Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng bệnh học các trường hợp u trung mạc màng phổi ác tính điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Nghiên cứu với tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán xác định u trung mạc màng phổi ác tính, điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2008 tới năm 2012.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học U TRUNG MẠC ÁC TÍNH MÀNG PHỔI: HÌNH ẢNH LÂM SÀNG‐ BỆNH HỌC QUA NGHIÊN CỨU MƠ TẢ 60 TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Huy Dũng*, Lê Tự Phương Thảo**, Nguyễn Thanh Hiệp**, Nguyễn Sơn Lam* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Có bằng chứng thuyết phục cho thấy u trung mạc màng phổi ác tính (UTMMPAT) có liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp với tất cả các dạng amiăng lưu hành trên thị trường. Có rất ít dữ liệu nghiên cứu tiến cứu về UTMMPAT ở Việt Nam. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng‐bệnh học các trường hợp UTMMPAT điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả tiền cứu, tất cả các bệnh nhân có chẩn đốn xác định UTMMPAT, điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2008 tới năm 2012. Kết quả: Có 60 bệnh nhân có chẩn đốn xác định bằng mơ học là UTMMPAT. Tuổi trung bình là 59 ± 15tuổi, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1:1 (29:31), qua khai thác bệnh tìm thấy bằng chứng tiếp xúc với amiăng trong 22 (44,4%) các trường hợp nghiên cứu. 28 (46,7%) bệnh nhân là nơng dân. Các triệu chứng lâm sàng chính : đau ngực (66,7%), ho dai dẳng (56,7%), khó thở (45%), mệt mỏi (8,3%), sốt (8,3%), ho khạc đa m (6,7%), và ho ra máu (3,3%). Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên tới lúc có chẩn đốn là 28 ± 22ngày. 46 (76,7%) bệnh nhân có tràn dịch màng phổi dịch đỏ. Kết quả bệnh học có 28 (46,7%) bệnh nhân bị UTMMPAT dạng biểu mơ, 11 (18,3%) bệnh nhân bị UTMMPAT dạng hỗn hợp, 9 (15%) bệnh nhân bị UTMMPAT dạng sarcơm, 6 (10%) bệnh nhân bị UTMMPAT dạng bó sợi, 4 (6,7%) bệnh nhân bị UTMMPAT dạng nhú biệt hố cao, 2 (3,3%) bệnh nhân bị UTMMPAT dạng bất sản. Kết quả xét nghiệm dịch màng phổi ghi nhận số lượng tế bào là 500 tế bào/mm3, chủ yếu là tế bào lymphơ, protein là 46g/L; albumin là 33g/L; LDH là 547u/L; glucose là 5,1mmol/L; ADA là 13,6u/L. Xét nghiệm hố mơ miễn dịch ghi nhận 96% bệnh nhân dương tính với WT1, 85% với Calretinin, 71,7% với HBME1, 45% với Desmin, 6,7% với CK 7% và 3,3% với TTF‐1. Khơng có bệnh nhân UTMMPAT dương tính với Surfactant Apoprotein A và EGFR. Kết luận: Các triệu chứng thường gặp của UTMMPAT là đau ngực, ho dai dẳng, khó thở. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của UTMMPAT có sự biến thiên tuỳ theo bệnh nhân. Bệnh học chính của UTMMPAT là dạng biểu mơ. Phương pháp hố mơ miễn dịch giúp ích rất nhiều cho chẩn đốn UTMMPAT, đặc biệt là hai chất đánh dấu Calretinin và WT‐1. Từ khóa: u trung mạc màng phổi ác tính, dịch màng phổi, chẩn đốn. ABSTRACT PLEURAL MALIGNANT MESOTHELIOMA: CLINICOPATHOLOGIC FINDINGS IN A CONSECUTIVE SERIES OF 60 PATIENTS Nguyen Huu Lan, Nguyen Huy Dung, Le Tu Phuong Thao, Nguyen Thanh Hiep, Nguyen Son Lam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 221 ‐ 229 Background: There is convincing evidence that pleural malignant mesothelioma (PMM) is associated with occupational exposure to all commercial forms of asbestos. There are little prospective data on patients with pleural malignant mesothelioma traited at Pham Ngoc Thach Hospital. * Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh. ** BV Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hữu Lân Email: nguyenhuulan1965@yahoo.com.vn Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ĐT: 0913185885 221 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Objective: To report clinico‐pathologic features in 60 Vietnamese patients with PMM. Materials and Methods: Patients with a definitive diagnosis of PMM, who were admitted to Pham Ngoc Thach hospital between 2008 and 2012, are reported. Results: Sixty patients with histologically confirmed diagnosis with PMM were included in the study. Mean age was 59 ± 15 years old; male to female ratio was approximately 1:1 (29:31); obvious asbestos fibers exposure was 22 (44.4%) cases following main causes focused interrogatory. Twenty eight patients (46.7%) were farmers. Overall, main clinical symptoms were chest pain (66.7%), persistent cough (56.7%), dyspnea (45%), fatigue (8.3%), fever (8.3%), expectoration (6.7%), and hemoptysis (3.3%). The relapse time from the symtoms’onset to diagnosis was 28 ± 22 days. Forty six (76.7%) patients had presented hemorrhagic pleural effusion. Results from pathology were: 28 (46,7%) Epitheliod Mesothelioma, 11 (18,3%) Biphasic Mesothelioma, 9 (15%) Sarcomatoid Mesothelioma, 6 (10%) Desmoplastic Mesothelioma, 4 (6,7%) Well‐ differentiated Papillary Mesothelioma, 2 (3,3%) Anaplastic Mesothelioma. Results from pleural fluid tests were: mean cell count 500cell/mm3, mainly lymphocytes; proteins, 46g/L; albumin, 33g/L; LDH, 547u/L; glucose, 5.1mmol/l; ADA, 13.6u/L. Using immunohistochemical labelling, 96% of the included patients were positive for WT1, 85% for Calretinin, 71.7% for HBME1, 45% for desmin, 6.7% for CK 7, 3.3% for TTF1‐1. No patient was positive for Surfactant Protein A and EGFR. Conclusion: The most common symptoms of MPM were chest pain, persistent cough and dyspnea. The clinical and laboratary manifestation of MPM are variability up to the other patient. The method of immunohistochemistry is very helpful for the diagnosis MPM, especially with two markers Calretinin and WT‐1. Key words: pleural malignant mesothelioma, pleural fluid, diagnosis. UTMMPAT được chẩn đoán tại bệnh viện Phạm ĐẶT VẤN ĐỀ Ngọc Thạch, thành phố Hồ chí Minh. UTMMPAT là u tân sinh ở màng thanh dịch ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP xuất phát từ các tế bào trung mạc đa năng và đặc trưng bởi sự tăng sinh lan tỏa trong khoang Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả tiền màng phổi(4). Mối liên quan giữa tiếp xúc cứu các trường hợp bệnh nhân nhập viện tại amiăng với bệnh lý UTMMPAT được Wagner bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 01‐01‐ ( 17) mô tả lần đầu tiên vào năm 1960 Hiện có 2008 đến tháng 31‐12‐2012, có chẩn đốn xác những bằng chứng thuyết phục rằng định UTMMPAT dựt này cực kỳ quan trọng cả trong mục đích tiên lượng bệnh lẫn pháp y (20). Sự biệt hóa tế bào gai hiếm khi xảy ra trong u trung mạc, vì vậy nhuộm hóa mơ cho chẩn đốn ung thư biểu mô tế bào gai màng phổi không được hữu dụng cao(16). Các sợi CK là các sợi trung gian tạo nên bộ khung của các tế bào biểu mơ, kèm tạo sự nâng đỡ chính cho tồn thể cấu trúc của các biểu mơ. Trong cơ thể người có khoảng 20 loại CK khác nhau. CK là chất đánh dấu đầu tiên dùng trong chẩn đoán xác định nguồn gốc u biểu mơ, đặc biệt là ung thư biểu mơ tế bào gai. Có rất nhiều loại CK nằm trong các cơ quan của cơ thể. CK dương tính cao (khoảng 90%) trong các trường hợp ung thư biểu mô phổi, đặc biệt là loại CK phân tử lượng thấp(7). Trong nghiên cứu của chúng tơi, CK7 dương tính ở 6,7% (4/60 bệnh nhân) UTMMPAT. Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 TTF‐1 là một yếu tố phiên mã chứa homeodomain để điều tiết hoạt động phiên mã của các gen tuyến giáp trong tế bào nang. Nó được chọn lọc thể hiện trong tuyến giáp, phổi, và trong não trung gian. Một số nghiên cứu cho thấy TTF‐1 là cần thiết để tạo hình các cơ quan này. Trong ung thư tế bào biểu mơ tuyến, TTF‐1 hiếm khi hiện diện trong các khối u có nguồn gốc ngồi phổi, TTF‐1 cũng có thể phân biệt giữa UTMMPAT và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến di căn từ phổi, vì nhuộm miễn dịch TTF‐1 ln âm tính trong tổn thương u trung mạc màng phổi ác tính(13). Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy TTF‐1 dương tính ở 3,3% (2/60 bệnh nhân) UTMMPAT. Chất tạo sức căng bề mặt của phổi Lung Surfactant là một phức hợp lipoprotein được tổng hợp và chế tiết từ những phế bào type II của phế nang. Thành phần chính của SP‐A này là protein với cấu tạo là glycoprotein đã được giảm biến tính có phân tử lượng khoảng 35 kD. Trong tràn dịch màng phổi ác tính, nồng độ SP‐A cao chỉ có ở những bệnh nhân với ung thư biểu mơ tế bào tuyến. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy mức độ rất thấp của SP‐A trong dịch màng phổi của UTMMPAT. Sự hiện diện của SP‐A có thể dùng để phân biệt ung thư màng phổi loại tế bào biểu mơ tuyến và UTMMPAT, vì SP‐A chưa bao giờ được phát hiện trong UTMMPAT bằng hố mơ miễn dịch(18). Trong nghiên cứu của chúng tơi, SP‐A âm tính ở tồn bộ 60 bệnh nhân UTMMPAT tham gia nghiên cứu. Calretinin là protein 29 Kda thuộc thành phần của nhóm lớn gia đình các protein gắn kết calci(7). Calretinin là một trong những chất đánh dấu đầu tiên được coi là hữu ích trong chẩn đốn u trung mạc. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự hữu ích trong nhuộm hóa mơ với calretinin trong chẩn đoán phân biệt giữa UTMMPAT và ung thư biểu mơ tế bào tuyến, chỉ có một số tương đối ít các nghiên cứu cho thấy có biểu hiện calretinin dương tính trong ung thư biểu mơ tế bào gai của phổi. Những Nghiên cứu Y học nghiên cứu hiện nay cho thấy calretinin đều dương tính trong tất cả các u trung mạc, nên đây chính là tiêu chuẩn chẩn đốn đầu tiên. Trong khi đó có 40% ung thư biểu mơ tế bào gai dương tính với calretinin. Calretinin có khả năng dương tính lan tỏa trong mơ tới 100% các trường hợp u trung mạc dạng biểu mơ, nhưng chỉ dương tính từng ổ rải rác trong 10% tất cả các loại ung thư biểu mơ tế bào tuyến, 18% dương tính trong tất cả các loại ung thư biểu mơ tế bào gai(16). Trong nghiên cứu của chúng tơi, 85% (51/60 bệnh nhân) UTMMPAT có phản ứng dương tính với calretinin. Desmin là loại sợi protein trung gian thuộc nhóm 53 kDa. Kháng thể này có đặc hiệu cao với desmin và khơng có phản ứng chéo với các sợi protein trung gian khác, nó có phản ứng với các sợi có vách trong các mơ cơ vân (cả cơ vân bám xương và cơ tim) và trong mô cơ sẽ bắt màu nhuộm rõ nhất ở vùng sợi Z đặc trưng của tế bào cơ vân. Kháng thể kháng desmin thường được dùng để xác định các u có nguồn gốc mơ cơ. Nó có thể có phản ứng cả trong sarcôm cơ trơn và sarcôm cơ vân(6). Desmin được phát hiện trong 56% các u trung mạc ác tính và âm tính trong các loại ung thư biểu mơ của phổi, do đó nó có thể được dùng để chẩn đốn phân biệt các u này(8). Nghiên cứu của chúng tơi cũng cho thấy Desmin dương tính trong 45% (27/60 bệnh nhân) UTMMPAT. HBME‐1 được phát hiện trên bề mặt các tế bào trung mạc là một chất sinh miễn dịch trong u trung mạc dạng biểu mơ. Kháng thể này có thể xuất hiện trên bề mặt các tế bào trung mạc bình thường và tế bào u trung mạc, đơi khi cả trên các tế bào biểu mơ khác. Khi nhuộm dương tính có thể thấy bắt màu ở rìa tế bào hoặc trong các vi nhung mao của tế bào. Kháng thể đơn dòng HBME‐1 chủ yếu để chẩn đốn phân biệt giữa u trung mạc dạng biểu mơ và ung thư biểu mơ tuyến(12). Sự hiện diện kháng thể HBME‐1 dương tính trên bờ bàn chải của các tế bào trung mạc cho phép chẩn đốn phân biệt được giữa u trung mạc màng phổi và ung thư biểu mơ tế bào Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 227 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 tuyến của phổi. Việc phân tích dưới kính hiển vi điện tử