Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắtnhư hiện nay, các doanh nghiệp trong nước luôn luôn không ngừng đầu tư, cảitiến các trang t
Trang 1-NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2-NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS NGUYỄN ĐĂNG NAM
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trungthực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm theo các quyđịnh của pháp luật hiện hành./
Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2018
HỌC VIÊN CAO HỌC
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô giáo trong khoa Sau đạihọc trường Đại học Thương Mại, đồng thời tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắcđến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đăng Nam - Người đã tận tình giúp đỡ, chỉbảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tàicủa mình
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên tại Công ty Cổphần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thiện đềtài này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN CAO HỌC
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.1.2 Phân loại vốn lưu động 9
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 12
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN 14
1.2.3 Quản trị vốn lưu động 18
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của doanh nghiệp 25
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 25
1.3.2 Các nhân tố khách quan 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 28
2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 31
Trang 62.1.3 Các đặc điểm về kinh tế - kĩ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 34
2.1.4 Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 39
2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty 42
2.2.1 Khái quát tình hình biến động về vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của công ty 42
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 49
2.2.3 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty 60
2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị vốn lưu động của công ty 63
2.3.1 Những kết quả đạt được 63
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG .68
3.1 Định hướng phát triển công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong trong thời gian tới 68
3.1.1 Định hướng, mục tiêu phát triển ngành nhựa Việt Nam 68
3.1.2 Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 71
3.2 Một số giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 75
3.3 Các kiến nghị để thực hiện các giải pháp 84
KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Ý nghĩa
BCĐKT Bản cân đối kế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 32
Bảng 2.1: Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh 41
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2015-2017 43
Bảng 2.3: Nguồn vốn lưu động thường xuyên giai đoạn 2015-2017 45
Bảng 2.4: Nguồn vốn lưu động tạm thời giai đoạn 2015-2017 47
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VLĐ giai đoạn 2015-2017 51
Bảng 2.6: Bảng đánh giá hiệu quả vốn HTK, khoản phải thu trong giai đoạn 2015-2017 55
Bảng 2.7: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 59
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắtnhư hiện nay, các doanh nghiệp trong nước luôn luôn không ngừng đầu tư, cảitiến các trang thiết bị, máy móc, cũng như đầu tư công nghệ nhằm tăng năngsuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh và nănglực cạnh tranh của mình trên thị trường kinh tế… Đó là những yếu tố mà bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được, tuy nhiên để đạt được điều đó,doanh nghiệp đó cần phải có và duy trì một lượng vốn nhất định để đầu tưkinh doanh Với một doanh nghiệp, vốn không chỉ là một yếu tố quyết địnhđến năng lực sản xuất và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường kinh
tế mà còn là cơ sở chủ yếu để doanh nghiệp mở rộng“quy mô hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.Nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn thì hoạt động sản xuất kinhdoanh sẽ bị ngừng trệ từ đó kéo theo hàng loạt những tác động tiêu cực kháclàm ảnh hưởng đến chính doanh nghiệp cũng như cuộc sống gia đình củangười lao động Vì thế, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp làviệc làm thế nào để sử dụng, duy trì, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanhnói chung, vốn lưu động nói riêng một cách hiệu quả giúp cho doanh nghiệptiếp tục đứng vững và phát triển hơn trên thị trường kinh tế nhiều biến độngnhư hiện nay
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là doanh nghiệp có thịphần ống nhựa xây dựng cao nhất phía Bắc cũng như cả nước Ngành ốngnhựa xây dựng có tiềm năng phát triển cao bởi Việt Nam vẫn trong giai đoạnđầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tuy nhiên sự cạnh tranh của thịtrường ống nhựa xây dựng ngày càng mạnh mẽ Là doanh nghiệp nhựa lớn
Trang 10nhất trong ngành, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong vẫn khôngngừng nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc xây dựng thành lập các nhàmáy từ Bắc vào Nam để giữ vững và mở rộng nâng cao thị phần Do vậydoanh nghiệp luôn luôn cần chủ động trong việc quản lý nguồn vốn tronghoạt động quản lý doanh nghiệp cũng như việc phát triển thị trường Xuấtphát từ những lý do đã nêu ở trên cũng như qua nghiên cứu thực tế về việc sửdụng vốn tại công ty, nhìn thấy được những điểm mạnh cũng như những điểmcòn hạn chế trong quá trình sử dụng và quản lý vốn, đặc biệt là vốn lưu động,
tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quảntrị vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở Việt Nam và trên thếgiới được công bố Có thể nêu một số công trình như:
- Tác giả Zariyawati và cộng sự (2009) trong bài báo “Working capital
management and corporate performance - Case of Malaysia” (Quản trị vốn lưu
động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Trường hợp của Malaysia) đãchỉ ra sự cần thiết phải quản trị vốn lưu động một cách tối ưu Nghiên cứu cũngkhẳng định nếu các doanh nghiệp muốn gia tăng giá trị cho chủ sở hữu thì họcần quan tâm đến vấn đề làm sao giảm được chu kỳ chuyển hóa tiền mặt mộtcách tối ưu nhất
- Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” của tác giả Lương Thị Thanh Thảo (2010) đã
chỉ ra được ảnh hưởng của quản lý sử dụng vốn đối với hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp; thực trạng hiệu quả sử dụng vốn nói chung vàgiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Về vốn lưu động, tác giả đã chỉ rađược khả năng thanh toán của công ty tăng dần qua các năm Tuy nhiên đề tài
Trang 11chưa đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động vàgiải pháp quản trị vốn lưu động sao cho hiệu quả
- Nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Nhựa
Thiếu Niên Tiền Phong” của Trần Thị Thanh Hằng (2013) Tác giả đã chỉ ra
