1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp marketing mix nhằm phát triển thị trường của công ty cổ phần đầu tư mở du lịch việt nam

55 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 656 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động marketing- mix nhằm phát triển thị trường của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam...17... Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Về

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình củacác thầy, cô giáo trong Trường Đại học Thương Mại và cán bộ nhân viên trong công ty

Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, đã hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ

em hoàn thành bài khóa luận này

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô trong khoa Khách sạn – Dulịch, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong nhữngnăm học qua Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy ThS NGUYỄN VĂNLUYỀN đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty Cổphần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin hữu ích vàtạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành bàikhóa luận này

Mặc dù em đã rất cố gắng song do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn hẹpnên không thể không có những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, các bạn sinhviên đóng góp để bài ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU vi

1 Tính cấp thiết của đề tài vi

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài vi

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài vii

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài viii

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài viii

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 1

1.1 Khái luận về marketing - mix phát triển thị trường du lịch 1

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thị trường du lịch 1

1.1.2 Marketing - mix trong kinh doanh lữ hành 2

1.2 Nội dung của hoạt động marketing - mix phát triển thị trường trong kinh doanh lữ hành 4

1.2.1 Nghiên cứu thị trường 4

1.2.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 5

1.2.3 Định vị trên thị trường mục tiêu 6

1.2.4 Các chính sách marketing – mix phát triển thị trường du lịch 6

1.2.5 Sự phối kết hợp của các biến số trong marketing – mix 9

1.3 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động marketing phát triển thị trường du lịch 9

1.3.1 Môi trường vĩ mô 9

1.3.2 Môi trường ngành 10

1.3.3 Môi trường vi mô 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MỞ - DU LỊCH VIỆT NAM, HÀ NỘI 12

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, Hà Nội 12

2.2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam 12

2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động marketing- mix nhằm phát triển thị trường của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam 17

Trang 3

2.3 Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động marketing-mix nhằm phát triển

thị trường của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam 19

2.3.1 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 19

2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp 23

2.4 Đánh giá chung 26

2.4.1 Thành công và nguyên nhân 26

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 27

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MỞ - DU LỊCH VIỆT NAM, HÀ NỘI 29

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm về giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam 29

3.1.1 Dự báo triển vọng và xu hướng phát triển thị trường của công ty 29

3.1.2 Mục tiêu và quan điểm của công ty cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt nam về hoạt động marketing-mix nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới 30

3.2 Một số giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam 31

3.2.1 Hoàn thiện nghiên cứu và phát triển thị trường 31

3.2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm 32

3.2.3 Hoàn thiện chính sách giá 32

3.2.4 Hoàn thiện chính sách phân phối 33

3.2.5 Hoàn thiện chính sách xúc tiến 34

3.2.6 Hoàn thiện chính sách con người 35

3.2.7 Hoàn thiện chính sách tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình 36

3.2.8 Hoàn thiện chính sách quan hệ đối tác 36

3.3 Các kiến nghị 37

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 37

3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 37

3.3.3 Kiến nghị với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC I ii

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Dịch vụ khách hàng sử dụng của công ty 19

Biểu đồ 2.2: Các phương tiện để khách hàng biết đến công ty 19

Biểu đồ 2.3: Các phương thức khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty 20

Biểu đồ 2.4: Mức độ đánh giá về sự khác biệt sản phẩm của công ty 20

Biểu đồ 2.5: Mức độ đánh giá về sự linh hoạt trong chính sách giá của công ty 21

Biểu đồ 2.6: Mức độ đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên 21

Biểu đồ 2.7: Mức độ đánh giá về trình độ chuyên môn của nhân viên 22

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều năm gần đây, cùng với xu thế của thời đại, Việt Nam đang từngbước hội nhập với các nước trên thế giới ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xãhội Nền kinh tế phát triển kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong đời sống con người, nhucầu của họ cũng thay đổi ngày phong phú và phức tạp hơn Để đáp ứng nhu cầu đó thì

sự phát triển mạnh mẽ của du lịch là một tất yếu khách quan

Là một lĩnh vực kinh doanh chính trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hànhmang lại lợi nhuận hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Đó cũng chính là lý do ngày càng

có nhiều các doanh nghiệp lữ hành lớn, nhỏ được hình thành và phát triển Điều này dẫnđến áp lực cạnh tranh gay gắt trong ngành Vì vậy, vai trò của marketing – mix nhằmphát triển thị trường du lịch của các doanh nghiệp lữ hành càng trở nên cần thiết

