Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách nghệ thuật Nam Cao tập trung làm rõ nỗi trăn trở da diết về thực trạng sống của con người và tầm nhìn nhân văn mới, chủ nghĩa hiện thực nhân văn và những khám phá đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật,... trong phong cách nghệ thuật Nam Cao.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN VĂN TƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5 0 4 3 3
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN HẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2004
Trang 2CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC -*** -
ĐƠN XIN BẢO VỆ LUẬN ÁN
Kính gửi: Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Đồng kính gửi: Trường Cao đẳng sư phạm Long An
Tên tôi là: Phan Văn Tường
Công tác tại: Trường Cao đẳng sư phạm Long An
Tôi được công nhận là nghiên cứu sinh theo quyết định số 2647/GD & ĐT ngày 12 tháng 09 năm 1994 Hình thức đào tạo: tập trung Các văn bản gia hạn:
- Số 17449/SĐH ngày 01 tháng 12 năm 1998
- Số 470/SĐH ngày 17 tháng 01 năm 2001 cho phép chuyển đề tài nghiên cứu từ “Thi pháp truyện ngắn Nam Cao” (bị trùng với một người khác) sang đề tài “Phong cách nghệ thuật Nam Cao”
- Số 659/QĐ/KHCN-SĐH ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “Phong cách nghệ thuật Nam Cao”
Thuộc chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 50433
Vì vậy tôi làm đơn này kính đề nghị Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho phép tôi được bảo vệ luận án tại Hội đồng đánh giá ở bộ môn
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ngày 12 tháng 10 năm 2003
Người làm đơn
Phan Văn Tường
Ý kiến của giáo sư hướng dẫn khoa học
Trang 3UBND Tỉnh Long An CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường CĐSP Long An ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
- Theo đề nghị của ông trưởng phòng Tổ chức cán bộ
Nay, Trường Cao đẳng sư phạm Long An đề nghị Bộ giáo dục đào tạo, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Cho phép ông: Phan Văn Tường
Nơi công tác: Trường Cao đẳng sư phạm Long An
Là nghiên cứu sinh theo quyết định số 2647/GD & ĐT ngày 12 tháng 09 năm 1994 được bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Phong cách nghệ thuật Nam Cao”
Thuộc chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 50433
Trân trọng kính chào
Ngày…… tháng…… Năm 2003
Hiệu trưởng
Trang 4QUI ƯỚC TRÌNH BÀY
Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng của nó trong phần danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO và được đặt trong dấu ngoặc [ ] ngay sau phần có liên quan, sau dấu ( : ) là số trang Tài liệu trích dẫn nằm ở các trang liền nhau thì được thể hiện bằng gạch nối “” Ví dụ: [100:3334] Nếu tài liệu tham khảo có từ hai tập trở lên thì chữ số La mã ở giữa sẽ là số thứ tự của tập, chữ số Ả rập trước và sau sẽ là số thứ tự của tài liệu và số trang, ví dụ: [13:I:92]
Phần trích dẫn in nghiêng và được đặt trong dấu ngoặc kép (“ “), tên tác phẩm được in đậm
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
PHAN VĂN TƯỜNG
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa của đề tài
Nam Cao bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương từ năm 1936 Trong đó, từ năm
1940 đến 1945 là thời gian ông thực sự viết được nhiều nhất Đương thời người ta ít nói đến văn phẩm của ông Phải từ sau khi ông hi sinh, nhất là từ cuối những năm tám mươi của thế kỉ XX, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao ngày càng được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu Nhiều giá trị của văn nghiệp ông được khẳng định một cách xứng đáng Buổi đầu là sự chú ý của người đọc về lập trường tư tưởng, về kiểu sáng tác (lãng mạn – hiện thực), về đề tài (nông dân – tiểu tư sản trí thức)… Về sau là sự khai thác theo chiều sâu của các nhà nghiên cứu về tư tưởng nhân văn, về thi pháp Nam Cao trong truyện ngắn Tác phẩm của ông được đưa vào giảng day trọng nhà trường từ bậc trung học cơ sở đến bậc đại học Đặc biệt, ở bậc trung học phổ thông, ông được xếp vào chương trình với tư cách là một tác gia cùng bốn tên tuổi lớn khác của văn học hiện đại: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu…
Dù có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao, dù vị trí của ông trong tiến trình phát triển văn học nước nhà đã được khẳng định nhưng những vấn đề về sự nghiệp văn học của Nam Cao vẫn không ngừng được đặt ra Nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận định sâu sắc về sự nghiệp văn học của Nam Cao nhưng chưa có một công trình nào có cái nhìn hệ thống, toàn diện về phong cách nghệ thuật nhà văn này, một phương diện quan trọng tạo cơ sở xác lập vị trí hàng đầu của ông trong đội ngũ các nhà văn Việt Nam hiện đại Cũng đang thiếu những công trình có sự so sánh đối chiếu một cách đầy đủ phong cách nghệ thuật Nam Cao với các nhà văn Việt nam cùng thời hay với nhà văn nước
ngoài mà ông ngưỡng mộ Bên cạnh đó, văn nghiệp Nam Cao có một độ “mở” nhất định
và đang tác động rõ rệt lên sáng tác không ít nhà văn đương đại Không hoàn toàn là những vấn đề mới mẻ tuyệt đối nhưng tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nam Cao, những giá trị độc đáo, mới mẻ của ông trong sáng tạo nghệ thuật để phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập là ý nghĩa của đề tài luận án này
Do tiếp cận đề tài từ góc độ phong cách nghệ thuật một nhà văn nên luận án không đi sâu trình bày lịch sử những vấn đề lí luận về phong cách học và những mối quan hệ đa dạng phức tạp của nó với các phạm trù khác của lí luận văn học Nhiệm vụ
Trang 7chủ yếu của luận án là trình bày hệ thống những đặc điểm tư tưởng – nghệ thuật tạo nên sự độc đáo, mới mẻ, nhất quán mang tính giá trị của phong cách nghệ thuật Nam Cao, góp phần khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà văn trong lịch sử văn học Việt nam hiện đại
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Quá trình nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nam Cao
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao được chú ý từ năm 1941 với lời tựa của Lê Văn
Trương cho tập Đôi lứa xứng đôi do nhà xuất bản “Đời nay” ấn hành Tháng 2 – 1952, tác phẩm Nam Cao thật sự trở thành đối tượng của khoa văn học với bài “ Nam Cao” của
Nguyễn Đình Thi in trong Mấy vấn đề văn học – (NXB Văn nghệ –H.1956) Từ đó đến nay đã có hơn 190 công trình, bài viết về Nam Cao được công bố
Tô Hoài là người sống nhiều với Nam Cao cả trước và sau cách mạng Trong các bài viết “Chúng ta mất Nam Cao” (1954), “ Người và tác phẩm Nam Cao” (1956), “ Nam Cao” (Lời giới thiệu chuyên luận “Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc” của Hà Minh Đức - 1961), Tô Hoài đều nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa con người nhà văn với tư tưởng nghệ thuật, giữa hiện thực cuộc sống với những điều được phản ánh trong tác phẩm Nam Cao
Năm 1961, Hà Minh Đức có chuyên luận đầy đặn đầu tiên về Nam Cao với tiêu đề
“Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc” Trong chuyên luận, khi đề cập đến phong cách
Nam Cao, ông viết: ”Sự kết hợp chặt chẽ và thường xuyên những yếu tố tiến bộ về tư
tưởng với những sáng tạo về nghệ thuật cho Nam Cao có một phong cách đặc biệt: phong cách một nhà văn hiện thực tâm lí” [39:183]
Cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về Nam Cao, Phong Lê không trực tiếp đề cập đến vấn đề phong cách nghệ thuật nhưng ông nói đến “đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao”- một yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật nhà văn Ông
khẳng định: “… Với ý thức tạo một chất giọng điệu riêng, không dẫm lại người khác… năm
năm đi vào đời văn của Nam Cao là một sự dồn nén biết bao gắng công và nỗ lực … cho một sự nghiệp không lẫn với ai” [87:96]
Từ năm 1973, trong giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam”, Nguyễn Hoành Khung
đã viết: “Bằng một tài năng lớn, Nam Cao đã có những đóng góp mới mẻ đối với sự phát
Trang 8triển văn xuôi Việt Nam – Nam Cao xuất hiện trong văn học sử như là người đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán …” [65:82] Đến những năm cuối thế kỉ XX,
ông đã khẳng định một cách mạnh mẽ: “Phong cách của Nam Cao giai đoạn 1941 – 1945
kết tinh phong cách thời đại” (193:30)
Bên cạnh các công trình trên còn có các bài viết: Đọc những truyện ngắn Nam
Cao của Nguyên Hồng (1960), Đọc “Truyện ngắn Nam Cao” soi lại những bước đường
đi lên của một nhà văn hiện thực của Huệ Chi – Phong Lê (1960), Nam Cao – con người và xã hội cũ của Lê Đình Kị (1964), Con người bị từ chối quyền làm người trong
truyện “Chí Phèo” của Nam Cao của Nguyễn Văn Trung (1965), Cách mạng tháng
Tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao của Nguyễn Đức Đàn (1968)… Nội dung các bài viết trên chủ yếu đề cập đến lập trường tư tưởng tiến bộ khi nhà văn đứng về phía những người nghèo khổ, nội dung phản ánh hiện thực xã hội của tác phẩm, phê phán sự bi quan bế tắc trong tư tưởng của Nam Cao Riêng bài của Nguyễn Văn Trung đã bước đầu thâm nhập vào tư tưởng nhân văn Nam Cao khi nhà nghiên cứu bàn đến bi kịch
bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên
Từ những năm tám mươi của thế kỉ XX trở đi, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao được giới nghiên cứu chú ý nhiều hơn Nhiều tầng lớp ý nghĩa của tác phẩm Nam Cao được khám phá, vị trí văn học sử của Nam Cao ngày càng được khẳng định Có thể kể những công trình tiêu biểu: Nghĩ tiếp về Nam Cao (NXB Văn học – 1991), Nam Cao một đời người một đời văn của Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nam Cao – phác thảo chân dung và sự nghiệp của Phong Lê (1997), Nam Cao đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức (1998), Nam Cao – về tác gia và tác phẩm do Bích Thu biên soạn và tuyển chọn (1998), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao – luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoa Bằng, Nam Cao – con người và tác phẩm – Nhiều tác giả – NXB Hội nhà văn (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao của Vũ Khắc Chương (2000), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền (2001)…
Trong cuốn Nam Cao một đời người một đời văn, Nguyễn Văn Hạnh đã đề cập đến những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao Ông nói đến những đặc điểm tính cách con người Nam Cao trước và sau cách mạng tháng 8ˆ- 1945, nói đến những đóng góp xuất sắc nhất của Nam Cao về tư tưởng nhân đạo, về nghệ thuật
Trang 9xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí, về ngôn ngữ tác phẩm Nam Cao … Cuối cùng, ông kết
luận: “Nam Cao là nhà văn trong ý nghĩa đích thực và cao quí của khái niệm này, và là
một nhà văn hiện đại” [44:43]
Hơn ba mươi năm viết về Nam Cao, nhưng đến năm 1997, Phong Lê vẫn coi công trình nghiên cứu của mình chỉ là “Phác thảo sự nghiệp và chân dung” về nhà văn lớn này Ông tiếp cận tác phẩm Nam Cao từ hình ảnh người trí thức, số phận người nông dân, từ đặc trưng bút pháp hiện thực, từ con người Nam Cao với quê hương và cách mạng…
“Nhìn từ cuối thế kỉ” về Nam Cao, Phong Lê viết: “… Để hiểu Nam Cao hôm nay cần
nhiều phương pháp tiếp cận mới, nhưng ngay phương pháp tiếp cận xã hội học vẫn chưa phải đã cạn kiệt sinh lực đối với các tác phẩm cổ điển… “ [87:209]
Cùng với việc tái bản chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, tập truyện Đôi lứa xứng đôi và một số truyện ngắn còn ít được biết đến, trong cuốn Nam Cao đời văn và tác phẩm, Hà Minh Đức tiếp tục công bố các nghiên cứu mới của mình về Nam Cao Ông bàn về nghệ thuật sáng tạo tâm lí, đề cập đến ý nghĩa phê phán và tự phê phán, tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm Nam Cao Ông cũng thông tin về sự nghiệp Nam Cao qua một cuộc hội thảo ở nước ngoài… Về phong cách nghệ thuật
Nam Cao, Hà Minh Đức đã khảo sát tập truyện Đôi lứa xứng đôi và nhận định: “Trên cả
hai đề tài về nông dân và trí thức nghèo trong tập truyện “Đôi lứa xứng đôi” Nam Cao đã bộc lộ rõ và định hình một phong cách sáng tạo độc đáo” [39:310]
Trong chuyên luận Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Khắc Chương đã khảo sát các yếu tố chủ thể kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, cốt truyện, cách kể, nhịp điệu kể… Tác phẩm Nam Cao đã được tiếp cận bằng các khái niệm thi pháp học, một hướng nghiên cứu mới trong văn học
