LỜI CẢM ƠNTrải qua một quá trình rèn luyện và học tập tại trường Đại học Thương mạinói chung và tại khoa Thương Mại Quốc Tế nói riêng cùng với khoảng thời gianthực tập tại công ty cổ phầ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trải qua một quá trình rèn luyện và học tập tại trường Đại học Thương mạinói chung và tại khoa Thương Mại Quốc Tế nói riêng cùng với khoảng thời gianthực tập tại công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam (SLT), nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng xuất nhậpkhẩu của công ty SLT em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trườngTrung Quốc của công ty SLT”
Lời đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã giúp
đỡ em trong trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em có nhữngkiến thức, những hành trang nhất định cho tương lai Đồng thời, em cũng bày tỏlòng biết ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn Thùy Dương, người đã trực tiếphướng dẫn tận tình, định hướng nghiên cứu đúng trọng tâm và có những chỉnh sửahợp lý cho bài khóa luận của em
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty SLT em đã học hỏi và thunhận được rất nhiều kiến thức bổ ích đồng thời cũng trang bị cho mình thêm nhữngkinh nghiệm thực tế về hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hoạtđộng xuất khẩu nói riêng Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng xuấtnhập khẩu cũng như ban giám đốc công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thựctập tại đây, có nhiều ý kiến đóng góp bổ ích giúp em hoàn thành bài khóa luận này.Với khoảng hơn 50 trang khóa luận, em đã cố gắng đề cập từ mọi vấn đề củahoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩubằng những kiến thức được tích lũy tại trường và kinh nghiệm thực tế từ quá trìnhthực tập tại công ty Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bàiviết không tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót, em rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
i
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4
1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4
1.5 Đối tượng nghiên cứu 5
1.6 phạm vi nghiên cứu 5
1.6.1 Về thời gian 5
1.6.2 Về không gian 5
1.7 Kết cấu 5
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU, HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 6
2.1 Các lý thuyết liên quan đến xuất khẩu 6
2.1.1 Khái niệm 6
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu 6
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu 9
2.2 Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả kinh doanh 13
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 13
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả xuất khẩu 14
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 18
2.2.4 Phân định nội dung nghiên cứu 22
Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG VẢI DỆT THOI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
ii
Trang 3NHUỘM SUNRISE LUEN THAI VIỆT NAM (SLT) SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC 23
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam 23
3.1.1 Thông tin chung về công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam 23
3.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam 23
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 24
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 25
3.1.5 Nguồn nhân lực của công ty 26
3.1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 27
3.1.7 Tài chính của công ty 27
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SLT 28
3.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 28
3.2.2 Hiệu quả kinh doanh của công ty 29
3.2.3 Hoạt động xuất khẩu của công ty SLT 29
3.3 Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi của công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam (SLT) sang thị trường Trung Quốc 32
3.3.1 Thực trạng về lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi của công ty 32
3.3.2 Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của công ty SLT 33
3.3.3 Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận theo chi phí từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của công ty SLT 34
3.3.4 Thực trạng hiệu quả về sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 35
3.4 Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi của công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam (SLT) sang thị trường Trung Quốc 37
3.4.1 Những thành tựu đạt được 37
iii
Trang 43.4.2 Những mặt tồn tại và hạn chế 39
3.4.3 Nguyên nhân dẫn đến các mặt còn tồn tại của công ty 40
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VẢI DỆT THOI CỦA CÔNG TY SLT SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 43
4.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu vải dệt thoi sang Trung Quốc trong những năm tới 43
4.1.1 Định hướng phát triển chung của công ty 43
4.1.2 Phương hướng kinh doanh xuất khẩu vải dệt thoi của công ty SLT sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2018- 2022 43
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của công ty SLT 46
4.2.1 Một số giải pháp đối với công ty 46
4.2.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
iv
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Bảng cơ cấu lao động của công ty 26
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2014- 2017 28
Biểu đồ 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 - 2017 28
Bảng 3.3 Hiệu suất kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2014-2017 29
Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu của SLT (2014 - 2017) 30
Bảng 3.5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (theo kim ngạch) của SLT (2014-2017) 30
Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu vải thành phẩm theo thị trường của SLT giai đoạn 2014- 2017 31
Bảng 3.7 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi của công ty sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2014-2017 32
Bảng 3.8 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của công ty giai đoạn 2014 - 2017 33
Bảng 3.9 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của công ty giai đoạn 2014 - 2017 34
Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của công ty giai đoạn 2015 - 2017 36
v
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ST
T
Chữ cái
1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN2
ASEAN Association of South
East Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
3 ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á–Âu
6
EAEU Eurasian Economic
SLT Sunrise Luen Thai Công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise
Luen Thai Việt Nam
vi
Trang 7Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ta có thể thấy rõ phát triển ngày càng mạnh mẽ của quá trình hộinhập toàn cầu Ngày càng nhiều các hiệp hội tổ chức được thành lập nhằm liên kếtcác nước trên thế giới, trong khu vực thành các tổ chức kinh tế có sự liên kết chặtchẽ và thúc đẩy họa động kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nộidung quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta Nước ta thực
sự đẩy mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham giaASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khuvực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp địnhkhung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễnđàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên nhữngnguyên tắc cơ bản của WTO và năm 2007 đã chính thức trở thành thành viên thứ
150 của WTO
Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến vớibước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ Trướchết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trởthành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuậnlợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn Bằng chứng cho thấy kimngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong những 2 năm gần đây ở một số mặthàng trọng điểm
Trong đó, xuất khẩu mặt hàng vải dệt đang dần trở thành một ngành mũi nhọncủa hầu hết các nước Cùng với da giày, lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử….hàng maymặc vồn là ngành xuất khẩu lâu đời của Việt Nam
Nắm bắt được điều đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngày càng đượchình thành rộng rãi khắp mọi miền tổ quốc Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) chobiết, hết năm 2017, ngành dệt may đã có 6 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm:
Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN
Năm qua, ngành dệt may hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD, tăng10,23% so với năm 2016, trong đó, hàng hàng dệt và may mặc đóng góp 25,91 tỷUSD, tăng 8,7%; xuất khẩu xơ sợi 3,51 tỷ USD, tăng 19,9%; xuất khẩu vải không
Trang 8dệt đạt 472 triệu USD, tăng 13,73%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,1
tỷ USD, tăng 17,3%
Trung Quốc là thị trường quan trọng, đóng góp vào 3,51 tỷ USD xơ sợi củaViệt Nam Được biết, 2/3 giá trị xuất khẩu xơ sợi là sang Trung Quốc Là một trongnhững công ty được thành lập khá lâu, công ty cổ phần Dệt Nhuộm Luen Thai ViệtNam (SLT) đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản lượng xuất khẩu sợi củaViệt Nam sang thị trường Trung Quốc Công ty SLT trước kia chuyên sản xuất giacông quốc tế, nhưng sau khi kinh tế mở cửa với nhiều ưu đãi dành cho các doanhnghiệp công ty mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường quốc tế Tuy nhiên,bên cạnh những lợi thế mà nền kinh tế hội nhập đem lại thì công ty cũng gặp phảinhững khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn tại thịtrường trong nước cũng như thị trường quốc tế, hay các yêu cầu về kiểm định chấtlượng Đây là một thách thức lớn đòi hỏi công ty cần có biện pháp nhằm tăng sứccạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế
Vì vậy, sau một thời gian thực tập ở công ty SLT và những kiến thức tích lũyđược ở nhà trường, em mạnh dạn đi sau vào nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi của công ty SLT sang thị trườngTrung Quốc” Em hi vọng rằng những giải pháp mà em đề xuất dưới đây có thểphần nào giúp cho công ty đưa ra những biện pháp đầy mạnh xuất vải dệt thoi củacông ty sang thị trường Trung Quốc nói riêng, thị trường quốc tế nói chung, đưakim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng tăng và đóng góp nhiều hơn vào kimngạch xuất khẩu của Việt Nam
1.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu , trong nước có tương đối nhiều đề tàinghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho các nhómsản phẩm khác nhau Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều trongthời điểm hiện nay khi mà nến kinh tế thị trường đang được mở rộng , sự cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước càng ngày càng trở nên gay gắt
Do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như đề tài khóa luận làm về vấn đềnày tiêu biểu như:
Trang 9Ths Hoàng Thị Bích Loan (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế và
Dự báo số 6, tr 14-16 ) Bài viết phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa củaViệt Nam giai đoạn 2001- 2010 Tác giả đưa ra một số đề xuất bước đầu nhằm nângcao hiệu quả hoạt động ngoại thương trong thời gian tới chủ yếu dựa trên các công
cụ marketing và tài chính
- Đề tài khóa luận: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giàydép của công ty CP Cao Su Hà Nội”của sinh viên Nguyễn Thị Mai, K48, KhoaKinh tế và kinh Doanh Quốc tế, do T.s Lê Thị Việt Nga hướng dẫn Đề tài nghiêncứu về việc xuất khẩu mặt hàng giày dép nhưng không giới hạn cụ thể về thị trườngnên phạm vi nghiên cứu là rất rộng
- Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng tạithị trường Đông Nam Á của công ty CP đầu từ và xuất nhập khẩu Viglacera” củasinh viên Lê Thanh Bình, K45 khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Đề tài này kháiquát được một số lý luận cơ bản về xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, chủyếu nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thông qua các chỉ tiêuhiệu quả kinh doanh định lượng
Khi lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động xuấtkhẩu vải dệt thoi của công ty SLT sang thị trường Trun Quốc”, em đã tìm hiểunhiều luận văn của các sinh viên khóa trước và nhận thấy đã có nhiều đề tài nghiêncứu về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp.Tuy nhiên so với các đề tài trước đã nghiên cứu, đề tài của em đã khắc phục đượcmột số nhược điểm như giới hạn thị trường nghiên cứu, cụ thể thị trường em lựachọn là thị trường Trung Quốc Đồng thời, đề tài của em cũng có một số khác biệt
