để bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông củangân hàng

Trang 19

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

Căn cứ vào những phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

– Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi

ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tíchtín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay

+ Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảmbảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo

+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản cho vay có vấn đề

– Rủi ro danh mục: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phânchia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại : Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.+ Rủi ro tập trung : Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiềuđối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùngmột ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùngmột loại hình cho vay có rủi ro cao

– Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ

ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động,

do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng

Trang 20

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

– Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng,

ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuynhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng phải thanh lý TCĐB của doanhnghiệp để thu nợ

– Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp cá nhân,

doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của cánhân, doanh nghiệp đó để thu nợ

– Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt

động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấpthuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua,đồng tài trợ…

1.2.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động tài trợ lớn nhất và truyền thống trongcho vay KHCN của NHTM đó là hoạt động tín dụng Rủi ro tín dụng xảy ra khi chủthể là cá nhân vay vốn của NHTM không trả, không trả nợ đúng hạn hoặc không trảđầy đủ nợ gốc và lãi cho NHTM Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại ngânhàng thương mại là rủi ro không thể tránh khỏi, không thể loại trừ Các biến cố kinhtế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động sử dụng vốn vay và khảnăng hoàn trả của cá nhân người đi vay cho dù NHTM khi ra quyết định tài trợ đãlường trước NHTM không thể đánh giá chính xác tuyệt đối tính chất, quy mô rủi rokinh doanh và rủi ro thị trường của hoạt động sử dụng vốn vay của cá nhân mỗi KH

do đó một bộ phận rủi ro tín dụng có tính khách quan và bất khả kháng

Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN chịu sự tác động trực tiếp của chính sáchtín dụng tại các NHTM Sự nới lỏng tín dụng trên nền tảng chính sách tín dụng mởrộng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởngquy mô rủi ro tín dụng Không tuân thủ chặt chẽ, thực hiện không đầy đủ 3 vòngkiểm soát rủi ro, hoặc thực hiện quy trình sơ sài làm tăng rủi ro tín dụng Nếu không

áp dụng mô hình 3 lớp phòng thủ rủi ro ngân hàng chặt chẽ, thận trọng tăng rủi rotín dụng Tuyến phòng thủ thứ nhất của 3 lớp phòng thủ là các khối kinh doanh, bánhàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở,

Trang 21

Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo vàtheo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trìnhvận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểmsoát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến phòng thủ thứ 2 chính là Khối quản trị rủi ro và Khối tuân thủ, quản trịrủi ro hoạt động và pháp chế Nhiệm vụ của tuyến này là rất nhiều, nhưng quantrọng hơn cả là độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quảcủa hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiếtlập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng vàcho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…, giám sát các chương trìnhkiểm soát nội bộ, tuân thủ, …

Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận Kiểm toán nội bộ, đây là bộ phận trựcthuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của ngân hàng nên việc đánhgiá với 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được độc lập và kháchquan

Mô hình phòng thủ này, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia thì để

mô hình vận hành thành công đòi hỏi sự đầu tư rất tốn kém cả về tiền bạc, thời gian.Điều quan trọng là để thực hiện thành công đòi hỏi sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạongân hàng, bởi không ít người ngại những “quy định rối rắm” của quản trị rủi rolàm cản ngân hàng chớp những cơ hội kinh doanh tốt Đặc biệt rủi ro tín dụng trongcho vay KHCN còn có các đặc điểm nổi bật:

Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn

tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạtđộng ngân hàng Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trênmối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứngđáng với mức rủi ro chấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngânhàng gánh chịu hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồnlực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng

Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng

giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân Dotình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động,

Trang 22

ngânhàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về nhữngkhó khăn thất bại của các cá nhân khách hàng và do đó thường có những ứng phóchậm trễ.

Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa

dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro ro tín dụng cũng như diễn biến sựviệc, hậu quả khi rủi ro xảy ra khi KHCN không hợp tác, đối phó với hoạt động củaNHTM

1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

Nhận diện được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng giúp ngân hàngchủ động hơn trong công tác phòng ngừa rủi ro

1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng

Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây rarủi ro tín dụng cho ngân hàng Thông thường loại rủi ro này là rủi ro trong kinh doanhcủa người đi vay: Rủi ro kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của KHCN được thể hiện ởmức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác thuộc về khách hàng vay như kháchhàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng như lập

hồ sơ giả, làm giả giấy tờ tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng Nội bộ kháchhàng không đoàn kết nhất trí, tồn tại mâu thuẫn trong công tác quản lý cũng khiếncho hoạt động bị ngừng trệ, sản xuất bị đình đốn, không có tiền trả nợ ngân hàng

