Nội dung bài viết mô tả thực hành về sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uống; kiến thức và thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nông thôn, với dân số mục tiêu là các hộ gia đình nông thôn tại các xã có triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước Sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (MTQG NS & VSMT NT), trong hai năm 2012 và 2013.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học THỰC HÀNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT, NƯỚC ĂN UỐNG VÀ NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH TẠI HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN KHU VỰC PHÍA NAM, NĂM 2012‐2013 Đặng Ngọc Chánh*, Nguyễn Đỗ Quốc Thống*,Nguyễn Trần Bảo Thanh* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Các hệ thống và hành vi vệ sinh, nước khơng an tồn nằm trong nhóm các nguy cơ hàng đầu của gánh nặng bệnh tật tồn cầu được đo lường theo DALYs, và là nhóm nguy cơ cao thứ hai với tỷ lệ 6,3% ở những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh (40%)và tỷ lệ hộ nghèo (15,9%) có một khoảng chênh lệch khá lớn. Lý do gì làm cho những hộ khơng phải hộ nghèo khơng sở hữu một nhà tiêu hợp vệ sinh? Mục tiêu: Mơ tả thực hành về sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uống; kiến thức và thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nơng thơn Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mơ tả. Với dân số mục tiêu là các hộ gia đình nơng thơn tại các xã có triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước Sạch và Vệ sinh Mơi trường Nơng thơn (MTQG NS & VSMT NT), trong hai năm 2012 và 2013. Dân số chọn mẫu là các hộ gia đình trong phạm vi 1km quanh trạm y tế xã. Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy cho sinh hoạt là cao (chiếm 54,6% năm 2012 và 83,8% năm 2013); tuy nhiên chất lượng nước máy có nhiều vấn đề trong q trình sử dụng, đặc biệt là với những hộ gia đình được khảo sát trong năm 2013 (84,7%). Phần lớn các hộ gia đình sử dụng nước uống đóng chai hoặc nước uống đóng bình 20 lít (32,1% năm 2012 và 55,2% năm 2013), kế đến là nước máy (27,9% năm 2012 và 32,7% năm 2013). Tỷ lệ đại diện hộ gia đình cho biết có biết địa phương đang triển khai chương trình MTQGNS & VSMT NT là thấp (dưới 22%). Rất ít đối tượng nêu được lợi ích lớn nhất của một nhà tiêu hợp vệ sinh là ‘diệt được mầm bệnh có trong phân người’ (10% năm 2012 và 17,8% năm 2013). Tỷ lệ hộ gia đình có sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh là thấp (44,3% năm 2013), khoảng 63% trong số này có dự định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; tuy nhiên, đến 51,9% hộ gia đình cho biết chỉ xây dựng khi có sự hỗ trợ tài chính từ chương trình, và 55,4% hộ gia đình cho biết khơng có kế hoạch cụ thể để thực hiện. Chi phí mà những hộ gia đình này dự kiến có thể chi ra để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là từ dưới năm trăm ngàn đồng cho đến dưới một triệu đồng (chiếm khoảng 89%) Kết luận: Nghiên cứu có nhiều hạn chế về mặt thiết kế, và tính đại diện của mẫu, vì vậy tính giá trị từ dữ kiện thu thập được là khơng cao. Dù vậy, dữ kiện thu được vẫn cho thấy một số điểm đáng lưu ý về thực hành sử dụng nước sinh hoạt, ăn uống, nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình nơng thơn. Mức độ tiếp cận các thơng tin về các hoạt động của chương trình MTQGNS & VSMTNT là thấp. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy cho sinh hoạt, ăn uống là cao; chất lượng nước máy nơng thơn lại có nhiều vấn đề cần phải cải thiện. Tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh là thấp, và mơ hình nhà tiêu hợp vệ sinh được chấp nhận là mơ hình giá rẻ. Từ khố: nước sinh hoạt, nước ăn uống, nhà tiêu hợp vệ sinh, hộ gia đình nơng thơn * Viện Y tế Cơng cộng thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Ks. Nguyễn Đỗ Quốc Thống Chun Đề Y Tế Cơng Cộng ĐT: 0987085201 Email: thongasr@gmail.com 111 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 ABSTRACT PRACTICE ON USING DOMESTIC WATER, DRINKING WATER, AND SANITARY LATRINES AT HOUSEHOLDS IN RURAL AREAS IN SOUTHERN VIETNAM, 2012‐2013 Dang Ngoc Chanh, Nguyen Do Quoc Thong, Nguyen Tran Bao Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 111 – 117 Background: Sanitation and hygiene behavior, unsafe water is ranked as one of the leading risks for global burden of disease measured in disability‐adjusted life years (DALYs), and is the second leading risk accounted for 6.3 % of all burden of disease in developing countries. In Vietnam, the proportion of poor households is only 16% but the proportion of rural households without sanitary latrines is 40%. Why can unpoor households not own sanitary latrines? Objectives:To assess practice on using domestic water, drinking water and knowledge and practice on using sanitary latrines among residents in rural areas. Methods: This is a descriptive cross‐sectional study. The target population was rural households in villages where National Target Program on Clean Water and Rural Sanitation was implemented in 2012 – 2013. The study population was households located within one kilometer of Commune Health Centers in these villages. Results:The proportion of households using tap water for daily activities was high (54.6% in 2012 and 83,8% in 2013) but the quality of tap water was questionable. Most households used bottled water (31,2% in 2012 and 55.2% in 2013) and tap water (27.9% in 2012 and 32.7% in 2013) for drinking and cooking. However, the proportion of households aware of the National Program on Clean Water and Rural Sanitation was very low (under 22%). The proportion of households understanding the benefit of eliminating pathogens in human faeces of sanitary latrines was also very low (10% in 2012 and 17.8% in 2013). Only 44.3% of the households had their own sanitary latrines in 2013. Conclusion: The proportion of households accessing to information on activities of the National Program was low. The proportion of households using tap water for daily activities was high but its quality need to be improved. The proportion of households with sanitary latrines was still low. Low‐cost sanitary latrines were affordable. Key words: domestic water, drinking water, sanitary latrines, rural households ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ thống và hành vi vệ sinh, nước khơng an tồn nằm trong nhóm các nguy cơ hàng đầu của gánh nặng bệnh tật tồn cầu được đo lường theo DALYs (chiếm 4,2%), và là nhóm nguy cơ cao thứ hai với tỷ lệ 6,3% ở những nước đang phát triển(5). Phân người, và động vật không được xử lý hợp vệ sinh sẽ gây ra nhiều bệnh lây lan qua đường nước và các bệnh đường ruột như tiêu chảy, ký sinh trùng, v.v. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 88% số ca tử vong do tiêu chảy trên thế giới là do các hệ thống và hành vi vệ sinh, nước khơng an tồn. Và hơn 99% những ca tử vong này là ở các nước đang phát triển, với khoảng 84% xảy ra ở trẻ em(5). Trên toàn cầu, 112 mỗi năm bệnh tiêu chảy gây ra gần 1,7 tỷ ca, và gây chết khoảng 760.000 trẻ em dưới 5 tuổi(6). Tại Việt Nam, theo một báo cáo của Cục quản lý mơi trường y tế, vào thời điểm cuối năm 2010, 45% số hộ gia đình nơng thơn được khảo sát khơng có nhà tiêu(2). Đến năm 2011, báo cáo tổng kết của giai đoạn 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn (MTQGNS & VSMT NT), cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40%, tỷ lệ hộ gia đình được cấp nước đạt QCVN 02: 2009/BYT là 42%, số hộ chăn ni có chuồng trại hợp vệ sinh (có giải pháp xử lý chất thải) là 45%, số xã/thị