Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
1,02 MB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 4 Danh mục các từ viết tắt 4 HCCB : Hội cựu chiến binh 4 HND : Hội nông dân 4 HPN : Hội phụ nữ 4 NNNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 4 NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội 4 QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân 4 TCTDCT : Tổ chức tín dụng chính thức 4 TCTDPCT : Tổ chức tín dụng phi chính thức 4 Phần I. Mở đầu 5 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 1.2.1. Mục tiêu chung 6 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 7 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 7 1.4. Phương pháp nghiên cứu 7 1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 7 1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 8 1.4.2.1. Số liệu thứ cấp 8 1.4.2.2. Số liệu sơ cấp 8 1 Phần II. Nội dung 10 Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địas bàn nghiên cứu 10 1.1. Các khái niệm 10 1.1.1. Khái niệm tín dụng 10 1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức 10 1.2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 11 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 13 Chương 2. Kết quả nghiên cứu 16 2.1. Về vấn đề tiếp cận vốn vay của các hộ dân 16 2.1.1. Thực trạng các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận 16 2.1.2. Thực trạng tiếp cận các nguồn vốn vay cho phát triển nông nghiệp của các hộ 21 2.1.3. Thuận lợi khó và khăn của các hộ dân khi tiếp cận với các nguồn vốn vay 26 2.1.4.Khó khăn 28 2.2. Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nông dân 32 2.2.1. Thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn vay của cá các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp 32 Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012 33 Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012 34 2.2.2. Những khó khăn và thuận lợi mà người dân gặp phải trong việc sử dụng các nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp 37 Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012 38 2.2.2.1. Thuận lợi 38 2.2.2.2. Khó khăn 40 Phần III. Kết luận và kiến nghị 42 3.1. Kết luận 42 2 3.2. Kiến nghị 43 3.2.1. Về phía các tổ chức và cơ sở cho vay vốn 43 3.2.2. Về phía các cán bộ địa phương và tổ chức xã hội 43 3.2.3. Về phía hộ nông dân 44 Tài liệu tham khảo 44 3 Danh mục các từ viết tắt HCCB : Hội cựu chiến binh HND : Hội nông dân HPN : Hội phụ nữ NNNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân TCTDCT : Tổ chức tín dụng chính thức TCTDPCT : Tổ chức tín dụng phi chính thức 4 Phần I. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng không chỉ đối với các ngành kinh tế nói chung mà cả trong nông nghiệp nói riêng. Vì vậy việc đầu tư vốn trong sản xuất nông nghiệp luôn nằm trong chiến lược và chính sách phát triển của nhà nước. Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ, trong đó hơn một nửa( 6 triệu ) thuộc diện có thu nhập thấp. 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng cần có một hệ thông tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội. Vì vậy vấn đề đầu tư vốn và sử dụng vốn càng được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu câu của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với hơn 80% dân số Việt Nam song ở khu vực nông thôn, nguồn sống chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động nông nghiệp. Sau 20 năm Đổi mới, nền kinh tế đã có những thành công đáng kể. Nhờ sản xuất phát triển và thu nhập tăng, nhiều hộ đã có tích lũy tuy còn rất nhỏ. Tính trung bình mỗi hộ nông dân tích lũy được 3,5 triệu đồng / năm, tính chung cho toàn nông thôn ( thống kê kinh tế - xã hội năm 2009 của tổng cục thống kê). Đây là nội lực rất quân trọng để nông thôn đổi mới trang bị và áp dụng công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.Tuy nhiên nguồn lực cho sản xuất của hộ còn rất hạn hẹp, bình quân cả nước mỗi hộ chỉ có 0.49ha đất canh tác chia thành 6-7 mảnh khác nhau.Vốn cho sản xuất rất thiếu. Khoảng 90% hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư chiều sâu. Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức (TDCT) ở nông thôn vẫn không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngày càng tăng của từng hộ. Nhiều hộ tìm đến các nguồn tín dụng phi chính thức ( TDPCT) để mở rộng sản xuất trong nông nghiệp. Nhờ có sự quan tâm của nhà nước hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn gần đây đã có những bước chuyển nhất định. Đến nay, việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn nước ta bao gồm cả khu vực TDCTvà TDPCT. Trong đó khu vực TDCT ngày càng phát triển và đa dạng hóa. Mạng lưới cho vay nông nghiệp ngày càng mở rộng thể hiện ở các ngân hàng thương mại như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNN&PTNT), ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), các tổ chức chính trị xã hội đều mở rộng mạng lưới cho vay trong các lĩnh vực này. Nguồn vốn doanh số cho vay và dư nợ tín dụng ngày càng 5 tăng (đến 31/10/2008), dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 294.853 tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế). Đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng ngày càng được mở rộng với trên 9 triệu hộ dân và doanh nghiệp nông thôn đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong giai đoạn từ 1994-2007, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn vay được của các định chế tài chính đã tăng từ 9% đến 70% ( báo cáo của ngân hàng nhà nước năm 2009). Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn bó với làng, bản, thôn, xóm và gần gũi với bà con nông dân. Quang Phục là một xã thuần nông thuộc huyện Tứ Kì tỉnh Hải Dương toàn xã có 8 thôn và 7 đội sản xuất, tổng dân số đạt 6.667 người. Người dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng vì lượng vốn còn thiếu. Các tổ chức tín dụng trong xã khá phong phú nhưng còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn cho người dân. Câu hỏi được đặt ra : Nguồn vốn vay mà người dân đang tiếp cận để phục vụ sản xuất nông nghiệp là những nguồn vốn nào ? Việc tiếp cận các nguồn vốn vay đó ra sao? Người dân sử dụng các nguồn vốn vào những công việc gì? Họ gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn đó?. Để trả lời những câu hỏi này chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp tại xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương ” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp tại xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương và đưa ra một số kiến nghị một số giải pháp giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn vốn đó. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu thực trạng các nguồn vốn và việc tiêp cận các nguồn vốn đó của người dân để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn mà người dân tiếp cận. Nghiên cứu những khó khăn và thuận lợi người dân gặp phải trong việc tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn. 6 Kiến nghị một số giải pháp giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn vốn 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập chung chủ yếu vào nghiên cứu việc tiếp cận vốn vay các hộ nông dân xã Quang Phục – Tứ Kỳ - Hải Dương, chú trọng những hộ dân đã vay vốn từ các nguồn vốn và các tổ chức như : NHNN&PTNT, NHCSXH, QTDND, các tổ chức đoàn thể và cá cá nhân cho vay vốn khác. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên phạm vi xã Quang Phục – Tân Kỳ- Hải Dương. - Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian năm 2011. - Về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng các nguồn vốn vay, khả năng tiếp cận các nguồn vốn đó của người dân, việc sử dụng các nguồn vốn đó và những khó khăn, thuận lợi mà người dân gặp phải. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng trên các phương diện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hộ, đặc điểm tình hình nông thôn và nông dân trên địa bàn xã và cự ly tiếp cận với các nguồn vốn vay. Xuất phát từ yêu cầu trên và căn cứ vào những đặc điểm kinh tế xã hội của xã, căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu chúng tôi thấy các thôn Bích Lâm, thôn Bích Cẩm, thôn Thái An của xã Quang Phục là những thôn trong những năm gần đây hoạt động tín dụng tương đối đa dạng đặc biệt là việc vay và sử dụng vốn của hộ gia đình cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy nhóm chọn 3 thôn trên làm địa bàn nghiên cứu trong xã. Phương pháp chọn hộ nghiên cứu Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn một cách có chủ định là 31 hộ dựa theo danh sách hộ vay vốn trong đó có 4 hộ cho phonge vấn sâu, 7 hộ cho thảo luận nhóm, 20 hộ cho phỏng vấn bảng hỏi và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu được trình bày trong bảng sau: 7 Tên thôn Số hộ điều tra Phân theo mức sống Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá giả Thôn Bích Lâm 21 10 5 6 Thôn Bích Cẩm 5 1 2 2 Thôn Thái An 5 1 4 0 Tổng 31 12 11 8 1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 1.4.2.1. Số liệu thứ cấp Số liệu được thu thập từ các phòng ban của ủy can nhân dân xã. Các số liệu bao gồm: Tình hình kinh tế - xã hội của xã trong những năm gần đây; danh sách các hộ vay vốn của NHNN&PTNT, NHCSXH, QTDND. Tình hình vay vốn, trả lãi và nợ gốc của các hộ. 1.4.2.2. Số liệu sơ cấp Nhóm sử dụng một số phương pháp để tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ một số phương pháp cụ thể sau thông tin. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập những thông tin cụ thể về thực trạng sử dụng các nguồn vốn trong nông nghiệp trong đó bao gồm: + Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu đối với những cá nhân là cán bộ một số ban ngành trong thôn xã và những người hiểu biết những khó khăn thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay, thực trạng sử dụng vốn vay của người dân. Tiến hành phỏng vấn sâu 4 cán bộ xã là: hội trưởng hội nông dân, hội trưởng hội cựu chiến binh, hội trưởng hội phụ nữ và người phụ trách cho vay vốn của xã tại ngân hàng NN&PTNT. Cùng với phỏng vấn 4 hộ nông dân trong xã, những người đã vay vốn. Để tìm hiểu những thông tin chi tiết về những vấn đề vay vốn và sử dụng vốn trong xã. + Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để thu thập số liệu với 20 mẫu điều tra để tìm cụ thể về vấn đề nghiên cứu. Những mẫu được chọn là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và đã từng vay vốn ở các ngân hàng, quỹ tín dụng… và tiến hành trên 3 loại hộ: hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo. Việc phân loại hộ sẽ cho thấy được sự khác biệt về khả năng tiếp cận và sử dụng của những nhóm hộ trên trong việc vay vốn. 8 Phương pháp thảo luận nhóm: sử dụng phương pháp PRA thảo luận nhóm nông dân từ 5-7 người, gồm những người am hiểu về tình hình của địa phương để tìm hiểu những vấn đề cụ thể có liên quan tới những khó khăn thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay của người dân. Trong đó sử dụng công phương pháp trưng cầu ý kiến và đánh giá xếp hạng cho điểm trong PRA để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của các hộ trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay. Phương pháp quan sát: quan sát trên địa bàn xã để có đánh giá chung về tình hình kinh tế- xã hội và vẽ sơ đồ thôn bản. 9 Phần II. Nội dung Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địas bàn nghiên cứu 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm tín dụng. Khái niệm tín dụng: “ tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế khác) và bên đi vay (cá nhân ,doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. 1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam bao gồm hai bộ phận là tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức, hai bộ phận này cùng tồn tại và có sự phân cấp rõ ràng trong việc cung cấp vốn cho hộ nông dân Tín dụng chính thức: Theo Frank_Ellis: Thì tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được tổ chức theo luật định của quốc gia, bao gồm các Ngân hàng của nhà nước và Ngân hàng tư nhân, Hợp tác xã tín dụng và một số hình thức khác. Một số tác giả Việt Nam cho rằng: Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng ký và hoạt động công khai theo theo luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp. Hình thức này bao gồm hệ thống Ngân hàng kho bạc nhà nước, hệ thống quỹ tính dụng nhân dân, các công ty tài chính, một số tổ chức tiết kiệm – cho vay vốn do các đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, các chương trình và dự án của các ngành được thực hiện bằng nguồn vốn tính dụng của Chính phủ và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển Á Châu, quỹ tiền tệ quốc tế và quỹ quốc tế và phát triển nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc. Tín dụng phi chính thức Tín dụng không chính thức là tính dụng do các tổ chức, các cá nhân nằm ngoài các tổ chức chính thức đã kể ở trên thực hiện. 10 [...]