Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định giá trị của copeptin và hs-troponin T trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp. Nghiên cứu thực hiện trên 70 bệnh nhân nhập viện liên tiếp có triệu chứng đau ngực nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp xuất hiện dưới 12 giờ.
Trang 1GIÁ TRỊ COPEPTIN VÀ TROPONIN T ĐỘ NHẠY CAO
TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Lương Võ Quang Đăng*, Võ Thành Nhân**
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở các bệnh nhân
(BN) nhập viện hằng năm Việc chẩn đoán chính xác và sớm nhồi máu cơ tim ngay những giờ đầu mang lại nhiều lợi ích cho BN
Mục tiêu: Xác định giá trị của Copeptin và hs-Troponin T trong chẩn đoán sớm NMCT cấp
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 70 BN nhập viện liên tiếp có triệu chứng đau ngực nghi ngờ hội
chứng mạch vành cấp xuất hiện dưới 12 giờ Mỗi BN được lấy 2 mL máu lúc nhập viện để đo nồng độ Copeptin
và hs-Troponin T Chẩn đoán cuối cùng của các BN được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án
Kết quả: 49 BN (70%) được chẩn đoán là NMCT Copeptin và hs-Troponin T tăng cao có ý nghĩa thống kê
ở nhóm NMCT hơn nhóm không NMCT Copeptin và hs-Troponin T tăng sớm ở các BN NMCT đến sớm ngay khi nồng độ Troponin I còn trong giới hạn bình thường Diện tích dưới đường cong ROC trong chẩn đoán NMCT cấp của Copeptin là 0,874 và hs-Troponin T là 0,954 Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và
âm của Copeptin ở mức 21,84 pmol/L lần lượt là: 87,8%; 81,0%; 91,5% và 73,9%; và của hs-Troponin T ở mức 21,7 ng/L lần lượt là: 98,0%; 85,7%; 94,1% và 94,7% Khi kết hợp với Troponin I ở mức 80 ng/L, Copeptin nâng độ nhạy và giá trị tiên đoán âm lên cao tương đương với hs-Troponin T
Kết luận: Copeptin, khi kết hợp với Troponin I, và hs-Troponin T có giá trị cao trong chẩn đoán sớm
NMCT cấp
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, Copeptin, Troponin T độ nhạy cao, hs-Troponin T, chẩn đoán sớm
ABSTRACT
THE VALUE OF COPEPTIN AND TROPONIN T HIGH SENSITIVE IN EARLY DIAGNOSIS OF
MYOCARDIAL INFARCTION
Luong Vo Quang Dang, Vo Thanh Nhan
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 1 - 2012: 205 – 212
Background: Acute myocardial infarction (AMI) is one of the leading causes of death in hospitalized
patients annually The early and precise diagnosis of AMI in the first few hours gives patients more benefits
Objectives: To determine the value of Copeptin and hs-Troponin T in early diagnosis of AMI
Method: We conducted a cross-sectional study in 70 consecutive admitted patients having chest pain for less
than 12 hours, which suspected of acute coronary syndrome 2 mL of blood was drawn on admission to measure Copeptin and hs-Troponin T levels The final diagnosis was collected from the patient chart
Results: AMI were finally diagnosed in 49 (70%) cases Copeptin and hs-Troponin T levels were
significantly higher in AMI groups than patients with other diagnoses Copeptin and hs-Troponin T levels also increased in AMI patients admitted early when Troponin I level was still in normal range Area under the ROC curve in AMI diagnosis of Copeptin was 0.874 and hs-Troponin T was 0.954 Sensitivity, specificity, positive and
* Đại học Y Dược TPHCM; **: Bộ môn Lão, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS.CK1 Lương Võ Quang Đăng ĐT: 0908228393 Email: dang.lvq@umc.edu.vn