Với luận án tiến sĩ Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Hoa Bằng đã khảo sát và phát hiện được tính chất đa thanh của ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao thể hiện ở sự phức hợp các loại giọng, các chất giọng, phức hợp các tiếng nói xã hội Tác giả cũng
đề cập đến vấn đề nhân vật, phân loại nhân vật theo “ điểm nhìn định kiến” và nhân vật
tự ý thức Các phương diện thời gian và không gian nghệ thuật, kết cấu, cốt truyện… cũng đã được nêu lên khá đầy đủ trong luận án
Chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền là một công trình đầy đặn nghiên cứu tương đối toàn diện sự nghiệp sáng tác của Nam cao dưới cái
Trang 10nhìn phương pháp sáng tác Nhà nghiên cứu đi tìm con đường đến với chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao, quan niệm nghệ thuật, vấn đề loại hình và thi pháp, tư tưởng nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật trong sáng tác của Nam Cao Từ những
phát hiện về sự đóng góp xuất sắc của nhà văn, Trần Đăng Suyền kết luận: “Nếu như
thiên tài là đi trước thời đại và có tính hiện đại, là vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian, là độc đáo, duy nhất, là không lặp lại được thì đối với nền văn học hiện đại Việt Nam, hai chữ ấy phù hợp với Nam Cao” [143:270]
Cũng viết luận án tiến sĩ về Nam Cao, Hà Bình Trị đề cập đến quan niệm nghệ thuật của Nam Cao, chất trữ tình, nghệ thuật miêu tả tâm lí, đánh giá cao đóng góp của
Nam Cao vào chủ nghĩa nhân đạo trong văn học với vấn đề “sự ý thức về cá nhân” Oâng
bàn đến yếu tố được gọi là tự nhiên chủ nghĩa trong sáng tác của Nam Cao và phát hiện thấy nhiều chỗ khác nhau trong văn bản truyện Chí Phèo từ lần đầu xuất hiện với cái tên Đôi lứa xứng đôi đến những lần in sau này
Trong khối lượng lớn các tài liệu nghiên cứuvề Nam Cao, vấn đề phong cách nghệ thuật Nam Cao ít nhiều cũng được đề cập Trực tiếp nhất là hai bài: Phong cách truyện ngắn Nam Cao của Vũ Tuấn Anh, và, Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng của Bùi Công Thuấn
Là một bài báo (in lần đầu trên “Quân đội nhân dân” thứ bảy số 76 năm 1991) và
chỉ đề cập đến truyện ngắn cho nên Vũ Tuấn Anh không đi sâu mà chủ yếu nêu lên một
số đặc điểm của “Phong cách truyện ngắn Nam Cao”: “Văn Nam Cao là phức hợp, là tổng
hoà những cực đối nghịch: bi và hài, trữ tình và triết lí, cụ thể và khái quát”; “có những tiếng kêu cứu âm thầm cất lên từ trang viết của Nam Cao”; “thi pháp truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã” [194: 108]
Cũng là một bài báo, Bùi Công Thuấn khi bàn về “Phong cách truyện ngắn Nam
Cao trước cách mạng” chủ yếu đề cập đến phương diện ngôn ngữ: “kiểu câu ngắn và cộc” “chất giọng Bắc bộ” như là những đặc điểm của phong cách Nam Cao Bên cạnh
đó, tác giả bài báo còn đề cập đến kiểu cấu trúc tâm lí – triết lí của tác phẩm của nhà văn này [194:368]
Trong cuốn sách Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, Nguyễn Đăng Mạnh đã có hai bài về Nam Cao Viết từ năm 1978, trong “Chủ nghĩa hiện thực
Nam Cao”, Nguyễn Đăng Mạnh đã đề cập đến những nét lớn của phong cách nhà văn
Trang 11này: “nỗi đau đớn trước tình trạng con người vì miếng cơm manh áo mà không sao đứng
thẳng lên được, không sao giữ được nhân tính, nhân cách, nhân phẩm’; “tấm gương của một cây bút luôn luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo”; “Nam Cao là nhà văn của một chủ nghĩa hiện thực tâm lí”; “cách kể chuyện biến hoá”…
Ở bài sau, “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao”, ông đã nói đến sự độc đáo
của nhà văn từ một đề tài không mới, Nam Cao kêu gọi hãy cứu lấy nhân phẩm, nhân tính, nhân cách con người trước cái đói miếng ăn chứ không chỉ kêu gọi cứu đói cho con người như một số nhà văn khác cùng thời
Trong các cuốn sách Nghĩ tiếp về Nam Cao (NXB văn học – 1991), Nam Cao – về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục – 1998), Nam Cao – con người và tác phẩm (NXB
Hội nhà văn – 2000), những người biên soạn đã xếp vào phần “Phong cách nghệ thuật”
những bài viết của các tác giả khác nhau về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao Có thể chia các bài viết ấy thành ba nhóm:
- Nhóm bài bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao: Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lí của Hà Minh Đức; Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao của Trương Thị Nhàn; Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác Nam Cao của Trần Thị Việt Trung…
- Nhóm bài bàn về ngôn ngữ nghệ thuật: Thử sống trong văn Nam Cao của Nguyễn Lương Ngọc, Lối văn kể chuyện của Nam Cao của Phan Diễm Phương, Tìm hiểu một chữ “Nhưng” trong văn Nam Cao của Phan Trọng Thưởng…
- Nhóm còn lại chủ yếu bàn chung về thi pháp: Một đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao của Phạm Quang Long, Những đổi mới trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao sau 1945 của Phùng Ngọc Kiếm, Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao của Trần Đăng Suyền, Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao của Phong Lê…
Không trực tiếp nghiên cứu tác phẩm dưới cái nhìn phong cách học nhưng những bài viết trên đây đã nêu lên những đặc điểm nổi bật về mặt hình thức nghệ thuật, về thi pháp trong các sáng tác của Nam Cao
2.2 Những vấn đề cần được xem xét thêm
Nói đến phong cách nghệ thuật một tác giả văn học là nói đến sự độc đáo toàn vẹn có tính hệ thống của sự nghiệp sáng tạo của nhà văn ấy Đã có nhiều người nghiên cứu
Trang 12về Nam Cao nhưng chưa có công trình nào đề cập toàn diện đến phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện trong truyện ngắn lẫn tiểu thuyết của ông Có những tác phẩm được
“đào xới” rất kĩ như Chí Phèo, Lão Hạc, Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn … nhưng
lại ít ai nêu lên mối liên hệ thống nhất giữa chúng như là một dấu hiệu của phong cách nghệ thuật Nam Cao
Một vấn đề khác là, trong khi nhấn mạnh và đề cao ý nghĩa phê phán, cảm hứng nhân văn của tác phẩm Nam Cao, các nhà nghiên cứu chưa nêu ra: vì sao tác phẩm ông lại mang cảm hứng phê phán, cảm hứng nhân văn như vậy ? Đó phải chăng là quan niệm, là cái nhìn của ông về con người và cuộc sống ? Đó phải chăng là hệ thống quan niệm nghệ thuật đúng đắn và sâu sắc, tạo thành những nguyên tắc của phản ánh nghệ thuật như M.B Khravtrenko đã nói?
Những vấn đề về phong cách Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu, giọng điệu và phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật cũng cần được khảo sát một cách kĩ lưỡng hơn
3 Giới hạn của đề tài
3.1 Về khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn
Tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu văn học Bởi vì tài năng đích thực và sự đóng góp của nhà văn thể hiện một cách nổi bật
ở sự độc đáo trong các tác phẩm của họ, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ
thuật Nhà văn Nga Ivan Turgenev đã viết: “Cái quan trọng trong tài năng văn học, và tôi
nghĩ rằng cũng có thể trong bất kỳ tài năng nào, là cái tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình Vâng, điều quan trọng là tiếng nói của riêng mình, những nốt đặc biệt của mình; những nốt không dễ tìm thấy ở bất kỳ một người nào khác” [72:91] “Tiếng nói của riêng mình” là hướng phấn đấu của những nhà văn chân tài Phát hiện được “tiếng nói riêng”
ấy, nhất là ở những nghệ sĩ lớn, cũng là cái đích khám phá của những người nghiên cứu văn học
Nhưng nội dung của “tiếng nói riêng” ấy, của phong cách nghệ thuật nhà văn là gì ? Thuật ngữ “phong cách” đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực
Trong văn học nghệ thuật quan niệm về phong cách cũng thật phong phú Nhiều ý kiến
cho rằng, phong cách là những đặc điểm độc đáo của hình thức nghệ thuật: “Phong cách
Trang 13– đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó” [72:134] Một
số khác lại xem phong cách là sự độc đáo của nhà văn trong sử dụng ngôn ngữ : “Phong
cách – đó là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là sự tác động qua lại giữa những khái niệm và những ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [72:131]
Có người cho rằng phong cách là một phạm trù lịch sử – thẩm mĩ rộng nhất, bao quát nhất, nhưng có người lại coi phong cách như những đặc điểm độc đáo của từng tác phẩm văn học riêng lẻ …
Ở Việt nam, giáo trình Lí luận văn học dùng trong các trường Đại học Tổng hợp,
Sư phạm do Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh chủ biên đã đưa ra những quan niệm về phong cách Trong các công trình nghiên cứu cụ thể như Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Nhà văn Việt nam hiện đại – chân dung và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học học văn của Hoàng Ngọc Hiến, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt của Cù Đình Tú …, các tác giả cũng đã nêu ra những cách hiểu của mình về vấn đề phong cách
Nhìn chung, mọi người điều nhất trí với nhau rằng, xác định phong cách là phải phát hiện cho được những yếu tố đặc sắc, độc đáo thường lặp đi lặp lại của một hiện tượng văn học (một tác phẩm, một nhà văn, một trào lưu văn học) Trong Góp phần xác định các khái niệm: phong cách, trào lưu văn học, phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác,
thi pháp, Nguyễn Văn Hạnh viết: “Phong cách bao giờ cũng là hệ thống những đặc điểm
tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng … Xác định phong cách đòi hỏi phải đi sâu phát hiện sự thống nhất, tính qui luật … những yếu tố được lặp đi lặp lại, hoặc những yếu tố
“trội”, những “điểm sáng” có vị trí nổi bật và có ý nghĩa chi phối, bao quát các yếu tố khác trong hệ thống.” [45:204, 206] Những yếu tố đó không riêng lẻ, ngẫu nhiên mà có
sự thống nhất tương đối bền vững, thông qua những biểu hiện phong phú đa dạng, tạo nên giá trị mới trong sự phát triển của văn học
Chúng tôi quan niệm phong cách nghệ thuật là hệ thống những đặc điểm cả về nội
dung và hình thức, về tư tưởng và nghệ thuật tạo nên tính độc đáo và giá trị mới mẻ của một hiện tượng văn học xét ở chiều lịch đại và đồng đại của tiến trình văn học
Trang 14Phong cách nghệ thuật có thể được nghiên cứu ở các “cấp độ” khác nhau Có thể
có phong cách tác phẩm khi tác phẩm nào đó là thành quả của một quá trình sáng tạo độc
đáo, có giá trị mới mẻ chịu được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian: “Phong cách
Truyện Kiều” , “Phong cách tác phẩm Epghenhi Onhegin”… Có thể có phong cách tác
giả: “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Trãi”, “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Du”,
“Phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên”… Có thể có phong cách một trào lưu, một thời kì
văn học: phong cách lãng mạn, phong cách hiện thực, phong cách thơ Đường …
Chúng tôi cũng nhận thức rằng chỉ những nhà văn có tài năng sáng tạo được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới có thể xem là nhà văn có phong cách Mỗi nhà văn có phong cách đều tạo ra trong tác phẩm của mình một thế giới nghệ thuật độc đáo, người đọc có thể nhận diện họ giữa các nhà văn cùng thời, xác định được vị trí của họ trong sự phát triển chung của văn học Thế giới nghệ thuật ấy đa dạng, phong phú nhưng bao giờ cũng có tính thống nhất mà nền tảng của sự thống nhất này là cách nhìn riêng về con người và cuộc sống, là tư tưởng nghệ thuật riêng của nhà văn
Từ nhận thức trên, chúng tôi cho rằng, để xác định phong cách nghệ thuật nhà văn cần phải tìm được sự thống nhất của các mối liên hệ sau đây:
Một là, sự thống nhất của mối liên hệ giữa nhà văn và tác phẩm do nhà văn ấy sáng
tạo ra – mối liên hệ tác giả và tác phẩm
Nhà văn là chủ thể sáng tạo còn tác phẩm văn học là thành quả sáng tạo Có thể coi mối quan hệ này là mối quan hệ nhân – quả Nhân cách, kinh nghiệm sống, thế giới tinh thần, tình cảm con người sẽ được nhà văn khai thác về mặt thẩm mĩ với tư cách là một nghệ sĩ Nhà văn sống với ai, sống như thế nào, nơi nhà văn sinh ra, lớn lên ra sao, cuộc sống lớn và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại đang diễn ra những điều gì … tất cả chúng đều tác động qua lại lẫn nhau và sẽ qui định cái nhìn về con người và cuộc sống, về tư tưởng nghệ thuật, tạo nên một thế giới thẩm mĩ độc đáo mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn Nói về ý nghĩa của kinh nghiệm sống, của ấn tượng trực tiếp từ cuộc sống với sáng
tác, Dostoievski đã viết: “… Muốn viết được một cuốn tiểu thuyết thì cần dự trữ một hoặc
một vài ấn tượng mạnh mẽ mà con tim tác giả đã thể nghiệm thật sự” [72:113]
