1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương bằng phương pháp hấp thụ tia x năng lượng kép (dexa) ở bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2

7 148 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 378,44 KB

Nội dung

Bài viết nghiên cứu mật độ xương và tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2. Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2.

Trang 1

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG BẰNG

PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ TIA X NĂNG LƯỢNG KÉP (DEXA)

Ở BỆNH NHÂN NỮ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Ngô Thị Thu Trang*; Nguyễn Thị Phi Nga*

TÓM TẮT

Nghiên cứu mật độ xương (MĐX) và tỷ lệ loãng xương ở 98 bệnh nhân (BN) nữ và 38 BN nam

đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 được khám và điều trị tại Bệnh viện 103, kết quả cho thấy:

- MĐX tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng của nhóm BN nữ ĐTĐ týp 2 (0,732 ± 0,172; 0,695 ±

0,161) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN nam ĐTĐ týp 2 cùng độ tuổi (0,903 ± 0,187;

0,782 ± 0,203), p < 0,05 Đồng thời, tỷ lệ loãng xương tại hai vị trí này của nhóm BN nữ (62,5%;

36,8%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nam (38,5%; 18,4%), p < 0,01

- Ở BN nữ ĐTĐ týp 2 đã mãn kinh, mức kiểm soát HbA1c kém, MĐX giảm và tỷ lệ loãng xương

tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa mãn kinh, kiểm soát HbA1c tốt và chấp nhận được Chưa

thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa MĐX, tỷ lệ loãng xương với thời gian phát hiện ĐTĐ

* Từ khóa: Đái tháo đường; Mật độ xương; Loãng xương; Phương pháp hấp thụ tia X năng

lượng kép

RESEARCH ON bONE MINERAL DENSITY, RATIO OF

OSTEOPOROSIS BONE BY DUAL ENERGY X-RAY

aBSORPTIOMETRY (DEXA) IN WOMEN WITH

DIABETES MELLITUS TYPE 2

Summary

A research on bone mineral density (BMD) and percentage of osteoporosis in lumbar spine and the

femoral neck of 98 women and 38 men with diabetes mellitus (DM) type 2, who were exeminated and

treated at 103 Hospital by DEXA method (Dual Energy X-ray Absorptiometry) The results showed that:

- BMD of lumbar spine and femoral neck in women with DM type 2 (0.732 ± 0.172, 0.695 ± 0.161)

was lower than that of male group (0.903 ± 0.187; 0.782 ± 0.203), p < 0.05 The rate of osteoporosis

in women with type 2 DM was higher than that of male group at lumbar spine (62.5%, 36.8%) and at

femoral neck (38.5%, 18.4%), p < 0.01

- In women with type 2 DM, who had postmenopause and inadequate HbA1c control, BMD was lower,

osteoporosis ratio was higher than that of premenopausal group and acceptable HbA1c control

group There was no statistically significant relationship between BMD, the rate of osteoporosis in women

with type 2 DM and disease duration

* Key words: Diabetes mellitus; Bone mineral density; Osteoporosis; Dual energy X-ray aborptiometry

* Bệnh viện 103

Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS TS Hoàng Trung Vinh

PGS TS Đoàn Văn Đệ

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường týp 2 là bệnh nội tiết

chuyển hoá mạn tính, đang có xu hướng

gia tăng, nhất là ở các nước phát triển và

đang phát triển Theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc

tế (IDF: International Diabetes Federation)

dự báo đến năm 2025, thế giới có khoảng

380 triệu người mắc bệnh này Tại Việt

Nam, theo Tạ Văn Bình [1] tỷ lệ mắc bệnh

ĐTĐ chiếm khoảng 2,7 - 3,0% dân số

(2001) và 5,2% dân số (2008) Hiện nay có

khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh này Tăng

đường máu kéo dài dẫn đến rối loạn

chuyển hoá lipid, protid tạo ra các sản

phẩm tận của quá trình chuyển hoá gây rối

loạn tuần hoàn lâu ngày sẽ dẫn đến tổn

thương, suy giảm chức năng của nhiều cơ

quan, bao gồm: tim, mắt, thận, hệ thần kinh,

cơ xương khớp

Loãng xương ở BN ĐTĐ týp 2 chiếm tỷ

lệ khá cao, thường là ĐTĐ lâu năm, ĐTĐ ở

phụ nữ mãn kinh… Hậu quả nghiêm trọng

nhất của loãng xương là gãy xương Một số

nghiên cứu cho thấy phần lớn gãy xương

tự nhiên là do loãng xương, hơn 90% gãy

xương đùi liên quan đến loãng xương [10]

Ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm loãng

xương ở BN nữ ĐTĐ týp 2 chưa được quan

tâm nhiều để đưa ra khuyến cáo cho bác sỹ

lâm sàng trong vấn đề điều trị một cách

toàn diện Vì thế, nghiên cứu này nhằm:

+ Nghiên cứu MĐX và tỷ lệ loãng xương

ở BN nữ ĐTĐ týp 2

+ Khảo sát mối liên quan giữa MĐX, tỷ lệ

loãng xương với một số đặc điểm ở BN nữ

ĐTĐ týp 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhóm bệnh: 98 BN nữ ĐTĐ týp 2, từ

40 - 82 tuổi, điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết, Bệnh viện 103 từ năm 2009 - 2012

týp 2, cùng độ tuổi

Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn WHO (1998)

* Tiêu chuẩn loại trừ: BN mắc các bệnh

lý về xương khớp mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, dị dạng cột sống, bệnh lý cấp - mạn tính nặng (suy gan, suy thận ), đang dùng các thuốc bisphosphonat, phụ nữ có thai, BN không hợp tác

2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp với tiến cứu

BN được khám lâm sàng và làm xét nghiệm theo mẫu bệnh án nghiên cứu Đo MĐX tại các vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng theo phương pháp DEXA bằng

Chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn WHO (1994) [7]: loãng xương khi T - score

≤ -2,5

Đánh giá kiểm soát ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA (2010): kiểm soát tốt và chấp nhận đuợc khi HbA1c < 7,5%; kém khi HbA1c

≥ 7,5% Đường máu lúc đói đạt yêu cầu

< 7 mmol/l, không đạt yêu cầu ≥ 7 mmol/l

* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống

kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0

Trang 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

BÀN LUẬN

1 Đặc điểm về tuổi

Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên

cứu

ĐTĐ (n = 98)

NHÓM CHỨNG (n = 38)

p

Tuổi (năm)

Trung

bình

63,48 ±

Thời gian

phát hiện

ĐTĐ (năm)

Có 98 BN nữ độ tuổi > 40 Tuổi trung

bình 63,48 ± 9,42; thấp nhất 40 tuổi; cao

nhất 82 tuổi và tỷ lệ phấn bố nhóm tuổi hay

gặp nhất (41,7%) từ 61 - 70 tuổi Thời gian

mắc bệnh chủ yếu từ 1 - 5 năm Kết quả

của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của

Đào Thị Dừa [2], gặp nhiều nhất ≥ 70 tuổi

(55%), ít nhất < 50 tuổi (8,3%); của Lê Thanh

Toàn [5], tuổi trung bình 61,06 ± 19,90

2 MĐX và tỷ lệ loãng xương ở nhóm

BN nữ ĐTĐ týp 2

ĐTĐ là một bệnh lý có nhiều yếu tố nguy

cơ của vữa xơ động mạch Nhiều tác giả đã

nhắc đến vai trò của cytokine (CRP, IL-1β,

IL-6, TNF-α ), yếu tố gây tổn thương mạch

máu trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ Các

nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác động của

cytokine trên hệ cơ xương, một mặt thúc

đẩy quá trình mất chất xương, mặt khác lại

ức chế quá trình tạo xương, từ đó làm giảm

MĐX và gây loãng xương [9]

Bảng 2: Đặc điểm MĐX và tỷ lệ loãng

xương của nhóm nghiên cứu

ĐTĐ (n = 98)

NHÓM CHỨNG (n = 38)

p

Cổ xương đùi

0,161

0,782 ±

Tỷ lệ loãng

Cột sống thắt lưng

0,164

0,903 ±

Tỷ lệ loãng

Ở nhóm bệnh, MĐX thấp hơn, tỷ lệ loãng xương cao hơn có ý nghĩa thống kê

so với nhóm chứng bệnh (p < 0,05) Nghiên cứu của Stromeyer ES và CS, MĐX tại cổ xương đùi: 0,83 ± 0,13; tại cột sống thắt lưng: 0,76 ± 0,13 Theo nghiên cứu của M Yamamoto, T Yamaguchi, MĐX tại cổ xương đùi là 0,826 và cột sống thắt lưng là 0,716 Đào Thị Dừa [2], MĐX tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng: 0,787 ± 0,132 và 0,750

± 0,171; tỷ lệ loãng xương cổ xương đùi: 36,7%, CSTL: 50%

Bảng 3: Mối liên quan giữa MĐX và tỷ lệ

loãng xương với tình trạng mãn kinh ở nhóm

BN nữ ĐTĐ týp 2

CHỈ TIÊU MÃN KINH NHÓM ĐÃ

(n = 20)

NHÓM CHƯA MÃN KINH (n = 78)

p

Cổ xương đùi

0,326

0,678 ±

Tỷ lệ loãng xương (%)

5 (25,0%)

33

Cột sống thắt lưng

0,200

0,725 ±

Tỷ lệ loãng xương (%)

