1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân biệt đặc điểm hình thái cấu trúc của một số nhóm nấm “linh chi” trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

9 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm phân biệt đặc điểm hình thái cấu trúc của một số nhóm nấm “linh chi” trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.

Trang 1

PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI-CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ NHÓM NẤM “LINH CHI” TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Đẹp*, Liêu Hồ Mỹ Trang*, Nguyễn Thị Thu Ngân*, Nguyễn Thị Thu Hằng*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Theo khảo sát của chúng tôi từ 2004-2005, Linh chi được bán tại một số cửa hàng Đông dược

ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) có nguồn gốc khác nhau, được nuôi trồng ở Việt Nam hay được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Thêm nữa giá bán của các nấm này cũng rất khác nhau, Linh chi Hàn Quốc giá bán rất cao so với Linh chi Trung Quốc hay Linh chi Việt Nam Góp phần phân biệt các nhóm nấm “Linh chi” trên thị trường Tp HCM, chúng tôi đã thu thập và phân tích đặc điểm hình thái-cấu trúc của 43 mẫu thể quả nấm “Linh chi”, định danh, phân loại chúng nhằm giúp nhận biết và làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa nấm dược

liệu này về mặt hình thái và vi học

Phương pháp: Các đặc điểm hình thái-cấu trúc của thể quả được quan sát bằng mắt thường, kính lúp hay

kính hiển vi quang học; mô tả và chụp hình các đặc điểm quan sát được Bào tử đảm được mô tả và chụp hình dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử quét Các mẫu nấm được định danh bằng cách so sánh các

đặc điểm hình thái, cấu trúc của thể quả, bào tử đảm với tài liệu

Kết quả: Kết quả khảo sát hình thái-cấu trúc 43 mẫu thể quả nấm có tên gọi Linh chi được sử dụng làm

thuốc ở Tp HCM có 22 mẫu là G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst., 11 mẫu là G lucidum complex, 9 mẫu là G applanatum complex và 1 mẫu là G sinensis Zhao, Xu et Zhang Nguồn gốc của chúng khác nhau do đó có sự

đa dạng về hình thái thể quả và sự khác nhau về thành phần loài

Kết luận: Thể quả nấm có tên gọi “Linh chi” được sử dụng làm thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều

nguồn gốc khác nhau Đây là nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng về đặc điểm hình thái và cấu trúc của thể quả nấm Về hình thái thể quả G lucidum bóng láng như verni, còn thể quả G applanatum có vẻ cũ kỹ, thô mốc Dựa vào bào tử đảm có thể phân biệt G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst., G applanatum complex và G sinensis

Zhao, Xu et Zhang

Từ khóa: Nấm Linh chi, Ganoderma lucidum, Ganoderma applanatum, Ganoderma sinensis, hình thái, cấu

trúc

ABSTRACT

DISTINGUISHING THE MORPHOLOGICAL-STRUCTURAL CHARACTERISTICS

OF SOME GROUPS “LINGZHI” IN HOCHIMINH CITY MARKET

Truong Thi Dep, Lieu Ho My Trang, Nguyen Thi Thu Ngan, Nguyen Thi Thu Hang

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 15 - Supplement of No 1 - 2011: 515 - 523

Introduction: According to our survey in 2004-2005, “Lingzhi” sold at some medicinal herb stores in

district 5, Hochiminh city has various origins They can be domestically produced or imported from China, Korea, Japan Furthermore, the price of them is very different, “Korean Lingzhi” has a very high price compare with

“Chinese Lingzhi” or “Vietnamese Lingzhi” Contribute to differentiate “Lingzhi” groups on the city market, we collected and researched the morphological and structural characteristics of 43 “Lingzhi” fruiting bodies, identify, classify them to help identify and build the basis for standardization of this medicinal mushroom in term of

morphology and structure

*Bộ môn Thực vật-Khoa Dược-Đại học Y Dược TP HCM

Tác giả liên lạc: PGS TS Trương Thị Đẹp ĐT: 0909513419 Email: trgdep@gmail.com

Trang 2

Methods: Description and photograph of morphological and anatomical characteristics of fruiting bodies

Basidiospores were described and photographed by the optical and scanning electron microscope

Results: Researching the morphological-structural characteristics of 43 fruiting bodies showed that: 22

samples are G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst., 11 samples are G lucidum complex, 9 samples are G applanatum

complex and one is G sinensis Zhao, Xu et Zhang

Conclusions: The fruiting bodies named “Lingzhi” used as medicinal mushroom in Hochiminh city have

diversity of the morphology and structure Based on the basidiospores, we can distinguish G lucidum (W Curt.:

Fr.) Karst., G applanatum complex and G sinensis Zhao, Xu et Zhang

Keywords: “Lingzhi”, Ganoderma lucidum, Ganoderma applanatum, Ganoderma sinensis, morphology,

structure

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt nam, chi Ganoderma có khoảng 50

loài(7) và nhiều loài đã được nghiên cứu về hình

thái, tác dụng dược lý, hóa học(3,11,12) Kết quả

khảo sát một số mẫu nấm Ganoderma trên thị

trường của Nguyễn Viết Thân (2005) cho thấy có

sự khác nhau rất lớn giữa các mẫu nấm nghiên

cứu(13) Theo khảo sát của chúng tôi từ 2004-2005,

Linh chi được bán tại một số cửa hàng Đông

dược ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) có

nguồn gốc khác nhau, được nuôi trồng ở Việt

Nam hay được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản Các mẫu nấm được bán dưới tên “Cổ

linh chi” thì không rõ nguồn gốc và tên khoa

học Kết quả khảo sát 36 thể quả dưới tên “Cổ

linh chi” chỉ có khoảng 32% là nhóm Ganoderma

applanatum, còn lại 18% là nhóm Ganoderma

lucidum và 50% các loài Phellinus(9) Kết quả thử

tác dụng chống phân bào trên mô phân sinh rễ

Hành ta (Allium ascalonicum) của các nhóm nấm

Ganoderma lucidum, G applanatum và Phellinus

cho thấy đều cản phân bào nhưng mức độ tác

dụng khác nhau(10,14) Thêm nữa giá bán của các

nấm này cũng rất khác nhau, Linh chi Hàn Quốc

giá bán rất cao so với Linh chi Trung Quốc hay

Linh chi Việt Nam Góp phần phân biệt các

nhóm nấm “Linh chi” trên thị trường Tp HCM,

chúng tôi đã thu thập và phân tích đặc điểm

hình thái-cấu trúc của 43 mẫu thể quả nấm

“Linh chi”, định danh, phân loại chúng nhằm

giúp nhận biết và làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa

nấm dược liệu này về mặt hình thái và vi học

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

- Mẫu thể quả nấm có tên gọi Linh chi được

mua từ một số cửa hàng đông dược ở đường

Hải Thượng Lãn Ông và Triệu Quang Phục

Quận 5 Tp HCM hay từ Công ty TNHH Linh

Chi VINA, Công ty TNHH Thương mại DONA, Trung tâm Công nghệ sinh học ứng dụng, Công

ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO, Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm MEKOPHAR, Công ty Dược phẩm OPC

- Khảo sát đặc điểm hình thái-giải phẫu: Quan sát bằng mắt thường, kính lúp hay kính hiển vi quang học Mô tả và chụp hình các đặc điểm hình thái-cấu trúc của thể quả(8) Bào tử đảm được lấy bằng cách cắt các lớp bào tầng thành lát mỏng dọc theo tầng ống, ngâm các lát cắt vào nước 1-2 giờ Gạn lấy phần nước ngâm chứa bào tử, ly tâm thu phần cắn Làm khô cắn bằng chân không ở nhiệt độ 30 0C có được bột chứa bào tử Quan sát, chụp hình và mô tả bào

tử đảm dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử quét (SEM: Scanning Electron Microscope) thực hiện ở phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia Tp HCM hay ở Đại học Cần Thơ

Các mẫu nấm được xác định tên khoa học bằng cách dựa vào khóa định chi và khóa định loài(2,4,5,6) và so sánh đối chiếu giữa kết quả khảo

sát với phần mô tả và ảnh chụp về hình thái và cấu trúc trong các tài liệu

KẾT QUẢ Hình thái-cấu trúc

Chúng tôi thu thập được 43 mẫu thể quả nấm có tên gọi Linh chi được sử dụng làm thuốc

ở thành phố Hồ Chí Minh Các mẫu nấm này có nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể là Linh chi nuôi trồng trong nước hay nhập hoặc thu hái Linh chi mọc hoang Dựa theo nguồn gốc nấm

do người bán cung cấp và kết quả phân tích hình thái cấu trúc, chúng tôi tạm chia thành 6