về phạm vi nghiên cứu, cụ thể là về mặt không gian, thời gian và cả đối tượngnghiên cứu, thị trường nghiên cứu Mỗi công ty khác nhau có những đặc điểm riêngkhác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, họ gặp những khó khăn khác nhau
từ chủ quan và khách quan Từ đó, đề tài của em cũng nêu ra được những phươnghướng, giải pháp khác cho riêng công ty của mình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động xuấ khẩu của công ty
Trang 101.3 Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu hướng tới là nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu vải dệt thoisang thị trường Trung Quốc nên những mục tiêu nghiên cứu đề ra sau đây mangtính chất là nhân tố nền tảng:
- Hệ thống hóa về mặt lý luận hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi sang thị trườngTrung Quốc của công ty SLT Mục tiêu này nhằm cung cấp các thông tin liên quantới nội dung nghiên cứu được tiến hành mạch lạc, thông suốt và có cơ sở nghiên cứuvững chắc
- Phân tích thực trạng xuất khẩu vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc củacông ty SLT Mục tiêu này nhằm làm rõ những thành tựu đạt được cũng như nhữngtồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty sang Trung Quốc và những nguyênnhân dẫn tới những thành tựu, tồn tại này
- Từ việc phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi sang thị trườngTrung Quốc của công ty SLT đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập thông tin qua các nguồn tài liệu có sẵn như sách, báo, tạp chí,internet, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tham thảo cácthông tin trong các bản tin kinh tế…
1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: Là cách thức tổng hợp lại các dữ liệu đã thuthập được sau quá trình điều tra, thu thập tại công ty SLT qua báo đài, tạp chí…Mục đích là hệ thống hóa các dữ liệu để minh họa cho nội dung chủ yếu của đề tàinhằm làm rõ được thực trạng xuất khẩu sản phẩm vải dệt thoi giai đoạn 2014- 2017
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu giữa cácthời kỳ với nhau, doanh thu giữa các kỳ, so sánh tốc độ tăng trưởng Mục đích làđánh giá được quá trình xuất khẩu sản phẩm vải dệt thoi, nhận xét và đưa ra nhữnggiải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm trong khoảng thời gian 2014-2020
Trang 111.5 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi của công ty SLT tạiViệt Nam thực trạng trong hoạt động xuất khẩu tại thị trường chung Trung Quốc
- Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU MẶT VẢI DỆT THOI CỦA SLT
- Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTDỘNG XUẤT KHẨU MẶT VẢI DỆT THOI CỦA SLT
- Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT DỘNG XUẤT KHẨU MẶT VẢI DỆT THOICỦA SLT
Trang 12Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU, HIỆU QUẢ VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 2.1 Các lý thuyết liên quan đến xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động ngoại thương,trong đó hàng hoá dịch vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ Nếu xemxét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bảnđầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế
Theo khoản 1, Điều 28, chương 2, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưavào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật.”
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia nhất địnhsang quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanhnghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ranước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩuthường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trunggian Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tíncủa mình Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sảnxuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro
2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thôngqua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Đó có thể là các
cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu Xuất khẩu giántiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhàxuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian Tuy nhiên, trên
Trang 13thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém pháttriển, vì các lý do:
+ Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinhdoanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm đượcnhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn
+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuấtkhẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải
2.1.2.3 Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng đểxuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác)
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là ngườitrung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất Ưu điểm của hình thức này là độrủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu tráchnhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiềnnhanh, cần ít thủ tục
2.1.2.4 Buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhậpkhẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau.Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu vềmột lượng hàng hoá có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu Buôn bán đối lưu đã
ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong đó sớm nhất là “hàng đổihàng”, rồi đến trao đổi bù trừ Ngày nay ngoài hai hình thức truyền thống đó, đã cónhiều loại hình thức mới ra đời Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buônbán quốc tế, gần 35% là mua đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% lànhững giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% lànghiệp vụ hàng đổi hàng
2.1.2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị địnhthư giữa hai chính phủ Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khảnăng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóatương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên
Trang 14Trên thực tế, hình thức này ít được áp dụng, chủ yếu là ở các nước XHCNtrước kia.