được những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý tài chính của Công ty trêncác khía cạnh như công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý nguồn vốn, quản lýcông nợ của khách hàng, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng caohiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Tuy nhiên, tác giả cũng chưa chỉ rõđược những ảnh hưởng của hoạt động quản lý vốn lưu động đến hoạt động tàichính của công ty
- Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần
Sông Đà 10”, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Dũng, Học viện Tài chính,
2015 Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận chung về vốn và hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp; đánh giá thực trạng hiệu quả sửdụng vốn và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh, trong đó có VLĐ của công ty
- Nghiên cứu “Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Bùi Thu Hiền, 2017 Nghiên cứu đã
làm rõ cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh Đánhgiá thực trạng quản trị VLĐ các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trênTTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 và đề xuất các giải pháp để hoànthiện quản trị VLĐ, nâng cao HQKD trong các DN dược phẩm niêm yết
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù đã có nhiều công trìnhnghiên cứu liên quan đến quản trị vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu độngnói riêng của các doanh nghiệp, song nghiên cứu về quản trị vốn lưu động tạicông ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong những năm gần đây thìchưa có công trình nào được công bố Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả
Trang 12đảm bảo không có sự trùng lặp với các công trình đã công bố về đối tượng vàphạm vi nghiên cứu
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản
trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra được hệ thống giải pháp phùhợp, khả thi về quản trị VLĐ tại CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
Để thực hiện mục tiêu trên các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về vốn lưu động và quản trị VLĐ của các doanhnghiệp;
- Đánh giá thực trạng về quản trị vốn lưu động tại CTCP Nhựa Thiếuniên Tiền Phong, chỉ ra những kết quả và hạn chế, nguyên nhân của nó để cóbiện pháp khắc phục
- Đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi để nâng cao quản trị vốn lưuđộng tại CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian: tại công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản trị vốn lưu động tại công tytrong giai đoạn 2015-2017 và đề xuất một số giải pháp để nâng cao quản trịvốn lưu động của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đến năm
2020, tầm nhìn 2025
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin số liệu :
Trang 13Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo tàichính hàng năm đã được kiểm toán của công ty từ 2015-2017
Trang 14+ Phương pháp phân tích, đánh giá:
Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích thông kê, so sánh, diễn giải,
tổng hợp thông qua các số liệu thu thập được từ công ty Cổ phần Nhựa Thiếuniên Tiền Phong để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụlục đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: Những lý luận cơ bản về vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nâng cao quản trị vốn lưu động tại công
ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
Trang 15CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động của doanh nghiệp
(1) Khái niệm vốn lưu động của doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp không chỉ cần các tư liệulao động mà còn cần sử dụng các đối tượng lao động nhất định Không giốngvới tư liệu lao động, những đối tượng lao động (bao gồm: nguyên liệu, vậtliệu, hàng hóa, bán thành phẩm…) thường được sử dụng trong một chu kỳ sảnxuất kinh doanh, sau đó sẽ thay đổi hình thái vật chất của nó khác với banđầu, toàn bộ giá trị đó sẽ được chuyển dịch một lần thành giá trị sản phẩm.Nếu xét về hình thái hiện vật, những đối tượng lao động nói trên được gọi làcác tài sản lưu động, nói cách khác là vốn lưu động khi xét về giá trị của tàisản đó
Trong doanh nghiệp, với tài sản lưu động, người ta phân thành: tài sảnlưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông Trong đó, tài sản lưu độngsản xuất bao gồm các loại vật liệu, nguyên liệu đầu vào; phụ kiện thay thế,hàng hóa, bán thành phẩm, hiện được lữu trữ tại kho, sử dụng trong khâusản xuất, chế biến Còn về tài sản lưu động lưu thông thường gồm các thànhphẩm, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, chi phí trảtrước, các khoản chi phí chờ kết chuyển, Trong quá trình sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho các khâu sản xuất, kinh doanhthường xuyên, liên tục và thuận lợi, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưuđộng lưu thông trong doanh nghiệp luôn luôn vận động không ngừng, chuyểnhóa từ hình thái này sang hình thái khác
Như vậy theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp thì có thể nói vốn lưuđộng trong doanh nghiệp là số vốn tiền tệ được ứng trước mà doanh nghiệp
Trang 16đã bỏ ra để mua sắm, hình thành nên các tài sản lưu động phục vụ cho cáckhâu sản xuất kinh doanh Dựa trên phương diện kế toán, vốn lưu động làbiểu hiện bằng tiền của những tài sản lưu động được sử dụng vào kinhdoanh của doanh nghiệp.
Cùng với vốn cố định, vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu để tiếnhành quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là một bộ phận trựctiếp tham gia tạo nên hình thái sản phẩm Nhờ có vốn lưu động mà quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục
Vốn lưu động còn giúp doanh nghiệp đánh giá quá trình chuyển hóa củavật tư, hàng hóa, cũng tức là đánh giá kiểm tra quá trình nhập nguyên vật liệu,
dự trữ vật tư, rồi đến các khâu sản xuất, tiêu thụ Số vòng quay vốn lưu độngnhiều hay ít cũng phản ánh việc sử dụng vật tư của doanh nghiệp có tiết kiệmhay không, thời gian luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất và lưu thôngsản phẩm có hiệu quả hay không
(2) Đặc điểm vốn lưu động
Khác với tài sản cố định, để tạo ra sản phẩm, TSLĐ luôn thay đổi hìnhthái biểu hiện, vì vậy toàn bộ giá trị tài sản được chuyển hóa vào giá thànhcủa hàng hóa tiêu thụ Trong chu trình hoạt động của mình, VLĐ sẽ vận độngkhông ngừng qua các chu kỳ sản xuất kinh doanh, điều đó được thể hiện trong
ba giai đoạn: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông
Sơ đồ tuần hoàn chu chuyển VLĐ qua các khâu trong một vòng hoạt
động kinh doanh như sau: T – H – SX – H’ – T’
- Giai đoạn 1 (T - H): Doanh nghiệp dùng tiền mua vật tư, tư liệu sản
xuất, nhằm dự trữ, cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh Lúc này,VLĐ luân chuyển từ hình thái tiền tệ sang hàng hoá
- Giai đoạn 2 (H – SX- H’): Các vật tư dự trữ (hàng hoá nguyên vật liệu, )
trải qua quá trình bảo quản, sơ chế, được đưa vào dây chuyền công nghệ sản
Trang 17xuất Trong quá trình này, vốn lại luân chuyển từ hàng hóa vật tư lưu trữ sanghình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, rồi sang thành phẩm.
