1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên phong –chi nhánh hà nội

71 198 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 198,94 KB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài- Hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay đối với KHCN - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên của khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- ThS LêNam Long - Giảng viên bộ môn Ngân hàng- Chứng khoán – Khoa Tài chính ngânhàng- Trường Đại Học Thương Mại đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ emhoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Tài chính Ngân hàng – trường Đạihọc Thương mại đã dạy dỗ đào tạo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường

Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, nhân viên Ngân hàng Thương Mại

Cổ Phần Tiên Phong – Chi nhánh Hà Nội, đặc biệt là anh Nguyễn Duy Tiến – PhóGiám đốc chi nhánh Em xin cảm ơn những ý kiến, đóng góp, những thông tin, số liệuxác thực của phòng đã cung cấp để em có thể hoàn thành bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ này

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Chinh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp thực hiện đề tài 2

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu 4

1.1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 8

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 16

1.2.1 Nhân tố chủ quan 16

1.2.2 Nhân tố khách quan 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH 20

HÀ NỘI 20

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 20

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015-2017 21

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 27

2.2.1 Một số sản phẩm cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 27

2.2.2 Quy trình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 33

2.2.3 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 39

Trang 3

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên

Phong - Chi nhánh Hà Nội 49

2.3.1 Kết quả đạt được 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 50

3.1 Định hướng hoạt động cho vay KHCN Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 54

3.1.1 Định hướng chung 54

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Hà Nội 55

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội 55

3.2.1 Tăng cường công tác thẩm định nhằm hạn chế rủi ro 55

3.2.2 Tăng cường thực hiện Marketing ngân hàng 56

3.2.3 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân 57

3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ giao dịch với khách hàng 58

3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 58

3.3 Kiến nghị 59

3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong 59

3.3.3 Đối với Chính phủ 60

KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

TPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

LNTT Lợi nhuận trước thuế

CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng

C/A Nhân viên phân tích tín dụng

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢN

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn theo cơ cấu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017 22Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017 25Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017 26Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2015 - 2017 39Bảng 2.5: Cơ cấu hoạt động cho vay KHCN theo tài sản bảo đảm tại Ngân hàng

TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017 41Bảng 2.6: Doanh số hoạt động cho vay và cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 44Bảng 2.7: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 46Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với KHCN của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017 47Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017 48

Sơ đồ 1.1:Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội 21

BIỂU ĐỒ

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động của ngân hàng hiện nay bao gồm rất nhiều sản phẩm dịch vụ: huyđộng, cho vay, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế Trong đó, cho vay là sảnphẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng và đồng thời cũng tiềm ẩn nhiềurủi ro nhất Thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam gần đâycũng cho thấy tình trạng khó khăn về tài chính thường phát sinh từ những khoảnvay khó đòi Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, Ngân hàng nói chung vàNgân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đóng vai trò quan trọng trong vai tròcung cấp vốn cho nền kinh tế đất nước Vì vậy các hoạt động của Ngân hàng luônđược quan tâm Lĩnh vực kinh doanh khách hàng cá nhân (KHCN) đang được cácNgân hàng khai thác và tiếp cận Hơn nữa, pháp luật Việt Nam đang khuyến khíchcác Ngân hàng mở rộng hoạt động, mở rộng dần phạm vi hoạt động của các Ngânhàng nước ngoài, các Ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt để dành thị phần trên thịtrường tài chính Khi đó, cho vay KHCN là tất yếu và là xu hướng phát triển chungcủa toàn hệ thống Ngân hàng Khách hàng cá nhân đã và đang là mảng tiềm năngđược nhiều NHTM chú trọng

TPBank Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn tại thành phố HàNội, đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, số liệutrong vòng 3 năm cho thấy cho vay khách hàng cá nhân là một trong những hoạtđộng tín dụng cơ bản của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Tiên Phong –Chi nhánh Hà Nội Nhưng những năm gần đây cho vay cá nhân đang có gặp khókhăn, khối lượng vốn vay giảm xuống Để giải quyết khó khăn và hiện tại và địnhhướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hợp lý, Ngân hàng cần cónhững nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những tồn đọng

Từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài “Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong –Chi nhánh Hà Nội” làm

đề tài nghiên cứu khóa luận

Trang 7

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

- Hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay đối với KHCN

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN tại ngânhàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hà Nội

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị phát triển hoạt động cho vay đối với KHCNtại ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay đối với KHCN tại ngân hàngTMCP Tiên Phong chi nhánh Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

 Về nghiệp vụ kinh doanh: Cho vay khách hàng cá nhân

 Về mặt không gian: Tại ngân hàng TMCP Tiên Phong - chi nhánh Hà Nội

 Về thời gian: Trong 3 năm từ 2015 đến 2017

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứusau đây:

 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Tôi đã dùng các dữ liệu được thu thập từ các nguồn sau :

+ Giáo trình, tài liệu tham khảo về hoạt động của NHTM, các điều luật liênquan đến hoạt động cho vay của NHTM, của các TCTD

+ Số liệu thực tế trên báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Ngân hàngThương mại cổ phần Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015- 2017

ra để đánh giá được sự thành công hay chỉ ra những hạn chế

+ Phương pháp phân tích: phân tích dữ liệu, đánh giá thực trạng cho vay tiêu

Trang 8

dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội và thôngqua dữ liệu ngoại vi để phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong.Kết hợp so sánh để từ đó đưa ra giải pháp phát triển và hoàn thiện.

