Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
73 KB
Nội dung
Trong bài trước 1 chúng tôi đã có dịp nói về dãsử tức là nguồn sửliệu tư do tư nhân viết khác với nguồn sửliệu công do quốc sử quán ngày xưa hay nhân viên nhà nước gọi là sử quan viết, và thấy được vai trò của nó trong việc bổ túc những thiếu sót, khiếm khuyết của chính sử. Trong quá trình biên khảo loạt bài này, chúng tôi lại có cơ hội được đọc một số tài liệu phản ảnh ý kiến của một số nhà sử học về vấn đề sửliệu trong đó có nói tới dãsử và thẩm định giá trị của nó thì thiết tưởng đó cũng là dịp tốt cho phép chúng tôi khai triển thêm. Thật sự, dãsử là một vấn đề khá phức tạp và vai trò cùng giá trị của nó có khi lại được đánh giá một cách hết sức tùy tiện mà nhịp độ của thủy triều lên xuống trong việc thẩm định lại chính là lòng thương ghét của nhà viết sử chiếu theo nhu cầu viết lách của họ và cảm tính thời thượng trong xã hội. Nền sử học chính thống hình thành do các nguồn sử phẩm của các triều đình quân chủ nước ta thông qua hoạt động của quốc sử quán, vốn có sự đóng góp tích cực của nguồn sửliệudãsử trong đó có chuyện thật xen lẫn chuyện hoang tưởng. 2 Khi sử dụng dã sử, người ta cần áp dụng phương pháp sử để phân tích, cẩn án, khảo chứng (evidential research) các tư liệu đưa ra dùng để “gạn đục khơi trong”, hầu lọc lấy phần tinh hoa của sự thật, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Danh xưng của nguồn tư liệudãsử cũng có nhiều cách gọi tùy theo đặc tính và công dụng của nó. Ở Trung Hoa, loại dãsử cũng có những khác biệt với chính sử mà trong một tác phẩm biên khảo rất công phu về ngành thư tịch học Trung Hoa, cuốn Chinese History, A Manual, (Trung Quốc Lịch Sử Thủ Sách), Endymion Wilkinson đã có đề cập đến như sau. 1. Các bộ môn cùng loại với dãsử trong nền sử học Trung quốc Tư sử (sishi) Theo tác giả này, có rất nhiều công trình biên soạn lịch sử do tư nhân đảm trách đã phụ trợ đắc lực cho ngành viết sử do nhà nước chủ trì. Theo ông, các tác phẩm như Tả Truyện (Zuozhuan) hoặc Sử Ký (Shiji) là những cuốn sách sử rất nổi tiếng mặc dù khởi công từ sáng kiến của chính quyền nhưng đều cũng đã được tin tưởng giao phó cho các tư nhân biên soạn. 3 Trong các sử phẩm ấy, các học giả cũng tự do đưa ra các điều biện luận thông tuệ, nghiên cứu các tài liệu nguyên bản và các tài liệu bút ký. Tả Truyện hay có tên gọi khác là Tả Thị Xuân Thu ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV trước Công nguyên do tác giả là Tả Khâu Minh. Đây là bộ sử Xuân thu viết theo thể loại biên niên. Tả Truyện là sách vừa chú giải kinh Xuân thu của đức Khổng, vừa chép sử Trung Hoa thời Xuân Thu, và chứa đựng nhiều chi tiết hơn bộ kinh Xuân thu 4. Đầu đời Hán, có hai nhà chú giải kinh Xuân Thu là Công dương Cao và Cốc lương Xích. Đối với Sử Ký 5 của Tư Mã Thiên, hầu hết mọi người đều thừa nhận tầm vóc vĩ đại của nó, nhất là tinh thần tự do sáng tác của tác giả thật là khoáng đạt. Tư Mã Thiên tên chữ là Tử Trường, người đất Hạ dương, quận Tả Phùng Dực, con của Tư Mã Đàm nối đời chuyên nghiệp viết sử. Để chuẩn bị kiến thức cho công tác biên khảo sử học sau này, Tư Mã Đàm đã khuyên con đi du lịch khắp nơi để mở rộng kiến thức. Nhữ Thành viết về các chuyến đi (du khảo hay điền dã) khá liên tục của Tư Mã Thiên như sau: “Tư Mã Thiên trước