Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan ở người từ 40 tuổi trở lên tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện với 280 người từ 40 tuổi trở lên, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI XÃ QUANG TRUNG,
HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2012
Trần Ngọc Quang* , Nguyễn Hồng Quang**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng
quan trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10% ‐ 15% dân số và ước tính đến năm 2025 là 29%.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan ở người từ 40 tuổi trở lên tại xã
Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện với 280 người từ 40 tuổi trở lên, áp dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ THA là 34,3%. Có mối liên quan giữa THA với giới tính (PR=2,31; 95% CI:
1,35‐3,97; p= 0,001), tiền sử gia đình có người THA (PR=4,09; 95% CI: 2,31‐7,31; p <0,001), hút thuốc lá (PR=2,88; 95% CI: 1,67‐4,96; p<0,001), ăn mặn (PR=3,26; 95% CI: 1,89‐5,63; p<0,001), hiểu biết về THA (PR=2,99; 95% CI: 1,24‐8,29; p=0,009).
Kết luận: Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ THA cao, cần có các biện pháp tác động để phòng ngừa bệnh THA và các
tai biến của bệnh này.
Từ khóa: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp, tăng huyết áp.
ABSTRACT
THE PREVALENCE OF HYPERTENSION AND RELATED FACTORS IN PEOPLE AGED OVER 40
IN QUANG TRUNG WARD, THONG NHAT DISTRICT, DONG NAI PROVINCE IN 2012
Tran Ngoc Quang, Nguyen Hong Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 678 ‐ 681
Background: Hypertension is a common disease and an important public health problem. According to
the World Health Organization, the incidence rate of hypertension accounted for approximately 10% ‐ 15% of
the world population in 1978 and is estimated to increase to 29% by 2025.
Objectives: To determine the prevalence of hypertension and related factors in people aged over 40 in Quang
Trung ward, Thong Nhat district, Dong Nai province in 2012.
Methods: A cross‐sectional study was conducted on 280 people aged over 40 in Quang Trung ward, using
the simple random sampling method.
Result: The prevalence of hypertension was 34.3%. There were significant associations between
hypertension with gender (PR=2.31; 95% CI: 1.35‐3.97; p=0.001), family history of hypertension (PR=4.09; 95% CI: 2.31‐7.31; p<0.001), smoking (PR=2.88; 95% CI: 1.67‐4.96; p <0.001), vegetarians (PR=3.26; 95% CI: 1.89‐ 5.63; p <0.001), understanding of hypertension (PR=2.99; 95% CI: 1.24‐8.29; p =0.009).
Conclusion: The rates of hypertension risk factors are high. Proper measures should be given to prevent the
complications of disease.
Trang 2Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Keywords: prevalence of hypertension, hypertension.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ
biến và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng
quan trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm
1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm
khoảng 10%‐15% dân số và ước tính đến năm
2025 là 29%(2).
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra y tế quốc
gia năm 2002 tỷ lệ THA là 16,3%, năm 2009 tỷ lệ
THA lên đến 25,1% ở người trên 25 tuổi. Như
vậy, với dân số 84 triệu người Việt Nam (tính
đến năm 2007), ước tính có khoảng 6,85 triệu
người bị bệnh THA thì đến năm 2025 sẽ có
khoảng 10 triệu người bị THA, nếu không có các
biện pháp phòng chống kịp thời(8).
Nghiên cứu này tập trung vào xác định tỷ lệ
THA và một số yếu tố liên quan ở người từ 40
tuổi trở lên tại xã Quang Trung, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai. Qua nghiên cứu này sẽ có
cơ sở cụ thể nhằm hoạch định chương trình giáo
dục sức khỏe cho người dân về việc chăm sóc,
phòng ngừa bệnh THA, góp phần giảm thiểu số
người mắc bệnh và phòng ngừa tai biến do THA
gây ra trong thời gian tới tại xã Quang Trung,
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan ở người từ 40 tuổi trở lên tại xã Quang
Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Địa điểm nghiên cứu
Xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh
Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2012
Dân số mục tiêu
Người dân từ 40 tuổi trở lên, đang sinh sống
trên địa bàn xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Dân số chọn mẫu
Người dân từ 40 tuổi trở lên hiện đang sinh sống tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Cỡ mẫu
d
p p
n Z12-/2 12
Với độ chính xác mong muốn: 5%; tỷ lệ tham khảo (7): 24%; độ tin cậy 95%; trị số giới hạn Z(1 ‐
/2) = 1,96.
Mẫu được chọn theo phương pháp xác suất
tỷ lệ với kích cỡ dân số, để tăng độ tin cậy sử dụng hệ số thiết kế =2.
Cỡ mẫu nghiên cứu là: 280.
(7): dựa vào tỷ lệ THA của người từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa, p ước lượng khoảng 24%.
Xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra được mã hóa và nhập vào phần mềm EpiData 3.01. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 11.0
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=280)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nhóm tuổi
Trình độ học vấn
Nghề Nghiệp
Trang 3Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Dân tộc
Bảng 2: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp chung (n=280)
Mắc bệnh THA Tần số Tỷ lệ (%)
Bảng 3: Tỷ lệ THA theo các đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu (n=280)
Đặc điểm THA Tổng
Có (%) Không (%)
Nhóm tuổi
Dân tộc
Trình độ học vấn
Mù chữ/ biết đọc viết 6(46,2) 7(53,8) 13
Nghề Nghiệp
Nhân viên văn phòng 3(60,0) 2(40,0) 5
Buôn bán, nội trợ 38(29,2) 68(70,8) 96
Lao động phổ thông 9(39,1) 14(60,9) 23
Người già, hưu trí 51(34,7) 96(65,3) 147
BMI
Nguy cơ béo phì 27(35,5) 49(64,5) 76
Bảng 4: Mối liên quan giữa THA với các đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu qua phân tích đa biến bằng
hồi quy logistic
Đặc điểm PR KTC 95% p
Giới tính nam so với nữ 2,31 1,35-3,97 <0,001
Đặc điểm PR KTC 95% p
Nhóm tiền sử gia đình
có người THA so với nhóm gia đình không có người THA 4,09 2,31-7,31 <0,001 Nhóm có hút thuốc lá so với nhóm
không hút thuốc lá 2,88 1,67-4,96 <0,001 Nhóm ăn mặn so với nhóm không
Nhóm thiếu hiểu biết về THA so với nhóm hiểu biết về THA 2,99 1,24-8,28 0,009
BÀN LUẬN
Tỉ lệ hiện mắc bệnh THA trong mẫu khá cao 34,3% (Bảng 2), đây là vấn đề mà ngành y tế địa phương cần đáng lưu tâm. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu này tương đương với tỷ lệ THA năm
2006 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long(1) (33,4%), nhưng cao hơn nghiên cứu tại Bạc Liêu (12,4%)(5) và thấp hơn nghiên cứu tại Hậu Giang (40,8%)(6). Có thể do sự khác biệt về cỡ mẫu và thời gian nghiên cứu dẫn đến sự khác biệt này. Đây là nghiên cứu cắt ngang nên trình tự thời gian không rõ rệt, khi phân tích đa biến bằng hồi quy logistic cho thấy có mối liên quan
giữa THA với giới tính (bảng 4): tỷ lệ THA ở
nam (43,8%) cao hơn nữ (25,2%), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hayes ở Hoa
Kỳ và phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần(9). Có mối liên quan giữa THA với
tiền sử gia đình có người THA (bảng 4), phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Dũng năm 2009 tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai(7), Huỳnh Đình Đàng năm 2011 tại Long An(3). Có mối liên
quan giữa THA với hút thuốc lá, tỉ lệ THA ở
người hút thuốc lá cao hơn tỉ lệ THA ở người không hút thuốc lá, hút thuốc lá là yếu tố nguy
cơ tim mạch của tai biến tim mạch trên bệnh
nhân THA. Có mối liên quan giữa THA với ăn
mặn, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Vũ Bảo Ngọc, Lê Hoàng Ninh và cộng
sự(4). Những người thiếu hiểu biết về bệnh THA mắc bệnh nhiều hơn những người có hiểu biết
về bệnh THA, có lẽ do người dân ít kiến thức nên không có ý thức phòng bệnh.
Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ THA với uống nhiều rượu, tập thể dục và ăn nhiều
Trang 4Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
mỡ; có lẽ do cỡ mẫu chưa đủ lớn để thấy được
mối liên quan giữa tỷ lệ THA của người dân với
uống nhiều rượu, tập thể dục và ăn nhiều mỡ.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở những người
≥ 40 tuổi ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai năm 2012 là 34,3%: THA độ I:
21,1%; THA độ II: 8,6% và THA độ III: là 4,6%.
Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ.
Có mối liên quan giữa tăng huyết áp với
những yếu tố sau: giới, tiền sử gia đình THA,
hút thuốc lá, ăn mặn, hiểu biết về bệnh THA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y tế (2006). Thực trạng THA ở Việt Nam năm 2005. Niên
giám thống kê y tế 2006. Tr. 3‐12.
2 Hội tim mạch học TP Hồ Chí Minh (1999). Các hướng dẫn của
hội THA Quốc tế‐ Tổ chức Y tế Thế giới 1999. Tạp chí y học Việt
Nam.12: 2‐8.
3 Huỳnh Đình Đàng (2011). Nghiên cứu tình hình bệnh THA và
các yếu tố liên quan của người dân từ 40 tuổi trở lên tại xã Vĩnh
Thanh Đông. Châu Thành. Long An. Luận văn CK. Đại học Y‐
Dược Huế. Tr. 32‐45.
4 Ngọc Vũ Bảo Ngọc, Lê Hoàng Ninh, Cao Minh Nga, Phan
Trần Tuấn (2005). Tỷ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành tại Quận 4 TP. HCM‐2004. Y Học TP. HCM. 9 (1): 93‐99.
5 Nguyễn Minh Đức, Dương Thị Ngọc Hằng và CS (2002).
Phòng chống THA trong cộng đồng tại xã Hiệp Thành‐Thị xã Bạc Liêu từ 03/2001‐3/2002. Đề tài cấp cơ sở. Bạc Liêu. Tr. 30‐32.
6 Phạm Hùng Lực (2000). Kiến thức, thực hành phòng ngừa THA của người dân Cần Thơ. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học của trường Đại học Cần Thơ. Tr.1‐5.
7 Phạm Văn Dũng (2009). Nghiên cứu tình hình bệnh tăng huyết
áp và các yếu tố liên quan của người trưởng thành tại thành phố Biên Hòa. tỉnh Đồng Nai. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học
Y‐Dược Huế. Tr. 39‐55.
8 Tổng cục thống kê‐Bộ Y tế (2003). Thực trạng huyết áp cao ở Việt Nam năm 2002. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. Tr. 2‐12.
9 Trần Thiện Thuần (2005). Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành ở người lớn về bệnh THA tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 11 (1): 118‐126.
Ngày nhận bài báo: 24/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014 Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014