- Giai đoạn 3 (H’ – T’): Doanh nghiệp thực hiện công tác bán hàng và
thu tiền hàng về Giai đoạn này, vốn lưu động chuyển hóa từ thành phẩm sanghình thái giá trị tiền tệ, tức là trở về hình thái ban đầu nhưng với lượng tiền tệlớn hơn lượng tiền ban đầu
Sau một vòng tuần hoàn sản xuất kinh doanh, VLĐ hình thành một vòngchu chuyển Do quá trình kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên nên quátrình luân chuyển tuần hoàn của vốn cũng diễn ra một cách thường xuyên, lặp đilặp lại
Từ những phân tích trên cho thấy VLĐ có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, trong quá trình chu chuyển VLĐ luôn thay đổi hình thái
biểu hiện Vốn lưu động liên tục chuyển hóa lần lượt từ hình thái này sanghình thái khác Sự chuyển hóa này sẽ được biểu hiện cụ thể hơn với doanhnghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái vốn bằng tiền ban đầu chuyểnthành hàng hóa lưu trữ tại kho trước khi chuyển sang quá trình sản xuất, chếbiến, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm vàcuối cùng khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm lại quay về trạng thái đầutiên là vốn bằng tiền
- Thứ hai, kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, toàn bộ giá trị của vốn lưu
động sẽ được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sảnxuất ra và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm, hànghóa, dịch vụ
- Thứ ba, sau một chu kỳ kinh doanh, VLĐ hoàn thành một vòng tuần
hoàn Quá trình vận động chuyển hóa của VLĐ diễn ra thường xuyên, liên tục
và lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyểncủa vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp luôn luôn vận động không
Trang 18ngừng qua các quá trình trong một chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sảnxuất và lưu thông Các giai đoạn đó được diễn ra một cách liên tục và lặp đilặp lại theo một chu kỳ thì đó được gọi là một vòng tuần hoàn quá trình luânchuyển vốn lưu động Tương ứng với một vòng tuần hoàn hoạt động kinhdoanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản trị vốn lưu động một cách có hiệu quả, cần phải phân loại vốnlưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phù hợp
(1) Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành:
- Vốn vật tư, hàng hoá: đó là nguồn vốn thể hiện giá trị của nguyên liệu,
hàng hóa, sản phẩm dở dang, trong các giai đoạn từ mua sắm, dự trữ chođến giai đoạn sản xuất và lưu thông
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: tiền mặt dự trữ tại công ty, tiền
chuyển qua tài khoản ngân hàng, các loại vốn đầu tư, hay công nợ phải thukhách hàng, đó là những nguồn vốn trong ngắn hạn của doanh nghiệp Đây
là loại vốn có tính thanh khoản cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán của doanhnghiệp
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong hoạt động kinh doanh một cách liêntục và khả năng thanh toán, chi trả các khoản, các doanh nghiệp luôn cần phảiduy trì một lượng vốn lưu động hợp lý Hầu hết mọi doanh nghiệp đều muốnđánh giá khả năng tiêu thụ hàng hóa qua doanh số bán hàng hay công nợ phảithu khách hàng cũng như đánh giá mức độ tồn đọng hàng hóa trong lưu trữ,
và tất nhiên một phần không thể thiếu đó là khả năng thanh toán của doanhnghiệp mình, có lẽ vì như vậy nên tiêu thức phân loại trên sẽ là công cụ giúpích nhiều cho mọi doanh nghiệp
Trang 19(2) Phân loại vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là số vốn dùng để mua sắm
vật tư, nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công
cụ dụng cụ,
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắnhạn (dầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp,
ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phảithu, các khoản tạm ứng )
Cách phân loại trên cho thấy rõ được vai trò và sự phân bố của vốn lưuđộng trong từng khâu hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đódoanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động một cách hợp
lý, đảm bảo cân đối nguồn vốn lưu động được sử dụng giữa các giai đoạn củaquá trình kinh doanh sao cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Nguồn hình thành VLĐ phản ánh xuất xứ, nguồn gốc hình thành VLĐcủa doanh nghiệp Thông thường trong công tác quản lý, nguồn vốn củadoanh nghiệp được phân loại theo 3 tiêu thức đó là:
+ Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
+ Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
+ Dựa vào phạm vi huy động vốn
Trong đó, phương pháp phân loại dựa vào tiêu thức thời gian huy động
và sử dụng vốn là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả vì tiêu thứcnày phù hợp với việc phân chia tài sản thành hai bộ phận gồm tài sản ngắn
Trang 20hạn và tài sản dài hạn do đó sẽ cho phép doanh nghiệp xem xét và đánh giáđược sự tương thích giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản Giữa vốn kinhdoanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh có mối quan hệ cân đối, tươngứng với nhau Do vậy các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơcấu vốn tối ưu, sao cho vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn và vừa phảiđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên và có hiệu quả
Căn cứ vào tiêu thức thời gian huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn kinhdoanh của doanh nghiệp có thể được phân chia thành hai loại: nguồn vốnthường xuyên và nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời: Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất
ngắn hạn (dưới 1 năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu
có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh Nguồn vốn tạmthời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cáckhoản nợ ngắn hạn khác
Nguồn vốn thường xuyên: Nguồn vốn thường xuyên là tổng thế các
nguồn vốn có tính chất dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng một cáchthường xuyên, ổn định vào hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn nàythường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐthường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thểđược xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng TS của DN - Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành của vốn kinh doanh, xuất phát từđặc điểm luân chuyển của vốn lưu động, nguồn hình thành vốn lưu động baogồm cả nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời) và nguồn vốn dài hạn