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của

Ngân hàng Thương Mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của

ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá

nhân của ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội.

Trang 9

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ

mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, làm phương tiện thanh toán và thựchiện các dịch vụ theo ủy thác của khách hàng

1.1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại

Mặc dù ở mỗi quốc gia khác nhau có cách nhìn nhận khác nhau về NHTM nhưng tựu chung lại, NHTM có những đặc điểm sau:

NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận

Hoạt động chủ yếu và lâu đời nhất của NHTM là cho vay và huy động vốn.Ngân hàng thực hiện các hoạt động nhằm huy động tiền gửi từ các chủ thể khácnhau trong nền kinh tế, dịch chuyển những nguồn vốn nhàn dỗi đó đến những đốitượng có nhu cầu về vốn và hưởng chênh lệnh từ lãi suất của các hoạt động trên

Hoạt động kinh doanh của NHTM được xếp vào nhóm hoạt động kinh doanh

có mức độ rủi ro cao

Rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là rủi ro tiềm ẩngây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của NHTM, do những biến độngbất lợi của các yếu tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hànghóa… Ngân hàng không thể tác động làm thay đổi các yếu tố này, mà chỉ có thể dựbáo xu hướng, tính toán mức độ ảnh hưởng để từ đó đưa ra các biện pháp chủ độngđiều chỉnh quy mô, cơ cấu tài sản có, sao cho hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy

ra thông qua việc kết hợp mô hình hiện đại trong việc ước lượng rủi ro lãi suất và sửdụng linh hoạt các công cụ tài chính phái sinh

Trang 10

Sự tồn tại của NHTM phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của khách hàng.Khách hàng là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng tồn tại và phát triển Chìakhoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chấtlượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Vìvậy sự tồn tại của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự lòng tin của khách hàng và

uy tín của Ngân hàng trên thị trường tài chính

Các NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau

Hoạt động của Ngân hàng thường có quan hệ hợp tác với nhau, thường liênkết bán chéo sản phẩm Sự liên kết giữa Ngân hàng với ít nhất một đối tác có thể hỗtrợ nhau trong việc phân phối sản phẩm Vì vậy hệ thống các NHTM thường có tácđộng ảnh hưởng lẫn nhau

1.1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại

NHTM có một số chức năng cơ bản sau:

• Chức năng trung gian tín dụng:

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củaNHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầunối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTMvừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợinhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phầntạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay…

• Chức năng trung gian thanh toán:

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu cảu khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợinhue séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…

• Chức năng tạo tiền:

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Với

Trang 11

chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nềnkinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội NHTM tạo tiền phụ thuộcvào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM.

1.1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóngvai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Ngân hàngthương mại có thể huy động vốn trong nền kinh tế từ nhiều kênh khác nhau

+ Hoạt động huy động tiền gửi:

Tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng Khi ngân hàng bắt đầuhoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là thực hiện mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ vàthanh toán hộ cho khách hàng Bằng cách đó, ngân hàng có thể huy động được tiềncủa các doanh nghiệp, tổ chức và của dân cư Để có được nguồn tiền có chất lượngngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động vốnkhác nhau

+ Hoạt động đi vay:

Phản ánh quá trình tạo ra nguồn vốn bằng cách vay các tổ chức tín dụng, vayNgân hàng Nhà nước và vay trên thị trường vốn Ngân hàng vay vốn của Ngân hàngNhà nước nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mạidưới hình thức tái chiết khấu Ngân hàng cũng có thể vay vốn trên thị trường vốnnhư các doanh nghiệp thông qua việc phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu,trái phiếu) để bù đắp việc thiếu hụt nguồn tiền trung dài hạn Các tổ chức tín dụngtrên thị trường cũng có thể vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng,các khoản vay được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc hoặc không cần tàisản bảo đảm

+ Hoạt động huy động vốn khác:

Thông qua nghiệp vụ ngân hàng thương mại có thể tạo vốn cho mình thôngqua việc làm đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

Trang 12

+ Hoạt động cho vay:

Cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng Ngay từthời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối vớingười bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước).Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đốivới khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng hoá dự trữ nhằm mởrộng sản xuất kinh doanh Sự gia tăng thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùngcùng với sự cạnh tranh trong cho vay buộc các ngân hàng phải mở rộng hoạt độngcho vay đối với cá nhân và hộ gia đình Hiện này, cho vay đối với cá nhân và hộ giađình có tốc độ tăng trưởng cao ở các nước có nền kinh tế phát triển

+ Hoạt động đầu tư:

Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng thương mại còn sử dụng vốn