2.1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi Đặc điểm của hình thức này
là hàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng
Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quảnhàng hoá Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trườnghợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểmhàng hoá, thủ tục hải quan
2.1.2.7 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bênkhác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặtgia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy, trong gia công quốc tế hoạtđộng xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương củanhiều nước Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ
về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công Đối với bên nhận giacông, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao độngtrong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xâydựng một nền công nghiệp dân tộc Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụngphương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạnnhư Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo
2.1.2.8 Tạm nhập, tái xuất
Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất Nhiều nước Tây Âu và MỹLatinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan,chưa qua chế biến ở nước mình Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việcxuất khẩu những hàng hóa ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó
đã qua lưu thông nội địa Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất làlại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa quachế biến ở nước tái xuất
Trang 15Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một
số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn luôn thu hút được banước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Vì vậy người ta gọi giaodịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (triangular transaction)
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao màkhông cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năng thu hồivốn cũng nhanh hơn
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu
2.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế toàn cầu
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm Nó là hoạt độngbuôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế) Nó không phải là hành
vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bántrong tổ chức thương mại toàn cầu Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của mộtdoanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và làhoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốnkhâu của quá trình sản xuất mở rộng Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng củanước này với nước khác Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trongnhững động lực chính để thúc đẩy sản xuất
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sảnxuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩucác mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắcchắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn
Trang 162.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trongquá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùnggiữa nước này với nước khác vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua các điểm sau:
- Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế xãhội 10 năm 2001 - 2010 là: phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá đấtnước
Để tiến hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhânlực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gianào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam Để công nghiệp hoá-hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩumáy móc, thiết bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ
- Xuất khẩu hàng hoá
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xuhướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với việt nam
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyểndịch cơ cấu kinh tế
Một là: xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển nhưnước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng và nếu chỉ thụ động chờ sự thừa racủa sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé, không có cơ sở tồn tại và phát triển
Trang 17Hai là: trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước mình, coi thị trường là điểm
xuất phát và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất,chỉ sản xuất cái gì thị trường cần Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thị trườngthế giới kết hợp với tiềm năng, thực lực của đất nước để tổ chức sản xuất, hìnhthành các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu Những ngành kinh tế đó phải có kỹthuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá khi tham gia thị trường thế giới có đủ sứccạnh tranh và mạng lại lợi ích cho quốc gia Điều đó có tác động tích cực đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sảnxuất phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực sản xuất trong nước
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trênthị trường thế giới Các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sảnxuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường
Như vậy, theo cách hiểu này, xuất khẩu được coi là giải pháp làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn, hiệu quả kinh tế caohơn
- Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất nhiều mặt.trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việcvới thu nhập khá xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùngthiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu ngườidân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế
và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác các hình thức
Trang 18của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, dulịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợptác tài chính.
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiệnthúc đẩy nền kinh tế phát triển đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩachiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay nhà nước
đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu(tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước), khuyếnkhích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại
tệ cho đất nước
Hoạt động xuất khẩu với các công ty có ý nghĩa rất quan trọng thực chất nó làhoạt động bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt độngnày góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty lợi nhuận là nguồn bổsung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của công ty lợi nhuận cao cho phép công
ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiệnhoạt động xuất nhập khẩu, giúp công ty ngày càng mở rộng và phát triển
Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của công ty trên trườngquốc tế nó cho phép công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ởcác nước khác nhau và sẽ rất có lợi cho công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này để
có được điều này công ty, ngược lại phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng vềgiá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh do vậy đòi hỏi các công typhải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh sao chophù hợp với tình hình thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao kết quả của hoạt độngxuất khẩu sẽ cho phép công ty tự đánh giá được về đường lối chính sách, cách thứcthực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp công ty phát triển đi lên
2.1.3.3 Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trườngquốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Xuấtkhẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kếhoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình
Trang 19Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệpkhông chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trườngnước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nângcao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu… phục vụ cho quá trình phát triển
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng nhưcác đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuấtkhẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện côngtác quản trị kinh doanh Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu
kỳ sống của một sản phẩm
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị thamgia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc cácdoanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, cácdoanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiếtkiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiềulao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăngthêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợinhuận
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buônbán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
2.2 Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả kinh doanh
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Từ những nghiên cứu chung nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,chúng ta có thể hiểu: Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chiphí để tạo ra kết quả đó của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu
Trang 20Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là đại lượng so sánh giữa chi phí và kết quảtrong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu.
