1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tác nhân vi sinh thường gặp trên bệnh nhân sau phẫu thuật sọ não tại khoa ngoại thần kinh và khoa hồi sức ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy

9 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tác nhân vi sinh gây nhiễm khuẩn trên bệnh nhân sau phẫu thuật sọ não và tính đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học TÁC NHÂN VI SINH THƯỜNG GẶP TRÊN BỆNH NHÂN   SAU PHẪU THUẬT SỌ NÃO TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH   VÀ KHOA HỒI SỨC NGOẠI THẦN KINH BỆNH VIỆN CHỢ RẪY  Trần Thị Thanh Nga*, Mai Nguyệt Thu Hồng**, Lục Thị Vân Bích**, Hồng Thị Thanh Hằng**,   Nguyễn Văn Khơi  *,***  TĨM TẮT  Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não là bệnh lý rất nguy hiểm vì dễ gây viêm màng não, nhiễm  khuẩn huyết và dẫn đến tử vong.  Mục  tiêu:  Xác định tác nhân vi sinh gây nhiễm khuẩn trên bệnh nhân sau phẫu thuật sọ não và tính đề  kháng kháng sinh của các vi khuẩn này.  Phương pháp: Định danh và đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn theo CLSI 2012.  Kết  quả  ‐  bàn  luận:  Trong  478  mẫu  bệnh  phẩm  nhiễm  khuẩn,  vi  khuẩn  được  phát  hiện  chủ  yếu  là  Acinetobacter  baumanii  33.3%,  Staphylococcus  aureus  18.6%,  E.  coli  11.7%,  Klebsiella  spp.  11.5%  và  Pseudomonas aeruginosa 7.3%. Vi khuẩn đề kháng cao với kháng sinh là Acinetobacter baumanii đã đề kháng  trên 80% với các kháng sinh thuộc họ aminoglycoside, cephalosporin, quinolone sulfonamide/Trimethoprim và  carbapenem.  Kết  luận:  Vi  sinh  vật  thường  gây  nhiễm  khuẩn  trên  bệnh  nhân  phẫu  thuật  sọ  não  là  Acinetobacter  baumanii, Staphylococcus aureus, E. coli, Klebsiella spp. và Pseudomonas aeruginosa. Vi khuẩn đề kháng cao với  kháng sinh là Acinetobacter baumanii đã đề kháng trên 80% các kháng sinh.  Từ khóa: vi sinh vật, nhiễm khuẩn, phẫu thuật sọ não, kháng sinh  ABSTRACT  MICROORGANISMS STRONGLY ASSOCIATED WITH POST‐NEUROSURGICAL INFECTIONS IN  PATIENTS OF CHO RAY HOSPITAL  Tran Thi Thanh Nga, Mai Nguyet Thu Hong, Luc Thi Van Bich, Hoang Thi Thanh Hang,   Nguyen Van Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 127 ‐ 135  Background:  Post‐neurosurgical  infections  were  seriously  because  of  causing  a  real  risk  of  meningitis,  septicemia and represent a substantial burden of disease for patients in terms of morbidity and mortality.  Objective: To determine micro‐organisms associated with post‐neurosurgical infections in patients and the  risk of resistance to antimicrobial agent of these isolates.  Method: Identification and antibiotic resistance of isolates according to CLSI 2012.   Results ‐ Discussion: Of the 478 infectious specimens, the high risk microorganisms in post‐neurosurgical  infections were Acinetobacter baumanii 33.3%, Staphylococcus aureus 18.6%, E. coli 11.7%, Klebsiella species.  11.5%  and  Pseudomonas  aeruginosa  7.3%.  The  main  antimicrobial  resistant  pathogen  was  Acinetobacter  baumanii  that  resisted  to  more  than  80%  antibacterial  agents  as  aminoglycosides,  cephalosporins,  quinolones,  sulfonamide/trimethoprim and carbapenems.  * Bệnh viện Chợ Rẫy  *** Đại học Y dược TP. HCM  Tác giả liên lạc: BS. Mai Nguyệt Thu Hồng   ** Bộ môn Vi sinh y học ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch   Email: mnth59@yahoo.com    ĐT: 0909753294  Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  127 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Conclusion:  The high risk microorganisms in post‐neurosurgical infections were Acinetobacter baumanii,  Staphylococcus aureus, E. coli, Klebsiella species and Pseudomonas aeruginosa. The main antimicrobial resistant  pathogen was Acinetobacter baumanii that resisted strongly to more than 80% of antibacterial agents.   Key words: microorganisms, infection, neurosurgical, antibiotic.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Nhiễm  khuẩn  trên  bệnh  nhân  sau  phẫu  thuật sọ não là bệnh lý cần phải được chú ý vì  các nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật như  viêm  màng  não,  nhiễm  khuẩn  huyết  và  viêm  phổi dễ xảy ra và có thể dẫn đến tử vong. Xác  định  tác  nhân  nguy  cơ  gây  nhiễm  khuẩn  và  tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  vi  khuẩn  gây  nhiễm  trên  bệnh  nhân  sau  phẫu  thuật  sọ  não  sẽ  giúp  các  nhà  lâm  sàng  dễ  theo  dõi  và  điều  trị bệnh nhân.   Mục Tiêu  Xác  định  các  tác  nhân  gây  nhiễm  khuẩn  và  tính  đề  kháng  kháng  sinh  trên  478  mẫu  bệnh  phẩm dương tính từ bệnh nhân sau phẫu thuật  sọ  não  từ  tháng  01/2012  đến  tháng  12/2012  tại  các  Khoa  Ngoại  Thần  Kinh  và  Khoa  Hồi  Sức  Ngoại Thần Kinh – bệnh viện Chợ Rẫy.   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nhiễm  khuẩn  tại  chỗ:  tăm  bông  thấm  đẩm  dịch tiết mủ  Mẫu máu: 10‐30ml máu (nhiễm trùng huyết)  Dịch não tủy: >2ml dịch não tủy  Dịch màng phổi: ≥1ml dịch màng phổi  Dịch màng bụng: ≥1ml dịch màng bụng  Mẫu  đàm:  mẫu  đàm  khạc,  đàm  kích  thích:  ≥1ml   Dịch đường hơ hấp dưới: dịch khí phế quản,  dịch  chải  rửa  khí  quản,  dịch  hút  từ  phế  quản:  ≥1ml  Mẫu dịch khác: ≥1ml dịch   Thời điểm lấy bệnh phẩm  Bệnh nhân sau khi được phẫu  thuật  sọ  não  và có biểu hiện nhiễm khuẩn trên lâm sàng.  Cỡ mẫu  Tất  cả  các  mẫu  bệnh  phẩm  đạt  tiêu  chuẩn  trong thời gian từ 01/2012‐12/2012 được thu thập  Thiết kế nghiên cứu  trong  điều  kiện  vô  trùng  tại  các  Khoa  Ngoại  Mô  tả  cắt  ngang  trên  bệnh  phẩm  từ  bệnh  nhân  sau  phẫu  thuật  sọ  não  tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy từ 01/2012‐12/2012.  Thần Kinh và Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh –  Kỹ thuật  Cách thu thập mẫu bệnh phẩm  Tiêu chuẩn bệnh phẩm  Bệnh  phẩm  được  thu  thập  trong  điều  kiện  vô trùng tại các Khoa Ngoại Thần Kinh và Khoa  Hồi Sức Ngoại Thần Kinh – bệnh viện Chợ Rẫy  Bệnh phẩm được vận chuyển ngay về phòng  xét nghiệm theo yêu cầu xét nghiệm vi sinh (hạn  chế  sử  dụng  kháng  sinh  trước  khi  lấy  bệnh  phẩm,  tránh tạp nhiễm).  bệnh viện Chợ Rẫy.  Kỹ thuật chẩn đốn  Ni cấy ‐ phân lập – định danh vi khuẩn –  kháng sinh đồ.  Ni cấy ‐ phân lập vi khuẩn  Trên  các  môi  trường  thioglycolate,  thạch  máu,  thạch  chocolat,  thạch  MacConkey,  nuôi  cấy kỵ khí (khi cần thiết).   Định danh vi khuẩn  Xác  định  tính  chất  của  vi  khuẩn  bằng  kỹ  thuật nhuộm gram, định danh bằng trắc nghiệm  Bệnh  phẩm  đưa  vào  nghiên  cứu  là  bệnh  phẩm có nhiễm khuẩn sau khi ni cấy.  sinh hóa, Crystal, Vitek 2 compact.  Kháng sinh đồ  Loại bệnh phẩm:   128 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Thực  hiện  kỹ  thuật  kháng  sinh  đồ  bằng  phương  pháp  khuếch  tán  (kỹ  thuật  Kirby  –  Bauer), MIC theo hướng dẫn của CLSI 2012.  Phân tích số liệu  Sử dụng phần mềm Excel 2010.  KẾT QUẢ   Đặc điểm mẫu bệnh phẩm  Trong 478 mẫu bệnh phẩm nhiễm khuẩn, sự  phân bố mẫu như sau:   TT Loại mẫu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tổng cộng Đàm định lượng Đàm Mủ Dịch não tủy Máu Nước tiểu Dịch rửa phế quản Mủ vết mổ Catheter Mủ vết thương Dịch màng phổi Dịch vết lóet Dịch vết mỗ Dịch Dịch âm đạo Dịch màng phổi kỵ khí Dịch màng bụng Dịch vết thương Mủ kỵ khí Mủ vết loét Số lượng n=478 187 92 80 44 25 13 12 3 2 1 1 1 39,1 19,2 16,7 9,2 5,2 2,7 2,5 1,3 0,6 0,6 0,4 0,4 0,4 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 478 100 % Mẫu mủ liên quan đến vị trí phẫu thuật  18,8% (90/478) gồm 16,7% (80/478) mẫu mủ,  1,3% (6/478) mẫu mủ vết mổ, 0,6% (3/478) mẫu  mủ vết thương và 1 mẫu mủ kỵ khí  Mẫu dịch liên quan đến vị trí phẫu thuật  0,6% (3/478) gồm 0,4% (2/478) mẫu dịch vết  mổ, 0,2% (1/ 478) mẫu dịch vết thương  Mẫu dịch não tủy  9,2% (44/478)  Mẫu máu  5,2% (25/478)   Nghiên cứu Y học Các nhiễm khuẩn khác vị trí phẫu thuật  65,9%  (316/478)  gồm:  39,1%  (187/478)  mẫu  đàm  định  lựong,  19,2%  (92/478)  mẫu  đàm  thường,  2,7%  (13/478)  mẫu  nước  tiểu,  2,5%  (12/478) dịch rửa phế quản, 0,6% (3/478) mẫu từ  catheter, 0,4% (2/478) mẫu dịch màng phổi, 0,4%  (2/478) mẫu dịch vết loét, 0,2% (1/ 478) mẫu dịch  âm  đạo,  0,2%  (1/  478)  mẫu  dịch  màng  phổi  kỵ  khí,  0,2%  (1/  478)  mẫu  dịch  màng  bụng,  0,2%  mẫu dịch khác và 0,2% (1/ 478) mẫu mủ vết loét.  Phân bố vi sinh vật gây nhiễm  ‐  Cầu  khuẩn  gram  dương:  Staphylococcus  aureus  18,6%  (89/478),  Coagulase‐negative  staphylococcus  (4,4%  (21/478),  Staphylococcus  haemolyticus  0,8%  (4/478),  Staphylococcus  epidermidis 0,2% (1/478), Streptococcus pneumoniae  0,4%  (2/478),  Streptococcus  spp.  0,4%  (2/478),  Enterococcus faecium 1,5% (7/478),   ‐  Trực  khuẩn  gram  dương:  Corynebacterium  striatum 1,7% (8/478)  ‐  Trực  khuẩn  gram  âm  đường  ruột:  Escherichia  coli  11,7%  (56/478),  Klebsiella  spp.11,5% (55/478), Klebsiella ozaenae 1% (5/478),  Proteus  mirabilis  1,3%  (6/478),  Citrobacter  freundii 0,6% (3/478).  ‐  Trực  khuẩn  gram  âm,  không  lên  men  đường:  Acinetobacter  baumanii  33,3%  (159/478),  Pseudomonas  aeruginosa  7,3%  (35/478),  Stenotrophomonas  maltophilia  0,8%  (4/478),  Burkholderia pseudomallei 0,6% (3/478), Alcaligenes  spp.  0,2%  (1/478),  Pseudomonas  stutzeri  0,2%  (1/478).    ‐ Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides thetaiotamicron  0,2%  (1/478),  Peptostreptococcus  anaerobius  0,2%  (1/478).  Bảng 1. Phân bố vi khuẩn gây nhiễm trên bệnh nhân  phẫu thuật sọ não (n=478)  TT Vi sinh vật n A baumannii S aureus E coli Klebsiella spp P aeruginosa 159 89 56 55 35 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 33,3±4,22 18,6±3,49 11,7±2,88 11,5±2,86 7,3±2,34 129 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học  TT Vi sinh vật n Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) Coagulase-negative staphylococcus K pneumoniae C striatum E faecium P mirabilis K ozaenae S haemolyticus S maltophilia B pseudomallei C freundii Pseudomonas spp S pneumoniae Streptococcus spp Alcaligenes sp B thetaiotaomicron P anaerobius P stutzeri S epidermidis 21 4,4±1,84 11 4 3 2 1 1 2,3±1,34 1,7±1,15 1,5±1,08 1,3±1,00 1,0±0,91 0,8±0,82 0,8±0,82 0,6±0,71 0,6±0,71 0,6±0,71 0,4±0,58 0,4±0,58 0,2±0,41 0,2±0,41 0,2±0,41 0,2±0,41 0,2±0,41 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  vi  khuẩn  gây nhiễm  Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  159  vi  khuẩn   Acinetobacter baumanii  Trên  90%  A.  baumanii  đề  kháng  amikacin,  gentamicin  (Aminoglycoside),  ceftazidime,  ceftriaxone,  cefepime  (Cephalosporin  thế  hệ  3,  4),  ciprofloxacin  (Quinolone  thế  hệ  2),  imipenem,  meropenem  (Carbapenem),  piperacillin/tazobactam  ( ‐  lactamase  inhibitor);  trên  80%  A.  baumanii  đề  kháng  trimethoprim/  sulfamethoxazole  (Sulfonamide/Trimethoprim);  68,6%  vi  khuẩn  đề  kháng  netilmicin  (Aminoglycoside)  và  69,4%  đề  kháng  sulbactam/cefoperazone ( ‐lactamase inhibitor).  Bảng 2. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn  Acinetobacter baumanii (n=159)  TT Kháng sinh Amikacin Cefepime Ceftazidime Ceftriaxone Ciprofloxacin Colistin Doxycycline 130 n 134 147 154 153 149 43 Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 90,5±4,56 92,5±4,09 96,9±2,69 97,5±2,43 93,7±3,78 0,0±0,00 27,2±6,92 TT Kháng sinh n Gentamicin Imipenem 10 Meropenem 11 Netilmicin 12 Piperacillin / tazobactam 13 Sulbactam/Cefoperazone 14 Trimethoprim/sulfamethoxazole 135 144 144 109 144 109 139 Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 92,5±4,09 90,6±4,54 90,6±4,54 68,6±7,21 91,7±4,29 69,4±7,16 87,4±5,16 Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  89  vi  khuẩn  Staphylococcus aureus  Trên  70%  S.  aureus  đề  kháng  cefoxitin  (Cephalosporin  thế  hệ  2),  amikacin,  gentamicin  (Aminoglycoside),  azithromycin,  erythromycin  (Macrolide),  ciprofloxacin  (Quinolone  thế  hệ  2),  clindamycin  (Lincosamide).  51,70%  S.  aureus  kháng  với  sulfonamide  và  trimethoprim.  S.  aureus  rất  ít  đế  kháng  với  doxycycline  và  fosfomycin  (9%  và  5,06%).  Đối  với  nhóm  glycopeptide  thì  một  (01)  vi  khuẩn  kháng  teicoplanin  và  chưa  phát  hiện  vi  khuẩn  kháng  vancomycin.  Bảng 3. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn  Staphylococcus aureus (n=89)  TT Kháng sinh 10 11 12 Amikacin Azithromycin Cefoxitin Ciprofloxacin Clindamycin Doxycycline Erythromycin Fosfomycin Gentamicin Oxacillin Rifampin Teicoplanin Trimethoprim / sulfamethoxazole Vancomycin 13 14 62 70 69 66 74 72 64 71 1 Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 73,8±9,14 78,7±8,51 77,5±8,68 74,2±9,09 83,1±7,79 9,0±5,95 80,9±8,17 5,6±4,78 75,3±8,96 79,8±8,34 1,1±2,17 1,1±2,17 46 51,7±10,38 0,0±0,00 n Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  56  vi  khuẩn  Escherichia coli  Trên  80%  E.  coli  đề  kháng  ampicillin  (Penicillin phổ rộng), ceftazidime, cefpodoxime,  Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  ceftriaxone  (Cephalosporin  thế  hệ  3),  ciprofloxacin, levofloxacin (Quinolone thế hệ 2),  trimethoprim /sulfamethoxazole (Sulfonamide –  Trimethoprim).  Trên  70%  E.  coli  đề  kháng  với  cefepime  (Cephalosporin  thế  hệ  4),  gentamicin  (Aminoglycoside),  sulbactam/cefoperazone  (Tazobactam).  Bảng 4. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn  Escherichia coli n=56  TT Kháng sinh 10 11 12 13 14 15 16 17 Amikacin Ampicillin Cefepime Cefpodoxime Ceftazidime Ceftriaxone Ciprofloxacin Ertapenem Gentamicin Imipenem Levofloxacin Meropenem Netilmicin Nitrofurantoin Piperacillin / tazobactam Sulbactam/Cefoperazone Trimethoprim/sulfamethoxazole n 17 56 43 51 49 48 49 38 47 20 41 45 Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 32,1±12,23 100±0,00 76,8±11,06 91,1±7,46 87,5±8,66 85,7±9,17 87,5±8,66 1,8±3,47 73,1±11,61 0,0±0,00 88,7±8,29 0,0±0,00 35,7±12,55 0,0±0,00 10,7±8,10 73,2±11,60 80,4±10,40 Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  55  vi  khuẩn  Klebsiella spp.:  Trên  80%  Klebsiella  spp.  đề  kháng  với  Ampicillin  (Penicillin  phổ  rộng),  Cefpodoxime,  Ceftazidime, Ceftriaxone  (Cephalosporin  thế  hệ  3),  Ciprofloxacin  (Quinolone  thế  hệ  2),  Gentamicin (Aminoglycoside).  Bảng 5. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn  Klebsiella spp n=55  TT Kháng sinh Amikacin Ampicillin Cefepime Cefpodoxime n 36 55 33 49 Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 69,2±12,20 100,0±0,00 60,0±12,95 89,1±8,24 Nghiên cứu Y học TT Kháng sinh 10 11 12 13 14 15 16 17 Ceftazidime Ceftriaxone Ciprofloxacin Ertapenem Gentamicin Imipenem Levofloxacin Meropenem Netilmicin Nitrofurantoin Piperacillin/tazobactam Sulbactam/Cefoperazone Trimethoprim/sulfamethoxazole n 46 46 46 46 40 41 23 28 43 Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 83,6±9,79 83,6±9,79 83,6±9,79 7,3±6,88 86,8±8,95 0,0±0,00 76,9±11,14 1,8±3,51 74,5±11,52 0,0±0,00 41,8±13,04 50,9±13,21 78,2±10,91 Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  35  vi  khuẩn  Pseudomonas aeruginosa  Hai  kháng  sinh  đề  kháng  cao  với  P.  aeruginosa  là  ciprofloxacin  (Quinolone thế hệ 2),  và  gentamicin,  netilmicin  (Aminoglycoside).  48,6%  vi  khuẩn  đề  kháng  với  amikacin  (Aminoglycoside),  54,3%  với  ceftazidime,  cefepime  (Cephalosporin  thế  hệ  3,  4),  17,1%  với  imipenem,  20%  với  meropenem  (Carbapenem),  25,7% với piperacillin/tazobactam và 51,4% với  sulbactam/cefoperazone  (chất  ức  chế  β‐ lactamase)  Bảng 6. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn  Pseudomonas aeruginosa (n=35)  TT Kháng sinh 10 11 Amikacin Cefepime Ceftazidime Ciprofloxacin Colistin Gentamicin Imipenem Meropenem Netilmicin Piperacillin/Tazobactam Sulbactam/Cefoperazone n 17 19 19 25 26 24 18 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  Đề kháng Khoảng tin cậy 95% tỷ lệ (%) 54,8±16,49 54,3±16,50 54,3±16,50 71,4±14,97 2,9±5,56 76,5±14,05 17,1±12,47 20,0±13,25 68,6±15,38 25,7±14,48 51,4±16,56 131 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 BÀN LUẬN  Đặc điểm mẫu bệnh phẩm – nhận xét về vị  trí nhiễm khuẩn  Trong  478  mẫu  bệnh  phẩm  nhiễm  khuẩn,  18,8% mẫu mủ liên quan đến vị trí phẫu thuật,  0,6% mẫu dịch liên  quan  đến  vị  trí  phẫu  thuật,  9,2% mẫu dịch não tủy, 5,2% mẫu máu và 65,9%  các nhiễm khuẩn khác vị trí phẫu thuật.   Như vậy, hiện tượng nhiễm khuẩn tại vị trí  phẫu  thuật  chiếm  tỷ  lệ  không  cao,  chỉ  18,8%  viêm  mủ  tại  vị  trí  phẫu  thuật,  0,6%  mẫu  dịch  liên  quan  đến  vị  trí  phẫu  thuật  và  9,2%  mẫu  dịch não tủy.  5,2% mẫu máu nhiễm khuẩn chưa thể khẳng  định hồn tồn là do ngun nhân từ vị trí phẫu  thuật bị nhiễm khuẩn.  Các  trường  hợp  nhiễm  khuẩn  khác  vị  trí  phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao 65,9%.   Các kết quả về vị trí nhiễm khuẩn cho thấy  hiện tượng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não  chủ  yếu  khơng  xảy  ra  tại  vị  trí  phẫu  thuật  mà  thường xảy ra ở nơi khác như viêm họng viêm  phổi,  nhiễm  trùng  tiểu,  viêm  phúc  mạc  và  các  viêm nhiễm nơi khác. Điều này có thể giải thích  là do đặc điểm của bệnh nhân sau phẫu thuật sọ  não  thường  là  bệnh  nhân  hơn  mê  hoặc  có  tổn  thương  hệ  thần  kinh  trung  ương,  bệnh  nhân  thường  phải  thở  máy,  có  chỉ  định  đặt  nội  khí  quản, mở khí quản, đặt thơng tiểu và đa số bệnh  nhân có thời gian nằm viện rất lâu. Chính hiện  tượng nằm viện lâu ngày, các chỉ định can thiệp  như thở máy, đặt nội khí quản, các tổn thương  thần kinh gây liệt vận động là ngun nhân chủ  yếu  gây  nên  các  nhiễm  khuẩn  trên  bệnh  nhân  phẫu thuật sọ não.  Phân bố vi sinh vật gây nhiễm:   Vi  khuẩn  gây  nhiễm  khuẩn  gồm  các  vi  khuẩn thường trú trên da (Staphylococcus spp.), vi  khuẩn sống trong đất, nước, khơng khí, đơi khi  gây  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  (Acinetobacter  spp.,  Pseudomonas  spp.,  B.  pseudomallei,  S.  maltophilia,  Alcaligenes  spp.),  vi  khuẩn  đường  ruột  (E.  coli,  Klebsiella spp., C. freundii) và vi khuẩn kỵ khí (B.  132 thetaiotaomicron,  P.  anaerobius),  trong  đó,  vi  khuẩn  có  tỷ  lệ  nhiễm  cao  nhất  là  A.  baumanii  33,3%  (159/478),  S.  aureus  18,6%  (89/478),  E.  coli  11,7%  (56/478),  Klebsiella  spp.  11,5%  (55/478),  P.  aeruginosa 7,3% (35/478). Sự xuất hiện các vi sinh  vật này phù hợp với đặc điểm của phẫu thuật sọ  não là có vết thương hở ngồi da, có can thiệp các  thủ  thuật  và  bệnh  nhân  thường  nằm  viện  lâu  ngày.  Vi  sinh  vật  thường  gặp  trong  nghiên  cứu  này  cũng  phù  hợp  với  nhận  xét  của  Metan  Golkhan(14) (2007), Jeffrey A. Fearon(13) (1997) là  A.  baumannii  thường  gây  viêm  màng  não  sau  phẫu thuật sọ não. Nghiên cứu của Lê Thị Anh  Thư(21)  (2012),  Trần  Thị  Thanh  Nga(16)  (2012)  tại  bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy A. baumannii,  P.  aeruginosa,  Klebsiella  spp.  và  Coagulase‐negative  staphylococci  là  vi  khuẩn  thường  gặp  trên  170  bệnh nhân nhiễm khuẩn có thở máy và 1.537 vi  khuẩn  phân  lập  từ  bệnh  nhân.  Hidron  I.  Alicia(10) (2008)  quan  sát  28.502  bệnh  nhân  nhiễm khuẩn bệnh viện (463 báo cáo được gửi đến  CDC – Atlanta) cho thấy 10 tác nhân thường gây  nhiễm  khuẩn  là  Coagulase‐negative  staphylococci,  S. aureus, Enterococcus spp., Candida spp., E. coli, P.  aeruginosa,  K.  pneumoniae,  Enterobacter  spp.,  A.  baumannii, và K. oxytoca.   Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  vi  khuẩn  gây nhiễm:  Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  159  vi  khuẩn  Acinetobacter baumanii  Trên 90% A. baumanii đề kháng ceftazidime,  ceftriaxone,  cefepime,  ciprofloxacin,  imipenem,  meropenem,  piperacillin/tazobactam;  trên  80%  A.  baumanii  đề  kháng  amikacin,  gentamicin,  trimethoprim/sulfamethoxazole; 68,6% vi khuẩn  đề kháng netilmicin, sulbactam/cefoperazone.  A.  baumanii  đề  kháng  cao  với  kháng  sinh  ngoại trừ colistin và doxycycline.   Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Thị  Thanh  Hà(17)  (2012)  trên  3.232  chủng  A. baumanii  tại  7  bệnh  viện  của  Việt  Nam  cho  thấy  trên  80%  vi  khuẩn  đề  kháng  Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  nhóm  cephalosporin,  carbapenem;  Trần  Thị  Thanh  Nga(22)  (2012)  quan  sát  1.537  vi  khuẩn  tại bệnh viện Chợ Rẫy thì thấy 90% A.  baumanii  đề  kháng  nhóm  ciprofloxacin,  trên  70%  kháng  nhóm  cephalosporin;  Dhabaan  N.  Ghulam(5)  (2011)  khảo  sát  64  vi  khuẩn  A.  baumannii  thì  thấy  hơn  90%  kháng  nhóm  cephalosporin,  ciprofloxacin.,  trên  70%  kháng  nhóm carbapenem. Camp Callie (1) (2010), Perez  Federico(18)  (2007)  nhận  thấy  A.baumannii  đề  kháng  rất  nhiều  kháng  sinh  nhóm  ‐lactam,  aminoglycoside, quinolone.  Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  89  vi  khuẩn  Staphylococcus aureus   Trên  70%  S.  aureus  đề  kháng  oxacillin,  cefoxitin,  amikacin,  gentamicin,  azithromycin,  erythromycin,  ciprofloxacin,  clindamycin.  51,70%  kháng  sulfonamide  và  trimethoprim.  S.  aureus  rất  ít  đế  kháng  với  doxycycline  và  fosfomycin  (9%  và  5,06%).  Đối  với  kháng  sinh  nhóm glycopeptide thì một (01) vi khuẩn kháng  teicoplanin  và  chưa  phát  hiện  vi  khuẩn  kháng  vancomycin.  Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Trần Thị Thanh Nga(20) (2011) tại bệnh viện Chợ  Rẫy  từ  2009‐2010  là  trong  số  các  S. aureus  phát  hiện được thì trên 60% là chủng MRSA và 99%  còn  nhạy  cảm  với  vancomycin  và  teicoplanin;  nghiên  cứu  của  Hồ  Thị  Kim  Thoa(9)  năm  2012  trên  144  vi  khuẩn  S.  aureus  thì  vi  khuẩn  đã  kháng  với  hầu  hết  các  kháng  sinh  ngoại  trừ  vancomycin. Kết quả này cũng phù  hợp  với  cơ  chế xuất hiện gen đề kháng kháng sinh của của  S.  aureus  theo  Franklin  D.  Lowy(7)  (2003)  và  Rasheed J. Kamile(19) (2003).  Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  56  vi  khuẩn  Escherichia coli   Trên  80%  E.  coli  đề  kháng  ampicillin,  ceftazidime,  cefpodoxime,  ceftriaxone,  ciprofloxacin,  levofloxacin,  trimethoprim/  sulfamethoxazole  và  trên  70%  đề  kháng  cefepime, gentamicin, sulbactam/cefoperazone.  Nghiên cứu Y học Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Trần  Thị  Thanh  Nga(22)  (2012)  là  50%  E.  coli  (n=753)  đề  kháng  cephalosporin  thế  hệ  3,  4  tại  bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, 2010. Một nghiên  cứu khác của Trần Thị Thanh Nga(21) (2011) trên  các mẫu nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Chợ  Rẫy  năm  2010  cũng  cho  kết  quả  tương  tự.  Kết  quả  này  cũng  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Lê  Kim Ngọc Giao(13) (2012) về cơ chế gen đề kháng  kháng  sinh  của  E. coli  tiết  enzyme  ‐lactamase  (353  vi  khuẩn  tại  bệnh  viện  Nhân  Dân  Gia  Định).  David  C.  Bean(2)  (2008)  khi  quan  sát  11.865  vi  khuẩn  E.  coli  tại  London  thì  thấy  55%  kháng  ampicillin,  40%  kháng  trimethoprim.  Điểm  tương  đồng  giữa  nghiên  cứu  này  và  David  C.  Bean(2)  là  đều  phát  hiện  có  sự  đề  kháng  của  E.  coli đối với kháng sinh ampicillin, cephalosporin  và trimethoprim. Kết quả này cũng phù hợp với  nhận  xét  của  David  L.  Paterson(3)  (2008)  là  trực  khuẩn  gram  âm  ngày  càng  đề  kháng  cao  với  kháng  sinh,  điển  hình  là  E.  coli  đề  kháng  với  fluoroquinolone.  Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  55  vi  khuẩn  Klebsiella spp.   Trên  80%  vi  khuẩn  Klebsiella  spp.  đề  kháng  với  Ampicillin,  Cefpodoxime,  Ceftazidime,  Ceftriaxone, Ciprofloxacin, Gentamicin.  Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Trần  Thị  Thanh  Nga(22)  (2012)  là  trên  50%  Klebsiella spp. (n=169) đề kháng cephalosporin và  trên  80%  đề  kháng  ciprofloxacin  tại  bệnh  viện  Chợ Rẫy năm 2009 và 2010. Egbebi AO. (2011) (6)  quan  sát  544  vi  khuẩn  Klebsiella  spp.  tại  South  West,  Nigeria  thì  thấy  vi  khuẩn  đề  kháng  cao  với cephalosporin thế hệ 3. Iroha Ifeanyichukwu  Romanus(10)  (2009)  khảo  sát  300  vi  khuẩn  K.  pneumoniae từ 1‐4/2009) tại Nigeria cho thấy 62%  vi khuẩn tiết men ESBL và trong nhóm vi khuẩn  này,  64%  kháng  sparfloxacin,  trên  90%  kháng  gentamicin,  fusidic  acid,  sulfamethoxazole,  trên  80%  kháng  erythromycin,  tetracycline  và  trên  60%  kháng  nhóm  cephalosporin.  Ivanov  DV(11)  (2008) phát hiện  gen  đề  kháng  beta‐lactam  trên  Klebsiella spp.   Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  133 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  35  vi  khuẩn  Pseudomonas aeruginosa  P. aeruginosa đề kháng cao với ciprofloxacin,  gentamicin,  netilmicin.  48,6%  đề  kháng  amikacin,  54,3%  kháng  ceftazidime,  cefepime,  17,1%  kháng  imipenem,  20%  kháng  meropenem,  25,7%  kháng  piperacillin/tazobactam  và  51,4%  kháng  sulbactam/cefoperazone.  Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Trần Thị Thanh Nga(22) (2012) trên 129 vi khuẩn  P. seudomonas  tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  năm  2009  và  2010.  Nghiên  cứu  của  Lê  Thị  Anh  Thư(15)  (2012) về đề kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện  Việt  Nam  năm  2008‐2009  cũng  cho  kết  quả  tương tự. Deanna L. Kiska(4) (2012) nhận thấy P.  aeruginosa  đề  kháng  β‐lactam,  carbapenem,  aminoglycoside,  quinolone.  Kết  quả  cũng  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  David  L.  Paterson(3)  (2008) là trực khuẩn gram âm như P. aeruginosa,  A. baumannii, K. pneumoniae ngày càng đề kháng  cao với kháng sinh, đặc biệt, A. baumannii và P.  aeruginosa đề kháng với carbapenem.  Một số vi khuẩn khác được phát hiện với số  lượng ít (n

Ngày đăng: 21/01/2020, 16:59

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w