1.2.4.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Do sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị:

Yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong kinh doanh khi môi trườngkinh doanh ngày càng được quốc tế hoá và cạnh tranh quyết liệt như ở nước ta hiệnnay Nhiều nhà quản trị chưa đủ các điều kiện để điều hành ngân hàng, chưa đượcđào tạo một cách cơ bản, không nắm bắt nhanh kịp thời thông tin thay đổi, thiếu bảnlĩnh trong điều hành, chưa am hiểu pháp luật, bố trí nhân sự không phù hợp vớitrách nhiệm, Một số ngân hàng áp dụng việc giải quyết cho vay theo kiểu “trựctuyến cá nhân” từ cán bộ tín dụng đến trưởng phòng tín dụng đến giám đốc Thực

Trang 23

tế, việc áp dụng tổ chức cho vay này thì quyền lực tập trung vào giám đốc còn tráchnhiệm của cá nhân bên dưới thường không rõ ràng, từ đó dẫn đến thiếu tinh thầntrách nhiệm, dễ xảy ra rủi ro tín dụng.

Rủi ro do cán bộ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ:

Quy trình cho vay ở hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay là tương đối đầy đủ và phù hợp với cơ chế thị trường và quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn vốn vay cho tổ chức tín dụng

Quy trình nghiệp vụ cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc:

+ Vốn vay phải bảo đảm bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương Cho vayphải hoàn trả vốn, trả lãi đúng hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích

+ Cho vay phải tuân thủ các điều kiện: lập hồ sơ vay, có tài sản đảm bảo + Phải tuân thủ chặt chẽ các bước kiểm tra, kiểm soát ở các công đoạn trước,trong và sau khi cho vay

Tuy nhiên, khi thực hiện cho vay vì nhiều lý do khác nhau mà cán bộ tín dụng

đã bỏ qua các quy trình nghiệp vụ, việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ ngân hàngcòn bộc lộ nhiều hạn chế từ việc thẩm định cho vay đến việc bảo lãnh vay vốn, bảolãnh mở L/C Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức choviệc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồngvốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản

lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả Theo dõi nợ là một trong nhữngtrách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nóichung Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này.Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của cáckhách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin màNHTM yêu cầu

Rủi ro do nhân viên ngân hàng thoái hóa về đạo đức, biến chất, tư lợi:

Một số trường hợp cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng cấu kết với kháchhàng, xảy ra những tiêu cực trong cho vay thì thì nguy cơ xảy ra rủi ro đối với mónvay đó là rất cao Không phải do trình độ năng lực yếu kém, không đủ sức thẩm

Trang 24

định độ tin cậy của dự án hay phương án xin vay mà do tư lợi, đạo đức phẩm chấtcủa một số cán bộ ngân hàng có chiều hướng thái hoá biến chất Mặc dù luật pháp,quy chế nghiệp vụ và những ràng buộc khác có chặt chẽ đến đâu họ vẫn tìm cách viphạm và rủi ro xảy ra Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quanđến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với kháchhàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so vớithực tế để rút tiền ngân hàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quantrọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Cán bộ tín dụng kém về năng lực

có thể bồi dưỡng thêm, nhưng cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp

vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng

1.2.4.3 Nguyên nhân từ nền kinh tế và chính sách nhà nước.

Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng:

Trong hoạt động kinh doanh những tai hoạ và rủi ro do thiên tai nhiều khi quálớn mà con người đành bó tay Ví dụ: đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôinhững khi gặp bão lụt hay dịch bệnh nhiều khi mất trắng Nhưng những biến độngcủa thiên nhiên có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa thì đối với nhà kinh doanh có sựquan tâm nghiên cứu dự báo đều có thể tránh hoặc hạn chế thiệt hại

Bên cạnh đó, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế cũngđem đến nhiều rủi ro tất yếu Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến nhiềukhách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọckhắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàngcũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phảinguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn

sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

Rủi ro từ chính sách vĩ mô của nhà nước:

Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định

và phát triển của nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết vềpháp lý của nhà nước trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng là đối tượng chịu sựtác động trực tiếp Khi hành lang pháp lý chưa an toàn, môi trường kinh doanh kémlành mạnh và những chính sách thường thay đổi, thiếu đồng bộ sẽ gây những ách

