Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
187 KB
Nội dung
50NĂMTHỰCNGHIỆMVỀGIÁODỤCÝCHÍ (“ISHI” KYOIKY GỌU NEN NO JIKKRN HOKOKU) SAKURAZAWA NYOICHI (OHSAWA) A.M Ngô Thành Nhân dịch MỤC LỤC Lời nhà xuất bản Lời người dịch Lời nói đầu Chương I: Căn bản của tất thảy nền giáo dục: Giáodụcý chí. Chương II: Giáodụcý chí. Chương III: Nền giáodục trong thế giới văn minh. Chương IV: Một thế giới mới: Thế giới hoà bình nhờ giáodục sáng tạo Món ăn đúng phép của các dựng phụ (Phụ nữ có thai) Chương V: Trật tự vũ trụ Chương VI: Kết luận -------------------- LỜI NHÀ XUẤT BẢN HỌC ĐỂ LÀM GÌ? Nếu để trả lời: Học với mục đích làm thuê, viết mướn, làm trâu làm ngựa, thì câu hỏi này bất thành vấn đề. Trái lại, những ai thực hành đúng theo tinh thần Ohsawa lại có một mục đích cao cả: Học để làm người. Nhân đấy vấn đề giáodục thành hình. Giáodục theo phương pháp Ohsawa là một nền giáodục tự nhiên, chẳng cần học hiệu nào, chẳng cần một đại học đường nào, một nền giáodục không những cần có sau khi sinh ra đời, mà còn chú trọng từ lúc đang nằm trong thai mẹ nữa. Quyển “50 nămthựcnghiệm và giáodụcý chí” này là một la bàn cho những ai muốn tạo một đời sống tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh cửu, công bình tuyệt đối, không những cho mình mà cho các thế hệ mai sau. Quyển sách này là quyển thứ 9 về phương pháp Ohsawa, chúng tôi được hân hạnh xuất bản trong 8 năm nay. Một điều nên chú ý, quyển sách này được xuất bản, chính là do chỗ khuyến khích của nhiều người về cả vật chất lẫn tinh thần – đông tay vỗ nên kêu, nhờ đấy những sách của Ohsawa tiên sinh sẽ được lần lượt xuất bản. LỜI NGƯỜI DỊCH Nghiên cứu về phương pháp Ohsawa, chúng ta thấy Ohsawa tiên sinhh rất phản đối lối học của nhà trường, cho đó là lối học gò bó bộ não con người, không cho phát triển theo thiên nhiên. Vì thế kẻ học nhà trường chỉ thành ra bộ máy nói, và cách giáodục ấy chỉđúc ra một loạt người nô lệ, chẳng ích gì cho hạnh phúc xã hội. Tiên sinh nhận thấy rằng sau một thời gian ở nhà trường, người ta ra đời chỉ chăm lo đến làm thuê viết mướn để kiếm ăn, dành dụm tiền bạc, rồi về già, xây một cảnh nhà chun đụt, thế là mãn nguyện, ngoài ra không gì nữa. Đại đa số đều thế. Thoát ra ngoài khuôn khổ ấy, tiên sinh là người chẳng tốt nghiệp một trường học nào, mọi việc đều tự học lấy. Quyển “50 nămthựcnghiệmvềgiáodụcý chí” này của tiên sinh viết bằng Nhật văn lúc 74 tuổi, chứng tỏ cách giáodục hiện đại không những vô ích mà còn có hại nữa. Đây là một cái khuôn vàng cho những ai muốn học làm con người. Chúng tôi xin dịch để cống hiến cho bạn đọc. A.M Ngô Thành Nhân. LỜI NÓI ĐẦU[/size] Một nền giáodục hiện đại của phương Tây chỉ là nền giáodụcvề kỹ thuật, chức nghiệp, kiếm ăn. Trí phán đoán của họ chỉ quanh ở giai đoạn 2. Mục đích của nền giáodục là chinh phục tự nhiên. Từ đầu thế kỷ 19, nền giáodục của Tây phương đã cho rằng khoa học là điều kiện tối cao của người. Cái mộng tưởng duy nhất của khoa học là làm thế nào đến một ngày sẽ quét sạch cảnh nghèo khổ là cảnh tai ương ghê gớm nhất ở mặt địa cầu này. Trái lại trước đây 5000 năm, nền giáodục của Đông phương dạy phải đùa bỡn với cảnh nghèo khổ, xem đấy là cảnh thanh bạch, thánh trí. Lại còn dạy cho rằng, mỗi khi gặp cảnh khó khăn và đau khổ, phải đem lòng biết ơn, cho đấy là kẻ dìu dắt mình, vì thế bảo rằng chỉ cần một túp lều đủ che mưa gió là xong, chỉ một vài vốc cơm rau cho đỡ đói là đủ. Nền giáodục của Đông phương còn dạy phải xem cảnh nóng lạnh là bậc nhất mài dũa cho mình thành ra cứng cỏi, chứ chẳng bao giờ xem cảnh ấy là địch thù. Nền giáodục ấy