trấn có tổ thu gom rác thải rất thấp 32%(1). Điều này đặt ra nhiều vấn đề sức Chun Đề Y Tế Cơng Cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học khỏe liên quan đến những tác nhân gây bệnh qua con đường phân‐miệng. Đối với khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có hợp vệ sinh là 54%(1). Trung bình bốn hộ thì có 1 hộ sử dụng chung nhà tiêu, chủ yếu là nhà tiêu khơng hợp vệ sinh (19,7%)(3). Thật tế cho thấy, tuy khơng có số liệu thống kê chính thức, qua nhiều kênh thơng tin khác nhau, vẫn còn tồn tại khó khăn là dù đã có thay đổi về nhận thức, nhưng khơng có sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ, các tổ chức nước ngồi, tỷ lệ các hộ gia đình được vận động tự bỏ tiền để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là khơng cao. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 12,6%, khu vực nơng thơn là 15,9%, riêng khu vực đồng bằng sơng Cửu Long là 11,6%(4). Rõ ràng, với dữ kiện sẵn có (chỉ tính riêng cho khu vực nơng thơn) về tỷ lệ hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh (40%) và tỷ lệ hộ nghèo (15,9%) có một khoảng chênh lệch khá lớn, mặc dù sự so sánh chỉ mang tính tương đối vì các số liệu thống kê được lấy từ hai nguồn khác nhau. Câu hỏi đặt ra là khoảng chênh lệch không xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là vì những nguyên nhân gì, do nhận thức chưa thay đổi (chưa thật sự nhận thấy nhu cầu gia đình cần có một nhà tiêu hợp vệ sinh), hay vì những lý do khác, thí dụ, người dân vẫn trơng chờ tài trợ. Từ thực trạng này, trong hoạt động giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn tại các tỉnh phía Nam, chúng tơi đã thực hiện một khảo sát trên các hộ gia đình tại một số xã có triển khai chương trình thuộc một số tỉnh khu vực phía Nam,trong hai năm 2012 và 2013. Mục tiêu là để thu thập dữ kiện về thực hành sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uống, kiến thức và thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nơng thơn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thực hành về sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uống của các hộ gia đình nơng thơn. Chun Đề Y Tế Cơng Cộng Xác định kiến thức, thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình nơng thơn. Mơ tả lý do khơng xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình nơng thơn. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu là hộ gia đình nơng thơn tại các xã có triển khai chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn, trong hai năm 2012 và 2013. Dân số chọn mẫu là các hộ gia đình trong phạm vi 1km quanh trạm y tế xã. Đơn vị chọn mẫu là hộ, và chủ hộ của hộ được chọn cũng là đơn vị nguyên tố. Trong trường hợp chủ hộ khơng thể trả lời phỏng vấn vì già yếu, hoặc đang có bệnh cản trở khả năng giao tiếp, thì chọn một thành viên khác là một người lớn có thẩm quyền trong gia đình. Tiêu chí đưa vào Hộ gia đình trong phạm vi 1km quanh trạm y tế xã. Chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ (>18 tuổi). Đồng ý tham gia phỏng vấn. Tiêu chí loại ra Vắng nhà vào thời điểm điều tra. Phương pháp nghiên cứu Dữ kiện được thu thập tại hai thời điểm khác nhau theo hoạt động giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thực hành của người dân được phỏng vấn tại hộ gia đình được chọn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, đối tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ (>18 tuổi). Cỡ mẫu Năm 2012: 240 hộ gia đình (tại 8 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Tây Ninh; tại mỗi tỉnh khảo sát 30 hộ gia đình tại một xã của một huyện có triển khai chương trình). 