để đầu tư Ngân hàng có thể đầu tư vào việc mua bán chứng khoán, góp vốn cácdoanh nghiệp hoặc đầu tư vào trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho việc kinhdoanh của ngân hàng

 Hoạt động dịch vụ trung gian

Một trong những lợi thế của ngân hàng là đóng vai trò là trung gian thanh toáncho khách hàng thông qua các hình thức như: séc, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu hoặc dựa trên việc thanh toán vào các tài khoản có liênquan đến đối tượng đó

+ Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán:

Các ngân hàng nhận tiền gửi từ các chủ thể của nền kinh tế, không chỉ bảo

Trang 13

quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng Thanh toán qua ngân hàng

đã mở đầu cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, tạo nhiều lợi ích cho kháchhàng (an toàn, thuận tiện, nhanh chóng), khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệpgửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ

+ Các nghiệp vụ trung gian khác:

Ngoài các hoạt động dịch vụ nêu trên, ngân hàng còn cung cấp cho các chủ thểkinh tế các dịch vụ: Ủy thác, bảo quản hộ các chứng từ có giá, cho khách hàng thuêkét ngân hàng, dịch vụ đại lý,

1.1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm cho vay KHCN tại NHTM

Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM Cho vaychiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng làhoạt động mang lại rủi ro nhất Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đóNHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích vàthời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp các tổ chức kinh

tế, các cá nhân và hộ gia đình, trong đó khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là bộphận ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM

Như vậy, Cho vay khách hàng cá nhân là hình thức cho vay mà ngân hàng chuyển nhượng quyền sở hữu vốn của mình cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình, với mục đích tiêu dùng hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân

và hộ gia đình đó với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng 1.1.2.2 Đặc điểm cho vay KHCN tại NHTM

Thời hạn của các khoản vay ngắn

Với khách hàng là các doanh nghiệp thì các khoản vay thường được sử dụngvới mục đích tài trợ cho tài sản cố định hay xây dưng nhà xưởng… Còn vớiKHCN, chủ yếu các khoản vay là những khoản vay ngắn hạn, chỉ có một phần trunghạn, dài hạn hầu như không có

Các khoản cho vay có độ rủi ro cao

Trang 14

Các khoản vay của KHCN thường được đảm bảo bằng thu nhập của chính cánhân đó Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật… thìngay lập tức thu nhập đó có thể giảm sút hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn NHTMluôn phải đối mặt với những rủi ro, mà công tác thẩm định, quản lí khách hàng lạikhông thể kiểm soát được hết tất cả Chính vì điều này, rất nhiều NHTM trong mộtthời gian dài trước đây đã rất “ngại” cho KHCN vay vốn Nhưng hiện nay, nhậnthấy hoạt động cho vay đối với KHCN mang lại một nguồn thu không nhỏ nên cácNHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu này Và công tác quản lí rủi ro ngày càngđược các Ngân hàng quan tâm chú trọng hơn.

Chi phí thẩm định lớn

Để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động cho vay, ngân hàng thườngtiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vaymột cách nghiêm ngặt Ngoài ra, việc thu nhập thông tin cá nhân là rất khó khăn(thường không đầy đủ và thiếu chính xác) nên các NHTM sẽ chấp nhận chi phí cao

để đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay

Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác

Lãi suất áp dụng cho KHCN thường cao hơn các lãi suất khác của các khoảnvay khác của NHTM Do quy mô của các khoản vay thường không lớn nhưng chiphí bỏ ra để quản lí lại rất lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suất cao để bù đắpchi phí (gồm chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lí…)

1.1.2.3 Vai trò cho vay KHCN tại NHTM

Đối với khách hàng

Trước đây, các ngân hàng ít quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân, vìmón vay thường rất nhỏ và việc thu nợ rất phiền Nhưng ngày nay, các ngân hàng

đã quan tâm nhiều hơn đến đối tượng này, vì lợi nhuận thu được từ hoạt động này

sẽ là không nhỏ nếu như ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và công tác quản

lí khoản vay Các thủ tục cho vay ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, đáp ứng được

nhiều hơn những yêu cầu của khách hàng đưa ra Vì vậy, việc ngân hàng thực hiện

và phát triển hoạt động cho vay KHCN sẽ mang đến những lợi ích tốt, thiết thực

Trang 15

cho khách hàng Có thể nói rằng, khách hàng chính là những người hưởng lợi nhiềunhất và trực tiếp những lợi ích mà hình thức cho vay KHCN này mang lại.