Mặt khác, mỗi con người bình thường đã là một thực thể duy nhất huống hồ là người nghệ sĩ Con người nhà văn, cá tính và tài năng độc đáo của nhà văn là cơ sở để lí giải những tác phẩm nghệ thuật mà nhà văn ấy sáng tạo nên Đó cũng là căn cứ để xác định
Trang 15phong cách nghệ thuật tác giả Bởi vì phong cách biểu hiện sự lĩnh hội đặc sắc và mới mẻ về thế giới của nhà văn Sự thật trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân nghệ sĩ Hiện tượng, sự vật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách thể hiện của các nhà văn là muôn màu muôn vẻ Cách nhìn, cách cảm của nhà văn càng tinh diệu thì anh ta càng thâm nhập sâu vào bản chất sự vật, những khái quát nghệ thuật, những khám phá sáng tạo của anh ta càng lớn, càng độc đáo
Dĩ nhiên, điều đó chỉ có được khi nào nhà văn phát hiện ra cái mới, thể hiện nó bằng hình tượng, thuyết phục được độc giả tin vào sự đúng đắn của những quan niệm về con người và cuộc sống, những nguyên tắc sáng tạo thẩm mĩ của mình Phong cách nghệ thuật lệ thuộc rất nhiều vào tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn, thể hiện cả trong cách nhìn lẫn trong phương thức tổ chức thế giới nghệ thuật Chúng ta cần phải tìm ra sự thống nhất trong mối liên hệ giữa con người và cuộc sống của tác giả với sự hình thành quan niệm nghệ thuật, kiểu lựa chọn đề tài, chủ đề, cách thể hiện tư tưởng bằng việc miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm của nhà nghệ sĩ
Hai là, xác định phong cách nghệ thuật nhà văn, cần phải tìm hiểu sự thống nhất,
mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và nghệ thuật Bởi vì nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học không phải là đại lượng mà là quan hệ gắn
kết hữu cơ với nhau Hegel viết: “Nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà chính là chuyển
hoá của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng gì khác hơn là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức” [189:257] Biêlinski, nhà phê bình Nga thế kỷ XIX cũng
khẳng định sự thống nhất của nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật: “Trong
tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hoà hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại” [189:256]
Mối quan hệ này càng sâu sắc, sức hấp dẫn của nó càng lớn, các yếu tố của chúng càng khó có khả năng thay thế được Cho nên không thể chỉ đề cập đến phương diện này,
bỏ qua phương diện khác, mà phải cùng lúc khảo sát để tìm ra “những khám phá về nội
dung và những phát minh về hình thức” của một hiện tượng nghệ thuật, như nhà văn Nga
Leônov đã nói
Cuộc đời và sự nghiệpvăn học của Nam Cao đã thực sự hội tụ một cách xuất sắc
các mối liên hệ trên đây Có thể nói, phong cách nghệ thuật Nam Cao là tính độc đáo và
Trang 16giá trị, là khuôn mặt riêng với những đóng góp mới mẻ của nhà văn vào trong tiến trình văn học dân tộc bằng nhiều tác phẩm xuất sắc, cả ở nội dung và hình thức, tư tưởng và nghệ thuật
3.2 Về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Phong cách nghệ thuật Nam Cao chúng tôi khảo sát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao cả trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 Theo Nam Cao toàn tập do Hà Minh Đức sưu tầm, giới thiệu (NXB Văn học – H.2000 – 3 tập –
1739 trang), Nam Cao có 71 truyện ngắn, 1 vở kịch, 2 tiểu thuyết cùng một số trang nhật
kí Không nhiều về số lượng nhưng tác phẩm Nam Cao đã có những phát hiện, đóng góp thật sự có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật Luận án tập trung khảo sát hệ thống các giá trị ấy để nêu lên những đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nam Cao
4 Những đóng góp mới của luận án
Chỉ mười năm xuất hiện trên văn đàn nhưng Nam Cao là một trong những nhà văn được nghiên cứu khá nhiều Các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao đã được đề cập một cách sâu sắc và khá đầy đủ Nhưng những cái mới về chất trong yêu cầu phát triển của văn học đương đại và sự thống nhất các giá trị đó vào một chỉnh thể nghệ thuật, tức là nghiên cứu văn nghiệp của Nam Cao như một hệ thống toàn vẹn, dưới cái nhìn phong cách học, thì chưa nhà nghiên cứu nào thực sự tìm hiểu đầy đủ
Kết thừa và phát huy những thành tựu rất đáng trân trọng của những người đi trước trong nghiên cứu về Nam Cao, luận án tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Nam Cao dưới góc độ phong cách nghệ thuật nhà văn Bằng cái nhìn phong cách học, luận án sẽ nêu lên cái độc đáo, cái mới mẻ của Nam Cao về tầm nhìn nhân văn mới, về đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao từ quan niệm nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác, về những khám phá đặc sắc của ông trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, trong tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ
Bằng việc làm sáng tỏ những đặc điểm phong cách nghệ thuật Nam Cao, luận án góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại Đồng thời, những kết quả của luận án còn góp
Trang 17phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy học tập về nhà văn Nam Cao và cả thời kì văn học mà nhà văn sống và sáng tác
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống để xem xét từng tác phẩm như một chỉnh thể và toàn bộ các tác phẩm Nam Cao như một hệ thống Phương pháp so sánh được sử
dụng trong luận án ở hai cấp độ: so sánh các tác phẩm khác nhau của Nam Cao để thấy được sự ổn định bền vững và sự phát triển của phong cách nghệ thuật nhà văn theo hướng vừa thống nhất vừa đa dạng Bên cạnh đó là so sánh với tác phẩm của các tác giả
khác để thấy được sự độc đáo mới mẻ của phong cách nghệ thuật Nam Cao Phương
pháp thống kê giúp tác giả luận án có cơ sở để chỉ ra sự lặp đi lặp lại của những yếu tố
nội dung, những biện pháp nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao dưới cái nhìn phong cách
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần” Mở đầu” và ‘Kết luận”, luận án có ba chương:
Chương 1: Phong cách nghệ thuật Nam Cao: nỗi trăn trở da diết về thực trạng sống
của con người và tầm nhìn nhân văn mới
Chương 2: Phong cách nghệ thuật Nam Cao: chủ nghĩa hiện thực nhân văn và
những khám phá đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chương 3: Phong cách nghệ thuật Nam Cao thể hiện trong kết cấu, giọng điệu,
ngôn ngữ
Trang 18Chương một
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NAM CAO: NỖI TRĂN TRỞ
DA DIẾT VỀ THỰC TRẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI
VÀ TẦM NHÌN NHÂN VĂN MỚI
1 Sự quan tâm sâu sắc và nhất quán về vấn đề giá trị con người
1.1 Giá trị con người: sống phải mang khát vọng tự do phát triển trong mối liên hệ với cộng đồng
Con người phải sống như thế nào, đâu là giá trị của sự sống con người là những câu hỏi lớn mà nhân loại đặt ra cho mình từ lâu trước những biến đổi của lịch sử Trong tác phẩm của mình, Nam Cao cũng nêu lên vấn đề có tính muôn thưở ấy Qua lời tranh luận của Thứ với San trong Sống mòn, ta có thể thấy được quan niệm của Nam Cao về giá trị
sự sống con người: “Sống – tôi nói cái sự sống nó tự biết nó chứ không phải lối sống vô tri
vô giác của cỏ cây, sống tức là cảm giác và tư tưởng Sống cũng là hành động nữa nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động” [13:II:196]
“Sống có cảm giác” là phải nhạy bén, nhạy cảm trước những tác động của cuộc sống
xung quanh đối với con người Thờ ơ, dửng dưng trước sự biến đổi không ngừng, sự phong phú, đẹp đẽ của tạo vật thì không phải là sống, là con người Biêlinski đã nói rất đúng
rằng “Biết ngạc nhiên trước cái kiều diễm, đó là điều kiện để làm nên phẩm giá con
người” Bên cạnh đó, con người sống mà không có cảm xúc gì trước niềm vui và nỗi
buồn dù có khi mới chỉ là những rung động mơ hồ, thoảng qua của người thân, của những người xung quanh, đóng kín tâm hồn mình, đứng bên lề cuộc sống cộng đồng thì đó cũng không phải là con người mang phẩm chất người
Có giác quan nhạy bén, “linh diệu” như chính cách nói của Nam Cao, con người cần phải suy nghĩ, phải “có tư tưởng” Suy nghĩ, tư tưởng sẽ giúp con người hiểu biết, đánh
giá đúng thế giới xung quanh và chính mình, đứng vững trước những thử thách của cuộc
sống và sống tốt hơn lên Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Con phải nhờ người khác dạy, bệnh phải
nhờ người khác chữa, dù chính mình là thầy giáo hay thầy thuốc Nhưng cách làm người ở đời thì e phải tự mình suy nghĩ lấy, bao nhiêu đơn thuốc người khác kê cho thường chỉ là giấy lộn” [179:78-79] Ngay cả khi có thể chất mạnh mẽ hay có đời sống vật chất đầy đủ
nhưng ngu muội, dốt nát, con người vẫn khó có thể tìm thấy niềm vui theo đúng bản chất
người, năng lực người Trong “Nhật kí” của mình, Lutvich Vitghenstainơ đã viết: “Làm
Trang 19sao con người có thể sung sướng khi họ không thể chống cự nổi sự cực khổ đọa đày của thế giới này ? Chỉ có thể bằng cuộc sống có nhận thức Sự hiểu biết và lương tâm tốt đẹp là hạnh phúc, chỉ có nhận thức mới đem lại cho ta cuộc sống ấy Cuộc sống có nhận thức là cuộc sống hạnh phúc mặc dù thế giới có cực đến đâu chăng nữa” [185:127] Chính Nam
Cao cũng viết như thế trong Sống mòn qua lời nhận vật Thứ: “Tôi quí cái học thức ít ỏi
của tôi Tôi lấy làm kiêu vì nó Tôi nghèo, tôi khổ, tôi ốm yếu thật, nhưng nếu bảo tôi đổi cái học thức của tôi lấy cái giàu, cái sướng, cái khỏe mạnh của người dốt nát, nhất định tôi không đổi” [13:II:197]
Từ chỗ ý thức “sống tức là có cảm giác và tư tưởng” như thế cho nên Nam Cao đã đặt vấn đề về giá trị của cuộc sống con người: “Sống là để làm cái gì đẹp hơn nhiều, cao
quí hơn nhiều Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng trong mình Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung” [13:II:257] Sống là để phát huy, phát triển năng lực phẩm chất người ở trong
con người, làm cho con người sống xứng đáng với “kiểu mẫu của thế gian, vẻ đẹp của
muôn loài” (Shakespeare), quan niệm này về con người của Nam Cao thật mới mẻ, độc
đáo Quan tâm đến con người không chỉ dừng lại ở sự quan tâm đến thực trạng con người đang sống ra sao mà phải chú ý con người được phát triển như thế nào năng lực của chính nó trong cuộc sống Chừng nào con người còn phải vật lộn với những nhu cầu vật chất bức thiết thì chừng đó chưa thể nói đến sự phát triển đích thực của con người Tự do chân chính, tự do cao nhất của con người chính là được tự do phát triển các khả năng có ở trong con người: khả năng hoạt động trong những ngành sản xuất, khả năng sáng tạo nghệ thuật, nghiên cứu khoa học … Không được tự do phát triển những năng lực mang phẩm chất người vừa nói thì các khái niệm tự do, công bằng, dân chủ sẽ chỉ dành cho
“một thiểu số độc quyền phát triển” như Marx đã có lần khẳng định
Không chỉ được tự do phát triển mà con người còn “phải gom góp sức lực của mình
vào công việc tiến bộ chung” Bởi vì, sự phát triển của cá nhân phải góp phần vào sự phát
triển xã hội, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau Một mặt, “sự tự do
phát triển của mỗi người là điều kiện cho sự tự do phát triển của tất cả mọi người”[179:67], mặt khác, “cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người” [179:63] như C.Mac và Ph Aêng ghen đã viết
trong Tuyên ngôn Cộng sản và Gia đình thần thánh Sự tiến bộ của mỗi người sẽ thúc
Trang 20đẩy sự tiến bộ chung và chỉ trong một hoàn cảnh tiến bộ mới có thể có được sự tự do phát triển năng lực cá nhân con người Lí tưởng tốt đẹp của con người về cuộc đời chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện xã hội thuận lợi, khi mà đời sống vật chất và tinh thần của tất cả mọi người không ngừng được nâng cao Đặt vấn đề tự do phát triển của cá nhân phải ở trong mối liên hệ với cộng đồng, với sự phát triển chung, cái mới của Nam Cao trong quan niệm về con người là ở đó
Văn học lãng mạn thời ấy, cả Thơ Mới và Tự Lực Văn Đoàn, cũng đặt ra vấn đề cá
nhân Hoài Thanh – Hoài Chân viết trong Thi nhân Việt nam: “Ngày thứ nhất ai biết
đích ngày nào – chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt nam, nó thực bỡ ngỡ Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân Xã hội Việt nam từ xưa không có cá nhân Chỉ đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình Còn cá nhân, cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả” Tuy nhiên, vấn đề cá nhân trong văn học lãng mạn thường được tuyệt đối
hoá, đối lập với gia đình, xã hội
Xuân Diệu, thi sĩ “mới nhất trong các nhà Thơ Mới”, viết:
Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!