113 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Năm 2013: 600 hộ gia đình (tại 6 tỉnh là Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu; tại mỗi tỉnh khảo sát 60 hộ gia đình tại hai xã của một huyện có triển khai chương trình). Dữ kiện được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, và phân tích bằng phần mềm Stata 10.Số thống kê mơ tả gồm tần số và phần trăm. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Những đặc tính của mẫu khảo sát tại hộ gia đình Đặc tính 18-20 20+-30 30+-40 40+-50 50+-60 60+ Nam Nữ Kinh Khác Phật giáo Thiên Chúa giáo Thờ tổ tiên Khác Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp, cao đẳng Đại học Sinh viên Viên chức Buôn bán nhỏ lẻ Doanh nghiệp kinh doanh lớn Lao động phổ thông Nội trợ Hưu trí Thất nghiệp 114 Tần số (%) Năm 2012 Năm 2013 (n = 240) (n = 600) Tuổi (1,7) (0) 46 (19,1) 46 (7,7) 45 (18,8) 257 (42,8) 83 (34,6) 197 (32,8) 37 (15,4) 75 (12,5) 25 (10,4) 25 (4,2) Giới 105 (43,8) 351 (58,5) 135 (56,2) 249 (41,5) Dân tộc 240 (100) 597 (99,5) (0) (0,5) Tôn giáo 150 (62,5) 74 (12,3) (0,8) (0,5) 58 (24,2) 490 (81,7) 30 (12,5) 33 (5,5) Trình độ học vấn (2,9) 13 (2,2) 84 (35) 193 (32,1) 89 (37,1) 334 (55,7) 49 (20,4) 56 (9,3) (1,7) (0) (2,9) Nghề nghiệp (0) (1,3) 97 (40,4) (0,7) (0,2) (1,2) 105 (17,5) (0) (0,3) 78 (32,5) 28 (11,6) 17 (7,1) 17 (7,1) 402 (67,0) 78 (13,0) (0,6) (0,2) Đa số đối tượng được khảo sát nằm trong độ tuổi từ trên 30 đến 50 tuổi, phần lớn là dân tộc Kinh (năm 2012 chiếm 100%, và năm 2013 là 99,5% số đối tượng khảo sát). Về tơn giáo, năm 2012 số đối tượng có tơn giáo là Phật giáo chiếm đa số (62,5%), sau đó là thờ tổ tiên (24,2%); trong khi năm 2013 thì ngược lại, thờ tổ tiên chiếm 81,7%, và Phật giáo chiếm 12,3%. Trình độ học vấn, chiếm tỷ lệ cao nhất là cấp hai (chiếm 37,1% năm 2012, và 55,7% năm 2013), kế đến là cấp một (chiếm 35% năm 2012 và 32,1% năm 2013), tỷ lệ đối tượng mù chữ là thấp (2,9% năm 2012 và 2,2% năm 2013), tương tự như vậy đối với tỷ lệ đối tượng có trình độ học là trung cấp, cao đẳng, hay đại học. Về nghề nghiệp, chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 32,5% năm 2012 và 67% năm 2013) hoặc buôn bán nhỏ lẻ (40,4% năm 2012 và 17,5% năm 2013, sự phân bố đặc tính đối tượng này một phần do địa điểm chọn hộ gia đình để khảo sát là gần trạm y tế xã, nơi có mật độ dân cư tương đối đơng, hoạt động kinh doanh mua bán là phổ biến (Bảng 1). Bảng 2:Thực hành sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uốngtại các hộ gia đình Tần số (%) Năm 2012 Năm 2013 n = 240 n = 600 Nguồn nước dùng cho sinh hoạt Nước máy 131 (54,6) 503 (83,8) Nước giếng khoan 65 (27,1) 92 (15,3) Nước giếng đào 41 (17,1) (1,0) Nước sông (1,2) (0,8) Nước mưa (0) (0,8) Chất lượng nước máy có 53 (40,5) 166 (84,7) vấn đề Đục 47 (88,7) 139 (83,7) Màu vàng (do sắt) (16,9) 66 (39,8) Có mùi lạ (0) (2,4) Nguồn nước dùng để ăn uống Nước máy 67 (27,9) 196 (32,7) Nước giếng khoan 46 (19,2) 36 (6,0) Nước giếng đào 41 (17,1) 10 (1,7) Nước mưa (2,9) 235 (39,2) Nước sơng (0,8) (0,8) Tiêu chí Nước uống đóng chai Có xử lý nước trước sử dụng cho ăn uống 77 (32,1) 331 (55,2) 114 (47,5) 155 (25,9) Chun Đề Y Tế Cơng Cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Tần số (%) Năm 2012 Năm 2013 n = 240 n = 600 Thỉnh thoảng 101 (88,6) 50 (8,3) Luôn 13 (11,4) 105 (17,5) Giải pháp xử lý nước Đun sôi 91 (79,8) 142 (91,6) Lắng phèn (6,01) (5,8) Lọc 24 (21,1) 12 (7,7) Dùng chất khử trùng nước (1,8) (4,5) Tiêu chí Đối với thực hành sử dụng nước tại hộ gia đình, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy cho sinh hoạt là cao (chiếm 54,6% năm 2012 và 83,8% năm 2013), kế đến là sử dụng nước giếng khoan (chiếm 27,1% năm 2012 và 15,3% năm 2013), tỷ lệ hộ gia đình dùng nước sơng hay nước mưa cho sinh hoạt là thấp (dưới 2%). Tuy vậy, một điểm đáng lưu ý là đối với những hộ gia đình có sử dụng nước máy, tỷ lệ cho biết chất lượng nước máy có vấn đề trong q trình sử dụng là cao, đặc biệt là với những hộ gia đình được khảo