Trang 21(nguồn vốn thường xuyên) Do đó, khi xem xét ở góc độ nguồn vốn lưu độngthì nguồn vốn này cũng được chia thành hai bộ phận là: nguồn vốn lưu độnglưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất
dài hạn để hình thành hay tài trợ cho nhu cầu TSLĐ thường xuyên cần thiếttrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể tài trợ một phần haytoàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính củadoanh nghiệp) nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra thường xuyên và ổn định Nguồn VLĐ thường xuyên của doanhnghiệp tại một thời điểm được xác định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản
lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu biến động tănggiảm theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, khi lựa chọn nguồn tài trợ nào doanh nghiệp cũng cần phảicân nhắc tới các yếu tố khác như: tỷ lệ chiết khấu, dòng tiền chiết khấu, chiphí huy động nguồn tài trợ và chi phí cơ hội để từ đó có thể đưa ra nhữngquyết định tài chính phù hợp
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Để hiểu rõ khái niệm quản trị VLĐ trước hết cần tìm hiểu khái niệmhiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khái niệm hiệu quảngày nay đã được sử dụng khá phổ biến trong các sách báo kinh tế Tuy nhiênkhi bàn về khái niệm hiệu quả cũng có nhiều quan niệm khác nhau, xuất phát
từ các cách tiếp cận và phạm vi xem xét hiệu quả khác nhau Tuy nhiên, quan
Trang 22điểm hiệu quả được nhiều người chấp nhận thì cho rằng: HQKD là một phạmtrù kinh tế phản ánh sự so sánh tương quan giữa kết quả đạt được và các chiphí (hay nguồn lực) đã bỏ ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, hiệu quả là một sự so sánh, thể hiện mối quan hệ tương quan giữanguồn lực đã bỏ ra và kết quả thu được trong các quá trình kinh tế Bản chấtphạm trù hiệu quả cho thấy không có sự đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả.Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và xác định hiệu quả.
Vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng là các nguồn lực tàichính mà doanh nghiệp bỏ ra trong kinh doanh Đặc trưng cơ bản nhất của vốnkinh doanh là luôn vận động, luân chuyển liên tục trong quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp Do vậy, khi đánh giá về quản trị vốn kinh doanh nói chung,vốn lưu động nói riêng người ta không chỉ xem xét những kết quả thu được từviệc sử dụng vốn mà còn xem xét ở tốc độ luân chuyển của vốn nhanh hay chậmqua các giai đoạn dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Thông qua tốc độ luânchuyển vốn trong từng khâu kinh doanh cũng cho thấy tình hình tổ chức, quản lýhoạt động mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tốthay không tốt, hợp lý hay không hợp lý, các khoản phí tổn trong sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí, đảm bảo khả năngthanh toán của doanh nghiệp như thế nào, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nângcao quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Từ những phân tích trên tác giả cho rằng:“Quản trị VLĐ của doanh
nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được với số VLĐ mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp, từ đó đánh giá sử dụng vốn lưu động có hợp lý hay không cũng như đưa ra các biện pháp nhằm tăng hiệu quả của việc quản trị VLĐ”.
Trang 231.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
(1) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động sử dụngbình quân trong kỳ quay hết một vòng Công thức:
Kỳ luân chuyển vốn lưu
Thời gian một kỳ kinh doanh
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
Thông thường một chu kỳ kinh doanh là 360 ngày
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lao động của doanh nghiệp quayvòng chậm, do đó hiệu quả sử dụng vốn lao động của doanh nghiệp không cao
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn lưuđộng bình quân trong kỳ
Công thức:
Trang 24Mức đảm nhiệm vốn
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì doanhnghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp càng cao
- Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa vốn lưu động sử dụng với lợinhuận do đồng vốn tạo ra sau khi tính đủ chi phí kinh doanh bao gồm cả lãitiền vay
- Chỉ tiêu mức tiết kiệm VLĐ:
Mức tiết
kiệm VLĐ =
Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch
Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
Mức tiết kiệm VLĐ là số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ trong kỳ Nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cầntăng thêm VLĐ hoặc tăng quy mô không đáng kể
(2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ phải thu
- Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay các khoản
Doanh thu bán hàng Các khoản phải thu BQ trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân
(ngày)
= Thời gian kỳ kinh doanh
Số vòng quay các khoản phải thu
Trang 25Thông thường thời gian kỳ kinh doanh là 360 ngày
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng khoản phải thu trong kỳ sẽ tham gia tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng Số vòng quay khoản phải thu caochứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả Số ngày cần thiết
để quay một vòng khoản phải thu càng thấp thì vòng quay khoản phải thucàng nhanh
Trường hợp chỉ tiêu này quá dài thì vốn bị chiếm dụng càng lâu, dễbiến thành nợ khó đòi Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phương thứctiêu thụ và thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp
(3) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho dự trữ
- Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho BQ trong kỳ Giá vốn hàng bán
Số ngày cần thiết để quay
một vòng hàng tồn kho =
Thời gian kỳ kinh doanh
Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ
Thông thường, thời gian kỳ kinh doanh là 360 ngày