Qua việc quan sát, điều tra, phỏng vấn cũng như lấy ý kiến khách hàng, ban lãnhđạo trong thời gian thực tập tổng hợp tại công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch ViệtNam (Opentour JSC), em nhận thấy công ty đã và đang rất cố gắng để nâng cao nănglực cạnh tranh, ngày một khẳng định vị thế trên thị trường Tuy vậy, công ty vẫn cònnhiều tồn tại và khó khăn, công tác marketing - mix phát triển thị trường chưa thực sựđạt được hiệu quả, các CT DL hiện tại chưa thỏa mãn được lợi nhuận mang lại từ cácsản phẩm mới chưa thực sự như mong đợi, chính sách giá chưa nhất quán đôi khi làmkhách hàng mơ hồ, chưa tận dụng được các nhà cung cấp nước ngoài đề quảng cáocho công ty, công ty chưa thực sự tiếp cận hiệu quả được với thị trường khách lẻ Vìthế sức cạnh tranh của công ty còn bị hạn chế Mặt khác trong tình hình kinh tế toàncầu đang gặp khó khăn như hiện nay, người dân lo lắng, thắt chặt chi tiêu Bên cạnh

đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lữ hành mới cũng làm gia tăng sự cạnhtranh trong ngành Vì vậy để phát triển thị trường du lịch, nâng cao sức cạnh tranh củacông ty thì việc thực hiện các hoạt động marketing – mix phát triển thị trường là vấn

đề cần quan tâm hàng đầu của công ty

Qua quá trình thực tập, nghiên cứu và những phân tích trên đây em quyết định

lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây việc nghiên cứu vấn đề giải pháp marketing-mix nhằmphát triển thị trường du lịch rất được chú trọng Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề này Dưới đây là một số công trình:

Nguyễn Phương Anh (2008), Hoàn thiện chiến lược marketing - mix đối với thị trường khách Nhật Bản của Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thuộc công ty

Trang 7

TNHH nhà nước một thành viên du lịch dịch vụ Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa

Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội Đề tài chỉ ra những lýluận cơ bản về giải pháp marketing-mix đối với công ty du lịch, nêu ra được thực trạng

và đề xuất những giải pháp marketing-mix đối với thị trường khách Nhật Bản củatrung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên

du lịch Hà Nội

Trần Thị Lương (2012), Giải pháp marketing-mix thu hút khách du lịch quốc tế của khách sạn Cầu Giấy thuộc công ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại và du lịch Sao Mai Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại

học Thương Mại, Hà Nội Đề tài đã đưa ra được những lý luận chung về mix thu hút khách, thực trạng mà khách sạn đã thực hiện nhằm thu hút khách du lịch

marketing-và giải pháp marketing giúp thu hút khách đối với khách sạn Cầu Giấy

Nguyễn Thị Hồng Anh (2012) Giải pháp marketing - MIX nhằm phát triển thị trường tour du lịch Hà Nội - Sài Gòn - Mũi Né - Hà Nội của công ty cổ phần Danh Nam, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương Mại, Hà

Nội Đề tài nêu ra lý luận chung về marketing-mix, các giải pháp marketing-mix phát triểnthị trường tour du lịch Đồng thời đưa ra thực trạng thực hiện và các giải pháp phát triểnthị trường tour du lịch Hà Nội – Sài Gòn – Mũi Né – Hà Nội của công ty CP Danh Nam.Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp tích cực trongviệc tham khảo và giải quyết các vấn đề nói chung về giải pháp marketing-mix nhằmphát triển thị trường du lịch Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về giảipháp marketing –mix phát triển thị trường du lịch khá nhiều nhưng vẫn chưa đi sâu nênviệc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này là cần thiết Có thể nói, đề tài “ Giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, HàNội” là độc lập và không trùng với các công trình nghiên cứu trước đó

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nhận định chung nhất về các giải phápmarketing - mix phát triển thị trường du lịch Đồng thời, đưa ra các giải phápmarketing - mix nhằm thu hút thị trường du lịch ở công ty Cổ phần Đầu tư Mở -Dulịch Việt Nam Từ mục tiêu trên, đề tài có 3 nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, hệ thồng hóa một số lý luận cơ bản về hoạt động marketing – mixnhằm phát triển thị trường du lịch trong kinh doanh lữ hành