9 (45,0%)

52

Trang 4

Phụ nữ có nguy cơ loãng xương tiên

phát cao gấp 4 lần nam giới, vì khối lượng

xương của họ thấp hơn và quá tình mất

xương cũng nhanh hơn ở nam giới do hậu

quả của suy giảm chức năng buồng trứng

nhanh chóng sau mãn kinh Kết quả của

các nghiên cứu đều thống nhất rằng MĐX

giảm, tỷ lệ loãng xương tăng ở nữ ĐTĐ týp

2 so với nhóm BN nam Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi phù hợp với Lê Thanh Toàn

[5], MĐX tại cổ xương đùi ở BN nữ (0,62 ±

0,15) thấp hơn so với nhóm nam (0,76 ±

0,16); tỷ lệ loãng xương ở nhóm BN nam

(30,2%) thấp hơn so với BN nữ (64,8%)

Lê Thị Mỹ Linh [3], MĐX tại cổ xương đùi

của BN nam (0,86 ± 0,16), tỷ lệ loãng

xương ở nhóm BN nam (30,2%) thấp hơn

so với BN nữ (41,8%)

Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng

xương tăng do giảm nồng độ estrogen, yếu

tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của

loãng xương Estrogen kích thích tăng sinh

tạo cốt bào, ức chế hoạt động của hủy cốt

bào, do đó, làm tăng tái tạo xương, giảm

mất xương Nghiên cứu của Hadzibegovic

và CS [8], MĐX tại cổ xương đùi và cột

sống thắt lưng: 0,870 ± 0,132 và 0,903 ±

0,165; của Nguyễn Ngọc Thanh [4]: nhóm

phụ nữ mãn kinh tỷ lệ loãng xương 62,8%,

nhóm chưa mãn kinh 35,7% Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm phụ nữ

ĐTĐ týp 2 đã mãn kinh, MĐX tại cổ xương

đùi thấp hơn, tỷ lệ loãng xương tại cổ xương

đùi và cột sống thắt lưng cao hơn có ý

nghĩa thống kê so với nhóm chưa mãn kinh

Tuy nhiên, MĐX tại cột sống thắt lưng ở BN

nữ ĐTĐ týp 2 đã mãn kinh giảm chưa có ý

nghĩa thống kê so với nhóm chưa mãn kinh

Bảng 4: Mối liên quan giữa MĐX và tỷ lệ

loãng xương với thời gian phát hiện bệnh ở nhóm BN nữ ĐTĐ týp 2

CHỈ TIÊU

THỜI GIAN PHÁT HIỆN ĐTĐ ≥ 5 NĂM (n = 45)

THỜI GIAN PHÁT HIỆN ĐTĐ < 5 NĂM (n = 53)

p

Cổ xương đùi

0,148

0,742 ±

Tỷ lệ loãng xương n (%)

22 (48,9%)

17 (32,1%)

> 0,05

Cột sống thắt lưng

0,150

0,712 ±

Tỷ lệ loãng xương n (%)

28 (62,2%)

31 (58,5%)

> 0,05

Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê về MĐX và tỷ lệ loãng xương ở hai nhóm nữ ĐTĐ týp 2 có thời gian mắc bệnh trên và dưới 5 năm với p > 0,05

Ở BN ĐTĐ týp 2, các nghiên cứu đều cho thấy mối liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ với MĐX và tỷ lệ loãng xương Theo Nguyễn Nguyên Trang [6]: tỷ lệ BN nữ

bị loãng xương với thời gian phát hiện ĐTĐ

≥ 5 năm cao hơn nhóm < 5 năm Trong nghiên cứu này, kết quả MĐX tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh ≥ 5 năm thấp hơn nhóm < 5 năm, đồng thời, tỷ lệ loãng xương

ở nhóm này cũng cao hơn nhóm < 5 năm, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống

kê, có lẽ do số lượng BN trong nghiên cứu này còn ít Hơn nữa, thời gian phát hiện bệnh với BN ĐTĐ týp 2 cũng chỉ mang tính chất tương đối, do đặc điểm bệnh tiến triển

âm thầm, BN chỉ đến khám hoặc nhập viện khi đã có biến chứng trên lâm sàng

Trang 5

Bảng 5: Đặc điểm kiểm soát đường máu

của nhóm nghiên cứu

(n = 98), %

NHÓM CHỨNG (n = 38), %

p

Glucose

lúc đói

(mmol/l)

HbA1c

(%)