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả xuất khẩu
2.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
2.2.2.1.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộngcủa doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng côngthức:
TR = P x Q
Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
P: Giá cả hàng xuất khẩu
Q: Số lượng hàng xuất khẩu
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu sovới chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC
LNKT = TR – TCKT
L.Ntt = TR – TCtt
Trong đó: TC: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
LNKT: Lợi nhuận kinh tế
H2: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
LX: Lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
DX: Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
Trang 21Từ công thức này cho biết, một đồng doanh thu xuất khẩu thì thu được tươngứng bao nhiêu lợi nhuận xuất khẩu Nếu lợi nhuận theo doanh thu càng cao thì hiệuquả kinh doanh xuất khẩu càng cao.
Chỉ tiêu này đồng thời phản ánh sự chênh lệch giữa độ tăng của chi phí xuấtkhẩu và doanh thu xuất khẩu Đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá được công tácnhập khẩu, phân phối và tiêu thụ sản phẩm đạt mức hiệu quả như thế nào
2.2.2.1.3 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
H3 = LX/CX
Trong đó:
H3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
LX: Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
CX: Chi phí cho hoạt động xuất khẩu
Công thức trên cho biết, khi doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu chi phí thì đạt đượctương đối bấy nhiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu Nếu tỷ suất lợinhuận theo chi phí xuất khẩu càng cao thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanhnghiệp càng cao
Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hoạt động tổ chức, quản lý cácchi phí của doanh nghiệp đã hiệu quả hay chưa
2.2.2.1.4 Hiệu quả về sử dụng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các chỉ tiêu sau
+ Sức sản xuất vốn cố định =Số dư bình quân vốn cố địnhtrog kỳ kim ngạch xuất khẩu trong kỳ
+ sức sinh lợi vốn cố định = Vốncố định bìnhquân trong kỳ Lợi nhuậntrong kỳ
+ Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị:
= Thời gianlàm việc thực tế của MMTB Thời gianlàm việc theothiết kế
- Chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động
+ Sức sản xuất của vốn lưu động =Vốnlưu động bình quântrong kỳ Kimngạch xuất khẩu trong kỳ
Trang 22+ Sức sinh lợi của vốn lưu động = Vốnlưu động bình quântrong kỳ Lợi nhuậntrong kỳ
+ Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay = Số vòng quay vốn lưu động 365 ngày
+ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = Vốnlưu động bình quântrong kỳ Doanhthu tiêu thụ
Qua các công thức trên cho thấy khi doanh nghiệp bỏ ra một lượng vố cố định hay vốn lưu động thì thu được bấy nhiêu đồng doanh thu xuất khẩu Số vòng quay vốn lưu động càng nhiều thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu càng cao
2.2.2.1.5 Hiệu quả về sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
D = Lợi nhuận xuất khẩu/ Số lao động xuất khẩu
Trong đó: D: Mức sinh lời của 1 lao động khi tham gia vào hoạt động xuấtkhẩu
Công thức trên cho thấy, một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanhxuất khẩu sẽ tạo ra được tương ứng bấy nhiêu lợi nhuận xuất khẩu Mức sinh lờicàng lớn thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu càng cao
W = Tổng doanh thu xuất khẩu/ Số lao động xuất khẩu
Trong đó:
W: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu
Chỉ tiêu này thể hiện công tác sử dụng lao đông của công ty, nghiêncứu chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng lao động vàđưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
2.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các
số đo vật lý hoặc tiền tệ Dưới đây là các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sửdụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu:
2.2.2.2 1 Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường
Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu củamình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mốiquan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu
… Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai
Trang 23thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng vềthị trường lớn hơn.