sát trong năm 2013 (84,7%), tỷ lệ này trong năm 2012 là 40,5%. Những vấn đề thường gặp là nước bị đục, có màu vàng (do sắt), có mùi lạ, trong đó tỷ lệ nước bị đục khá cao trên 80% (88,7% năm 2012 và 83,7% năm 2013). Đối với nguồn nước ăn uống, đa số hộ gia đình sử dụng nước uống đóng chai hoặc nước uống đóng bình 20 lít cho ăn uống (32,1% năm 2012 và 55,2% năm 2013), kế đến là nước máy (27,9% năm 2012 và 32,7% năm 2013), nước giếng khoan hay nước mưa. Tuy nhiên, tỷ lệ có xử lý nước trước khi dùng để ăn uống là thấp (47,5% năm 2012 và 25,9% năm 2013). Đáng chú ý là tỷ lệ đối tượng cho biết luôn luôn xử lý nước trước khi sử dụng là thấp (dưới 18%). Mặt khác, biện pháp xử lý nước được dùng phổ biến là đun sôi (chiếm 79,8% năm 2012 và 91,6% năm 2013), những biện pháp xử lý khác như lắng phèn, lọc hay dùng chất khử trùng nước là ít. Trong khi đó, như kết quả khảo sát về chất lượng nguồn nước trong bảng 1, nước máy có rất nhiều vấn đề về độ đục, cặn bẩn, và chỉ xử lý đơn thuần bằng đun sơi là khơng có tác dụng. Chun Đề Y Tế Cơng Cộng Bảng 3:Kiến thức, thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình Tiêu chí Tần số (%) Năm 2012 Năm 2013 n = 240 n = 600 Biết địa phương tham 52 (21,7) 124 (20,7) gia thực Chương trình MTQG NS&VSMT NT Từ nhân viên y tế 16 (30,8) 71 (57,3) Từ nhân viên Ủy ban nhân (3,8) 35 (28,2) dân xã Từ loa phát 33 (63,5) (0) Khác (1,9) 18 (14,5) Những lợi ích nhà tiêu hợp vệ sinh Cô lập phân người 75 (31,3) 90 (15,0) Ngăn động vật, côn trùng tiếp 45 (18,8) 157 (26,2) xúc với phân Diệt mầm bệnh 24 (10,0) 107 (17,8) phân Khơng gây mùi khó chịu 53 (22,1) 271 (45,2) Không làm ô nhiễm môi 165 (68,8) 419 (69,8) trường Văn minh, lịch 91 (37,9) 355 (59,2) Nơi tiêu gia đình Trên sơng/kênh/rạch (0) 21 (3,5) Cầu tiêu ao cá 22 (9,2) 310 (51,7) Đào lỗ tiêu (0) (0,2) Đi nhờ nhà tiêu hợp vệ sinh (2,0) (0,3) hàng xóm Nhà tiêu hợp vệ sinh gia 213 (88,8) 266 (44,3) đình Lý khơng xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh Không cần thiết (14,8) 129 (38,6) Không biết kỹ thuật xây dựng 22 (81,5) (2,4) Khơng có tiền (3,7) 197 (59,0) Có dự định xây nhà tiêu hợp 17 (62,9) 209 (62,6) vệ sinh Thời điểm dự kiến xây dựng hay cải tạo nhà tiêu Khi dành dụm đủ tiền (29,6) 113 (33,8) Chỉ nhận hỗ trợ 14 (51,9) 36 (10,8) tài Khơng có kế hoạch cụ thể (18,5) 185 (55,4) Số tiền dự kiến chi cho việc xây nhà tiêu < 500.000 19 (70,4) 44 (13,3) 500.000 – 1.000.000 (18,5) 255 (76,3) 1.000.000+ – 2.000.000 (11,1) 12 (3,6) 2.000.000+ (0) 23 (6,9) Một trong những mục tiêu của Chương trình MTQG NS & VSMT NT là nâng cao tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình nơng thơn, thơng qua các hoạt động truyền 115 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 thơng giáo dục sức khỏe, và sự trợ cấp tài chính. Tuy nhiên, một điểm đáng ghi nhận từ cuộc khảo sát trong hai năm 2012, và 2013 là tỷ lệ đại diện hộ gia đình cho biết có biết rằng địa phương đang tham gia chương trình MTQG NS & VSMT NT là thấp (dưới 22%). Khi được hỏi về những lợi ích của một nhà tiêu hợp vệ sinh, phần lớn đối tượng chỉ trả lời chung chung là không làm ô nhiễm môi trường (chiếm đến khoảng 69% trong cả hai năm), tỷ lệ đối tượng biết rằng lợi ích lớn nhất của một nhà tiêu hợp vệ sinh là diệt được mầm bệnh có trong phân người là thấp (10% năm 2012 và 17,8% năm 2013). Về thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ có sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh là thấp (44,3% năm 2013), chưa đạt mục tiêu chương trình đặt ra là 65% hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Kết quả khảo sát trong năm 2012 cho thấy có đến 88,8% hộ gia đình có sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ này là cao, tuy nhiên, đặc tính của mẫu trong năm 2012 là tỷ lệ hộ gia đình bn bán nhỏ lẻ (gần chợ của