Trang 2negative predictive value of Copeptin at the level of 21.84 pmol/L were 87.8%, 81.0%, 91.5%, and 73.9%, respectively; and hs-Troponin T at the level of 21.7 ng/L were 98.0%, 85.7%, 94.1% and 94.7%, respectively When combined with Troponin I at the level of 80 ng/L, Copeptin increased the sensitivity and negative predictive value as high as that of hs-Troponin T
Conclusion: Copeptin, when combined with Troponin I, and hs-Troponin T have high value in early
diagnosis of AMI
Key words: Acute myocardial infarction, Copeptin, Troponin T high sensitive, hs-Troponin T, early
diagnosis
MỞ ĐẦU
Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC), trong
đó có nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong
những nguyên nhân gây tử vong cao ở các bệnh
nhân (BN) nhập viện hằng năm(1) Triệu chứng
đau ngực cấp là lí do nhập viện của hầu hết các
BN bị HCMVC Tuy nhiên, số BN thực sự bị
HCMVC cấp chỉ chiếm 15 – 25% các BN nhập
vào khoa cấp cứu có triệu chứng đau ngực
cấp(3), tỷ lệ chẩn đoán lầm xảy ra khoảng 30% ở
nhóm BN này(2)
Gần đây, định nghĩa toàn cầu về NMCT
(2007) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các
Troponin tim trong chẩn đoán NMCT cấp, bên
cạnh các triệu chứng của thiếu máu cục bộ cơ
tim trên lâm sàng, điện tâm đồ và các phương
tiện chẩn đoán hình ảnh Các Troponin tim khi
tăng vượt mức bách phân vị thứ 99 của ngưỡng
bình thường cao (> 99% URL) thì có ý nghĩa
chẩn đoán tổn thương cơ tim(10) Cũng giống
như Troponin I (TnI), Troponin T (TnT) là một
chất chỉ điểm tổn thương cơ tim xuất hiện sớm
trong máu ở những giờ đầu Thử nghiệm TnT
bằng xét nghiệm TnT thế hệ thứ 5 (Troponin T
high sensitive, hs-TnT), có độ nhạy cao hơn và
có thể phát hiện sớm sự tăng của TnT trong máu
dù với nồng độ rất nhỏ, giúp ích nhiều trong
chẩn đoán sớm NMCT cấp, đặc biệt là thể
NMCT không ST chênh lên
Không chỉ riêng hs-TnT mà Copeptin cũng
là dấu ấn sinh học mới được nghiên cứu sử
dụng trong chẩn đoán NMCT Copeptin là một
thành phần trong tiền chất của hormone kháng
lợi niệu (Arginine Vasopressin, AVP), được tiết
ra từ thùy sau tuyến yên với tỷ lệ ngang bằng và
động học khá tương đồng với AVP(9) Nồng độ Copeptin tăng rất cao trong máu các BN bị NMCT cấp và tăng rất sớm từ khi có cơn đau ngực do NMCT cấp Vài nghiên cứu gần đây công bố thử nghiệm Copeptin cùng với Troponin sẽ giúp chẩn đoán sớm NMCT khi bệnh nhân có cơn đau thắt ngực và cũng loại được các bệnh nhân có cơn đau ngực không phải là NMCT(5,8)
Vì chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của hai dấu ấn sinh học nói trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định vai trò của Copeptin và hs-TnT trong chẩn đoán sớm NMCT cấp
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 70 bệnh nhân (BN) nhập vào Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7 năm 2010 đến 8 năm 2010, có triệu chứng đau ngực nghi ngờ HCMVC xuất hiện dưới 12 giờ Các triệu chứng gợi ý HCMVC như: đau ngực, nặng ngực, khó thở, nghẹn thở, đau lan cổ hàm, vã mồ hôi Những BN được chẩn đoán ban đầu có viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có tình trạng choáng không do tim, có biến chứng nặng hoặc tử vong trước khi thu thập các dữ kiện không được nhận vào nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được trình thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của bệnh viện Chợ Rẫy Các BN được giải thích và mời tham gia nghiên cứu, có ký tên vào phiếu đồng ý tham gia
Tại thời điểm nhập viện, mỗi BN được rút 02