bảo không nên giết hại loài vật. Nền giáodục Cực đông còn dạy cho chúng ta mỗi khi gặp phải hoàn cảnh nào trái nghịch cũng chịu đựng được tất thảy, có lòng bao dung, đối đãi cới mọi người cho có vẻ âu yếm, còn đối với bản thân mình phải nghiêm khắc, phải kính trọng kẻ khác, thương yêu đùm bọc họ, vì rằng mình sống trong đời này, vật gì cũng được tạo hoá ban không cho một cách vô tận. Người ta phải vui lòng hy sinh cả đời mình để tìm cho ra chân lý, nghĩa là tìm cho ra một nguyên tắc vạn hữu, hàng ngày đem ra thực hành, nghĩ là tìm cho được chữ Hoà, Kính, Thanh tịnh thực hành phương pháp ăn ưống đúng phép (chính thực). Nền giáodục của Cực đông rõ là nền giáodục sâu sắc về tinh thần, thuận theo cảnh tự nhiên mà đạt tới chỗ cao cả của trí phán đoán. Thế nhưng ngày sau những nhà chuyên học về lý luận và kiếm ăn, tô vẽ ra một nền giáodục “đem hạt giống gieo thành mộng, nở hoa sinh quả gấp đi” (Tane ya me ni Sugu hana ya mi to naru wo oshieru) vì thế nền giáodục ngày xưa bị truỵ lạc. Nền giáodục ấy chỉ hun đúc ra một dân tộc người máy “trung nhân ái quốc” phục tùng, mô phỏng, chẳng có gì là bộ não độc lập. Cái lối giáodục nô lệ ấy, khiến cho các lớp bé thơ mầm non yếu ớt noi theo làm lý tưởng và thực hành theo các bậc thánh hiền là việc dầu cho kẻ thánh nhân cũng chẳng làm nổi. Chính vì thế, dân tộc Đông phương trong khi vừa thấy thoáng qua được tia sáng của nền văn minh xán lạn của Tây phương và nền văn minh khoa học lọt vào, liền đón rước lấy thành ra hàng nô lệ, bắt chước theo một cách mù quáng, hoá thành kẻ trung tín của nền văn minh ấy, vật chất cũng như tinh thần đều bị lôi cuốn tất thảy đi theo. Nhân đó mà dân tộc của quốc gia say mê nền văn minh ấy trở thành một dân tộc bị chinh phục. Nước Nhật từ một trăm năm nay chính vì hớn hở đón rước nền giáodục của Tây phương, dốc tiềm lực để Âu hoá thành phải gây ra một kết quả tai hại vô tiền trong lịch sử của loài người là cuộc thảm bại năm 1945! Ở trong trường của Âu Mỹ đúc ra, vì thế ngày nay ta thấy trong nước Nhật diễn ra vô số tội phạm, sinh ra vô số bệnh tật về tinh thần, bệnh biến ứng, các bệnh về tâm trạng, tinh thần bạc nhược, thân thể chướng ngại, ung thư, có những đứa bé ngu si vô dụng Tổng chi nền giáodục của Tây phương cũng như của Đông phương đã làm cho quả địa cầu này thành một chiếc phi cơ hình tròn trong đó chở ba tỷ người, bay vùn vụt qua 10.000 cây số một giờ rúc xuống vực khốn khổ, nô lệ giặc giã, bệnh tật, rên xiết, bất an. Trước những cảnh ấy không ai có thể để như thế mà nhìn một cách thản nhiên, thành ra phải có một nền giáodục mới về sinh lý học và sinh vật học thay thế. CHƯƠNG I: CƠ BẢN CỦA TẤT THẢY NỀN GIÁO DỤC: GIÁODỤCÝCHÍNăm 17 tuổi tôi mắc phải bệnh lao nặng, bị y học Thái tây ruồng bỏ, nhưng nhờ phương pháp trường sinh là phương pháp cũ kỹ ngày xưa cách đây 5000 năm cứu thoát. Từ ngày 20 tuổi đến nay (74 tuổi) trong thời gian 54 năm, tôi vô cùng sung sướng, vì thế đem phương pháp này truyền bá ra khắp thế giới. Đây là một nền giáodục tự tôi sáng tạo, mà cũng là nền giáodục cho đại chúng. Nền y học Cực đông hoàn thành từ 5.000 năm trước, chẳng những không phải là một phương pháp đối chứng trị liệu, mà còn là một phương pháp trị căn bản hoàn toàn tự nhiên. Vì thế nền y học này cũng là một phương pháp dưỡng sinh, bất lão trường thọ, diên mệnh tức hại, xử thế, chẳng bao giờ chú ý đến việc trị về triệu chứng mà là một phương pháp giáodục nhằm mục đích mở mang trí phán đoán bị che bịt của con người, một cơ sở tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Bởi vậy phương pháp trường sinh, chỉ là một phương pháp tu dưỡng đúng phép. Phương pháp giáodục này trong 3 thần sắc lớn của Nhật bản có nói tới, cũng như Hán phương nguyên điển, trong ấn độ pháp điển (manu) trong A-Du Vệ Đà Pháp điển và trong Phật giáo và Thiền đạo, trong tất cả cách ăn uống của các đại tôn giáo. Năm tôn giáo lớn của loài người đều phát xuất từ Đông phương thảy đều làm căn bản cho nhân loại tìm thấy hạnh phúc, gây dựng hoà bình, là điều kiện căn bản tập đại thành của nhất nguyên luận, lý luận và thực hành thành ra một. Vì thế nền giáodục này gồm cả phương pháp làm cho khang kiện, phương pháp sinh lý học, y học, bệnh lý học. Nhưng trải mấy nghìn năm nền giáodục này bị suy nhược mờ ám rồi mất tích trong khi du nhập nền văn minh tân tiến nhị nguyên luận, duy vật luận, nguyên tử luận, kỹ thuật thành ra bao nhiêu trí phán đoán đều bị cảnh chói chang ảo ảnh phía bên ngoài quyến rũ. Vấn đề cốt yếu nhất của con người là làm thế nào cho sức khoẻ được hoàn toàn. Vì thế cần phải chú trọng nhất về phương pháp giáodục sức khoẻ, vệ sinh, dưỡng sinh. Trong thế giới tất thảy các loài sinh vật đều biết cáh kiểm soát sức khoẻ của mình, chỉ trừ loài người là chẳng biết như thế. Y học Thái tây chỉ một mực chú trọng về mặt trừ khử triệu chứng, chẳng bao giờ tìm tòi đến nguyên nhân, chẳng để tâm đến việc xác lập căn bản của sinh mệnh học, do đó mà có chỗ đặc thù tầm thường là thành ra một nền y học kỹ thuật kiếm ăn (độ thế), hoàn toàn mất hẳn phương diện giáodục tinh thần. Chính vì thế mà y học hiện đại chỉ quanh quẩn trong một ngõ bí, mặc dầu phương tiện kỹ thuật của y học ấy vẫn tiến bộ một cách kỳ dị, bảo rằng y học hiện đại là vạn năng, thế thì tại sao y học hiệp hội (A.M.A. kẻ độc tài của Hoa kỳ, đến tổng thống Kennedy cũng không kiểm soát nổi) cũng phải bó tay đầu hàng trước 4 chứng bệnh về tâm tạng, biến ứng tính, tinh thần, ung thư là những chứng bệnh đã giết chết 70,80% dân chúng Hoa Kỳ. Sự thật thì càng tồi tệ hơn thế nữa, vì không những các y sĩ đều bất lực không thể chữa lành được 4 chứng bệnh ấy, mà họ chỉ làm cho cảnh chết của những kẻ rên xiết về những chứng bệnh phổ thông kéo dài ngày tháng, vì họ chẳng bao giờ chữa được bệnh cảm mạo thông thường cũng như bệnh cốt thống, đái đường, ghẻ chốc, hoặc bất kỳ bệnh kinh niên nào khác. Claude Bernard nói: “Y học chân chính chưa hề có”, hoặc Bergson đã nhìn nhận: “chỗ khiếm khuyết nhất của khoa học là hoàn toàn không biết gì đến sinh mạng”. Cũng như chính bác sĩ Ailendy tuyên bố: “Pasteur đã được cảnh vinh quang bao trùm hơn cả Napoleon, nhưng sự thật Pasteur dã làm cho nhân loại hoá ra yếu hèn (nhược thế hoá), phá hoại tan tành cơ cấu đào thải và đã mạt sát cảnh vinh quang của y học nước Pháp cũng như cảnh vinh quang của lịch sử nước Pháp”. Nền giáodục của Cực Đông trước nhất là con đường “tu thân”, trọn đời mình tu dưỡng đúng theo sinh vật học, sinh lý học, tự tập, độc hành. Y học và giáodục chẳng bao giờ phân tách ra hai đường khác nhau: Tu dưỡng và tự chứng chỉ gồm vào một gốc. Chính nhờ cái chết của 3 thân thuộc trong gia đình tôi lúc tôi mới 10 tuổi, tôi cố công quyết chí tìm cho ra nguyên nhân của nỗi thống khổ bất hợp lý ấy, thì nay đã tìm được. Ai ngờ trong khi tôi bắt đầu truyền bá phương pháp thực tiễn này, tức khắc một vấn đề đại quan trọng thứ nhì phát sinh ra: Ý chí! Mã Khắc Tư (Marx) phát kiến rằng tất cả tật xấu của xã hội đều do phương pháp phân phối bất quân; Ông ta muốn có một nền giáodục mới, tổ chức ra một xã hội chính đáng, nền dùng đến con đường cách mạng. Sau khi Marx qua đời vừa được 60 năm, chủ nghĩa của ông đã được lan tràn khắp