Bài viết được nghiên cứu với mục đích nhằm nhận xét hình dạng và một số kích thước trên khuôn mặt ở nhóm sinh viên độ tuổi 18 - 25 bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT Ở MỘT NHÓM SINH VIÊN
ĐỘ TUỔI 18 - 25 TRÊN ẢNH KỸ THUẬT SỐ CHUẨN HÓA
Lê Hoàng Anh*; Hoàng Thị Đợi*; Hoàng Bảo Tín*; Nguyễn Thùy Linh*
Võ Trương Như Ngọc*; Hồ Thị Kim Thanh*; Trương Mạnh Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét hình dạng và một số kích thước trên khuôn mặt ở nhóm sinh viên độ tuổi
18 - 25 bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô
tả cắt ngang 200 sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội Kết quả: 90%
đối tượng nghiên cứu có khuôn mặt hình oval, kích thước ngang (trên ảnh thẳng) và kích thước dọc (trên ảnh nghiêng) ở nam lớn hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Về chỉ
số các góc trên khuôn mặt: góc mặt nam (N-Sn-Pg: 162,62 ± 5,38 0 ) lớn hơn nữ (N-Sn-Pg: 164,87 ± 5,100) (p < 0,05); mũi của nam (N-Pn-Sn: 104,29 ± 4,88 0 ) cao và nhọn hơn mũi của
nữ (N-Pn-Sn: 106,43 ± 5,59 0 ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Kết luận: mặt hình oval chiếm đa số, các kích thước dọc và ngang của khuôn mặt nam thường lớn hơn nữ, mặt nam nhìn nghiêng nhô hơn mặt nữ, mũi của nam cao và nhọn hơn mũi nữ
* Từ khóa: Nhân trắc học; Hình thái khuôn mặt; Ảnh chuẩn hóa; Sinh viên
Facial Proportions in a Group of Student from 18 to 25 Years Old,
A Photogrammetric Study
Summary
Objectives: To comment the face shapes and dimensions in a group of students from 18 to
25 years old by photogrammetric study Subjects and methods: Cross-sectional research on
200 students in University of Economic and Technical Industries Results: 90% of students have the oval-shaped face The horizontal proportion (frontal photos) and vertical proportion (profile photos in male are often bigger than female with statistically significance (p < 0.05) The facial angles, facial convex index in male (N-Sn-Pg: 162.62 ± 5.38 0 ) is higher than that in female (N-Sn-Pg: 164.87 ± 5.10 0 ) (p < 0.05); male noses are higher and tapered than female with statistically significance difference (p < 0.05) (N-Pn-Sn: male 104.29 ± 4.88 0 , female 106.43 ± 5.59 0 ) Conclusion: The oval shape of the face is predominant The vertical and horizontal proportions in male are bigger than female, the male profile is more protrude than female and the nose of man is higher and more taperes than women’s noses
* Keywords: Anthropometric; Facial proportions; Photogrammetry; Students
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt
và nghiên cứu vẻ đẹp đã trở thành vấn
đề thiết yếu của xã hội Một khuôn mặt
như thế nào được đánh giá là hài hòa? Việc áp dụng một cách phổ biến, cứng nhắc các tiêu chuẩn của người Caucasian cho người Việt liệu có thực sự phù hợp,
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Lê Hoàng Anh (hoanganhrhm@gmail.com)
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017
Trang 2có tạo được nét đẹp hài hòa, cân xứng
cho khuôn mặt? Để giải quyết vấn đề
này, cần có nghiên cứu để đưa ra các chỉ
số trung bình sọ - mặt của người Việt
Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về
đặc điểm nhân trắc được tiến hành trên
đối tượng hạn chế và chưa hệ thống hóa
để xác định tiêu chuẩn đánh giá khuôn
mặt hài hòa [1, 2] Phân tích trên ảnh
chụp tư thế thẳng và nghiêng là phương
pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như nhân trắc, hình
sự với nhiều ưu điểm: chi phí thấp, nhanh
gọn, lưu trữ, bảo quản tốt và có thể thu
thập được số lượng mẫu lớn… Nhiều tác
giả đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và
đưa ra tiêu chuẩn chụp với các tư thế
khác nhau như Bishara, Farkas [3, 4, 5]
để chuẩn hóa kỹ thuật chụp ảnh nhằm
đánh giá và so sánh dễ dàng hơn Chúng
tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
Nhận xét hình dạng và một số kích thước
trên khuôn mặt ở nhóm sinh viên độ tuổi
ảnh chuẩn hóa
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
200 sinh viên độ tuổi 18 - 25 (105 nam,
95 nữ) đang học tại Trường Đại học Kinh
tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội Thời