Trang 25

tắc, hệ luỵ nặng nề cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụngnói riêng.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều Luật liên quan đến hoạt độngtín dụng ngân hàng Tuy nhiên, Luật và các Văn bản đã có song việc triển khai vàohoạt động ngân hàng vẫn còn chậm và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập

Rủi ro do thông tin bất đối xứng:

Thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính dẫn đến sự lựa chọn đốinghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các NH trước nguy cơ rủi ro cao Môi trường kinh tếcũng có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và gây ra thiệt hại hoặcmang đến thành công đối với người cho vay

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

1.3.1 Khái niệm hạn chế RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại.

Theo quan điểm hiện đại, hạn chế rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thựcthi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợinhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức

có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế vàgiảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tíndụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín

dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn “Hiệu quả hạn chế rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt

tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn” (Basel Committee on Banking

Supervision, 2000)

Đề tài sử dụng khái niệm: “Hạn chế rủi ro tín dụng CVKHCN là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng vay cá nhân với mục đích và thời gian nhất định, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận”.

Trang 26

1.3.2 Nội dung hạn chế RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại 1.3.2.1 Chính sách tín dụng trong CVKHCN tại NHTM

Mục tiêu, căn cứ

Chính sách tín dụng của ngân hàng phải đảm bảo ba mục tiêu cơ bản: lợinhuận, an toàn và lành mạnh Một chính sách tín dụng hợp lý được xây dựng trênnhững căn cứ sau:

Nguồn vốn ngân hàng: Bao gồm cả vốn huy động và vốn chủ sở hữu Tùy

thuộc vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn cơ hội đầu tư, loại hìnhcho vay phù hợp

Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: Những chính sách này ảnh hưởng

đến nhu cầu của thị trường Vì thế, ngân hàng cần phải có sự phù hợp thống nhấtđối với các điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ

Thị trường mục tiêu của ngân hàng: Nguồn lực vật chất, trình độ đội ngũ cán

bộ nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên nhữngkhu vực thị trường nhất định Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnhtranh của ngân hàng trên thị trường

Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro: Trong hoạt động kinh doanh nói

chung và hoạt động tín dụng nói riêng Đây là những phân tích mang tính chất kỹthuật, kinh tế, chính tri – xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là những phân tích dựbáo về tình hình tài chính tiền tệ như lãi suất, lạm phát, tỷ giá…

Nội dung chính sách

Chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại xây dựng dựa trên:

- Luật và các văn bản quy phạm pháp luật

- Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của các ngân hàng và các chi nhánh

ngân hàng

Tuy nhiên, có những điểm khác nhau nhưng đều bao hàm các nội dung cơ bản sau:

Chính sách khách hàng:

Trang 27

- Các khác hàng cá nhân, người tiêu dùng… đều được phân loại để có chính

sách marketing hợp lý

Ví dụ: + Khách hàng truyền thống, khách hàng cá nhân quan trọng có khảnăng làm ăn tốt thì phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng kèm theo để gây ấn tượng,

sự hài long đối với KH

+ Những đối tượng bị cấm như trong thông tư 13 quy định, như khách hàngnằm trong danh sách đen, danh sách nợ xấu của các ngân hàng thương mại thì các

tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng hoặc hạn chế tài trợ (có thể không ápdụng cho vay không có tài sản đảm bảo) Đối với KHCN đã từng có nợ xấu ở cácNHTM sẽ không được phép cấp tín dụng trong vòng 5 năm, và bị hạn chế cấp tíndụng với KH có nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất

- Điểm quan trọng: tư cách pháp nhân và mục đích sử dụng

+ Cá nhân vay phải là người đã đến độ tuổi thành niên

+ Người đứng tên vay phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quá trình vay vàtrả nợ tránh trường hợp đứng tên vay hộ cho cá nhân không được phép vay

+ Người vay phải nói rõ mục đích vay để làm gì, ngân hàng có quyền chấmdứt quan hệ tín dụng và thu hồi nợ nếu phát hiện người vay sử dụng vốn sai mụcđích đã đăng kí ban đầu mà không có sự cho phép của ngân hàng

- Phân loại khách hàng (xếp hạng tín nhiệm khách hàng của một ngân hàng

thương mại)

Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng

- Phản ánh số tiền ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng hoặc một hạn

mức nhất định phụ thuộc vào:

+ Nhu cầu thực sự của khách hàng cá nhân

+ Các quy định của pháp luật như:

Trang 28

 Điều 8 mục 2 TT13 quy định số dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng,của một chi nhánh với một khách hàng hay một nhóm khách hàng