thế giới, nhưng thật ra cảnh thống khổ của xã hội chẳng gì là cải thiện, trái lại càng ngày càng thêm thống khổ mãi, càng ngày càng diễn ra cảnh tượng khủng khiếp, toàn thể nhân loại đều run rẩy, sợ sệt, sống trong cảnh bất an và lo âu về nỗi chiến tranh ngày mai. Những sức khoẻ, tự do hoà bình của cá nhân vẫn bị uy hiếp mãi. Các bệnh viện trở thành những trung tâm chỉ đạo sinh hoạt cho các đô thị cũng như các tu viện và các học hiệu Cơ đốc giáo ngày xưa, y học và các cơ quan vềy học càng phát triển chừng nào, sự thống khổ và bệnh tật càng thấy gia tăng chừng ấy, cảnh sát lực càng mạnh thì hạng phạm nhân hung ác càng nhiều. Như thế theo học thuyết của Marx dầu làm cho cơ cấu của xã hội thay đổi, học thuyết ấy cũng đã quên lãng đường tinh thần của con người nhất là quên lãng thế giới quan và ýchí của nó, nghĩa là bỏ quên tất cả những gì thiết yếu. Nếu thực hiện cảnh sinh hoạt theo đường chính trực, tất cả bệnh nan trị đều có thể tẩy trừ được hết, tất cả nỗi bất an đều bỗng nhiên tuyệt tích. Bốn cảnh khổ về sinh lý học, sinh vật học, theo như Phật giáo nói (sinh lão bệnh tử) đều giải quyết được, các thanh niên đều vui vẻ theo đòi học tập, các tráng niên đều nên sự nghiệp, càng ngày càng thấy hạnh phúc, gia đình được sáng tươi, nhân sinh được thích thú. Cứ thế mà tiến tới sẽ chóng thực hiện được thiên hạ an ninh, thế giới hoà bình. Nhưng nỗi khổ vì đa số người, nhất là những bệnh nhân không có đủ ý chí, đến nỗi chỉ muốn rước đầy bệnh hoạn và cảnh nghèo khổ, nhân đấy mà họ phải dấn thân vào tội ác. Bởi vậy cần thực hành việc giáodụcýchí trước khi nói đến việc cải tạo xã hội. Nhưng sau khi hoàn thành cuộc cách mạng rồi, nếu người ta bỏ lơ việc giáodụcý chí, thế là đi tới một kết quả: đúc ra một số người kiếm ăn, một số người máy, một số thờ ơ lãnh đạm, hạng người sinh sống một cách mù quáng. Do đó bộ não sáng tạo sẽ thay vào bộ não mô phỏng, vì rằng những kẻ sáng tạo lấy mình, tự mình sáng tạo lấy vận mạng của mình quá ít ỏi. Cơ sở của nền giáodục là: 1.Tự kiểm soát lấy sức khoẻ của mình. 2.Xác lập ý chí. Muốn giải quyết điều kiện thứ nhất trên này, cần phải theo phương pháp ăn uống đúng phép (chính thực). Đến giải quyết điều kiện thứ nhì, cần phải làm cho ýchí được cường tráng, nhưng làm cách nào? Đấy chính là một đại vấn đề. CHƯƠNG II. GIÁODỤCÝCHÍ *Muốn thì được (Vouloir cest pouvoir) - Ngạn ngữ phương Tây. *Trong tâm tư luôn luôn nghĩ tới điều thiện tất thành ra thánh hiền (Koku omerba hiziri to naru) - Ngạn ngữ Trung quốc. Ngày xưa, các danh nhân, các nhà tự do, các bậc thánh hiền đều chú trọng hô hào chỗ quan yếu của ý chí. Chẳng một ai phủ nhận chỗ ấy. Mọi người đều đồng thanh nhận là chân chính. Tuy vậy nhiều kẻ lại thật bại trong cuộc sinh hoạt thực tế hàng ngày, họ nỗ lực cố công trọn đời hành động theo đường chính trực, đem ýchi cương cường ra theo đuổi, vì thế có kẻ thành công, nhưng đa số lại kết thúc cuộc đời họ bằng cảnh bi thảm, vì gặp phải nghịch cảnh khốn cùng, rốt cuộc chẳng khác gì hoa quỳnh một chốc, chỉ là uổng công. Như thế vì sao? Phải chăng trong ýchí vẫn có nhiều chủng loại và nhiều giai đoạn? Ýchí là gì? Ngoài ýchí ra, còn có điều kiện gì khác có thể thay đổi vận mạng mình được chăng? Đối với vấn đề này, khoa học vẫn ngậm thinh, im tiếng chẳng thấy đả động gì đến. Như thế cũng là thường tình, vì quan niệm học vấn của phương Tây hay là quan niệm kỹ thuật chỉ chuyên vào mục đích nghiên cứu tìm tòi về thế giới tương đối, hữu hạn, biến chuyển vô thường của hình nhi hạ học, nói tóm lại là tìm tòi về vật chất giới. Tôi thì giải đáp vấn đề ấy chỉ nghiên