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing –mix phát triển thịtrường du lịch của công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Từ đó, chỉ ranhững thành công, hạn chế cùng với các nguyên nhân làm căn cứ cho việc đề xuất cácgiải pháp marketing - mix nhằm khắc phục những hạn chế đó

Trang 8

Thứ ba, đề xuất các giải pháp marketing - mix nhằm phát triển thị trường du lịchcủa công ty Opentour trong thời gian tới trên cơ sở phân tích các quan điểm địnhhướng phát triển của công ty Đồng thời đưa ra những kiến nghị vĩ mô đối với Nhànước, Tổng cục du lịch, Sở văn hóa thể thao và Du lịch.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tế liênquan đến dịch vụ lữ hành, marketing - mix trong doanh nghiệp lữ hành và các giảipháp marketing – mix phát triển thị trường du lịch của công ty cổ phần Đầu tư Mở -

đề xuất các giải pháp cho năm 2016 và những năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

a, Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu nội bộ bên trong doanh nghiệp và dữ liệu bênngoài doanh nghiệp Nguồn dữ liệu thứ cấp được dùng để nghiên cứu hoạt độngmarketing – mix phát triển thị trường du lịch của công ty Opentour Hà Nội, gồm có:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 và 2015 của công tyOpentour, Hà Nội

- Các báo cáo và phân tích của công ty về thống kê lượt khách, đặc điểm thịtrường khách,

- Các sách báo, tạp chí, hình ảnh về công ty Opentour, Hà Nội, các nguồn thôngtin trên internet

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong đề tài, em sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyênsâu để thu thập dữ liệu sơ cấp

Đối với phương pháp điều tra trắc nghiệm, quy trình gồm các bước:

Xác định vấn đề nghiên cứu và nội dung thông tin cần thu thập: Vấn đề cầnnghiên cứu là thực trạng về hoat động marketing - mix tại công ty Opentour, qua đó để

đề ra một số giải pháp marketing-mix phát triển thị trường du lịch của công ty Nộidung thông tin cần thu thập là các thông tin đánh giá của khách hàng, nhà quản trị vềhoạt động marketing-mix phát triển thị trường du lịch của công ty

Trang 9

Chọn đối tượng phát phiếu và mẫu điều tra: Đối tượng được phát phiếu là KDL củacông ty Mẫu điều tra xác định là 50 khách du lịch.

Thiết kế phiếu điều tra: Mẫu phiếu điều tra được thiết kế cho khách hàng gồm cáccâu hỏi liên quan đến nội dung marketing-mix phát triển thị trường du lịch Tiêu đềphiếu điều tra là “Phiếu điều tra khách hàng” (phụ lục III)

Phát phiếu điều tra: Thời gian phát phiếu điều tra từ ngày 10/03/2016 đến ngày22/03/2016 Số phiếu phát ra: 50 phiếu, thu phiếu ngay sau khi khách hàng trả lời xongcác câu hỏi Thu hồi và tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm

Đối với phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu nhà quản trị sử dụng một biên bản phỏngvấn gồm một bộ câu hỏi về các chính sách và hoạt động marketing-mix nhằm pháttriển thị trường du lịch của công ty Opentour (phụ lục IV) Thời gian phỏng vấn:20/03/2016

b, Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thống kê: Sau khi phát 50 phiếu điều tra cho KDL, tiến hành thống

kê các câu trả lời, xác định tỷ lệ câu hỏi trả lời giống nhau so với tổng phiếu trả lời.Tổng hợp kết quả điều tra phiếu

Phương pháp phân tích: Từ kết quả thống kê trên tiến hành phân tích để thấyđược thực trạng hoạt động marketing - mix từ đó nhận định các nguyên nhân và đưa racác giải pháp hoàn thiện marketing – mix phát triển thị trường du lịch cho công ty

Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp và xử lý sơ bộ thông tin thứ cấp thu thập được liênquan đến hoạt động marketing - mix phát triển thị trường du lịch của công ty Opentour.Phương pháp so sánh: Tiến hành tính toán các chỉ số so sánh tương đối và tuyệt đối

về số liệu doanh thu, chi phí qua các năm để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công tyOpentour trong 2 năm 2014 và 2015 Đồng thời, so sánh hiệu quả các hoạt độngmarketing - mix phát triển thị trường du lịch của công ty