 Điều 18 mục 5 TT13 quy định tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động;theo thông tư thì tổ chức tín dụng là ngân hàng chỉ được sử dụng 80% vốn huy động đểcấp tín dụng và tỉ lệ này đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%

+ Các tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời

+ Vốn chủ sở hữu của khách hàng cá nhân; giá trị tài sản đảm bảo

+ Quy định riêng của từng ngân hàng đối với KHCN

Lãi suất và phí suất tín dụng

- Phân biệt “lãi suất” và “phí suất tín dụng”

+ Lãi suất : Là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sởhữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu Là lãisuất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kỳ hạn vay

+ Phí suất tín dụng: Để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phảitrả cho ngân hàng một khoản phí tín dụng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạnmức cam kết Phí tín dụng có thể là phí bảo lãnh, phí cam kết, phí quản lý

- Lãi suất phụ thuộc vào:

+ Kỳ hạn, loại tiền, loại khách hàng

+ Lãi suất trần, lãi suất tài chiết khấu của ngân hàng nhà nước

+ Lãi suất hòa vốn và cạnh tranh

- Các loại lãi suất: lãi suất cố định, thả nổi và hỗn hợp

- Cách tính lãi suất cơ bản của ngân hàng thương mại được xác định dựa trên

các bộ phận cấu thành chủ yếu: (+) lãi suất huy động và chi trả bình quân (+) cáckhoản chi khác (-) các khoản thu lãi từ tiền gửi và chứng khoán (-) các khoản thukhác (+) rủi ro tín dụng (+) thuế (+) lợi nhuận Từ đó, ngân hàng sẽ phân chia thành

Trang 29

các lãi suất khác nhau tương ứng với đặc điểm của từng loại tín dụng đảm bảo tínhcạnh tranh của lãi suất trên thị trường Riêng đối với KHCN ngân hàng còn dựa trênthu nhập hàng tháng và đơn vị công tác của KHCN để phân chia mức độ lãi suất.

Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ:

- Phân biệt “thời hạn tín dụng” và “kỳ hạn nợ”

+ Thời hạn tín dụng: là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho kháchhàng một khoản tín dụng Thời hạn tín dụng có thể được tính từ lúc đồng vốn đầutiên của ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về Thờihạn tín dụng có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ân hạn và thời giantrả nợ; thời gian trả nợ có thể được chia thành nhiều kì hạn nợ nhỏ Thời hạn tíndụng tối đa các NHTM quy định thường là 5 năm đối với KHCN

+ Kỳ hạn nợ: là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuậngiữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó kháchhàng phải trả một phần hoặc toàn bộ tiền vay cho tổ chức tín dụng

+ Ngân hàng sẽ dựa trên kỳ hạn của nguồn vốn huy động được và khả năngchuyển đổi kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn; kỳ hạn nợ liên quantới việc tính toán các nguồn thu của khách hàng có thể dùng để trả nợ, ngân hàngcần xác định cụ thể kỳ hạn nợ và số lần trả nợ nhưng cần chú ý tới chi phái thu nợtrong trường hợp khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng

Các khoản đảm bảo:

- Bao gồm các quy định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản,

các loại đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danhmục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ cho vay trên đảm bảo, đánh giá

và quản lý đảm bảo cũng như quy định về việc sử dụng tài sản đảm bảo hình thành

từ vốn vay

Trang 30

- Đảm bảo có thể bằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp Các đảm bảo

thường là các giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, nhà cửa, thiết bị hoặc bảo lãnh củangười thứ ba

- Định giá vật đảm bảo giúp cho ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng

thích hợp Thông thường ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thịtrường của tài sản đảm bảo

Đối với KHCN tham gia vay vốn ngân hàng có tài sản đảm bảo phải là tài sảnđứng tên chính chủ của KH Dưới sự đồng ý của vợ/chồng hoặc bố mẹ Tránhtrường hợp xảy ra tranh chấp tài sản cá nhân gây rủi ro trong cho vay của NHTM

Chính sách đối với các tài sản có vấn đề:

- Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn, hoặc khó đòi

hoặc không đòi được) và các tài sản có biều hiện đáng ngờ (chứng khoán giảm giá,các khoản bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ)…

Với tài sản của cá nhân KH có vấn đề như vợ chồng ly hôn tài sản bị đưa rapháp luật NHTM phải đề đơn lên tòa án xác nhận tài sản đang thuộc diện cầm cố tại

