1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn marketing hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu tại công ty cổ phần truyền thông max

53 200 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Các yếu tố môi trường tác động đến việc thiết kế và triển khai bộ nhận diện công ty Cổ phần truyền thông Max...20 2.2.1.. Đánh giá thực trạng thiết kế và triển khai của bộ nhận diện thươ

Trang 1

tế ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập cao thì thị trường này sẽ khá là béo bở vớicác nhà đầu tư Những năm gần đây với sự gian nhập của các doanh nghiệp nướcngoài vào thị trường Việt Nam, nó đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệptrong nước phải có những chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Vàđiều mà công ty Cổ phần truyền thông Max cũng như các công ty khác đều hướngđến đó là phát triển thương hiệu công ty Tuy nhiên để phát triển được thương hiệuthì cần phải thiết kế được một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, sau đó mới đemtriển khai được vào thực tế Đi kèm với đó đòi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn về chấtlượng sản phẩm công ty.

Từ thực tiễn đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện bộ nhận diệnthương hiệu tại Công ty Cổ phần truyền thông Max” cho khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương chính:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệuChương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về bộ nhận diện thương hiệu củacông ty Cổ phần truyền thông Max

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu của công ty

Cổ phần truyền thông Max

Trang 2

Cảm ơn đến ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty Cổ phần truyền thôngMax đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể khảo sát thực tế công ty, thu thập đượcnhững dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.

Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ tinh thầntrong suốt khoảng thời gian em làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25, tháng 11, năm 2018

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Các câu hỏi nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 5

1.1 Khái quát về thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu 5

1.1.1 Khái niệm thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu 5

1.1.2 Phân loại bộ nhận diện thương hiệu 6

1.1.3 Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu đối với sự phát triển thương hiệu 7

1.2 Nội dung của bộ nhận diện thương hiệu 8

1.2.1 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 8

1.2.2 Triển khai bộ nhận diện thương hiệu 10

1.3 Các yếu tố môi trường tác động đến bộ nhận diện thương hiệu 12

1.3.1 Môi trường bên ngoài 13

1.3.2 Môi trường bên trong 14

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG MAX 16

2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động công ty Cổ phần truyền thông Max.16 2.1.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển công ty 16

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và khách hàng mục tiêu của công ty 18

Trang 4

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần truyền thông Max giai

đoạn 2015 – 2017 19

2.2 Các yếu tố môi trường tác động đến việc thiết kế và triển khai bộ nhận diện công ty Cổ phần truyền thông Max 20

2.2.1 Môi trường bên ngoài 20

2.2.2 Môi trường bên trong 21

2.3 Thực trạng thiết kế và triển khai bộ nhận diện thương hiệu công ty Cổ phần truyền thông Max 22

2.3.1 Thực trạng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu công ty Cổ phần truyền thông Max 22

2.3.2 Thực trạng triển khai bộ nhận diện thương hiệu công ty Cổ phần truyền thông Max 26

2.4 Đánh giá thực trạng thiết kế và triển khai của bộ nhận diện thương hiệu công ty Cổ phần truyền thông Max 31

2.4.1 Thành công 31

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 31

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG MAX 33

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 33

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh công ty 33

3.1.2 Định hướng phát triển bộ nhận diện thương hiệu công ty 33

3.2 Đề xuất giải pháp cho việc hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu công ty Cổ phần truyền thông Max 34

3.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm 34

3.2.3 Giải pháp về việc triển khai bộ nhận diện thương hiệu công ty 35

3.2.4 Giải pháp về nguồn lực công ty cho việc hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu . 35

KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh công ty giai đoạn 2015 – 2017 19

Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty từ năm 2015 đến 2017 21

Hình 1.1: Các bước trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 9

Hình 1.2: Các yếu tố tác động đến bộ nhận diện thương hiệu 13

Hình 2.1: Logo công ty 16

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 17

Hình 2.3: Quá trình thay đổi của logo công ty 24

Hình 2.4: Mức độ cảm nhận về logo công ty 24

Hình 2.5: Đồng phục nhân viên sự kiện Max Media 25

Hình 2.6: Website của công ty 27

Hình 2.7: Kênh Youtube của công ty 27

Hình 2.8: Fanpage của công ty 28

Hình 2.9: Mức độ hiểu logo công ty 29

Hình 2.10: Phương thức truyền thông nội bộ công ty 29

Hình 2.11: Mức độ tiếp cận của thương hiệu tới khách hàng qua các kênh truyền thông 30

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhất, nền kinh tế hội nhập đem lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh

nghiệp trong nước Đi đôi với cơ hội luôn luôn có những khó khăn, lúc này không chỉcòn là sự cạnh tranh trong nước mà còn có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nướcngoài Điều này bắt buộc các doanh nghiệp cần phải đầu tư cho chất lượng và hìnhảnh sản phẩm của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh

Thứ hai, Tại sao sản phẩm này đắt như vậy mà vẫn có nhiều người muốn sở hữu

chúng? Vì nó có “thương hiệu” Vấn đề “thương hiệu” ngày càng trở nên được quantâm hơn trong doanh nghiệp và là một phần không thể thiếu trong việc giúp gia tăngsức cạnh tranh của doanh nghiệp.“Thương hiệu” là một trong những yếu tố quantrọng nhất trong việc đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng Vậy nên nótrở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều các chuyên gia và hiện đang là một vấn đềhết sức được quan tâm trên thế giới

Thứ ba, thị trường truyền thông và sự kiện hiện nay ngày càng được nhiều

người quan tâm Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vềgiao lưu, giải trí, tinh thần cao lên, là lúc cho sự kiện phát triển Số lượng các doanhnghiệp tại Việt Nam về truyền thông và sự kiện cũng không phải là ít Tuy nhiên cácdoanh nghiệp này cũng chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ Vậy thì phương án nàodành cho các doanh nghiệp truyền thông để giúp phát triển thương hiệu của họ trênthị trường?

Thứ tư, trong quá trình thực tập tại công ty nhận thấy thực trạng về việc thiết kế và

triển khai bộ nhận diện thương hiệu của công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định.Hiện tại công ty đã hoàn thành việc thiết kế biểu trưng thương hiệu và đã bảo hộ tênthương hiệu, nhưng trong bộ nhận diện thương hiệu công ty vẫn còn thiếu nhiều thành

tố Việc triển khai áp dụng bộ nhận diện thương hiệu vẫn còn chưa hiệu quả

Qua bốn lý do kể trên, em nhận thấy việc cần thiết và quan trọng lúc này là tìm

ra những giải pháp để khắc phục và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu của công tygiúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Vì vậy em quyết định

chọn đề tài: “Hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu tại Công ty Cổ phần tr

Trang 9

uyền thông Max” cho khóa luận tốt nghiệp.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc phát triểnthương hiệu doanh nghiệp Không nằm ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp Việt Namcũng rất chú trọng đến việc đầu tư cho phát triển thương hiệu Đi đôi với một sảnphẩm chất lượng tốt thì một thương hiệu tốt sẽ quyết định hành vi mua của kháchhàng Trong lĩnh vực nghiên cứu, đề tài giải pháp hoàn thiện bộ nhận diện thươnghiệu là một đề tài được nhiều chuyên gia cũng như các bạn sinh viên lựa chọn chokhóa luận tốt nghiệp của mình Một số những nghiên cứu gần đây về vấn đề hoànthiện bộ nhận diện thương hiệu:

Khóa luận năm 2010, đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu củacông ty Cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam” của Phạm Phương Nhungtrường Đại học Kinh tế Quốc dân Đề tài nghiên cứu về vai trò của hệ thống nhậndiện thương hiệu tới các hoạt động truyền thông và kinh doanh của công ty Các giảipháp giúp công ty hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu để nâng cao vị thếthương hiệu trong thị trường sách và xuất bản

Khóa luận năm 2015, đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệuMaxxsport của công ty Phượng Hoàng” của Nguyễn Thế Trung trường Đại họcThương Mại Đây là một công ty làm trong lĩnh vực thời trang thể thao Thương hiệutrong lĩnh vực thời trang được coi là cạnh tranh gay gắt nhất và có những phân khúcthị trường rõ ràng nhất Đề tài chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trongviệc triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu áp dụng vào hoạt động marketing,kinh doanh Từ đó đưa ra những giải pháp giúp công ty khắc phục và hoàn thiện hệthống nhận diện

Khóa luận năm 2015, đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngânhàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” của Châu Thị KiềuOanh trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Đây là đề tài liên quan đếnviệc xây dựng thương hiệu trong môi trường ngân hàng, một môi trường có sức cạnhtranh rất khốc liệt Mà ngân hàng thì kinh doanh tiền tệ nên hình ảnh thương hiệu ảnhhưởng rất lớn tới lòng tin khách hàng Đề tài chỉ ra những khó khăn trong việc phát triểnthương hiệu khi trên thị trường đã tồn tại các ngân hàng với thương hiệu mạnh chiếm

Trang 10

được lòng tin của người dân Từ đó đưa ra những đề xuất giải quyết phù hợp.

Ngoài ra còn rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều lĩnh vực kinhdoanh khác nhau Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi các tài liệu liên quan, bản thânnhận các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các công ty sản xuất hoặc phân phối sảnphẩm Chưa có một nghiên cứu nào phân tích về các công ty dịch vụ Bản thân tựnhận thấy rằng đề tài của mình có tính mới mẻ và không bị trùng lặp

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả thực trạng bộ nhận diện thương hiệu của Công ty Cổ phần truyền thông Max

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong vấn đề thiết kế và triển khai bộ nhậndiện thương hiệu ở công ty Cổ phần truyền thông Max

- Đánh giá ưu, nhược điểm của việc thiết kế và triển khai bộ nhận diện thươnghiệu công ty từ đó đưa ra phương án giải quyết

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu của Công

ty Cổ phần truyền thông Max trong thời gian tới

4 Các câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý luận và vai trò của bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Thực trạng của việc thiết kế và triển khai bộ nhận diện thương hiệu công ty nhưthế nào?