Đối với ngân hàng

Cho vay KHCN tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng gần đây nó mới được cácNHTM Việt Nam quan tâm mở rộng và phát triển Nhưng không phải vì thế mà phủnhận vai trò quan trọng của hoạt động cho vay KHCN đối với các NHTM

+ Cho vay KHCN tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đógóp phần giúp các NHTM tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập và phân tánđược rủi ro

Trong điều kiện ngày nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày cànggay gắt, quyết liệt thì vai trò của cho vay KHCN thực sự quan trọng đối với cácNHTM Bên cạnh đó, quy mô của mỗi khoản cho vay KHCN thường nhỏ và sốlượng các khoản vay lớn nên ngân hàng có thể phân tán được rủi ro tốt hơn Hơnthế nữa, do lãi suất cho vay KHCN thường cao nên thu nhập của các NHTM từ hoạtđộng cho vay KHCN thường rất lớn

+ Cho vay KHCN giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng

Do tính lan truyền trong dân cư là rất cao nên các ngân hàng có thể thông quacác khoản cho vay KHCN mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đếnvới các dịch vụ khác của ngân hàng Trong khi đó, các khoản tín dụng tiêu dùng tuy

là những khoản nhỏ nhưng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác được thịtrường này thì các NHTM có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn Hơn nữa, dân

cư là khách hàng tiềm năng lớn của ngân hàng Để phát triển bền vững thì các ngânhàng cần phải dựa vào nhóm đối tượng này

Đối với nền kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụphục vụ nhu cầu dân cư ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầucủa người dân Tuy nhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn mọi ngườikhông thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc được, đặc biệt là những sản phẩm,dịch vụ có chi phí cao Nếu người tiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì

Trang 16

họ có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ ngay trong hiện tại Điều đó làm tăng sựtiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng, tạo nhiềucông ăn việc làm cho người lao động Do đó, với việc thực hiện hoạt động cho vayKHCN có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế, tạo nên sự hòa hợpgiữa cung và cầu trên thị trường, là điều kiện cho nền kinh tế phát triển cao hơn.

1.1.2.4 Phân loại cho vay KHCN tại NHTM

a Căn cứ vào mục đích cho vay

Các khoản vay KHCN bao gồm hai hình thức: Vay tiêu dùng và Vay sản xuấtkinh doanh:

- Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân,

hộ gia đình như : xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơgiới, du học, chữa bệnh, cuới hỏi,

- Vay sản xuất kinh doanh: là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn

sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân , hộ gia đình: bổ sung vốn lưu động, muasắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh

b Căn cứ vào thời gian cho vay

Thời gian cho vay có thể là ngắn hạn (thời hạn cho vay dưới 12 tháng), trunghạn (thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (thời hạn cho vay từ 60tháng trở lên);

c.Căn cứ vào phương thức cho vay

Phương thức cho vay có thể là cho vay từng lần, cho vay trả góp, thấu chi,riêng đối các nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh phương thức cho vay theo HMTD được sử dụng kháphổ biến

- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng

và ngân hàng làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng thoả thuận xác định

số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều ký hạntrong thời gian cho vay

Trang 17

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận

bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền tự có trên tài khoản kháchhàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD): Ngân hàng và khách hàng xác

định và thoả thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời giannhất định

d Căn cứ vào tài sản đảm bảo tín dụng

Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệtcho vay của ngân hàng với khách hàng, hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay vớikhách hàng dựa trên hai hình thức:

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản

thuộc sở hữu của chính khách hàng vay vốn hoặc của người thứ ba Tài sản đảm bảocho khoản vay có thể là số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, hàng hoá, máy mócthiết bị, bất động sản,

- Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp): Là cho vay không cần đảm

bảo bằng tài sản mà dựa trên uy tín của khách hàng Ngân hàng lựa chọn các kháchhàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay theo hình thức này

1.1.2.5 Quy trình cho vay KHCN tại NHTM

Tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và hướng dẫn thủ tục

CVQHKH thực hiện:

- Lập kế hoạch tìm kiếm, tiếp thị và tiếp nhận nhu cầu khách hàng

- Gặp gỡ khách hàng để giới thiệu, tư vấn dịch vụ, sản phẩm cho vay Có thểgặp trực tiếp khách hàng tại chi nhánh hoặc trao đổi qua điện thoại

- Hướng dẫn điều kiện, thủ tục và hồ sơ vay vốn cho khách hàng

- Thực hiện nhận định, bước đầu đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng và hồ sơvay vốn của khách hàng

Thẩm định và xét duyệt khoản vay

CVQHKH thực hiện thẩm định khách hàng, TSBĐ, chấm điểm tín dụng vàlập tờ trình tín dụng:

- Thực hiện thẩm định đầy đủ những thông tin liên quan đến KH dựa vào

Trang 18

thông tin do KH cung cấp, khảo sát thực tế và thông tin từ các nguồn khác nhau.