cứu tới nền học vấn Đông phương tức là nghiên cứu về chỗ tuyệt đối, vĩnh viễn, hữu thường, chỗ bất biến của hình nhi thượng học (tức tinh thần giới). Giải đáp như sau này: 1. Ýchí là hình thức tiến hoá của trí phán đoán. 2. Trí phán đoán có 7 giai đoạn: 1- Mù quáng tức máy móc 2- Cảm giác 3- Cảm tình 4- Trí tính 5- Xã hội 6- Tư tưởng 7- Sức phán đoán tối cao. * Ýchí cũng có 7 giai đoạn: 1- Cơ ngạ đạo 2- Súc sinh đạo 3- Tín 4- Trí 5- Lễ 6- Nghĩa 7- Nhân * Bảy giai đoạn của trí phán đoán và ýchí tức là quá trình sinh trưởng tự nhiên của sinh mệnh: Hạt giống, cái mộng, thân cây, nhành cây, lá, hoa, hạt, trái. Nghĩa là trí phán đoán hoặc ýchí tức là chính bản thân của sinh mệnh (từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 6 chỉ có giá trị trong thế giới hữu hạn, tương đối, chỉ duy giai đoạn thứ 7 mới có giá trị trong thế giới tuyệt đối, cho nên cũng có giá trị trong thế giới hữu hạn) * Tự nhiên sinh trưởng hay là sinh mệnh lực tức là nguyên lý sinh thành phát triển của vũ trụ vạn hữu. * Sinh mệnh lực phát triển được là nhờ sự giao hỗ cảm của hai nguyên lý Âm Dương: tối sáng, ướt khô, cầu tâm lực, ly tâm lực, khổ sướng, co rút, giãn ra . * Sứ mệnh tối cao của giáodục là làm cho sáng tỏ bộ mặt thật của bản lai sinh mệnh theo chỗ đạt qua, nghĩa là ýchí (sức bột phát vô hạn). Người đã có một ýchí cường liệt vô tỷ và một sức khoẻ tuyệt đối tức là “Không làm mà thành”, “Không nói mà thuyết phục”, “Chỉ núi, núi rời đi”, “Không đánh mà thắng”, “Chịu bại để mà thắng”, “Lấy nhu chế cường”, “Bất khả năng thành khả năng”, “Khốn khổ thành vui sướng”. PHƯƠNG PHÁP GIÁODỤCVỀÝ CHÍ. Ýchí bao giờ cũng phát triển một cách tự nhiên và tự do theo 7 giai đoạn. Vì thế, lấy sự giáodục nhân tạo ra mặt ngoài áp dụng là vô ích. Loài thú chẳng bao giờ cắp sách tới trường thế mà chúng trưởng thành một cách hoàn toàn. Chúng chẳng bao giờ như loài người phải bị đau khổ về bệnh tật, chẳng bao giờ tranh giành nhau, chẳng bao giờ âu sầu ảo não, khốn khổ, chẳng bao giờ có áo đẹp và vật ăn sang trọng đắt tiền, chẳng bao giờ đêm thân bán sức ra để lãnh lương, chẳng phạm tội ác, chẳng bao giờ có chiến tranh, trọn đời được tự do và hoà bình. Đến loài thực vật, vi sinh vật cũng thảy như loài thú, cho đến một hạt giống nhở kia cũng chẳng có một võ khí nào, chẳng có một sức mạnh nào, nó bị chôn vùi dưới đất tối tăm, bị chặn đè lên đủ thứ, chịu bao nỗi lạnh lẽo, ẩm thấp, thế mà nó tự vươn mình lên, lại bị chà đạp, cày bừa, bị các thú vật hoặc sâu bọ ăn phá, thé mà càng khốn khổ chừng nào, nó càng mọc mạnh lên chừng ấy. Xem đấy loài người có thể sống tự do và hoà bình được như thường, nếu họ bắt chước theo cảnh của hạt giống. Trái lại nếu loài người chỉ tìm thấy sự dễ dàng nhân tạo, nào tiện nghi, lạc thú, sự trợ giúp này khác, của cải dồi dào cầu an, thế là sinh mệnh lực tự nhiên của mình phải hoá ra bạc nhược. Bởi vậy giáodục tạo ra điều kiện và cơ hội cho thấu được bản lai khang kiện về sinh vật học tức là cho thấu triệt được bản lai khang kiện về sinh vật học tức là dạy cho con đường nhắm theo một mục đích cao cả: “Cảnh hoà”, chính con người đã phát kiến ra từ một triệu năm nay. Con đường này chỉ cần ăn uống cho đúng phép, biết cách chế biến, biết cách nấu nướng, biết cách ăn. Nhân đấy người ta tự mình phát minh lấy và kiềm chế được tát cả trí thức căn bản tất yếu cho xã hội sinh hoạt ucả con người, vì rằng quá trình sinh trưởng của phán đoán lực tự nhiên mà có. Khốn thay, những kẻ không thụ hưởng được nền giáodục ấy chỉ là nạn nhân của luật tự nhiên đào thải, chung quy chỉ rước cái hiệu quả của thống