Phương pháp phân tích, đánh giá: tiến hành phân tích các chỉ tiêu về doanh thu,lợi nhuận, kết hợp với kế hoạch phát triển thị trường của công ty để thấy được phầnnào hiệu quả marketing - mix của công ty Từ đó đưa ra những đánh giá về sự tăng,giảm các chỉ tiêu, những ưu, nhược điểm, thời cơ và thách thức của công ty khi thựchiện các hoạt động marketing-mix nhằm phát triển thị trường

Trang 10

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,danh mục sơ đồ, hình vẽ, kết luận… khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing – mix nhằmphát triển thị trường du lịch

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing – mix phát triển thị trường du lịch ởcông ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, Hà Nội

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp marketing – mix nhằm phát triển thị trườngcủa công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

1.1 Khái luận về marketing - mix phát triển thị trường du lịch

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thị trường du lịch

1.1.1.1 Thị trường du lịch

Theo nghĩa hẹp, “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là

vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và ngườimua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”

Theo nghĩa rộng, Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tếthể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch Mâu thuẫn cơ bản của thị trường

du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”

1.1.1.2 Đặc điểm thị trường du lịch

Thị trường du lịch có các đặc điểm chủ yếu như sau :

Sản phẩm của thị trường du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vật chất nênviệc thực hiện chúng khác với thực hiện hàng hóa mang tính cụ thể

Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua.Trên thị trường du lịch người bán không có hàng hóa du lịch tại nơi chào bán, không cókhả năng mang được hàng hóa đến với khách hàng Việc thực hiện hữu hóa, vật chất đốitượng mua bán trên thị trường du lịch, chủ yếu dựa vào xúc tiến quảng bá Các khâu chàogiá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán sản phẩm thông qua quảng cáo vàkinh nghiệm với việc mua bán thông thường Thậm chí ngoài hàng hóa vật chất và dịch

vụ, thịtrường du lịch còn mua bán cả những đối tượng không hội đủ các thuộc tính củahàng hóa, đó là các giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên…

Trên thị trường hàng hóa chung, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách mua đãtrả tiền-nhận hàng, nếu có kéo dài cũng chỉ là để bảo hành Tuy nhiên, trên thị trường dulịch, quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyếtđịnh mua hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ Các sản phẩm du lịch nếukhông được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho

Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, thể hiện ở chổ cung hoặc cầu du lịchchỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định của một năm và điều này phụ thuộc vàonhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và là một bài toán rất khó tìm ra lời giải

1.1.1.3 Phát triển thị trường du lịch

Phát triển thị trường du lịch là việc duy trì và phát triển thị trường khách du lịch

để làm tăng doanh thu và thị phần cho doanh nghiệp

Phát triển thị trường khách du lịch là hoạt động vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp quyết định tới sự phát triển, lớn mạnh của doanh nghiệp đồng thời đạt

Trang 12

được các mục tiêu doanh thu, quy mô…Dựa vào những điều kiện cụ thể khác nhau cũng như khả năng định hướng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình các chiến lược phát triển khác nhau như phát triển theo chiều sâu hay chiều rộng, chiến lược mở rộng thị trường, thâm nhập hay phát triển sản phẩm…

Từ việc thông qua các chiến lược cụ thể, các doanh nghiệp cần định hướng rõ các khu vực thị trường trọng tâm, đồng thời tiến hành các nỗ lực marketing nhằm khai thác tối đa để đạt được mục tiêu hiệu quả tại thị trường đó

1.1.2 Marketing - mix trong kinh doanh lữ hành

1.1.2.1 Khái niệm marketing và marketing - mix trong kinh doanh lữ hành

a, Khái niệm marketing

Có nhiều cách định nghĩa marketing

Theo Philip Kotler, Marketing là làm viêc với thị trường để thực hiện nghĩa vụtrao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người hay “Marketing

là một quá trình quản lý mang tính xã hội,nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có đượcnhững gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi nhữngsản phẩm có gía trị với người khác”

Theo hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA),

“Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và một tập hợp các tiến trình đểnhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, nhằm quản lý quan hệkhách hàng bằng các cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viênhội đồng quản trị”

Theo quan điểm hiện đại, marketing là chức năng quản lý của công ty về tổ chức

và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức muacủa người tiêu dùng thành nhu cầu về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hóa đếntay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho công ty

Theo Tổ chức du lịch thế giới: Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà ngườinghiên cứu cần nghiên cứu, dự báo, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách, nó cóthể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợinhuận cho thị trường đó

Theo Alastair Morrison: Marketing lữ hành là một quá trình liên tục, nối tiếp nhauqua đó các cơ quan quản lý trong ngành kinh doanh lữ hành và khách sạn lập kế hoạchnghiên cứu, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vàmong muốn của khách hàng và những mục tiêu của công ty, các cơ quan quản lý đó”

b, Khái niệm marketing-mix

Marketing mix là một công cụ kinh doanh được sử dụng trong marketing và bởicác chuyên gia marketing Marketing mix thường rất quan trọng khi quyết định một

Trang 13

sản phẩm hoặc thương hiệu, và thường đồng nghĩa với 4P : price (giá cả), product (sảnphẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối).