NH Hoặc tài sản đất, nhà ở…rơi vào tình trạng sụt giá, bất động sản xuống dốc cácNHTM cần xử lý linh hoạt theo chính sách cụ thể của mỗi NH đối với TSĐB củaKHCN

Chính sách đối với các tài sản của KHCN có vấn đề gồm quy định về cáchthức xác định nợ xấu và các tài sản đáng ngờ khác, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận vàmức độ xấu của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thácTSĐB của từng cá nhân Từ đó điều chỉnh phương án hợp lý để khắc phục vấn đề

1.3.2.2 Quy trình tín dụng trong CVKHCN tại NHTM

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân do Ban giám đốc ngân hàngquyết định, được soạn thảo một cách chi tiết và quán triệt từ trên xuống dưới nhằm

Trang 31

mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế,phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốthơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân Quy trình tín dụng là các bước, nộidung công việc mà CBTD, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thựchiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.

Giai đoạn trước khi cho vay:

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tíndụng Thông qua nội dụng phân tích, CBTD sẽ đánh giá được mức độ rủi ro củakhoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho cá nhân đó hay không Tronggiai đoạn này CBTD thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lựcpháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khả năng sử dụng vốn vay; khảnăng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Cần nhìn nhận đánh giá khách quan về thái độ

cá nhân KH có đáng tin cậy hay không, thông tin về người thân trong gia đình vàđồng nghiệp để quyết định các điều kiện trong hồ sơ vay

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng

cá nhân trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay Tìm kiếm những tình huống

có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi

ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng

Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía kháchhàng cá nhân trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ

sở cho việc ra quyết định cho vay

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trang 32

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối vớimột hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm

cơ bản:

- Đồng ý cho vay với một khách hàng cá nhân không tốt.

- Từ chối cho vay với một khách hàng cá nhân tốt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sailầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Giai đoạn trong khi cho vay

Giai đoạn này thường gồm 2 bước: Giải ngân và giám sát tín dụng

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng cá nhân theo hạnmức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hànghóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của kháchhàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi,tránh gây phiền hà nơi công tác của cá nhân khách hàng Thường thì đối với KHCN

sẽ giải ngân tiền mặt, bởi số tiền vay không quá lớn, trực tiếp giải ngân tại phònggiao dịch nhanh gọn tiện lợi không rườm rà thủ tục

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của cánhân khách hàng có đúng mục đích không, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tàichính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ Cá nhân KH có thể cung cấpcác bằng chứng chứng minh sử dụng vốn đúng mục đích như thỏa thuận (giấy phépđăng kí xe, hình ảnh sửa nhà, kinh doanh cá nhân,…) Công việc này cho phép ngânhàng thu thập thêm các thông tin về KHCN Tăng cường đối chiếu công nợ và phânloại nợ Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng cá

Trang 33

nhân giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công táccho vay của CBTD Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấychất lượng tín dụng đang được đảm bảo Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đangđứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Như vậy, nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng cóthể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra giám sát trong quátrình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khảnăng xảy ra rủi ro tín dụng

Giai đoạn sau khi cho vay:

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi toàn bộ gốc và lãi củakhoản vay Các khoản tín dụng bảo đảm trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tíndụng an toàn Trong một số trường hợp, cá nhân vay vốn không hoàn trả nợ hoặchoàn trả không đầy đủ và đúng hạn, điều đó có nghĩa là rủi ro đã xảy ra Lúc nàyCBTD phải tiến hành xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc KHCN khôngthanh toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết theo hợp đồng tín dụng Có thể

KH bị nghỉ việc, gặp khó khăn trong kinh doanh, gia đình có vấn đề khó khăn (ốmđau, bệnh tật…)

Tóm lại kiểm tra trước và trong sau khi cho vay là toàn bộ công việc kiểm tra

từ khi KHCN đặt quan hệ tín dụng đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, kýhợp đồng tín dụng với cá nhân từng khách hàng và thực hiện các cam kết theo hợpđồng Sau khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xem xét cá nhân đó sử dụng tiềnvay có đúng mục đích việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không

1.3.2.3 Những nội dung quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong

cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM.