tiên đi về nam đến Trường Giang, vượt sông Hoài, sông Tứ, thăm mộ mẹ Hàn Tín, đoạn lên núi Cối Kê xem nơi vua Hạ Vũ triệu tập chư hầu, vào hang Vũ Động tìm di tích vua Vũ. Ở Cối Kê ông đã nghe những chuyện kể về vua Việt Câu Tiễn. Ông lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tư, đi thuyền trên Thái Hồ sưu tầm truyền thuyết về Tây Thi, Phạm Lãi. Sau đó, ông đi ngược lên Trường Sa, đến bến Mịch La khóc Khuất Nguyên, đến sông Tương trèo lên núi Cửu Nghi nhìn dấu vết mộ vua Thuấn và khảo sát những tục cũ từ thời Hoàng Đế. Ông lên miền bắc vượt sông Vấn, sông Tứ đến nước Tề, nước Lỗ, bồi hồi nhìn lăng miếu của Khổng Tử, say sưa nghe nhân dân kể chuyện Trần Thiệp, đến đất Tiết thăm hỏi di tích của Mạnh Thường Quân, lên Bành Thành quê hương Lưu Bang để tìm hiểu rõ thời niên thiếu của những con người đã dựng nên nhà Hán. Ông sang nước Sở thăm đất phong của Xuân Thân Quân, đến nước Ngụy hỏi chuyện Tín Lăng Quân rồi trở về Tràng An. Sau chuyến đi ấy kéo dài ba năm ông còn đi những chuyến khác cũng để tìm tài liệu.” 6 Năm đầu Thái sơ (104 tr. CN) Tư Mã Thiên khởi viết bộ Sử Ký . Năm 98 tr. CN, vì bênh vực cho người bạn là Lý Lăng trong vụ đầu hàng Hung Nô, Tư Mã Thiên bị tống giam vào ngục và chịu nhục hình bằng cách bị thiến bộ phận sinh dục. Nhiều lần ý nghĩ tự tử đã đến với ông nhưng ông quyết vượt lên để sống mà viết sách, hoàn thành cho được lời di huấn của cha. Trương Đại Khả đã nói về tâm sự u uất của Tư Mã Thiên như sau: “Chịu họa Lý Lăng khiến cho lập trường của Tư mã Thiên có sự thay đổi lớn.Ông đã giải thoát khỏi sự buồn giận cá nhân, căm hờn biên soạn. Sau khi ra khỏi ngục, đảm nhiệm chức Trung thư lệnh 7, tuy tuân mệnh nhậm chức, nhưng lòng như tro lạnh. Ông đã trút sự căm tức và bất bình của mình vào trong bộ Sử ký, trở thành “một trường phái riêng” 8. Kết quả làm việc của ông là một công trình sử học lừng danh cổ kim do tinh thần bền chí, nhẫn nhục và thiên tài của ông ra đời với hơn 53 vạn chữ, gồm 130 thiên, mở đầu cho thể kỷ truyện khai sáng một thời đại mới trong sự phát triển của nền sử học Trung Hoa. Ban Cố (32-92 sau CN), tác giả Tiền Hán Thư, đã phê bình về tác phẩm của Tư Mã Thiên như sau: “Thánh nhân (chỉ Tư Mã Thiên – N.D.) e cũng có chỗ sai, nói về Đạo lớn lại nhắc đến Hoàng Lão (tức Hoàng đế và Lão tử, chỉ Đạo gia vào đời Hán – N.D.) trước rồi sau đó mới đến Lục kinh, viết lời tựa về du hiệp thì chê ẩn sĩ mà tiến dẫn gian hùng, kể về kinh doanh buôn bán thì sùng kính kẻ thế lực mà dè bỉu kẻ nghèo hèn, đó là cái tệ của ông.” (Hán thư, “Tư mã Thiên truyện”). 9 Nhà sử học Trương Đại Khả đã nhận định về lời phê phán của Ban Cố và phân tích quan điểm sử học của Tư Mã Thiên bằng những lời lẽ chắc nịch như sau: “Ban Cố phê bình cái “tệ” của Tư mã Thiên lại hoàn toàn là cái “sáng suốt” (minh) rực rỡ đẹp mắt trong tư tưởng của Tư mã Thiên. Tư mã Thiên “nói về Đạo lớn mà lại nhắc đến Hoàng Lão trước rồi sau đó mới đến Lục kinh” chính là khẳng định sự thái bình trong cách trị nước của Văn Cảnh 10 mà phủ định sự suy bại được tạo thành do những ham muốn của Hán Vũ Đế; kể về kinh doanh buôn bán lại viết truyện cho thương nhân là khẳng định thương nhân đã thúc đẩy phát triển sản xuất, có cống hiến đối với sự phồn vinh của kinh tế xã hội; khen ngợi hiệp sĩ là khẳng định đạo đức của