1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

16 TUỔI VỚI 2 GIẢI THƯỞNG VIFOTEC

2 149 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

16 tuổi và hai giải thưởng Vifotec Mười sáu tuổi, Hà Mạnh Cường, học sinh lớp 11B2, Trường THPT Tân Trào, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), đã được nhận hai giải thưởng Vifotec với những sáng tạo có ý tưởng từ các phế liệu của mình. Hà Mạnh Cường sinh ra và lớn lên tại xóm 13, xã An Thành, thị xã Tuyên Quang trong một gia đình mẹ là giáo viên THCS, bố là chủ cửa hàng sửa chữa thiết bị điện tử. Khi còn nhỏ, Cường đã rất hiếu động, thích khám phá những linh kiện điện tử. Cường thường tháo những vật dụng điện tử đã bị hỏng để nghiên cứu xem chúng còn có thể sử dụng theo cách khác không. Từ một chiếc máy tăng âm phế liệu cộng với chiếc loa tự tạo, Cường đã chế ra được chiếc loa có âm thanh tốt, khiến nhiều người bất ngờ. Lên cấp III, đam mê sửa chữa điện tử của Cường càng lớn hơn. Chính Cường đã tạo ra chiếc máy thông gió, có tác dụng hút gió ở những lỗ thoáng trên trần nhà, được bà con hàng xóm và thầy cô khen ngợi. Năm 2006, một lần xem truyền hình, Cường biết được Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do T.Ư Đoàn cùng Quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam Vifotec tổ chức. Cường gửi mô hình máy xúc rác tham gia cuộc thi. Cường là học sinh duy nhất của tỉnh Tuyên Quang đoạt giải khuyến khích. Năm 2007, tác phẩm dự thi của Cường là Rôbốt bắn súng Santa 2. Đây này là rôbốt có cánh tay máy thông qua điều khiển có thể nhặt bóng đưa vào vị trí sẵn sàng bắn. Cơ cấu bắn bóng chính xác, lực bắn mạnh, bóng có khả năng trúng đích cao. Tác phẩm dự thi này của Cường đã đạt giải Ba và được Ban tổ chức nhận xét là có tiến bộ vượt bậc so với các rôbôt bắn bóng từng tham gia dự thi những năm trước. Đó là thành quả của quá trình suy nghĩ và suốt ba tháng hè hì hục làm. Để hoàn thành tác phẩm của mình, Cường đầu tư nhiều thời gian tìm mua vật dụng tại các cửa hàng phế liệu, những đồ đã hỏng được sản xuất từ năm 1960 về trước. Hà Mạnh Cường cùng rôbốt và giải thưởng. Cường cho rằng, đồ phế liệu là các linh kiện điện tử được sản xuất từ lâu, thường là đồ tốt, nên “tái chế” sử dụng là rất hợp lý. Chi phí cho sản phẩm tổng cộng gần 400 nghìn đồng. Từ năm 2006, sức khỏe sa sút nên bố Cường đã không mở cửa hàng sửa chữa như trước nữa. Cường quyết định mở một cửa hàng nhỏ sửa chữa các thiết bị điện tử. Cường nhận sửa từ máy tính đến các thiết bị nghe nhạc như MP3, MP4 và các loại catset . Được sự tín nhiệm của bạn bè và mọi người nên khách hàng của Cường ngày càng đông. Việc kinh doanh không những giúp nâng cao tay nghề mà Cường còn kiếm được tiền để lo ăn học và phụ giúp gia đình. Cường nói: “Em luôn bố trí thời gian để không ảnh hưởng đến việc học. Nhưng rảnh rỗi là em làm việc để giúp bố, giúp gia đình đỡ phần nào gánh nặng kinh tế. Em cũng đã lớn rồi!” Ước mơ của Cường là sau này mở một công ty chuyên về điện tử và sẽ làm tất cả để đạt được ước mơ này. Theo Tiền Phong . 16 tuổi và hai giải thưởng Vifotec Mười sáu tuổi, Hà Mạnh Cường, học sinh lớp 11B2, Trường THPT Tân Trào, thị xã Tuyên. Tân Trào, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), đã được nhận hai giải thưởng Vifotec với những sáng tạo có ý tưởng từ các phế liệu của mình. Hà Mạnh Cường

Ngày đăng: 18/09/2013, 07:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Năm 2006, một lần xem truyền hình, Cường biết được Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do T.Ư Đoàn cùng Quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam Vifotec tổ chức - 16 TUỔI VỚI 2 GIẢI THƯỞNG VIFOTEC
m 2006, một lần xem truyền hình, Cường biết được Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do T.Ư Đoàn cùng Quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam Vifotec tổ chức (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w