Những sợi tơ lòng Nhiều tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn cũng trực diện đề cập đến vấn đề con người cá nhân Ở thời kì đầu, các tiểu thuyết của văn phái này đề cao chủ trường giải phóng
Trang 21con người thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, đòi quyền được làm người Trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh, cô Loan khi bị mẹ chồng ngược đãi đã
mạnh mẽ tuyên bố: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi… Bà là
người, tôi cũng là người, không ai hơn ai, kém ai” [171:43-44] Hồng trong Thoát li của
Khái Hưng khi bị người dì ghẻ đối xử tàn nhẫn đã “luôn luôn trêu tức người dì ghẻ và tỏ
cho người ấy biết rằng nàng có đủ hết mọi thứ quyền tự do” [171,43] Ở khía cạnh tự do
trong tình yêu, Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng đã nói thẳng với bà Án: ”Nhà
tôi không có mả lấy lẽ” - một sự phản kháng trật tự cũ và đồng thời cũng là sự ý thức về
quyền bình đẳng trong hôn nhân “Con có quyền đi lấy chồng”, câu nói ấy của Nhung
trong Lạnh lùng của Nhất Linh lại khẳng định con người có quyền được hưởng hạnh phúc chứ không thể chôn vùi tuổi xuân trong sự thủ tiết đạo đức chật hẹp
Bị ràng buộc hàng ngàn năm bởi lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, việc khẳng định tự
do yêu đương như vậy của các nhà văn tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thời đại ấy
Từ cuối của những năm ba mươi của thế kỉ XX trở đi, vấn đề con người cá nhân được các nhà tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đặt ra với những yêu cầu mới Không chỉ đòi quyền được làm người, lúc này các nhân vật của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo … đòi quyền tự do cá nhân tuyệt đối, bất chấp đạo lí, bất chấp xã hội Tuyết (Đời mưa gió - Khái Hưng - Nhất Linh) kiên quyết khước từ trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, khước từ tất cả
các mối quan hệ đạo đức để “không bao giờ trở thành vật sở hữu của riêng ai”, coi “ái
tình là sự gặp gỡ của hai xác thịt” và sống “không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh”! Trương trong Bướm trắng (Nhất Linh), Nam trong Đẹp
(Khái Hưng), Cảnh trong Thanh Đức (hay Băn khoăn – Khái Hưng) cũng đều là những
mẫu người như Tuyết: “Sinh ra ở đời để mà sung sướng, để thoả mãn chứ không phải để
khổ sở, để than phiền hay để theo đuổi một mục đích viển vông nào” (Thanh Đức –tr.50)
Dù nhìn vấn đề theo phương diện đạo đức hay triết học thì chúng ta cũng thấy đây là quan niệm cá nhân cực đoan và ảo tưởng: không thể có cá nhân tuyệt đối, đối lập và đứng lên trên xã hội
Nam Cao đã kế thừa tư tưởng tự do cá nhân trong quan niệm về con người của Tự Lực Văn Đoàn Nhưng Nam Cao đã mới mẻ hơn khi cho rằng, con người phải được tự do
Trang 22phát triển những năng lực của mình và tự do cá nhân phải gắn với tự do phát triển của mọi người, gắn với tiến bộ chung thì mới có ý nghĩa, mới có điều kiện để tồn tại Về vấn
đề này, Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định: “Nếu như phần nhiều cái “tôi” trong văn
học lãng mạn trong khi giãy giụa “nổi loạn” chống lại xã hội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, chỉ còn tự thực hiện và tự “phát triển” trong sự đối lập với xã hội; thì
ở Nam Cao, yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân đạo tiến bộ… Có lẽ trong văn học đương thời, không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cá nhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy …” [195:232]
Cách mạng Tháng Tám thành công rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Nam Cao lại vác ba lô cùng với nhân dân đi trên con đường lớn cách mạng, tự biến mình thành
“một tuyên truyền viên nhãi nhép” để phục vụ kháng chiến – hi sinh cái “tôi” nhỏ bé để
phụng sự cuộc đời chung Ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật của truyện ngắn Đôi mắt trước hết thể hiện ở sự lựa chọn dứt khoát của nhà văn Độ với tư cách là công dân của một nước đang tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc chống kẻ thù: dùng tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình để phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân Nếu trước cách mạng, Điền,
Hộ, “tôi”… bế tắc và bất lực, sáng tác văn chương để lo cho cái tên của mình thì trong
kháng chiến, Độ đã có thể vững tin đi trên con đường lớn cách mạng với nhân dân, với tổ quốc Một lần nữa ta lại thấy được sự thống nhất giữa con người và tác phẩm, giữa suy nghĩ và hành động của Nam Cao trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo nghệ thuật
Nếu trước cách mạng, nhân vật của ông chỉ mới nghĩ đến việc “gom góp sức lực mình vào
công cuộc tiến bộ chung” thì sau cách mạng, họ đã dứt khoát vững bước trên con đường
giải phóng dân tộc với nhân dân Nghệ sĩ Nam Cao cũng đã trở thành chiến sĩ và ông đã ngã xuống cũng với tư cách là người lính đi đầu
Không chỉ trong truyện, trong tiểu thuyết, mà cả trong Nhật kí, Nam Cao vẫn luôn luôn suy nghĩ về giá trị sự sống con người Trong Nhật kí ngày 2-3-1948, ông viết:
“…càng ngày tôi càng thấy rằng, cái “tôi” của mình thật ra chẳng có nghĩa lí gì Nó có một chút giá trị gì là khi nó biết hòa hợp nó vào với những người chung quanh… Ta nên nghĩ đến số đông nhiều hơn ta…” Trong Nhật kí ngày 29-8-1950, Nam Cao ghi: “Quí người một chút, người quí lắm” Một dòng ngắn nhưng mang đầy tâm trạng và suy nghĩ
của người viết Và có lẽ vì thế mà những ngày sau đó, Nam Cao đã hai lần ghi vào nhật
kí để dặn mình “luôn luôn giữ giác quan mới mẻ và sắc bén” (nhật kí ngày 31-8-1950)
Trang 23Hiện thực cuộc sống kháng chiến ngổn ngang bề bộn, cái xấu và cái tốt, cái cao cả và cái tầm thường tồn tại bên cạnh nhau, lẫn với nhau đã tác động nhiều đến Nam Cao Rồi ốm đau bệnh tật, sự hi sinh của nhà thơ Thâm Tâm với một số chiến sĩ Vệ quốc, thái độ ngạo mạn trịch thượng của một số cán bộ kháng chiến, coi thường tình đồng chí, coi rẻ mạng sống con người đã làm cho Nam Cao rất buồn Tuy nhiên, qua những dòng nhật kí trên, ta vẫn thấy được Nam Cao không bao giờ mất niềm tin vào con người Mấy ngày sau, ngày 6-9-1950, Nam Cao lại ghi những ấn tượng của mình về người phụ nữ nông dân Cao -
Bắc – Lạng: “Một cái gì mới hé, họ thèm thuồng lắm, nhưng còn rụt rè e lệ, chưa dám
bước vào Dẫu sao thì cửa cũng đã bắt đầu mở Một năm nữa trở lại đây, có lẽ ta sẽ gặp họ Những đồng chí mạnh dạn và vồn vã ra đón tiếp… Họ bước mạnh dạn, cười mạnh dạn… Họ ra ngoài xã hội…” Trong chiến dịch Biên giới, sau một cuộc họp, Nam Cao ghi
nhật kí ngày 15-12-1950: “Lời phê bình của Lành và Tưởng: mình lãnh đạm ơ hờ với quần
chúng… Tự xét không phải thế… Mình luôn biết xót thương, biết mến yêu Nhưng thầm lặng quá, kín đáo quá, ghét biểu lộ tình cảm, mặt lạnh lùng và khinh bỉ… Khổ tâm lắm lắm…”
Những dòng nhật kí này đã làm cho ta hiểu thêm nhiều về tư tưởng của ông, thấy được sự nhất quán trong nhận thức cũng như trong tình cảm của ông về con người: con người là quí, không được phép xa lánh và miệt thị con người
Đến đây, ta đã thấy được quan niệm độc đáo của Nam Cao về giá trị sự sống con người: chỉ xứng đáng là con người, chỉ là con người tự do khi nào nó được phát triển không ngừng về trí tuệ và đạo đức trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng Điều này đã trở thành lẽ sống cao cả của Nam Cao, trở thành nỗi day dứt, ám ảnh từng trang văn ông viết và ông đã hi sinh lúc tuổi đời còn rất trẻ cũng vì lẽ sống, vì lí tưởng làm người sâu sắc đó
1.2 Con người sống phải nghiêm khắc với chính mình
Xuất phát từ quan niệm con người sống là phải luôn luôn ý thức về sự sống của mình, Nam Cao đã cho rằng trong các khuyết điểm của con người, bi thảm nhất là thiếu lương tri, thiếu sự suy xét trước sau trong cuộc sống Do đó, trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã miêu tả sự vật lộn của con người trong việc mất còn nhân cách, nhân tính, nhân tình giữa một cuộc sống nghèo túng đói khổ Thâm nhập sâu sắc vào mối quan hệ của con người trong cuộc sống đời thường, Nam Cao đã đặt ra những vấn đề, những tình huống buộc con người phải đối diện để lựa chọn, suy nghĩ Ông không dừng lại miêu tả
Trang 24sự đói nghèo khổ cực của con người mà quan tâm nhiều hơn đến vấn đề con người sống
ra sao trước sức ép nặng nề của miếng cơm manh áo Ông không chỉ nói chuyện lầm than, mà nói về những kiếp người lầm than đang bị hay tự nhấn chìm vào cuộc đời xám xịt tăm tối Trong cái ngột ngạt quẫn bách ấy của cuộc sống, bao nhiêu chuyện đối nhân xử thế đầy tính chất bi hài đã diễn ra trên trang sách của Nam Cao
Đó là những người cha trong Trẻ con không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó, là ông hai Ngã, bố của Tiền trong Người hàng xóm … đã không còn giữ được nhân cách người cha đối với những đứa con của mình Họ ra sức biện minh cho những hành vi tội lỗi của họ bằng những lí lẽ thật vô tâm Đây không còn là vấn đề đói khát mà là ý thức của con người về bổn phận, về trách nhiệm, về tình cảm của người cha đối với con cái Rồi mẹ của những đứa con trong Điếu văn cũng như thế Người đàn bà ấy không còn nữa nghĩa vụ và tình thương của người mẹ đối với những đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau Hay là bố của Ninh, Đạt trong Từ ngày mẹ chết, mẹ của Hiền trong Người hàng xóm Dù mỗi người một cảnh ngộ nhưng không ai có thể đồng tình với những cách ứng xử của họ Bố của Ninh không chí thú làm ăn nuôi con mà lại lao vào những chiếu bạc để rồi cháy túi phải cầm cố nhà, cả gia đình rơi vào thảm cảnh vừa đói cơm rách áo, vừa phải sống cảnh màn trời chiếu đất Câu chuyện bi thảm này còn nói lên một điều khác
nữa: trước khi chết, mẹ của Ninh đã nói với em: “Mẹ mà chết thì các con đi ăn mày mất
Đàn ông chẳng mấy người biết thương con cái Cha chết thì ăn cơm với cá Mẹ chết thì liếm lá dọc đàng”!