Quản trị rủi ro nhằm hạn chế RRTD trong cho vay khách hàng cá ngân tại NHTM gồm có 5 nội dung sau đây:

Trang 34

Nhận dạng rủi ro tín dụng

Tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống và cơ bản nhất trong kinh doanh củangân hàng, nhưng tín dụng cũng lại là nghiệp vụ chứa nhiều rủi ro và gây ra thiệthại lớn nhất đối với các NHTM Để hạn chế tới mức tối đa khả năng xảy ra rủi ro,biện pháp được coi là quan trọng nhất và mang tính thiết yếu là thực hiện việc theodõi, giám sát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay Trong hoạt động tín dụng,các NHTM có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để nắm bắt được những khó khănvề tài chính của cá nhân người đi vay:

- Thu nhập của cá nhân người vay không ổn định, công việc thay đổi thườngxuyên

- Khách hàng cá nhân có lịch sử quan hệ tín dụng xấu với các tổ chức tín dụngkhác, như việc xuất hiện nợ nhóm 2 ( nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất)

- Khi CBTD ngân hàng có yêu cầu khảo sát thực tế về tính hình sử dụng vốnvay và TSĐB, cá nhân người vay cố tình chậm trễ trong việc dàn xếp các cuộc gặpđối với CBTD, có biểu hiện thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy, hợp tác đốivới ngân hàng

- KHCN sử dụng vốn sai mục đích như dùng tiền vay cho vay lại, sử dụng vốnvay đầu tư vào kinh doanh, sử dụng vốn vay để trả nợ

- Khi đến kỳ hạn trả nợ vay cá nhân trả chậm quá kỳ hạn hoặc không đầy đủnhư cam kết trong hợp đồng tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng

Hoạt động giám sát, kiểm tra RRTD được thực hiện trước, trong và sau khi raquyết định TD nhằm mục tiêu hạn chế tối đa RRTD bắt nguồn từ nguyên nhân chủquan Như vậy trước khi ra quyết định TD tài trợ NHTM phải ước lượng RRTD chokhoản TD đó và thực hiện giám sát quá trình hoàn trả khoản TD Dấu hiệu RRTDbiểu hiện KH không thực hiện hoàn trả TD như cam kết và NH thực hiện giám sátđưa ra quyết định phù hợp Như vậy, hoạt động lượng hóa RRTD được thực hiện

Trang 35

dưới giác độ tác nghiệp thông qua phân tích TD sử dụng công cụ mô hình và chấmđiểm TD để đánh giá RRTD khi ra quyết định TD tài trợ của NHTM.

Hiện nay có các mô hình đo lường RRTD mà các NH hay sử dụng là: Mô hìnhđiểm số Z, mô hình chấm điểm TD, mô hình 6C…

Giám sát rủi ro tín dụng

Giám sát rủi ro bao gồm các công việc như: giám sát tình hình thực tế sản xuấtkinh doanh của KHCN và việc thực hiện các điều khoản đã có trong hợp đồng tíndụng ký với mỗi cá nhân khách hàng Việc giám sát nhằm phát hiện ra các dấu hiệurủi ro thực tiễn, những biến động xấy trong sản xuất kinh doanh của khách hàng để

từ đó xác định rủi ro tiềm tàng và có các biện pháp xử lý kịp thời Phương phápgiám sát rất đa dạng, sau đây là một số phương pháp thường dùng trong ngân hàng:

Giám sát hoạt động tài khoản của cá nhân khách hàng tại ngân hàng: Sựthay đổi số dư, số phát sinh trong tài khoản tiền gửi và tiền vay của KHCN đó phảnánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ Sựbiến đổi bất thường trong tài khoản phản ánh những khó khăn trong quản trị tàichính của khách hàng

Phân tích báo cáo tài chính định kì: Kết quả phân tích sẽ cho thấy những biểuhiện làm giảm khả năng hoàn trả nợ hay biểu hiện vi phạm hợp đồng của cá nhân, do

KH trốn tránh trả nợ, có ý niệm trốn nợ… NH phải phát hiện và xử lý kịp thời

Kiểm tra các bảo đảm tiền vay: Thông qua các báo cáo thường kỳ về tìnhtrạng tài sản đảm bảo hoặc kiểm tra trực tiếp tại chỗ của cá nhân khách hàng Đốivới tài sản thế chấp ngân hàng còn cần xem xét việc sử dụng tài sản có hợp lý đúngnhư cam kết không Còn đối với đảm bảo bằng bảo lãnh cần xem xét nội dụng giámsát người bảo lãnh cũng như đối với cá nhân khách hàng đi vay

Giám sát những thông tin khác: Ngoài ra cần kiểm tra địa điểm cư trú hộkhẩu thường trú của cá nhân KH, nơi công tác, thông tin từ các phương tiện thôngtin đại chúng về đơn vị cá nhân KH đang công tác