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng hàng tồn kho trong kì sẽ cần phải sửdụng bao nhiêu đồng chi phí Số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả Số ngày cần thiết để quay mộtvòng hàng tồn kho càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng càng nhanh.Trường hợp số vòng quay hàng tồn kho quá thấp chứng tỏ lượng hàng tồnkho quá lớn, không chuyển thành doanh thu được, vốn lưu động của doanhnghiệp bị ứ đọng
(4) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn bằng tiền
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Đây là hệ số phản ảnh khả năng chuyển đổi vốn lưu động thành tiền đểthanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán Công thức:
Trang 26Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: vốn lưuđộng có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Đây là hệ số phản ánh khả năng chuyển đổi vốn lưu động thành tiềnsau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh
là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện thực hơn so với hệ số khả năngthanh toán hiện thời, do việc loại trừ đi yếu tố giá trị hàng tồn kho là yếu tốkhông dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắnhạn Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - HTK Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn
có chuyển đổi thành tiền để kịp thời thanh toán nợ ngắn hạn của doanhnghiệp không Trường hợp hệ số này nhỏ thì doanh nghiệp có nguy cơ sẽgặp khó khăn trong thanh toán công nợ khi đến hạn, có khả năng phải bángấp tài sản để trả nợ Trường hợp hệ số này quá lớn, tình hình sử dụngtiền của doanh nghiệp không tốt, vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụngvốn thấp
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Đây là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ở mức hiện thực nhấtcủa doanh nghiệp do việc chỉ tính tới yếu tố vốn bằng tiền để thanh toán ngaycác khoản nợ đến hạn thanh toán Công thức:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Trang 27Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi
ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Chỉ tiêu này cũng là một trong nhữngchỉ tiêu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay và cóảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn đối vớidoanh nghiệp
1.2.3 Quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động có thể được định nghĩa là quản trị các khoản mụcnhư tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình táisản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục
Quản lý, sử dụng hợp lý vốn lưu động có ảnh hưởng quan trọng đối vớiviệc hoàn thành các mục tiêu chung đã được đề ra của doanh nghiệp Việcquản trị tốt vốn lưu động thể hiện một phần hiệu quả trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Ngoài ra vốn lưu động còn thay đổi theo từng chusản xuất kinh doanh theo từng thời điểm, chính vì vậy vốn lưu động là yếu tốchủ yếu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khảnăng thanh toán trong tương lai, hơn thế nữa vốn lưu động cũng là cầu nốigiữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp, vì vậyquản trị vốn lưu động hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiến lượcphát triển lâu dài của doanh nghiệp
Trang 28-Tiền gửi ngân hàng là số dư tại các tài khoản thanh toán ở ngân hàngdùng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt.
-Tiền đang chuyển: Quá trình chuyển tiền cần có thời gian nhất định chờlàm thủ tục nên tồn tại hình thức này Chẳng hạn doanh nghiệp đã làm thủ tụcchuyển một khoản tiền từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng để trả cho đơn vịkhác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng nênvẫn coi là tiền của doanh nghiệp
Trong đó, thanh toán tiền mặt hiện nay vẫn là phương thức được cácdoanh nghiệp sử dụng chủ yếu trong các hoạt động thanh toán hàng ngày
b Sự cần thiết của quản trị vốn bằng tiền
Mọi doanh nghiệp khi lưu trữ vốn bằng tiền cũng nhằm đến các mụcđích sau:
-Đảm bảo cho các việc phát sinh hàng ngày được diễn ra liên tục, khônggián đoạn: mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các chi phí cầnthiết cho doanh nghiệp hoạt động bình thường Bởi vốn bằng tiền là tài sảnngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất, giao dịch bằng tiền mặt tiết kiệm thờigian hơn so với các tài sản ngắn hạn khác, thêm vào đó, chi phí sử dụng tiềnmặt cũng thấp hơn so với các loại tài sản khác
c Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị vốn bằng tiền
Hoạt động thu chi bằng tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên,liên tục Bên cạnh đó, vốn bằng tiền là một loại tài sản đặc biệt có tính thanhkhoản cao, dễ dàng chuyển hoá sang các hình thức tài sản khác, vì vậy doanhnghiệp phải có biện pháp quản trị vốn bằng tiền chặt chẽ để tránh bị mất mát,thiệt hại Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị vốn bằng tiền như:-Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: nguyên tắc này cho phép công ty duy trìmức chi tiêu tiền mặt trong nhiều giao dịch kinh doanh ở một mức thấp hơn,
do đó thúc đẩy việc thanh toán bằng tiền mặt có thể bằng phương thức:
Trang 29+ Đẩy nhanh việc chốt đơn hàng, chuẩn bị và gửi hóa đơn, yêu cầu thanhtoán trước hoặc đặt cọc.
+ Khuyến khích các khách hàng thanh toán ngay bằng cách áp dụng
chính sách chiết khấu đối khi mua hàng
-Giảm tối đa các khoản mục chi tiêu cùng với chính sách bán hàng
khuyến khích thu hồi công nợ bằng tiền có mối quan hệ chặt chẽ với nhautrong hoạt động quản trị vốn bằng tiền
d Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tiền mặt
-Vòng quay tiền mặt là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng và sự
luân chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp Trên lý thuyết, vòng quay tiền mặtnhỏ tức thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp là nhỏ thì hiệu quả sửdụng và thu hồi tiền mặt của doanh nghiệp là cao, và ngược lại Tuy nhiên khixét trên thực tế đối với hoạt động kinh doanh, một số doanh nghiệp dùng vốnđầu tư cho các hoạt động đầu tư khác có chỉ số sinh lời ước tính cao hơn khi
dự trữ tiền mặt tại quỹ…
Vòng quay tiền mặt = Doanh thu thuần
Tiền mặt bình quân
1.2.3.2.Quản trị khoản phải thu.
