1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GDCD6- T5_NGUYENVANTHANH.COME.VN.doc

4 218 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 58 KB

Nội dung

Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6 Tuần 5 Tiết 5 Bài 3: TIẾT KIỆM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. 2. Kỹ năng -Biết tự tiết kiệm không xa hoa lãng phí. 3. Thái độ -Biết tự đánh giá hành vi của mình đã có ý thức và việc thực hiện tiết kiệm như thế nào, biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thờigian công sức của bản thân, gia đình và của tập thể. II. Nội dung -Nghĩa rộng: Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong chi tiêu, tiêu dùng … -Tiết kiệm là sự tôn trọng thành quả lao động của mình và người khác. -Tiết kiệm cho bản thân và gia đình sẽ đem lại cuộc sống sung túc, ấm no hạnh phúc. -Tiết kiệm cho tập thể, cơ quan, danh nghiệp, Nhà nước thì nước giàu, dân mạnh. -Phê phán cách tiêu dùng hoang phí, lợi dụng chức quyền … làm thất thoát tiền của, vật liệu của Nhà nước để làm giàu cho bản thân. -Tiết kiệm khác với bủn xỉn, keo kiệt. III. Tài liệu và phương tiện -SGK – SGV GDCD 6. -Các mẫu chuyện kể về gương tiết kiệm. -Những vụ việc tiêu cực làm thất thoát tài sản Nhà nước, nhân dân. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ -Siêng năng, kiên trì giúp ích gì cho con người? Cho ví dụ. -Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về tính siêng năng kiên trì mà em biết. 3. Giới thiệu bài mới. Vợ chồng bác An siêng năng lao động nên có thu nhập rất cao. Có tiền, bác sắm sửa đồ dùng trong gia đình, mua xe máy tốt cho các con. Hai người con bác ỷ vào bố mẹ không chịu lao động, học tập, suốt ngày đua đòi ăn chơi thể hiện con nhà giàu. Thế rồi, của cải của bác lần lượt ra đi, cuối cùng cuộc sống rơi vào cảnh nghèo khổ. Do đâu mà cuộc sống gia đình bác An rơi vào tình cảnh như vậy? Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. Bài 3: Tiết kiệm. 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung HĐ1: Khai thác truyện đọc . Gọi HS đọc truyện. HS đọc. Cả lớp theo dõi.  Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không? _Rất xứng đáng.  Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ thưởng tiền?  Truyện đọc Thảo và Hà Bài 3 - 1 - Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung _Lo cho gia đình.  Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?  Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?  Suy nghĩ của Hà thế nào?  Qua câu chuyện trên, em tự thấy đôi lúc mình giống Hà hay giống Thảo? _HS tự liên hệ bản thân. HĐ2: Khai thác nội dung bài học.  Tiết kiệm là không sử dụng đúng không? Vì sao? Sử dụng hợp lí cái gì? Sử dụng hợp lí ≠ không dám sài. TH1: Lan biết sắp xếp thời gian học tập khoa học không để lãng phí vô ích nên đạt được kết quả học tập tốt. → Lan sử dụng thời gian hợp lí. TH2:Bác Dũng vừa đi làm vừa nhận thêm việc để làm ở nhà. Nhưng bác vẫn có thời gian nghỉ trưa, giải trí và đi thăm bạn bè. → Bác Dũng sử dụng đúng thời gian, sức lực. TH3: Chị của Nam học lớp 12. Bố mẹ mua cho xe máy để đi học, nhưng chị không đồng ý. Hàng ngày chị đi học bằng xe đạp. → Chị của Nam tiết kiệm tiền của. TH4:Hùng tuy đã lớn nhưng vẫn mặc quần áo do bố và anh để lại. → Hùng sử dụng hợp lí của cải vật chất.  Tiết kiệm thể hiện điều gì?  