1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Carcinoembryonic antigen (CEA), CYFRA 21‐1, và neuron‐ specific enolase (NSE) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

6 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 401,68 KB

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định giá trị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ của các dấu ấn ung thư CEA, CYFRA 21‐1 và NSE. Nghiên cứu đối với nhóm chứng là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định mô bệnh học là ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp hóa mô miễn dịch.

Trang 1

CARCINOEMBRYONIC ANTIGEN (CEA), CYFRA 21‐1, VÀ NEURON‐ SPECIFIC ENOLASE (NSE) TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 

Lê Ngọc Hùng*, Trần Minh Thông** 

TÓM TẮT 

Cơ sở: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định giá trị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ của các dấu ấn 

ung thư CEA, CYFRA 21‐1 và NSE. 

Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả. Nhóm chứng là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định 

mô bệnh học là ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Nhóm chứng là những bệnh  nhân khám bệnh ngoại trú do những lý do không liên quan đến chẩn đoán ung thư phổi. Tất cả bệnh nhân 2  nhóm đều được thực hiệu ba xét nghiệm CEA, CYFRA 21‐1 và NSE. 

Kết  quả:  Có  49  bệnh  nhân  UTPKTBN  trong  nhóm  bệnh  (gồm  46  là  bronchial  adenocarcinoma  và  3  là 

squamous cell carcinoma) và 79 bệnh nhân trong nhóm chứng. Tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm bệnh là  62(trung  vị)  cao  hơn  nhóm  chứng  (52).  Điểm  cắt  cho  chẩn  đoán  UTPKTBN  của  ba  dấu  ấn  ung  thư  CEA,  CYFRA 21‐1 và NSE là 3, 2, và 18 μg/L theo thứ tự. Độ nhạy trong khoảng 72‐80% và độ đặc hiệu 75‐90%.  Phân tích tuyến tính đa biến định tính cho thấy cả 3 dấu ấn ung thư CEA, CYFRA 21‐1 và NSE có giá trị độc  lập trong chẩn đoán. 

Kết luận: CEA, CYFRA 21‐1, NSE là các dấu ấn ung thư chuyên biệt cho chẩn đoán ung thư phổi không tế 

bào nhỏ. 

Từ khóa: CEA, CYFRA 21‐1, NSE, ung thư phổi không tế bào nhỏ, độ nhạy, độ đặc hiệu. 

ABSTRACT 

CARCINOEMBRYONIC ANTIGEN, CYFRA 21‐1, AND NEURON‐SPECIFIC ENOLASE  

IN NON SMALL CELL LUNG CANCER (NSCLC) 

Le Ngoc Hung, Tran Minh Thong 

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 116 ‐ 121 

Objectives:  The aim of study was to confirm the diagnostic value on non small cell lung cancer of tumor 

markers as CEA, CYFRA 21‐1 and NSE. 

Methods:  The  study  method  was  retrospective,  descriptive.  The  case  group  was  patients  diagnosed 

histopathological as non small cell lung cancer by immunohistochemistry method. The control group was out‐ patients with reasons without relationship to lung cancer diagnosis. All patients in two groups had been done  with three tests as CEA, CYFRA 21‐1 and NSE. 

Results:  Three  were  49  patients  with  NSCLC  in  the  case  group  (including  46  with  bronchial 

adenocarcinoma and 3 with squamous cell carcinoma) and 79 patients in the control group. The average of age of  patients in the case group was 62 (median), higher than in the control group (52). The cut‐off points for NSCLC  diagnosis  of  three  tumor  markers  CEA,  CYFRA  21‐1,  and  NSE  were  3,  2,  and  18  μg/L  respectively.  The  sensitivity rates was in range of 72‐80% and specificity 75‐90%. The multinomial logistic regression shoed that  all of three tumor markers CEA, CYFRA 21‐1 and NSE had the independent value in diagnosis of NSCLC. 

Conclusions: CEA, CYFRA 21‐1, NSE were specific tumor markers for diagnosis of NSCLC. 