... và lượng vốn vay của các tổ chức cho vay Bảng 2.3 So sánh số lần tiếp cận các nguồn vốn vay khác nhau của 3 loại hộ Số hộ Tiêu chí Số hộ Hộ khá giả Số hộ Cơ cấu (%) Hội trung bình 21 Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) 5 50,0 33,3 1 17,7 25,0 8 Số hộ 50,0 Số hộ Tiếp cận với 1 nguồn vốn khác 10 0 0,0 5 nhau Tiếp cận với 2 nguồn vốn khác 6 3 50,0 2 nhau Tiếp cận với 3 nguồn vốn khác 4 2 50,0 1 nhau Tổng hộ 20 5 Nguồn:... cận 31 các nguồn vốn đó của các hộ này gặp nhiều trở ngại Vì vậy việc điều chỉnh này của ngân hàng còn chưa thực sự phù hợp với điều kiện của địa phương 2.2 Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nông dân 2.2.1 Thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn vay của cá các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp Vốn vay giúp người dân cải thiện hoạt động sản xuất của mình người dân trước khi vay vốn đều có những... Tại NHCSXH: Các hộ muốn vay vốn được vốn thì phải thực hiện các bước: - Hộ có nhu cầu vay vốn viết đơn xin vay vốn cho tổ trưởng tổ vay vốn Sau đó, tổ họp để lập danh sách hộ xin vay vốn của ngan hàng CSXH theo mẫu gửi các tổ trưởng 19 - Các tổ chức xã hội như HPN, HCCB,HND đứng ra vay họp lại để bình xét và lập danh sách các hội viên vay vốn - UBND xã xét duyệt danh sách do các tổ vay vốn gửi lên sau... vay của các hộ dân 2.1.1 Thực trạng các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận Hiện nay trên địa bàn xã Quang Phục có khá nhiều nguồn vốn mà người dân có thể tiếp cận cho phục cụ sản xuất nông nghiệp trong đó có những nguồn vốn vay chính thức và phi chính thức Qua khảo sát cho thấy các nguồn vốn vay này khá đa dạng với nhiều hình thức cho vay gồm các vay bằng tiền và vay bằng hiện vật trong đó vay. .. trợ các hộ nông dân khi vay vốn, tạo điều kiện ngày càng có nhiều hộ tham gia vay vốn ở để phát triển sản xuất 29 Biểu đồ 01: đánh giá về lãi xuất của các nguồn vốn vay Tỷ lệ % Khó khăn về thời gian vay vốn Tiếp theo việc thời gian vay ngắn cũng là khó khăn không nhỏ mà các hộ vay vốn phải đối mặt và là yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận các nguồn vốn của người dân Khi vay vốn ở bên ngoài không phải là... Những hộ có nhu cầu vay vốn có thể vay qua hai hình thức : Vay trực tiếp (chủ yếu là các hộ khá, hộ giàu) hoặc vay gián tiếp ( chủ yếu là hộ nghèo, hộ nông dân thuộc diện chính sách, được ưu tiên) thông qua các hội như HND, HCCB, HPN, HTN + Hình thức cho vay trực tiếp: Những hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trực tiếp liên hệ với phòng giao dịch của ngân hàng làm thủ tục vay vốn gồm đơn xin vay vốn, giấy... hoạch) Với vốn vay khác thì chủ yếu được các hộ tiếp cận khi cần gấp số vốn và thời gian trả gốc là rất ngắn với mức lãi xuất cao vì vậy sộ hộ nghèo thường không thể tiếp cận được hình thức này, một số hộ khá giả không muốn tiếp cận vì họ có khá nhiều 24 nguồn vốn khác tiếp cận cho nên chỉ có những hộ trung bình tiếp cận với nguồn vốn đó Bảng 2.4 Khả năng tiếp cận từng nguồn vốn vay của các hộ Tiêu chí... các hộ trung bình và hộ nghèo đều tiếp chỉ tiếp cận được với 1 nguồn vốn, tỷ lệ hộ trung bình và nghèo tiếp cận với 1 nguồn vốn trong tổng 3 loại hộ đều chiếm 50,0% trong khi đó việc tiếp cận từ 2 nguồn vốn trở lên cũng là khá thấp Trong số những hộ tiếp cận với 2 nguồn vốn khác nhau thì hộ trung bình chiếm 33,3% còn hộ nghèo chỉ chiếm 16,7%, và tiếp cận với 3 nguồn vốn khác nhau thì cả hai loại hộ. .. đối với cán bộ xã thì cũng có một số hộ trong xã vay vốn ở quỹ tín dụng Hộp 1 23 ….“ Ở xã cũng có một số hộ vay vốn ở QTDND nhưng hầu hết là những hộ làm ngành nghề buôn bán lớn và đã vay ở nơi khác rồi giờ cần vốn nên phải vay ở đó”…… ( phỏng vấn sâu cán bộ xã) Theo điều tra số liệu từ QTDND Tân Kỳ đặt trại đại bàn xã Quang Phục thì trong năm 2011 toàn xã có 107 lượt người vay với số vốn là 3 tỷ 800... trong việc cung cấp vốn cho hộ nông dân Để tìm hiểu việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quang Phục Nhóm đã tiến hành khảo sát 31 hộ dân tại 3 thôn Bích Lâm, Bích Cẩm và Thái An Trong đó chọn 4 hộ dân cho phỏng vấn sâu, 7 hộ dân cho thảo luận nhóm và 20 hộ dân cho phỏng vấn bằng bảng hỏi Tiêu hí chọn hộ là các hộ đã vay vốn thuộc 3 loại hộ: khá giả, trung . đề tiếp cận vốn vay của các hộ dân 16 2.1.1. Thực trạng các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận 16 2.1.2. Thực trạng tiếp cận các nguồn vốn vay cho phát triển nông nghiệp của các hộ 21 2.1.3 khăn của các hộ dân khi tiếp cận với các nguồn vốn vay 26 2.1.4.Khó khăn 28 2.2. Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nông dân 32 2.2.1. Thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn vay của cá các hộ. cận vốn vay của các hộ dân 2.1.1. Thực trạng các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận Hiện nay trên địa bàn xã Quang Phục có khá nhiều nguồn vốn mà người dân có thể tiếp cận cho phục cụ