Nông nổi và cả tin, mẹ của Hiền trong tiểu thuyết Người hàng xóm đã lầm lạc bỏ con đi theo người tình mới, gây nên bất hạnh cho cả hai mẹ con Người mẹ ấy tưởng gửi tiền nhờ thầy giáo Toản nuôi nấng dạy đỗ Hiền là đã đủ! Nhưng con người đâu phải chỉ cần ăn no mặc ấm ? Mất cha và bây giờ không còn mẹ bên cạnh, Hiền bị ném ra giữa cuộc đời đầy sóng gió Là người mẹ, có mấy ai lại hành động như vậy ? Là người mẹ, có mấy ai lại tin theo một gã đàn ông như cai Minh, đành đoạn rời bỏ tình mẫu tử, nhất là lúc Hiền hãy đang còn là đứa bé thơ dại cần chở che ? Kể từ khi bị mẹ bỏ rơi, Hiền luôn
luôn nhớ đến mẹ, nhớ để “mà đau đớn, mà ghen tức, mà phẫn uất”, và cuối cùng Hiền
phải chết trong cô đơn bệnh tật khi đang còn tuổi thanh niên Mẹ của Hiền thì thân tàn
ma dại bị tên sở khanh cai Minh lừa dối bỏ rơi Tai họa dồn dập đến vì cuộc đời đầy
Trang 25những bất trắc Con người làm cho nó trầm trọng thêm bởi những suy nghĩ hành động không thận trọng, không tính trước tính sau
Viết về những người cha người mẹ như trên, Nam Cao không chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả những bất hạnh của con người mà tìm cách cắt nghĩa lí giải nó Cuộc sống đói nghèo, lắm bất trắc tai ương đã xô đẩy con người vào chỗ bất hạnh Tuy nhiên, những người bố người mẹ kia cũng sống thật cây cỏ, bản năng, ích kỉ Nhìn những đứa con của
mình ngủ đói, người bố lại có ý nghĩ “trẻ con không biết đói”, “trẻ con không được ăn thịt
chó”, hoặc trâng tráo và bỉ ổi như ông hai Ngã trong Người hàng xóm Người con gái
duy nhất của ông hai Ngã phải sống kiếp tủi nhục bán thân nuôi miệng Thế mà ông ta ngày ngày đòi phải có rượu, thịt, hơn nữa, còn xin tiền con đi đánh bạc Con cho ít thì nói:
“Mày phải biết, cậu đã không đánh thì thôi, đánh thì phải góp một đồng là ít nhất Mắc cái mình chơi với toàn tay sộp cả Vả lại, chả gì tao cũng giữ tiếng cho mày !…” Về lối
sống tăm tối, thiếu tình thương và trách nhiệm ấy, Nam Cao viết: “Người ta thường thấy
những ông bố bà mẹ than thở vì con hư hỏng Có ai chịu nghĩ rằng: không thiếu gì những kẻ làm con ngấm ngầm đau khổ vì bố hay mẹ không đứng đắn” (Người hàng xóm)
Nam Cao đòi hỏi con người phải nghiêm khắc với chính mình Không có khả năng tự phân tích, tự ý thức về trách nhiệm, con người thật khó mà sống xứng đáng với con người Trước mỗi hiện tượng, mỗi sự kiện của cuộc sống, nếu con người chỉ hành động theo thói quen, theo bản năng, không có sự can thiệp tỉnh táo của lí trí, sự thôi thúc nồng nhiệt của tình cảm tốt đẹp thì không thể nào trở thành một con người chân chính được Có thể nói ở Nam Cao luôn luôn thường trực nỗi trăn trở, nỗi đau về nhân cách, về tính người và tình người
“Sống tức là cảm giác và tư tưởng” Những “cảm giác và tư tưởng” ấy không cao
siêu, trừu tượng mà hết sức cụ thể, bắt đầu từ các mối quan hệ vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh con người Trong nhiều tác phẩm của mình, Nam Cao đã thể hiện những nhận xét suy tư tưởng như bình thường, tầm thường, nhưng đã tạo nên ở người đọc sự rung động, ý thức về một cuộc sống có phẩm giá, cần thiết cho con người
Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn là một con người luôn luôn suy nghĩ về lẽ sống, về thực trạng cuộc sống xung quanh và những ứng xử của mình trước thực trạng ấy Đi thuê nhà trọ, thuê người nấu cơm tháng, đi hiệu ăn theo lời mời của bạn …, tất cả đều làm Thứ
Trang 26khổ sở với những toan tính nhỏ nhen, với những ân hận dày vò để rồi không ít lần Thứ
phải “thẫn thờ”, “phải ứa nước mắt”, phải “nghẹn ngào” như “oà khóc”!
Trong “Sống mòn”, Nam Cao đã dành 48 trang (trên tổng số 225 trang của tác phẩm này) để nói về tình cảm vợ chồng Thứ và Liên Liên ở quê còn Thứ lên thành phố dạy học, có khi năm sáu tháng mới về thăm vợ con được một lần Đến Hà Nội rồi Thứ cứ
bị ám ảnh mãi câu nói của Liên: “Thật, trăm tội chẳng tội gì bằng tội nghèo Chỉ vì nghèo
mà vợ chồng mình cứ kẻ một nơi, người một nẻo suốt đời… Người ta thì chỉ phải sẻn ăn, sẻn mặc, chứ tôi thì đến chồng cũng phải sẻn…” Những buổi chia tay của họ thật buồn
“Họ nhìn nhau, như chưa bao giờ được chán nhìn nhau Những con mắt rất ảo não, rất ngậm ngùi như thương lẫn cho nhau, nói cho nhau tất cả nỗi buồn mênh mông của đời mình” [13:II: 205]
Thế nhưng, sống xa Liên, Thứ vừa tơ tưởng đến cô Tư áo tím cạnh trường lại vừa ghen tuông nghi ngờ Liên, có lúc đánh Liên một cách vũ phu, tàn bạo! Đánh xong, Thứ
lại ân hận, xấu hổ, lại khóc cho sự “điên rồ”, cho “trò trẻ con” của mình
Không dừng lại ở đó, Nam Cao tiếp tục tra vấn cái cõi sâu của lòng người đối với xung quanh mà cụ thể ở đây là cách ứng xử của Thứ với bạn bè Trong con mắt của Thứ, San và Oanh chỉ là những kẻ tầm thường dù họ là đồng nghiệp với y Thứ khinh San vì sự
“trụy lạc trong tâm hồn”, Thứ ghét Oanh vì đó là người đàn bà lắm điều, bủn xỉn và
không trung thực Nhưng đến lượt mình, Thứ nhận ra rằng, mình cũng chẳng hơn ai ! Y cũng giống San khi không ít lần mơ tưởng đến cô Tư, hơn thế, còn tìm vào ngõ vắng công viên trong đêm tối nữa kia ! Y cũng chẳng khác gì Oanh khi nhận được thư Đích báo tin Đích bị ốm nặng, trong đầu Thứ đã thoáng qua ý nghĩ mong người bạn ấy chết đi để mình
không mất việc làm, không mất “chức hiệu trưởng thuê” ! Ở đây lương tâm đã đóng vai
trò phán xét, thức tỉnh, giúp con người thấy được khoảng trống trong đời sống đạo đức và nhân cách của mình
Thể hiện sự thức tỉnh lương tâm của Thứ – và cùng với Thứ là Điền trong Giăng sáng, Nước mắt, Hộ trong Đời thừa – thêm một lần nữa Nam Cao đã quan tâm nhiều đến phương diện tự nhận thức của con người Do mê muội, dốt nát nên những người nông dân, người lao động nghèo như mất hết nhân cách, quên mất sợi dây huyết thống thiêng liêng, không còn tình thương và trách nhiệm ngay cả với người thân Ở những người trí thức như Thứ, Điền, Hộ …, sự tự hiểu biết giúp họ thấy được cái nhếch nhác, bệ rạc của
Trang 27chính mình, thấy được rằng, để trở thành một con người tử tế thật không đơn giản một chút nào Nam Cao không chỉ đặt ra vấn đề phê phán hoàn cảnh xã hội vô nhân đạo mà còn muốn nêu lên một tư tưởng nữa là, con người cần phải nhìn chăm chú hơn, nghiêm
khắc hơn vào bản thân mình trong cuộc sống “Tri thức về bản thân mình là tri thức cao
quí nhất của con người” (Xocrat) Có thể coi đây là sự độc đáo và mới mẻ của Nam Cao
trong quan niệm về giá trị con người Miêu tả cuộc sống lầm than khốn khổ của con người, Nam Cao không chỉ đặt vấn đề đòi quyền được sống mà còn đánh thức lương tâm trí tuệ của con người, đề nghị một cách sống, một lối sống xứng đáng với danh hiệu con người
Chủ đề tình yêu trong tác phẩm Nam Cao cũng có những điều độc đáo và mới mẻ Ngòi bút của ông đặc biệt hướng đến tình yêu ở những con người nghèo khổ, bất hạnh, những con người không bình thường, dị hình dị dạng và cô độc
Trong truyện ngắn Nửa đêm, làng Vũ đại ai cũng xa lánh Đức vì hắn là “con thằng
Thiên Lôi” hung ác Chỉ có một mình Nhi thấy Đức hiền và đem lòng yêu hắn Tình yêu
ấy đã làm cho Đức thay đổi hẳn, cái “mầm cây mạnh” kia đã trở thành con người với
những ước mơ bình dị: hắn sẽ cố gắng dành dụm tiền mua vài mẫu ruộng để vợ chồng
cày cấy, bỏ một vài con lợn để bà nội của mình “bây giờ già yếu rồi, vườn ruộng không
làm được thì cứ quanh quẩn ở nhà cố mà chăm lấy …”
Khốn khổ vì bị người đời xa lánh lại gặp phải một Bá Kiến thâm hiểm, xảo quyệt, Chí Phèo đã trở thành con quỉ dữ của làng Vũ đại Nhưng gặp Thị Nở, cuộc đời của Chí sang một bước ngoặt khác Cuộc tình ấy tuy cây cỏ nguyên sơ nhưng đã một mặt, biến
người đàn bà “dở hơi”, “đần như những người đần trong cổ tích” kia thành một người phụ nữ đích thực; mặt khác, đưa con quỉ dữ Chí Phèo trở lại làm người Sau những cơn “say
triền miên”, “say mênh mông”, sau những đập phá hung hăng, rạch mặt, ăn vạ, kêu làng,
Chí Phèo đã tỉnh lại, đã nghe những âm thanh cuộc sống vọng về, đã ngập ngừng bước đến ngưỡng cửa cuộc đời bằng phẳng và thân thiện Hơn thế nữa, tình yêu mà Chí Phèo
được đón nhận lại của một con người vốn đã bị cuộc đời “tránh xa như tránh một vật gì
rất tởm” Con người vốn chai lì, vốn sặc sụa mùi rượu, vốn là quỉ dữ, thế mà chỉ được
sưởi ấm trong tình yêu có một lần thôi đã trở lại làm người!
