- Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cáchpháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tếtheo chế độ hạch toán độc lập, t
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn của tôi với đề tài “Kiểm tra thuế đối với doanhnghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhântôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào
Hà Nam, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Bùi Thị Thúy Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cám ơn chân thành PGS.TS Phạm ThịTuệ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương Mại, Khoa sau Đại học và
đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công chức tại Chi Cục Thuếthành phố Phủ Lý đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này
Hà Nam, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Bùi Thị Thúy Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3.Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5
8 Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 6
1.1 Lý thuyết cơ bản về thuế đối với doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp 6
1.1.2 Khái niệm thuế, các loại thuế đối với doanh nghiệp 14
1.1.3 Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp 19
1.2 Cơ sở lý thuyết về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 24
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 24
1.2.2 Nguyên tắc và các hình thức kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 28
1.2.3 Nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 30
1.2.4 Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 34
1.2.5 Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 35
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 38
1.3.1 Nhân tố khách quan 38
1.3.2 Nhân tố chủ quan 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Trang 6TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM 42
2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội củathành phốPhủ Lý, tỉnh Hà Nam 42
2.1.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội của thành phố Phủ Lý 42
2.1.2 Thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 44
2.1.3 Kết quả quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý 47
2.2 Thực trạng kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 55
2.2.1 Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký thuế 61
2.2.2 Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ 63
2.2.3 Kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế 65
2.3 Nhận xét về kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 72
2.3.1 Những thành công 72
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM. 83
3.1.Quan điểm, định hướng hoàn thiện kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế 83
3.1.1 Quan điểm hoàn thiện kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế 83
3.1.2.Định hướng hoàn thiện kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế 84
3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 85
3.2.1 Giải pháp đối với quy trình kiểm tra thuế 85
3.2.2 Giải pháp đối với bộ máy kiểm tra thuế 91
3.2.3 Giải pháp khác 93
3.3 Một số kiến nghị 97
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 97
3.3.2 Kiến nghị đối với Tổng Cục Thuế 99
3.3.3 Kiến nghị đối với UNND thành phố 100
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ : Quy trình kiểm tra thuế 35
Bảng 2.1: Thống kê các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Phủ Lý từ năm 2014 – 2016 44
Bảng 2.2: Thống kê các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Phủ Lý theo quy mô lao động và vốn 45
Bảng 2.3: Tình hình nộp thuế của các DN trên địa bàn thành phố Phủ Lý 47
Bảng 2.4: Kết quả thu ngân sách so với dự toán được giao hàng năm 55
Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế 57
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 59
Bảng 2.7: Kêt quả kiểm tra trụ sở ngừời nộp thuế 60
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp doanh nghiệp nợ thuế sau kiểm tra tại trụ sở NNT qua các năm 61
Bảng 2.9: Bảng số liệu kết quả kiểm tra đăng ký thuế 62
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán qua các năm: 63
Bảng 2.11 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 66
Bảng 2.12: Kết quả thu NSNN qua công tác kiểm tra thuế 71
Bảng 2.13 Số lượng DN được kiểm tra thuế 72
Bảng 2.14 Số lượng DN vi phạm bị xử lý qua công tác kiểm tra thuế 72
Mô hình 3.1: Chuyển từ kiểm tra diện rộng sang kiểm tra theo tiêu chí phân loại 88
Mô hình 3.2: Mô hình lập kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro 90
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước (NSNN) nhằm đáp ứngnhu cầu chi tiêu của đất nước và là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốcdân
Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một bộ phận Người nộpthuế (NNT) còn hạn chế.Hiện tượng kê khai sai, trốn thuế tại một số lĩnh vực, địaphương vẫn còn Hàng năm, công tác kiểm tra thuế đã truy thu, xử phạt các hành vi
vi phạm pháp luật thuế của NNT hàng nghìn tỷ đồng, góp phần tăng thu cho NSNN,bảo đảm tính công khai, minh bạch, sự công bằng và tạo điều kiện môi trường kinhdoanh tốt hơn để doanh nghiệp phát triển
Công tác kiểm tra thuế không những là một chức năng thiết yếu của cơ quanquản lý nhà nước mà còn là một đòi hỏi khách quan trong quá trình thực hiện quản
lý thuế NNT theo cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm Công tác kiểm trathuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, đảmbảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của NNT Tuy nhiên, Công tác kiểm tra Thuế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với
sự phát triển của thực tế Hệ thống chính sách về thuế chưa đồng bộ, công tác kiểmtra thuế mới đơn thuần là công cụ tăng thu NSNN, chưa mang tính tuyên truyền,hướng dẫn cho NNT Doanh nghiệp vẫn còn chưa hiểu hết chính sách pháp luậtthuế về thanh tra kiểm tra, có tâm lý sợ kiểm tra về thuế
Phủ Lý - thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, là trung tâm văn hóa, chính trị vàkinh tế và là đô thị loại 3 của tỉnh Hà Nam Phủ Lý là một thành phố đang phát triểnmạnh về thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, có đủ các loại hình kinh tế cũng nhưcác thành phần tham gia kinh doanh Và các bất cập chung của ngành Thuế nêu trêncũng xảy ra trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Xuất phát từ tầm quan trọng của kiểm tra thuế trong công tác quản lý thuế,việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra được giải pháp nhằm tăng cường công tác
kiểm tra thuế là một vấn đề vô cùng cấp thiết, do vậy, đề tài: “Kiểm tra thuế đối với
Trang 10doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”được chọn làm đề tài
nghiên cứu cho Luận văn này
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay có nhiều tác giả đã nghiên cứu về công tác kiểm tra thuếnhư:
“Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – những vấn
đề lý luận và thực tiễn” (Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Cương, Hà Nội, năm 2012).Luận án nghiên cứu Pháp luật quản lý Thuế trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn để luận chứng khoahọc cho việc xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nângcao hiệu quả pháp luật quản lý Thuế trong nền kinh tế thị trường ở VN
“Hoàn thiện quản lý thu thuế nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp”(Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thủy, Hà Nội, năm 2012) Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và quản lý thu thuế của Nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố
Móng Cái” (Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đào Mạnh Hùng, năm 2013) Luận
án đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra thuế, trên cơ sở kết quảnghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phốMóng Cái
“Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế thành phố
Hồ Chí Minh” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Tiến Dũng, năm 2014) Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra thuế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
“Hoàn thiệncông tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thế Nghiệp, 2015) Đề tài đưa ra các cơ sở lý luận
Trang 11về thanh tra, kiểm tra thuế và thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.
“Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Kon Tum” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Thắng, năm 2012).
Đề tài nghiên cứu công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Kon Tum và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế Chi cục Thuế thành phố Kon Tum.
“Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam” (Vũ Ngọc Hà và Vũ Văn
Cương, Tạp chí Luật học số 4/2009) Tác giả nêu ra những điểm mới cơ bản trongPháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam và một số ý kiến về các quy địnhcủa pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam
“Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Tiến Dũng đăng trên Tạp chí
kinh tế -Kỹ thuật số 04/2013 Tác giả đã nêu và phân tích 4 nhân tố chính ảnhhưởng đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đó là: Chính sách pháp luậtthuế; chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra thuế; các chức năng hỗ trợ quản lý; ngườinộp thuế Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của cuộc thanh tra, kiểm tra thuế
Các đề tài nghiên cứu đã đề cập mức độ nhất định về tính cần thiết khách quan
của công tác kiểm tra thuế, chỉ ra những thành công và những hạn chế trong công
tác kiểm tra thuế, đồng thời đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công táckiểm tra thuế và các kiến nghị với cơ quan cấp Nhà nước để công tác kiểm tra thuếngày càng được hoàn thiện hơn Tuy nhiên, đối với địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách có hệthống về mặt lý luận đối với công tác kiểm tra thuế, cũng như đề xuất giải pháphoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
3.Mục tiêu nghiên cứu.
Kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý
Trang 12thuế nên việc tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có ý nghĩaquyết định đến hiệu quả công tác quản lý thuế Hơn nữa, thành phố Phủ Lý đangphát triển mạnh về thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệpngày càng tăng với đủ loại hình kinh tế cũng như thành phần tham gia Vấn đềnghiên cứu giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chưa được nghiên cứu sâu và thấu đáo.
Vì vậy, nghiên cứu công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trở nên cấp thiết
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kiểm tra thuế đối với doanhnghiệp, cũng như đánh giá thực trạng kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địabàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, mục tiêu mà đề tài hướng đến là đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp từ năm
2014 đến năm 2016
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp
- Phân tích và đánh giáthực trạng công tác kiểm tra thuếđối với doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
6 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 13Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tácgiả lựa chọn và sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: các tài liệu liên quan đến nội dungnghiên cứu của đề tàiđược thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của cơ quan Thuế
và các ban, ngành trên địa bàn thành phố Phủ Lý; thông tin đã được công bố trêncác giáo trình, tạp chí và đề tài khoa học trong và ngoài nước
Phương pháp tổng hợp thông tin: Sau khi khai thác, thu thập được các tài liệucần thiết, tác giả tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phục vụcho việc nghiên cứu đề tài Việc xử lý và tính toán số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứuđược tiến hành trên máy tính với sự hỗ trợ của các phần mềm Exel và phần mềm tinhọc của ngành Thuế
Phương pháp phân tích thông tin: Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập
và tổng hợp sẽ được tác giả phân tích đánh giá để rút ra kết luận
Phương pháp đối chiếu, so sánh: Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tácgiả sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm vớinhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tănggiảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa, góp phần nêu lên thực trạng,một số điểm còn hạn chế về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địabàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Từ đó, tham mưu, đề xuất một số các giảipháp nhằm hoàn thiện quy trình nghiệp vụ kiểm tra thuế của Ngành Thuế Việt Nam
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho Chicục Thuế các huyện, thành phố tại tỉnh Hà Nam
8 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương
Chương 1:Cơ sở lý luận về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Chương 2:Thực trạngkiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Trang 14Chương 3:Giải pháphoàn thiện kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bànthành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
1.1 Lý thuyết cơ bản về thuế đối với doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp.
1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là mộtdoanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định vớimột giá trị nhất định
- Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cáchpháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tếtheo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tếtrong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nướcbằng các loại luật và chính sách thực thip
- Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất
mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếutố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trườngnhững sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giábán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy (M.Francois Peroux)
- Xét theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản
xuất ra những của cải Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thànhcông, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sảnxuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được " (trích từsách " kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học XãHội 1992 )
- Xét theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộphận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu Các bộ
Trang 15phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổchức, nhân sự.
Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xétdoanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau Song giữa các định nghĩa về doanhnghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìnbao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức,phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạtđộng của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấuthành bởi những yếu tố sau đây:
+ Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện
các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hànhchính
+ Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
+ Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán
sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra
+ Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà
nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoảnlợi nhuận thu được
Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu khái niệm về doanh nghiệp nhưsau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiệntài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng,tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng,thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý cácmục tiêu xã hội.Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyếtđịnh sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳngđịnh và xác định Việc khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách
là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sảnxuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụđóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu
Trang 16trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khiphá sản hay giải thể.
Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân)gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại Nó có quá trình hình thành từ một ý chí vàbản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triểnthậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính Vì vậycuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của nhữngngười tạo ra nó
Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địaphương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địaphương đó
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp.
* Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào hình thức sở hữu:
a Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
- Khái niệm:
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản
lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế
xã hội Nhà nước quy định Doanh nghiệp có tư cách hợp pháp có cách pháp nhân
có các quyền và nghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
Trang 17+ DNNN cũng có những hình thức khác nhau tùy thuộc vào quy mô kinhdoanh, chức năng, nhiệm vụ, mức độ liên kết kinh doanh, mức độ độc lập hoạtđộng Vì vậy mà có tên gọi khác nhau như: Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệpnhà nước, doanh nghiệp đoàn thể…
b Doanh nghiệp tư nhân
- Khái niệm:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Đặc điểm:
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành lập
và làm chủ Chử sở hữu tài sản của doanh nghiệp là một cá nhân Chủ Doanhnghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan tới quản lý doanhnghiệp
+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì tài sản của doanhnghiệp không tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ doanh nghiệp Tài sản mà chủdoanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân khôngphải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp tư nhân chịu tránh nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác trong kinh doanh của doanh nghiệp
c Hợp tác xã (HTX)
- Khái niệm:
HTX là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức cónhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của phápluật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thựchiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đờisống, góp phần phát triển kinh tế xã hội
- Đặc điểm:
+ HTX vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội:
Trang 18Là một tổ chức kinh tế , HTX là một doanh nghiệp được thành lập nhằm pháttriển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích của người lao động của tậpthể và của xã hội.
Là một tổ chức xã hội, HTX là nơi người lao động nương tựa và gíup đỡ lẫnnhau trong sản suất cũng như trong đời sống vật chất và tinh thần
+ Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:
o Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX
o Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
+ Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật ;
e Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 19- Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùnggóp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉchịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mìn.Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành: Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Đặc điểm:
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên thành viên chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đãcam kết góp vào doanh nghiệp, nhưng không quá 50 thành viên
+ Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phảiđóng đủ ngay khi thành lập công ty
+ Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng để huyđộng vốn Do đó khả năng tăng vốn của công ty rất hạn chế
Trang 20được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty Tất cả thànhviên hợp lại thành Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viênhợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
f Công ty liên danh
- Khái niệm:
Công ty liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sởhợp đồng liên doanh ký giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanhtại Việt Nam
- Đặc điểm:
+ Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, các bêntham gia liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vàovốn pháp định của công ty
+ Công ty liên doanh có thể do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập.+ Công ty liên doanh là doanh nghiệp luôn có vốn của bên nước ngoài đầu tư trựctiếp bên cạnh vốn của bên Việt Nam trong cơ cấu vốn pháp định của doanh nghiệp.+ Công ty liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợpđồng liên doanh hoặc hiệp định giữa chính phủ Việt nam và chính phủ nước ngoài.+ Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự điềuchỉnh của pháp luật Việt Nam, là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
* Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào quy mô:
Theo tiêu thức quy mô, doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
+ Doanh nghiệp Quy mô lớn
+ Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ
Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô, chúng ta dựa trên các tiêu chuẩnnhư: Tổng sô vốn đầu tư, số lượng lao động trong doanh nghiệp, doanh thu củadoanh nghiệp, lợi nhuận hàng năm Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số laođộng được chú trong nhiều hơn, còn doanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để
Trang 21phân loại Tuy nhiên, khi lượng hóa những tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vàotrình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời
kỳ khác nhau mà số lượng được lượng hóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc giakhông giống nhau
Quy mô
Khu vực
Doanhnghiệp siêunhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số laođộng
Tổng nguồnvốn Số lao động
Tổng nguồnvốn Số lao động
I Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
10 người trởxuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến
300 người
II Công nghiệp và
xây dựng
10 người trởxuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến
300 ngườiIII Thương mại và
dịch vụ
10 người trởxuống
10 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
từ trên 10 tỷđồng đến 50
từ trên 50người đến
Trang 2250 người tỷ đồng 100 người
Trang 23* Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh:
a Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp: là những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hướng vào việc sảnxuất ra những sản phẩm là cây, con Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhữngdoanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
b Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là những doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sảnphẩm là cây, con Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụthuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
c Doanh nghiệp thương mại là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóacho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán
lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu
d Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực
dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đãkhông ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đadạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chínhviễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế v.v
1.1.2 Khái niệm thuế, các loại thuế đối với doanh nghiệp.
1.1.2.1 Khái niệm về thuế
Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện Theo các nhà kinh điển: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và
pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sửdụng cho mục đích công cộng”
Để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu khái niệm về thuế cần chú ý cácđặc điểm sau:
Trang 24+ Thứ nhất, thuế mang tính bắt buộc.