gian từ tháng 4 đến 5 - 2017, tại Trường
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà
Nội và Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội
- Tiêu chuẩn lựa chọn: sinh viên khỏe
mạnh, có bố mẹ, ông bà nội ngoại là
người Việt, không mắc dị tật bẩm sinh,
chấn thương hàm mặt nghiêm trọng,
chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt, chưa điều trị nắn chỉnh răng, không có biến dạng xương hàm, có đủ răng, đồng ý
và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ: sinh viên không đạt tiêu chuẩn lựa chọn
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Tất cả đối tượng nghiên cứu được chụp ảnh chuẩn hóa theo hai tư thế thẳng
và nghiêng trái [6]
Phương tiện nghiên cứu: máy ảnh Nikon D700, ống kính tiêu cự cố định
105 mm, khoảng cách từ đối tượng đến cảm biến máy ảnh 1,5 m Tư thế chụp: ngồi thẳng, đầu ở tư thế tự nhiên, mắt nhìn thẳng Ảnh được số hóa và mã hóa theo số thứ tự, chuẩn hóa kích thước và đánh dấu các điểm mốc bằng phần mềm
đo đạc ảnh VNCeph
Một số điểm mốc đánh dấu trên ảnh thẳng chuẩn hóa: điểm khóe mắt trong (En), điểm khóe mắt ngoài (Ex), điểm cánh mũi (Al), điểm gò má (Zy), điểm khóe miệng (Ch), điểm sau nhất và dưới nhất của góc hàm dưới (Go), điểm chính giữa đồng tử (Pp), điểm thái dương (Ft) Một số điểm mốc đánh dấu trên ảnh nghiêng chuẩn hóa: điểm chân tóc (Tr), điểm trên gốc mũi (Gl), điểm lõm mũi (N), điểm trước nhất trên đỉnh mũi (Pn), điểm trước nhất của trụ mũi (Cm), điểm dưới mũi (Sn), điểm môi trên (Ls), điểm môi dưới (Li), điểm lõm nhất của môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa (B), điểm cằm trước (Pg), điểm trước-dưới cằm (Gn), điểm tai trên (Sa), điểm tai dưới (Sba) Phân loại hình dạng khuôn mặt theo Celebie và Jerolimov: dựa vào khoảng
Trang 3cách Ft - Ft, Zy - Zy, Go - Go để xác định
3 dạng khuôn mặt: mặt hình vuông nếu
Go = Zy = Ft hoặc Ft = Zy hoặc Zy = Go;
mặt hình oval nếu Zy > Ft và Zy > Go;
mặt hình tam giác nếu Ft > Zy > Go hoặc
Ft < Zy < Go (nếu hai kích thước chênh
nhau khoảng 2 mm thì coi như bằng
nhau) [7]
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0
* Đạo đức trong nghiên cứu:
Nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đạo đức của Đề tài cấp Nhà
nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc
đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong Y học”, được Hội đồng Đạo đức
trong nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội chấp thuận theo quyết định số 202/HĐĐĐĐHYHN ngày 28 - 10 - 2016
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân loại hình dạng khuôn mặt theo Celebie và Jerolimov
Mặt hình oval chiếm tỷ lệ cao nhất
(90,00%), tiếp theo là mặt hình tam giác
(9,5%) và mặt hình vuông (0,5%) Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Xét theo giới, mặt hình oval cũng chiếm tỷ
lệ cao nhất ở cả nam (92,38%) và nữ
(87,37%) Các dạng mặt khác chiếm tỷ lệ
thấp hơn Kết quả của chúng tôi tương
đồng với một số tác giả khác khi nghiên
cứu cùng nhóm tuổi: nghiên cứu của Võ
Trương Như Ngọc (2010) trên sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội: khuôn mặt oval cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (nam: 61,9%; nữ: 70%), các dạng mặt khác (vuông, tam giác) chiếm tỷ lệ thấp hơn; nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2012) cũng gặp tỷ
lệ mặt hình oval cao nhất (nam: 68%, nữ: 63,4%) Như vậy, có thể thấy đa số thanh niên Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành (18 - 25) có khuôn mặt hình oval
Bảng 2: Kích thước ngang (trên ảnh thẳng) và kích thước dọc (trên ảnh nghiêng) đo
trên ảnh đã chuẩn hóa theo giới
Các kích thước ngang
Trang 4Ch-Ch 51,63 4,50 48,96 3,77 0,0000 *
Kích thước dọc (mm)
Trên ảnh thẳng chuẩn hóa, đo được 9 kích thước ngang, các kích thước ngang trên khuôn mặt nam đều lớn hơn nữ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0005) Trên ảnh nghiêng chuẩn hóa, đo được 8 kích thước dọc, các kích thước dọc trên khuôn mặt nam đều lớn hơn nữ, trừ chiều cao trán I (Tr-Gl) và chiều cao trán II (Tr-N) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Lê Việt Vùng (2005) [8], Võ Trương Như Ngọc (2010) [4] và Nguyễn Tuấn Anh (2012) [6]