a Khoản phải thu
-Phải thu của khách hàng: Là khoản tiền bán hàng chưa thu được, nhưng
đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàngtrong kỳ
-Trả trước cho người bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước chongười bán mà chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo Thường doanhnghiệp ứng trước trong 2 trường hợp:
+ Cần ổn định nguồn và giá hàng hóa
+ Đặt cọc mua máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh số tiền để đảm bảothực hiện hợp đồng của bên mua
Trang 30- Các khoản phải thu khác như: các khoản phát sinh phải thu về hoạtđộng đầu tư tài chính
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi: là số tiền công nợ phải thu từ
KH mà người mua không có khả năng thanh toán Trên thực tế, khi hoạt độngkinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp phải những trường hợp khoản phải thu khóđòi do người nợ bị thiệt hại về tài sản
Trên bảng cân đối kế toán, khoản phải thu là toàn bộ giá trị các khoảnphải thu sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi tại thời điểm kỳbáo cáo
b Nhân tố ảnh hưởng tới khoản phải thu
- Sản phẩm, hàng hoá bán chịu cho khách hàng: tùy theo từng thời kỳdoanh nghiệp sẽ có những chính sách bán hàng hợp lý để thúc đẩy doanh sốbán hàng tăng trưởng, điển hình là phương thức bán chịu có thể làm tăngthêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng.Tuy nhiên, nhờ vậy cũng có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do sảnlượng hàng hóa tiêu thụ tăng
- Tính mùa vụ của loại hình kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh có tính chất thời vụ, với những mùa cao điểm, doanh sốbán hàng sẽ tăng, do đó doanh nghiệp cần tăng cường bán hàng để thu hồinguồn vốn
- Giới hạn khoản phải thu cần thu hồi: Đối với các KH truyền thống, uytín, doanh nghiệp thường sẽ cho KH nợ, tuy nhiên khi công nợ phải thu quálớn, doanh nghiệp cần phải xem xét khoản công nợ này, có thể sẽ ngừng bánchịu cho KH vì sẽ có thể làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp
- Thời gian thu hồi công nợ: Đối với các sản phẩm dễ hỏng, giảm chấtlượng sản phẩm, thì kỳ thu tiền bình quân sẽ ngắn hạn so với các doanhnghiệp kinh doanh các sản phẩm bền
Trang 31Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đánh giá các KHcủa mình dựa trên mức độ phát sinh quan hệ mua bán, khả năng thanh toáncủa KH, tình hình tài chính của KH đó Vì vậy doanh nghiệp cần đánh giá kỹnăng lực của KH trước khi thực hiện mua bán
c Các chỉ số theo dõi khoản phải thu.
-Vòng quay khoản phải thu thể hiện tình hình quản lí và thu hồi công
nợ khách hàng Hệ số này càng cao chứng tỏ việc thu hồi công nợ tương đốitốt, khách hàng đảm bảo uy tín thanh toán đúng hạn
Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán hàng
Các khoản phải thu bình quân
- Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu vòng quay khoản
phải thu, do vậy kỳ thu tiền bình quân theo lý thuyết càng thấp thì chứng tỏviệc thu hồi công nợ diễn ra trong thời gian ngắn -> việc thu hồi công nợtương đối tốt
Số vòng quay khoản phải thu
1.2.3.3.Quản trị hàng tồn kho.
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp đều có nguồnhàng dự trữ, từ hoạt động mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa cho đến khâuđưa nguyên liệu vào khâu sản xuất, kinh doanh cho đến khi bán thành phẩmđều không cùng thời điểm Do vậy doanh nghiệp cần dự trữ hàng hóa, nguyênvật liệu, thành phẩm, vì vậy quản trị hàng tồn kho là yếu tố quan trọng
Trang 32a Hàng tồn kho và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho, dự trữ.
-Hàng tồn kho: là những hàng hóa tồn tại dưới dang nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm, được lữu trữ tại doanh nghiệp từ khâu muasắm sang khâu sản xuất cho đến khâu bán hàng
Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng:
+ HTK trong quá trình mua sắm, chuẩn bị sản xuất, gồm:
● Hàng mua đang đi đường
● Nguyên vật liệu tồn kho kì trước (đã nhập kho)
● Dụng cụ trong kho
+ HTK tham gia trực tiếp trong khâu sản xuất: được tồn tại dưới dạngchi phí sản xuất kinh doanh dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm Chi phínày không chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu được sử dụng vào sản xuấtkinh doanh mà còn bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung
+ HTK nằm trong khâu tiêu thụ, gồm:
● Thành phẩm tồn kho: là thành phẩm đã được sản xuất tại doanhnghiệp nhưng chưa tiêu thụ Đây là đặc trưng của loại hình doanh nghiệp sảnxuất Giá trị thành phẩm trong quá trình này được tính theo giá vốn sản xuấttại xưởng
● Hàng hoá tồn kho: là hàng hóa còn tồn trong kho dự trữ, quầy bánhàng đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại
● Hàng gửi đi bán là thành phẩm, hàng hoá đang gửi đi bán dưới dạng
ký gửi tại các cửa hàng, đại lý đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhậnthanh toán Những tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nênchưa được tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ hay chưa được tính vào cáckhoản phải thu trong kỳ
Các nhân tố ảnh hưởng đến HTK này bao gồm:
Trang 33 Quy mô hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
Nhu cầu của thị trường
Chu kỳ nhập hàng từ nhà cung cấp nguyên vật liệu
Giá cả nguyên vật liệu được nhập trong kỳ sản xuất
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là giá trị giảm trừ của nguyên vậtliệu, thành phẩm, HTK dự kiến sẽ tồn đọng trong chu kỳ sau Thông thường,khi có dấu hiệu HTK bị giảm giá, thì DN cần lên kế hoạch dự phòng giảmgiá Ý nghĩa của việc lập kế hoạch dự phòng giảm giá HTK tương tự như dựphòng phải thu khó đòi
Khoản mục HTK là chỉ tiêu tổng hợp giá trị các loại HTK dự trữ trongtoàn bộ các khâu hoạt động kinh doanh của DN quá trình sản xuất kinhdoanh, và đã trừ dự phòng giảm giá HTK tại thời điểm báo cáo
b Quản trị chi phí hàng tồn kho
Doanh nghiệp sẽ sử dụng chi phí cao để dự trữ hàng tồn kho Các chi phí
có thể liên quan như: CP lưu trữ, CP đặt hàng, CP cơ hội,
- CP lưu trữ: những chi phí liên quan đến việc dự trữ HTK hay những
CP biến đổi tăng giảm cùng với giá trị HTK Bao gồm: chi phí hoạt động, chiphí tài chính