mL máu cho vào 1 ống nghiệm tráng Lithium Heparin để thực hiện 2 xét nghiệm Copeptin và
Trang 3hs-TnT Xét nghiệm Copeptin được phân tích
với bộ kit B.R.A.H.M.S Copeptin, bằng máy
KRYPTOR (B.R.A.H.M.S AG, Hennigsdorf/Berlin,
Germany) theo nguyên lý bắt cặp miễn dịch hóa
phát quang với CV < 10% ở mức Copeptin > 9
pmol/L Xét nghiệm hs-TnT được phân tích với
bộ kit Troponin T hs STAT, bằng máy Cobas e
601 (Roche Diagnostics, Mannheim, Germany) theo
nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang với
ngưỡng đo lường 3 – 10.000 ng/L và 99% URL =
14 ng/L, CV < 10% TnI được phân tích bằng bộ
kit LIAISON ® Troponin I, bằng máy Liaison
(DiaSorin, Italia) Ngưỡng bình thường của TnI là
≤ 80 ng/L, ngưỡng chẩn đoán NMCT
là ≥ 400ng/L(4)
Đến khi xuất viện, thông tin BN, các kết quả
xét nghiệm và chẩn đoán cuối cùng được ghi
nhận Nhập liệu bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2010 và phân tích thống kê bằng
phần mềm SPSS 15.0 for Windows Các biến số
rời được phân tích bằng phép kiểm Chi bình
phương và Fisher’s exact test, được mô tả dưới
dạng: Tần số (Phần trăm) Các biến số liên tục có
phân phối chuẩn được phân tích bằng phép
kiểm Student t và mô tả dưới dạng: Trung bình
(± Độ lệch chuẩn) Các biến số liên tục có phân
phối không chuẩn được phân tích bằng phép
kiểm Mann-Whitney U và mô tả dưới dạng:
Trung vị (Khoảng tứ phân vị 25% – 75%) Kiểm
định phân phối chuẩn bằng phép kiểm
Kolmogorov-Smirnov Z Kiểm định giá trị các
xét nghiệm bằng phân tích diện tích dưới đường
cong ROC và so sánh các diện tích này theo
phương pháp DeLong Kiểm định hệ số tương
quan Spearman dành cho các biến số không có
phân phối chuẩn Các kiểm định có ý nghĩa
thống kê khi trị số p < 0,05 (phép kiểm 2 đuôi)
KẾT QUẢ
Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận được 70
BN, trong đó 42 BN có chẩn đoán là NMCT ST
chênh lên (60%), 7 BN là NMCT không ST chênh
lên (10%), 14 BN là Đau thắt ngực không ổn
định (20%), 7 BN là Đau ngực không do mạch vành (10%) Tuổi trung bình của nhóm BN NMCT là 64 (± 12,9) năm, không khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm BN không NMCT 59,5 (± 11,4) năm Thời gian trung bình từ lúc đau ngực cho đến lúc nhập viện là 5,2 (± 2,7) giờ Trong số các BN NMCT, có 21 BN (42,9%) là vùng trước, 14 BN (28,6%) là vùng dưới, 6 BN (12,2%) có NMCT vùng dưới kèm thất phải, 8
BN (16,3%) không xác định được vùng NMCT trên điện tâm đồ lúc nhập viện Độ thanh lọc creatinin ước đoán trung bình là 68,3 (± 24,7) mL/phút/1,73m2, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm BN có và không có NMCT
Đặc điểm nồng độ Troponin I, Copeptin và hs-Troponin T trong nghiên cứu
Nồng độ TnI, Copeptin, hs-TnT đều không
có phân phối chuẩn, và cao hơn ở nhóm BN NMCT so với nhóm BN không NMCT, khác biệt
có ý nghĩa thống kê (Bảng 1)
Khi so sánh nồng độ 3 dấu ấn sinh học tim này trong từng phân nhóm BN NMCT có ST chênh lên (NMCTSTCL), NMCT không ST chênh lên (NMCTKSTCL), Đau thắt ngực không
ổn định (ĐTNKÔĐ), Đau ngực không do mạch vành (ĐNKDMV) và nhóm người bình thường (BT), nồng độ 3 dấu ấn sinh học tim này tăng rất cao ở 2 nhóm NMCT so với 3 nhóm còn lại, khác biệt có ý nghĩa thống kê Chỉ có Copeptin
và hs-TnT có thể chỉ ra khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm ĐTNKÔĐ với 2 nhóm
ĐNKDMV và nhóm người bình thường (Hình 1)
49 BN có NMCT cấp được chia thành 3 nhóm theo thời gian đau ngực tính đến lúc nhập viện: < 3 giờ, từ 4 – 6 giờ, từ 7 – 12 giờ Nồng độ Copeptin có tương quan nghịch với thời gian đau ngực (r = – 0,339), BN nhập viện càng sớm, nồng độ Copeptin càng cao Nồng độ TnI và