Giải pháp để hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu công ty là ra sao?

5 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bộ nhận diện thương hiệu của công ty Cổ phần truyềnthông Max

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Công ty Cổ phần truyền thông Max tại thị trường Việt Nam

Thời gian: Lấy dữ liệu của công ty từ năm 2015 đến năm 2017 và đưa giải phápnhằm hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu của công ty Cổ phần truyền thông Max

Nội dung nghiên cứu: Thực trạng thiết kế và triển khai bộ nhận diện thương

Trang 11

hiệu của công ty Cổ phần truyền thông Max.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin liên quan đến thương hiệu của công ty Cổ phần truyềnthông Max ở bên trong công ty Ngoài ra còn sử dụng số liệu trên báo chí, báo cáo tàichính,… Các tài liệu tham khảo khác liên quan để có cái nhìn tổng quát về công táchoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu

Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được lấy bằng cách gửi phiếu điều tra tới các nhân viên công tyPhiếu điều tra bao gồm 10 câu hỏi (đính kèm ở phụ lục 01), phiếu được gửi đi từđầu tháng 5 năm 2018 và tổng hợp phiếu sau đó 1 tuần Số phiếu phát ra là 30 phiếu,

số phiếu thu về là 20 phiếu, tỉ lệ đạt 66,67%

Đối tượng phiếu điều tra là cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần truyềnthông Max

(Kết quả điều tra ở phần phụ lục 02)

6.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số lượng phiếu điều tra không lớn nên đều được xử lý đơn giản bằng cách tínhtoán, tổng hợp thông thường Phương pháp xử lý:

Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu về kết quả kinh doanh các năm, sốliệu thu thập từ các phiếu điều tra,… để đưa ra đánh giá về tình hình kinh doanh cũngnhư kết quả hoạt động triển khai thương hiệu của công ty

Phương pháp định tính: Đưa ra những đánh giá, nhận xét sau khi phân tích dữ liệu

Sử dụng Excel để xử lý các số liệu thu thập được

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu của công ty

Trang 12

Cổ phần truyền thông Max.

Trang 13

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

THƯƠNG HIỆU VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

1.1 Khái quát về thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

1.1.1 Khái niệm thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

a Khái niệm thương hiệu

Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì thương hiệu được định nghĩa làmột dấu hiệu (vô hình hoặc hữu hình) để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hoặc mộtdịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một tổ chức, cá nhân nào đó

Theo Philip Kotler, thương hiệu được hiểu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng,hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán

và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Theo giáo trình Quản trị thương hiệu của bộ môn Quản trị thương hiệu củatrường đại học Thương mại thì khi đề cập đến khái niệm thương hiệu, ta cần phải làm

rõ hơn về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ tại Việt Nam là “nhãn hiệu” và “thươnghiệu” [1, trang 13]

Nhãn hiệu thường được dùng trong lĩnh vực pháp lý Khi đề cập đến nhãn hiệu

là đề cập đến các quy định pháp luật về một đối tượng sở hữu trí tuệ, những điều kiệnđược công nhận hay không được công nhận là một nhãn hiệu, vấn đề đăng ký bảo hộcho một đối tượng sở hữu trí tuệ

Thương hiệu là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh,đặc biệt là quản trị và marketing Thương hiệu được tạo ra nhằm mục đích để nhậnbiết, phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp hay còn để phân biệt một địa phương, quốcgia Nói đến thương hiệu không chỉ dừng lại ở những “dấu hiệu trực giác” như nhãnhiệu mà còn bao gồm cả những yếu tố vô hình như cá tính, giá trị cảm nhận, hình ảnh

và ấn tượng đối với sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng

Từ những quan điểm và thực tiễn sử dụng, trong đề tài này, em tiếp cận kháiniệm thương hiệu theo giáo trình Quản trị thương hiệu của trường đại học Thương

mại Khái niệm được đưa ra: Thương hiệu là một hoặc tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và công chúng [1, trang 15]

Trang 14

b Khái niệm về bộ nhận diện thương hiệu

Có những quan điểm cho rằng bộ nhận diện thương hiệu chính là những thành

tố thương hiệu ( gồm tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, màu sắc đặc trưnghoặc bao bì) Thực tế, những thành tố này nếu không được bộc lộ và thể hiện đồng bộthì khả năng nhận biết là rất thấp

Quan điểm khác cho rằng bộ nhận diện thương hiệu là tất cả các yếu tố thuộcđặc tính thương hiệu ( brand identity ), tức là không chỉ các yếu tố nhìn thấy được màcòn những yếu tố vô hình như ấn tượng, cá tính thương hiệu,… Tuy nhiên suy nghĩ

và cảm nhận của các nhóm khách hàng sẽ là khác nhau

Qua nhiều quan điểm đưa ra và thực tiễn hoạt động quản trị thương hiệu , bộ nhậndiện thương hiệu thường được nhìn nhận là những yếu tố bên ngoài của thương hiệu đểnhận biết, phân biệt thương hiệu khác nhau, tạo ra những liên tưởng thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp sự thể hiện của các thành tố thương hiệu trên các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thể hiện đặc tính thương hiệu [1, trang 82]