loại người này có thể hy sinh thân mình, cứu người nguy khốn. Trên thực tế, qua việc ca ngợi Hoàng Lão, thương nhân, hiệp sĩ, Tư mã Thiên đã bày tỏ sự ngưỡng vọng của ông đối với chính trị cởi mở, khẳng định ý thức cầu lợi của nhân dân và phản đối thế lực cường bạo đối với nhân dân. Chính những tư tưởng này đã thể hiện thước đo khen chê nhân vật và sự kiện lịch sử của Sử ký, không chịu sự hạn chế của tư tưởng chính thống giai cấp thống trị, mà là lập luận từ lợi ích của nhân dân bị áp bức trên một mức độ nhất định, đây chắc chắn là tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại lúc bấy giờ”. 11 Phải nói rằng những nhận định của nhà sử học họ Trương được phát biểu một cách ngay thẳng, khá tự do trong tình hình chính trị của Trung quốc mấy năm gần đây vốn không khác gì tình hình Trung quốc cách nay gần hai ngàn năm, vô hình trung càng làm nổi bật cái nhìn viễn kiến của sử gia Tư Mã Thiên, thí dụ đối với vai trò của thương nhân (trong bài Hóa thực liệt truyện) hay chế độ chính trị đầy áp bức của giới cầm quyền đối với nhân dân trong nước (Trung Hoa hay Việt Nam cũng giống nhau vậy thôi), mặc dù tác giả này cũng đã cố gắng tránh né không trả lời đích thực vào những điểm Ban Cố phê phán về Tư Mã Thiên như “chê ẩn sĩ mà tiến dẫn gian hùng, sùng kính kẻ thế lực mà dè bỉu kẻ nghèo hèn” ! Trương Đại Khả nhận xét thêm rằng: “Tư mã Thiên không phải là “ca sĩ của nhân dân”, ông tuyên dương đại nhất thống, phục vụ cho sự củng cố phong kiến thống trị, cho nên Sử ký được coi là chính sử.” 12 Thật ra, với chính sách bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật, Hán Vũ-Đế (140-88 tr. CN) đã mở đường cho các hạng nho sĩ, trí thức Trung quốc đi vào chính quyền qua sách vở của thánh hiền (Nho học, khoa cử). Các sáng tác của giới nho sĩ nếu có đề cao chính quyền đương thời cũng là chuyện tất nhiên, bởi vì uống nước phải nhớ nguồn . Bút ký (biji) Cũng theo Endymion Wilkinson, đây cũng là một loại tư sử nhưng mang một hình thức khác mà công dụng là cũng để góp phần bổ túc cho những thiếu sót của chính sử. Danh từ bút ký (informal jottings) có thể hiểu như đoản bút khác với lối dùng của thể văn bút ký ta dùng hiện nay.13 Biệt sử (bieshi) Loại này cũng thay đổi theo thời gian và được dùng để gọi những tư liệu không thuộc ngành chính sử và đàng khác nó cũng không phải loại sửliệu được viết theo thể biên niên hay thể kỷ truyện. Tác giả E. Wilkinson cho rằng biệt sử là một thể loại để chỉ những sử phẩm tương đối nghiêm túc nằm giữa loại chính sử và dã sử. Bại sử (baishi) Theo Thiều Chửu trong Hán Việt Tự Điển, chữ bại này viết một bên chữ hòa (lúa) một bên chữ ti (thấp) có hai nghĩa : 1.- Một thứ cỏ giống lúa hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được. 2.- Nhỏ mọn, như bại thuyết - truyện tiểu thuyết; bại quan - chức quan bé. Hiểu theo ý nghĩa thứ hai thì bại sử là loại sử chuyên viết về những chuyện vụn vặt, tản mạn, bên lề của một sự việc, một biến cố, một nhân vật nào đó. Với tác giả E. Wilkinson, bại sử là thuật ngữ thỉnh thoảng được dùng trong các cuốn danh mục về sách và như vậy thuật ngữ này cũng nằm ngoài chính sử. Ngoài ra, E. Wilkinson còn cho biết các thuật ngữ như biệt sử, tạp sử, bại sử hay tư sử cũng có khi được kể chung như là dã sử. Dãsử vốn là ngành rất thịnh hành trong thời Nam Bắc Triều (220-589), Tống (960-1279), Minh (1368-1644). 