Thuế khác với đa số các khoản chuyển giao tiền từ người này sang ngườikhác: trong khi tất cả các khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc.Thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèmmột sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho NNT
Tính bắt buộc của thuế không mang nội dung hình sự, nghĩa và việc đóng thuếcho Nhà nước không phải là kết quả này sinh từ hành vi phạm pháp là mà nghĩa vụđóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh
+ Thứ hai, thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụcông cộng nào cho NNT
Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào choNNT
NNT không thể phản hồi việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ khôngđược hoặc ít được hưởng những lợi ích trực tiếp từ Nhà nước
Lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được Nhà nước hoàn trả gián tiếp thong quan cácdịch vụ công cộng của Nhà nước cho cộng đồng và xã hội
Thuế khác với các hình thức động viên khác như: phí, lệ phí và tín dụng Nhànước bởi những khoản này có tính chất đối ứng rõ rệt và phần nào đó mang tínhchất tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa những khoản phải trả và lợi ích dịch vụ
mà họ nhận được
+ Thứ ba, tính pháp lý cao
Tính pháp lý được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước
Tính pháp lý được thể hiện thông qua các quy định cần thiết của Nhà nước vềphạm vi, hình thức và các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuếnhư: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể vànhững chế tài mang tính cưỡng chế khác
Tóm lại, đánh thuế là một đặc quyền chỉ thuộc về Nhà nước và thể hiện sứcmạnh của Nhà nước trong đời sống xã hội Nhà nước dùng thuế để tái phân phối thu
Trang 25nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô Trong xã hội dân chủ, mặc dù không nhậnđổi giá trực tiếp từ số tiền thuế đã nộp nhưng dân chúng cũng nhận được một cáchgián tiếp thông qua lợi ích từ các dịch vụ công mà Nhà nước cung cấp Do đó, ngoàiviệc tiến hành thu thuế thật công bằng, minh bạch, Chính Phủ cần phải công bố rõràng chương trình hành động của mình và tăng cường giáo dục ý thức công dân vềnghĩa vụ nộp thuế ngay từ bậc tiểu học Như vậy, dân chúng mới ý thức được sựcần thiết của thuế, mới xem nộp thuế là một việc làm tự nhiên và cần thiết cho cuộcsống cộng đồng.
Lịch sử phát triển của thuế đã chứng minh rằng, thuế có 3 vai trò cơ bản, đó là:huy động nguồn lực tài chính cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhànước; vai trò phân phối lại thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
+ Thuế huy động nguồn lực tài chính cho NSNN:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọngnhất cho NSNN Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thucủa NSNN
Ở nước ta, không tính các khỏan thu từ dầu thô, nguồn thu từ thuế cũngthường chiếm trên 90% tổng các khoản thu của NSNN trong vòng một thập kỷ trởlại đây
+ Thuế điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần kềm chế lạmphát, ổn định gia cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.Trường hợp lạm phát do nguyeen nhân cầu cao làm giá cả tăng cao, Nhà nước
có thể dung biện pháp điều chỉnh tăng thuế llàm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo,trên cơ sở đó điều chỉnh lại cân bằng quan hệ cung cầu
Trường hợp lạm phát này sinh từ chi phí đẩy thì viêc giảm thuế đối với cácyếu tố đầu vào là cần thiết để giảm nhẹ áp lực tăng chi phí và tạo điều kiện hạ giábán sản phẩm, trên cơ sở đó lập lại quan hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường.Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển quá nóng, Nhà nước có theer tăng thuếnhằm giảm bớt đầu tư
Trang 26Nếu nền kinh tế phát triển trì trệ, Nhà nước giảm thuế sẽ góp phần kích thíchđầu tư, kích cầu tiêu dùng làm cho kinh tế hồi phục nhanh hơn.
Nhà nước áp dụng chính sách thuế phân biệt giữa các ngành nghề, lĩnh vực,khu vực, vùng lãnh thổ khác nhau có tác dụng phân bổ lại nguồn lực, tạo ưu thếtương đối cho những vùng, khu vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển nhằm duy trìhoăc lập lại trạng thái phát triển hài hòa, cân đối của toàn bộ nền kinh tế
+ Thuế phân phối lại thu nhập:
Thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạtmục tiêu công bằng xã hội
Thuế có thể đạt được những mục tiêu công bằg này nếu nó bao quát được hầuhết đối tượng nộp thuế và phân biệt mức đóng góp thông qua các mức thuế suấtkhác nhau, đặc biệt là thuế suất lũy tiến theo thu nhập
Ngoài ra, thuế còn được coi là công cụ sắc bén để bảo hộ sản xuất nội địa vàduy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhậpquốc tế Thuế là hàng rào bảo hộ linh hoạt và hiệu quả nhất nhằm điều hòa áp lựccạnh tranh
Nhà nước đánh thuế cao đói với hàng nhập khẩu có tác dụng giảm bớt hoặctriệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước
Nhà nước đánh thuế thấp hoặc bằng không đối với hàng nhập khẩu có tácdụng khuyến khích nhập khẩu những hàng hóa cần thiết bù đắp thiếu hụt cho nềnkinh tế, đồng thời gây áp lực cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho nhữngngành hàng nội địa tương tự
Như vậy để phát huy được vai trò của thuế trong nền kinh tế, phải sử dụngthuế đúng với chức năng của nó Tuy nhiên, vai trò của thuế đối với nền kinh tế ởmỗi quốc gia không giống nhau mà tuỳ thuộc vào “nghệ thuật sử dụng" công cụthuế của mỗi quốc gia đó Vấn đề có tính nguyên tắc là thuế phải luôn luôn phù hợpvới mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ đắc lực cho việcthực hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trongtừng thời kỳ nhất định Đó cũng là lý do mà các quốc gia phải thường xuyên rà soát
Trang 27mức độ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củamình, thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấy cần thiết.
1.1.2.2 Các loại thuế đối với doanh nghiệp.
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụphải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở đó là những văn bản phápluật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp chođối tượng nộp thuế
Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế có khác nhau Cũng tùy thuộc vào cơ sở, mụcđích phân định, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau:
* Căn cứ vào tính chất nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại:
a Thuế gián thu
Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thunhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối vớingười sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Tính chất gián thu thể hiện ở chổngười nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau Thuế gián thu là một
bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất,kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế.Thuế gián thu bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt
b Thuế trực thu
Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập củacác pháp nhân hoặc thể nhân Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theoquy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế Thuế trực thu trực tiếp độngviên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế
Thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên
Trang 28Cách phân loại thuế theo tính chất cho thấy được vai trò của từng loại thuếtrong phân phối và điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, phản ảnh mốitương quan giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong tổng thu nhập về thuế của ngânsách nhà nước và có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa một cách khoa học các sắcthuế phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế các chính sách thuế.