Tình yêu của thằng Câm trong truyện dài Người hàng xóm cũng đầy tính nhân bản Ngoài một hình hài xấu xí dị dạng, nhân vật này của Nam Cao còn không giao tiếp được
Trang 28với đồng loại bằng ngôn ngữ Câm như bị loại trừ khỏi cộng đồng người lành mạnh, ai cũng có “quyền” xa lánh khinh miệt Câm
Thế nhưng khi mẹ con Hiền đang bỡ ngỡ với cái xóm Bài Thơ xa lạ ấy, Câm là người đầu tiên và duy nhất thật sự đồng cảm và giúp đỡ họ Mẹ đi làm vắng, Câm cho Hiền chơi, cho Hiền quà, bênh vực Hiền khi bị bạn bè trêu đánh Từ tình cảm đối với Hiền, dần dần Câm yêu mẹ Hiền, một tình yêu thiết tha nhưng cũng đầy đau khổ vì mặc
cảm tật nguyền: “Con người không nói được điều ấy chắc muốn nói ra rất nhiều điều …
nhưng có ai biết cho hắn thế? Người ta cứ tưởng cái tật của thân thể hắn làm đen linh hồn hắn Người ta coi hắn là một người chưa trọn vẹn; hắn không thể có tính tình đầy đủ như người thường” [13:I:397] Mẹ của Hiền có lẽ nghĩ như thế, thị không vô tâm, nhưng
không đủ hiểu biết để nhận ra sự vô lí của những định kiến, thành kiến lầm lạc về con người mà tạo hoá đã bất công làm cho không còn nguyên vẹn nữa
Tình yêu của Hiền – Tiền – Lộc, cùng trong tiểu thuyết trên, cũng là một sự chia sẻ
nỗi bất hạnh: “Ba chúng mình đều khổ như nhau Những kẻ khổ sở trên đời nếu không biết
thương nhau còn đợi ai thương nữa?” [13:I:486]
Tình yêu, theo quan niệm của Nam Cao là thế Khác với những mối tình thi vị lãng mạn của tầng lớp trên đang là thời thượng lúc bấy giờ, Nam Cao đã quan tâm đến tình
yêu của “những kẻ khổ sở trên đời” Với ông, tình yêu không phải là đòi hỏi của ham
muốn xác thịt mà là nhu cầu hòa hợp, gắn bó nương tựa vào nhau của những con người cùng cảnh ngộ Lang Rận và mụ Lợi là hai tâm hồn cô đơn đến với nhau Đức và Nhi, Chí Phèo và thị Nở là những con người bị tạo hóa, bị giai cấp thống trị và những định kiến lạc hậu, bảo thủ làm dập nát, méo mó, hủy hoại cả thể xác và tâm hồn đã tìm đến với nhau để được yêu thương, được sống như những con người bình thường Tình yêu đã xoa dịu, nâng đỡ họ giữa cuộc đời ghẻ lạnh và thù địch Tình yêu của họ cũng soi sáng cho người đời thấy rõ tâm hồn của những kẻ tuy xấu xí, dị hình dị dạng ở bên ngoài nhưng ẩn chứa bên trong những năng lực tính người đáng trân trọng: mong muốn được chăm sóc yêu thương (mụ Lợi, Nhi, Thị Nở, thằng Câm) và khát khao được sống lương thiện giữa đồng loại (Lang Rận, Đức, Chí Phèo, Tiền, Hiền, Lộc …) Với ý nghĩa ấy, Nam Cao đã thực sự góp thêm một tiếng nói riêng vào chủ đề tình yêu trong văn học Tình yêu trong tác phẩm của ông là nhu cầu mang tính nhân bản, là sự thức tỉnh nhân tính, và là một sự khẳng định tha thiết rằng chỉ có tình yêu thương, chỉ có sự cởi mở và tin cậy lẫn
Trang 29nhau mới có thể giúp con người thoát ra khỏi những u mê lầm lạc, những đắng cay bất hạnh trong cuộc sống
Miêu tả quá trình ý thức, tự ý thức về lương tri và phẩm giá con người, Nam Cao đồng thời thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến năng lực cốt yếu mang bản chất người: năng lực tình thương, năng lực thông cảm với nỗi đau của người khác Và, khi con người có được năng lực ấy thì sẽ tìm được bản thân mình và làm chủ bản thân mình, như Hegel
đã viết: “Thực chất của tình thương là ở sự từ bỏ ý thức về bản thân mình, sự quên mình ở
một cái tôi khác nhưng chính trong sự biến mất đi này và trong sự quên đi này lần đầu tiên
ta tìm được bản thân mình và làm chủ được bản thân ta” [54:42] “Từ bỏ ý thức về bản thân mình” và “quên mình ở một cái tôi khác” không phải là đánh mất bản ngã mà sống
vì người khác, sống cùng những người khác và nó đòi hỏi sự cố gắng to lớn của con
người “Người ta khi trèo lên đỉnh cao của tình thương yêu thì thường dừng lại và ngoảnh
nhìn về phía sau, còn khi trượt xuống dốc của lòng thù ghét thì không bao giờ biết dừng lại” [Bandăc – Lão Gôriô] Do đó, quan hệ với người khác, thái độ vì người khác ấy sẽ
làm cho con người tự phát hiện ra mình, khẳng định cá nhân, tạo nên một xã hội ấm áp
tình người, một “hoàn cảnh ngày càng nhân đạo hơn”, như Mac nói
Miêu tả những suy nghĩ, băn khoăn, những tình cảm của con người trong cuộc sống bức xúc hàng ngày với bao nhiêu mối quan hệ chằng chịt, Nam Cao không phải là người đầu tiên Nhưng Nam Cao đã làm cho người đọc ngạc nhiên vì khám phá ra cái mới, cái sâu xa từ cái quen thuộc hàng ngày, từ những cái bình thường đơn giản Ông vừa xót xa với những kiếp người khốn khổ lại vừa tâm huyết với một tư tưởng: con người cần phải sống cho tử tế Sự kết hợp ấy tạo nên sức mạnh nhân đôi cho tư tưởng cảm xúc của tác phẩm Người đọc không chỉ biết được cuộc sống diễn ra như thế nào mà quan trọng hơn là hiểu được rằng, hoá ra sống nghiêm khắc với chính mình, sống đàng hoàng trong cuộc sống hàng ngày không đơn giản chút nào Đọc tác phẩm Nam Cao ta càng hiểu thêm rằng, văn chương không chỉ là bức tranh cuộc sống mà còn là một cuộc kiếm tìm gian lao và vất vả của con người trên con đường hướng tới Chân – Thiện – Mĩ
2 Nỗi xót xa về sự mất nhân cách của con người
Quan tâm nhiều đến sự tự ý thức, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào vấn đề con người đánh mất phẩm chất người tốt đẹp vốn có
Trang 302.1 Sự mất nhân cách của con người vì cái đói – miếng ăn
Thực ra không phải chỉ Nam Cao mới nói đến miếng ăn Trong văn học cũng có những nhà văn đề cập đến cái rất đỗi phàm tục này
Nói về miếng ăn, Nguyễn Tuân đã lưu ý đến nét thanh tao của “văn hoá ẩm thực” Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Trong đời sống cũng như trong văn chương, Nguyễn Tuân
không coi miếng ăn là một nguồn dinh dưỡng vật chất Ông còn tiếp cận nó như những giá trị văn hóa nghệ thuật Trong hương vị chén trà buổi sớm, chiếc bánh chưng ngày tết, hạt cốm làng Vòng bọc tấm lá sen, hay bát phở ăn vào mùa rét … có cả linh hồn đất nước ông bà gửi vào đó Ông … vừa ăn vừa ngẫm nghĩ đến cái cơ sở văn hóa, cơ sở thẩm mĩ vững chãi của nó” [103:163]
Ngô Tất Tố lại chủ yếu nói về cái đói : “Trước khi viết Tắt đèn , ông đã cho đăng
trên tờ tuần báo Tương lai một số truyện ngắn xoay quanh cái đói của những người ông gọi là “Vô sản thôn quê” : Một ổ chó và một đứa con, Cái bánh chưng, Mớ rau trong hòm…Hàng loạt tác phẩm của nhà văn bao gồm truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, điều tra, tiểu phẩm, tường thuật báo chí…đã đề cập đến tình trạng đói khát của người nông dân như những lời kêu cứu – tiếng kêu cấp cứu khẩn thiết, đầy đau đớn và phẫn nộ Hãy cứu đói cho người nông dân!”[103:182]
Nam Cao lại đặt con người khốn khổ vì cái đói, miếng ăn đối diện với nhân tính, nhân cách, với phẩm giá con người Ông không dừng lại phê phán thực trạng xã hội mà
chạm đến một nỗi đau nhân thế, một nỗi xót xa trước việc con người đang bị “động vật
hóa” một cách khủng khiếp
Đói quá, vợ của Lúng trong truyện ngắn Đòn chồng mua một miếng bánh dày nhưng lại ăn đến hai Bị người bán bánh hạ nhục ngay giữa chợ, bị chồng đánh cho tơi tả, nhưng sau trận đòn chị ta vẫn thản nhiên ăn cháo trai mà người chồng ăn còn thừa lại ! Bà cái Tí trong truyện ngắn Một bữa no thì giả vờ làm khách đến thăm cháu đang đi
ở cho nhà bà phó Thụ để kiếm miếng ăn Nhưng do đói quá, bà không còn giữ được nhân
cách nữa “đã ăn chực thì danh giá gì mà làm khách”!
Hai người cha trong Trẻ con không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó thì ăn hết cả phần của vợ con
Còn đây là những thiếu nữ thôn quê: “Trông họ ăn mà ái ngại Bởi họ ăn ngon lành
quá, hăm hở quá, mắt hùm hụp nhìn xuống bát, nhìn xuống chỗ bánh của mình, nhìn chỗ
Trang 31bánh của người khác, của nhà hàng… Còn nghĩ tiếc rẻ thế nào bê bát nước riêu thừa lên húp một vài húp nữa…” [13:1:247] “Đối với họ, cái ăn có lẽ còn cần hơn cả tình yêu”
Hơn cả tình yêu, cho nên cô Tơ của Hàn đã bán cái xú-vơ-nia kỉ niệm đi để mà ăn bánh đúc!
Không chỉ những người nhà quê dốt nát, tăm tối mà cả những thầy giáo, những văn
nghệ sĩ, những người “có chữ nghĩa” vẫn bị cái đói, miếng ăn “ghì sát đất” Thầy giáo
Hài nghèo đói, không có gì ăn uống nhưng lại tự huyễn hoặc mình là sống có điều độ Nhưng, khi gặp Thư, một người bạn cũ ở Sài Gòn, được Thư dẫn đi hiệu ăn, đi “hát cô
đầu”, thì anh ta lại “quên điều độ” Mải chạy theo miếng ăn, theo thú vui “quên điều độ”
nên Hài trở thành một kẻ thật thảm hại
Bộ ba Thứ, Oanh, San ở một trường tư ngoại ô Hà Nội cũng vì miếng ăn mà đối xử với nhau chẳng ra gì Cô giáo Oanh thì đếm từng bát cơm mỗi người ăn, mua thứ gạo xấu nhất, hà tiện cả từng tí nước mắm trở đi để Thứ và San chỉ ăn được ít cơm Thứ và San phản ứng lại bằng những hành động thật nhỏ nhen tầm thường: giành nhau lấy cơm trộn dấu đĩa thức ăn, nói cạnh khóe Oanh … Rồi chuyện mặc cả thuê bà của Hà nấu cơm cho
họ ăn… Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Cái đói và miếng ăn là cái gông nặng
nề đã dúi dụi anh trí thức nghèo xuống sát mặt đất để biến tất cả những ước mơ, những triết lý của anh ta thành huênh hoang, vớ vẩn, giả dối, khôi hài…” [103:180]
Cái đói, miếng ăn có một sức mạnh ghê gớm: “sự khủng khiếp đơn giản, như thể tự
nhiên này, đáng hãi hùng ngang những điều kinh dị nhất” [133:7] Nam Cao vừa cất lên
tiếng gọi khẩn thiết “Hãy cứu đói cho con người”, vừa chỉ ra một sự thật trần trụi: miếng
ăn không chỉ là “miếng nhục” nữa mà còn là một sức mạnh ghê gớm hủy diệt nhân tính,
nhân cách, ngăn chặn sự phát triển năng lực con người Đặt con người vào trong sự khốn khổ tủi nhục vì miếng cơm manh áo, thể hiện họ trong trạng thái nhục nhã, tuyệt vọng trước miếng ăn, trước những điều tầm thường một cách thường trực, Nam Cao đã có cách nhìn, tầm nhìn nhân văn chủ nghĩa đặc sắc Ông không tìm cách xoa dịu nỗi thống khổ của con người bằng lòng thương cảm, bằng trái tim nhân ái truyền thống mà tỉnh táo chỉ
ra rằng, khi con người phải dành hết sức lực và trí tuệ để “kiếm ăn”, để chống đỡ với cái
đói thì sự gục ngã, sự tha hóa của họ là không thể nào tránh khỏi Đây không còn là vấn đề đạo đức, sự tốt xấu mà là một quan niệm về con người: muốn con người trở nên tốt đẹp, muốn con người được tự do thì phải giải phóng con người thoát khỏi sự ràng buộc tủi
Trang 32nhục vào miếng cơm manh áo thường ngày Tinh thần, ý chí, đạo đức của con người là hết sức quan trọng nhưng không phải là tất cả để làm nên phẩm giá con người Nó chỉ có
ý nghĩa lớn khi mà con người không còn nô lệ vào cái đói, miếng ăn, được tự do phát triển những năng lực tinh thần có ở trong con người Có lẽ đây là một trong những vấn đề mà Nam Cao băn khoăn nhiều nhất nên ông không chỉ nêu lên tư tưởng, quan niệm mà còn phẫn nộ và day dứt khôn nguôi trước sự hư hỏng, sự nhếch nhác thảm hại của con người vì cái đói, miếng ăn, vì sự nghèo khổ của họ
2.2 Sự mất nhân cách của con người vì những định kiến lạc hậu
Không chỉ ném con người vào “kỉ luật của sự đói khát”, vào qui luật sinh tồn tự
nhiên tàn bạo, Nam Cao còn xem xét con người trong mối quan hệ cộng đồng, đặc biệt trong mối quan hệ làng xã
Trong chiều sâu tâm thức, con người Việt nam luôn gắn bó với cộng đồng: gia đình, họ mạc, làng xã… Nhưng tác động của sinh hoạt cộng đồng, của môi trường xã hội không phải lúc nào cũng thuận lợi cho cuộc sống và sự phát triển của con người
Trong nhiều tác phẩm của mình, Nam Cao đã nói đến sự mất nhân cách của con người bởi những thành kiến, định kiến nặng nề và vô lí của cộng đồng Đây chính là mặt trái của văn hóa làng xã, và nó đã làm tha hóa bao con người
Cùng với giai cấp phong kiến thống trị, những định kiến làng xã lạc hậu cũng làm cho con người bị hủy hoại cả về thể xác lẫn tinh thần Ách thống trị giai cấp và sự ràng buộc khắc nghiệt của những phong tục tập quán bảo thủ nặng nề đã làm cho con người trở nên ngu muội, nô lệ, nhưng lại không ý thức được điều đó
Truyện Đôi móng giò là một dẫn chứng Đây là chuyện “chiếu trên chiếu dưới” trong một đám tiệc làng Cả đám chức sắc làng Vũ Đại coi việc “nhường một thằng
không chôn nổi bố lên ngồi chiếu trên… như vậy thì nhục quá!”, coi thường ra mặt nghề
“đánh dậm” trước đây của cha con Trạch Văn Đoành Mất đôi móng giò - miếng của
làng dành cho các “ông lớn”, đám hào mục lớn bé ấy chửi bới nhau, hạch sách nhau vì
không được chia phần Trạch Văn Đoành đã khiêu khích, thách thức tất cả Cửu Đoành rút từ cái áo ba-đờ-xuy hai cái móng giò ném ra giữa đình làng trước mặt đám hào mục
kia và “cười khành khạch”, cười sự nô lệ của con người vào những điều vô nghĩa
Trang 33Nô lệ mù quáng vào ”chiếu trên chiếu dưới” nên con người có khi phải chịu sự nhục
nhã đáng lẽ không phải gánh lấy Vợ chồng cu Bịch làm cỏ, xúc dậm cả ngày cả đêm rét
mướt khổ sở chỉ kiếm được bốn hào nhưng đã mê muội bỏ ra cả trăm bạc ”mua danh ông
hương” Danh đâu chẳng thấy nhưng cu Bịch đã bị dân làng nguyền rủa bởi cái tội “chưa làm rượu” đãi làng! Thêm một lần nữa, Nam Cao một mặt phê phán hủ tục làng quê, phê
phán sự mua danh bán tước, mặt khác chỉ ra rằng, con người đã hạ thấp mình, đã mất phẩm giá như thế nào
Nam Cao còn muốn làm rõ hơn điều đó qua một truyện ngắn khác, truyện Người thợ rèn (in trong tập Những cánh hoa tàn)
Ông cả Kim có cha là quan án, bản thân ông ta không có tài nhưng lại chẳng chịu
làm cái gì, bởi theo ông ta, chạm tay vào cái cày, cái bừa thì sẽ mất danh giá của “con
dòng cháu giống”! Ông cũng không cho con đi học thợ, dù con ông rất muốn, vì ông cho
rằng con ông là cháu nội của một ông quan!