Trang 3

mẫu; nhóm 2: Linh chi nhập từ Trung Quốc có 6

mẫu; nhóm 3: Linh chi chủng Nhật trồng ở Việt

Nam có 2 mẫu; nhóm 4: Linh chi chủng Việt

Nam trồng ở Việt Nam 11 mẫu; nhóm 5: Linh

chi mọc hoang trong rừng Việt Nam nhóm

Ganoderma lucidum có 11 mẫu; nhóm 6: Linh chi

mọc hoang trong rừng Việt Nam nhóm

Ganoderma applanatum có 9 mẫu (bảng 1)

Kết quả khảo sát hình thái – cấu trúc cho

thấy đa số các mẫu nấm này là Ganoderma

lucidum (W Curt.: Fr.) Karst (có 22 mẫu), G lucidum complex có 11 mẫu, G applanatum

complex có 9 mẫu và 1 mẫu là G sinensis Zhao,

Xu et Zhang (bảng 1)

Bảng 1 Các mẫu nấm Linh chi khảo sát được thu thập từ năm 2005-2009

NHÓM 1- Linh chi nhập từ Hàn Quốc

C3 20/05/2006 CH Đông Nam, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N10 31/03/2009 CH Vĩnh Phước, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N11 28/04/2009 CH Sâm và Linh chi, Võ Văn Tần, Q.3 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N12 31/03/2009 CH Kỳ Bá Linh, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

NHÓM 2- Linh chi nhập từ Trung Quốc

C1 15/05/2006 CH Đông Nam, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

C2 15/05/2006 CH Đông Nam, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N3 11/03/2008 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N4 11/03/2008 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G sinensis Zhao, Xu et Zhang

N7 28/05/2008 CH Thịnh Phát, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N9 28/05/2008 CH Đông Nam, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

NHÓM 3- chủng Nhật được trồng ở Việt Nam

L1 01/04/2008 Công ty TNHH Linh Chi VINA Q.12 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

L3 03/04/2009 Công ty TNHH Linh Chi VINA Q.12 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

NHÓM 4- chủng Việt Nam trồng ở Việt Nam

N1 11/03/2008 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N2 11/03/2008 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N5 11/03/2008 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N8 28/05/2008 CH Đông Nam, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N13 06/05/2009 Công ty DOMESCO G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N14 06/05/2009 Công ty DOMESCO G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N15 08/05/2009 Công ty OPC Q.6 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N16 06/05/2009 Trung tâm Công nghệ sinh học ứng dụng Q.1 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

N17 23/06/2009 Công ty MEKOPHAR Q.11 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

L2 01/04/2008 Công ty TNHH Linh Chi VINA Q.12 G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

DN 07/06/2008 Công ty TNHH Thương mại DONA G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst

NHÓM 5- Linh chi mọc hoang trong rừng Việt Nam

C4 06/05/2005 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C5 06/05/2005 CH Hiếu Phương, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C6 06/05/2005 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C7 19/05/2005 CH Hiếu Phương, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C8 19/05/2005 CH Hiếu Phương, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C9 16/06/2005 CH Hiếu Phương, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C10 15/04/2006 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C11 02/05/2006 CH Kỳ Duyên, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C12 15/04/2006 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C13 15/04/2006 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

C14 11/03/2008 CH Tùng Phát, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G lucidum complex

Trang 4

SỐ HIỆU MẪU NGÀY THU MẪU NƠI THU MẪU TÊN KHOA HỌC

NHÓM 6- Linh chi mọc hoang trong rừng Việt Nam

T1 10/06/2008 CH An Phát, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G applanatum complex

T2 15/04/2008 CH Tùng Phát, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G applanatum complex

T3 15/04/2008 CH Tùng Phát, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G applanatum complex

T4 16/06/2005 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G applanatum complex

T5 06/05/2005 CH Quảng An Phát, Triệu Quang Phục Q.5 G applanatum complex

T6 06/05/2005 CH Nhân Ái, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G applanatum complex