Tuy nhiên, trong marketing dịch vụ, 4P đã được mở rộng thành 7P hoặc 8P nhắmvào các bản chất khác nhau của dịch vụ: People, process, partnership

1.1.2.2 Mô hình phát triển thị trường trong kinh doanh lữ hành

Để tổ chức thực hiện tốt nhất việc phát triển thị trường khách du lịch, các nhà quản trị thường sử dụng ma trận chiến lược dựa vào cặp sản phẩm – thị trường của Igo Ansoff Theo quan điểm của Ansoff thì việc phát triển thị trường có thể dựa theo

mô hình cặp sản phẩm – thị trường với 4 chiến lược đó là: thâm nhập thị trường, pháttriển sản phẩm, phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm

Tính linh hoạt được đề cao trong các hoạt động marketing, điều đó cũng có nghĩa, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp ở từng thời điểm khác nhau mà việc lựa chọn chiến lược phát triển thị trường nào là hiệu quả, cùng với đó là những biện pháp marketing thích ứng với từng điều kiện về nguồn lực, năng lực và định hướng riêng Mỗi chiến lược khác nhau sẽ đem lại kết quả khác nhau tùy thuộc vào cả trình độ quản lý của doanh nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường

Với chiến lược này, doanh nghiệp tìm cách tăng thị phần của sản phẩm hiện có trên thị trường hiện tại bằng cách: Kích cầu trong các thời kỳ nhất định như tăng cường quảng bá, thu hút khách từ các thị trường khác hay lôi kéo khách của đối thủ cạnh tranh vào các dịp như lễ hội, mùa nghỉ biển…Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như:

Mở thêm các đơn vị bán sản phẩm du lịch cho mình, tăng cường các trung gian tư vấn, tăng cường hệ thống phân phối, tăng cường các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, …

Cố gắng tiếp cận và lôi kéo các khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của mình trên thị trường hiện tại nhằm khai thác hiệu quả thị trường, đồng thời kích thích và thuyết phục khách của các đối thủ cạnh tranh Việc này thường được hỗ trợ của các chính sách Marketing – mix Chiến lược này phù hợp với doanh nghiệp có thị trườnghiện tại tương đối ổn định, sản phẩm du lịch còn khá hấp dẫn, tuy nhiên nó sẽ phải đốimặt với sự cạnh tranh khá gay gắt

Chiến lược phát triển thị trường: Đó là việc đưa sản phẩm hiện tại vào thị trườngmới với nỗ lực marketing nhiều hơn Thông thường các doanh nghiệp có thể thực hiệnbằng các cách sau:

Tìm kiếm những thị trường mới mà sản phẩm hiện có có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nó, tức là xác định các khách hàng tiềm ẩn tại khu vực hiện tại, hay vào một khu vực mới

Trang 14

Tìm kiếm và thiết lập thêm nhiều kênh phân phối mới, đa dạng hóa phương tiện bán hàng…Khách hàng không chỉ mua sản phẩm du lịch ở đại lý du lịch mà còn

có thể tiếp cận các quảng cáo và mua hàng qua hệ thống mạng internet, các đối tác kinh doanh để nối dài tour

Mở nhiều điểm bán hàng mới, đặt nhiều văn phòng đại hiện ở các vùng có cầu

du lịch cao, điều này đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường cần có tính thực tiễn và chính xác cao Mặc dù chiến lược này giúp phát triển ưu thế của sản phẩm ở các thị trường mới, tăng mức độ bao phủ thị trường song nó lại tốn khá nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và quảng cáo…Chiến lược phát triển sản phẩm Đó chính là việc nghiêncứu cải tiến, phát triển các sản phẩm du lịch mới để cung cấp đáp ứng thị trường hiệntại Chiến lược này có thể là phát triển sản phẩm về chủng loại hay phát triển sản phẩmmới riêng biệt Việc đưa ra các sản phẩm mới là phù hợp khi tính cạnh tranh trên thịtrường trở nên gay gắt, nhu cầu khách hàng thay đổi, hoặc khi doanh nghiệp muốnthiết kế các chương trình với cấp hạng khác nhau nhằm đáp ứng cho từng nhóm kháchhàng cụ thể