khổ và gian truân của thế gian, đồng thời lắm kẻ sinh ra chán nản thất vọng và ngày càng phạm vào mối tội lỗi thành ra kẻ nô lệ và bệnh hoạn hàng khốn khổ nô lệ đều là gánh nặng cho xã hội văn minh và đấy là nguyên nhân của chiến tranh. Truy ra trách nhiệm thì chính trí phán đoán đê hạ của các bậc phụ huynh và của các nhà giáodục phải chịu lấy. Tuy vậy tất cả những nỗi khó khăn và thống khổ ấy do trí phán đoán đê hạ sản sinh ra tức là loại đá thử vàng (thí thạch kim) tối thiết cho những kẻ có một trí phán đoán tối cao, chính thường, vì rằng chỉ duy những nỗi thống khổ của xã hội mới có thể chuyển hoá được trí phán đoán ra ý chí! Chương III. NỀN GIÁODỤC TRONG THẾ GIỚI KHOA HỌC VĂN MINH Từ ngày tôi 20 tuổi trở đi cho đến 54 tuổi. Trong khoảng thời gian 20 năm ấy, tôi chú tâm vào việc quan sát nền giáodục của các nước Âu Mỹ, nhân đó nhận thấy rõ ràng nền giáodục của các nước ấy chỉ chú trọng độc nhất vào nền khoa học giáodục làm then chốt. Đại bộ phận của nền giáodục này chỉ là giáodụcvề kỹ thuật để đi về đường giáodục kiếm ăn (độ thế giáo dục). Thế nghĩa là môt nền giáodục hình nhi hạ học (vật chất), chỉ là một nền giáodục bán phần (1/2) nhất nguyên luận. Nguyên lai khoa học của Tây phương là nền học vấn chỉ nghiên cứu theo hệ thống hình nhi hạ học của các nhà như Epicure và Democrite, quanh quẩn ở chỗ “thế giới mắt trông được”. Tuy vẫn có các hệ thống giáodục căn cứ vào triết lý, tôn giáo, luân lý, và tư tưởng hình nhi thượng học, nhưng thật ra đấy chỉ là loại phụ tùng hình nhi hạ học của vương quốc. Trước thời kỳ Phục hưng (khoảng TK XV và XVI) nền giáodục vốn là lối tín ngưỡng, thần mật, mê tín, lối giáodục ấy cho là không thực tế, bất hợp pháp, cho nên bị bỏ ra khỏi nền giáodục càng ngày càng phổ cập. Rồi đó nền giáodục này chẳng bao giờ để ý tới chỗ hình nhi thượng Tinh thần, Sinh mệnh, tự do, Hạnh phúc, Công bình, Ký ức, Phán đoán, Sức khoẻ, Mỹ thuật, nghệ thuật. Những cái ấy có được thừa nhận chăng chỉ là giải thích theo phương diện kỹ thuật mà thôi. Bởi vậy nền giáodục hiện đại chịu bất lực trước một số thiếu niên thiếu nữ hư thân mất nết càng ngày càng đông và bất lực trước bệnh ung thư là nguyên nhân của 30% học sinh các trường tiểu học ở Đông kinh bị chết vì bệnh ấy, lại nữa bệnh đái đường đã lộ diện trong lớp học sinh mới độ 12 tuổi đầu! Nền giáodục ấy còn chịu bó tay trước những cuộc chiến loạn và tàn sát, và cả trước tình cảnh nước Mỹ hiện nay trong 10 người đã có 1 người đau bệnh thần kinh ít nhất chăng mỗi người trong đời cũng một lần mắc phải. Dầu cho Bertrand Russel, Schweizer, Toynbee, Giáo hoàng La Mã Sartre, hoặc nhà chính trị nào cũng chẳng một ai có một phưong pháp nào để có thể trị tuyệt căn được nỗi phi đạo tham ngược không tiền trên lịch sử nhân loại. Những bài đầu của các báo chí trong nước văn minh, ngày chí tối đều bàn nói tới những tội ác, nỗi thống khổ tai nạn, nhưng họ chỉ nói tới chỗ họ trong thấy ở một phần nhỏ xíu của tội ác và chỗ bất lực của nền giáodục hiện đại đấy thôi. Cái chứng hiển nhiên là tất thảy những cảnh ấy chẳng bao giờ thấy hoặc ít khi thấy xảy ra ở những xứ không có cái gọi là nền giáodục tràn tới. Nền văn minh và giáodục càng phát triển chừng nào, những bệnh nhân bất hạnh, những tội ác hung ác xảo càng nhiều thêm chừng ấy. Những khí giới tối tân là những đại phát minh của khoa học càng làm cho cảnh đại ngược sát, đại phá hoại trong lịch sử không tiền của nhân loại thêm dồi dào khả năng. Những đại ngược sát ở Auschwitz (Balan) và những quả bom nguyên tử ở Hiroshima (Quảng đảo) Nagasaki (Trương kỳ), chẳng qua là mới mở màn