* Căn cứ vào đối tượng đánh thuế.
Theo cách phân loại này thuế được chia thành:
a Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị giatăng
b Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt
c Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đốivới người có thu nhập cao
d Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất
e Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuếtài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước
f.Thuế khác và lệ phí, phí
Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa pháthuy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiệnmột cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế
Việc phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế như trên vừa phát huy tác dụngriêng của từng loại thuế, vừa hỗ trợ cho nhau để bảo đảm thực hiện chức năng toàndiện của cả hệ thống thuế
1.1.3 Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.
1.1.3.1 Khái niệm quản lý thu thuế đối với DN
a Quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế là một nội dung của quản lý thuế - một lĩnh vực quản lýhành chính công của Nhà nước
Trang 29Quản lý thu thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính sáchthuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vựcthuế.
Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế là việc định ra một
hệ thống các tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luậtthuế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trường luôn biếnđộng
Quản lý thu thuế liên quan đến cách thức mà các luật thuế được thực thi, liênquan đến sự tác động qua lại giữa cơ quan quản lý thu thuế và DN, là cách thức mà
ở đó sự tuân thủ được thúc đẩy và cưỡng chế bởi cơ quan thuế
Theo luật quản lý thuế ở Việt Nam: Quản lý thu thuế là quá trình thực thi cácchức năng quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế;quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lýthông tin về người nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành các quyếtđịnh hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo vềthuế
Từ các khái niệm trên có thể định nghĩa quản lý thu thuế là một quá trình tổchức thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của các cơ quan thuếlên các tổ chức và công dân nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụthuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường quản
lý thu thuế luôn biến động Quá trình tác động của cơ quan thuế lên ĐTNT là quátrình thực thi các chức năng của quản lý thu thuế
b Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
Từ khái niệm quản lý thu thuế nói trên có thể khái niệm hoá quản lý thu thuế đốivới DN như sau: Quản lý thu thuế đối với DN là quá trình bảo đảm thực thi các chínhsách thuế đối với DN, thông qua quá trình tác động của cơ quan thuế các cấp lên các
DN nhằm đảm bảo sự tuân thủ thuế theo luật định một cách đầy đủ, tự nguyện và đúngthời gian trong điều kiện môi trường quản lý thu thuế luôn biến động
Trang 30Quản lý thu thuế đối với DN có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý thu thuế mang tính quyền lực Nhà nước và được bảo đảm bằngpháp luật Nhà nước dùng quyền lực để bảo đảm nguồn thu thuế cho NSNN
- Quản lý thu thuế đối với DN là quá trình đảm bảo thực thi các chính sáchthuế, do vậy đây quá trình thực hiện quyền hành pháp và tư pháp về thuế Quản lýthu thuế bao gồm những hoạt động trong bộ máy nhà nước, thuộc lĩnh vực hànhpháp và tư pháp về thuế của các cơ quan thuế các cấp, với các chức năng và quyềnhạn do luật định, nhằm đảm bảo thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan cóthẩm quyền thôngqua
- Quản lý thu thuế đối với DN gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức Nhànước có tư cách pháp nhân công quyền Chủ thể quản lý thu thuế trực tiếp là các
cơ quan quản lý thuế các cấp được Nhà nước giao trách nhiệm và quyền hạn trựctiếp thu thuế Đối tượng quản lý là các DN có nghĩa vụ phải nộp thuế vào NSNNtheo quy định của luật thuế
1.1.3.2 Mục tiêu của quản lý thu thuế đối với doanhnghiệp
Quản lý thu thuế đối với DN là một nội dung quan trọng của quản lý thuế nóichung với những mục tiêu cơ bản sau:
- Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho NSNN dựa vàokhai thác cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích cơ sở thuế tiềm năng
- Phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế thì trường nhưvai trò ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, điềuhoà các hoạt độngSXKD
-Tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN một cách đầy đủ, kịp thời và tựnguyện theo các quy định của luậtthuế
- Góp phần bảo đảm sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình DNkhác nhau, giữa các DN lớn và DN nhỏ, giữa các DN hoạt động chính thức vànhững đối tượng hoạt động trong nền kinh tế ngầm thông qua các chức năng quản
lý thu thuế như hỗ trợ DN nộp thuế, cưỡng chế và khuyến khích sự tuân thủ thuế
Trang 311.1.3.3 Bộ máy quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
Quản lý thu thuế là những hoạt động đã mà cơ quan thuế các cấp phải thựchiện trong quá trình quản lý thu thuế Bộ máy quản lý thu thuế hiện nay được tổchức theo mô hình quản lý thu thuế theo chức năng
Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng của hệ thống thuế Việt Nam
Chú thích:
Chỉ đạo trực tiếpHướng dẫn và chỉ đạo và nghiệp vụ theo từng chức năng
Bộ phận quản lý theo chức năng Phòng
tổng hợp – nghiệp
vụ - dự toán
Phòng quản lý thuế thu nhập
cá nhân
Văn phòng (có đại diện tại
TP HCM)
Vụ Tổ chức cán bộ
Trường nghiệp vụ thuế
Tạp chí thuế Một
số phòng thanh tra thuế
Kế Khai