Chiến lược này giúp nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu mới của khách du lịch, nâng cao sức cạnh tranh song đòi hỏi doanh nghiệp có một năng lực nghiêncứu và phát triển nhất định

Chiến lược đa dạng hóa: Chính là việc cung cấp các sản phẩm mới ra thị trườngmới Nó bước đầu giúp doanh nghiệp thu lại những khoản lời khá lớn song đồng thờichứa đựng rủi ro cao Ngay từ đầu, doanh nghiệp cần làm tốt công tác nghiên cứu thịtrường, xác nhận thông tin chính xác về thị trường và tạo ra sản phẩm mới phù hợp vớithị trường mục tiêu, điều phối chi phí phù hợp cho từng bước hoạt động của mình

1.2 Nội dung của hoạt động marketing - mix phát triển thị trường trong kinh doanh lữ hành

1.2.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là sự tập hợp các hệ thống, ghi nhận và phân tích dữ liệu

về các vấn đề có liên quan đến marketing cho một sản phẩm dịch vụ, giúp doanhnghiệp mở rộng hiểu biết chi tiết về khách hàng tiềm năng, giúp phát hiện đối thủ cạnhtranh cơ bản

Nghiên cứu thị trường là công việc vô cùng quan trọng Khi công tác nghiên cứu thịtrường được thực hiện tốt nó giúp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác chongười làm marketing có thể đưa ra một chiến lược phù hợp và có hiệu quả cao Ngượclại, nếu công tác nghiên cứu thị trường không thực hiện tốt sẽ không phản ánh đúngtình hình thị trường cũng những thông tin về thị trường mục tiêu Từ đó, những quyếtđịnh đưa ra không phù hợp với thực tế cũng như các kế hoạch marketing không hiệuquả, gia tăng chi phí và lãng phí nhân vật lực

Trang 15

1.2.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

1.2.2.1 Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là chia toàn bộ thị trường của một dịch vụ nào đó ra thànhcác nhóm Trong mỗi nhóm có các đặc trưng chung Một đoạn thị trường là một nhómhợp thành có thể xác định được trong một thị trường chung mà một sản phẩm nhấtđịnh của doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với họ

Các cơ sở phân đoạn thị trường: phân đoạn theo địa lý, phân đoạn theo dân sốhọc, phân đoạn theo mục đích chuyến đi, phân đoạn theo đồ thị tâm lý, phân đoạn theohành vi

Phương pháp phân đoạn thị trường

Phân đoạn một lần: Chọn một trong các tiêu thức phân đoạn căn bản để phânđoạn thị trường Phân đoạn hai lần: Sau khi phân đoạn theo một tiêu thức căn bản, tiếptục chia nhỏ thị trường theo các tiêu thức phân đoạn thứ hai Phân đoạn nhiều lần:Chọn một tiêu thức phân đoạn căn bản, sau đó dùng hai hay nhiều hơn các tiêu thứckhác để tiếp tục phân đoạn thị trường

1.2.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là một phân đoạn thị trường được doanh nghiệp kinh doanh

du lịch chọn để tập trung nỗ lực marketing kinh doanh có hiệu quả

Tùy thuộc vào mục đích cũng như chiến lược trong từng thời kỳ mà các doanhnghiệp lựa chọn phương án phân đoạn thị trường khác nhau:

Tập trung vào một đoạn thị trường: Nhờ hiểu biết rõ hơn về một đoạn thị trường,doanh nghiệp lữ hành có khả năng có vị trí vững chắc trong đoạn thị trường

Chuyên môn hóa có chọn lọc: Doanh nghiệp chọn một số đoạn thị trường phùhợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp, mỗi đoạn đều có khả năng sinh lợi,giúp hạn chế được rủi ro

Chuyên môn hóa sản phẩm: Doanh nghiệp cung cấp một dịch vụ cho một số đoạnthị trường Doanh nghiệp có thể gây dựng được uy tín cho sản phẩm song cũng sẽ trởnên rủi ro nếu xuất hiện sản phẩm thay thế