14 Sự phong phú trong các thuật ngữ Trung Hoa dành cho loại dãsử cùng các loại có phong cách viết lách tương tự đã được các tài liệu sách vở nước này trưng dẫn đầy dẫy trong các tạp chí, sách nghiên cứu, và các quyển từ điển giá trị như Khang Hy tự điển, Từ Nguyên, Từ Hải v.v . định nghĩa và phân tích tường tận. 2. Các loại tư liệu trợ lực cho chính sử Việt Nam Ngành dãsử ở nước ta cũng không đi ra ngoài khung khổ của ảnh hưởng Trung Hoa về phương pháp biên soạn. Nội dung của bộ môn dãsử cũng có những mặt ưu điểm và khuyết điểm; điều quan trọng là người ta phải biết cách sử dụng để rút ra được những mách bảo hữu ích vốn có trong tư liệu. Tuy nhiên nếu đem ra so sánh với các thuật ngữ của Trung Hoa ở trên chắc hẳn loại dãsử của nền sử học của nước ta cũng không kém phần phức tạp, rắc rối. Giáo sư Dương Quảng Hàm đã có những nhận thức xác đáng về loại dãsử như sau: “Xưa nay, người nước ta chỉ biết trọng và đọc chánh-sử mà có ý khinh thường dã-sử. Thực ra, dã-sử cũng quan trọng bằng chánh-sử, vì nhiều khi có thể nhờ đấy mà sửa lại được những điều sai lầm hoặc thiên-lệch của những bộ sử do sử-thần có khi vì sự tây-vị hoặc thế lực áp-bách mà chép sai đi. Một lẽ nữa là vì chánh-sử thường chỉ chú trọng về việc nhà vua và việc triều-đình, nhiều khi chép cả những việc không quan-trọng lắm; trái lại, thường bỏ khuyết hoặc chép rất sơ-lược những việc có liên-lạc đến cách sinh-hoạt của dân chúng, tình-hình xã-hội, kinh-tế trong nước, cùng phong tục, tín-ngưỡng của người dân. Vậy muốn bồi bổ những khuyết-điểm ấy, nhiều khi phải tra-cứu ở các dã-sử mới thấy.”15 Ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam trước kia trong thời quân chủ, ngành viết sử thường nằm trong tay các bậc khoa bảng, trí thức vốn đại diện cho một tầng lớp ý thức hệ cầm quyền tức là Nho học, cho nên người ta vốn có thói quen tôn trọng những cái gì của chính quyền hoặc xuất phát do chính quyền. Có lẽ ý thức tôn trọng chính sử không chỉ riêng dân Việt Nam ta mới có nhưng cũng chính là lề thói khá phổ biến trong nhiều nước trên thế giới do việc viết sử trước đây ngay cả nghề viết sử được coi là chuyên biệt của những nhà văn thuộc giai cấp thống trị hay có khi là một nghề “truyền tử lưu tôn” như trường hợp Tư Mã Thiên chẳng hạn. Tính cách độc quyền trong việc chép sử ở Tây phương thời xưa cũng được tiết lộ nhờ Suétone 16 “có để lại cho chúng ta một bản văn của Cornelius Nepos (khoảng 100- 25 trước t.l.), trong đó ông này ngạc nhiên vì một người nô lệ mới được giải phóng đã dám cả gan viết sử.” 17 Những lời của giáo sư Dương Quảng Hàm trích dẫn ở trên kia vốn là quan điểm của một người cầm bút cách đây hơn sáu mươi năm, chứng tỏ mặc dù tuy không phải là chuyên gia về ngành sử học nhưng ông lại có thái độ rất chín chắn khi nhận xét về vai trò của các loại chính sử và dã sử. Sách của ông đã từng được nhiều thế hệ sinh viên, học sinh sử dụng trong chương trình giáo dục tại học đường và cũng đã được rất nhiều thế hệ giáo sư dùng làm sách giáo khoa cho các bậc trung học. Chính sử không phải luôn luôn là đáng tin cũng như dãsử không phải luôn luôn là cái đáng ngờ vực, là do tưởng tượng bịa ra. Muốn sử dụng cả hai loại này, người viết sử cần áp dụng phương pháp sử học nghĩa là