2.2.2.2.2 Tình hình giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho lao động
Giải quyết công ăn việc làm ổn định cho đại bộ phận lao động luôn là mục tiêuchiến lược của Đảng và Nhà nước ta, chính vì thế các doanh nghiệp cũng cần nỗ lựcphát triển, và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho tầng lớp lao động Đặc biệt làđối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, lĩnh vực có yêu cầu caohơn về trình độ, năng lực Đây cũng là bộ phận các doanh nghiệp hiện nay đang giảiquyết một phần rất lớn công ăn việc làm
Chính vì vậy, từ phía các cơ quan Nhà nước phải tạo điều kiện cho các doanhnghiệp hoạt động xuất khẩu thuận lợi hơn, đồng thời các doanh nghiệp phải biết tậndụng các cơ hội, thời cơ để mở rộng kinh doanh xuất khẩu và nâng cao hiệu quảhơn nữa
Một doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao nếu như ý thức chấp hành, tuân thủcác quy định đầy đủ và nghiêm túc Hơn nữa, các doanh nghiệp này chính là tấmgương và hình mẫu doanh nghiệp đẹp mà Nhà nước ta muốn xây dựng, để tạo nênmột môi trường kinh doanh lành lạnh, phát triển
2.2.2.2.3 Trách nhiệm, đóng góp đối với xã hội
Đây được đánh giá là yếu tố phản ánh được tình hình hoạt động của doanhnghiệp Bên cạnh đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn có trách nhiệm đối với xã hội khác như:Bảo vệ môi trường, hoạt động công ích…
2.2.2.2.4 Tình hình chấp hành chính sách pháp luật
Bên cạnh những hoạt động trên đối với xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng còn được đánh giáqua thái độ chấp hành các chính sách và quy định của doanh nghiệp Một doanhnghiệp sẽ được đánh giá cao nếu như ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định đầy
đủ và nghiêm túc Hơn nữa, các doanh nghiệp này chính là tấm gương và hình mẫudoanh nghiệp đẹp mà Nhà nước ta muốn xây dựng, để tạo nên một môi trường kinhdoanh lành lạnh, phát triển
Trang 242.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.3.1 Tại thị trường Việt Nam
- Đặc điểm về vị trí địa lý
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa cộng thêm hệ thống sông ngòi dày đặcthuận lợi cho việc nuôi trồng bông tằm phục vụ cho ngành dệt may Nước ta nằmtrong khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Trung Quốc Ở phía Bắc Do vậy việc vậnchuyển mặt hàng vải dệt qua thị trường Trung Quốc được diễn ra nhanh chóng và
dễ dàng hơn Thêm vào đó Việt Nam có đường bờ biển dài, là nơi giao thoa kinh tếgiữa các quốc gia Cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay cũng được cải thiện rõ rệtnhờ các nguồn vốn ODA từ các quốc gia như Nhật Bản, Singapore Như vậy vị tríđịa lý của nước ta mang lại nhiêuf thuận lợi cho ngành dệt may
-Đặc điểm về nguồn lao động dồi dào
Với lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động (17-60tuổi), nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nềncông nghiệp phát triển nhanh và năng động Đặc biệt là đối với ngành dệt may vốn
đã là ngành phát triển lâu đời, người Việt có nhiều kinh nghiệm trong ngành Chonên Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tậpcác kiến thức quản lý và đào tạo nhân lực từ ngành này Thêm vào đó chi phí cholao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp Cụ thể, chi phí hoạt động và giá thuênhân công ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và 1/2 so với Trung Quốc Vớichi phí nhân công rẻ như vậy thì rõ ràng đây là một trong những yếu tố quan trọngquyết định đầu tư của doanh nhân nước ngoàivào Việt Nam phát triển ngành dệtmay
- Đặc điểm về chính trị và chính sách mở cửa của Việt Nam
Việt Nam là nước đi theo xã hội chủ nghĩa chỉ có một đảng duy nhất Chính vìvậy mà Việt Nam được coi là quốc gia có nền chính trị ổn định Điều này ảnhhưởng rất lớn đến quyết định thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.Thêm vào đó nước ta đang trong giai đoạn mở cửa thị trường tạo ra những cơ hộicho ngành dệt may Việt Nam đó là:
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thươngmại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) được đánh giá sẽ mang lại
Trang 25thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may Theo đó, EVFTA là hiệp định lớn bởi quy môcủa khối thị trường này lên tới 200 tỷ USD hàng dệt may mỗi năm Mặc dù quy môdân số lớn nhưng vẫn là những quốc gia riêng, có bản sắc văn hóa riêng Vì vậy, nói