hs-TnT tăng dần theo thời gian, có r (hệ số tương
quan Spearman) lần lượt là 0,745 và 0,731 Các
phép kiểm có ý nghĩa thống kê (Bảng 2)
Trang 4Nồng độ Copeptin và hs-TnT được so sánh
ở 2 nhóm BN NMCT cấp có TnI chưa tăng đủ
chẩn đoán NMCT (< 400 ng/L) và nhóm có TnI
đã tăng cao Chúng tôi nhận thấy nồng độ
Copeptin cao hơn ở những BN NMCT đến sớm
khi mà TnI chưa tăng so với các BN NMCT đến
muộn hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê
Hs-TnT tăng dần theo chiều tăng của TnI (Bảng 3)
Khi khảo sát các BN có nồng độ TnI lúc
nhập viện trong giới hạn bình thường (TnI < 80
ng/L), chúng tôi nhận thấy những BN NMCT có
nồng độ Copeptin và hs-TnT cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với các BN không phải NMCT (Bảng
4)
Giá trị của TnI, Copeptin và hs-TnT trong
chẩn đoán NMCT cấp
Diện tích dưới đường cong (AUC) ROC của
TnI, Copeptin và hs-TnT trong chẩn đoán
NMCT cấp lần lượt là 0,907; 0,874 và 0,954 (Hình
2) Ở các BN nhập viện sớm với triệu chứng
khởi phát < 3 giờ, xét nghiệm Copeptin là tốt
nhất, AUC = 0,885 Nhưng nhìn chung, xét
nghiệm hs-TnT là tốt hơn cả, đặc biệt là ở những
BN nhập viện trước 6 giờ, AUC của hs-TnT cao
hơn AUC của TnI, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(Bảng 5)
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán
dương và giá trị tiên đoán âm
Độ nhạy (Sens), độ đặc hiệu (Spec), giá trị
tiên đoán dương (PPV) và giá trị tiên đoán âm
(NPV) được tính ra từ các điểm cắt TnI = 80 ng/L
(99% URL), TnI = 400 ng/L (ngưỡng chẩn đoán
NMCT), Copeptin = 21,84 pmol/L (tính từ
đường cong ROC) và hs-TnT = 21,7 ng/L (tính từ
đường cong ROC) được so sánh trong Bảng 6
hs- TnT có giá trị chẩn đoán tốt nhất Mức TnI =
80 ng/L có độ nhạy và giá trị tiên đoán âm tốt
hơn mức TnI = 400 ng/L Sự kết hợp Copeptin và
TnI ở mức 80 ng/L, đã nâng độ nhạy và giá trị
tiên đoán âm lên cao tương đương với hs-TnT
Có 42 BN NMCT có ST chênh lên, trong đó
xét nghiệm TnI mẫu đầu tiên chỉ tăng ≥ 400 ng/L
ở 19 trường hợp BN, trong khi xét nghiệm
hs-TnT tăng ≥ 21,7 ng/L ở 41 BN và còn có khả năng chẩn đoán thêm 6 trường hợp BN NMCT
không ST chênh lên so với TnI (Hình 3, cột thứ nhất và thứ ba từ trái qua) Tương tự, ngưỡng TnI
≥ 80 ng/L, và sự kết hợp giữa TnI và Copeptin cũng có thể chẩn đoán được nhiều trường hợp NMCT hơn ngay từ mẫu xét nghiệm đầu tiên
Số BN ĐNKDMV không thay đổi dù chẩn đoán bằng loại xét nghiệm nào
Bảng 1: Nồng độ TnI, Copeptin và hs-TnT ở 2 nhóm
BN
Biến số Chung
(n = 70)
NMCT (n = 49)
Không NMCT (n = 21)
P
TnI
(ng/L)
91 (29 - 1125)
279 (66 - 3260)
24 (19 - 42) <0,001 Copeptin
(pmol/L)
53,9 (12,0 - 203,1)
118,7 (31,8 - 281,2)
10,4 (5,6 - 17,8) <0,001
hs-TnT
(ng/L)
107,1 (18,3 - 532,4)
309,8 (71,6 - 942,9)
4,5 (3,0 - 16,6) <0,001
Bảng 2: Nồng độ các dấu ấn sinh học tim theo thời
gian đau ngực
Biến số < 3 giờ
(n = 12)
4 – 6 giờ (n = 21)
7 – 12 giờ (n = 16) ɼ
TnI
(ng/L)
49 (32 - 85)
196 (83 - 653)
3395 (1185-15185) 0,745 Copeptin
(pmol/L)
219,5 (61,3 - 589,5)
118,7 (38,9-284,1)
73,8 (27,0 - 188,4) –0,339
hs-TnT
(ng/L)
55,4 (42,9 - 182,6)
217,9 (78,3-354,5)
1183,5 (607,9-1968,3)
0,731
Bảng 3: Copeptin và hs-TnT ở nhóm BN NMCT
chưa hoặc đã có tăng TnI
Biến số Tn I < 400 ng/L
(n = 26)
Tn I ≥ 400 ng/L (n = 23) P
(
* )
Copeptin
(pmol/L)
153,25 (40,4 – 560,2)
60,34 (27,8 – 158,4) 0,031
hs-TnT
(ng/L)
85,1 (48,3 – 225,8)