cần phải “cẩn án” tài liệu hay “án khảo chứng tích” 18. Học giả Trần Trọng Kim khi viết bộ Việt Nam Sử Lược cũng đã nói rõ cách sử dụng tài liệu khi viết tác phẩm này: “Soạn giả đã cố sức xem-xét và góp- nhặt những sự ghi-chép ở các sách chữ nho và chữ pháp, hoặc những chuyện rải rác ở các dã-sử, rồi đem trích bỏ những sự huyền-hoặc đi mà soạn ra bộ sách này, cốt để người đồng-bang ta biết được chuyện nước nhà mà không tin nhảm những sự huyễn-hoặc. Thời-đại nào nhân-vật ấy và tư-tưởng ấy, soạn-giả cứ bình-tĩnh cố theo cho đúng sự thực.” 19 Chịu ảnh hưởng của nền sử học truyền thống Trung Hoa, nền sử học Việt Nam căn cứ theo nhiệm vụ được triều đình qui định đề phân biệt chính sử với dã sử. Một số loại tài liệu sau đây được coi như các môn trợ lực cho các bộ chính sử. Các văn thư thù tiếp, ngoại giao, công hàm, quan hàm: Các văn thư chính thức của triều đình trong thông tin, thông báo, thù tiếp hay ngoại giao v.v . thí dụ Quân trung từ mệnh tập gồm các thư từ giao dịch giữa Lê Lợi với quân Minh trong thời gian chiến tranh Hoa-Việt (1417-1427) do Nguyễn Trãi viết, Bình Ngô đại cáo cũng do Nguyễn Trãi soạn, Văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành soạn 20 sau khi Nguyễn Ánh chiến thắng Tây Sơn cũng cung cấp rất nhiều chất liệu bổ ích trong việc xây dựng lại thời sự quá khứ. Tuy nhiên vì không chắt lọc được sử tính trong một số tác phẩm văn chương Việt Nam khi đưa vào sử dụng cho nên điều này đã khiến cho một số tác giả của ta trước đây không phân biệt được đâu là văn chương, đâu là lịch sử. Tình trạng đó đã dẫn người đọc đi vào chỗ lầm lạc từ chuyện giả thành chuyện thật, từ chuyện hư cấu trở thành chân lý muôn đời. 21 Trường hợp nhà sư Pháp Thuận đối đáp với sứ nhà Tống là Lý Giác năm 987 trong một bài thơ làm chung có thể coi là một giai thoại văn chương, nhưng nếu ý nghĩa lịch sử của nó được xác minh qua thẩm định, cân nhắc thì cũng có thể có khả năng giúp ích cho việc hiểu thêm chính sử trong giai đoạn lúc bấy giờ . Toàn Thư chép rằng: “Nhà Tống lại sai Lý Giác sang. Khi Giác đến chùa Sách Giang, vua sai pháp sư tên là Thuận giả làm người coi sông ra đón. Giác rất thích nói chuyện văn thơ. Lúc ấy nhân có hai con ngỗng lội trên mặt nước, Giác vui ngâm rằng: Nga nga lưỡng nga nga, Ngưỡng diện hướng thiên nha. (Ngỗng ngỗng hai con ngỗng, Ngửa mặt nhìn chân trời) Pháp sư đương cầm chèo, theo vần làm nối đưa cho Giác xem: Bạch mao phô lục thủy, Hồng trạo bãi thanh ba. (Nước lục phô lông trắng Chèo hồng sóng xanh bơi).” 22 Bài thơ trên đây được biết chính là bài Vịnh nga của Lạc Tân Vương mấy trăm năm về trước mà đây “chỉ là trí nhớ và kiến thức về học thuật thi văn Trung quốc đem ra đối đáp . đây vừa là cuộc đấu trí ngoại giao, vừa là một sáng tạo thù ứng mang tính văn học trong một không gian mới và ở thời điểm có tính quyết định về vận mệnh của một dân tộc.” 23 Sự suy luận trong phương pháp sử học cho phép chúng ta đặt lại tính xác thực trong cách thù tiếp ngoại giao giữa quốc gia này với quốc gia khác. Ở đây tính đơn giản của lễ nghi thù tiếp một vị sứ giả ngoại quốc, ngôn từ trao đổi, địa điểm tiếp xúc cho phép tồn tại nhiều câu hỏi mà sử học cần trả lời. Bi ký Tức là các bài văn bia đặt ở lăng tẩm hay đền đài, lăng mộ của người đã chết thuộc dòng vua, quan hay dân dã như Lam