Cho tới lúc nhìn thấy cuộc sống khốn khổ của vợ con: vợ thì ăn cháo cám, con thì rách rưới, bẩn thỉu, đứa sài, đứa đẹn… ôâng cả Kim mới nhận ra mình khi nghe cháu học bài Cháu ở đây là con của em trai ông, đứa em mà ông không muốn nhận mặt vì đã
quên mất mình “là con quan”, đi làm tài xế cho Tây ! Đứa cháu ấy nó học bài nhưng đồng thời như dạy cho bác mình một bài học: ”người ta ai cũng phải có một nghề Kẻ làm
ruộng, kẻ đi buôn, kẻ làm thợ, kẻ làm bàn giấy Những nghề ấy đều đáng trọng ngang nhau Chỉ những kẻ vô công rồi nghề, sống nhờ vào kẻ khác mới thật đáng bỉ ” Ông cả
Kim nghe tiếng đọc líu lo ấy của cháu và nhận ra rằng ”Tình cảnh đã đến điều nhục nhã
Chao ôi! Ông có là con quan nữa thì ông cũng vẫn là người không ra gì ! Cái phẩm giá con người đâu có phải ở chỗ mình là con quan? ”!
Truyện ngắn Người thợ rèn đã phê phán một định kiến thâm căn cố đế nhập vào trong máu thịt con người Việt nam: coi việc “làm quan”, “làm thầy” như là duy nhất và cao nhất của giá trị con người; ai cũng muốn “làm quan”, “làm thầy” chứ không ai chịu làm thợ, “làm cu li” Cái đáng kính trọng nhất ở con người không phải ở chỗ làm nghề gì
mà là ở chỗ anh sống có lương thiện, chân chính với nghề, với đời hay không Những định kiến làng xã nặng nề ấy còn làm cho con người trở thành kẻ thù của nhau, chà đạp tiêu diệt lẫn nhau
Trang 34Một anh cu Lộ hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng là thế ”ăn ở phân minh lắm
Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến ”, cuối cùng trở thành
một kẻ trâng tráo: “thật hắn vô liêm sỉ quá Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà
nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm “giống mõ có khác!”
Nam Cao đã miêu tả quá trình tha hóa này của cu Lộ không bắt đầu từ tội ác của
giai cấp phong kiến, của bọn thống trị mà từ ”bọn trai em”, nghĩa là từ những người cùng giai tầng với con người nhỏ bé khốn khổ ấy ”Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá Họ ngấm
ngầm ghen với hắn Họ vô tình về hùa với nhau để báo thùø ”! Họ ”báo thù” Lộ bằng
cách biến cái nghề lương thiện đi báo những việc làng kia cho mọi người thành một cái
“tội” Họ làm nhục Lộ trong các buổi tiệc làng bằng cách xa lánh Lộ như xa lánh một cái
gì ghê tởm! Thế là khối óc hiền lành kia đã nẩy mầm sự thù địch, và dĩ nhiên đã tìm cách báo thù lại
Điều này cũng diễn ra trong truyện Nửa đêm Nam Cao đã lấy tên truyện ngắn này đặt tên cho một tập truyện của ông (tập Nửa đêm - NXB Cộng lực -1944) Điều đó chứng tỏ rằng nhà văn đã gửi gắm vào đây nhiều tâm sự của mình Đây cũng là truyện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tranh luận
Qua Nửa đêm, ấn tượng về ý nghĩa hiện thực và giá trị nhân đạo cũng mạnh mẽ
không kém gì ấn tượng về luật luân hồi quả báo khủng khiếp và ma quái kia Điều ấy buộc chúng ta phải suy nghĩ thêm về truyện này, và, hơn thế, đặt nó vào trong một hệ thống để có thể hiểu thêm quan niệm của Nam Cao về con người, về cuộc đời
Không thể phủ nhận qui luật sinh học trong sự tồn tại và phát triển của con người
Cũng không thể phủ nhận qui luật ”con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”
Từ sự quan sát của mình, có phải Nam Cao đã nhìn thấy cả hai qui luật ấy ? Ông Hà Bình
Trị đã nói đúng: ”Nhân vật này” (Đức – P.V.T) vừa là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội, vừa là sản phẩm của di truyền “chịu tác động bởi một thứ qui luật quả báo khắc nghiệt
tiền định” [167: 62]
Nhưng cần nói thêm rằng, nếu Thiên Lôi bố - Trương Rự “nó lớn rất mau, mau như
tội ác”, thì, thằng Đức - Thiên Lôi con “nó lớn xác mà không lớn hồn”, đến năm mười
tám tuổi hắn vẫn như một “mầm cây mạnh”, hắn vẫn còn có “một tí ti linh hồn …” Vì thế,
hắn đã khóc khi nhận biết được rằng đồng loại, tha nhân đang xa lánh hắn, nhất là khi cả đám trẻ con cũng chia rẽ, cũng thù địch Khi được Nhi yêu, hắn đã trở thành một con
Trang 35người khác, tình yêu “đánh thức những cái gì tê liệt, cảm xúc làm sống lại” Hắn trở
nên nhanh nhẹn, cởi mở hơn Hắn bàn với bà quản Thích thuê ruộng để làm, nuôi lợn để làm vốn …
Nhưng nào đâu có được! Vì cái “tội” yêu “con thằng Thiên lôi” nên Nhi, người tình của Đức, bị ông cửu Hòa coi là “đánh đĩ” rồi “gọt đầu bôi vôi và đuổi đi đâu không biết”! Đức lại tiếp tục bị cuộc đời xa lánh chối bỏ chỉ vì “Con thằng Thiên Lôi” Đọc hết truyện
ta càng thấy rõ hơn rằng, Đức –Thiên lôi con là một con người bị săn đuổi Đi đến đâu
hắn cũng phải nghe cái điệp khúc oan nghiệt “Con thằng Thiên Lôi”! Càng bị săn đuổi ráo riết, ”một tí ti linh hồn” khốn khổ ấy càng bị kẹt cứng vào giữa những tấn thảm kịch -
thảm kịch sinh tồn tự nhiên và thảm kịch định kiến xã hội phi nhân bản, cái sau làm trầm trọng hơn, khốc liệt hơn cái trước Và, dĩ nhiên, Đức - Thiên Lôi con phải vùng vẫy đập phá trong tuyệt vọng, thành ma quái, thành quỉ dữ
Trên nền trời ”Nửa đêm” tăm tối của một nỗi buồn mênh mông về cuộc đời, đặt con người vào “dưới đáy” vực thẳm của sự bi thảm và sự tuyệt vọng, Nam Cao đã nung đỏ
nỗi đau để thám hiểu chiều sâu tâm hồn con người, đồng thời, thức tỉnh con người trước những bi kịch do nô lệ mù quáng vào nếp mòn lưu cữu ngàn năm Tên truyện Nửa đêm đã xuất phát từ thực tế ấy: không có sự can thiệp của lí trí sáng suốt và tỉnh táo, con người đã chìm lấp vào miền tăm tối của cuộc đời không thể tìm thấy đường ra ánh sáng Cùng với những Thiên Lôi đi trong màn đêm đầy hãi hùng ấy, Nam Cao còn sinh
thành một Chí Phèo ngật ngưỡng ”say tràn từ cơn này sang cơn khác”…
Khi cắt nghĩa quá trình tha hoá của Chí Phèo, nhiều người đã hướng sự chú ý đến sự bần cùng hoá của người nông dân nghèo khổ
Nhưng bi kịch, số phận Chí Phèo còn do thái độ thù địch với con người của dân làng Vũ Đại, một mặt do giai cấp thống trị mà đại diện là bá Kiến gây ra, mặt khác do định kiến làng xã nặng nề về những đứa con hoang
Có phải ngẫu nhiên không khi Nam Cao đặt tên lần đầu cho kiệt tác này là Cái lò gạch cũ ? Tại sao lời từ chối tình yêu của thị Nở, đỉnh cao bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người của Chí, lại là lời mắng chửi từ bà cô thị Nở ”Đàn ông đã chết cả rồi hay sao mà
lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha ”? Chi tiết kết thúc tác phẩm ”đột nhiên thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ” là gì nếu không phải là nốt nhấn cuối cùng điệp khúc luân hồi
của những đứa con hoang?
Trang 36Nam Cao đã không tìm cách an ủi theo chủ nghĩa nhân đạo thường tình trước nỗi đau của con người, mà luôn đặt nhân vật của mình trong một tình trạng căng thẳng, nặng nề, để giải phẫu nỗi đau của con người, đi tìm giá trị đích thực của con người trong nỗi bất hạnh Con người sẽ trở nên thông minh hơn khi nhận ra rằng, kẻ thù của mình không chỉ là giai cấp thống trị, mà còn là những định kiến vô lí, phi nhân bản kia nữa Những định kiến ấy đã cùng với giai cấp thống trị phản động tạo thành một nguy cơ thường trực đe dọa và tiêu diệt con người ở trong con người, làm cho con người bị biến dạng, bị tha hóa Sự tấn công vào cái - ác - vô - thức của con người còn được Nam Cao thể hiện trong
truyện ngắn Lang Rận Dưới con mắt của người đời, chí ít là hai chị em bà cựu, những kẻ
xấu xí không đáng được hưởng hạnh phúc của tình yêu Cho nên hai chị em bà cựu đã
tiến hành ”một cuộc dò la rình chực” khiến mối tình của hai người đi đến một kết cục
thật bi thảm
Không chỉ ở nông thôn mà ngay cả chốn thành thị tình hình cũng chẳng khác gì hơn Tiểu thuyết Người hàng xóm sẽ cho ta thấy được điều đó
Đây không phải là những “người hàng xóm” “tối lửa tắt đèn có nhau” mà là những
láng – giềng – thù - địch Họ không tìm cách nương tựa vào nhau trước sự nham hiểm và tàn bạo của Ấm háo, sự đểu cáng và lừa lọc của cai Minh…mà lại tự đày đọa lẫn nhau
Đáng lẽ phải “bán bà con xa mua láng giềng gần” thì ở cái xóm Bài Thơ kia, những
“người hàng xóm” lại cấu xé lẫn nhau, trở thành kẻ thù của nhau Đã đói cơm rách áo lại
phải chống đỡ quyết liệt với sức ép nặng nề của những định kiến vô lí kia, những con người nhỏ bé ấy làm sao thoát khỏi sự tha hóa, mất hết tính người ở trong con người? Như vậy, quá trình con người bị mất nhân cách, nhân tính, bị lăng nhục bởi sự nghèo khổ, bởi những định kiến vô lí, bởi sự độc ác xảo quyệt của giai cấp thống trị và bởi sự tăm tối dốt nát của chính con người đã được Nam Cao chăm chú quan sát ở nhiều tầng lớp người, cả nông thôn lẫn thành thị: nông dân, người thợ, người làm mõ, người nhập cư buôn bán nhỏ… Đây vừa là bề rộng của hiện thực xã hội: sự tha hoá không chỉ diễn ra ở một tầng lớp người cụ thể nào mà ở nhiều tầng lớp người khác nhau Đây cũng thể hiện điều suy ngẫm trăn trở khôn nguôi của Nam Cao về tình trạng thoái hoá của con người
Trước áp lực nặng nề của hoàn cảnh, con người mất đi tính người (Năm Thọ, binh Chức, Chí Phèo, Trương Rự, Đức, Ấm Háo…), mất đi tình người – tình trạng này không chỉ diễn
ra trong một gia đình (những người cha trong Trẻ con không biết đói, Trẻ con không
Trang 37được ăn thịt chó, những người bà người mẹ trong Sống mòn, Nhìn người ta sung sướng…) mà còn lan rộng ra cả xã hội thu nhỏ lại: làng Vũ Đại Tiếng chửi của Chí Phèo
cứ mãi rơi vào hư không, cả làng “giống như một bãi tha ma” (Nửa đêm), … , tất cả những
sợi dây quan hệ huyết thống, quan hệ tình làng nghĩa xóm không còn nữa, chỉ còn lại một thái độ dửng dưng thù địch Thói thờ ơ vô đạo đức đối với con người của cộng đồng là một thực trạng nhân thế mà Nam Cao luôn băn khoăn day dứt, luôn luôn muốn rung lên tiếng chuông cảnh báo con người để con người thức tỉnh trước tình trạng phi nhân tính ấy của xã hội Và đây là điều mà Nam Cao khác Ngô Tất Tố, nhà văn viết về nông dân, nông thôn xuất sắc thời ấy
Trong tiểu thuyết Tắt đèn và phóng sự Việc làng, Ngô Tất Tố phản ánh cuộc sống khốn khổ lầm than của người nông dân bởi nạn sưu cao thuế nặng và những hủ tục làng quê Tuy nhiên, trong tác phẩm của mình, Ngô Tất Tố không đặt ra vấn đề tha hoá của người nông dân Chị Dậu phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con mới lớn của mình nhưng cuối cùng chị vẫn còn được là con người Bà Cựu trong Góc chiếu giữa đình, bà tư
Tỵ trong Nén hương sau khi chết, ông Phúc trong Cỗ oản tuần sóc … đã tán gia bại sản
để lo “Việc làng”, phải tiếp tục sống khốn khổ, nhưng họ vẫn là người đi làm thuê, tiếp
tục cày sâu cuốc bẫm… Chưa ai trong họ phải bán linh hồn cho quỉ dữ như Chí Phèo, phải trở thành ma quái điên khùng như Trương Rự, Đức … trong tác phẩm của Nam Cao Bên cạnh đó, làng Đông Xá trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố vẫn còn ấm áp tình làng nghĩa xóm: khi chị Dậu tất tả ngược xuôi chạy tiền sưu thuế, khi anh Dậu trở về từ đình làng sau mấy ngày bị trói, bị đói, bị đánh đập thì bà hàng xóm chạy qua chạy lại hỏi han giúp đỡ… Đây là điều không thấy trong các tác phẩm của Nam Cao
Trong tiểu thuyết Bước đường cùng, một tác phẩm tiêu biểu viết về nông thôn, nông dân lúc đó, nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng không đặt ra vấn đề con người mất hết nhân cách, nhân tính Anh Pha đã bị dồn nén đến tận cùng, từ chỗ có gia đình, ruộng vườn, nhà cửa nhưng mắc mưu đám nghị Lại, quan phụ mẫu cùng bọn hào mục trong
làng nên tan nát cửa nhà, phải cầm cố ruộng vườn, phải vào tù Bị dồn đến “Bước đường
cùng” như thế nhưng anh Pha vẫn chưa rơi vào tình trạng thoái hoá, biến chất
So sánh với tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan ta thấy rõ hơn tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao về vấn đề con người Cùng phản ánh thực trạng xã hội nhưng
Trang 38Nam Cao tập trung nêu lên sự thiếu vắng tính người, tình người, phê phán tình trạng quay lưng với nỗi đau của đồng loại – sự lạnh lùng xô đẩy nhanh hơn quá trình thoái hoá, biến chất của con người
2.3 Sự thảm hại của con người vì “đời thừa” và “sống mòn”
Khi hoàn cảnh sống ngăn chặn sự phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người thì sẽ xuất hiện một số người như sống thừa trong xã hội, nhất là ở tầng lớp trí thức Họ có năng lực, muốn được làm việc, sống một cách xứng đáng nhưng hoàn cảnh đã không cho họ thực hiện được điều đó
Có thể do cuộc sống xung quanh vô vị, nhạt nhẽo, con người cảm thấy mình như bị thừa ra, như đứng ở bên lề của cuộc sống Họ sống chán chường, u buồn, không làm được việc gì ra việc gì, có khi lại đâm ra phá phách, gây đau khổ cho người xung quanh mà không tự giác
Trong văn học Nga thế kỉ XIX đã xuất hiện hiện tượng “con người thừa” trong sáng
tác của A X Puskin (1799-1836) với nhân vật Epghênhi Ônhêgin ở tiểu thuyết cùng tên, trong truyện Người hùng thời đại của M.I Lermontôp với nhân vật Pêsơrin …
Bên cạnh đó, còn có một kiểu “con người thừa” khác nữa: con người sống tầm
thường, vô nghĩa, và, dù đã ý thức được điều đó vẫn không thoát ra khỏi cuộc sống nhỏ nhen thấp kém ấy Do cuộc sống nghèo khổ, con người phải lao động cật lực, vất vả để tránh khỏi đói rách Toàn bộ sức lực trí tuệ của con người đều dành hết cho việc kiếm lấy miếng cơm manh áo, không còn thời gian, sức lực để sáng tạo, hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang bản chất người Con người trong hoàn cảnh ấy phải sống trong một tâm trạng đau đớn phẫn uất nên rất dễ dẫn đến những suy nghĩ, những hành động vô
lí, nhân cách nhiều khi méo mó thảm hại Những nỗi đau tinh thần này đã được Nam Cao miêu tả một cách đầy ám ảnh trong nhiều tác phẩm của ông trước cách mạng tháng Tám
Đó là bi kịch ø “đời thừa”, bi kịch những con người cảm thấy cuộc sống của mình vô ích, vô vị, vô nghĩa
Văn Sĩ Hộ mang trong mình quan niệm đúng đắn về nhân cách nhà văn và nhân
cách con người Với nhà văn thì đó phải là “đào sâu” và “tìm tòi”, “khơi nguồn” và “sáng
tạo” những giá trị mới để cho “người gần người hơn” Với con người thì phải “giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”, phải sống theo tình yêu thương và trách nhiệm Thế
nhưng trong cuộc sống hàng ngày của Hộ, những điều nói trên chỉ là viển vông, hão
Trang 39huyền Là nhà văn, Hộ đã viết vội vàng, viết “cẩu thả”, viết “bằng phẳng” và “hời hợt”,
người đọc có thể quên ngay sau khi đọc … Cuộc đời không cần thứ văn chương như thế Là người chồng, người cha, Hộ sống vũ phu, tàn bạo: cau có, gắt gỏng, đánh đuổi vợ con
ra khỏi nhà … Vì cái gì vậy? Vì cơm áo gạo tiền, đói nghèo bệnh tật? Nhưng Hộ cảm thấy
một nỗi đau sâu hơn: “Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt đi rồi!… là một kẻ vô ích, một người
thừa”
Hai vợ chồng trong truyện Cười thì động một tí là cãi nhau Anh chồng là nhà văn chẳng làm được cái gì vì không khí ngột ngạt ấy: vợ cáu gắt, con bệnh tật khóc nhè suốt
ngày … Người chồng ấy đã đau đớn xót xa nhận ra rằng: “Chết vì bệnh không đáng sợ –
Ta nên sợ cái chết trong lúc sống: cái chết đáng buồn của những người sống sờ sờ ra đấy nhưng chẳng dùng sự sống của mình vào công việc gì … “ [13:II:112]
Khi con người muốn và có khả năng sống có ích, sống chân chính nhưng xã hội đã ngăn cản, không cho họ thực hiện những điều ấy thì đó là một bi kịch Bản chất của con người là sáng tạo và phát triển nhưng khi tất cả năng lực ấy chỉ để lo kiếm sống, chỉ để lo
chống đỡ với sức ép của miếng cơm manh áo thì đó cũng là một bi kịch – bi kịch “đời
thừa” Những giá trị con người không ghi dấu ấn vào sự phát triển xã hội, xã hội trở nên
lười biếng và “cận thị”, đó thật sự là một tai hoạ Cũng phê phán thực trạng xã hội vô nhân đạo nhưng Nam Cao đã “đào sâu” vào nền móng nhân sinh của nó: tài sản vô giá
của con người và xã hội là năng lực sáng tạo đã bị ruồng rẫy, bỏ phí và mục ruỗng
Sống với một “đời thừa” như vậy nên họ phải sa lầy vào sự “sống mòn” thảm hại
Năng lực sống mang bản chất người đã không được sử dụng vào những việc làm có ý nghĩa mà chỉ là những chuyện nhiêu khê, tấm mẳn, vụn mủn, nhom nhem hàng ngày …
Là người “có chữ nghĩa” cho nên Hài, Điền, Hộ, Thứ … của Nam Cao rất có ý thức
về mình, về giá trị con người Họ khát khao muốn sống xứng đáng với trình độ và nghề nghiệp của mình Là nhà giáo, họ muốn được chuyên tâm với việc dạy học Với tư cách
là nhà văn, họ muốn tác phẩm của mình “vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn” “làm cho
người gần người hơn”
Nhưng, những khát vọng tinh thần và đạo đức cá nhân đã không tương dung với những điều kiện sống của họ Làm người thầy nhưng Hài phải sống sẻn so, tính toán từng
xu tiền lời bán mực cho học trò (Quên điều độ) Nhà văn Điền thì không một phút nào không nghĩ đến tiền, không nghĩ đến nợ, không lúc nào không tính toán nhỏ nhen Vợ
Trang 40thường xuyên càu nhàu gắt gỏng, con lớn thì mặt nhem nhuốc, con bé luôn luôn khóc, mũi dãi bôi đầy mặt, nhà cửa lại bề bộn … (Giăng sáng) Lúc khác thì Điền phải đẫm
“nước mắt” vì thằng con trai bị cảm, đứa con gái bị sài, lĩnh được ba mươi đồng bạc thì
mua thuốc, đóng họ, đóng lãi nợ… là “hết xoẳn”, không biết lấy gì mà ăn, mà giặt, mà
dùng vào bao nhiêu việc khác (Nước mắt) Cuộc sống của nhà văn Hộ cũng ngập chìm trong túng đói: đứa con này chưa kịp lớn lên thì đứa con khác đã ra đời, đã thế chúng lại
“nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc”, Hộ
không lúc nào được yên tĩnh để đọc sách, để viết (Đời thừa)
Cùng với sự nghèo túng ấy là những thói hư tật xấu của lối sống tiểu tư sản Những
truyện ngắn Nhỏ nhen, Quên điều độ, đặc biệt là tiểu thuyết Sống mòn đã thể hiện một
tư tưởng của Nam Cao: con người không chỉ “sống mòn” khi bị “cơm áo ghì sát đất” mà
còn bởi thường xuyên nô lệ vào một lối sống ti tiện, tầm thường
Cô giáo Oanh thì nham hiểm, ích kỉ, keo kiệt quá đáng, không bao giờ biết tử tế với
ai, ngay cả với người yêu của mình Nam Cao phê phán cái không tử tế của con người, phê phán sự thấp kém của những kẻ mang danh là trí thức nhưng lại tự giam cầm trong những toan tính vụn vặt về đồng tiền bát gạo, sống mà không có khát vọng … Đó là
”sống mòn”, là chết trong lúc sống
Thầy giáo San lại “sống mòn” theo một kiểu khác Cũng kèn cựa tính toán từ “từng
xu rau, từng hào đậu, từng tí nước mắm” Không có bữa ăn nào mà San không cãi nhau
với Oanh, thậm chí có lúc còn phản ứng bằng cách vét sạch đĩa thức ăn!
Là một trí thức mà anh ta suy nghĩ thật lạ lùng về học vấn San cho rằng con người
chẳng cần học, chẳng cần biết nhiều, “ngu si hưởng thái bình”! Trong một lần nói chuyện với Thứ, San triết lý: “Biết lắm cái khổ lắm… Kẻ dốt nát khổ nhưng không biết rằng mình
khổ Không biết mình khổ thì không khổ” [13:II:196]
San sống “không qua ngọn cỏ” còn do “tâm hồn trụy lạc của y” Đã có vợ và hai con
ở quê nhưng đầu óc San suốt ngày chỉ nghĩ đến ngoại tình, nghĩ đến chuyện lấy vợ hai Y thèm khát địa vị của anh xe cùng thuê nhà bởi anh ta vừa có vợ ở quê, vừa có vợ ở thành!
Trong thế giới nhỏ nhen do tăm tối ấy có một nhân vật ý thức được hoàn cảnh mòn
mỏi của kiếp mình: Thứ Thứ “khinh tâm hồn trụy lạc” của San, coi thường thói ti tiện
của Oanh, nhìn thấy cái thảm hại của cuộc sống suốt ngày dúi mũi vào chiếc cối xay bột