T7 19/05/2005 CH Đông Nam Dược, Hải Thượng Lãn Ông Q.5 G applanatum complex

T8 10/05/2006 CH Quảng An Phát, Triệu Quang Phục Q.5 G applanatum complex

T9 10/05/2006 CH Quảng An Phát, Triệu Quang Phục Q.5 G applanatum complex

Sự khác biệt về nguồn gốc của các mẫu nấm

thu thập được dẫn đến sự đa dạng rất lớn về

hình thái, tuy nhiên không có nhiều khác biệt về

cấu trúc của thể quả và đặc điểm của bào tử

đảm Đặc điểm chung của các mẫu này phù hợp

với mô tả đặc điểm hình thái của nấm Linh chi

chuẩn G lucidum trong tài liệu(7) Thể quả có

cuống hoàn chỉnh hay không cuống Cuống

thường đơn có khi phân nhánh, thẳng ít khi

cong quẹo, hình trụ hoặc trụ dẹt, nở rộng về

phía mũ nấm, thường đính vào mũ ở bên nhưng

đôi khi ở gần tâm Lớp vỏ cuống láng bóng, màu

nâu đỏ - nâu đen, phủ suốt đến một phần mặt

trên mũ Chất mô cuống chắc, dai; mặt cắt

ngang cuống thường chia 2 vùng phân biệt rõ

bằng một vòng ranh giới cứng như gỗ, vùng

trong thường xốp và đầy những lỗ nhỏ li ti;

khắp cùng trong mỗi vùng có những vệt nâu

đen cứng như gỗ Mũ nấm thường hình thận, có

khi gần tròn hay dạng móng guốc, kích thước

thay đổi, chiều ngang có thể đến 48 cm đối với

Linh chi mọc tự nhiên nhưng cũng có thể chỉ 1,5

cm, dày ở gốc và mỏng dần về phía mép, nơi

đính cuống thường lõm xuống ít nhiều nhưng

cũng có thể gồ lên hay phẳng Mặt trên mũ nấm

láng bóng khi không có bụi bào tử phủ lên,

thường màu nâu đỏ nhưng đậm nhạt khác

nhau, đôi khi nâu vàng, nâu đất, nâu tím, đen

ánh xanh, các vân đồng tâm thường rõ nhưng có

khi ít rõ vì rãnh giữa các vân rất cạn, đồng nhất

hay chia thành 2 vùng: vùng trong cứng chắc,

bóng láng do lớp vỏ cuống phủ tràn lên; vùng

ngoài xốp, ít bóng hay mờ đục Mặt dưới mũ

nấm màu vàng xám hơi nâu với các vết trầy

xước màu nâu đất hay vàng chanh với các vết

trầy xước màu trắng, đầy những lỗ nhỏ li ti,

thường có 4-6, ít khi 3 lỗ/mm Lỗ gần tròn có

đường kính dao động từ 90-270 µm, đôi khi

hình bầu dục hay gần đa giác; khoảng cách giữa

160 µm Mép mũ có thể mỏng (3-10 mm) vì chỉ

có một lớp do mặt trên cuộn phủ xuống dưới hay 2 lớp hoặc vài lớp xếp chồng lên nhau (Linh chi Hàn Quốc) (Hình 1)

Mũ nấm khi cắt dọc gồm các lớp: (1) Lớp vỏ mỏng, cứng nhưng ấn mạnh có thể bể (2) Lớp thịt nấm xốp và dai, cấu tạo bởi những sợi mịn như nhung, thường bện thành thớ to, phân chia hai lớp hướng lên lớp vỏ và hướng xuống dưới lớp bào tầng (3) Lớp bào tầng tạo bởi tầng ống thẳng, có thể phân tầng hay không phân tầng, viền dưới lớp bào tầng thường là một lớp màu kem (Hình 1)

Hệ sợi của lớp bào tầng tương tự như ở lớp thịt nấm, đa số các mẫu nấm có 2 loại sợi khác nhau về đường kính: Sợi loại 1 đường kính 3-6

µm, vách có thể dày hay mỏng, thẳng hay đôi khi có u lồi nhỏ hay hơi uốn lượn, không phân nhánh hay phân nhánh, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu hay trắng xanh; sợi loại 2 đường kính 1-2 µm, vách có thể dày hay mỏng, thẳng hay uốn lượn ít nhiều, thường có nhiều u lồi nhỏ, phân nhánh hay không phân nhánh, màu vàng nhạt hay trắng xanh (Hình 3) Theo tài liệu(7) thì

hệ sợi của nấm Ganoderma có 3 loại (hệ sợi kiểu

trimitic) gồm sợi sinh sản, sợi cứng ít phân nhánh, sợi bện phân nhánh nhiều Tuy nhiên qua khảo sát trên các mẫu nấm thu thập được, chúng tôi ít gặp sợi sinh sản (chỉ gặp ở mẫu N15

và N16) có lẽ vì mẫu thể quả khô và đã tách khỏi giá thể một thời gian dài; sự khác biệt về sự phân nhánh giữa 2 loại sợi cứng và sợi bện không rõ ràng, sợi bện cũng phân nhánh nhưng không nhiều như các tài liệu mô tả, trong khi sợi cứng lại phân nhánh khá đa dạng (Hình 3) Bào tử đảm có cấu trúc kiểu Ganodermoid điển hình Dưới kính hiển vi quang học bào tử đảm có dạng trứng cụt hay hình trứng có chóp

Trang 5

tròn - nhọn, màu vàng mật ong sáng,

kíchthước thay đổi 7-11 µm x 5-8 µm; lớp vỏ

kép, lớp vỏ ngoài dày, sần sùi mụn cóc, có các

trụ chống mảnh và xếp song song; lớp vỏ trong

mỏng và sẫm màu hơn; lỗ nảy mầm ở đầu nhỏ

của bào tử, đường kính 2-3,5 µm; mấu đính bào

tử nằm lệch trục ở đầu to (đáy bào tử); giữa bào

tử đôi khi thấy có khối nội chất tụ thành giọt

hình cầu Dưới kính hiển vi điện tử quét, bề mặt

bào tử đảm thấy rõ đỉnh các trụ chống của lớp

vỏ ngoài và rải rác có nhiều hay ít những lõm

tròn hay những lỗ thủng nhỏ hoặc là những rãnh dọc dài ngắn khác nhau (Hình 1)

Linh chi Hàn Quốc có giá bán rất cao (khoảng 2 triệu đến 4 triệu đồng/1kg) so với Linh chi Trung Quốc hay Linh chi chủng Nhật trồng ở Việt Nam (khoảng 300.000-400.000 đồng/kg) Do đó chúng tôi tóm tắt những đặc điểm đặc trưng giúp nhận biết Linh chi Hàn Quốc, Linh chi Trung quốc hay Linh chi chủng Nhật trồng ở Việt Nam như sau (Bảng 2):

Bảng 2 Những điểm khác biệt về thể quả Linh chi của các chủng nấm Linh chi

Đặc điểm

thể quả

Linh chi Hàn Quốc Linh chi Trung Quốc Linh chi Việt Nam (chủng

Nhật)

Hình dạng tròn méo, ít khi hình thận thận, ít khi tròn thận, ít khi tròn

Màu mặt dưới mũ vàng chanh

vết trầy trắng

vàng nâu, vàng xám vết trầy nâu đất

vàng chanh vết trầy trắng Mép mũ dày (2-6) lớp

mặt trên không cuộn xuống dưới

mỏng (1-2 lớp) mặt trên cuộn xuống dưới

mỏng (1-2 lớp) mặt trên cuộn xuống dưới Thể chất cứng chắc (ấn mạnh vào mặt trên mũ

thấy cứng như gỗ)

xốp (ấn mạnh vào mặt trên mũ thấy mềm và lõm xuống)

cứng chắc (ấn mạnh vào mặt trên mũ thấy cứng như gỗ) Đường kính thể quả so

với trọng lượng

Thể quả 17 cm nặng 200g Thể quả 16 cm nặng 50 g Thể quả 11 cm nặng 28 g

Bào tầng 1 tầng 1-3 tầng 1-3 tầng

Các mẫu thể quả Linh chi mọc tự nhiên

trong rừng Việt Nam mặc dù không thấy cuống

nhưng cũng xuất hiện lớp vỏ láng trên bề mặt

thể quả và có các vân đồng tâm tạo thành những

rãnh sâu, mô thịt nấm phân thành 2 lớp, hệ sợi

kiểu trimitic nhưng sợi sinh sản không quan sát

được, bào tử đảm theo kiểu Ganodermoid điển

hình Vì vậy chúng tôi cho rằng các mẫu này thuộc chi Ganoderma và phân thành 2 tổ hợp G

lucidum complex và G applanatum complex Thể

quả và bào tử của 2 tổ hợp này có nhiều điểm khác biệt rõ về hình thái và cấu trúc được tóm tắt ở bảng 3

Bảng 3 Đặc điểm khác biệt về thể quả và bào tử đảm của G lucidum complex và G applanatum complex

Ganoderma lucidum complex Ganoderma applanatum complex

- Mặt trên màu nâu đỏ hay nâu đen, bóng láng như verni,

ít khi sần sùi, có ít đường nứt và ít u lồi xen kẽ

- Mặt trên màu xám, xám nâu, nâu đất, sần sùi, có vẻ

cũ kỹ, thô mốc, có nhiều đường nứt và các u lồi xen kẽ.

- Mép cuộn tròn xuống mặt dưới, thường không chia

thùy - Mép ghồ ghề, chia thùy không đều

- Mặt dưới màu vàng kem-vàng xen lẫn nâu

- Lỗ tròn, đường kính 150-200 μm, 4-5 lỗ/ mm

- Mặt dưới màu xám, xám nâu

- Lỗ gần tròn, đường kính 90-160 μm, 4-6 lỗ/ mm

- Lớp vỏ rất mỏng - Lớp vỏ dày 0,5 - 1,5 mm

Thể quả

- Thịt nấm màu nâu-nâu rỉ, đôi khi xen lẫn trắng, thường

có lằn ranh màu nâu nằm ở khoảng giữa - Thịt nấm màu vàng nhạt-vàng nâu-nâu, có thớ, không thấy lằn ranh

Bào tử

- Dưới KHVQH: Không có khía rãnh

- Dưới KHVĐTQ: Chỉ có những u lồi hay chỗ lõm hình

tròn rất rõ, thưa hay dày, khá đều, không có khía rãnh

trên vỏ bào tử

- Dưới KHVQH: Có khía rãnh dọc trục bào tử, nhưng thường khó thấy

- Dưới KHVĐTQ: Có những khía rãnh đứt đoạn, thẳng hay ngoằn ngoèo dọc theo trục bào tử, xen lẫn với vài chỗ lồi hay lõm hình tròn

KHVQH: Kính hiển vi quang học; KHVĐTQ: Kính hiển vi điện tử quét

Trang 6

Mẫu N10 (G lucidum) - nhập từ Hàn Quốc

Mẫu N3 (G lucidum)- nhập từ Trung Quốc

Mẫu L3 (G lucidum)- chủng Nhật được trồng ở Việt Nam

Mẫu L2 (G lucidum)- chủng Việt Nam được trồng ở Việt Nam

Mẫu C4 (G lucidum complex)- Linh chi mọc hoang trong rừng Việt Nam

Mẫu T8 (G applanatum complex)- Linh chi mọc hoang trong rừng Việt Nam

Mẫu N4 (G sinensis)- nhập từ Trung Quốc

Hình 1 Hình dạng thể quả và bào tử đảm Thứ tự từ trái sang phải: mặt trên thể quả, mặt dưới thể quả, bào

tử đảm chụp bằng KHV quang học, bào tử đảm chụp bằng SEM

Trang 7

Mẫu N10 (G lucidum) - nhập từ Hàn Quốc

Mẫu N3 (G lucidum)- nhập từ Trung Quốc

Mẫu N4 (G sinensis)- nhập từ Trung Quốc

Mẫu L3 (G lucidum)- chủng Nhật được trồng ở Việt Nam

Mẫu L2 (G lucidum)- chủng Việt Nam được trồng ở Việt Nam

Mẫu C4 (G lucidum complex)- Linh chi mọc hoang trong

rừng Việt Nam Mẫu T8 (G applanatum complex)- Linh chi mọc hoang trong rừng Việt Nam

Hình 2 Cấu trúc thể quả Thứ tự từ trái sang phải: mặt cắt ngang cuống, mép mũ, lỗ ở mặt dưới, mặt cắt dọc

mũ Riêng mẫu C4 và T8 thứ tự từ trái sang phải: lỗ ở mặt dưới và mặt cắt dọc mũ

Trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh có

thể gặp một loại Linh chi có màu đen, thể quả có

cuống hoàn chỉnh, mũ nấm thường hình tròn,

đây là loài Ganoderma sinensis Zhao, Xu et

Zhang Có thể dễ dàng phân biệt loài này với G

lucidum dựa trên một số đặc điểm trình bày ở

bảng 4

Trang 8

Hình 3 Hệ sợi nấm Linh chi (G lucidum) mẫu L3 và N15 chụp dưới kính hiển vi quang học

A: Sợi loại 1 (đường kính 3-5 μm), B: Sợi loại 2 (đường kính 1-2 μm), C: Sợi sinh sản.1: vách dày, 2: vách mỏng, 3: phân

nhánh, 4: uốn lượn

Bảng 4 Đặc điểm khác biệt về mũ nấm và bào tử đảm của G lucidum và G sinensis

-màu mặt trên nâu đỏ đen -màu thịt nấm và bào tầng vàng nâu nâu

Mũ nấm

-thịt nấm không có sợi trắng có xen lẫn sợi trắng -kích thước (dài x rộng) 8-10 x 5,5-7 µm 10-12 x 6,6-9 µm Bào tử đảm

-bề mặt - mụn cóc nhỏ

- lỗ thủng hình tròn

- mụn cóc to, đôi khi dạng như hình chữ nhật -rãnh dọc theo trục bào tử dài ngắn không đều

KẾT LUẬN

Kết quả khảo sát hình thái-cấu trúc 43 mẫu

thể quả nấm có tên gọi Linh chi được sử dụng

làm thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh có 22 mẫu

là G lucidum (W Curt.: Fr.) Karst., 11 mẫu là G

lucidum complex, 9 mẫu là G applanatum

complex và 1 mẫu là G sinensis Zhao, Xu et

Zhang Nguồn gốc của chúng khác nhau, đây là

nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng về đặc điểm

hình thái và cấu trúc của thể quả nấm Về hình

thái thể quả G lucidum bóng láng như verni, còn

thể quả G applanatum có vẻ cũ kỹ, thô mốc Dựa

vào bào tử đảm có thể phân biệt G lucidum (W

Curt.: Fr.) Karst., G applanatum complex và G

sinensis Zhao, Xu et Zhang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chen Y., Yan Y., Xie M Y., Nie S, P., Liu W & Gong X F (2008) Development of a chromatographic fingerprint for the cloroform extract of Ganoderma lucidum by HPLC and

LC-MS Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis (47),

467-477

2 Đàm Nhận (1996) Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc

điểm sinh học họ nấm Linh chi (Ganodermataceae Donk) ở Việt Nam Unpublished Luận án tiến sĩ

3 Đàm Nhận & Lê Xuân Thám (1994) Nghiên cứu sự tương đồng về tính trạng hình thái và hóa sinh ở các đại diện chi

Ganoderma Karten Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng

4 Lê Xuân Thám (1996) Nấm linh Chi- Cây thuốc quý NXB Khoa

học và Kỹ thuật

5 Lê Xuân Thám (1996) Nấm linh Chi- Nguồn dược liệu quý ở

Việt nam NXB Mũi Cà Mau

6 Lê Xuân Thám (1996) Khóa định loại chi của họ nấm Linh chi

Ganodermataceae Donk Tạp chí Dược học (số 7), 10-13

7 Lê Xuân Thám (2005) Nấm linh Chi Ganodermataceae Tài

nguyên dược liệu quí ở Việt Nam NXB Khoa học Kỹ thuật

8 Lieu Ho My Trang, Nguyen Thi Anh Nguyet, Vo Thi Bich Ngoc & Truong Thi Dep (2009) Research on the diversyty of the fruiting bodies named Lingzhi used a medicinal

Trang 9

9 Lieu Ho My Trang, Nguyen Thi Thu Ngan & Truong Thi Dep

(2005) Distintion of the fruit bodies named “Co linh chi” in

Ho Chi Minh City Pharma Indochina IV, Vietnam, vol 2,

254-258

10 Nguyễn Ngọc Hoàng & Trương Thị Đẹp (1999) Khảo sát tác

dụng chống phân bào của quả thể nấm linh chi Ganoderma lucidum

(Leyss ex Fr.) Kart trên mô phân sinh rễ Hành ta (Allium

ascalonicum) Paper presented at the Hội nghị Khoa học công

nghệ Dược

11 Nguyễn Thượng Dong (2007) Nấm linh chi (Sách chuyên khảo)

NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà nội

12 Phạm Quang Thu (1994) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học

của nấm Lim (Ganoderma lucidum Leyss ex Fr Kart) ở vùng Đông Bắc Việt Nam Unpublished Luận án tiến sĩ

13 Than Nguyen Viet (2005) Identification of some commercial

samples of Linh chi (Ganoderma) in the Vietnam market

Pharma Indochina IV, Vietnam, vol 2, 419-422

14 Truong Thi Dep & Nguyen Thi Thu Hang (2005) Study on

antimitotic activity of fruit body extracts of some Trametes spp and some Ganoderma spp using Allium ascalonicum test

Pharma Indochina IV, Vietnam, vol 2, 560-564

Ngày đăng: 22/01/2020, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w