là tiếp cận thị trường EU nhưng thực tế là tiếp cận từng thị trường riêng biệt Tínhchất thị trường nhỏ nhưng tính thời trang cao, thời gian quay vòng sản phẩm ngắn,đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh nên không dễ tiếp cận
Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN năm 1997 đã cùng các nước ASEAN hìnhthành các diễn đàn hợp tác kinh tế với các quốc gia lớn trong đó có Trung Quốc
Để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực kể
từ ngày 19 tháng 10 năm 2005; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chínhphủ ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thựchiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022.Theo chương 52 của Nghị định kèm theo Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27tháng 12 năm 2017 của Chính phủ) thuế nhập khẩu Bông và các sản phẩm về bôngtrong đó có vải dệt thoi được giảm mức thuế suất còn 0% trong 5 năm tới Đây làđiều đáng mừng đối với các doang nghiệp dệt may Việt nam khi nhập khẩu cácnguyên vật liệu từ Trung Quốc cũng như xuất sản phẩm thành vải sang thị trườngnày
Hơn nữa Việt Nam - Trung Quốc là 2 nước láng giềng có quan hệ hợp táckinh tế từ lâu đời, đặc biệt Việt Nam còn quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện vớiTrung quốc từ năm 2008 tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may ViệtNam, Trung Quốc trở thành các đối tác kinh tế lâu dài và bền vững
2.2.3.2 Những nhân tố tác động từ phía thị trường Trung Quốc
- Đặc điểm về kinh tế
Trung quốc đang hoàn thiện hệ thống thể chế kInh tế thị trường xã hội chủnghĩa Trung quốc là một nước lớn có nhIều khu vực hành chính có những đặc điểmrất khác nhau về tiềm năng và nhu cầu, mỗi khu vực có thế mạnh riêng Trung quốc
là là thành viên của WTO và nhiều tổ chức quốc tế Tạo điều kiện giao lưu pháttriển nhiều ngành kinh tế trong đó có dệt may
Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế và sau này các đặc khu kinh
tế được phát triển thành những trung tâm thương mại lớn, các cơ sở gia công xuất
Trang 26khẩu tiên tiến, những khu sinh hoạt có chất lượng cao với đầy đủ tiện nghi phục vụ,những trung tâm thông tin quốc tế lớn Do đó ngành dệt may Trung Quốc cũng pháttriển mạnh mẽ Điều này cho thấy để xuất khẩu mặt hàng vải sang thị trường này thìcác công ty Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa Trung.Trung Quốc tiến hành mở cửa các của khẩu kinh tế.Trung Quốc rất chú trọngđến việc phát triển các hoạt động biên mậu Chính phủ Trung Quốc tiến hành đổimới bộ máy tổ chức ngoại thương ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt rườm rà trong thủtục hành chính, giúp cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi Tiến hành đưa quyền tự chủkinh doanh xuống địa phương và thực hiện chế độ khoán ngoại thương Đây là mộtlợi thế cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các quốc gia khác trong đó
có Việt Nam
Tiến hành cải cách thể chế kế hoạch ngoại thương từ chế độ hai chiều sang chế
độ một chiều là chính Chính phủ thực hiện chế độ buông lỏng quan hệ tài vụ ngoạithương, tách rời sự bó buộc tài chính giữa trung ương với địa phương Trung Quốcthực hiện chế độ phân phối lại lợi nhuận ngoại thương với biện pháp khóan rộng,đưa mức khoán thu ngoại tệ xuất khẩu cho toàn bộ doanh nghiệp ngọai thương cáccấp, các loại hình nộp lợi nhuận và ngoại tệ theo hệ số cơ bản, đồng thời khóandoanh số cho các xí nghiệp
-Đặc điểm về luật pháp
Trung Quốc sử dụng công cụ về thuế, chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ vềtài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, hỗ trợ xúc tiến thương mại Đối với công cụthuế, Trung Quốc áp dụng như là một ông cụ để bảo hộ sản xuất trong nước Do đókhi xuất khẩu vải dệt sang thị trường này các doanh nghiệp dệt may gặp không ítkhó khăn
- Đặc điểm về văn hóa con người
Người tiêu dùng Trung Quốc ưa những sản phẩm nhập ngoại có công nghệcao, chất lượng tốt, mặc dù người Trung Quốc rất coi trọng hàng xuất trong nước.Hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu cókhả năng
Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và được xem là thị trườngkhá dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau, có thu nhập khác nhau Đây là thị
Trang 27trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượngkhác nhau xa đến mức mà giá cả chênh lệch nhau hàng chục thậm chí hàng trămlần Do đó khi thâm nhập thị trường này các doanh nghiệp dệt may cũng nên đưa ranhững sản phẩm đa dạng về chất lượng và giá cả để đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng.