và toán thuế
Phòng
lý nợ
&
cưỡng chế nợ thuế
Một
số phò
ng kiể
m tra thuế
Phòng tin học
Bộ phận quản lý nội bộ Hà Nội & TP.HCM Phòng
kiểm tra nội bộ
Phòng
tổ chức cán bộ
Phòng hành chính quản trị tài
vụ ấn chỉ
Trường nghiệp Phòng pháp chế
Phòng hành chính lưu trữ
Phòng Quản lý
Ấn chỉ
Bộ phận quản lý
chính – nhân sự - tài vụ - Quản trị
Ấn chỉ
Đội nghiệ
p vụ
dự toán
Đội quản lý thu lệ phí trước
bạ và thu khác
kế toán thuế
Đội Quản
Đội kiể
m tra thuế
Đội quản
lý thuế thu nhập
cá nhân
Đội thuế liên phườ
ng xã
Đội tin học thuộc đội kê khai
kế toán thuế
Đội kiểm tra nội bộ
Bộ phận quản lý
Hợp tác quốc tế
Vụ Dự Toán Thu thuế
Vụ Quản Lý Thuế thu nhập
cả năm
Tổng cục trưởng
Vụ Pháp chế
Văn phòng (có đại diện tại
TP HCM)
Vụ Tổ chức cán bộ
Trường nghiệp vụ thuế
Tạp chí thuế Vụ
Chính Sách Thuế
và toán thuế
Vụ Quản
Tha
nh tra
Cục Công nghệ thông tin
Bộ phận quản lý nội bộ Đơn vị sự
nghiệp
Vụ kiểm tra nội bộ
Văn phòn
g (có đại diện tại
TP HC M)
Vụ
tổ chức cán bộ
Vụ tài
vụ quản trị
Trường nghiệp Trường nghiệp Tạp chí thuế
Trang 32Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng thammưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trongphạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhànước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tạiKho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội (Theo Quyết định số115/2009/QĐ-TTG ngày 28/09/2009 của Thủ trướng Chính phủ Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính)Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung làCục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiệncông tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước(sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàntheo quy định của pháp luật Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật (Theo quyết định
số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộcCục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, cáckhoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vinhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật Chi cục Thuế có
tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theoquy định của pháp luật (Theo quyết định số 503/QĐ- TCT ngày 29/3/2010 củaTổng cục Trưởng Tổng cục Thuế)
Thực hiện tốt quản lý thu thuế giúp cho cơ quan thuế chỉ đạo, điều hành hoạtđộng của cả hệ thống ngành thuế một cách thống nhất, khoa học, theo một trình tựhợp lý, đảm bảo đúng Pháp luật thuế, công khai minh bạch và rõ ràng, để người nộpthuế và cán bộ thuế dễ thực hiện Mỗi một đối tượng nộp thuế có một đặc điểm khácnhau, các sắc thuế áp dụng cách tính khác nhau Vì vậy việc quản lý thu thuế cũngđược quy định cụ thể cho từng loại đối tượng, phù hợp với đặc điểm về chính sách
Trang 33thuế và đặc điểm riêng của từng loại đối tượng như quy trình quản lý hộ kinhdoanh, quy trình quản lý thu thuế trước bạ…Công tác quản lý thu thuế đối vớidoanh nghiệp dựa trên các quy trình: Quy trình đăng ký thuế, kê khai thuế, thôngbáo thuế, thu thuế, nộp thuế và quy trình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; quytrình cưỡng chế thu nợ thuế; quy trình kiểm tra thuế và xử lý vi phạn pháp luật thuế.Công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp được mô tả khái quát như sau:(1) Nộp tờ khai thuế, tháng, quý
Nộp quyết toán, báo cáo tài chính
(2) Ra thông báo
(3) Doanh nghiệp nộp tiền thuế vào kho bạc
hoặc ngân hàng
(4) Quyết định thu các khoản phải
nộp của doanh nghiệp vào NSNN
1.2 Cơ sở lý thuyết về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
1.2.1.1 Khái niệm của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
- Bộ phận kê khai kế toán thuế &tin học cập nhật thông tin, thông báo và tình hình kê khai chậm…
- Đội kiểm tra &QLN kiểm tra hồ sơ, xử lý số liệu, yêu cầu giải trình số liệu
- Đội kiểm tra người nộp thuế: Ra quyết định kiểm tra, Quyết định truy thu thuế
Kho bạc
hoặc
ngân
hàng
Trang 34thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thông quathuế Để đảm bảo thuế thu đúng, thu đủ đòi hỏi phải có kiểm tra thuế Kiểm tra thuế
là một trong những hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét Như vậy, kháiniệm kiểm tra để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra Kháiniệm kiểm tra có thể được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng, chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và củacông dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước Theo nghĩa này, tính quyền lựcnhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra không cóquyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước
Theo nghĩa hẹp, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét,xác minh mức độ phù hợp với trạng thái định trước Theo nghĩa này, chủ thể kiểmtra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng các hình thức kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặnhành chính
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế xem xét, xác minh, đánh giá việctuân thủ việc chấp hành pháp luật, chính sách và các quy định về thuế của NNT Như vậy, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là việc cơ quan thuế phân tíchthông tin, dữ liệu, xác minh, thu thập chứng cứ nhằm đánh giá việc chấp hành phápluật, chính sách và các quy định về thuế của doanh nghiệp đó
* Vai trò của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Kiểm tra là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế Đặc biệt, trong bốicảnh áp dụng công tác tự kê khai, tự nộp thuế, vai trò của công tác kiểm tra thuếcàng trở nên quan trọng trong việc:
- Phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp.
Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp là các hành vi như: chậmnộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế (QH 11, 2006)
Trang 35Là một trong những công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm trathuế đối với doanh nghiệp chính là hoạt động xem xét, kiểm tra các tổ chức doanhnghiệp có làm đúng theo quy định của luật, chính sách hay không? Qua đó, nếu pháthiện ra hành vi vi phạm sẽ sử dụng các biện pháp chế tài bằng các quyết định hànhchính như truy thu số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, tiền trốn thuế, tiền gian lận thuế;phạt chậm nộp tiền thuế, phạt về hành vi kê khai sai, kê khai thiếu, phạt hành vi trốnthuế, gian lận thuế nhằm ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế Trên thực tế, không có một hệ thống pháp luật nào đảm bảo là không có khiếmkhuyết Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo cho các tổ chức doanhnghiệp lợi dụng sơ hở để lách luật, trốn thuế Nhờ có hoạt động kiểm tra mà pháthiện được những hành vi vi phạm pháp luật để ngăn ngừa và xử lý kịp thời.
- Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế.
Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay có nhiều sắc thuế khác nhau Mỗi sắc thuế
có quy định quản lý khác nhau, điều tiết đến mỗi lĩnh vực khác nhau Do đặc điểmnền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển đổi nên mỗi sắc thuế được ban hành ra ápdụng dù có nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng tới đâu cũng không thiếu khỏi nhữngthiếu sót, bất cập Chính vì vậy, nhờ có công tác kiểm tra mới có thể nhìn ra đượcnhững bất cập của luật, chính sách thuế trong thực tế Từ đó góp phần không nhỏtrong việc bổ sung hoàn thiện các chính sách thuế ngày càng hợp lý, phù hợp vớithực tế hơn
- Cải cách thủ tục hành chính.
Ban hành triển khai luật thuế còn đồng thời ban hành, triển khai thực hiện cácthủ tục hành chính thuế Các thủ tục chính sách thuế được triển khai phải được thựchiện nghiêm chỉnh và đúng theo quy định Thông qua hoạt động kiểm tra có thểphát hiện những người nộp thuế thực hiện không đúng và không đủ các thủ tục hànhchính thuế để có thể kịp thời chấn chỉnh Đồng thời thông qua đó sẽ phát hiện cácthủ tục hành chính còn khiếm khuyết, không cần thiết, không còn phù hợp với thực
tế nữa để kiến nghị bổ sung hoàn thiện thủ tục chính sách thuế, nhằm nâng cao hiệulực pháp luật thuế
Trang 361.2.1.2 Mục tiêu của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
Một là: Kiểm tra thuế nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của
DN nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế, ngăn chặn và xử lý kịp thờinhững vi phạm về thuế;
Việc kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế có vai trò quan trọng trong việc đánh giábước đầu về hồ sơ khai thuế nộp trong tháng, quý và hồ sơ khai thuế theo năm Trên
cơ sở hồ sơ khai thuế do DN nộp, đối chiếu với số lượng doanh nghiệp phải nộp hồ
sơ khai thuế, biết được số doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế để cơ quan thuếđôn đốc ngay doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế nộp ngay theo quy định Căn
cứ hồ sơ khai thuế, qua kiểm tra sơ bộ biết được mức độ kê khai ghi thu theo tháng,theo quý, theo năm để cơ quan thuế đôn đốc kịp thời DN nộp số thuế đã kê khai vàongân sách nhà nước, tránh để nợ thuế theo ghi thu Mặt khác,việc kiểm tra sơ bộ hồ
sơ khai thuế còn nhằm phát hiện ngay những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro trong
kê khai thuế, để cơ quan thuế tiến hành tổng hợp và chuyển các khâu tiếp theo kiểmtra theo quy định của luật quản lý thuế và quy trình kiểm tra
Mục đích cuối cùng của kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế để phân loại chính xác
hồ sơ khai thuế nằm trong nhóm rủi ro gì Các doanh nghiệp được phân tích hồ sơkhai thuế nằm trong các nhóm rủi ro gồm có: Nhóm có mức độ rủi ro cao, nhóm cómức độ rủi ro trung bình, nhóm có mức độ rủi ro thấp, nhóm không có rủi ro Từ
đó, cơ quan thuế có kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra trong tháng đạt hiệuquả cao trong khai thác số thu và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm trong kêkhai thuế
Thứ hai: Kiểm tra thuế sẽ giúp nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế
của DN trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế
Thứ ba: Kiểm tra thuế góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh
tế xã hội, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hànhpháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạođiều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đất nước, tạo môitrường công bằng, bình đẳng cho người nộp thuế để người nộp thuế phát triển sản
Trang 37xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Bốn là tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác kiểm tra trong toàn
ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành
vi gian lận trốn thuế
- Năm là thông qua công tác kiểm tra nhằm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh
nghiệp nắm được các nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật thuế;đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi hành công vụ
1.2.2 Nguyên tắc và các hình thức kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
1.2.2.1 Nguyên tắc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Để đạt được các mục đích trên thì công tác kiểm tra thuế phải tuân thủ nhữngnguyên tắc nhất định:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:
Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.Kiểm tra thuế là việc thực thi pháp luật nên phải tuân thủ pháp luật Đây là nguyêntắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của các bộ kiểm tra thuế, nâng cao hiệu lực củacông tác kiểm tra thuế, ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạtđộng kiểm tra thuế
- Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan:
Đảm báo tính trung thực, chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắccao trong công tác kiểm tra thuế Có trung thực, chính xác, khách quan trong côngtác kiểm tra thuế thì mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của NNT, xử lý đúngngười, đúng việc, đúng pháp luật
Hoạt động kiểm tra thuế phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượngnhư nó vốn có, không suy diễn, quy chụp một các chủ quan, phản ánh, đánh giáđúng bản chất của sự vật, hiện tượng, vô tư, khách quan, không thiên lệch, không vìquyền lợi cá nhân
- Nguyên tắc công khai, dân chủ:
Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: Công khai quyết định kiểmtra thuế, tiếp xúc công khai với NNT, công bố công khai nội dung kết luận kiểm tra
Trang 38Dân chủ trong kiểm tra thuế thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quầnchúng, lấy dân làm gốc, nhằm lôi cuốn sự tham gia đông đảo của quần chúng, sửdụng quần chúng như là tai mắt của lực lượng kiểm tra Thực hiện nguyên tắc nàyđòi hỏi phải côi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng liên quan,tạo điều kiện cho NNT được trình bày và bảo lưu ý kiến của mình.