Như vậy bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp các thành tố thương hiệu như tênthương hiệu, logo, slogan, nhạc hiệu, màu sắc đặc trưng,… kết hợp với nhau thể hiệnđược đặc tính sản phẩm Ở nhiều môi trường khác nhau các yêu tố cần được thể hiệnnhất quán, đồng bộ cả về nội dung lẫn hình thức

1.1.2 Phân loại bộ nhận diện thương hiệu

Tùy vào mục đích sử dụng hoặc điều kiện áp dụng, bộ nhận diện thương hiệu cóthể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau

- Dựa vào phạm vi ứng dụng của bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu nội bộ được dùng chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp,

phục vụ việc truyền thông nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Các yếu tố nhậndiện này bao gồm: biển tên, chức danh, các ấn phẩm doanh nghiệp, đồng phục,…

Bộ nhận diện thương hiệu ngoại vi được dùng chủ yếu trong giao tiếp và truyền

thông của doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài Đây được xem là hệ thống nhậndiện chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp Các yếu tố nhận diện như: Các ấn phẩmquảng cáo, biển hiệu, thiết kế điểm bán, mẫu quà tặng, tem nhãn sản phẩm,…

- Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của bộ nhận diện

Trang 15

Bộ nhận diện thương hiệu tĩnh là các yếu tố nhận diện ít dịch chuyển hoặc ít

biến động, thay đổi theo thời gian Các yếu tố nhận diện này bao gồm: Biển hiệu,thiết kế điểm bán, văn phòng,…

Bộ nhận diện thương hiệu động là bao gồm các yếu tố nhận diện hay dịch

chuyển, thay đổi theo thời gian như: Các thiết kế quà tặng, các ấn phẩm quảng cáonhư tờ rơi, catalogue,…

- Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện

Bộ nhận diện thương hiệu gốc bao gồm các thành tố như: Tên thương hiệu,

logo, slogan, biển hiệu,… Những yếu tố nhận diện này luôn được nhắc đến khi nói về

hệ thống nhận diện thương hiệu, thường được ấn định ngay trong hợp đồng tư vấnthiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu mở rộng gồm các yếu tố như: Các ấn phẩm quảng

cáo, thiết kế giao diện website, biển quảng cáo ngoài trời,…

Việc chia thành hệ thống nhận diện thương hiệu gốc và mở rộng thường chỉ ápdụng trong tư vấn thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

- Dựa theo nhóm các ứng dụng cụ thể

Bộ nhận diện cơ bản gồm các thành tố như: Tên thương hiệu, logo, slogan, kiểu

chữ, màu sắc đặc trưng trong tài liệu giao dịch và truyền thông

Bộ nhận diện văn phòng gồm các yếu tố như: Danh thiếp, tài liệu, hóa đơn,

phiếu thu chi, phiếu bảo hành, thẻ nhân viên,…

Ấn phẩm, quảng cáo, truyền thông bao gồm: Tờ rơi, poster quảng cáo, brochure,

catalogue, standee, bandroll,…

Thương mại điện tử gồm: Website, facebook, email marketing, flash banner,….

1.1.3 Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu đối với sự phát triển thương hiệu

Một doanh nghiệp dù là mới hay lâu năm thì bộ nhận diện thương hiệu công

ty luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với sự phát triển của mộtthương hiệu:

- Tạo khả năng nhận biết và phân biệt đối với thương hiệu

Đây được xem là vai trò xuất phát từ chức năng của thương hiệu Bộ nhận diệncần có sự đồng bộ và nhất quán để gia tăng khả năng nhận diện, phân biệt đối vớithương hiệu Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt còn góp phần tạo ra dấu ấn chothương hiệu và gia tăng khả năng ghi nhớ đối với thương hiệu

Trang 16

- Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm.

Bộ nhận diện thương hiệu giúp truyền tải các thông điệp qua từng đối tượng của

hệ thống Khách hàng sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin và rõ ràng hơn về sản phẩmcũng như thông tin của doanh nghiệp.Một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh giúpkhách hàng nhận thấy được những giá trị mà bản thân nhận được từ những sản phẩmmang thương hiệu

- Tạo cảm nhận, góp phần làm rõ cá tính thương hiệu

Bằng sự thể hiện của màu sắc, kiểu chữ, cách thể hiện của các thành tố thươnghiệu trên các phương tiện và môi trường khác nhau, các yếu tố sẽ truyền tải đi nhữngthông điệp và giá trị thương hiệu lôi cuốn, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng

và ấn tượng nhất Sự nhất quán của các thành tố nhận diện thương hiệu sẽ góp phầnthiết lập lên cá tính thương hiệu Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng làmđược điều này

- Một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng được một thương hiệu mạnh, đó không chỉ còn dừng lại ở một cái tê

để phân biệt mà còn là một niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp, từ đótạo nên những giá trị văn hóa trong doanh nghiệp