Tốt và chấp

nhận được

> 0,05

Tỷ lệ BN kiểm soát đường máu đạt mục

tiêu thấp Tìm hiểu mối liên quan giữa MĐX

với tình trạng kiểm soát đường máu, chúng

tôi nhận thấy ở nhóm BN kiểm soát đường

máu tốt và chấp nhận được, MĐX tại cổ

xương đùi và cột sống thắt lưng cao hơn, tỷ

lệ loãng xương thấp hơn có ý nghĩa thống

kê so với nhóm có mức kiểm soát đường

máu kém Kết quả này phù hợp với nghiên

cứu của Lê Thanh Toàn [5]: MĐX tại cổ

xương đùi ở nhóm kiểm soát đường máu

đạt mục tiêu (0,67 ± 0,17), nhóm kiểm soát

kém (0,66 ± 0,16)

Bảng 6: Mối liên quan giữa MĐX và tỷ lệ

loãng xương với mức kiểm soát HbA1c ở

nhóm BN ĐTĐ týp 2

CHỈ TIÊU

KIỂM SOÁT TỐT VÀ CHẤP NHẬN ĐƯỢC (n = 31)

KIỂM SOÁT KÉM (n = 67)

p

Cổ

xương

đùi

0,285

0,675 ±

Tỷ lệ loãng

xương n (%)

4 (17,4%)

33

Cột sống

thắt lưng

0,244

0,714 ±

Tỷ lệ loãng

xương n (%)

6 (26,1%)

54

Ở nhóm BN nữ ĐTĐ týp 2 kiểm soát

HbA1c kém, MĐX thấp và tỷ lệ loãng xương

cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm

kiểm soát HbA1c tốt và chấp nhận được,

p < 0,05 Báo cáo của Nguyễn Nguyên Trang và Nguyễn Hải Thủy [6]: MĐX và HbA1c có mối tương quan nghịch, khi HbA1c cao, MĐX giảm và tỷ lệ loãng xương tăng

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu MĐX tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp DEXA trên 98 BN nữ ĐTĐ týp 2, chúng tôi rút ra kết luận:

- Mật độ xương tại cổ sống thắt lưng và

cổ xương đùi của nhóm BN nữ ĐTĐ týp 2 giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN nam Tỷ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng, cổ xương đùi ở BN nữ ĐTĐ týp 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN nam cùng độ tuổi

- Ở BN nữ ĐTĐ týp 2, MĐX giảm, tỷ lệ loãng xương tăng ở nhóm đã mãn kinh, có mức kiểm soát HbA1c kém so với nhóm chưa mãn kinh, kiểm soát HbA1c tốt và chấp nhận được, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa MĐX và tỷ lệ loãng xương với thời gian phát hiện bệnh ở BN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tạ Văn Bình Bệnh ĐTĐ - tăng glucose máu

Nhà xuất bản Y học 2006

2 Đào Thị Dừa Nghiên cứu tình trạng loãng

xương ở BN ĐTĐ týp 2 Bệnh viện Đại học Y

Dược Huế Y học thực hành 12 - 2010

3 Lê Thị Mỹ Linh Nghiên cứu mức độ loãng

xương trên BN ĐTĐ týp 2 ở Bệnh viện Chợ Rẫy Luận văn Thạc sü Y khoa Trường Đại học Y -

Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2010

4 Nguyễn Ngọc Thanh Nghiên cứu tình

hình loãng xương và các yếu tố nguy cơ liên

Trang 6

quan ở phụ nữ > 50 tuổi tại Bệnh viện Thống

Nhất - Đồng Nai Luận văn Bác sü chuyên khoa

cấp II Học viện Quân y 2007 - 2009

5 Lê Thanh Toàn Nghiên cứu MĐX, tỷ lệ

loãng xương ở BN ĐTĐ điều trị tại Bệnh viện

Chợ Rẫy bằng phương pháp DEXA Luận văn

Bác sü chuyên khoa cấp II Học viện Quân y 2011

6 Nguy ễn Nguyên Trang, Nguyễn Hải Thủy

Khảo sát MĐX ở BN ĐTĐ týp 2 Tạp chí Nội

khoa 2010, 3, tr.301-312

7 Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên

Loãng xương, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

và phòng ngừa Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2007

8 Hadzigovic I, Miskic B, Cosis V, Prvulovic

D, Bistrovic D Increased bone mineral density in

postmenopausal women with type 2 diabetes

mellitus Ann Saudi Med 2008, 28 (2), pp.102-104

9 Lacey D.L, Timms E, Tan H.L

Osteoporotegerin ligand is a cytokine that

regulates osteoclast differentiation and activation

1998, Cell 93, pp.156-157

10 L Joseph Melton, Cynthia L Leibson, Sara J Achenbach, Terry M Therneau and

Sundeep Khosla Fracture risk in type 2

diabetes: Update of population - based study

Journal of Bone Mineral Reseach 2008, Volume

23 (8), pp.1334-1342

Ngày nhận bài: 11/10/2012 Ngày giao phản biện: 7/12/2013 Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013

Ngày đăng: 22/01/2020, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w