xã, thị trấn) chiếm tỷ lệ tương đối cao (40,4%), và đây cũng có thể là một yếu tố tác động đến việc sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình. Về lý do khơng xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, kết quả khảo sát năm 2012 cho thấy lý do lớn nhất là không biết kỹ thuật xây dựng (81,5%), thấy khơng cần thiết (14,8%); trong năm 2013 là do khơng có tiền (59,0%), cảm thấy khơng cần thiết (38,6%). Một điểm đáng ghi nhận là đối với những hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đến khoảng 63% có dự định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; tuy nhiên, đến 51,9% hộ gia đình cho biết chỉ xây dựng khi có sự hỗ trợ tài chính từ chương trình, và 55,4% hộ gia đình cho biết khơng có kế hoạch cụ thể để thực hiện, và số tiền mà những hộ gia đình này dự kiến có thể chi ra để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là từ dưới năm trăm ngàn đồng cho đến dưới một triệu đồng (chiếm khoảng 89%). 116 BÀN LUẬN Phần lớn đối tượng đại diện hộ gia đình được khảo sát là người Kinh, đây là một điểm thuận lợi cho các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của chương trình; số đối tượng trong độ tuổi từ trên 30 đến dưới 50 là cao, đây vừa là điểm thuận lợi do những đối tượng này có thể đóng góp nhiều về tài chính trong gia đình, mặt khác lại là một trở ngại khi có khả năng khoảng thời gian có mặt tại hộ gia đình là khơng nhiều, các hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe khó tiếp cận được. Đối với thực hành sử dụng nước tại hộ gia đình, điểm nổi bật là chất lượng nước máy có vấn đề trong q trình sử dụng là cao, đặc biệt là với những hộ gia đình được khảo sát trong năm 2013 (84,7%), tỷ lệ này trong năm 2012 là 40,5%. Kết quả này phần nàophản ánh chất lượng nước cấp nơng thơn là chưa tốt, cần phải cải thiện để khuyến khích người dân sử dụng nước cấp, và sau đó là phòng ngừa bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đối với nguồn nước ăn uống, các hộ gia đình được khảo sát chủ yếu sử dụng nước uống đóng chai hoặc nước uống đóng bình 20 lít, kế đến là nước máy. Tuy nhiên, tỷ lệ có xử lý nước trước khi dùng để ăn uống là thấp (47,5% năm 2012 và 25,9% năm 2013), và biện pháp xử lý nước được dùng phổ biến là đun sôi (chiếm 79,8% năm 2012 và 91,6% năm 2013), những biện pháp xử lý khác như lắng phèn, lọc hay dùng chất khử trùng nước là ít. Trong khi đó, cũng theo những đối tượng này, chất lượng nước máy có vấn đề về độ đục, cặn, màu vàng do sắt như đã nêu ở trên là một quan ngại đối với sức khỏe. Tính hiệu quả của các hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe từ chương trình MTQG NS & VSMT NT, mức độ các thơng tin từ những hoạt động này đến được với các hộ gia đình nơng thơn là những điểm cần lưu ý (tỷ lệ đối tượng cho biết có biết rằng địa phương đang triển khai chương trình MTQG NS & VSMT NT là thấp với chỉ 22%). Và có thể hiệu quả truyền thơng thấp đã Chun Đề Y Tế Cơng Cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học góp phần vào những kết quả khơng tốt về kiến thức, thực hành đối với nhà tiêu hợp vệ sinh. Nổi bật là hầu hết đối tượng khơng nêu được lợi ích lớn nhất của một nhà tiêu hợp vệ sinh là diệt được mầm bệnh có trong phân người là thấp (10% năm 2012 và 17,8% năm 2013). Tỷ lệ có sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh là thấp, chưa đạt mục tiêu chương trình đặt ra là 65% hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Lý do khơng sở hữu một nhà tiêu hợp vệ sinh chủ yếu là không có tiền, và thấy khơng cần thiết. Điểm tích cực là đối với những hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đến khoảng 63% có dự định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, tức là đã phần nào có sự thay đổi về nhận thức; tuy nhiên, đến 51,9% hộ gia đình cho biết chỉ xây dựng khi có sự hỗ trợ tài chính từ chương trình, chi phí dự kiến có thể chi ra để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là từ dưới năm trăm ngàn đồng cho đến dưới một triệu đồng (chiếm khoảng 89%). 