UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 08 tháng 10 năm 2010 ========== Câu 1 (2,5 điểm). Hãy kể tên những sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ năm 1904 đến 1917? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX? Câu 2 (2,5 điểm). Phân tích nguyên nhân bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 3 (3,0 điểm). Lập bảng về phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925 và 1926 – 1929 theo các nội dung sau: Mục tiêu đấu tranh, số lượng, hình thức đấu tranh, tổ chức lãnh đạo, tính chất, tác dụng. Câu 4 (3,0 điểm). So với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11- 1939 thì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 – 1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chỉ đạo chiến lược của các mạng Việt Nam ở những nội dung nào? Câu 5 (3,0 điểm). Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam đã được thể hiện như thế nào trong thời gian từ ngày 3- 9 - 1945 đến ngày 19 - 12 - 1946? Câu 6 (3,0 điểm). Cuộc đấu tranh ngoại giao của ta với thực dân Pháp trong thời kì 1946 – 1954 đã diễn ra như thế nào và để lại những bài học kinh nghiệm gì trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai? Câu 7 (3,0 điểm). Trình bày hoàn cảnh, mục tiêu, biện pháp và kết quả của chiến lược toàn cầu mà Mĩ thực hiện trong thời gian từ năm 1947 đến năm 1991. ========== Hết =========== Họ và tên thí sinh: ………………………………….Số báo danh: ………… (Đề thi này có 01 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 Mụn thi: Lịch sử Ngày thi: 08 tháng 10 năm 2010 ========== Cõu Nội dung Điểm Câu 1 (2,5 đ) a). Kể tên - Năm 1904 Phan Bội Châu và các đồng chí của ông thành lập tổ chức Duy Tân Hội tại Quảng Nam…………………. - Năm 1905 đến 1908 diễn ra phong trào Đông Du . - Năm 1906 – 1908 Phan Châu Trinh khởi xướng phong trào Duy Tân ở Trung Kì với nhiều nội dung mới . - Năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can và Nguyễn Quyền sang lập tại Hà Nội ……… - Năm 1908 diễn ra vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội. - Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước ………. - Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội …… - Năm 1917 cuộc khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên……… b) Nguyên nhân thất bại: - Phong trào yêu nước và cách mạng không đáp ứng được đòi hỏi của cách mạng Việt Nam, không giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của XH . - Cổ vũ tinh thần yêu nước, làm cho phong trào CM diễn ra liên tục không bị gián đoạn . tạo cơ sở cho phong trào dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Cõu 2: (2.5 đ) * Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với những thoả thuận trong HN Véc xai (1919) và HN Oasinhtơn (1921 – 1922) một trật tự thế giới mới được hình thành: TT V – O đã đưa tới sự hình thành hai phe đế quốc là phe thoả mãn gồm A – P – M và phe không thoả mãn gồm Đ - Y – N. Điều này làm cho các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau sâu sắc hơn . * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 gây lên hậu quả nặng nề đối với các nước TBCN. Các nước tìm kiếm con đường thoát khỏi khủng hoảng khác nhau Vì vậy, sau khủng hoảng chủ nghĩa phát xít (Đ - Y – N) hình thành và theo đường lối gây chiến tranh chia lại TG (1) Những hành động của Đ- Y – N (1931 – 1939) + Từ 1931 đến 1937, Nhật mở rộng Ctranh xâm lược TQ,các tỉnh miền Đông; khiêu kích biên giới Trung – Xô + Ơ châu Âu, năm 1919 Đảng Quốc Xã được thành lập do Hítle đứng đầu đã đẩy mạnh việc thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai ở Đức . + Năm 1933 Đức, ý rút khỏi Hội Quốc liên .năm 1937 ba nước Đức – ý – Nhật đã kí Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản => Những hành động của phe phát xít gây lên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế, hệ thống V- O dần bị phá vỡ, hình thành các phe đối lập: Phe phát xít – phe đế quốc – với LX (2) Thái độ của các nước lớn. - Hoa kì là nước giầu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập” - Liên xô coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên chủ trương hợp tác với các 0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,25đ nước tư bản dân chủ dể chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. - Anh và Pháp . thực hiện chính sách nhựơng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình. Đỉnh cao của chính sách dung dưỡng nhượng bộ của A – P được thể hiện qua việc kí với Đức Hiệp ước Muy ních (29/9/1938) Chính thái độ không hợp tác chặt chẽ với nhau của các nước lớn ( đặc biệt sau HƯ Muy ních) đã không thể cứu vãn được hoà bình mà còn tạo điều kiện cho phe phát xít đẩy mạnh việc phát động chiến tranh đế quốc. Làm cho quan hệ quốc tế ngày một căng thẳng, phức tạp và chồng chéo. - Ngày 1/9/1939 Đức tấn công BaLan - Ngày 3/9/1939 A – P tuyên chiến với Đức => Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. è Nhận xét: Như vậy nguyên nhân của chiến tranh là mâu thuẫngiữa hai khối đế quốc và những hành động . 