1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiếp cận vốn vay hỗ trợ bằng cách nào?

10 352 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 129,55 KB

Nội dung

Việc nhà nước hỗ trợ lãi suất là một tin vui, nhưng làm thế nào tiếp cận được nguồn vốn đó mới là vấn đề đáng quan tâm.

Tiếp cận vốn vay hỗ trợ bằng cách nào? Việc nhà nước hỗ trợ lãi suất là một tin vui, nhưng làm thế nào tiếp cận được nguồn vốn đó mới là vấn đề đáng quan tâm. Thay vì phải chịu mức lãi suất cho vay hiện khoảng 10%/năm, doanh nghiệp chí phải trả 6%/năm. Đó là quyền lợi hấp dẫn mà doanh nghiệp nhận được nhờ khoản hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đánh giá sơ bộ, với chương trình 17.000 tỉ đồng hỗ trợ lai suất, sẽ có khoản 50% các khoảng vay được hỗ trợ. Hiện lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh trong nước tại các ngân hàng (sau khi được hỗ trợ lãi suất) ở mức 5-6,5%/năm, cho vay tài trợ xuất khẩu là l-2%/năm. Một số ngân hàng còn dành riêng ngân khoản cho chương trình này. ACB công bố chương trình "35.000 tỉ đồng cho vay kích cầu”, Techcombank dành 50.000 tỉ đồng, Sacombank dự kiến cho vay 25.000- 30.000 tỉ đồng. Vậy, phải chăng cánh cửa tiếp cận vốn đã thông thoáng hơn? Qua "ải" ngân hàng Theo ông Trần Hoài Phương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Techcombank, chương trình hỗ trợ lãi suất đúng là có mở ra thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, nhưng là ở góc độ lãi suất thấp nên chi phí thấp, giúp doanh nghiệp dễ đạt hiệu quả kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ; chứ không thể hiểu theo cách ngân hàng sẽ dễ dãi hơn trong thẩm định tín dụng. Ông Huỳnh Song Hào, Phó Giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM, cũng cho biết: "Chương trình hỗ trợ lãi suất chủ yếu giúp doanh nghiệp vượt khó, duy trì hoạt động, giảm giá thành để cạnh tranh, tạo việc làm; không có chuyện ngân hàng sẽ thoải mái hơn trong việc xét duyệt cho vay". Không có chuyện ngân hàng sẽ thoải mái hơn trong việc xét Chính sách tín dụng tại các ngân hàng không thay đổi nhiều. Phần lớn ngân hàng vẫn giữ điều kiện cho vay chật chẽ như năm 2008. Chỉ có một số ngân hàng chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng như ACB, Sacombank thông báo nới lỏng điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng. Tuy nhiên, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB, cho biết: "Ngân hàng sẽ không hy sinh rủi ro cho mục tiêu tăng trưởng". Nếu muốn tiếp cận vốn vay hỗ trợ, trước hết doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện cho vay thông thường như báo cáo tài chính năm trước tốt, kế hoạch kinh doanh khả thi, có tài sản thế chấp…Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ có thêm phần xét duyệt dựa trên ngành nghề, quy mô, uy tín của doanh nghiệp. Đây sẽ là duyệt cho vay đối với các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất. những rào cản ngặt nghèo cho các doanh nghiệp kinh doanh không tốt trong năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động, việc ngân hàng thận trọng trong thẩm định cho vay là điều dễ hiểu. Ngay bản thân các doanh nghiệp đủ điều kiện vay cũng nhận thấy, nếu không cân nhắc kỹ, vay vốn dù lãi suất thấp cũng sẽ là gánh nặng. Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, vốn hiện chỉ là vấn đề cấp bách đối với những doanh nghiệp đang đầu tư dở dang, hoặc có đầu ra ổn định. Còn những doanh nghiệp thiếu đơn hàng, không ký được hợp đồng mới sẽ không dám vay. Đáp ứng điều kiện Hiện tại, khá nhiều doanh nghiệp vẫn cảm thấy mơ hồ về chính sách hỗ trợ lãi suất. Có thể điểm lại một số quy định về chính sách này trong Thông tư 02/2009/TT-NHNN quy định chi tiết về việc thực hiện hỗ trợ lãi suất.  