55,4% hộ gia đình cho biết khơng có kế hoạch cụ thể để thực hiện, cho thấy khả năng thực sự những hộ gia đình này sẽ xây một nhà tiêu hợp vệ sinh trong tương lai gần là khơng cao. đình nơng thơn. Thứ nhất,tính hiệu quả của các hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe từ chương trình MTQG NS & VSMT NT, mức độ các thơng tin từ những hoạt động này đến được với các hộ gia đình nơng thơn là thấp. Thứ hai, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy cho sinh hoạt, ăn uống là cao, tuy nhiên chất lượng nước máy lại có nhiều vấn đề cần phải cải thiện; và những giải pháp xử lý nước tại hộ gia đình chủ yếu là đun sơi, trong những hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe cần khuyến cáo người dân dùng những phương pháp xử lý mang tính ‘hỗ trợ’ khác trước khi đun sơi như lắng, lọc, v.v. Thứ ba, tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có sở hữu nhà tiêu hợp vệ sinh là thấp, chưa đạt mục tiêu chương trình đặt ra là 65% hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh; và đa phần đối tượng cho biết chỉ xây dựng khi có sự hỗ trợ tài chính từ chương trình, khơng có kế hoạch cụ thể để thực hiện. Thứ tư, mơ hình nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với các hộ gia đình nơng thơn là mơ hình giá rẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuối cùng, tính giá trị của dữ kiện thu thập được từ cuộc khảo sát là hạn chế. Có nhiều lý do, thứ nhất là cỡ mẫu tuy lớn, nhưng mẫu là khơng đại diện cho tất cả những hộ gia đình nơng thơn, vì những khu vực được khảo sát là tập trung quanh trạm y tế xã, gần chợ của xã/thị trấn, nhiều khả năng mẫu được chọn khơng đại diện cho những hộ gia đình ‘đặc trưng’ nơng thơn. Vì vậy, những dữ kiện được thể hiện trong bài báo này chỉ mang tính tham khảo. KẾT LUẬN Cuộc khảo sát có nhiều hạn chế về mặt thiết kế, và tính đại diện của mẫu, vì vậy tính giá trị từ dữ kiện thu thập được là khơng cao. Dù vậy, dữ kiện thu được vẫn cho thấy một số điểm đáng lưu ý về thực hành sử dụng nước sinh hoạt, ăn uống, nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (2011). Báo cáo tổng kết giai đoạn 2 chương trình MTQG NSVSMTNT. Hà Nội. Tr. 5. Cục quản lý mơi trường y tế (2012). Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh mơi trường Việt Nam. Hà Nội. Tr. 16. Tổng cục thống kê (2011). Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ. Hà Nội. Tr. 117. Tổng cục thống kê (2011). Niên giám thống kê 2011. Hà Nội. Tr. 676. World Health Organization (2009). Global health risks. Mortality and burden of disease attributable to selected major risks. Geneva. Pp. 12‐23. World Health Organization (2010). Diarrhoeal disease. http: //www.who.int/mediacentre/factsheets/fs330/en/. Accesed on 19/3/2014. Ngày nhận bài báo: 14/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/6/2014 Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 117 ... sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uống, kiến thức và thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nơng thơn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thực hành về sử dụng nước ... về sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uống của các hộ gia đình nơng thơn. Chun Đề Y Tế Cơng Cộng Xác định kiến thức, thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình nơng thơn. Mơ tả lý do khơng xây dựng nhà tiêu hợp vệ ... doanh mua bán là phổ biến (Bảng 1). Bảng 2 :Thực hành sử dụng nước sinh hoạt, nước ăn uốngtại các hộ gia đình Tần số (%) Năm 2012 Năm 2013 n = 240 n = 600 Nguồn nước dùng cho sinh hoạt Nước máy 131 (54,6) 503 (83,8) Nước giếng