Trang 36

Tài trợ và xử lý rủi ro tín dụng

Biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Quỹ dự phòng rủi ro thường được trích ra từ lợi

nhuận sau thuế, để có thể bù đắp những thiệt hại khi có rủi ro tín dụng xảy ra

Mua bảo hiểm tín dụng: Khi ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, thì khoản vay

đã được ngân hàng mua bảo hiểm sẽ được các công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồithường cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra Do đó ngân hàng sẽ được bù đắpmột cách kịp thời, nhanh chóng để có thể tạo điều kiện cho các hoạt động khác diễn

ra một cách ổn định

Biện pháp phân tán rủi ro tín dụng: giúp hạn chế một cách tối đa các tổn thất

khi RRTD xảy ra Ngân hàng tiến hành cho vay KH với các mục đích tiêu dùng, sảnxuất,… khác nhau, với các khu vực địa lý và thành phần khác nhau, điều đó sẽ giúpngân hàng tránh được tình trạng rủi ro tín dụng xảy ra một các hàng loạt

Xử lý rủi ro tín dụng

Khi RRTD xảy ra, ngân hàng phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp nhằm

xử lý rủi ro để đảm bảo cho ngân hàng tiếp tục hoạt động bình thường Dưới đây làmột số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:

- Kiểm tra hồ sơ khoản vay có vấn đề

- Gặp gỡ thảo luận với cá nhân mỗi KH

- Lập kế hoạch hành động

- Thực hiện kế hoạch

- Quản lý và theo dõi thực hiện kế hoạch

Trang 37

- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề và xử lý tổn thất TD:

+ Hình thức xử lý khai thác: Bao gồm việc cho vay thêm, bổ sung tài sản đảm

bảo, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ, xóa nợ

+ Hình thức sử dụng biện pháp thanh lý: Xử lý nợ tồn đọng, thanh lý doanh

nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng phòng ngừa RRTD

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD: Là việc thực hiện các biện pháp nhằm duy trì rủi ro tín

dụng ở mức độ kỳ vọng, có thể chấp nhận được của ngân hàng Để thực hiện tốtcông tác kiểm soát RRTD, ngân hàng phải thực hiện tốt các nguyên tắc do ủy banBasel đề xuất:

Nguyên tắc 1: Ngân hàng cần có hệ thống quản lý liên tục các danh mục đầu

tư có rủi ro tín dụng

Nguyên tắc 2: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản

tín dụng, bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trữ

Nguyên tắc 3: Khuyến khích các NH phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng Hệ thống xếp hạng cần thống nhất với bảnchất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của NH

Nguyên tắc 4: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích

để cho phép lãnh đạo đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội bảng

và ngoại bảng Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấucủa danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của

toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng

Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần tính đến những thay đổi tiềm năng trong tương

lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư vàphải đánh giá các tài sản có tiềm năng rủi ro tín dụng trong điều kiện căng thẳng

Trang 38

Mỗi ngân hàng thực hiện phân loại KHCN thành các loại khác nhau căn cứvào chức vụ tại đơn vị công tác, tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ gốc và nợ lãi.Khách hàng được xếp thành 5 nhóm gồm 10 loại, mỗi loại KHCN có mức độ RRTDkhác nhau Căn cứ kết quả chấm điểm, xếp hạng KHCN, ngân hàng thực hiện phânloại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và đưa ra các chính sách tín dụng thích hợp.

1.4 Các nhân tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân.

1.4.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài

1.4.1.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Có tác động rất lớn đến quá trình HCRRTD của ngân

hàng Ngân hàng phải thường xuyên xem xét lại chiến lược HCRR khi có sự biếnđộng của môi trường kinh tế; được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sáchkinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa, cụ thể:

Môi trường kinh tế có thể bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốcdân, thất nghiệp, tình trạng chu chuyển vốn, chỉ số lạm phát, Những biến động từmôi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay KHCN của ngânhàng Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xuhướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, họ sẽ có

xu hướng vay để tiêu dùng nhiều hơn, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngânhàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của họ Từ đó, sẽ tạo điều kiện

mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vàotình trạng suy thoái, mất ổn định thì việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng sẽ

bị hạn chế

Môi trường chính trị- pháp luật: Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết

của Nhà nước, pháp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng Các yếu tố pháp lý nhưtính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của văn bản luật,…tạo điều kiện cho mọi hoạt động trong nền kinh tế diễn ra trôi chảy, thuận lợi và đạthiệu quả Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định,… ảnh hưởng rất lớn đến

Trang 39

hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng Hệ thốngluật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nângcao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mốiquan hệ hợp tác giữa Ngân hàng với khách hàng.