Bảng 3: Các góc mô mềm đo trên ảnh chuẩn hóa theo giới
Ký hiệu
các góc ( o )
p (t-test)
Trang 5Khi đo các góc mô mềm trên ảnh
nghiêng chuẩn hóa, khuôn mặt của nam
(N-Sn-Pg: 162,62 ± 5,380) nhìn nhô hơn
so với nữ (N-Sn-Pg: 164,87 ± 5,100) Mũi
của nam (N-Pn-Sn: 104,29 ± 4 880) cao
và nhọn hơn mũi của nữ (N-Pn-Sn:
106,43 ± 5,590) Kết quả của chúng tôi
tương đồng với nghiên cứu của Võ
Trương Như Ngọc: góc N-Sn-Pg ở nam
hài hòa là 165,15 ± 2,69; ở nam không
hài hòa là 162,59 ± 4,04 [9] Các góc mũi
trán (Gl-N-Pn), góc mũi mặt (Pn-N-Pg) và
góc lồi mặt (N-Pn-Pg) cũng có sự khác
biệt rõ rệt giữa 2 giới (p < 0,005) Các góc
mũi môi (Cm-Sn-Ls), góc mũi (Pn-N-Sn),
góc lồi mặt từ Glabella (Gl-Sn-Pg) và góc
giữa 2 môi (Sn-Ls/Li-Pg) giữa 2 giới khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên
cứu của Võ Trương Như Ngọc (2010),
Trần Tuấn Anh (2013): chiều dài mũi,
chiều cao mũi, chiều cao chóp mũi… ở
nam đều lớn hơn nữ Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01) [5]
Nghiên cứu của chúng tôi góp phần
khẳng định hình thái khuôn mặt, cũng
như các kích thước trên khuôn mặt của
thanh niên Việt Nam hiện nay Kết quả
này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm
kho dữ liệu chỉ số nhân trắc vùng mặt của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tiếp
tục làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu
và rộng hơn về lĩnh vực này
KẾT LUẬN
Phân tích trên ảnh chụp chuẩn hóa kỹ
thuật số là một kỹ thuật đáng tin cậy và có
nhiều ưu điểm: có thể thu thập được mẫu
lớn, chi phí thấp, lưu trữ và bảo quản dễ
dàng… Khi phân tích hình dạng khuôn mặt và so sánh các kích thước khuôn mặt giữa 2 giới, chúng tôi nhận thấy đa số có hình dạng mặt hình oval, rất ít mặt hình vuông Các kích thước ngang và dọc của nam thường lớn hơn của nữ, mặt nam nhìn nghiêng nhô hơn mặt nữ, mũi của nam cũng cao và nhọn hơn mũi của nữ
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến: các đối tượng nghiên cứu; thầy cô Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học
Y Hà Nội, PGS.TS Trương Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước; Văn phòng Quản lý các chương trình trọng điểm Quốc gia đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Minh Hiệp Các kích thước tỷ lệ
mặt ở người Việt 18 - 25 tuổi ứng dụng trong phân tích thẩm mỹ khuôn mặt Luận văn Thạc
sỹ Y khoa Trường Đại học Răng Hàm Mặt
2006, tr.5-71
2 Hoàng Tử Hùng, Hồ Thị Thùy Trang
Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng Tạp chí Hình thái học TP Hồ Chí Minh 1999, tr.64-74
3 Lê Việt Vùng Nghiên cứu đặc điểm hình
thái nhân trắc đầu mặt người Việt trưởng thành, ứng dụng trong giám định pháp y Luận án Tiến sỹ Y học Học viện Quân y
2005, tr.1-100
4 Võ Trương Như Ngọc Nghiên cứu đặc
điểm kết cấu sọ mặt và đánh giá khuôn mặt hài hòa ở một nhóm người Việt tuổi 18 - 25 Luận án Tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội 2010, tr.1-144
Trang 66 Võ Trương Như Ngọc, Trịnh Thái Hà,
Nguyễn Tuấn Anh Evaluation of facial
morphological characteristics on standardized
digital photographs in a group of students at
Chu Van An high school Hanoi in 2012
Revue Medical 2012
5 Trần Tuấn Anh, Võ Trương Như Ngọc,
Nguyễn Thị Thu Phương, Trịnh Thị Thái Hà,
Nguyễn Phan Hồng Ân Nhận xét hình thái
mô mềm mũi ở nhóm sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế Bình Dương tuổi từ 18 - 25 Tạp chí
Y học Việt Nam 2013, 2 (406), pp.111-117
7 Farkas L.G, Bryan T, John H.P
Comparison of anthropometric and
cephalometric measurements of the adult
face The Journal of Craniofacial Surgery
1999, 10 (1), pp.18-25
8 Farkas LG, Bryan T, Marko JK
Differences between direct (anthropometric) and indirect (cephalometric) measurements of the skull The Journal of Craniofacial Surgery
2002, 13 (1), pp.105-108
9 Bishara S.E, Jorgensen G.J Changes in
facial dimensions assessed from lateral and frontal photographs Am J Ortho 1995, 108, pp.389-393
10 Claman H Standardized portrait
photography for dental patients Am J Ortho
1990, 98, pp.197-205
11 Ibrahimagić L, Jerolimov V, Celebić A
et al Relationship between the face and the
tooth form Collegium Antropologicum 2001,
25 (2), pp.619-626