- Căn cứ vào thông tin tổng hợp về KH, chấm điểm cho KH theo hệ thống xếphạng tín dụng cá nhân với yêu cầu đảm bảo tính khách quan, trung thực

- Chuyển hồ sơ vay vốn đến các cấp có thẩm quyển để xét duyệt khoản vay.CVHTQHKH thực hiện:

Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn

CVHTQHKH thực hiện:

- Lập thông báo gửi KH về việc chấp thuận/từ chối cho vay, các điều kiện cần

bổ sung trong trường hợp chấp thuận cho vay

- Soạn thảo các hợp đồng, văn bản theo mẫu của NHTM phù hợp với nội dung

đã được phê duyệt

- Ký kết hợp đồng, văn bản

- Giao nhận TSBĐ

- Thực hiện nhận TSBĐ, hồ sơ gốc liên quan đến TSBĐ của KH khi đã hoànthành các thủ tục kỳ kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các vănbản liên quan

- Việc giao nhận TSBĐ, hồ sơ gốc phải được thể hiện tại biên bản giao nhậntài sản, có xác nhận của KH và CVHTQHKH

Trang 19

Giải ngân

CVHTQHKH thực hiện:

- Lập khế ước nhận nợ khi nhận được giấy đề nghị giải ngân của KH

- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ trước khi chuyển cho bộ phận KTTV giải ngâncho KH vay vốn, yêu cầu CVQHKH bổ sung các giấy tờ còn thiếu hoặc điều chỉnhcác nội dung có sai sót

- Chuyển toàn bộ chứng từ giải ngân, chứng từ tín dụng bản gốc (hợp đồng tíndụng, khế ước nhận nợ ) cho KTTV để kiểm tra, đối chiếu và hạch toán giải ngân

- Trả lại cho KH văn bản liên quan đến khoản vay như hợp đồng tín dụng, khếước nhận nợ

- Lưu hồ sơ tín dụng

- Thực hiện nhập kho TSBĐ

KTTV thực hiện các bước sau theo quy trình nghiệp vụ kế toán ban hành:

- Kiểm tra các điều kiện giải ngân

- Giải ngân khoản vay

- Thực hiện thu các loại phí liên quan đến khoản vay, in chứng từ liên quan

- Kiểm tra lại những bút toán đã thực hiện và lưu hồ sơ giải ngân gốc theo quyđịnh

- Hạch toán TSBĐ theo nội dung phiếu nhập kho và nhập kho hồ sơ gốcTSBĐ

Kho quỹ thực hiện:

- Quản lý hồ sơ gốc TSBĐ theo quy định

Giám sát khoản vay

NVQHKH thực hiện:

- Kiểm tra định kỳ tình hình KH và tình hình sử dụng vốn vay của KH

- Thông báo nợ đến hạn, nợ quá hạn cho KH

- Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạntheo quy định của NHTM

KTTV thực hiện:

Trang 20

- Định kỳ thu gốc, lãi, phí khoản vay.

- Trường hợp trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH không có đủ tiền khiđến hạn trả nợ, phải báo cho CVQHKH thông báo với KH chuyển tiền trả nợ

- Thu nợ khi KH có nhu cầu trả nợ trước hạn

- Trường hợp KH cơ cấu lại thời hạn trả nợ: căn cứ tờ trình cơ cấu lại thời hạntrả nợ và phụ lục hợp đồng tín dụng, tiến hành hạch toán và in chứng từ lưu hồ sơ

- Trường hợp chuyển nợ quá hạn: đến hạn trả nợ theo lịch trả nợ mà KH chưatrả nợ, hệ thống tự động chuyển toàn bộ nợ gốc khoản vay sang nợ quá hạn và tựđộng chuyển nhóm nợ theo quy định

- Hoàn trả hồ sơ TSBĐ cho KH

- Lưu hồ sơ KH theo quy định

Kho quỹ thực hiện: xuất kho hồ sơ gốc TSBĐ.

1.1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

a Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng đã phát ra chovay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về chưa.Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm

b Dư nợ cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó mà ngân hàng hiện còncho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần thu về

Trang 21

c Nợ quá hạn:

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả đượccho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tàikhoản dư nợ sang tài khoản quản lý nợ khác gọi là nợ quá hạn Nợ quá hạn là cáckhoản nợ thuộc nhóm 2,3,4,5 theo quy định về phân loại nợ tại Thông tư02/2013/TT-NHNN

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.2.1 Nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố thuộc về chính ngân hàng, gây tác động trực tiếp tới việc

mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các quy định chi phối hoạt độngcho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ chocác doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân Chính sách cho vay phản ánh cươnglĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhânviên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhấtchung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời

Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố nhưquy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm,tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữulớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoảnnhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh tài chính và có thểđầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới, hoạt động cho vay được mởrộng Trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển và ngược lại đối với ngân hàng cónăng lực tài chính thấp Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàngxem xét khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạtđộng cho vay KHCN

Trang 22

Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đốivới khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng Đội ngũ cán

bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính

là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN Ngân hàng có độingũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanhchóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro, tạo ấntượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN

1.2.2 Nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lựa chọn và ra quyết định vay vốn từ ngân hàng nên cácyếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng chovay KHCN của ngân hàng

+ Nhu cầu vốn của khách hàng

Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốncủa khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng.Nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng và mở rộng chiến lượcphát triển sản phẩm này KHCN của ngân hàng là các cá nhân và hộ gia đình vớicác nhu cầu vay vốn rất đa dạng Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tìnhtrạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợkhác nhau Xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợicho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN

+ Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng

Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo của kháchhàng thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoảncho vay Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ mà cái quan trọng hơn

là ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi chỉ khi đápứng nhu cầu có khả năng thanh toán mới đem lại thu nhập cho ngân hàng Nhu cầu

có khả năng thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần tài trợ của khách hàng mà việctrả nợ trong tương lai được đảm bảo