- CP đặt hàng: gồm phí giao dịch và vận chuyển Khoản chi này sẽ phụthuộc vào lượng hàng đặt tùy vào mỗi thời điểm và nhu cầu nhập hàng củaDN
- CP cơ hội: sẽ xảy ra khi doanh nghiệp không đặt hàng kịp thời, oạtđộng sản xuất sẽ bị trì trệ, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, DN sẽ bị thiệt hạinếu để lỡ cơ hội đó
Trang 34Ngoài ra còn một số những chi phí khác Khoản mục HTK được coi làmột trong những khoản mục tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt
là DN sản xuất
c Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
-Vòng quay hàng tồn kho: thể hiện tốc độ luân chuyển hàng hoá trên thị
trường Tương tự như vòng quay các khoản phải thu, hệ số này càng cao thìcàng tốt, tuy nhiên số vòng quay HTK cũng ở mức độ nhất định Nếu chỉ tiêuquá cao, tức nghĩa là việc tiêu thụ hàng hóa nhanh, dẫn đến DN không kịpthời cung cấp sản phẩm ra thị trường, ảnh hưởng đến việc bán hàng sau nàycủa DN
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bánHàng tồn kho BQ
Số ngày luân chuyển hàng tồn kho = 360 / vòng quay hàng tồn kho
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh,
nếu nhu cầu vốn lưu động không được xác định một cách chính xác sẽ dẫnđến tình trạng vốn bị thừa hoặc thiếu vốn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcủa doanh nghiệp và ngược lại
- Phương pháp hoạt động: Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động,
cần phải có những biện pháp huy động vốn lưu động cho phù hợp để có thểđáp ứng vốn kịp thời cho SXKD mà vẫn đảm bảo tiết kiệm được chi phí sửdụng vốn Qua đó, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đẩymạnh tiêu thụ và thu hồi nhanh hơn
- Lựa chọn phương án đầu tư: là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn lưu động Nếu dự án được lựa chọn khả thi, phù hợp với điềukiện của thị trường và khả năng của doanh nghiệp thì sản phẩm và khả năng
Trang 35của doanh nghiệp thì những sản phẩm thành phẩm ra được tiêu thụ nhanh, từ
đó làm vòng quay vốn lưu động tăng lên, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động Ngược lại, nếu doanh nghiệp chọn phương án đầu tư chưa hợp
lý và nhu cầu của thị trường không được đáp ứng đầy đủ sẽ khiến vốn lưuđộng bị ứ đọng, không đạt được hiệu quả
- Trình độ quản lý: Trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp sẽ dẫn
đến thất thoát hàng hóa vật tư, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí vốn lưuđộng, hiệu quả sử dụng vốn thấp
1.3.2 Các nhân tố khách quan
Đây là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinhdoanh nói chung và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp
- Sự ổn định và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: một nền kinh tế ổn
định và có tốc độ tăng trưởng tốt bao giờ cũng là điều kiện thuận lợi cho tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của các doanh nghiệp, qua đóảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của mỗi doanh nghiệp Nếu nền kinh tế tăng trường chậm sẽ khiến mứcmua của thị trường bị giảm sút Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêuthụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, lợinhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung vàvốn lưu động nói riêng
- Tỷ giá hối đoái: đây là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất đối với các doanh nghiệp khó kiếm nguồn nguyên vật liệu trongtrong nước Thường xuyên cần tìm kiếm một nguồn nguyên vật liệu nhậpkhẩu từ nước ngoài, chịu ảnh hưởng rất lớn từ tỷ giá, các chính sách nhậpkhẩu, đặc biệt là khi tỷ giá tăng, công ty không kiểm soát được mức tăng, từ
đó sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phígiá vốn cũng như sẽ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 36- Lạm phát: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung,
lạm phát cao làm giảm sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hóa vật tư tăngcao…Dẫn đến những khó khăn trong việc sử dụng các nguồn chi phí đầu vàocũng như những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm Vì vậy việc sử dụng
và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: Có thể kể đến các chính
sách về lãi, thuế suất…cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và chi phí sửdụng vốn lưu động Do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp phù hợp đểthích ứng với từng chính sách thay đổi của nền kinh tế
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN
TIỀN PHONG 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (tiền thân là Nhà máyNhựa Thiếu niên Tiền phong), được thành lập từ năm 1960, với tên gọi đầutiên là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Thời điểm đó, nhà máy đượcxây dựng có mô hình gồm các nhà xưởng chính: xưởng cơ khí, xưởng nhựatrong (polystyrol) và xưởng bóng bàn, đồ chơi
Ngày 19/5/1960, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủyếu là sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng Hơn 50 năm đi vàohoạt động, đội ngũ người lao động trong công ty luôn nỗ lực làm việc Luônchủ động, sáng tạo là tinh thần chủ đạo của tập thể cán bộ công nhân viên,góp phần xây dựng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, đảm bảo cácnhiệm vụ Nhà nước đã giao phó được hoàn thành xuất sắc
Trải qua nhiều khó khăn thử thách, ngày 29/4/1993, nhà máy NhựaThiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niênTiền Phong, trở thành một doanh nghiệp Nhà nước với Quyết định số386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương) Công tychủ yếu sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo Với cơ cấu tổ chức mới, Công ty
đã chủ động chuyển từ ngành hàng truyền thống gắn liền với tên tuổi công tysang hẳn hoạt động sản xuất ống nhựa PVC, PEHD, để chủ động đáp ứngnhu cầu của thị trường Từ những quyết định táo bạo nhưng đúng đắn, vữngchắc và kịp thời, từ đó các sản phẩm được Công ty sản xuất đã và đang dầnchiếm ưu thế trên thị trường Bằng sự nỗ lực, luôn đổi mới, công ty luônnghiên cứu sản xuất các sản phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú đi kèm với
Trang 38chất lượng luôn được chú trọng cũng như tính cạnh tranh về giá cả, do đócông ty đã tạo uy tín, sự tin dùng sản phẩm với thị hiếu của người tiêu dùngtrên thị trường.