- Nguyên tắc bảo vệ bí mật:
Trong quá trình kiểm tra thuế, cán bộ thuế được tiếp cận với nhiều nguồnthông tin, tài liệu lien quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của NNT Nếu để lộ cácthong tin này cho các đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt haịa tới lợi íchcủa NNT
- Nguyên tắc hiệu quả:
Nguyên tắc này đòi hỏi thực thi công tác kiểm tra thuế phải có hiệu quả, nghĩa
là phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm: phải đảm bảogiúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế
1.2.2.2 Các hình thức kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
+ Theo nội dung: bao gồm kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng
ký thuế; kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn và chứng từ; ; kiểm traviệc thực hiện kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế
+ Theo thời gian tiến hành: bao gồm kiểm tra theo chương trình, kế hoạch
kiểm tra và kiểm tra đột xuất
Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch kiểm tra: được tiến hành theo chươngtrình, kế hoạch đã được phê duyệt Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có, tình hìnhchấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quan Thuế xâydựng kế hoạch kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Tiếp đó, cơ quanThuế tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra theo đã được phê duyệt
Kiểm tra đột xuất: được tiến hành khi cơ quan Thuế phát hiện NNT có dấuhiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc
do Thủ trưởng cơ quan quyết định
Trang 39+Theo phạm vi: bao gồm kiểm tra toàn diện và kiếm tra theo chuyên đề.
Kiểm tra toàn diện: Là loại hình kiểm tra tổng hợp, toàn diện tình hình tuânthủ pháp luật thuế của NNT mà NNT đó có nghĩa vụ thực hiện và ngành Thuế cótrách nhiệm quản lý Kiểm tra toàn diện là hình thức kiểm tra được tiến hành mộtcách đồng bộ đối với tất các các sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng,tiêu thụ đặc biệt thu nhập cá nhân và các loại thuế khác trong kỳ kê khai thuế Cơquan Thuế cần dự tính nguồn nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện kiểm tra toàndiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm tra hàng năm
Kiểm tra chuyên đề là kiểm tra trong phạm vi hẹp như: Kiểm tra một sắc thuế,một hoặc một số kỳ tính thuế; Kiểm tra một hoặc một số bộ hồ sơ hoàn thuế;
1.2.3 Nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký thuế
Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.Mục tiêu của việc kê khai, đăng ký thuế nhằm giúp cho cơ quan quản lý thuế quản
lý chặt chẽ NNT ngay từ khi bắt đầu hoạt động; quản lý hồ sơ NNT để lưu giữ, tracứu, kiểm tra khi cần thiết
Nội dung kiểm tra đăng ký thuế bao gồm:
- Kiểm tra về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chinhánh, đăng ký văn phòng đại diện: kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu
kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm kinh doanh,ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tàikhoản giao dịch……
- Kiểm tra về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng kýhoạt động chi nhánh, đăng ký văn phòng đại diện: Doanh nghiệp đăng ký thay đổicác nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm: địa chỉ trụ sở chínhcủa doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, thành viên hợp danh công ty hợp danh, thànhviên công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thànhviên, chủ doanh nghiệp tư nhân, vốn điều lệ công ty, người đại diện theo phápluật…)
Trang 40- Kiểm tra về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng kýhoạt động chi nhánh, đăng ký văn phòng đại diện: Hồ sơ, trình tự và thủ tục thôngbáo thay đổi nội dung đăng ký thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Doanhnghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và quy định tương ứng tại Nghị định số43/2010/NĐ-CP.
- Kiểm tra việc tạm ngừng kinh doanh, quay trở lại hoạt động trước thời hạn:Doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện tạm ngừng kinh doanh, hoặc quaytrở lại hoạt động trước thời hạn thì doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng kýkinh doanh nơi đơn vị đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanhhoặc quay trở lại hoạt động
- Kiểm tra việc giải thể doanh nghiệp: Hồ sơ, trình tự và thủ tục thực hiện giairthể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 202 và 204 Luật Doanh nghiệp
số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và quy định tương ứng tại Nghị định số43/2010/NĐ-CP
Căn cứ vào số liệu tổng hợp về đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp thuế
cơ quan thuế phối hợp với các ngành có liên quan để chuẩn bị điều kiện vật chấtphụ vụ tốt công tác quản lý đối với cơ sở kinh doanh theo đúng luật thuế Xác địnhnhững đối tượng còn sót chưa đăng ký kinh doanh hoặc chưa đăng ký thuế và các
cơ sở kinh doanh đã đăng ký có làm đúng những quy định về đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế không
Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý củađăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng kýkinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, thời gianthực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng kýthuế Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng kýthuế vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế, để tránh bỏ sót đốitượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, bỏ sót nguồn thu