* Khoa Sinh Hóa, bệnh viện Chợ Rẫy   ** Bộ môn Sinh Hóa, Khoa Y Đại Học Y Dược TP Cần Thơ 

Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Hùng  ĐT: 0913‐653618  E‐mail: lengochungan@yahoo.com 

Trang 2

NHẬP ĐỀ 

Ung thư phổi là bệnh ác tính thường gặp, tử 

vong  cao.  Đa  số  bệnh  nhân  ung  thư  phổi,  50‐

70%,  được  phát  hiện  ở  giai  đoạn  bệnh  đã  tiến 

triển, không còn khả năng phẫu thuật và có tiên 

lượng nặng(8). 

Ung thư phổi được chia làm hai nhóm chính 

dựa  theo  kiểu  tế  bào:  ung  thư  phồi  tế  bào  nhỏ 

(UTPTBN, small cell lung cancer: SCLC) và ung 

thư  phổi  không  thế  bào  nhỏ  (UTPKTBN,  non‐

SCLC: NSCLC). UTPTBN chiếm khoảng 10‐15% 

ung  thư  phổi  và  khác  biệt  về  sinh  học  với 

UTPKTBN bởi sự hiện diện của nội tiết tố thần 

kinh  (neuroendocrine)  và  tốc  độ  phát  triển 

nhanh của khối u. Về lâm sàng, UTPTBN có di 

căn sớm rất thường gặp, rất nhạy với hóa trị và 

xạ  trị,  nhưng  dễ  tái  phát,  đặc  biệt  bệnh  có  thể 

phát triển nhanh và kháng thuốc(5). 

Nhằm  để  cải  thiện  quản  lý  bệnh  nhân  ung 

thư phổi, các phương pháp phát hiện ra các chất 

được phóng thích bởi tế bào ung thư vào trong 

hệ tuần hoàn, gọi là dấu ấn ung thư, được phát 

triển liên tục. Bộ xét nghiệm dấu ấn ung thư có 

giá  trị  trong  ung  thư  phổi  là  CEA 

(carcinoembryonic  antigen),  CYFRA  21‐1,  và 

NSE  (neuron‐specific  enolase)  hiện  đang  được 

khuyến  cáo  áp  dụng(16,17).  NSCLC  khác  biệt  với 

SCLC về mô học do đó cũng khác nhau về sinh 

học,  đó  là  lý  do  nhiều  nghiên  cứu  cố  gắng  tìm 

các  dấu  ấn  có  độ  nhạy  cao,  phân  biệt  giữa  hai 

thể mô học này. Trong nhóm NSCLC, CEA được 

xem  là  dấu  ấn  cho  phân  nhóm  ung  thư  tế  bào 

tuyến  (adenocarcinoma)  và  sự  hiện  diện  của 

phân đoạn cytokeratin 19 tan trong huyết thanh 

(serum‐soluble  fragments  of  cytokeratin  19) 

CYFRA 21‐1 thường gặp trong phân nhóm ung 

thư  tế  bào  vãy  (squamous  cell  carcinoma).  Tuy 

nhiên  các  giá  trị  này  cũng  rất  thay  đổi(8).  Xét 

nghiệm  men  enolase  đặc  hiệu  thần  kinh 

(neuron‐specific  enolase,  NSE)  đầu  tiên  được 

xem là dấu ấn hữu ích cho UTPTBN, nhưng lại 

không chuyên biệt do NSE nhuộm được dương 

tính 80% trên UTPKTBN và tăng nồng độ đáng 

kể  trên  một  số  bệnh  nhân  (20‐30%)  với  NSCLC(16). 

Với sự tiến bộ trong giải phẫu bệnh, phương  pháp  hóa  mô  miễn  dịch  được  sử  dụng  như  là  một phương pháp nhuộm đặc biệt giúp xác định 

sự hiện diện của kháng nguyên trên lát cắt mô,  dựa vào sự kết hợp phản ứng miễn dịch và hóa  chất. Với phương pháp này nhà bệnh học có thể  đánh giá và phân loại được các kiểu phenotype  miễn dịch trên mô bệnh phẩm. Khoa Giải Phẫu  Bệnh bệnh viện Chợ Rẫy được trang bị phương  tiện để thực hiện chẩn đoán các dấu ấn ung thư 

mô học bằng hóa mô miễn dịch, trong đó có ung  thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). 

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá giá trị chẩn  đoán của các dấu ấn ung thư sinh hóa như CEA,  CYFRA21‐1,  NSE  trong  bệnh  lý  ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  dựa  trên  kết  quả  giải  phẫu  bệnh bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Nghiên  cứu  thiết  kế  hồi  cứu,  mô  tả.  Nhóm  bệnh là những trường hợp UTPKTBN được xác  định  bằng  kết  quả  giải  phẫu  bệnh  với  phương  pháp  hóa  mô  miễn  dịch.  Nhóm  chứng  là  các  bệnh  nhân  đến  khoa  khám  bệnh  theo  yêu  cầu,  bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh do các lý do khác  không phải ung thư phổi. 

Tất  cả  các  xét  nghiệm  được  thực  hiện  trên  các mẫu máu của bệnh nhân được lấy trước khi  bắt  đầu  can  thiệp  điều  trị  chuyên  biệt  cho  ung  thư phổi. CEA, NSE được đo bằng phương pháp  miễn dịch hóa phát quang, sử dụng hạt từ tính  (chemiluminescence  immunoassay,  magnetic  particles) trên hệ thống máy miễn dịch tự động  LIASON, Diasorin, Ý. CYFRA 21‐1 trong serum  được đo tại khoa Sinh Hóa, trên máy KRYPTOR  của  hãng  BRAHMS  ‐  Đức.  Nguyên  lý  của  xét  nghiệm là phản ứng tạo phức hợp kháng  thể  –  kháng  nguyên‐  kháng  thể  theo  nguyên  tắc  sandwich.  Đo  lường  tín  hiệu  phát  ra  từ  phức  hợp  miễn  dịch  theo  công  nghệ  TRACE  (Time‐ Resolved Amplified Cryptate Emission). Đô lặp 

Trang 3

Các  biến  số  khảo  sát  chính  gồm  đặc  điểm 

nhân  trắc  của  bệnh  nhân  (tuổi,  phái  tính),  kết 

quả chẩn đoán giải phẫu bệnh với phương pháp 

hóa  mô  miễn  dịch.  UTPKTBN  được  chia  ra  3 

phân  nhóm:  ung  thư  tế  bào  tuyến 

(adenocarcinoma),  ung  thư  tế  bào  vãy 

(squamuous cell carcinoma), ung thư tế bào lớn 

khác  (other  large  cell  carcinoma).  Và  kết  quả 

sinh hóa của các  dấu  ấn  ung  thư  CEA,  CYFRA 

21‐1, NSE. Phân tích diện tích dưới đường cong 

ROC  (a  receiver  operating  characteristic  curve) 

cho  chẩn  đoán  ung  thư  phổi  không  do  tế  bào 

nhỏ giúp xác định điểm cắt hợp lý với độ nhạy 

và độ đặc hiệu tương ứng. Sử dụng bảng 2x2 để 

xác  định  lại  độ  nhạy,  độ  đặc  hiêu,  giá  trị  tiên 

đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Mối liên quan 

đơn  biến  giữa  các  dấu  ấn  ung  thư  và  kết  quả 

bệnh lý được kiểm định với phép kiểm chi bình 

phương. Phân tích tuyến tính đa biến định tính 

áp  dụng  để  xác  định  biến  số  có  giá  trị  độc  lập  ảnh hưởng đến chẩn đoán ung thư phổi không 

tế bào nhỏ. Giá trị p < 0,05 được xem có ý nghĩa  thống kê. 

KẾT QUẢ 

Có  49  bệnh  nhân  trong  nhóm  bệnh  có  kết  quả  ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  được  xác  định với giải phẫu bệnh bằng phương pháp hóa 

mô  miễn  dịch,  trong  đó  46  (93,9%)  là  ung  thư  tuyến  phế  quản  (bronchial  adenocarcinoma)  3  (6,1%)  là  ung  thư  tế  bào  vẫy  (squamous  cell  carcinoma). Nhóm chứng gồm 79 bệnh nhân là  những  bệnh  nhân  được  chỉ  định  thực  hiện  các  xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi nhưng không 

có  biểu  hiện  lâm  sàng.  Đặc  điểm  của  2  nhóm  nhân được nêu trong bảng 1. 

Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân nhóm chứng và nhóm bệnh. 

không tế bào nhỏ (n = 49)

Nhóm chứng (n = 79)

p

Tuổi (năm): trung vị (tối thiểu-tối đa) 61 (29 – 75) 52 (40 – 87) 0,0001

50-59 14 30 60-69 20 16

CEA (µg/L): trung vị (tối thiểu-tối đa) 13,4 (0,7 – 2365,2) 2,1 (0,7 – 7,8) 0,000

CYPRA 21-1 (µg/L) trung vị (tối thiểu-tối đa) 7,9 (0,6 – 38,4) 1,2 (0,06 – 6,50) 0,000

NSE (µg/L) trung vị (tối thiểu-tối đa) 20,3 (9,7 – 44,2) 14,24 (9,1 – 29,3) 0,000

ALT (U/L) trung vị (tối thiểu-tối đa) 20 (4 – 63) 25 (6 – 68) 0,7

AST (U/L) trung vị (tối thiểu-tối đa) 35 (12 – 118) 33 (21 – 89) 0,6

BUN (mg/dl) trung vị (tối thiểu-tối đa) 14 (9 – 38) 15 (7 – 21) 0,21

Creatinine (mg/dl) trung vị (tối thiểu-tối đa) 1,0 (0,8 – 12,0) 0,9 (0,7 – 1,1) 0,26

Bảng  1  cho  thấy  giá  trị  của  các  dấu  ấn  ung 

thư phổi, CEA, CYFRA 21‐1, NSE đều khác biệt 

giữa  nhóm  bệnh  và  nhóm  chứng.  Giá  trị  điểm 

cắt  cho  các  dấu  ấn  ung  thư  phổi  NSCLC  được 

tính  toán  từ  độ  nhạy  và  độ  đặc  hiệu  cho  chẩn 

đoán  bệnh  lý  này  theo  diện  tích  dưới  đường 

cong ROC, nêu trong bảng 2 và hình 1. Biểu đồ 

đường cong ROC trong xác định điểm cắt cho 

chẩn đoán ung thư phổi không do tế bào nhỏ, 

so  sánh  với  nhóm  chứng  là  người  không  có  chẩn đoán ung thư phổi. Bảng 3 trình bày phân  tích đơn biến và đa biến liên hệ tuyến tính định  tính (multinomial logistic regression) mối liên hệ  giữa các dấu ấn ung thư và chẩn đoán ung thư  phổi không do tế bào nhỏ. Kết quả cho thấy các  dấu ấn ung thư CEA, CYFRA 21‐1 và NSE có giá  trị độc lập trong chẩn đoán ung thư phổi không 

do tế bào nhỏ. 

Trang 4

lý ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). 

Dấu ấn ung thư Điểm cắt

(µg/L)

Diện tích dưới ROC (95% KTC)

(%)

Độ đặc hiệu (%)

GTTĐD (%)

GTTĐA (%)

(A)

(B)

(C)

Hình 1. (A) Đường cong ROC cho độ nhạy của 

CEA trong NSCLC. (B) Đường cong ROC cho độ 

nhạy của CYFRA 21‐1 trong NSCLC (C) Đường 

cong ROC cho độ nhạy của NSE trong NSCLC. 

Bảng 3. Phân tích đơn biến và đa biến liên hệ tuyến 

tính định tính (multinomial logistic regression) mối  liên hệ giữa các dấu ấn ung thư và chẩn đoán ung  thư phổi không do tế bào nhỏ. 

Dấu ấn ung thư

Điểm cắt

Phân tích đơn biến Phân tích đa biến

KTC

KTC

CEA (µg/L) 3 0,000 14,5 5,2 40,0 – 0,001 14,3 2,6 – 76,9 CYFRA

21-1 (µg/L)

2,0 0,000 13,0 4,8 –

37,0

0,017 6,7 1,3 –

33,3 NSE

(µg/L)

18 0,000 10,1 3,1 –

32,1

0,001 11,0 2,2 –

55,5 Tuổi

(năm) 60 0,000 4,7 2,2 10,0 – 0,72 / /

BÀN LUẬN 

CEA  là  một  trong  các  dấu  ấn  ung  thư  đầu  tiên  được  khảo  sát  trên  bệnh  nhân  ung  thư  không  phải  tế  bào  nhỏ.  Diện  tích  dưới  đường  cong  ROC  của  CEA  thường  nằm  trong  khoảng  0,7  –  0,8(1,8,11,19).  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  diện  tích  AUC  của  đường  cong  ROC  là  0,88  (95%  KTC 0,78‐0,97) cao hơn các tác giả khác có thể do  cách  chọn  mẫu  của  chúng  tôi  là  bệnh  nhân  NSCLC được chẩn đoán xác định với bằng hóa 

mô  miễn  dịch  về  giải  phẫu  bệnh,  cũng  như  sự  phân  bố  mức  độ  nặng  của  ung  phổi  và  số  trường  hợp  khảo  sát.  Tác  giả  Kulpa  J  2002(8),  khảo sát giá trị CEA trên 200 bệnh nhân ung thư  phồi  tế  bào  vãy  (squamous  cell  lung  cancer)  bằng quan sát trực tiếp với kính hiển vi, với 25 ở  giai đoạn I, 26 giai đoạn II, 34 giai đoạn IIIA, 98  giai đoạn IIIB, và 17 giai đoạn IV,ghi nhận diện  tích AUC của ROC là 0,75. Lưu ý rằng nồng độ  cao  CEA  là  chỉ  định  cho  di  căn  xa.  Bệnh  nhân  ung  thư  phổi  tế  bào  vãy  (SQC)  giai  đoạn  IIIB,  giai  đoạn  IV  có  tỉ  lệ  26,5  và  53%  với  CEA  >  5  μg/L, theo thứ tự. Trong nghiên cứu của chúng  tôi  tỉ  lệ  bệnh  nhân  có  CEA  >  5  μg/L  là  71,8%  (23/32 trường hợp), đây cũng là phản ảnh độ ác 

Trang 5

có  thống  nhất  về  giá  trị  tiên  lượng  của  CEA 

trong  NSCLC.  Theo  các  tác  giả  Mino  N  1988, 

Nisman B 1998 và Rastel D 1994(9,10,14) CEA có giá 

trị  tiên  lượng,  nhưng  tác  giả  Shinkai  T  1986  và 

Buccheri  G  1987(15,  3)  không  công  nhận  kết  quả 

này.  Tác  giả  Kulpa  J  2002,  ghi  nhận  bệnh  nhân 

ung thư phổi không tế bào nhỏ có thời gian sống 

là 9 tháng nếu CEA ≥ 3 μg/L so với 12 tháng nếu 

CEA < 3 μ/L. 

Cytokeratins  là  protein  cấu  trúc  sợi  trung 

gian  (intermediate  filament  structural  proteins) 

nằm  trong  khung  tế  bào  (cytoskeleton)  của  mô 

thượng bì. Được chia làm hai thể dựa theo tính 

đồng  nhất:  cytokeratins  type  I  ái  toan  (acidic 

type 1 cytokeratin) và cytokeratin type II ái kiềm 

hay  trung  tính.  Sự  phóng  thích  cytokeratin  vào 

hệ tuần hoàn do nhiều cơ chế như sự chết tế bào, 

phân  bào  bất  thường.  Khi  vào  hệ  tuần  hoàn 

cytokeratin  được  phát  hiện  như  là  các  phân 

đoạn  sợi  protein  đơn,  phân  hủy  một  phần, 

không  còn  nguyên  vẹn  cấu  trúc  ban  đầu(12). 

CYFRA21‐1 là xét nghiệm phát hiện phân đoạn 

cytokeratin 19 type I ái toan trong huyết thanh, 

đặc  biệt  trên  bệnh  nhân  ung  thư  phổi  không 

phài  tế  bào  nhỏ(10,13,14).  Theo  Sugama(18)  sự  gia 

tăng CYFRA 21‐1 trong huyết thanh không phải 

chì  là  hậu  quả  của  ly  giải  tế  bào  hay  hoại  tử  tế 

bào, mà còn do sự phân hủy các sợi cytokeratin 

do men protease bị kích hoạt bởi tế bào ung thư. 

Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  diện  tích 

AUC của CYFRA 21‐1 là 0,81 (95% KTC: 0,70  – 

0,92),  kết  quả  này  hơi  thấp  hơn  so  với  báo  cáo 

của Kulpa J 2002, Nisman B 1998, Rastel D 1994 

(0,9)(8,10,14), nhưng tương tự Pujol JL 1993(13). Nồng 

độ  CYFRA  21‐1  được  ghi  nhận  có  khuynh 

hướng  tăng  theo  độ  nặng  của  bệnh,  khác  biệt 

giữa nhóm bệnh nhân còn khả năng phẫu thuật 

(giai đoạn I – IIIA) và không còn khả năng phẫu 

thuật  (IIB  –  IV)(4,8,10).  Bệnh  nhân  có  nồng  độ 

CYFRA  21‐1  ≥  3,6  μg/L  có  thời  gian  sống  ngắn 

hơn bệnh nhân có nồng độ dưới ngưỡng này(8). 

Tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tội 

có CYFRA 21‐1 ≥ 3,6 μg/L là 51,7% (15/29). 

NSE là đầu tiên được lựa chọn cho ung thư  phổi  tế  bào  nhỏ  (small  cell  lung  cancer,  SCLC),  nhưng  sự  tăng  nồng  độ  NSE  được  báo  cáo  chiếm tỉ lệ 12‐28% trên bệnh nhân ung thư phổi  không phải tế bào nhỏ (NSCLC)(6). NSE gia tăng 

là dấu chứng không thuận lợi do bới các ung thư 

tế bào vãy (SQC) với biệt hóa nội tiết thần kinh  (neuroendocrine)  thường  nặng  nề  hơn  nhóm  bệnh khác. Nhưng đồng thời những bệnh nhân  này nhạy với hóa trị liệu hơn(6, 7). Theo một số tác  giả  đặc  tính  nội  tiết  thần  kinh  có  thể  có  ở  các  dạng mô học khác nhau của ung thư phổi do bởi  hai nhóm chính ung thư phổi tế bào nhỏ và ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  đều  xuất  phát  từ  chung một dòng tế bào và sự khác biệt chỉ xảy ra 

ở  giai  đoạn  cuối  của  phát  triển  gen  ung  thư(2).  Trong nghiên cứu của chúng tôi, diện tích AUC  của ROC của  NSE  là  0,75  (95%  KTC:  0,61‐0,91),  tương  tự  báo  cáo  của  tác  giả  Kulpa  J  2002  (n  = 

200 bệnh nhân)(8) nhưng thấp hơn so với tác giả  Wieskopf B, 1995(20). Điều này có thể do sự khác  biệt về mô học bệnh lý, tỉ lệ khác nhau của bệnh  nhân ở giai đoạn sớm và muộn giữa các nghiên  cứu.  Tuy  nhiên  độ  nhạy  của  NSE  trong  nghiên  cứu  chúng  tôi  là  72%  cao  hơn  nghiên  cứu  của  Kulpa  J  (39%)(8),  tuy  độ  chuyên  biệt  tương  đương  nhau  (92,5  so  với  95%).  Bệnh  nhân  có  nồng  độ  NSE  >  27  μg/L  thời  gian  sống  trung  bình  khoảng  7  tháng,  ngắn  hơn  nhóm  có  nống 

độ  thấp  hơn  (thời  gian  sống  trung  bình  là  12  tháng)(8).  Có  27,8%  (5/18)  bệnh  nhân  trong  mẫu  nghiên cứu của chúng tôi có NSE > 27 μg/L.  Phân  tích  đơn  biến  cho  thấy  các  biến  số  tuổi  ≥  60,  CEA  ≥  3,0  μg/L,  CYFRA  21‐1  ≥  2,0 

μL,  và  NSE  ≥  18  μg/L  đều  có  giá  trị  ý  nghĩa  thống  kê  so  sánh  giữa  nhóm  bệnh  ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  so  với  nhóm  chứng.  Nhưng  qua  khảo  sát  đa  biến  tuyến  tính  định  tính (multinomial logistic regression) cho thấy  chỉ  có  3  biến  số  CEA,  CYFRA  21‐1  và  NSE  có  giá trị độc lập trong hổ trợ chẩn đoán ung thư  phổi không phải tế bào nhỏ. 

KẾT LUẬN 

Trang 6

Các  dấu  ấn  sinh  học  về  ung  thư  phổi 

không phải tế bào nhỏ như CEA, CYFRA 21‐1 

và NSE có giá trị hướng dẫn trong chẩn đoán 

bệnh lý này. Do đa số bệnh nhân trong nhóm 

chứng  là  ung  thư  tế  bào  tuyến 

(adenocarcinoma)  (46/49,  93,9%),  do  vậy  cần 

khảo  sát  với  cỡ  mẫu  lớn  hơn  để  xác  định  rõ 

hơn giá trị của các dấu ấn ung thư này. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1 Bergan  B,  Brezicka  FT,  Engstrom  CP,  et  al.  (1993).  Clinical 

usefulness  of  serum  assays  of  neuron‐specific  enolase, 

carcinoembryonic antigen and CA‐50 antigen in the diagnosis 

of lung cancer. Eur J Cancer 29A: 198‐202. 

2 Broers  JLV,  Carney  DN,  de  ley  L  et  al  (1985).  Differential 

expression  of  intermediate  filament  proteins  distinguishes 

classic from variants small‐cell lung cancer cell lines. Proc Nati 

Acad Sci USA 82: 4409‐4413. 

3 Buccheri  G,  Ferrigano  D,  Sartoris  AM  et  al  (1987).  Tumor 

markers  in  bronchogenic  carcinoma.  Superiority  of  tissue 

polypeptide  antigen  to  carcinoembryonic  antigen  and 

carbohydrate antigenic determinant 19‐9. Cancer 60: 42‐50. 

4 Ebert  W,  Dienemann  H,  Fateh‐Moghadam  A  et  al  (1994). 

Cytokeratin  19  fragment  CYFRA  21‐1  compared  with 

carcinoembryonic  antigen,  squamous  cell  carcinoma  antigen 

and  neuron‐specific  enolase  in  lung  cancer.  Results  of  an 

international  multicentre  study.  Eur  J  Clin  Chen  Clin  Biochem 

32: 189‐199. 

5 Ettinger  DS  (2004).  Overview  and  state  of  the  art  in  the 

management of lung cancer. Oncology 18; 3‐9. 

6 Giovanella  L,  Piantanida  R,  Ceriani  L  et  al  (1997). 

Immunoassay  of  neuron‐specific  enolase  (NSE)  and  serum 

fragments of cytokeratin 19 (CYFRA 21‐1) as tumor markers in 

small  cell  lung  cancer:  clinical  evaluation  and  biological 

hypothesis. Int J Biol Markers 12: 22‐26. 

7 Graziano  SL,  Mazid  R,  Newman  N  et  al  (1989).  The  use  of 

neuroendocrine  immunoperoxidase  markers  to  predict 

chemotherapy  response  in  patients  with  non‐small  cell  lung 

cancer. J Clin Oncol 7: 1398‐1406. 

8 Kulpa  J,  Wojcik  E,  Reinfuss  M,  Kolodziejski  L  (2002). 

Carcinoembryonic antigen, squamous cell  carcinoma  antigen, 

CYFRA  21‐1,  and  neuron‐specific  enolase  in  squamous  cell 

lung cancer patients. Clinical Chemistry 48 (11): 1931‐1937. 

9 Mino  N,  Ilo  A,  Hamamoto  K  (1988).  Availability  of  tumor‐

antigen 4 as a marker oof squamous cell carcinoma of the lung 

and other organs. Cancer 62: 730‐734. 

10 Nisman B, Lafair J, Heching N et al (1998). Evaluation of tissue  polypeptide  specific  antigen,  CYFRA  21‐1,  and 

carcinoembryonic antigen in non‐smal cell lung cancer. Cancer 

82: 1850‐1859. 

11 Moro D, Villemain D, Vuillez JP, Delord CA et al. (1995). CEA, 

CYFRA  21‐1  and  SCC  in  non‐small  cell  lung  cancer.  Lung 

Cancer 13: 169‐176. 

12 Pujol JL, et al (2004). CYFRA 21‐1 is a prognostic determinant 

in non‐small cell lung cancer: results of a meta‐analysis in 2063 

patients. Br J Cancer 90: 2097‐2105. 

13 Pujol JL, Grenier J, Daures JP et al (1993). Serum fragment of  cytokeratin  subunit  19  measured  by  CYFRA  21‐1 

immunoradiometric assay as a marker of lung  cancer.  Cancer 

Res 53: 61‐6. 

14 Rastel  D,  Ramaioli  A,  Cornillie  F  et  al  (1994).  CYFRA  21‐1,  a  sensitive  and  specific  new  tumor  marker  for  squamous  cell  lung  cancer.  Report  of  the  first  European  Multicentre 

Evaluation. Eur J Cancer 30A: 601‐606. 

15 Shinkai  T,  Saijo  N,  Tominaga  K  et  al  (1986).  Serial  plasma  carcinoembryonic  antigen  measurement  for  monitoring  patients  with  advanced  lung  cancer  during  chemotherapy. 

Cancer 57: 1318‐1323. 

16 Slodkowska J, Zych J, Szturmowicz M, Demkow U et al (2005).  Neuroendocrine phenotype of non‐small cell lung carcinoma: 

immunohistological  evaluation  and  biochemical  study.  Int  J 

Biol Markers 20: 217‐226. 

17 Sturgeon C (2002). Practice guidelines for tumor marker use in 

the clinic. Clin Chem 48: 1151‐1159. 

18 Sugama  Y,  Kitamura  S.  Kawai  T  et  al  (1994).  Clinical  usefulness  of  CYFRA  21‐1  assay  in  diagnosing  lung  cancer: 

measurement  of  serum  cytokeratin  fragment.  Jpn J Cancer  85: 

1178‐1184. 

19 Takada M, Masuda N, Matsuura E, et al (1995). Measurement 

of  cytokeratin  19  fragment  as  a  marker  of  lung  cancer  by 

CYFRA 21‐1 enzyme immunoassay. Br J Cancer 71; 160‐165 

20 Wieskopf B, Demangent C, Purohit A et al (1995). CYFRA 21‐1 

as a biologic marker of non‐small cell lung cancer. Evaluation 

of  sensitivity,  specificity  and  prognostic  role.  Chest  108:  163‐

169. 

 

Ngày nhận bài báo: 18/04/2013 

Ngày phản biện đánh giá bài báo: 6/05/2013  Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013 

 

Ngày đăng: 21/01/2020, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w