đây thôi. Thế giới sử hiện đại bắt đầu khai màn chính từ ngày có Công ty Đông Ấn ra đời (Compagnie des Indes) cùng những cuộc săn bắt hàng nô lệ tại Phi châu, và cuộc đổ bộ tại đảo Goa và Hương Cảng, rồi chiếm lãnh lấy công cuộc phân chia và việc thực dân hoá các sắc dân (da màu) của người da trắng khiến cho cảnh thiên quốc trên mặt địa cầu bỗng nhiên tiêu tan mất sạch. Cảnh thiên quốc ấy chính là những cảnh do các nhà như Kipling Stevenson, hoặc những thuyền viên khởi loạn của chiếc Bounty đã khám phá ra đựơc. Nghĩa là người Tây phương và những người “văn minh” đã gieo rắc cái mầm sát hại trong toàn cả thế giới, đưa nhân loại vào cảnh cuối cùng mặc dầu họ vẫn tự hiểu rằng có thể thiết lập một thế giới mỹ lệ và hạnh phúc gấp mấy kia . Đấy là thiệt tích rất rõ ràng của nền văn minh khoa học và nền giáodục của nền văn minh ấy ban bố ra. Nhưng cũng nên biết rằng trong số người phương Tay vẫn có rải rác đôi người có năng lực tự phê phán lấy mình, nhìn thấy rõ cảnh tối tăm của nhân loại như thế nào, ví dụ như Schupengrae, E.Carpenter, A.Carrel . đã bộc bạch tiên đoán màn bi kịch tương lai và cảnh chung cuộc của nền văn minh Tây phương và nền giáodục của nền văn minh ấy, nên đã lớn tiếng kêu gào trong các tác phẩm của họ như những quyển “La faillite de la Science Occidentalen” (Chỗ mật lạc của khoa học Tây phương) “La Maladie momme’e civilization” (con người cái chưa biết tới) .Gần đây nhất như W.Heither (hiện giám đốc Viện lý luận vật lý học Zurich) cũng như Einstein, ông là người đã thoát khỏi ách độc tài Nazie chạy qua miền tự do trốn tránh, đã viết và xuất bản quyển “con người và khoa học” (L’homme et la science) ông này dũng cảm chủ trương cần phải phòng ngừa cảnh tối hậu của nhân loại là một đại bi kịch của lịch sử do khoa học và nền giáodục hiện đại gây ra, nên lớn tiếng “nền văn minh khoa học phát triển một cách kỳ dị, thì nay lại phải rơi vào vực tinh thần tán loạn. Muốn cứu cái thảm hoạ không tiền trên mặt Địa cầu và phòng ngừa cho toàn nhân loại khỏi nỗi diệt vong ngày mai, trước hết phải cứu vớt cảnh tinh thần tán loạn của nền văn minh và khoa học này. Nền văn minh khoa học đã đi sai từ lúc bước đầu. Chỗ nghiên cứu của nền văn minh này chỉ nhắm vào mục đích chiếm lãnh và độc tài trong thế giới hữu hinh, thế giới hình nhi hạ, vật chất, liệp tử .Người ta quên lửng rằng vẫn có phần tinh thần vô biên và vũ trụ không gian bao quát, ngoài cái thế giới liệp tử hữu hạn và vô thường này. Vậy cái quý nhất của nhân loại là cái thế giới không nhìn thấy được, thế giới của tinh thần. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải ngưng hẳn việc nghiên cứu về hình nhi hạ học, phải khởi sự dốc toàn lực vào việc nghiên cứu về hình nhi thượng học, nghiên cứu về thế giới văn minh, tinh thần, trật tự vũ trụ vô hạn. Nếu không thế thì không được.” Bây giờ xin đưa ra một phưong pháp cứu vớt toàn nhân loại, toàn thể nền văn minh và khoa học. Tuy nhiên nghiên cứu về hình nhi thượng học, Tinh thần, ý chí, Chân lý, Trí phán đoán tối cao, Hạnh phúc và Chính nghĩa, Hoà bình và tự do, Sinh mệnh vô hạn, đều do các nhà tự do của Đông phương tức là các bậc Thánh hiền đã phát kiến cách đây 5 ngàn năm! Chính vì chỗ đó mà 5 tôn giáo lớn của nhân loại sản sinh. Nhưng bây giờ các tôn giáo ấy đã thành quá cũ kỹ (cổ sắc thương niên). Chúng ta đã bỏ hẳn đi rồi, chỉ đưa ra một thế giới theo lối ấn ban mới. Thế giới này chẳng có vẻchi là hình nhi hạ học, cũng chẳng có vẻ gì là hình nhi thượng học. Vậy cần phải có một phương pháp rất đơn giản, thực dụng làm cho tất thảy mọi người đều hiểu được, cả