Trang 23

Nhóm nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng

Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến mởrộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng cá nhân nóiriêng Bao gồm: Môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá - xãhội, sự phát triển của khoa học - công nghệ và đối thủ cạnh tranh

+ Môi trường kinh tế

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nềnkinh tế Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạtđộng cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN

Khi nền kinh tế ổn định và tăng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướngtăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa sẽ cónhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của

họ Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả

+ Môi trường luật pháp

Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rấtlớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ củaluật pháp cũng như các cơ quan chức năng Điều này không chỉ đảm bảo an toàncho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch cũng như sự ổn địnhcủa toàn bộ nền kinh tế Mỗi một quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau

về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay KHCN Nếu cácquy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽtạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động mở rộng cho vayKHCN nói riêng

+ Môi trường văn hoá - xã hội

Những yếu tố môi trường văn hoá - xã hội như: Lối sống, thói quen, tập quán,thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với KHCNcủa ngân hàng Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họthường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanhnhiều hơn các nơi khác

Trang 24

+ Sự phát triển của khoa học - công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ đã tạo điềukiện cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó cólĩnh vực ngân hàng Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc xử lý giaodịch của các ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụcủa các ngân hàng cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thựchiện thay cho lao động thủ công

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH

 Địa chỉ: Số 22 láng Hạ, Phường Láng Hạ,Quận Đống Đa, Hà Nội

 Số điện thoại: 024.776.4777 Fax: 024.776.4722

 Giám đốc là Bà Trần Thị Nguyệt Oanh

Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Tiên

Phong, Chi nhánh Hà Nội là một đại dịên được ủy quyền của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, ngay từ khi thành lập Chi nhánh Hà Nội đã được phép thực hiện mọi hoạt động ngân hàng tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Ngân hàng TMCP Tiên Phong Về pháp lí chi nhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinh doanh, tổchức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong là một doanh nghiệp cổ phần với quy mô hoạtđộng lớn, bao gồm nhiều chi nhánh và có các công ty con độc lập Chi nhánh HàNội hiện là chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống TP Do là chi nhánh cấp 1 nên chinhánh Hà Nội được chia thành 3 phòng ban riêng biệt và chuyên sâu là phòng quan

hệ khách hàng, phòng kế toán và dịch vụ khách hàng và phòng hành chính tổnghợp Riêng phòng quan hệ khách hàng lại được tách ra làm 2 mảng riêng như của

Trang 26

toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong đang thực hiện là mảng khách hàng cá

nhân và mảng khách hàng doanh nghiệp Cơ cấu này tạo sự thuận lợi trong công tác

quản lý, đồng thời tạo điều kiện cho việc quan hệ với khách hàng ngày càng gắn bó

hơn, nâng cao uy tín của chi nhánh trong lòng tin của mỗi khách hàng khi đến làm

việc và giao dịch

Sơ đồ 1.1:Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội.

( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng TMCP Tiên Phong)

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015-2017

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Đây là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng

Muốn mở rộng hoạt động tín dụng thì ngân hàng nào cũng cần chú trọng đến hoạt

động này Trên thực tế đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội

cũng vậy, chi nhánh được sự chỉ đạo của kịp thời của ban Giám đốc và sự cố gắng

nỗ lực phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên đã đạt được nhiều thành

tích đáng kể trong những năm gần đây

Với nguồn vốn khiêm tốn ban đầu do Hội sở cung cấp để tiến hành khai

trương, Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội đã tiến hành mở rộng

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KH DOANH NGHI P ỆP

PHÒNG KH CÁ NHÂN

PHÒNG V N ẬN HÀNH

PHÒNG GIAO

DỊCH

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 27

việc huy động vốn từ nhiều đối tượng khác nhau để có thể đảm bảo nguồn vốn chohoạt động của Chi nhánh.

Trang 28

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn theo cơ cấu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017

Giá trị

Tỷ trọn g (%)

Giá trị

Tỷ trọn g (%)

Giá trị

Tỷ trọn g (%)

Giá trị

Tỷ trọn

g (%)

Giá trị

Tỷ trọn g (%) TỔN

100 1.785.64 2

100 128.86 2

10,2 8

403.41 0

29,1 8

69,1 7

67.78 2

7.94 314.01

7

34,0 8

69,9 9

116.30 9

14,73 344.09

1

37,9 9

Trang 29

số không nhỏ đóng góp vào nguồn huy động cho toàn ngân hàng Trong đó:

Phân theo thành phần, huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 31,91%, huy động từdân cư chiếm 68,09% Điều này cho thấy nguồn vốn được huy động chủ yếu từ dân cư Phân theo thời hạn, huy động ngắn hạn chiếm 62,98% tổng nguồn huy độngcòn huy động dài hạn chiếm 37,02% tổng nguồn huy động Điều này cho thấy trongnăm 2015, chi nhánh ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.Điều này cũng dễ giải thích vì trong giai đoạn này thị trường có nhiều biến động,khiến cho việc huy động vốn từ các nguồn dài hạn gặp nhiều khó khăn, đa số là cácnguồn huy động ngắn hạn