0,25 đ 0,25đ 0,25đ Cõu 3 (3.0 đ) N ội dung PTCN t ừ 1919 - 1925 PTCN 1926 - 1929 Mục tiêu đấu tranh Chủ yếu đòi các quyền lợi kinh tế . Bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế . Mục tiêu đấu tranh không chỉ vì kinh tế mà còn kết hợp với các khẩu hiệu chính trị Số lượng có 25 cuộc đấu tranh, còn diễn ra nhỏ lẻ với số lượng ít - 1926 – 1927 có 27 cuộc đấu tranh - 1928 – 1929 có 40 cuộc đấu tranh với số lượng nhiều hơn, lôi kéo cả các tầng lớp khác tham gia (nhất là nông dân) Hình thức đấu tranh Bãi công Bãi công, biểu tình Tổ chức lãnh đạo Hầu hết chưa có tổ chức lãnh đạo Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt, Công hội Nam kì; Tổng Công hội đỏ Bắc Kì Tính chất Mang tính tự phát, mục tiêu đấu tranh nặng về kinh tế Dần mang tính tự giác Tác dụng - Góp phần vào phong trào đấu tranh chung đòi các quyền dân tộc, dân chủ ở Việt Nam . - Tạo điều kiện để giai cấp công nhân nâng cao ý thức chính trị và tạo điều kiện để tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trong giai đoạn sau - Phong trào công nhân phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ chỉ là lực lượng trong phong trào yêu nước, giai cấp công nhân dần trở thành lực lượng cách mạng to lớn, ngày càng lôi cuốn mạnh mẽ nhiều tầng lớp nhân dân khác, nhất là nông dân vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc. - Tạo ra mảnh đất tốt cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam . Trở thành một trong ba nhân tố quan trọng quyết định việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cõu 4 (3.0 đ) - Nhận định tình hình thế giới và trong nước: nếu Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 mới phân tích cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra sẽ lôi cuốn các dân tộc vào guồng chiến tranh .thì Hội nghị Trung ương lần 8 trên cơ sở phân tích tình 0,5 đ hình đã dự đoán chính xác sự phát triển của cách mạng VN: Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này .và cách mạng VN nhờ đó mà thành công. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và giai cấp: Hội nghị Trung ương lần 6 đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu còn các nhiệm vụ khác đặt ở phía dưới thì Hội nghị Trung ương lần 8 đã chỉ ra nhiệm vụ dân tộc phải được đề cao hơn nữa và phân tích chính xác mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và giai cấp: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng mà quyền lợi - Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương. Nếu Hội nghị Trung ương lần 6 vẫn chủ trương giành độc lập trên toàn Đông Dương, thì hội nghị Trung ương lần 8 chủ trương do hoàn cảnh khác nhau nên vấn đề dân tộc đặt trong phạm vi từng nước . - Vấn đề mặt trận: ở Hội nghị Trung ương lần 6 chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm thì Hội nghị Trung ương lần 8 chủ trương mỗi nước sẽ thành lập một măt trận riêng nhằm . - Vấn đề về khởi nghĩa vũ trang và nhiệm vụ cách mạng: Ơ Hội nghị Trung ương lần 6 mới chỉ chủ trương chuyển phong trào sang hoạt động bí mật thì Hội nghị Trung ương lần 8 đã chỉ rõ: việc chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ quan trọng nhất khởi nghĩa muốn giành thắng lợi thì phải có sự chuẩn bị chu đáo theo phương phải đi từ . => Như vậy, so với Hội nghị Trung ương lần 6 thì Hội nghị Trung ương 8 đã giải quyết chính xác các vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược . 0,75 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ Câu5 (3.0 đ) - Xây dựng chính quyền cách mạng: ngay trong phiên họp đầu tiên ngày 3 – 9 – 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập uỷ ban bầu cử .Ngày 6 – 1 – 1946 diễn ra cuộc bầu cử .Ngày 2 – 3 – 1946 Quốc hội bầu ra chính phủ liên hiệp kháng chiến - Giải quyết khó khăn: + Giải quyết nạn đói: Chủ tịch gửi thư kêu gọi nhân dân hưởng ứng .phát động phong trào tăng gia sản xuất . + Xóa nạn mù chữ và xây dựng nền giáo dục mới: ngày 8 – 9 -1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ .Trước đó, ngày 5 – 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường + Tài chính: ngày 3 – 9 – 1945, Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập Quỹ độc lập . - Đấu tranh ngoại giao: + Đối với Tưởng: Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ phải tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc .chủ trương hòa hoãn, tránh xung đột ở quân Tưởng .nhường cho các đảng tay sai của Tưởng 70 ghế trong quốc hội + Đối với Pháp: Trước Hiệp ước