sơn Vĩnh lăng thần đạo bi ký do Nguyễn Trãi soạn nói về tiểu sử của Lê Lợi, Khiêm cung ký do vua Tự Đức soạn 24. Đa số các bài văn bia này, ngoài những lời xưng tụng thường lệ theo từng cấp bậc, phẩm tiết con người, những phần viết về hành trạng cá nhân như ngày sinh, nơi sinh, tên cha mẹ, anh em, ngày chết , nơi chết, lý do, tuổi tác, chức vụ, cấp bậc, diễn tiến tổng quát của cuộc đời v.v . hầu hết đều là những sự kiện trung thực, ít khi có sự dối trá, thiếu trung thực xen vào bên trong. Vì đây là những tài liệu công khai hóa bên ngoài mà mục đích thường là để tán tụng, phô diễn công đức người đã khuất cho nên gia đình con cháu cũng phải nói điều chân thật để tránh sự xoi bói, mỉa mai của người khác. Tuy nhiên, với con mắt người viết sử, tất cả tư liệu đó cũng cần phải được xét duyệt cẩn thận trước khi dùng. Ngành phổ hệ học (généalogie) Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, phổ hệ học “nghiên cứu thế hệ, tổ tiên, dòng dõi, gia đình của các cá nhân. Quan niệm theo nghĩa hẹp, phổ hệ học sẽ chỉ chú trọng đến ngày sinh, ngày cưới, và ngày chết của mỗi cá nhân để đặt cá nhân ấy vào trong gia tộc của họ, cùng với ngày sinh của các con cái của họ sẽ vĩnh truyền dòng dõi. Nhưng ngay ở trình độ này phổ hệ học đã cung hiến cho sử gia nhiều hiểu biết quý giá: đối với những giai đoạn lịch sử xưa, các gia phả là những tài liệu duy nhất cho chúng ta những chi tiết chính xác về tỷ suất hôn nhân, mắn suất, tử suất, tuổi sống trung bình.” 25 Các loại tư liệu sau đây thuộc về ngành phổ hệ học. Ngọc điệp hay ngọc phả Điệp hay phả (phổ) là sổ sách ghi chép lịch sử phát tích của các thế hệ dòng dõi của họ nhà vua vốn là những tài liệu quý báu và trung thực giúp cho ngành chính sử tham khảo khi viết về lịch sử hoàng tộc thí dụ Hoàng Lê ngọc phả, hoặc như gần đây có Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả. Ngọc điệp hay ngọc phả là sách viết về phổ hệ bắt chước phả điệp (pudie), hệ phả (xipu) hay thế biểu (shibiao) của Trung quốc. Chính Tư Mã Thiên khi viết Sử Ký, cũng đãsử dụng các phả điệp đời tiên Tần và các hệ phả thời Chiến quốc để viết các chương về bản kỷ và dòng dõi của các nhà cầm quyền trước kia như Tam đại thế biểu, Thập nhị chư tộc niên biểu, Thế gia. Nhà Tống đã có thành lập Ngọc điệp sở để thu thập tư liệu nhằm viết loại ngọc điệp. Đời nhà Thanh, có thành lập Ngọc điệp quán để viết Tông thất ngọc điệp chia ra từng thời kỳ 10 năm bắt đầu từ năm 1661. Ngành gia phả (jiapu) hay tộc phả (zupu) cũng theo đó mà phát triển từ thời nhà Hán đến nhà Đường rồi thời Bắc Tống. Nhà Thanh cũng khuyến khích việc biên chép gia phả hay tộc phả. Gia phả chính là nguồn tài liệu căn bản để viết lịch sử gia đình, tiểu sử nhân vật, lịch sử địa phương và nghiên cứu về nhân khẩu học. Trong cuộc cách mạng văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông nhiều tài liệu về gia phả bị tiêu hủy 26. Gia phả Gia phả hay tộc phả ghi lại tiểu sử, hành trạng của một nhân vật hay các thành viên của một gia đình để lưu lại cho các thế hệ con cháu mai sau. Gia phả thường được ghi lại trong những gia đình có học và trước đây thường ghi bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Gia phả tại Việt Nam đã có từ lâu nhưng cũng thật khó để xác nhận ngành biên soạn gia phả xuất phát vào thời điểm