1113,0 (438,6 – 1942,0) < 0,001
( * ) : so sánh Log Copeptin và Log hs-TnT
Bảng 4: Copeptin và hs-TnT ở các BN có TnI < 80
ng/L
Biến số NMCT
(n = 14)
Không NMCT (n = 19) P
(
* )
Copeptin
(pmol/L)
122,8 (37,8 – 528,4)
10,6 (5,4 – 21,8) < 0,001
Trang 5Biến số NMCT
(n = 14)
Không NMCT (n = 19) P
(
* )
hs-TnT
(ng/L)
52,5 (30,9 – 94,4)
4,5 (3,0 – 8,8) < 0,001
( * ) : so sánh Log Copeptin và Log hs-TnT
Bảng 5: AUC của ROC của 3 dấu ấn sinh học tim
Tất cả BN Nhóm BN đến
< 3 giờ
Nhóm BN đến
< 6 giờ
Copeptin 0,874 0,62 0,885 0,47 0,881 0,72
hs-TnT 0,954 0,08 0,813 0,27 0,932 0,04
P: So sánh với AUC của TnI
Bảng 6: Giá trị chẩn đoán theo các điểm cắt
Điểm cắt Sens Spec PPV NPV
TnI
(ng/L)
80 71,4% 90,5% 94,6% 57,6%
Copeptin
(pmol/L) 21,84 87,8% 81,0% 91,5% 73,9%
hs-TnT
(ng/L) 21,7 98,0% 85,7% 94,1% 94,7%
Copeptin ≥ 21,84
và TnI ≥ 80 98,0% 71,4% 88,9% 93,8%
Copeptin ≥ 21,84
và TnI ≥ 400 95,9% 81,0% 92,2% 89,5%
Hình 1: Nồng độ 3 dấu ấn sinh học tim ở 4 nhóm BN
tại thời điểm nhập viện và nhóm người bình thường
Chú thích: Trung vị (đường gạch đen trong hình chữ nhật)
và khoảng tứ phân vị (hình chữ nhật màu) Ở nhóm
NMCT STCL và nhóm NMCT KSTCL, nồng độ 3 dấu ấn
sinh học tim vượt hơn 15 lần mức 99% URL
(*): so sánh từng nhóm NMCT STCL và NMCT KSTCL
với các nhóm ĐTNKÔĐ, ĐNKDMV và nhóm BT
(#): riêng TnI khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm ĐTNKÔĐ, ĐN KDMV và nhóm BT
Hình 2: Đường cong ROC của 3 dấu ấn sinh học tim
ở tất cả BN
Hình 3: Khả năng chẩn đoán của các xét nghiệm
ngay từ mẫu đầu tiên Chú thích: NMCT STCL 1: số BN NMCT có ST chênh lên được chẩn đoán ngay từ mẫu xét nghiệm đầu tiên; NMCT STCL 2: NMCT có ST chênh lên được chẩn đoán xác định bởi mẫu xét nghiệm thứ 2 Cop: copeptin
Trang 6BÀN LUẬN
Về điện tâm đồ lúc nhập viện
Chúng tôi ghi nhận được 16,3% số BN
NMCT cấp có điện tâm đồ lúc nhập viện bình
thường hoặc gần như bình thường, không giúp
ích cho chẩn đoán NMCT Tỷ lệ này tương tự
như nghiên cứu của Kelly D(6) có 15,9% BN
NMCT cấp có điện tâm đồ không xác định được
tổn thương, và thấp hơn trong 2 nghiên cứu của
tác giả Reichlin T với tỷ lệ BN không có những
bất thường đáng kể trên điện tâm đồ lần lượt là
27,6%(7) và 28,4%(8) Điều này cho thấy các dấu
ấn sinh học tim, đặc biệt là loại có thể tăng sớm
trong những giờ đầu tiên sau khởi phát đau
ngực, sẽ giúp tránh bỏ sót những trường hợp
BN không có biểu hiện bất thường trên điện tâm
đồ
Về hs-Troponin T
Troponin T là dấu ấn chỉ điểm tổn thương
cơ tim, xét nghiệm hs-TnT có thể phát hiện
troponin T ở nồng độ rất thấp So với nhóm BN
không NMCT, hs-TnT tăng cao hơn rõ rệt ở các
BN có NMCT cấp (Bảng 1) Và hs-TnT cũng cao
hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐTNKÔĐ so
với 2 nhóm ĐNKDMV và nhóm người bình
thường, trong khi nồng độ TnI khác biệt không
có ý nghĩa thống kê ở 3 nhóm này (Hình 1)
Trong nghiên cứu của chúng tôi hs-TnT
cũng có các đặc điểm giống như TnI: tăng rất
cao ở các BN NMCT cấp, có diễn tiến động học
tăng dần theo thời gian (tương quan thuận với
thời gian đau ngực), nồng độ không khác biệt
giữa 2 giới và giữa các BN có và không có suy
thận
Xét nghiệm hs-TnT có khả năng chẩn đoán
NMCT cấp với AUC của đường cong ROC rất
cao: 0,813 ở các BN nhập viện trước 3 giờ và
0,954 đối với mọi BN đến bệnh viện trước 12 giờ
từ lúc khởi phát đau ngực Điều này tương tự
với nghiên cứu của Reichlin T(7), AUC là 0,92 ở
nhóm các BN nhập viện trước 3 giờ, và tính toàn
bộ dân số nghiên cứu AUC là 0,96