Các doanh nhân Trung Quốc thì thích làm “ biên mậu ” vì theo hình thức này
họ được hòan thuế giá trị gia tăng tới 50% Vì vậy các doanh nghiệp dệt may ViệtNam cần phải xem xét kỹ lưỡng hình thức xuất khẩu sang thị trường này để có đượclợi nhuận cho đôi bên
-Thị trường vải dệt trong nước
Theo các số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc(NBS), Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) và PhòngThương mại về xuất – nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc, ngành công nghiệp dệtmay đã tạo việc làm cho 4,6 triệu người, đóng góp 10% vào Tổng sản phẩm quốcnội (GDP), với giá trị xuất khẩu khoảng 284 tỷ USD trong năm 2015.Vì thế vị thếđứng đầu thế giới trong ngành dệt may của Trung Quốc là không thể tranh cãi.Tuynhiên hiện nay, họ đang bị cạnh tranh dữ dội, không còn là nhà sản xuất có sức hấpdẫn lớn với những khách hàng đến từ phương Tây, đang có xu hướng chuyển sangcác đối tác khác vì nhiều nguyên nhân:
- Giá nhập khẩu hàng dệt may chịu sức ép gia tăng, vì phần lớn sản phẩm sảnxuất tại Trung Quốc, Bangladesh hay Campuchia đều được tính giá thành theo đồngUSD Do đó, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào EU tăng về giá trị, nhưng về
số lượng lại giảm vì lý do tỷ giá
- Thêm vào đó, ngành dệt may Trung Quốc đang phải đối mặt với giá nguyênliệu đầu vào như bông và len đi lên, thiết bị sản suất bị áp mức thuế cao, và nhữngquy định về bảo vệ môi trường mới khiến họ phải chi ra nhiều hơn
Thị trường ngành dệt may Trung Quốc tuy phát triển nhanh chóng nhưng lại
có nhiều biến động, đây là một bất lợi cho Trung Quốc vì các doanh nghiệp dần
“bỏ” thị trường này tìm kiếm đến thị trường ổn định và có khả năng phát triển tìmkiếm lợi nhuận cao hơn như Việt Nam, Campuchia, Banglades, Myanma…
Trang 282.2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
Với đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặthàng vải dệt thoi của công ty SLT sang thị trường Trung Quốc” do khả năng thuthập thông tin và tìm hiểu em đã lựa chọn các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanhsau để làm rõ nội dung nghiên cứu:
- Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
- Hiệu quả về sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Trang 29Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG VẢI DỆT THOI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT NHUỘM SUNRISE LUEN THAI VIỆT NAM (SLT) SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam
3.1.1 Thông tin chung về công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Luen Thai Việt Nam.
Mã số thuế: 0600977710
Ngày cấp: 04/01/2013
Tên tiếng Việt: Công ty CỔ PHẦN DỆT NHUỘM SUNRISE LUEN THAI VIET NAM
Tên giao dịch: SUNRISE LUEN THAI (VIETNAM)
Tên viết tắt trong giao dịch quốc tế: SLT
Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Bảo Minh, Xã Liên Minh, Huyện
Vụ Bản, Tỉnh Nam Định, Việt Nam
Các mốc quan trọng của tập đoàn:
1956 Smart Shirts ltd được thành lập
1982 Smart Shirts mua lại bởi công ty Kellwood, USA
Trang 302001 Nhà máy dệt vải Sunrise được thành lập.
2003 Nhà máy vải đan Sunrise được thành lập
2005 Nhà máy sợi Sunrise XingJiang được thành lập, được tích hợp chuỗicung ứng dệt may
2007 Nhà máy dệt Sunrise Shengzhou được thành lập, Nhà máy đan vảiSunrise Shengzhou được thành lập
2008 Tập đoàn Youngor giành được Smart Shirts
2010 Nhà máy dệt vải Anhui được thành lập
2010 Mở rộng giai đoạn II của nhà máy vải Sunrise Shengzhou
2010 Dệt Sunrise Shengzhou mua công ty trách nhiệm hữu hạn Smart Shirts(Trung Quốc), bao gồm trong việc mua lại, thêm vào Việt Nam nhà máy may dệt
2011 Sunrise sáp nhập với Smart Shirts để trở thành một trong những công tydệt may và sản xuất hàng may mặc lớn nhất trên toàn thế giới
2012 Sunrise mở thêm hệ thống nhà máy may dệt tại Việt Nam
2013 Sunrise Shengzhou hoàn tất việc mua lại của công ty dệt YoungorSunrise
2013 Tập đoàn Sunrise được thành lập
2013 đến nay Sunrise mở thêm nhà máy, công ty con tại Việt Nam vàCampuchia Trong đó có công ty cổ phần dệt nhuộm Luen Thai và công ty TNHHSunrise Fabric Viet Nam
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
_ Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
_ Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
_ Khai thác, xử lý và cung cấp nước
Trang 313.1.3.3 Xuất khẩu
_ Xuất khẩu sợi, vải
3.1 4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Nhìn vào sơ đồ trên, có thể thấy bộ máy tổ chức của công ty SLT rất quy củ vàchặt chẽ
Phòng kinh doanh: Quản lý hoạt động kinh doanh cho lĩnh vực sản xuất vải
Phòng kế toán, tài chính: Quản lý hoạt động tài chính nguồn vốn chi phí laođộng, chi phí bán hàng và chi phí hành chính
Bảo vệ
Phó giám đốc kinh doanh
Giám đốc điều hành công ty
Phòng
kế toán - tài chính
Phòng kế hoạch và kinh doanh
Phân
xưởng
Phân xưởng nhuộm
Phòng xuất - nhập khẩu
Phòng kho vật liệu, kho thành phẩm