Bài viết mô tả bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) của thai từ tế bào ối nuôi cấy và tìm hiểu mối liên quan giữa bất thường cấu trúc NST của thai và NST bố mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1PHÂN TÍCH BẤT THƢ NG CẤU TRÖC NHIỄM SẮC THỂ CỦA
THAI TỪ TẾ BÀO ỐI NUÔI CẤY
Trần Thị Thanh Huyền*; Hoàng Thị Ngọc Lan* Trần Thị Vân Quỳnh; Đoàn Thị Kim Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) của thai từ tế bào ối nuôi cấy và
tìm hiểu mối liên quan giữa bất thường cấu trúc NST của thai và NST bố m Đối tượng và
phương pháp: 42 thai có bất thường cấu trúc NST trong tổng số 2.229 thai được phân tích NST
từ tế bào ối từ tháng 1 - 2015 đến hết tháng 12 - 2016 ở Trung tâm Tư vấn Di truyền, Đại học Y
Hà nội Phân tích NST của bố m đối với thai có bất thường cấu trúc Kết quả: tỷ lệ bất thường cấu trúc NST của thai từ tế bào ối nuôi cấy là 1,88% Trong đó bất thường cấu trúc NST dạng chuyển đoạn chiếm tỷ lệ cao nhất (71,43%) (chuyển đoạn cân bằng 54,76%, chuyển đoạn không cân bằng 16,67%), đảo đoạn NST: 16,67%, mất đoạn: 4,76%, nhân đoạn: 2,38%, bất thường số lượng phối hợp với bất thường cấu trúc: 4,76% Thai bất thường cấu trúc NST dạng thuần: 66,67% có nguồn gốc từ bố hoặc m ; 33,33% là đột biến mới phát sinh Các bất thường cấu trúc dạng khảm không phát hiện được từ bố m Kết luận: tỷ lệ bất thường cấu trúc NST của thai từ tế bào ối nuôi cấy 1,88% Thai bất thường cấu trúc NST dạng thuần: 66,67% có nguồn gốc từ bố hoặc m ; 33,33% đột biến mới phát sinh Bất thường cấu trúc dạng khảm của thai do đột biến mới phát sinh Cần làm xét nghiệm NST bố m trong trường hợp thai mang bất
thường cấu trúc NST dạng thuần
* Từ khóa: Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể; Chẩn đoán trước sinh
Abnormally Chromosomal Structure Detected by Prenatal Cytogenetic Diagnosis
Summary
Objectives: To describe the abnormally chromosomal structure from cultured ammiotic cells;
to explore the relationship between abnormally chromosomal structure of fetus and that of their parents Subjects: 42 fetus with abnormally chromosomal structure out of 2.229 fetus were analyzed chromosomes from 2015 to 2016 Results: The rate of abnormally chromosomal structure was 1.88% Among them, the highest percentage with chromosome translocation was 71.43%; chromosome invertion accounted for 16.67%; 24.76% explained deletions; insertions: 2.83% and 4.76% was mosaic of both structural and numberal chromosomal abnomalities 73.08% abnormally chromosomal structure of fetus derived from their parents and 26.92% were de novo mutations Conclusions: The rate of abnormally chromosomal structure was 1.88% Analysis on parents’ chromosomes should be required for the fetus with abnormally chromosomal structures
* Keywords: Abnormally chromosomal structure; Prenatal diagnosis; Culture ammiotic cells
* Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Thị Ngọc Lan (hoangngoclancdts@gmail.com) Ngày nhận bài: 27/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 31/08/2017
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất thường cấu trúc NST là những biến
đổi trong cấu trúc của NST dẫn đến sắp
xếp lại các gen có thể làm thay đổi hình
dạng, cấu trúc NST Người mang bất
thường cấu trúc NST dạng cân bằng
thường có biểu hiện bình thường, tuy
nhiên họ có thể sinh con bất thường
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên
quan giữa bất thường NST, đặc biệt bất
thường cấu trúc NST với tình trạng sảy
thai, thai lưu hoặc tử vong sau sinh [1, 2
Việc phát hiện sớm những thai mang bất
thường cấu trúc NST có ý nghĩa quan
trọng trong tư vấn di truyền Chính vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
nhằm: Mô tả bất thường cấu trúc NST của
thai từ tế bào ối nuôi cấy và tìm hiểu mối
liên quan giữa bất thường cấu trúc NST
của thai và NST bố mẹ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
42 thai có bất thường cấu trúc NST
trong tổng số 2.229 thai phụ được phân
tích NST từ tế bào ối lập karyoype theo
tiêu chuẩn quốc tế ISCN 2015, tại Bộ môn
Y sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y
Hà Nội từ tháng 1 - 2015 đến hết tháng
12 - 2016
2 Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu với tiến cứu
Tập hợp hồ sơ bệnh án phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bất thường di truyền,
có kết quả karyotype từ tế bào ối nuôi cấy Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Kết quả phân tích NST từ tế bào ối nuôi cấy
Bất thường số lượng: 73 ối (3,28%); bất thường cấu trúc: 40 ối (1,79%); bất thường số lượng + bất thường cấu trúc: 2
ối (0,09%); đa hình: 23 ối (1,03%); bình thường: 2.091 ối (93,81%)
Trong số 2.229 mẫu ối, bất thường số lượng NST chiếm 3,28%, bất thường cấu trúc NST 1,79% Ngoài ra còn gặp 2 trường hợp phối hợp bất thường số lượng và cấu trúc NST (0,09%) và 23 trường hợp đa hình NST (1,03%)
2 Các d ng bất thường cấu trúc NST
Bảng 2: Các dạng bất thường cấu trúc NST
Các d ng bất thường cấu trúc NST n %
Dạng
thuần
Chuyển đoạn cân bằng 11 26,19%
18 = 42,86%
29 (69,05)
Chuyển đoạn không cân bằng 7 16,67%
Trang 3Dạng
khảm
Chuyển đoạn cân bằng 12 28,57% 13
(30,95)
Bất thường cấu trúc NST gặp chủ yếu là chuyển đoạn (71,43%) 42,86% dạng thuần và 28,57% dạng khảm; đảo đoạn NST 16,67% Ngoài ra, còn gặp các dạng bất thường cấu trúc khác với tỷ lệ thấp hơn: mất đoạn (4,76%), nhân đoạn (2,38%), bất thường số lượng phối hợp với bất thường cấu trúc (4,76%)
Trong 42 trường hợp phát hiện bất thường cấu trúc NST, 29 trường hợp bất thường cấu trúc NST dạng thuần (69,05%) và 13 trường hợp bất thường cấu trúc dạng khảm (30,95%)
3 Đối chiếu kết quả phân tích NST thai bất thường cấu trúc d ng thuần v i karyotype của bố mẹ
Bảng 3: Đối chiếu kết quả phân tích NST thai bất thường cấu trúc dạng thuần với
karyotype của bố m
Các
Karyotype
Chuyển
đoạn
cân
bằng
Chuyển
đoạn
không
cân
bằng
Trang 4Mất
đoạn
Nhân
Đảo
đoạn
BTCT
phối
hợp
BTSL
27/29 trường hợp bất thường cấu trúc NST dạng thuần có kết quả NST của bố m 18/27 thai (66,67%) bất thường có nguồn gốc từ bố hoặc m , trong đó 13 thai bất thường có nguồn gốc từ m , 5 thai bất thường có nguồn gốc từ bố 9/27 trường hợp (33,33%) karyotype của bố m bình thường
BÀN LUẬN
Trong 2.229 mẫu dịch ối được nuôi
cấy làm NST từ tháng 1 - 2015 đến hết
tháng 12 - 2016, chúng tôi đã phát hiện
42 trường hợp (1,88%) thai bất thường
cấu trúc NST Kết quả này cao hơn
nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Lan
(2009) [1] là 1,6% và Hoàng Thị Ngọc Lan,
Phạm Hồng Thúy (2013) [2] là 1,02%
Trong các trường hợp phát hiện bất
thường cấu trúc NST, bất thường chuyển
đoạn NST hay gặp nhất (71,43%); đảo
đoạn NST 16,67% Ngoài ra còn gặp các
dạng bất thường cấu trúc khác với tỷ lệ
thấp hơn: mất đoạn: 4,76%, nhân đoạn:
2,38%, bất thường số lượng phối hợp với
bất thường cấu trúc: 4,76% Trong nghiên
cứu của Hoàng Thị Ngọc Lan, Phạm
Hồng Thúy (2013) [2], tỷ lệ bất thường
cấu trúc NST lần lượt là: chuyển đoạn 65,8%; đảo đoạn 9,8%; nhân đoạn 7,3%; mất đoạn 7,3%, NST Mar 7,3% và NST đều 2,4%, khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Với những trường hợp bất thường cấu trúc dạng thuần, chúng tôi kiểm tra NST
bố m để xác định nguyên nhân bất thường có nguồn gốc từ bố m hay do đột biến mới phát sinh Điều này rất quan trọng cho tư vấn di truyền về khả năng sinh con dị tật ở những lần mang thai tiếp theo Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện 18/27 thai bất thường cấu trúc NST dạng thuần có nguồn gốc từ bố hoặc m (do 2 trường hợp bố m không đồng ý làm xét nghiệm NST) chiếm tỷ lệ 66,67%
và 9/27 trường hợp là đột biến mới phát sinh (33,33%) Nghiên cứu của Lin XL và
Trang 5CS (2013) [6] trên những thai mang NST
chuyển đoạn cân bằng cũng phát hiện
17/24 trường hợp bất thường có nguồn
gốc từ bố m (70,83%) Nghiên cứu của
Hoàng Thị Ngọc Lan (2013) [3 cũng cho
kết quả tương tự với 72,72% thai mang
NST chuyển đoạn hòa hợp tâm di truyền
từ bố m
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ di
truyền cho con NST bất thường chủ yếu
phụ thuộc vào việc bố hay m là người
mang NST bất thường đó Theo Daniel và
CS (1989) [7 , đối với chuyển đoạn hòa
hợp tâm, nếu m mang NST chuyển đoạn
thì khả năng di truyền cho thế hệ sau là
10 - 15%, trong khi nếu bố mang NST đó,
khả năng di truyền là 1,5 - 5% Nghiên
cứu của Stoll C (1998) [8 cũng cho kết
quả tương tự với nguy cơ di truyền cho
con là 16% nếu m mang NST chuyển
đoạn cân bằng và < 8% nếu bố mang
NST chuyển đoạn cân bằng đó Nghiên
cứu của Shaffer và CS (2010) [9] trên 30
trường hợp thai nhi được chẩn đoán
mang chuyển đoạn hòa hợp tâm, 26/30
trường hợp nhận NST bất thường từ m
và 4/30 trường hợp nhận từ bố Trong đó,
tất cả trường hợp rob (14q;21q) đều có
nguồn gốc từ m Trong nghiên cứu này,
18 trường hợp bất thường cấu trúc có
nguồn gốc từ bố m , bất thường có
nguồn gốc từ m chiếm tỷ lệ cao hơn
(13/18) Điều này rất có ý nghĩa trong tư
vấn di truyền về khả năng tái mắc trong
lần mang thai sau khi bố hay m là người
mang NST bất thường Vì vậy, khi thai
phụ hoặc chồng mang NST bất thường,
cần làm chẩn đoán trước sinh cho mỗi lần
mang thai để phát hiện sớm những bất
thường về bộ NST của thai nhi
Vì tỷ lệ bất thường cấu trúc dạng thuần có tới 33,33% là đột biến mới phát sinh Với những trường hợp mang chuyển đoạn cân bằng, thai cần được theo dõi tiếp tục bằng siêu âm Với những trường hợp thai mang NST dạng không cân bằng, nên tư vấn cho thai phụ và gia đình về tình trạng của thai, tiên lượng của thai để gia đình quyết định tiếp tục thai kỳ hay ngừng thai kỳ
Qua nghiên cứu này, chúng ta thấy đột biến cấu trúc NST không phải hoàn toàn
do bố m truyền cho thai mà còn do đột biến mới phát sinh Vì vậy, tất cả các thai phụ cần tiến hành sàng lọc trước sinh và
có chỉ định chọc ối khi nằm trong nhóm nguy cơ cao bất thường NST
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ bất thường cấu trúc NST của thai từ tế bào ối nuôi cấy 1,88%
- Các dạng bất thường cấu trúc NST của thai
- Bất thường cấu trúc NST dạng chuyển đoạn chiếm tỷ lệ cao nhất (71,43%), trong đó chuyển đoạn tương hỗ 47,62%, chuyển đoạn hòa hợp tâm 16,67%, chuyển đoạn không tương hỗ 7,14%
- Đảo đoạn NST: 16,67%
- Mất đoạn 4,76%
- Nhân đoạn 2,38%
- Bất thường số lượng phối hợp với bất thường cấu trúc: 4,76%
- Thai bất thường cấu trúc NST dạng thuần 66,67% có nguồn gốc từ bố hoặc
m ; 33,33% đột biến mới phát sinh
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hoàng Thị Ngọc Lan, Trần Thị Thanh
Hương, Phan Thị Hoan Những bất thường
cấu trúc nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước
sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ
2005 - 2008 Hội nghị Sản phụ khoa Việt
Pháp 2009, tr.340-350
2 Hoàng Thị Ngọc Lan, Phạm Hồng Thuý
Chẩn đoán trước sinh thai mang nhiễm sắc
thể chuyển đoạn Tạp chí Y học Việt Nam
2013, 407 (1), tr.142-146
3 Hoàng Thị Ngọc Lan Chẩn đoán thai
mang nhiếm sắc thể chuyển đoạn hòa hợp
tâm Tạp chí Y học Việt Nam 2013, 407 (2),
tr.18-22
4 N Suzumori and M
Sugiura-Ogasawara Genetic factors as a cause of
miscarriage Curr Med Chem 2010, 17 (29),
pp.3431-3437
5 S Zhang, L Gao, Y Liu et al
Reproductive outcome and fetal karyotype of couples with recurrent miscarriages Clin Exp
Obstet Gynecol 2014, 41 (3), pp.249-253
6 X.L Lin, F.N Xie, S H Tang et al
Prenatal diagnosis and clinical counseling for fetal chromosomal reciprocal translocations Zhonghua Yi Xue Yi Chuan Xue Za Zhi 2013,
30 (5), pp 612-615
7 Daniel A, Hook E.B, Wulf G Risks of
unbalanced progeny at amniocentesis to carriers of chromosome rearrangements: data from United States and Canadian laboratories
Am J Med Genet.1989, 33 (1), pp.14-53
8 Stoll C, Alembik Y, Dott B Study of
Down syndrome in 238942 consecutive births Ann Genet 1998, 41 (1), 44-51
9 Shaffer L.G, Jackson-Cook C.K, Stasiowski B.A et al Parental origin determination in
thirty de novo Robertsonian translocations,
Am J Med Genet 1992, 43 (6), pp.957-963