Khả năng chẩn đoán NMCT cấp của hs-TnT cũng vượt trội hơn TnI ở những BN đến bệnh viện sớm hơn 6 giờ tính từ lúc khởi phát đau ngực, với AUC là 0,932 so với 0,849 của TnI, p = 0,04 Sẽ có nhiều hơn những BN đến sớm trước
6 giờ được chẩn đoán xác định NMCT cấp ngay
mà không cần chờ mẫu xét nghiệm Troponin lần hai sau đó Điều này mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là các BN thuộc nhóm HCMVC không
ST chênh lên, đưa các BN này đến với cơ hội được điều trị tích cực hơn với các thuốc chống kết tập tiểu cầu mạnh, thuốc kháng đông và ngay cả can thiệp mạch vành sớm
Điểm cắt hs-TnT = 21,7 ng/L có độ nhạy 98%,
độ đặc hiệu 85,7%, giá trị tiên đoán dương và
âm lần lượt là 94,1% và 94,7% hs-TnT có thể chẩn đoán được 41/42 trường hợp BN NMCT có
ST chênh lên, 7/7 BN NMCT không ST chênh lên, chẩn đoán thêm 3 BN ĐTNKÔĐ trở thành NMCT ngay từ mẫu xét nghiệm đầu tiên lúc nhập viện và không chẩn đoán dương tính giả
BN nào thuộc nhóm ĐNKDMV (Hình 3)
Ngoài khả năng chẩn đoán chính xác, hs-TnT còn có thể chẩn đoán NMCT cấp sớm hơn
so với TnI Trong nhóm 26 BN NMCT cấp có mẫu xét nghiệm TnI lúc nhập viện chưa tăng đủ ngưỡng chẩn đoán NMCT (TnI < 400 ng/L) thì
có đến 25 BN có nồng độ hs-TnT vượt qua ngưỡng chẩn đoán 21,7 ng/L, và có thể được chẩn đoán ngay là NMCT cấp mà không cần đợi
mẫu Troponin thứ hai (Bảng 3) Ngoài ra, trong
33 BN có mẫu TnI lúc nhập viện trong giới hạn bình thường (< 80 ng/L), có 14 BN thực sự là NMCT cấp, thì hs-TnT đã tăng hơn ngưỡng
chẩn đoán 21,7 ng/L ở 13 BN (Bảng 4) Điều này
cho thấy hs-TnT có thể chẩn đoán NMCT cấp rất sớm ngay khi TnI chưa tăng hoặc còn trong giới hạn bình thường
Bên cạnh khả năng chẩn đoán đúng và sớm các BN bị NMCT, hs-TnT còn có khả năng loại trừ chẩn đoán NMCT nếu BN có kết quả hs-TnT
< 21,7 ng/L với giá trị tiên đoán âm tính lên đến gần 95% ngay ở mẫu đầu tiên Ở nghiên cứu của Reichlin T(7), ông ghi nhận được giá trị tiên đoán
Trang 7âm của hs-TnT lên đến 99% khi BN có kết quả <
14 ng/L Điều này giúp phân loại sớm những
BN có cơn đau ngực không do căn nguyên
mạch vành một cách đáng tin cậy, để đi tìm
hướng chẩn đoán khác hoặc cho xuất viện sớm,
thay vì phải cho nhập viện để theo dõi tất cả các
BN này
Về Copeptin
Chúng tôi nhận thấy nồng độ Copeptin ở 2
nhóm BN NMCT cao hơn các nhóm BN
ĐTNKÔĐ, ĐNKDMV và nhóm người bình
thường, khác biệt có ý nghĩa thống kê (Hình 1)
Khi khảo sát các BN có nồng độ TnI lúc nhập
viện còn trong giới hạn bình thường, nồng độ
Copeptin cao hơn ở nhóm BN thực sự là NMCT
so với các BN không có NMCT, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (Bảng 4) Các phát hiện này cũng
tương tự như nghiên cứu của Reichlin T(8)
Riêng nhóm BN NMCT cấp, chúng tôi nhận
thấy nồng độ Copeptin có tương quan nghịch
với thời gian đau ngực, r = – 0,339 (p = 0,017)
(Bảng 2) Điều này cũng tương tự như nghiên
cứu của Reichlin T(8) và của Keller T(5) Ngoài ra,
nồng độ Copeptin cao hơn ở các BN đến bệnh
viện sớm khi mà TnI chưa tăng đủ ngưỡng chẩn
đoán NMCT so với nhóm BN đã có TnI tăng
qua ngưỡng chẩn đoán NMCT, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (Bảng 3) Copeptin có thể giúp
nhận diện những BN này sớm hơn, ngay khi các
chỉ điểm đặc hiệu cho hoại tử cơ tim như TnI
chưa kịp tăng trong máu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xét nghiệm
Copeptin có khả năng chẩn đoán sớm NMCT
cấp rất tốt Vì đặc điểm tăng cao và sớm trong
những giờ đầu sau NMCT, AUC của Copeptin
cao hơn cả AUC của TnI và hs-TnT ở các nhóm