nào. Trước năm 1975, ở miền nam cũng đã có phong trào nghiên cứu lại các vấn đề gia phả và vấn đề đó đã được tác giả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ viết trong cuốn Một lối chép gia phả thật đơn giản, bản in ronéo năm 1973 tại Sài-gòn. Cách thức viết một quyển gia phả cũng có tính truyền thống nghĩa là được duy trì từ đời này sang đời khác. Gia phả ở Việt Nam đã có từ lâu tùy theo từng danh gia vọng tộc mà sự biên chép có đôi chút khác biệt. Nhờ gia phả mà chúng ta có thể biết thêm về các sự kiện lịch sử hoặc dựa vào gia phả mà người ta có thể giải quyết hoặc bổ túc được những điều mà đôi khi chính sử không biết. Cũng theo giáo sư Nguyễn Thế Anh “trong một vài trường hợp, sự tham khảo một số gia phả đã cung hiến những hiểu biết quí giá về lịch sử xã hội và kinh tế” 27 Có thể nói hầu hết các gia đình lớn tại Việt Nam đều có để lại gia phả mà theo tài liệu ghi nhận được chúng ta có thể kể một số điển hình như sau: Về mặt sử học, dòng tộc của sử gia Lê Văn Hưu còn lưu lại cuốn gia phả có tên Lê Thị Gia Pha, gồm 3 quyển không ghi rõ người soạn và hiện nay do bà Lê Thị Huê giữ. Gia phả chép từ đời khởi thủy của dòng họ Lê là Trấn quốc bộc xạ Lê Lương, thời Đinh Tiên Hoàng cho đến các đời gần đây, cả thảy hơn 20 đời. Lê Văn Hưu thuộc đời thứ bảy và bản gia phả này góp phần làm sáng tỏ quê hương, dòng họ và tiểu sử của ông. Cũng nhờ vào gia phả mà dòng tộc của thi hào Nguyễn Du đã được nghiên cứu khá kỹ càng trong một tác phẩm mới xuất bản gần đây, tất cả đã dọi thêm ánh sáng ít nhiều vào các sự kiện lịch sử và văn học 28. Tại Quảng Ngãi, một danh gia vọng tộc từng góp nhiều công sức trong việc xây dựng sơn phòng Nghĩa Định là dòng tộc của cụ Nguyễn Tấn (1820- 1871) vốn là Tiễu phủ sứ dưới triều vua Tự Đức, đến đời con là Diên-Lộc Quận-Công Nguyễn Thân cũng đã để lại truyền thống biên soạn gia phả bằng cách “đời con viết tiểu sử đời cha, cháu viết tiểu sử của con” như vậy mà truyền lại sự nghiệp trong gia tộc, gia đình với bộ “ Thạch-Trụ Nguyễn Công Thị Gia Phả” do Nguyễn Tấn khởi viết từ năm Tự Đức thứ 11 tức năm 1858 được kế tục từ đó cho đến bây giờ 29. Tại Huế là nơi các vua chúa nhà Nguyễn đóng kinh đô từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho đến thời vua Bảo Đại, ngoài hoàng tộc ra mà lịch sử triều đại nói chung còn để lại trong các bộ sử lớn của quốc sử quán và gần đây trong tập Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (1995), Huế còn là nơi phát tích rất nhiều dòng tộc lớn với nhiều tư liệu gia phả, tộc phả còn để lại như các dòng họ Hà Thúc, Thân Trọng, Hồ Đắc, Nguyễn Khoa, Phạm Đăng v.v . cũng giúp ích rất nhiều cho công việc biên soạn lịch sử nước nhà. Ở Bình Định, gia phả của dòng họ Lê Đại Cang soạn năm Minh Mạng thứ 17 (1836) là tập Lê Thị Gia Phả, cho biết Lê Công Miễn là một danh sĩ ở Quy Nhơn, tham gia phong trào Tây Sơn làm đến Thượng Thư bộ Binh dưới triều Quang Toản, có soạn một bộ luật hình của triều Tây sơn mà sử sách không ghi chép 30. Ở Việt Nam, việc chép gia phả thường phổ biến trong các gia đình có theo đòi Nho học nên thường viết bằng chữ Hán. Đến khi chế độ khoa cử cũ bị bãi bỏ, đa số thanh niên theo tây học cho nên việc ghi chép gia phả phần nhiều bị bỏ vì rất ít người chịu học chữ Hán và đọc hiểu chữ Hán trong gia phả. Địa bạ, điền