- Luôn đồng hành cùng sự phát triển thương hiệu

Một thương hiệu sẽ không thể phát triển nếu thiếu bộ nhận diện thương hiệu Nóluôn song hành cùng sự phát triển của thương hiệu ở các giai đoạn khác nhau và luôntồn tại Tuy nhiên để nâng cao khả năng tiếp cận, hấp dẫn truyền thông thì hệ thốngnhận diện luôn cần có sự làm mới và cải thiện tùy theo từng thời kì và định hướngcủa công ty

1.2 Nội dung của bộ nhận diện thương hiệu

1.2.1 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

a Yêu cầu cơ bản trong việc thiết kế

Một bộ nhận diện thương hiệu tốt cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau trongviệc thiết kế:

- Chức năng cơ bản nhất của thương hiệu là nhận biết và phân biệt Vì vậy việcthiết kế bộ nhận diện thương hiệu yêu cầu đầu tiên là phải có khả năng nhận biết vàphân biệt thương hiệu của doanh nghiệp Việc nhầm lẫn hình ảnh thương hiệu, không

Trang 17

chỉ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh, marketing mà còn gây khó khăn trongviệc đăng ký bảo hộ.

- Khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần để ý đến độ đơn giản, dễ sử dụng vàthể hiện chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau Việc này nhằm mụcđích tăng khả năng nhận diện và tiếp cận của bộ nhận diện cao hơn

- Một trong những vấn đề khi xây dựng và phát triển thương hiệu là thể hiện,gắn kết được những giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải, đáp ứng được nhữnggiá trị cảm nhận của khách hàng Khi kinh doanh trên một thị trường, thì yếu tố vănhóa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách nhìn nhận khách hàng Vì thế bộ nhận diệnthương hiệu thiết kế cần phải để ý đến yêu cầu về văn hóa và ngôn ngữ

- Yêu cầu về sự hấp dẫn, độc đáo sẽ tạo nên sức hút, khả năng ghi nhớ cao hơncho thương hiệu Điều này giúp cho việc marketing cho sản phẩm trở nên dễ dànghơn Yếu tố thẩm mỹ đương nhiên sẽ phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa tại thị trườngkinh doanh

b Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Hình 1.1: Các bước trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Nguồn: Giáo trình Quản trị thương hiệu

Nội dung từng bước

Xác định phương án thiết kế

Việc đầu tiên trong quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu là cần xácđịnh rõ phương án thiết kế Để làm được việc này cần thông qua những con số đánhgiá phân tích về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… Ngoài ra lên mô hìnhthương hiệu sẽ tạo điều kiện để bố trí, sắp đặt các phương án thương hiệu và sử dụngcác thành tố thương hiệu một cách hiệu quả

Lựa chọn các phươn

g án thiết kế

Tra cứu, sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn

Thăm

dò phản ứng khách hàng

Chọn phương

án chính thức

Trang 18

Thiết kế

Việc thiết kế cần phải đảm bảo các yêu cầu thiết kế đưa ra.Các yêu cầu càngchặt chẽ bao nhiêu sẽ càng tốt cho các bước tiếp theo Doanh nghiệp có thể tự thiết kếhoặc thuê tổ chức bên ngoài

Lựa chọn các phương án thiết kế

Dựa trên cơ sở các phương án thiết kế đã có cần phải cân nhắc lựa chọn phương

án phù hợp với doanh nghiệp Doanh nghiệp không nhất định chỉ được lựa chọn mộtphương án Có thể lựa chọn nhiều phương án hoặc đăng kí đồng thời đăng ký nhiềuphương án để sử dụng sau Tiêu chí lựa chọn ưu tiên các yêu cầu quan trọng nhất

Tra cứu, sàng lọc, tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn

Doanh nghiệp thực hiện bước này để sàng lọc các thành tố xem có những tên,thương hiệu nào đã được đăng ký bảo hộ giống hoặc gần giống với mình không Việc sơsuất trong việc sàng lọc có thể dẫn đến khó khăn trong vấn đề đăng ký bảo hộ

Thăm dò phản ứng khách hàng

Thông qua các chương trình cộng đồng, các kết quả điều tra để xem xét đánhgiá và phản ứng của khách hàng với thương hiệu Việc thăm dò phản ứng khách hànggiúp các thành tố thương hiệu tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả hơn vào thị trường

Chọn phương án chính thức

Sau khi cân nhắc, thông qua việc tra cứu sàng lọc và tiếp nhận các ý kiến từ phíangười tiêu dùng, doanh nghiệp lựa chọn ra phương án chính thức

1.2.2 Triển khai bộ nhận diện thương hiệu

Triển khai bộ nhận diện thương hiệu là việc áp dụng kết quả thiết kế bộ nhậndiện vào thực tiễn trong hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp Một

bộ nhận diện thương hiệu nếu không có phương án triển khai phù hợp thì cũng khôngđem lại hiệu quả Từ thực tế nhận thấy vấn đề triển khai bộ nhận diện thương hiệu tạicác doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế Nguyên nhân có thể do từ nguồnlực tài chính không đủ mạnh hoặc bản thân doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến việcthiết kế, chưa thực sự chú trọng đền vấn đề triển khai

a, Tổ chức áp dụng bộ nhận diện thương hiệu

Áp dụng bộ nhận diện thương hiệu là việc triển khai việc thiết kế vào thực tếthông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo và kinh doanh