 Ngoài ra chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy địnhnhư về thuế, chính sách xuất nhập khẩu… cũng sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạtđộng tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa các KH của ngân hàng Cụ thể, Chính phủ có chính sách tăng thuế suất sẽ gâytác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các KH (giảm lợi nhuận) và điều nàyảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH đối với ngân hàng

Môi trường văn hóa – xã hội: Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội

như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa

ra các hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng Ở những nơi mà có thóiquen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vayphục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác

Môi trường tự nhiên: Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi

trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởngtới hiệu quả sử dụng vốn hoặc thu nhập của cá nhân khách hàng, đặc biệt là KH làmtrong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản Vì vậy, khi môitrường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảmchất lượng hoạt động cho vay của NHTM

1.4.1.2 Nhân tố môi trường ngành

Ngân hàng cấp trên: Các chính sách của NHTW luôn có ảnh hưởng trực

tiếp tới chiến lược kinh doanh và tình hình hoạt động của NHTM Mới đây, ngày18/03/2014, NHNN đưa ra thông tư 09 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của TT02/2013 TT – NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháptrích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt độngcủatổ chứ tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Nhìn chung những thông tư và

Trang 40

nghị định này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới việc phát triển của ngânhàng nói chung và việc QTRRTD nói riêng

Khách hàng vay: Là cá nhân và hộ gia đình nên quy trình cho vay sẽ rất đa

dạng, phức tạp Bởi vì, mỗi chủ thể vay vốn đề có những nhu cầu khác nhau: tiêudùng, sản xuất,… điều kiện khác nhau, tính cách khác nhau Chính điều đó gây khókhăn rất lớn cho ngân hàng trong việc thẩm định và chấm điểm khách hàng

Đối tác (thẩm định, đánh giá, bảo lãnh,…): Một ngân hàng muốn hoạt động

được thì không thể tồn tại một cách độc lập mà phải có sự liên kết với các tổ chứckhác Các đối tác này sẽ có những sự hỗ trợ tích cực cho việc QTRRTD của NH,thông qua tổ chức thẩm định TSBĐ uy tín thì sẽ giúp việc quản trị rủi ro tốt hơn.Trung tâm thông tin tín dụng CIC sẽ giúp các NH hiểu rõ hơn về khách hàng, chínhđiều đó sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rất nhiều rủi ro với tình trạng thông tin bấtcân xứng như hiện nay

Đối thủ cạnh tranh: Các NHTM hoạt động trong môi trường có nhiều đối

thủ cạnh tranh Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện,vì để ngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu

so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượtđối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, cá nhân mỗi khách hàng có lựa chọn của mình khigửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của ngân hàng nào có lợi cho họ Nếu như đốithủ cạnh tranh chiếm ưu thế hơn thì sẽ thu hút nhiều KH hơn, thậm chí khách hàngcủa ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh Do đó, để mở rộng hoạt độngcho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thếhơn là vô cùng quan trọng

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới hiệu quả hoạt động cho vayKHCN của NHTM Để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN, chúng ta cần nghiên cứu

và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của cácNHTM, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao

1.4.2 Nhân tố môi trường bên trong

Quy mô, tiềm lực tài chính: Một NH với quy mô lớn, tiềm lực tài chính tốt

Ngày đăng: 03/02/2020, 16:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê
4. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, tác giả GS.TS Nguyễn Văn Tiến, xuất bản năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng
5. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB đại học Kinh tế Quốc Dân – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB đại họcKinh tế Quốc Dân – Hà Nội
Năm: 2007
11. NHNN, 2013, Luật các tổ chức tín dụng, thông tư 02/2013 TT - NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động củatổ chứ tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động củatổ chứ tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Các báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp hoạt động và tài liệu của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2013 – 2015 Khác
2. Các văn bản luật có lên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại Khác
7. TS. Lê Thị Huyền Diệu, ThS. Nguyễn Duy Hùng, 2012, Những nội dung cơ bản về Quản trị rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel II và một vài gợi ý cho các NHTM, Thị trường Tài chính tiền tệ số 12, tr 34 – 37 Khác
8. Hoàng Trùng Dương, 2014, Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Tài chính Ngân hàng, Đại học Thương Mại, Hà Nội Khác
9. Trần Đình Định, 2008, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Việt Tiến, 2008, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w