cũng cho thấy được các dấu hiệu này và được làm rõ hơn khi quan sát dưới kính hiển vi quang học(5). HBME‐1 dương tính trong tất cả các trường hợp u trung biểu mơ ác tính dạng biểu mơ nhưng dương tính chỉ 39% trong ung thư phổi loại tế bào biểu mô tuyến(15). Trong nghiên cứu của chúng tơi, HBME‐1 dương tính trong 71,7% (43/60 bệnh nhân) UTMMPAT. Các trường hợp dương tính với HBME‐1 đa số là loại UTTMMPAT dạng biểu mơ (91,2%). EGFR tồn tại trên bề mặt tế bào và được kích hoạt bằng cách gắn kết với các điểm kết dính (ligand) cụ thể của nó, bao gồm cả yếu tố tăng trưởng biểu bì và chuyển đổi yếu tố tăng trưởng α (TGFα). Sau khi kích hoạt bởi các phối tử yếu tố tăng trưởng, EGFR trải qua một q trình chuyển đổi từ một hình thức khơng hoạt động thành một nhị phối tử đồng nhất hoạt động (homodimer). Đột biến dẫn đến tăng biểu hiện EGFR quá mức được gọi là sự tăng hoạt quá mức đưa đến một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hoá và u tế bào thần kinh đệm đa dạng. Trong ung thư phổi đột biến gen EGFR xảy ra đa số ở các loại ung thư không phải tế bào nhỏ, đa số là ung thư biểu mô tuyến(9). Trong 60 ca nghiên cứu của chúng tơi thụ thể EGFR âm tính trong cả 60 trường hợp (100%). Thụ thể WT‐1 biểu hiện ngồi màng tế bào của một gen mà gen này mã hóa một yếu tố phiên mã có chứa bốn phân tử kẽm với chuỗi dài DNA gắn kết với ở diểm tận có protein N. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của hệ thống niệu sinh dục, và đột biến gen này xuất hiện nhiều nhất trong bệnh lý bướu Wilm ở trẻ em. Bằng phương pháp nhuộm hố mơ miễn dịch, protein WT‐1 được tìm thấy trong nhân tế bào 75% các trường hợp u trung mạc ác tính và trong 93% ung thư biểu mơ buồng trứng dạng thanh dịch, và trong u trung mạc lành tính và u biểu mơ lành ống dẫn trứng. Do đó, khác với các chất đánh dấu khác trong chẩn đoán u trung 228 mạc màng phổi, WT‐1 dương tính chủ yếu trong nhân tế bào. Điều này giúp ích cho việc chẩn đốm u trung mạc với các loại ung thư biểu mô xâm lấn vào màng phổi, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến(10,14). Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 58/60 (96,7%) trường hợp dương tính với WT‐1. Đây là chất đánh dấu có độ đặc hiệu cao nhất trong các chất đánh dấu dùng chẩn đốn dương tính cho u trung mạc màng phổi. Phân tích hai chất đánh dấu Calretinin và WT‐1 cho thấy có 50 trường hợp dương tính cả hai chất WT‐1 và Calretinin; 8 trường hợp dương tính với WT‐1 nhưng âm tính với Calretinin; 2 trường hợp âm tính với WT‐1 nhưng dương tính với Calretinin. KẾT LUẬN Nhiều biểu hiện lâm sàng, hình ảnh học và sinh hố‐huyết học thay đổi trên mỗi bệnh nhân. Kỹ thuật nhuộm hố mơ miễn dịch có lợi ích chẩn đốn xác định u trung mạc và chẩn đốn phân biệt với các ung thư biểu mơ khác di căn vào màng phổi. Trong đó, hai chất đánh dấu Calretinin và WT‐1 là hai chất có độ đặc hiệu cao nhất. Riêng chất đánh dấu HBME‐1 có giá trị trong UTMMPAT dạng biểu mô. Việc điều tra, hỏi bệnh sử kỹ càng cũng là yếu tố rất cần thiết để tìm hiểu những nguồn gây bệnh như amiăng và các yếu tố liên quan khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bagheri R, Haghi SZ, Rahim MB (2011). Malignant Pleural Mesothelioma: Clinicopathologic and Survival Characteristic in a Consecutive Series of 40 Patients. Ann Thorac Cardiovasc Surg, 17: 130‐136. Baris YI, Saracci R, Sirnonatol Skidmore JW, et al. (1981). Malignant mesothelioma and radiological chest abnormalities in two villages in central Turkey”. An epidemiological and environmental investigation, Lancet, 1: 984. BeckJake MR(1976). Asbestos‐related diseases of the lung and other organs; their epidemiology and implications fot clinical practice. Am Rev Respir Dis, 114: 187‐227. Churg A, Roggli V, Galateau‐Salle F, et al. (2004). Mesothelioma. Pathology and Genetics of Tumours of the Lung, Pleura, Thymus and Heart. Lyon: IARC Press; pp.128‐ 136. Dahlstrom JE, Maxwell LE, Brodie N et al. (2001). Distinctive microvillous brush border staining with HBME‐1 distinguishes pleural mesotheliomas from pulmonary adenocarcinomas. Pathology, 33(3): 287‐291. Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 10 11 12 13 Debus E, Weber K, Osborn M (1983). Monoclonal antibodies to desmin, the muscle‐specific intermediate filament protein. The EMBO Joumal, 2(12): 2305‐2312. Hoda MI, Mohamed AAN, Iman LA et al. (2006). Pleural Mesothelioma: Diagnostic Problems and Evaluation of Pronostic Factors. Journal of the Egyptian Nat. Cancer Inst., 18(4): 303‐310. Hurlimann J (1994). Desmin and neural marker expression in mesothelial cells and mesotheliomas. Hum Pathol, 25(8): 753‐ 757. Inai K. (2010). Pathological Diagnosis of Asbestos‐Exposure‐ Related‐Diseases & Pathological Diagnosis of Mesothelioma. Consultancy on asbestos‐related disease, Viet Nam, Courses Training : 15‐25. Kushitani K, Inai K (2006). Immunohistochemical Makers Panels for Distinguishing between Epitheliod Mesothelioma and Lung Adenocarcinoma. Hiroshima University Journal, Japan: 546‐550. Magnani C, Agudo A, González CA et al. (2000). Multicentric study on malignant pleural mesothelioma and non‐ occupational exposure to asbestos. British Journal of Cancer, 83(1): 104‐111. Mokhtari M, Sadeghi M, Talebi A (2005). Monoclonal antibody HBME‐1 usefulness in differentiation of benign neoplasm and differentiated thyroid carcinoma. Acta Medica Iranica, 43(2): 85‐88. Ng WK, Chow JC, Ng PK (2002). Thyroid Transcription Factor‐1 is Highly Sensitive and Specific in Differentiating Extrapulmonary Metastatic Pulmonary from Adenocarcinoma in Effusion Fluid Cytology Specimens. Cancer, 25, 6(1): 43‐48. 14 15 16 17 18 19 20 Nghiên cứu Y học Nguyen Son Lam (2010). The Methods to Diagnose for Asbestose‐Related Diseases at Pham Ngoc Thach Hospital‐ Viet Nam. The Third Asian Asbestose Initiative International Seminar, Fukuoka, Japan: 11‐16. Ordonez NG (2005). immunohistochemical diagnosis of epithelioid mesothelioma. Arch Pathol Lab Med, 129: 1407‐ 1414. Ordonez NG (2006). The diagnostic utility of immunohistochemistry in distinguishing between epithelioid mesotheliomas and squamous carcinomas of the lung: a comparative study”. Mod. Pathol., 19: 417‐428. Rajendra P, Surya K, Pulak M et al. (1998). Mesothelioma a report on 3 cases. Ind J Tub, 45: 29‐30. Shijubo N, Honda Y, Fujishima T et al. (1995). Lung surfactant protein‐A and carcinoembryonic antigen in pleural effusions due to lung adenocarcinoma and malignant mesothelioma. Eur Respir J, 8, 403‐406. Solomons K. (1984). Malignant mesothelioma‐clinical and epidemiological features. A report of 80 cases. S Afr Med J, 66: 407‐412. Trupiano JK, Geisinger K.R., Willingham M.C. et al. (2004). Diffuse malignant mesothelioma of the peritoneum and pleura, analysis of markers. Modern Pathology, 17: 476‐481. Ngày nhận bài báo Ngày phản biện nhận xét bài báo: Ngày bài báo được đăng: 15‐06‐2013 10‐07‐2013 25–09‐2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 229 ... Những Nghiên c u Y học nghiên c u hiện nay cho thấy calretinin đ u dương tính trong tất cả các u trung mạc, nên đây chính là ti u chuẩn chẩn đốn đ u tiên. Trong khi đó có 40% ung thư bi u mơ tế bào gai dương... dịch, và trong u trung mạc lành tính và u bi u mơ lành ống dẫn trứng. Do đó, khác với các chất đánh d u khác trong chẩn đoán u trung 228 mạc màng phổi, WT‐1 dương tính chủ y u. .. trong tất cả các trường hợp u trung bi u mơ ác tính dạng bi u mơ nhưng dương tính chỉ 39% trong ung thư phổi loại tế bào bi u mơ tuyến(15). Trong nghiên c u của chúng tơi, HBME‐1 dương tính