BN đến sớm trước 3 giờ (Bảng 5). Copeptin
trong nghiên cứu của chúng tôi có AUC = 0,874,
cao hơn so với 2 nghiên cứu của Reichlin T
(AUC = 0,75)(8) và của Keller T (AUC = 0,74)(5)
Sự khác biệt này có thể lý giải do tiêu chí chọn
mẫu khác nhau Chúng tôi loại trừ tất cả các BN
có biểu hiện nhiễm trùng hô hấp, và choáng
không do tim, trong khi 2 tác giả trên chỉ loại trừ
các BN suy thận giai đoạn cuối, chấn thương, mới phẫu thuật, mà không loại trừ các BN có nhiễm trùng
Điểm cắt Copeptin = 21,84 pmol/L có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất: 87,8% và 81% Giá trị tiên đoán dương và âm lần lượt là 91,5% và 73,9% So sánh với nghiên cứu của Keller T(5), Copeptin ở điểm cắt 18,9 pmol/L (99% URL) có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và âm lần lượt là 49,2%; 84,4%; 51,2% và 83,3%; chúng tôi nhận thấy xét nghiệm Copeptin trong nghiên cứu chúng tôi có giá trị chẩn đoán tốt hơn
Về sự kết hợp Copeptin và Troponin I
Tuy nhiên, vì Copeptin không có nguồn gốc
từ tim, lại có thể tăng trong nhiều bệnh cảnh khác không phải là NMCT, và khoảng thời gian tăng không kéo dài đủ lâu nên Copeptin không phải là một dấu ấn sinh học tim lý tưởng để chẩn đoán NMCT Nhưng nhờ có những ưu điểm đã được mô tả ở các phần trên như tăng rất cao và tăng rất sớm ở những BN có NMCT cấp nên Copeptin đã được dùng như một phương tiện hỗ trợ trong chẩn đoán NMCT sớm hơn và chính xác hơn Trong nghiên cứu này, khi phối hợp 2 xét nghiệm Copeptin và TnI, chúng tôi ghi nhận các giá trị chẩn đoán NMCT tăng lên cao rõ rệt so với từng xét nghiệm riêng
lẻ Khi kết hợp Copeptin ở điểm cắt 21,84 pmol/L với TnI ở mức 80 ng/L (99% URL), độ nhạy chẩn đoán tăng lên 98% và giá trị tiên đoán
âm tăng lên đến gần 94%, so với độ nhạy của TnI riêng lẻ là 71,4% và giá trị tiên đoán âm là
57,6% (Bảng 6) Sự kết hợp này nâng khả năng
chẩn đoán của cả 2 xét nghiệm Copeptin và TnI lên tương đương với hs-TnT
Hiệu quả của sự kết hợp
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 19 BN không phải NMCT có kết quả TnI < 80 ng/L, trong đó có 15 BN có Copeptin < 21,84 pmol/L Nếu kết hợp 2 xét nghiệm này ngay từ đầu, 15
BN này có thể không cần phải nhập viện (Bảng 4)
Trang 8Cũng trong nhóm những BN có TnI < 80
ng/L, có đến 14 BN thực sự là NMCT cấp Trong
số này, 13 BN đã có Copeptin > 21,84 pmol/L
Nếu kết hợp 2 xét nghiệm này ngay từ đầu,
Copeptin có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ âm tính
giả của xét nghiệm TnI
Sự kết hợp này giúp chẩn đoán 41/42 BN
NMCT có ST chênh lên và 7/7 BN NMCT không
ST chênh lên ngay từ lần xét nghiệm đầu tiên
Ngoài ra, 6/14 BN ĐTNKÔĐ sẽ được chẩn đoán
trở thành NMCT không ST chênh lên, đồng thời
sự kết hợp này cũng không tạo ra kết quả dương
tính giả ở trường hợp BN nào (Hình 3)
Dù đạt được những kết quả tốt nhưng
nghiên cứu của chúng tôi còn có những hạn
chế sau:
- Số lượng BN trong các nhóm NMCT không
ST chênh lên, ĐTNKÔĐ và ĐNKDMV còn ít
- Các xét nghiệm Copeptin và hs-Troponin T
chỉ được làm 1 lần lúc nhập viện nên chưa khảo
sát được động học của 2 dấu ấn sinh học tim
này ở các BN NMCT cấp và giá trị chẩn đoán
khi có thay đổi động học
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về Copeptin và
hs-Troponin T trên 70 BN nhập viện vì đau ngực
nghi HCMVC, chúng tôi rút ra những kết luận
sau:
- Tại thời điểm nhập viện, hs-Troponin T có
khả năng chẩn đoán NMCT cấp cao nhất với
AUC của đường cong ROC là 0,954; so với AUC