+ Năm 2016, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng so với năm trước là 10,28%.Điều này có được là do trong năm ngân hàng đã thu hút, lôi kéo thêm được mộtlượng khách hàng mới với nguồn tiền gửi tương đối lớn

Theo cơ cấu, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 33,35% còn huy động từ cánhân giảm còn 66,65% Ta thấy được rõ huy động từ tổ chức kinh tế đang dầnchiếm ưu thế Điều này phản ánh ngân hàng đã tích cực chú trọng huy động từ tổchức kinh tế hơn từ các cá nhân

Theo kỳ hạn, nguồn ngắn hạn tăng lên 65,52% so năm trước, nguồn trung vàdài hạn giảm 34,48% so năm 2015 Nhận thấy tốc độ tăng của nguồn vốn ngắn hạnnhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn trung và dài hạn Sở dĩ có hiệntượng này là do năm 2016 nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơmất ổn định kinh tế vĩ mô, điều này làm cho nguồn vốn huy động từ các nguồntrung và dài hạn gặp khó khăn hơn so với các nguồn ngắn hạn, đa số tổng nguồnvốn tăng là do tăng trưởng của huy động vốn ngắn hạn Như vậy, với việc huy độngvốn ngắn hạn tăng khiến cho chi nhánh không thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn đểcho vay với thời hạn và nhu cầu vay phong phú

Trang 30

+ Năm 2017, tổng nguồn vốn tăng 29,18%, mức tăng này tăng cao hơn vớinăm trước Bước vào năm 2017, nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn.Nhờ chính sách phát triển hợp lí khiến cho công tác huy động vốn trở nên thuận lợihơn.

Theo thời hạn, nguồn vốn ngắn hạn tăng 37,99% so với năm 2016, nguồn vốndài hạn tăng 12,45% so với năm 2016 Như vậy, trong năm 2017 thì ngân hàng huyđộng được nguồn vốn trung và dài hạn với mức tăng thấp hơn so ngắn hạn Điều đó

có thể làm giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng song đây là nguồn vốn an toàn

có thể giúp ngân hàng kinh doanh lâu dài và thu được lợi nhuận lớn, vì thế đây cóthể xem là chi phí cơ hội mà ngân hàng phải đánh đổi

Theo cơ cấu, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 29,38% còn huy động từ cánhân tăng 34,08% Ta thấy được rõ huy động từ dân cư tăng nhanh Điều này phảnánh ngân hàng đã tích cực chú trọng huy động từ dân cư vì đây là nguồn vốn rẻ và

có hiệu quả cao, thời hạn phong phú

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTMViệt Nam nói chung và của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thanh Xuânnói riêng

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội rất chú trọng đến khâu chovay, coi đó là hoạt động trọng tâm của ngân hàng Ngân hàng luôn thực hiện chovay với ba mục tiêu cơ bản: hiệu quả, an toàn vốn đầu tư và phát triển Ngân hàngTMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội luôn cố gắng làm tốt công tác huy động vốnnên đã nhanh chóng đa dạng hóa các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng,trong đó trọng tâm là công tác tín dụng

Tình hình tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nộiđược thống kê qua bảng sau:

Trang 31

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi

nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017

Tỷ trọ

ng (%)

Giá trị

Tỷ trọ

ng (%)

Giá trị

Tỷ trọ

ng (%)

Giá trị

Tỷ trọn

g (%)

Giá trị

Tỷ trọn

g (%) TỔN

G

1.372.3

50

100 1.538.722

100 1.645.218

100 166.372

12,12

106.496

799.673

51,97

942.631

57,26

(13.551)

(1,67)

142,958

17,87

739.049

48,03

702.587

42.69

179.923

32,18

(36.462)

(4,93)

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TPBank Hà

Nội)

Xét dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nộitheo thành phần kinh tế giai đoạn 2015-2017 ta thấy, dư nợ cho vay của Ngân hàngTMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội có mức tăng trưởng cao Năm 2015, dư nợcho vay đối với tổ chức kinh tế là 559.126 triệu đồng (chiếm 40,74% tổng dư nợcho vay); dư nợ cho vay đối với cá nhân là 813.224triệu đồng (chiếm 59,26% tổng

dư nợ cho vay) Năm 2016, dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế là 739.049 triệuđồng (chiếm 48,03% tổng dư nợ cho vay) - tăng 10,2% so với năm 2014; dư nợ chovay cá nhân là 15.972,6 triệu đồng (chiếm 12% tổng dư nợ cho vay) - tăng 32,18%

so với năm 2015 Đến năm 2017, dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế là 702.587triệu đồng (chiếm 42.69 % tổng dư nợ cho vay) – giảm 4,93% so với năm 2016; dư

nợ cho vay cá nhân là 942.631 triệu đồng (chiếm 57,26% tổng dư nợ cho vay) - tăng17,87% so với năm 2016 Như vậy, dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dư nợ cá nhân

Trang 32

đều chiếm tỷ trọng lớn tổng dư nợ cho vay, đồng thời tốc độ tăng dư nợ cho vay tổchức kinh tế tăng chậm hơn so với tốc độ tăng dư nợ cho vay cá nhân.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt vớinhững diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khókhăn nội tại Điển hình trong giai đoạn này là sự bùng phát mạnh của lạm phát, thịtrường chứng khoán liên tục sụt giảm, nền kinh tế khủng hoảng Điều đó cũng tácđộng mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng TMCP TiênPhong - Chi nhánh Hà nội nói riêng Để thấy được tình hình hoạt động của chinhánh, ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

-Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

2015

Năm 2016

Năm 2017

Chênh lệch 2016/2015 2017/2016

Tổng thu nhập 553.231 622.785 699.632 69.554 12,57 76.847 12,34Tổng chi phí 436.019 512.906 537.012 76.887 17,63 24.106 4,69Tổng lợi nhuận 150.026 187.108 201.257 37.082 2,71 14.149 7,56

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội 2015-2017)

Trang 33

Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0

Trong ba năm 2015, 2016, 2017, nhờ có các chính sách hợp lí mà thu nhập củaNgân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội đã có sự gia tăng Cụ thể thunhập năm 2015 là 553.231 triệu đồng, năm 2016 là 622.785 triệu đồng (tăng12,57% so với năm 2015) Đến năm 2017, tổng thu nhập là 699.632 triệu đồng(tăng 12,34% so với năm 2016)

Tổng lợi nhuận năm 2016, 2017 của chi nhánh tăng lên đáng kể so với năm

2015, từ 150.026 triệu đồng lên 187.108 triệu đồng năm 2016 và 201.257 triệuđồng năm 2017 Điều này chứng tỏ chi nhánh đã vượt qua những khó khăn chungcủa nền kinh tế và nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển cùng với sự nỗ lực phấn đấucủa tập thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Một số sản phẩm cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2.2.1.1 Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà, đất

Tiện ích

Mức cho vay tối đa: 80% nhu cầu vốn của khách hàng

Thời hạn cho vay tối đa: 240 tháng

Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng: từ 1-3 ngày làm việc

Trang 34

Phương thức trả nợ linh hoạt, có nhiều chọn lựa cho khách hàng: trả góp, trảgốc cuối

kỳ, trả lãi trên dư nợ giảm dần

Tài sản đảm bảo đa dạng: bất động sản, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải.Khách hàng có thể được ân hạn trả gốc trong thời hạn 12 tháng

Điều kiện cho vay

Khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Khách hàng có độ tuổi từ 20 đến dưới 60 tuổi (đối với nữ) và 65 tuổi (đối vớinam)

Khách hàng có hộ khẩu/KT3 tại Tỉnh/thành phố nơi TP có trụ sở

Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo nguồn trả nợ cho khoản vay

Khách hàng thực hiện các thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định của TP

Hồ sơ vay vốn

Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của TP)

Giấy tờ nhân thân: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, giấy đăng ký kết hôn.Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ

Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm

Các giấy tờ liên quan đến việc mua, xây dựng và sửa chữa nhà đất

Thời hạn cho vay: Trường hợp TSBĐ là bất động sản

Mục đích sử dụng vốn vay Thời hạn cho vay tối đa

Mức cho vay tối đa: 80% nhu cầu vốn của khách hàng

Thời hạn cho vay tối đa: 240 tháng

Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng: từ 1-3 ngày làm việc.Phương thức trả nợ linh hoạt, có nhiều chọn lựa cho khách hàng: trả góp, trả

Trang 35

gốc cuối kỳ, trả lãi trên dư nợ giảm dần.

Tài sản đảm bảo đa dạng: quyền tài sản từ Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuêdài hạn, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng chuyển nhượng và Hợp đồng nhận chuyểnnhượng lại căn hộ, nhà, đất dự án

Ngoài ra, TP còn nhận các tài sản độc lập với khoản vay như: bất động sản,giấy tờ có giá, phương tiện vận tải

Điều kiện vay vốn

Khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Khách hàng có độ tuổi từ 20 đến dưới 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối vớinam)

Khách hàng có hộ khẩu/KT3 tại Tỉnh/thành phố nơi TP có trụ sở

Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo nguồn trả nợ cho khoản vay

Khách hàng thực hiện các thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định của TP

Hồ sơ vay vốn

Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của TP)

Giấy tờ nhân thân: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, giấy đăng ký kết hôn.Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ

Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm

Các giấy tờ liên quan đến việc mua căn hộ, nhà, đất dự án

Thời hạn cho vay

Đồng thời không vượt quá 70% thời hạn còn lại của hợp đồng cho thuê dài hạn

2.2.1.3 Cho vay mua ô tô

Tiện ích

Mức cho vay tối đa: 80% nhu cầu vốn (Bao gồm: tiền mua xe, bảo hiểm vật

Ngày đăng: 16/01/2020, 16:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w