Hoa – Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương giải pháp ’’Hòa để tiến”. Ngày 6 – 3 – 1946 kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ buộc Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do Hiệp định đã đẩy được 20 vạn quân Tưởng và tay sai về nước Khi cuộc đàm phán tại Pari thất bại, ngày 14 – 9 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo thêm thời gian hòa bình - Cuộc kháng chiến toàn quốc phát động: cuối năm 1946 trước hành động của 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ Pháp ngày 18 – 12 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ và nhận định .ngày 19 – 12 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc ’’Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Cõu 6 (3.0 đ) a)- Nêu khái quát bối cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám để thấy chính quyền cách mạng phải đối phó với nhiều khó khăn - Đầu năm 1946 trước việc Tưởng và Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt ra vấn đề đánh hay hòa Pháp. Sau khi phân tích so sánh lực lượng. Ngày 3 – 3 – 1946 Trung ương Đảng đã họp và quyết định chọn sách lược ‘’Hòa để tiến” . - Ngày 6 – 3 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ với nội dung . - Ngày 6 – 7 – 1946 cuộc đàm phán chính thức giữa ta và Pháp đã diễn ra tại Pari do thái độ của Pháp nên sau hơn 2 tháng đã thất bại .Ngày 14 – 9 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí tiếp với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thêm thời gian hòa bình - Cuối năm 1946 với quyết tâm xâm lược nước ta thực dân Pháp đã có những hành động Ngày 19 – 12 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Trong đường lối kháng chiến của ta chính sách ngoại giao đã chú trọng phải tuyên truyền cho nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Pháp hiểu về cuộc chiến tranh phi nghĩa của TDP - Từ năm 1946 đến năm 1953 cuộc đấu tranh của ta với Pháp chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực quân sự. Năm 1953 trước những thắng lợi to lớn của ta về quân sự và những thất bại khó khăn của Pháp, ngày 26 – 11 – 1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: nếu TDP tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhưng nếu chính phủ Pháp đã rút được bài học muốn đi đến đình chiến ở VN bằng cách thương lượng thì . - Tháng 1 – 1954 Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã họp tại Béclin và thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế .Ngày 8 – 5 – 1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về lập lại hòa bình ở Đông Dương - Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán diễn ra gay gắt .lập trường của Pháp – Mĩ là .lập trường của ta là .Trải qua hơn 2 tháng đàm phán, ngày 21 – 7 – 1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết, buộc Pháp phải cam kết tôn trọng . - Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống TDP b). Bài học: - Đấu tranh ngoại giao là một mặt trận quan trọng để đưa cách mạng đến thắng lợi. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao chỉ có được kết quả trên cơ sở thực lực của những thắng lợi về quân sự - Thắng lợi chỉ trọn vẹn khi được quyết định bằng chiến thắng về quân sự. Vì vậy, năm 1975 ta chủ trương dùng quân sự để tiêu diệt hoàn toàn chính quyền Ngụy quyền chứ không dùng ngoại giao để kết thúc chiến tranh . 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Cõu 7 (3.0 đ) - Hoàn cảnh: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự là cơ sở để thực hiện chính sách đối ngoại mới. + Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc làm Mĩ lo ngại. - Mục tiêu: tháng 3 – 1947, Truman đã đề ra chính sách đối ngoại mới với 3 mục tiêu 0,25đ 0,25đ + Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống XHCN . + Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân . + Khống chế các nước tư bản đồng minh . - Giải pháp: + Mỗi đời Tổng thống Mĩ đều có những biện pháp, chiến lược riêng như Aixenhao với chiến lược ’’Trả đũa ồ ạt”, Kennơdy với ’’Phản ứng linh hoạt” . + Phát động chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng + Thành lập nhiều khối quân sự trên thế giới như NATO ở châu Âu, SEATO ở Đông Nam á + Tiến hành can thiệp vào công việc nội bộ nhiều nước, tiến hành chiến tranh ở nhiều khu vực, nhiều nước tiêu biểu như ở Việt Nam, Cuba - Kết quả: + Góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu . + Tiếp tục khống chế các nước tư bản ở các mức độ khác nhau . + Thất bại trong việc đàn áp phong trào giải phóng dân tộc 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ . TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) . danh: ………… (Đề thi này có 01 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 Mụn thi: Lịch sử