của Copeptin là 0,874 và AUC của Troponin I là
0,907
- Copeptin và hs-Troponin T có khả năng
chẩn đoán sớm NMCT cấp Ở nhóm các BN
nhập viện trước 3 giờ, khả năng chẩn đoán của
Copeptin là cao nhất, AUC = 0,885 Ở nhóm các
BN nhập viện trước 6 giờ, khả năng chẩn đoán
của hs-Troponin T là cao nhất, AUC = 0,932
- Mức hs-Troponin T = 21,7 ng/L có độ nhạy,
độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị
tiên đoán âm cao hơn so với mức Copeptin =
21,84 pmol/L và mức Troponin I = 80 ng/L
- Khi kết hợp 2 xét nghiệm Copeptin ở mức 21,84 pmol/L và Troponin I ở mức 80 ng/L, độ nhạy và giá trị tiên đoán âm tăng cao tương đương với mức hs-Troponin T = 21,7 ng/L Với mục tiêu chẩn đoán sớm và chính xác NMCT cấp, qua kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi kiến nghị một số điểm sau:
- Phối hợp xét nghiệm Copeptin với xét nghiệm Troponin I trong chẩn đoán các BN nhập viện với triệu chứng gợi ý HCMVC
- Hoặc sử dụng xét nghiệm hs-Troponin T trong chẩn đoán các BN nhập viện với triệu chứng gợi ý HCMVC
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ là một nghiên cứu khởi đầu, cần có những nghiên cứu tiếp theo có số lượng BN lớn hơn, theo dõi nồng độ Copeptin và hs-Troponin T ở nhiều thời điểm hơn để có những kết quả tin cậy hơn về giá trị của Copeptin và hs-Troponin T trong chẩn đoán sớm NMCT cấp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Antman, EM, Braunwald, E (2008), "ST-Segment Elevation
Myocardial Infarction" Harrison's Principle of Internal Medicine,
17th ed., Vol 2, McGraw-Hill Medical (Ch 239), pp 1532-1544
2 Albarran, JW, Tagney, J (2007), "Background to the assessment and management of patients with chest pain – using this book"Chest Pain: Advanced assessment and management skills” Backwell Publishing (Ch 1), pp.3-9
3 Cannon, CP, Lee, TH (2008), "Approach to the Patient with
Chest Pain" Braunwald's Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed., Vol 2, Saunders Elsevier (Ch
49), pp 1195-1206
4 Fauci, AS, Harrison, TR (2009), Harrison's manual of medicine, 17th ed., McGraw-Hill Medical, New York, p 700, p 1156
5 Keller, T., Tzikas, S., Zeller, T., Czyz, E., Lillpopp, L., Ojeda, F.M.,
et al (2010), "Copeptin improves early diagnosis of acute
myocardial infarction" J Am Coll Cardiol, 55 (19), pp 2096-2106
6 Kelly, D., Squire, I.B., Khan, S.Q., Quinn, P., Struck, J., Morgenthaler, N.G., et al (2008), "C-terminal provasopressin (copeptin) is associated with left ventricular dysfunction, remodeling, and clinical heart failure in survivors of myocardial
infarction" J Card Fail, 14 (9), pp 739-745
7 Reichlin, T., Hochholzer, W., Bassetti, S., Steuer, S., Stelzig, C., Hartwiger, S., et al (2009), "Early diagnosis of myocardial infarction with sensitive cardiac troponin assays" N Engl J Med,
361 (9), pp 858-867
8 Reichlin, T., Hochholzer, W., Stelzig, C., Laule, K., Freidank, H., Morgenthaler, N.G., et al (2009), "Incremental value of copeptin
for rapid rule out of acute myocardial infarction" J Am Coll Cardiol, 54 (1), pp 60-68
9 Szinnai,g., Morgenthaler, N.G., Berneis, K., Struck, J., Muller, B., Keller, U., et al (2007), "Changes in plasma copeptin, the
Trang 9c-terminal portion of arginine vasopressin during water
deprivation and excess in healthy subjects" J Clin Endocrinol
Metab, 92 (10), pp 3973-3978
10 Thygesen, K., Alpert, JS, White, H.D (2007), "Universal
definition of myocardial infarction" J Am Coll Cardiol, 50 (22), pp
2173-2195.