Chuyên môn hóa thị trường: Doanh nghiệp tập trung vào phục vụ nhiều nhu cầucủa một nhóm khách hàng cụ thể Doanh nghiệp cũng có thể tạo dựng được uy tín cho cácdịch vụ của mình cung ứng

Phục vụ toàn bộ thị trường: Doanh nghiệp có ý định phục vụ tất cả các nhómkhách hàng tất cả các dịch vụ mà họ cung ứng

Trang 16

1.2.3 Định vị trên thị trường mục tiêu

Theo Philip Kotler: “Định vị là thiết kế cho sản phẩm và doanh nghiệp hình ảnhlàm thế nào để nó chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của kháchhàng mục tiêu Việc định vị còn đòi hỏi doanh nghiệp phải khuếch trương những điểmkhác biệt đó cho khách hàng mục tiêu”

Tuy nhiên trong marketing Du lịch thì: “Xác định vị thế là việc phát triển mộtdịch vụ và marketing – mix để chiếm được một vị trí cụ thể trong tâm trí của kháchhàng tại các thị trường mục tiêu”

Ngày càng có quá nhiều thông điệp thương mại, dung lượng quá lớn của cácthông điệp thương mại làm cho mọi người không thể hấp thụ được hết những gì họnghe, xem, đọc được Cùng với đó, tình hình cạnh tranh trên thị trường kinh doanh

du lịch ngày càng gia tăng Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực đưa ra đượcnhững thông điệp ngắn gọn, xúc tích mà vẫn có sự độc đáo, khác biệt so với đối thủcạnh tranh nhằm xác định một cách rõ ràng vị thế của mình trong tâm trí khách hàngmục tiêu

Các phương pháp xác định vị thế: Xác định vị thế dựa trên những nét đặc trưng củasản phẩm; Xác định vị thế dựa trên lợi ích, giải pháp và nhu cầu mà khách hàng có thểlựa chọn; Xác định vị thế theo trường hợp sử dụng cụ thể của khách hàng; Xác định vịthế đối với các nhóm khách hàng khác nhau; Xác định vị thế đối trọng với các sản phẩmkhác; Xác định vị thế bằng sự tạo khác biệt cho sản phẩm

1.2.4 Các chính sách marketing – mix phát triển thị trường du lịch

Với thị trường mục tiêu cùng vị thế đã lựa chọn, để có thể hoàn thiện được kếhoạch marketing thì cần xây dựng được hệ thống marketing-mix tối ưu Trong du lịch,nhiều doanh nghiệp thừa nhận và vận dụng khái niệm marketing – mix của A Morrisongồm 8 yếu tố marketing là: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người, tạo sản phẩmtrọn gói, lập chương trình và quan hệ đối tác

Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo ra vàtung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàngtrong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả

Về nội dung, chính sách sản phẩm sẽ quyết định kích thước của hỗn hợp sảnphẩm, các chiến lược marketing theo chu kỳ sống sản phẩm và việc phát triển sảnphẩm mới Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh, nếu chínhsách này không đúng tức là đưa ra thị trường những loại sản phẩm dịch vụ không đúngnhu cầu khách hàng thì các chính sách khác của marketing dù có hấp dẫn đến đâu cũng

vô nghĩa

Trang 17

Các căn cứ để xây dựng chính sách sản phẩm: Căn cứ vào chiến lược kinh doanh

và phương án kinh doanh tổng hợp để xác định phương hướng hoạt động của doanhnghiệp; Căn cứ vào nhu cầu của thị trường; Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp

Các mục tiêu định giá: Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu chiếm lĩnh thị phần,mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp.Việc giá thực tế, cụthể của sản phẩm ra sao và so với đối thủ cạnh tranh như thế nào là điều vô cùng quantrọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mà nó ảnhhưởng trực tiếp tới hành vi mua của khách hàng

Các phương pháp định giá: Định giá cộng lời vào chi phí; Định giá theo lợi nhuậnmục tiêu; Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng; Định giá theo giá hiện hành

và có vai trò rất quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm du lịch Mục tiêu tổng quát củachính sách phân phối là cung cấp tối đa sản phẩm phù hợp, nhằm thoả mãn cao nhấtnhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách, nâng cao hiệuquả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Muốn vậy chínhsách phân phối phải tạo lập và phát triển được mối quan hệ với khách hàng, với cáctrung gian phân phối nhằm tiếp cận thị trường mục tiêu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩmqua các kênh phân phối đã lựa chọn