Đối tượng được hỗ trợ: Là những khách hàng tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh trong nước.  Các khoản vay được hỗ trợ: Là khoản vay ngắn hạn (12 tháng), vay bằng VND, dùng bổ sung vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, được thống kê theo 9 ngành kinh tế (tại Phụ lục 7, Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN), dành cho các lĩnh vực đặc thù như xây dựng mới công trình, hạng mục, xây nhà ở cho người thu nhập thấp; vay chính sách để xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao, môi trường (quy định trong Nghị định số 69/2008/NĐ-CP).  Các khoản vay không được hỗ trợ: Vay trung và dài hạn bằng VND, vay ngoại tệ; vay đầu tư vào các ngành công nghiệp khai thác mỏ, hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo hiểm xã hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao; hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình; hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế; vay ngắn hạn VND để mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như đá quý, kim loại quý, ô tô (được thống kê tại văn bản 13684/ NHNN-CSTT, Quyết định số 07/2007/QĐ-BTM, Quyết định số 10/2008/QĐ-BCT; Quyết định số 27/2008/QĐ-BCT); các khoản vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và vay để mua quyền sử dụng đất kinh doanh, chuyển nhượng.  Thời hạn hỗ trợ: Hỗ trợ lãi suất tối đa 8 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký và giải ngân từ ngày 1.2-31.12.2009. Nếu hợp đồng được ký trước ngày 1.2.2009, giải ngân nhiều lần thì khoản vay giải ngân trong thời gian từ 1.2-31.12.2009 sẽ được hỗ trợ. Các khoản vay quá hạn hoặc gia hạn nợ sẽ không được tính lãi hỗ trợ. Các khoản vay vượt quá năm 2009 thì chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay của năm 2009.  Thủ tục, hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Nếu thuộc đối tượng được hỗ trợ, ngoài hồ sơ, thủ tục đi vay thông thường, khách hàng sẽ điền vào mẫu đề nghị hỗ trợ lãi suất và gửi về cho ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ ký hợp đồng mới và phụ lục hợp đồng theo mẫu của ngân hàng. Mức lãi suất hỗ trợ sẽ dược giảm trừ khi khách hàng trả lãi. Thông tư 02 cũng nghiêm cấm ngân hàng hạ thấp tiêu chuẩn hoặc từ chối hỗ trợ với những doanh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ. Doanh nghiệp cần lưu ý, Ngân hàng Nhà nước đà thành lập tổ công tác để tổ chức, thực hiện, giám sát và thẩm định các doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất. Vì thế, nếu doanh nghiệp lạm dụng đi vay nhiều nơi sẽ bị phát hiện. Ngoài ra, nếu bị phát hiện sử dụng vốn vay sai mục đích, ngoài việc bị thu hồi số lãi vay hỗ trợ (ngân hàng sẽ tự động trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp), doanh nghiệp còn bị truy tố trước pháp luật do vi phạm hợp đồng tín dụng. Cuối cùng, doanh nghiệp cũng phải lường trước việc sau 8 tháng, khi không còn được vay theo lãi suất hỗ trợ, liệu kế hoạch kinh doanh và nguồn vốn của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng.* . Tiếp cận vốn vay hỗ trợ bằng cách nào? Việc nhà nước hỗ trợ lãi suất là một tin vui, nhưng làm thế nào tiếp cận được nguồn vốn đó mới là. hiện hỗ trợ lãi suất.  Đối tượng được hỗ trợ: Là những khách hàng tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh trong nước.  Các khoản vay được hỗ trợ:

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w