Nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm hiểu đặc điểm của biến chứng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân suy thận mạn được điều trị bằng lọc máu định kỳ. Nghiên cứu tiến hành trên 90 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5 được điều trị bằng lọc máu và 30 bệnh nhân điều trị bằng lọc màng bụng (nhóm chứng) bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN CHỨNG GIẢM TIỂU CẦU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ Nguyễn Bách*, Trần văn Tiến* TĨM TẮT Mở đầu và mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm của biến chứng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân suy thận mạn được điều trị bằng lọc máu định kỳ. Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Đây là tiến cứu, cắt ngang, so sánh có đối chứng. 90 bệnh nhân (BN) STM giai đoạn 5 được điều trị bằng lọc máu và 30 BN điều trị bằng lọc màng bụng (nhóm chứng) tại Khoa Thận ‐ Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất, thành phố HCM. Tiêu chuẩn chọn bệnh: (1) BN STM giai đoạn 5 được điều trị bằng lọc máu định kỳ và lọc màng bụng.(2) Lượng tiểu cầu trước khi bắt đầu lọc máu ở mức bình thường. Tiêu chuẩn loại trừ: BN giảm tiểu cầu do các ngun nhân nội khoa khác như xơ gan, nhiễm khuẩn nặng, bệnh lý huyết học, ung thư. Lượng tiểu cầu bình thường: 200.000‐400.000 /μL. Tiêu chuẩn chẩn đốn giảm tiểu cầu theo Daniel H. Cooper, khi lượng tiểu cầu