Tiết kiệm có lợi gì cho bản thân, gia đình và xã hội? _ Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Các tiêu dùng hoang phí:  Cán bộ tiêu sài tiền Nhà nước.  Thất thoát tài sản, tiền của, …  Tham ô, tham nhũng, …  Các công trình kém chất lượng, …  Lãng phí làm ảnh hưởng công sức, tiền của nhân dân. Tiết kiệm có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội. Gọi HS giải thích câu tục ngữ. Giải thích câu nói của Bác Hồ. HĐ3: Thảo luận về sự tiết kiệm và luyện tập Thảo có tính tiết kiệm. Hà ân hận về việc làm của mình. Hà thương mẹ và tự hứa sẽ tiết kiệm.  Nội dung bài học a. Tiết kiệm là gì? Là sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. b. Ý nghĩa của tiết kiệm: Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và người khác. Tục ngữ: Tích tiểu thành đại. Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm là như gió vào nhà trống. Bài 3 - 2 - Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung N1:Nêu cách rèn luyện tiết kiệm trong gia đình.  Ăn mặc giản dị.  Tiêu dùng đúng mức.  Không lãng phí phô trương.  Không lãng phí thời gian để chơi.  Không làm hư đồ do cẩu thả.  Tận dụng đồ cũ.  Không lãng phí điện nước.  Thu gom giấy vụn … N2: Rèn luyện tiết kiệm ở trường lớp. ♦ Giữ gìn bàn ghế. ♦ Tắt quạt, đèn điện khi ra về. ♦ Dùng nước xong khoá lại. ♦ Không vẽ bậy lên bàn, tường. ♦ Không làm hỏng tài sản chung. ♦ Ra vào lớp đúng giờ… N3: Rèn luyện tiết kiệm ở ngoài xã hội. ♥ Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. ♥ Tiết kiệm điện nước công cộng. ♥ Không làm thất thoát tài sản xã hội. ♥ Không la cà nghiện ngập … Các nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét. Lưu ý: tiết kiệt ≠ keo kiệt.  Hãy nêu những việc làm để thực hành tiết kiệm? _Các bạn thu gom giấy vụn lấy tiền giúp đỡ học sinh nghèo. _Tiết kiệm tiền ăn sáng, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.  Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?  Giữ gìn quần áo, sách vở để dùng được lâu dài.  Tiết kiệm tiền ăn sáng.  Sắp xếp thời gian để vừa đi học tốt, vừa giúp đỡ ba mẹ trong các công việc gia đình.  Rèn luyện tính tiết kiệm, thực hành tiết kiệm là các em đã góp phần vào lợi ích cho xã hội. Liên hệ thêm: Một số em sài tiền phung phí; chơi bi da, điện tử, đòi ba mẹ sắm cho nhiều đồ mới, cái nào hơi cũ, hơi lỗi thời là bỏ ngay, làm hao tốn rất nhiều tiền của và sức lực của ba mẹ.  Em biết những câu tục ngữ ca dao nào nói về tiết kiệm?  Nên ăn có chừng, dùng có mực.  Thắt lưng, buộc bụng.  Chẳng lo trước, ắt luỵ sau. Bài 3 - 3 - Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung  Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.  Được mùa chớ phụ ngô khoai, Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng. Kể về câu chuyện ve và kiến.  Các em chưa làm ra của cải vật chất cần tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và người khác.  Tìm các hành vi trái ngược tiết kiệm. Gọi học sinh làm bài tập.  Bài tập BT a: a, c, d. BT b: xa hoa, lãng phí. 5. Củng cố -Tiết kiệm là gì? Biểu hiện của nó? -Phải biết tiết kiệm chi tiêu, thời gian công sức. Phê phán thói lãng phí. -Tiết kiệm khác với bủn xỉn. 6. Hướng dẫn học ở nhà Học bài. Làm bài tập còn lại. Xem trước bài 4 : Lễ độ  Đọc phần truyện đọc, trả lời câu hỏi phần gợi ý.  Sưu tầm một số truyện, ca dao nói về tính lễ độ. Bài 3 - 4 -

Ngày đăng: 18/09/2013, 11:10

w