bạ Đây là một trong những nguồn tư liệu rất quý giá để tìm hiểu về chế độ xã thôn và nông nghiệp nước ta. Theo công trình nghiên cứu của một số tác giả như Nguyễn Đình Đầu và Phan Huy Lê, lưu trữ triều Nguyễn còn để lại khoảng 10.044 tập địa bạ. Địa bạ là sổ mô tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất, còn Điền bạ chỉ là sổ tính thuế . Địa bạ làm một lần khi đo đạc, Điền bạ thì mỗi năm làm một lần 31. Từ thời Lý, việc tiến hành lập địa bạ đã được tổ chức và gọi là điền tịch. Dưới các triều đình Lê, Nguyễn, việc lập địa bạ được tổ chức chu đáo, chặt chẽ. Đây là những tư liệu chính thức của nhà nước và đã giúp rất nhiều trong việc phục hoạt khuôn mặt xã hội nước ta qua từng giai đoạn lịch sử, thí dụ qua tài liệu địa bạ, người ta biết được tình trạng công bằng trong việc cha mẹ để gia tài, điền sản lại cho con trai, con gái nghĩa là chia đồng đều cho cả nam lẫn nữ, chia đều đến từng phân ruộng đất, chỉ trừ một sở làm ruộng hương hỏa để cho con trưởng, hoặc phụ nữ là sở hữu chủ ruộng đất chiếm con số tỉ lệ khá cao. 32 Thần tích, thần phả Là những tư liệu ghi lại sự tích, lịch sử, hành trạng các nhân vật lich sử địa phương, miền với những giai thoại, chuyện kể, lời đồn có liên quan đến họ qua những hình ảnh, hành vi đã được mọi người truyền tụng mang tính cách siêu nhiên, thần bí, tô điểm cho sự siêu phàm của nhân vật được nhắc tới. Hộ tịch Các sổ hộ tịch hàng xứ (registres paroissiaux) là nguồn tư liệu giúp tạo mối tương quan đắc lực giữa nhân khẩu học và sử học. Tại Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Nhân khẩu học lịch sửđãsử dụng những sổ hộ tịch hàng xứ , với phương pháp sử, để thiết lập một tiêu chuẩn nhân khẩu cổ điển, mà đặc điểm là cả sinh suất, tử suất và mắn suất đều rất cao. Một nhà phổ hệ học Hoa Kỳ, Val D. Greenwood trong tác phẩm The Researcher’s guide to American Genealogy cũng đã đi vào nghiên cứu các loại tư liệu mà ông gọi là Church records (Các tư liệu Giáo hội) để mở ra các phương cách tiếp cận với sự thật trong công việc biên soạn lịch sử và đã cung cấp một cái nhìn khá thấu đáo vào ngành học này 33. Tại Việt Nam các sổ bộ giáo xứ như sổ rửa tội, sổ hôn phối, sổ tang ở những giáo xứ Công giáo cũng giúp chứng minh tính trung thực của ngày sinh, ngày chết của tiểu sử các nhân vật. Thí dụ về nhân vật Ngô Đình Khả, thân sinh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm , “sổ bộ giáo xứ Phủ cam năm 1887, tờ 27, số thứ tự 25, thấy ghi: “Năm 1887, ngày 25 tháng Hai . Micae Khả con của Giacobê Niêm và Ursula Khoa ở Phủ Cam, và Mađalêna Chĩu, con gái của Micae Quê và Agnatia Quy, ở họ Phủ Cam .” (Chữ ký cha sở: Eugêne Allys) . Ông lập gia [...]... huyện Hương Thủy, lập nghiệp ở Phủ Cam Theo sổ bộ khai tử năm 1923, số thứ tự 237, hồ sơ lưu trữ của giáo xứ Phủ Cam, thấy ghi như sau: “Năm Thiên Chúa 1923, ngày 18 tháng Hai, Micae Ngô Đình Khả, ông Thượng, đã về với Chúa, năm sinh 1857, an táng tại Phủ Cam.” (Chữ ký cha s : T.a.Stoeffler)% . ngoài chính sử. Ngoài ra, E. Wilkinson còn cho biết các thuật ngữ như biệt sử, tạp sử, bại sử hay tư sử cũng có khi được kể chung như là dã sử. Dã sử vốn là. loại dã sử như sau: “Xưa nay, người nước ta chỉ biết trọng và đọc chánh -sử mà có ý khinh thường dã -sử. Thực ra, dã -sử cũng quan trọng bằng chánh -sử, vì