Thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn vay của cá các hộ nông dân

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ dâ xã quang phục huyện tứ kỳ tỉnh hải dương (Trang 32 - 37)

trong sản xuất nông nghiệp.

Vốn vay giúp người dân cải thiện hoạt động sản xuất của mình người dân trước khi vay vốn đều có những mục tiêu nhất định trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên vốn vay chỉ là điều kiện cần còn sử dụng nguồn vốn này như thế nào mới là yếu tố quan trọng. Việc tiếp cận các nguồn vốn của từng loại hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng vốn vay của các hộ nông dân. Nó tác động đến những lĩnh vực mà người dân chọn để sản xuất đem lại thu nhập. Những hộ có khả năng tiếp cận vốn khác nhau thì mục đích sử dụng vốn cũng có đôi chút khác biệt.

Nhìn chung đa phần các hộ vay vốn đều sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi lợn, gà, vịt hay trồng cây… Tuy nhiên các hộ khác nhau thì tỷ lệ đầu tư vốn vào các lĩnh vực cũng có sự khác biệt rõ rệt. Những hộ khá giả ngoài đầu tư vào nông nghiệp ( chiếm 57,1% lượt hộ ) thì các hộ còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như là trong các ngành nghề thủ công nghiệp và trong dịch vụ. Bên cạnh đó một số hộ trung bình và nghèo thì có tỷ lệ đầu tư nông nghiệp là cao hơn. Với hộ trung bình là 61,5%, hộ nghèo là 77,8%. Các hộ trung bình và nghèo có mức tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực khác cũng khá hạn chế, đặc biệt là hộ nghèo thì ngoài lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu thì hộ không đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất khác nào nữa mà chỉ có một số hộ đầu tư vào một số lĩnh vực khác như là mua sắn đồ dùng, cho con ăn học… ( theo bảng 2.7)

Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trong xã

Hộ khá giả Hộ trung bình Hộ nghèo Số lượt hộ Cơ cấu ( %) Số lượt hộ Cơ cấu (%) Số lượt hộ Cơ cấu ( %) Tổng 7 100 13 100,0 9 100,0 Mục đích sử dụng Sử dụng cho phát

triển nông nghiệp 4 57,1 8 61,5 7 77,8

Sử dụng cho ngành nghề công nghiệp 1 14,3 0 0,0 0 0,0 Sử dụng cho dịch vụ 2 28,6 3 23,1 0 0,0 Các mục đích khác 0 0,0 2 15,4 2 22,2

Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012

Ngoài ra việc đầu tư cùng lúc vào nhiều lĩnh vực cũng có sự khác biệt những hộ khá giả và những hộ trung bình thường có xu hướng cùng lúc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngược lại những hộ nghèo thì có đa số đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể. Trong số những hộ chỉ đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất thì số hộ nghèo chiếm đa số ( 57,2 %) các hộ khác chiếm tỷ lệ ít hơn lần lượt hộ trung bình là 30,7% và hộ khá giả là 12,7%. Tuy nhiên với các hộ đầu tư cùng lúc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau thì hộ khá giả và hộ trung bình lại chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể trong những hộ đầu tư cùng lúc vào 2 lĩnh vực thì hộ khá giả chiếm 50%, trung bình và hộ nghèo mỗi hộ là 20%, đặc biệt trong việc đầu tư trên 2 lĩnh vực trở lên thì hộ nghèo không có, hộ khá giả chiếm tới 66,7% còn lại là hộ trung bình.

Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012

Việc hộ khá giả đầu tư trong nông nghiệp không cao như những hộ khác và tỷ lệ đầu tư cùng lúc nhiều ngành nghề khác nhau cao hơn là do những hộ đó được vì tiếp xúc với nhiều nguồn vốn hơn lên lượng vốn vay lớn hơn các hộ khác. Cho nên các hộ đó muốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất hơn để thu được nhiều hiệu quả. Ngoài ra những hộ này chủ yếu là vay vốn từ nguồn vốn NHNN&PTNT, đây là nguồn vốn có lãi xuất khá cao nên nếu đầu tư cho toàn bộ nông nghiệp thì việc thu lại lợi nhuận để trả lãi và gốc là khó khăn vì mất thời gian dài, mà các lĩnh vực dịch vụ hay thủ công nghiệp việc thu lại lợi nhuận chỉ mất trong thời gian ngắn lên việc trả lãi và gốc sẽ khả thi hơn. Đối với những hộ trung bình thì tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp cũng khá cao tuy nhiên số hộ cùng hoạt động sản xuất nhiều lĩnh vực khác nhau là khá cân bằng vì các hộ này có những hộ chỉ tiếp cận với một nguồn vốn nhưng cũng có những hộ tiếp cận được với nhiều nguồn vốn và ngoài những hộ vay vốn ở những nguồn lãi xuất cao như ở NHNN$&PTNT, đại lý và vay ngoài thì cũng có những hộ được vay ở NHCSXH và người thân cho nên những hộ tiếp cận được hiều nguồn vốn sẽ chọn nhiều ngành nghề để đầu tư còn những hộ tiếp cận các nguồn vốn hạn chế thì sẽ chỉ hoạt động trong một số ngành nghề nhất đinh. Các hộ nghèo có tỷ lệ đầu tư vốn trong nông nghiệp là cao nhất và hoạt tỷ lệ hộ đầu tư cho nhiều lĩnh vực thấp là do đa phần các hộ này chỉ tiếp cận với 1 nguồn vốn và chủ yếu là những nguồn vốn cho vay ít như

: NNCSXH, vay người thân hay đại lý cho nên việc đầu tư cho nhiều lĩnh vực sản xuất còn nhiều hạn chế mà các hộ chỉ tập chung cho sản xuất nông nghiệp và có một số hộ trích một phần vốn vay để mua sắm dụng cụ sinh hoạt, cho con ăn học…

Việc sử dụng vốn của các hộ trong toàn xã là khá phong phú và đa dạng. Những hộ sử dụng vốn cho nông nghiệp thì chủ yếu là cho chăn nuôi cá, gia cầm, mua giống, thuốc, phân bón… bên cạnh đó các lĩnh vực khác cũng được người dân sử dụng vốn vay để phát triển như nấu rượu, buôn bán, cho con đi học, mua sắm vật dụng…Hầu hết thì các hộ đều cho rằng gia đình sử dụng vốn vay hiệu quả tạo nguồn thu nhập cho gia đình.

Hộp 5

“Gia đình cũng có mấy sào ao mới đào được hơn1 năm từ ruộng chuyển đổi để thả cá. Thấy hàng xóm kết hợp chăn nuôi mô hình cá, vịt có hiệu quả nên gia đình quyết định vay 25 triệu từ NHNN&PTNT với vay thêm anh em 5 triệu để đầu tư mua 500 con vịt con về nuôi. Sau hơn 2 tháng đầu tư thức ăn và thực hiện phòng dịch tốt thì đàn vịt được thu hoạch, sau khi tính cả lãi và gốc thì gia đình cũng thu lãi được 10 triệu ngoài ra con cá còn chóng lớn hơn”…(phỏng vấn sâu 1 chủ hộ 45 tuổi thôn

Bích Lâm)

Cách làm ăn đúng mục đích không những giúp các hộ trả được nợ mà còn tạo ra lợi nhuận lớn. Đây là một trong các hộ biết nhìn nhận thị trường và mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên vẫn có hộ vừa sử dụng vốn vay để phát triển nông nghiệp vừa sử dụng vốn vay để chi tiêu cho cuộc sống gia đình, trang trải nợ nần, không đầu tư hết vào sản xuất ( chủ yếu là hộ nghèo). Những hộ nghèo khả năng vốn tự có là ít và do hoàn cảnh nên nhiều hộ đã vay vốn cho vào mục đích khác như lo các công việc gia đình, khám chữa bệnh… Tuy số lượng vay vốn dùng cho mục đích này là ít nhưng nó đã phản ánh phần nào thực trạng về sử dụng vốn của người dân hiện nay.

…“ Năm ngoái gia đình có vay của NHCSXH 10 triệu để mua đàn gà về nuôi bán tết. Số tiền còn dư mang tiêu pha chi tiêu linh tinh cho sinh hoạt hàng ngày nên hết có tiền mua thuốc thang phòng trừ dịch bệnh rồi tu sửa chuồng trại cho đàn gà thế là nó bị dịch bệnh chết gần hết. Cuối năm nay không biết lấy gì mà trả nợ ngân hàng đây”… ( phỏng vấn nữ chủ hộ 42 tuổi thôn Bích Lâm)

Sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ dẫn tới việc hoàn trả vốn vay khó khăn do đó có một số hộ nợ quá hạn vay. Thực tế điều tra trong xã cho thấy có khoảng 95

hộ phỏng vấn trả nợ và lãi đúng hạn còn lại 5% là quá hạn ( biểu đồ 02). Việc các hộ trả lãi đúng hạn sẽ giúp cho các hộ tiếp cận với các nguồn vốn vay sau khi trả hết nợ dễ dàng hơn vì hộ đã có được sự tin tưởng. Ngược lại những hộ nợ quá hạn sẽ khó khăn hơn khi muốn tiếp cận với các nguồn vốn vay sau này. Đặc biệt một số ngân hàng còn có một số biện pháp thể hiện bằng tiêu chí nhất định như nếu hộ không trả đúng hạn thì lần sau không cho vay nữa, tổ nào có người trả chậm nguồn vốn thì sẽ cắt nguồn vốn.

Biểu đồ 03. Thực trạng trả nợ của các hộ vay vốn

Phần lớn các hộ đều lấy số tiền để trả lãi và gốc từ số mà hiệu quả sản xuất đạt được. Tuy nhiên cũng có một số hộ khi đến hạn thì phải “cố chạy” để tả nếu cần thiết lại vay sau. Một số hộ gặp khó khăn, không nắm vững kỹ thuật lại gặp nhiều rủi ro trong sản suất nên đã không có khả năng chi trả, nợ cũ chưa trả xong, tài sản thế chấp không còn nên không thể vay vốn tiếp.

Việc sử dụng vốn vay có tác động rất lớn đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay sau này. Nếu sử dụng vốn có hiệu quả, chi trả nợ theo đúng quy định và thỏa thuận thì khả năng tiếp cận được với nguồn vốn sau này là rất cao, tuy nhiên nếu sử dụng vốn không có hiệu quả thì việc chi trả sẽ khó khăn dẫn tới nợ quá hạn và khả năng hộ tiếp cận được với các nguồn vốn khá sẽ là rất ít ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của hộ sau này.

Như vậy có thể thấy việc sử dụng vốn vay và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Những hộ có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn và lượng vốn nhiều hơn sẽ thương sử dụng vốn trong nhiều lĩnh vực để có được lợi nhuận cao nhất. Ngược lại những hộ khả năng tiếp cận vốn kém và lượng vốn vay không thì việc đâu tư vốn chủ yếu cho một lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra lãi xuất từ các nguồn tiếp cận vốn cũng ảnh hưởng tới sử dụng vốn. Những hộ tiếp cận với nguồn vốn lãi xuất cao thì thường hoạt động thêm các lĩnh vực khác mang lợi nhuận sớm nhất như dịch vụ, thủ công nghiệp.. những hộ tiếp cận với những nguồn vốn lãi thấp thì chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, ít đầu tư vào các lĩnh vực khác. Bên cạnh việc ảnh hưởng của tiếp cận nguồn vốn tới sử dụng vốn thì việc sử dụng vốn cũng có ảnh hưởng khôn nhỏ đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay sau này. Những hộ sử dụng vốn hiệu quả thường trả lãi và gốc đúng kỳ hạn thì khả năng tiếp tục được vay cao hơn những sử dụng vốn kém hiệu quả dân thương quá hạn trả lãi và gốc.

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ dâ xã quang phục huyện tứ kỳ tỉnh hải dương (Trang 32 - 37)