Trang 19

Sau khi việc thiết kế hoàn thành, doanh nghiệp cần phải đưa ra bản kế hoạchtriển khai cụ thể Dựa vào bản kế hoạch, doanh nghiệp có thể nắm rõ các công việctrong từng giai đoạn thực hiện Sắp xếp các công việc một cách hợp lý, kết hợp vớiviệc điều phối nhân sự phù hợp sẽ đạt được hiệu quả và năng suất cao Việc áp dụngcần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ: Đây là yêu cầu thể hiện chuẩn mực và nhấtquán của bộ nhận diện thương hiệu, từ đó gia tăng khả năng nhận diện và phân biệtcủa khách hàng đối với thương hiệu Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những hướngdẫn được chỉ định là điều kiện có tính quyết định đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán

để bộ nhận diện thương hiệu được chuẩn hóa và thống nhất

- Đảm bảo về tiến độ triển khai và áp dụng: Việc triển khai bộ nhận diện thươnghiệu cần đảm bảo về tiến độ triển khai Nếu việc triển khai quá chậm sẽ làm giảm khảnăng tiếp cận thương hiệu, gây ra sự khó hiểu cho khách hàng Còn nếu triển khai quánhanh sẽ gây nên khó khăn cho bộ phận thi công và khả năng về tài chính

- Đảm bảo việc đáp ứng kinh phí triển khai: Việc tính toán về kinh phí cho việctriển khai là điều không thể bỏ qua Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vớinguồn kinh phí hạn chế Các doanh nghiệp này cần có những tính toán chi tiết chotừng hạng mục thực thi, tránh dẫn đến tình trạng sai lệch, ngắt quãng trong triển khai.Nội dung công việc cụ thể cần phải làm khi áp dụng bộ nhận diện thương hiệu:

- Trang trí không gian tại các điểm bán và điểm giao dịch

- Làm biển hiệu, in ấn phẩm: poster, cataloge, boucher, card visit, tờ rơi,…

- Hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử: websits, page, youtube,…

- Triển khai các bộ nhận diện tĩnh như ô dù, giấy tờ giao dịch, hóa đơn,…

- Truyền tải thông tin thương hiệu tới công chúng qua các phương tiện truyền thông

b, Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai bộ nhận diện thương hiệu

Khi thực hiện triển khai áp dụng bộ nhận diện thương hiệu vào thực tiễn sẽ cónhững vấn đề phát sinh Tất cả mọi vấn đề cần được kiểm soát để có những biện pháp

xử lý kịp thời, nhanh chóng

Kiểm soát nội dung và nhân sự triển khai để đảm bảo rằng trong từng giai đoạnkhác nhau không xảy ra những xung đột, phản cảm Trong mọi công việc có sự điềuphối nhân lực sao cho phù hợp tránh bị gián đoạn công việc và chậm tiến độ

Trang 20

Nắm chắc các quy định về bộ nhận diện để có những điều chỉnh kịp thời cáchoạt động cho phù hợp với các khoảng thời gian khác nhau Có rất nhiều sai sót cóthể mắc phải trong quá trình thực thi, trong đó thường gặp nhất đó là sự lệch lạc vềmàu sắc, kích thước và tỷ lệ của các thành tố thương hiệu khi thể hiện trên cácphương tiện.

Quy định trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp theo dõi quá trình triển khai bộ nhậndiện thương hiệu Những trường hợp công ty thuê ngoài cần xác định rõ trách nhiệmcủa các bên liên quan Nếu có trường hợp sai sót dẫn đến thiệt hại cần phải ngườiđứng ra chịu trách nhiệm và bồi thường

1.3 Các yếu tố môi trường tác động đến bộ nhận diện thương hiệu

Khi thực hiện việc thiết kế và triển khai một bộ nhận diện thương hiệu, cácdoanh nghiệp thường phải chịu nhiều những tác động không chỉ bên trong mà còn ởbên ngoài doanh nghiệp Cụ thể, các yếu tố bên ngoài như: văn hóa – xã hội, phápluật, công nghệ - kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh Các yếu tố bên trong như: sản phẩm,nguồn lực tài chính công ty, nguồn nhân lực

Để đảm bảo cho quá trình triển khai bộ nhận diện vào thực tiễn được thuận lợi,trước tiên việc thiết kế phải đảm bảo không vi phạm về thuần phong mỹ tục thịtrường kinh doanh Đối với các doanh nghiệp đi sau, thiết kế bộ nhận diện thươnghiệu sẽ là bài toán cần cân nhắc để tránh trường hợp trùng lặp với các doanh nghiệp

đi trước hay các đối thủ cạnh tranh cùng ngành Việc tránh trùng lặp thiết kế vừatránh rủi ro trong việc áp dụng, vừa đảm bảo cho việc đăng ký bảo hộ thương hiệuthành công

Trong quá trình triển khai, các yếu tố công nghệ sẽ giúp tăng khả năng tiếp cậnkhách hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn Việc triển khai cũng cần phải đảm bảo về vănhóa, xã hội vùng miền nhằm đảm bảo uy tín, hình ảnh đẹp thương hiệu trong lòngngười tiêu dùng Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ triển khai

Để đảm bảo quá trình triển khai một cách xuyên suốt, không bị chậm tiến độ doanhnghiệp cần phải tính toán chi phí một cách hợp lý, sắp xếp điều chỉnh nguồn nhân lựcsao cho phù hợp

Trang 21

Hình 1.2: Các yếu tố tác động đến bộ nhận diện thương hiệu

Nguồn: tác giả tổng hợp

1.3.1 Môi trường bên ngoài

Văn hóa – xã hội

Một trong những yêu cầu khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là phải có tínhtruyền đạt và tiếp cận cao Để làm được điều đó trước hết phải tìm hiểu thói quen sinhhoạt của khách hàng tại thị trường kinh doanh Mà thói quen sinh hoạt dựa trên nhữngđặc điểm về văn hóa, xã hội Mỗi vùng miền có những nét văn hóa, phong tục khácnhau Bộ nhận diện thương hiệu cần phải được thiết kế không vi phạm vào nhữngchuẩn mực đạo đức và phong tục tại thị trường đó, tránh gây phản cảm tới người tiêudùng Vì vậy trước khi thiết kế một hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải tìm hiểu

kĩ văn hóa vùng miền, thị trường mà doanh nghiệp muốn kinh doanh Đặc biệt điềunày vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia

kỹ thuật

Văn

hóa –

xã hội

Đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm

Nguồn lực tài chính

Pháp luật

Nguồn nhân lực

Trang 22

doanh cũng như là tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp, giúp cácdoanh nghiệp cạnh tranh nhau một cách công bằng, thiết lập các mối quan hệ đúngđắn Mọi hoạt động công ty đều được pháp luật kiểm soát, ngay cả việc thiết kế hệthống nhận diện Mọi điều khoản, quy định trong thiết kế hệ thống nhận diện cầnđược tuân thủ một cách nghiêm túc Cần phải đăng ký bản quyền thương hiệu đểtránh những rắc rối trong quá trình hoạt động.

Công nghệ - kỹ thuật

Nền kinh tế toàn cầu hóa, với sự phát triển của công nghệ - kỹ thuật, thì việc ápdụng công nghệ vào các hoạt động doanh nghiệp là chuyện sớm muộn Với sự pháttriển của công nghệ thông tin, công nghệ đồ họa, hình ảnh đòi hỏi nhận diện thươnghiệu công ty cũng phải theo kịp xu thế xã hội Ngày nay khi thiết kế logo thươnghiệu, các designer thường sử dụng các phần mềm 3D trên máy tính Mặt khác phươngtiện truyền thông hiện nay ngoài báo đài, banner thì còn sự phát triển của mạng xãhội, bảng quảng cáo điện tử Vì vậy việc theo kịp nền công nghệ giúp việc thiết kếthương hiệu trở nên sinh động hơn và việc để hệ thống nhận diện thương hiệu tiếpcận khách hàng cũng dễ dàng hơn

Đối thủ cạnh tranh

Việc thiết kế hình ảnh thương hiệu cần thể hiện rõ sự khác biệt của sản phẩmcông ty với đối thủ Nó vừa thể hiện được giá trị truyền đạt của công ty, vừa giúpkhách hàng nhận biết, phân biệt sản phẩm của công ty mình với đối thủ Hình ảnh màcác doanh nghiệp đối thủ đang xây dựng trở thành bài toán khi xây dựng thiết kế hệthống nhận diện thương hiệu đối với các doanh nghiệp đi sau.Việc cạnh tranh thì luônluôn tồn tại trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp vì muốn nâng cao khả năng cạnhtranh của mình mà sử dụng những biện pháp không lành mạnh Sự cạnh tranh khônglành mạnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề bản quyền

1.3.2 Môi trường bên trong

Sản phẩm

Một trong những vai trò quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu, đóchính là thể hiện được giá trị và cá tính sản phẩm Trước khi đi vào việc thiết kếthì việc làm không thể thiếu đó chính là tìm hiểu và phân tích đặc tính sản phẩmcông ty Giá trị cốt lõi của sản phẩm chính là ấn tượng ghi dấu trong tâm trí khách

Trang 23

hàng về sản phẩm doanh nghiệp Đó cũng là tiền đề cho các ý tưởng thiết kế hìnhảnh thương hiệu.

Nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính cũng có ảnh hưởng quan trọng tới bộ nhận diện thươnghiệu Một nguồn lực tài chính không đủ mạnh sẽ dẫn tới sự gián đoạn trong việc thiết

kế, làm chậm tiến độ cho việc triển khai Đối với các doanh nghiệp có nguồn tàichính mạnh thì họ sẽ có một bộ phận chuyên cho việc thiết kế và phát triển thươnghiệu Như vậy thì các vấn đề liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp cũng được giảiquyết nhanh chóng và gọn gẽ hơn Còn đối với các doanh nghiệp có nguồn tài chínhhạn chế thì có thể đi thuê ngoài Nhưng việc thuê ngoài cũng có nhiều bất cập

Nguồn nhân lực công ty

Yếu tố nguồn nhân lực luôn có tác động lớn không chỉ về các vấn đề thươnghiệu mà còn là toàn bộ hoạt động của công ty Một đội ngũ nhân lực chuyên môn cao

sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề về thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúpgiảm thiểu các thiệt hại lớn về phía công ty

Trang 24

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG MAX

2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động công ty Cổ phần truyền thông Max

2.1.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần truyền thông Max – Max Media

Thành lập: 2009

Địa chỉ: Tòa 17T3 Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: MediaMax.com.vn

Fanpage: Max Media – Công ty CP truyền thông Max

Youtube: Max Media

Loại hinh công ty: Công ty cổ phần

Hình 2.1: Logo công ty

Công ty Cổ phần truyền thông Max, hay còn gọi là Max Media được thành lập từnăm 2009 và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Max Media được thành lập vớimục đích cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp về sự kiện, tư vấn quan hệ cộng đồng,

hỗ trợ thực hiện các chiến lược marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu cho cácdoanh nghiệp, đóng góp cho cho cộng đồng những sản phẩm văn hóa giá trị cao

Trải qua 9 năm phát triển công ty đã gặt hái được nhiều thành công và dầnkhẳng định vị thế của mình trên thị trường truyền thông và sự kiện Năm 2015, công

ty vinh dự nhận được bằng khen của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh cho việc tích cực tham gia thực hiện chương trình “Sinh ra từ làng”

Trang 25

Về cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty Hội đồng quản trị: Quyết định các chiến lược kinh doanh của công ty thông qua

đại hội cổ đông, quyết định về tổng số cổ phần được phát hành, được quyền bãi miện

và bổ nhiệm Tổng Giám đốc

Tổng Giám Đốc: Chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị về hoạt

động kinh doanh của công ty Quản lý và lên kế hoạch triển khai các dự án mới dobên trên đưa xuống

Phòng kinh doanh: Gồm có bộ phận truyền thông và sự kiện Nghiên cứu thị

trường, thực hiện các kế hoạch kinh doanh Làm việc với các đối tác và khách hàng,kết hợp với bên marketing vạch kế hoạch tổ chức sự kiện, lên ý tưởng truyền thông

Phòng marketing: Thực hiện các chiến lược marketing cho công ty Lên ý

tưởng, kế hoạch marketing, viết bài, tổ chức sắp xếp họp báo, sự kiện nhằm mục đíchđưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng

Tổng Giám Đốc

Phòng Marketing Phòng hành chính – nhân sựPhòng Kinh doanh

Bộ phận tổ

chức sự kiện

Bộ phận truyền thông

Hội đồng quản trị

Ban Kiểm Soát

Trang 26

Phòng hành chính – nhân sự: Xử lý, kiểm tra các giấy tờ hoạt động tài chính

của công ty, ghi chép và tính toán các số liệu tài chính, tiền vốn để tránh lãng phí và

sử dụng ngân sách hiệu quả Quản lý các vấn đề về nhân sự công ty, xử lý hồ sơ vàlên kế hoạch, lịch phỏng vấn cho các bộ phận khác

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và khách hàng mục tiêu của công ty

- Chương trình “Biển đảo quê hương” do trung ương hội chữ thập đỏ Việt Nam,

Bộ Tư lệnh Hải quân, Cảnh sát Biển Việt Nam, Cục Kiểm ngư, Quỹ tấm lòng Việt vàcông ty cổ phần truyền thông Max phối hợp thực hiện

+ Sự kiện

- Tổ chức được nhiều liveshow cho các nghệ sĩ nổi tiếng như: chuỗi liveshowBằng Kiều, Đêm nhạc Mỹ Linh – Để mãi được gần anh, Mỹ Tâm và những ngườibạn, liveshow Hồng Nhung – Phố à phố ơi – Bống à bống ơi,…

- Tổ chức các gala, chương trình cho các doanh nghiệp như: Vinh quang ViệtNam 2015, gala chuyện của mùa đông , sự kiện cho Sabeco, Tiger beer,…

Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như: quản trị truyền thông, quản trị thươnghiệu, quan hệ công chúng,……

Ngày đăng: 03/02/2020, 15:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Khóa luận: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam” của Phạm Phương Nhung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Cổ phầnvăn hóa và truyền thông Nhã Nam
5. Khóa luận: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Maxxsport của công ty Phượng Hoàng” của Nguyễn Thế Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Maxxsport của côngty Phượng Hoàng
1. Giáo trình Qu n tr th ả ị ươ ng hi u, tr ệ ườ ng Đ i h c Th ạ ọ ươ ng M i c a ạ ủ PGS.TS Nguy n Qu c Th nh ễ ố ị Khác
2. Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu của An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hường Khác
3. Philipkotler (1994), Marketing căn bản, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w