Sau một thời gian hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp nhà nước,đến ngày 17/8/2004, với quyết định số 80/2004/QD-BCN của Bộ Côngnghiệp, Ban lãnh đạo công ty quyết định chuyển đổi sang hình thức công ty
cổ phần Đây là bước ngoặt đánh dấu sự đổi mới cũng như sự phát triển củadoanh nghiệp
Khi nền kinh tế nước nhà có nhiều bước đổi mới, công ty quyết định đầu
tư nghiên cứu và sản xuất nhiều đa dạng sản phẩm với mẫu mã đa dạng chủngloại phong phú sao cho phù hợp, đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng trên thịtrường Sản phẩm ống nhựa như PVC, PEHD, PPR, được nghiên cứu vàđưa vào sử dụng đã nhanh chóng chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường Nhữngmặt hàng này được sử dụng trong hoạt động cung ứng nước sạch, thoát nướcthải đáp ứng nhu cầu sử dụng trong dân cư và sử dụng trong các lĩnh vựccông - nông nghiệp,…
“Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” chính là phương châm của công ty suốt hơn 50 năm qua Công ty đã
được khẳng định tên tuổi trên thị trường Ban lãnh đạo công ty luôn có đề ra
kế hoạch kiểm soát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ,ngoài ra lựa chọn cách thức cung cấp sản phẩm phục vụ nhằm đáp ứng nhucầu người tiêu dùng Trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp sẽ phát triển vớitốc độ rất nhanh và thị trường ngày càng mở rộng Hiện nay, ngoài thị trườngtrong nước, công ty còn mở rộng thị trường nước ngoài, như Trung Quốc,Campuchia, Thái Lan, và đã đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại cácquốc gia này Trong thời gian tới, công ty sẽ có những chính sách đẩy mạnhdoanh số xuất khẩu sang những thị trường này
Trang 39Thị trường tiêu thụ hiện nay gồm 5 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần
300 đại lý bán hàng trên khắp cả nước, sản phẩm công ty đang được tiêu thụmạng lưới rộng khắp Những mặt hàng ống nhựa của công ty hiện chiếm ~ 70-80% thị phần khu vực miền Bắc Ngoài việc chú trọng đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh, công ty cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đời sốngngười lao động, bên cạnh đó, cũng tạo điều kiện cho công ty thực hiện cáchoạt động từ thiện một cách tích cực
Với những thành tích đã đạt được trong hoạt động kinh doanh trong suốt
50 năm hình thành và phát triển, Đảng và Nhà nước đã trao tặng những danhhiệu xuất sắc cho công ty như: Huân chương độc lập hạng Ba (2010); danhhiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (1994-2005); Huân chương Laođộng hạng Nhất, Nhì, Ba ; Liên tục nhận cờ thi đua của Chính phủ, UBNDthành phố Hải Phòng; Ngoài ra còn đạt Huy chương vàng tại các kỳ hội chợtrong nước và nước ngoài, được bình chọn là “Hàng Việt nam chất lươngcao”; giải thưởng “Vì sự nghiệp xanh Việt nam” năm 2003, giải thưởng “Vì
sự phát triển cộng đồng” năm 2004; “Cổ phiếu vàng Việt Nam” năm 2009;
“Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam ” năm 2010 Công ty còn là 1 trong
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017; là 1 trong những doanhnghiệp xuất sắc của Hải Phòng trong nhiều năm liên tiếp và còn rất nhiều cácdanh hiệu dành cho cá nhân và tập thể khác
Với lịch sử hình thành hơn 50 năm qua, gắn liền với những khó khăncũng như sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, những thế hệ người lao độngcủa công ty luôn tự hào về những thành tích mà NTP đã đạt được Nhữngthành tựu đó luôn là động lực đáng tự hào để công ty có những bước pháttriển như ngày nay, là cơ sở để công ty vươn xa trong thời gian tới
Công ty hiện đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Với phương châm: “Chất lượng là trên hết
Trang 40-Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”, doanh nghiệp luôn đạt
được hiệu quả kinh doanh khá tốt, đó là tiền đề để công ty luôn đạt đạt nhữnggiải thưởng cao Nhựa Tiền Phong xứng đáng là doanh nghiệp tiêu biểu tronghoạt động ngành nhựa xây dựng của Việt Nam Ngoài những giải thưởng caoquý giành cho công ty thì sản phẩm được sản xuất đã đạt Giải Cầu vàng
“Made in Vietnam”, nhiều huy chương vàng trong Hội chợ Quốc tế hàngcông nghiệp và Thương mại Việt Nam nhiều năm liên tiếp và được bình chọn
“Hàng Việt Nam chất lượng cao”,
Gìn giữ và phát triển thương hiệu là việc rất quan trọng đối với mộtdoanh nghiệp, ý thức được việc đó, tập thể công ty luôn cố gắng lao độngkhông ngừng nghỉ, phát huy tinh thần lao động hăng say, nhiệt huyết nhằmđưa NTP xứng đáng là doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong lĩnh vực sảnxuất nhựa tại Việt Nam Công ty quyết tâm chiếm được lòng tin của ngườitiêu dùng, khẳng định tên tuổi trên thị trường kinh tế nước nhà cũng như trêntrường quốc tế
Tên gọi : CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Tiếng Anh : TIEN PHONG PLASTICS JOINT-STOCK COMPANY Địa chỉ : Số 222 đường Mạc Đăng Doanh, phường Hưng Đạo, quậnDương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại : + (84 225) 3813979 Fax: + (84 225) 3813989
Email : contact@nhuatienphong.vn
Website : www.nhuatienphong.vn
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Cơ cấu tổ cức bộ máy của công ty được trình bày trong bảng 2.1(trang sau) Theo đó cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty tuânthủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông ty, gồm: