Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ của gây tê tủy sống kết hợp ngoài màng cứng (combined spinal‐epidural, CSE) với levobupivacaine liều thấp kết hợp fentanyl trong phẫu thuật cắt tử cung qua ngã âm đạo để điều trị sa sinh dục.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHỐI HỢP LEVOBUPIVACAINE VỚI FENTANYL TRONG TÊ TỦY SỐNG KẾT HỢP NGỒI MÀNG CỨNG MỔ SA SINH DỤC Hà Văn Dần*, Nguyễn Thị Thanh** TĨM TẮT Mở đầu ‐ Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả vơ cảm trong mổ và giảm đau sau mổ của gây tê tủy sống kết hợp ngồi màng cứng (combined spinal‐epidural, CSE) với levobupivacaine liều thấp kết hợp fentanyl trong phẫu thuật cắt tử cung qua ngã âm đạo để điều trị sa sinh dục. Đối tượng‐Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mơ tả cắt ngang. Có 55 BN phẫu thuật cắt tử cung qua ngã âm đạo được làm CSE với liều thuốc tê trong khoang dưới nhện là 5 mg levobupivacaine 0,5% và 20 mcg fentanyl, sau 30 phút, tiêm 6 ml levobupivacaine 0,5% qua catheter ở khoang ngồi màng cứng. Sau mổ, giảm đau ngồi màng cứng liên tục với levobupivacaine 0,1% và fentanyl 1 mcg/ml tốc độ 8 ml/giờ trong 24 giờ đầu sau mổ. Ghi nhận chất lượng vơ cảm trong mổ, điểm đau sau mổ (thang điểm Visual Analog Scale) và tác dụng phụ của kỹ thuật. Kết quả: Thời gian thực hiện CSE trung bình là 4,3 ± 0,6 phút. Tỷ lệ thành cơng là 100%, có 9% trường hợp khó xác định mốc giải phẫu. Hiệu quả vơ cảm trong mổ tốt với chất lượng phẫu thuật ʺRất tốtʺ đạt 87% và ʺTốtʺ đạt 13%. Tác dụng phụ trong mổ gồm lạnh run 10,9%, buồn nơn 5,4%. Điểm đau VAS sau mổ