người da trắng lẫn người da màu có thể áp dụng trong công cuộc sinh hoạt thực tế hàng ngày. Đấy chính là phương pháp giáodụcvề sinh vật học, sinh lý học thực dụng. Khí cụ duy nhất của nền giáodục này là biện chứng thực dụng pháp, chỉ có Âm Dương là con số chưa biết cũng như X và Y của số học có thể giải đáp được tất cả các vấn đề khó khăn, khiến cho đứa bé con cũng có thể xem qua trong một giờ đã hiểu được. Trải qua 54 năm tôi đã nghiên cứu thực hành, và khắp thế giới đã có hàng vạn người thực hành. Nhờ chỗ thực hành của tôi, tôi đã xác nhận môn biện chứng pháp thực dụng này có một danh từ khác nữa là: “Cặp kính ma pháp” và các người da trắng của thế giới khoa học văn minh cũng đã có hàng mấy vạn người xác nhận tín thực hành theo tôi. Bây giờ tôi đã qua 74 tuổi, tôi được tự do yên tâm nghỉ ngơi thong thả. Hàng ngày tôi tiếp nhận biết bao nhiêu thư từ rất cảm kích tỏ lòng biết ơn, toàn là những thư từ của những người xa lạ trong khắp thế giới . CHƯƠNG IV. MỘT THẾ GIỚI MỚI THẾ GIỚI HOÀ BÌNH NHỜ GIÁODỤC SÁNG TẠO Quyển thứ nhất của lịch sử nhân loại đến đây đã viết xong - Quyển lịch sử này bắt đầu kể từ ngày khai thỉ của vũ trụ cho đến ngày chung cuộc của nền văn minh khoa học, kể có hàng mấy tỷ năm. Trang chót của quyển lịch sử ấy thật đúng như lời dự ngôn trong kinh sáng thế (Mặc thị lục) theo thứ tự của vị Thiên thần báo tin. Thì bây giờ phải đến một thời kỳ của một thế giới mới khác. Chương thứ nhì, thứ ba .thứ bảy, .phải mở ra. Một thế giới mới phải có một Sáng thế ký mới. Sáng thế ký tức là sáng sinh ký tức là sáng tạo lấy sinh mệnh. Loài người trong thời kỳ đệ nhất sáng thế ký phải ra sức thuận theo hoàn cảnh tự nhiên, tự tạo lấy một cảnh sống tự do hoà bình hệt như laòi chim, cá, sâu bọ. Tuy vậy loài người có khác loài sinh vật khác là nhờ có “bộ não suy tư”. Tại sao thế? Tại sao riêng loài người lại có bộ não suy tư? Thì cả một vấn đề quan trọng và lý thú, nhưng tôi xin miễn nói ra ở đây. Nhờ có bộ não suy tư ấy, loài người mới ứng chiến với cảnh nghịch khiêu khích tự nhiên theo hai đường lối tương thích ứng và phát triển. Một mặt thì chinh phục cảnh tự nhiên. Thuận theo cảnh tự nhiên thì tỏ ra vẻ ngây thơ ngơ ngác trải qua bao cảnh thần bí, đến tận ngày phát kiến ra được trật tự của vũ trụ, từ đấy dò dẫm mãi đến cảnh thế giới hoà bình, cảm bội ơn đức. Còn chinh phục cảnh tự nhiên thì bắt đầu nảy sinh ra sợ hãi hơn là ngơ ngác ngây thơ, đi theo con đường phá hoại, chém giết, chinh phục bằng bạo lực, gây ra thù oán. Đem đối chiếu 2 quá trình sinh trưởng của Đông phương (cảnh thứ nhất) và Tây phương (cảnh thứ nhì) rõ là thú vị. Vì rằng cả hai phía đều trong giai đoạn trí phán đoán đê hạ, lẽ tất nhiên sinh ra nỗi dối trá ảo giác, kiểu cách, lầm lẫn, thù oán, nhân thế mà Đông và Tây chia ra hai khu vực tương phản ghê gớm! Rốt cuộc đã đến ngày Đông và Tây lại gặp nhau. Tây phương nhắm vào mục đích đi chinh phục, nên dùng bạo lực đến chinh phục Đông phương; còn Đông phương thì cho rằng thuận ứng là con đường cao quý. Các nhà đi chinh phục từ đây vì tranh giành nhau nên xâu xé nhau chính vì miếng mồi ngon béo Đông phương. Chính vì thế mà hiện nay cảnh màn chót của nỗi cùng khốn của nhân loại đã thành ra sự thật theo như Sáng thế ký (mặc thị lục) đã dự đoán! Ngày nay đã . Đ y là quyển sách tối cổ của thế giới, quyển sách của hoá học nguyên luận, nguyên tử chuyển hoán pháp, hoặc là khoa học nguyên luận và giáo dục học nguyên. th y m y đứa bé y cũng phải ngạc nhiên không ngờ. Chính chỗ y tôi đã tự phát kiến được nguyên lý thai sinh học, tức việc thai giáo không một ai d y bày