Chính sách xúc tiến

Xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh du lịch là sự kết hợp các công cụ xúc tiếnkhác nhau (quảng cáo, khuyến mại, bán trực tiếp, quan hệ công chúng và marketingtrực tiếp) nhằm thông tin tới khách hàng mục tiêu về sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp

và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm du lịch

Trang 18

Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao vềnhững ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo vàchủ thể quảng cáo phải trả tiền cho quảng cáo Khuyến mại: Là cải thiện tạm thời các điềukiện mua hàng nhằm giúp làm cho nó hấp dẫn hơn và thúc đẩy ngay lập tức mức tiêu thụsản lượng sản phẩm dịch vụ Bán hàng trực tiếp: Là quá trình giao tiếp trực tiếp giữangười bán và khách hàng triển vọng với mục đích bán được hàng Marketing trực tiếp:Sửdụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho nhữngkhách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hay yêu cầu họ phản ứng lại Kích thích tiêuthụ: Những hình thức thưởng trong thời gian ngắn để khuyến khích dùng thử hay muamột sản phẩm dịch vụ Quan hệ công chúng: Việc tạo ra những kích thích gián tiếp nhằmlàm tăng nhu cầu về sản phẩm hay tăng uy tín của doanh nghiệp.

Chính sách con người

Con người trong kinh doanh du lịch có vị trí rất quan trọng Vì vậy chính sáchcon người phải trở thành một yếu tố không thể thiếu trong marketing- mix Nội dungcủa chính sách con người gồm 2 phần chủ yếu:

Tuyển dụng, định hướng, huấn luyện, quản lí, động viên nhân viên, đặc biệt lànhân viên tiếp xúc Đội ngũ nhân viên tiếp xúc phải có trình độ chuyên môn cao, amhiểu tâm lí khách hàng, có bản lĩnh nghề nghiệp và trung thành với doanh nghiệp.Quản lí "khách hàng hỗn hợp" Dịch vụ là một quá trình hoạt động, trong đó nhấtthiết phải có sự tham gia của khách hàng Vì vậy doanh nghiệp du lịch phải quan tâmhàng đầu đến việc liệu khách hàng mục tiêu, du khách có phù hợp với hệ thống dịch

vụ của mình hay không

Quan hệ đối tác

Công ty du lịch kinh doanh nhiều loại sản phẩm dịch vụ có liên quan đến nhau:lưu trú, vận chuyển, ăn uống… nên quan hệ với đối tác là một phần tất yếu Quan hệđối tác trở thành một xu thế, tạo ra hiệu quả cao hơn, tăng cường thu hút khách vànâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình

Tạo sản phẩm trọn gói: Là sự kết hợp các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ ngoại vi

có liên quan thành một chào hàng dịch vụ cụ thể với mức giá trọn gói

Lập chương trình: Là một kỹ thuật liên quan chặt chẽ tới việc tạo sản phẩm trọngói Lập chương trình đòi hỏi sự triển khai các hoạt động, các sự kiện đặc biệt để giatăng sự tiêu dùng của khách hàng hoặc làm tăng thêm sự hấp dẫn các dịch vụ lữ hànhtrọn gói

1.2.5 Sự phối kết hợp của các biến số trong marketing – mix

Việc phối hợp các yếu tố trong marketing – mix để mang lại hiệu quả cao cầnđồng nhất thực hiện, triển khai một cách đồng bộ bao gồm: Từ chính sách sản phẩm du

Trang 19

lịch, chiến lược sản phẩm đúng đắn (đúng với đối tượng, đúng với nhu cầu, mongmuốn của khách du lịch, cho dù đó là sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến) Để sảnphẩm có thể bán được tốt nhất, chiến lược về giá cả cũng là vô cùng quan trọng Giá rẻkhông hẳn là giá tốt (có những sản phẩm đặc biệt hấp dẫn phải bán với giá cao mới cóthể xâm nhập thị trường khách du lịch với mục đích đi du lịch để tăng cường bản ngã,khẳng định giá trị của bản thân khách hàng) Kênh phân phối được xem là một nhân tốquan trọng quyết định sự thành công trong marketing – mix sau khi đã xác định đượcsản phẩm và giá của sản phẩm đó thì bước tiếp theo là tiến hành phân phối sản phẩm

du lịch tới khách hàng Địa điểm thích hợp và thời gian thực hiện luôn được tìm kiếm

và cân nhắc trong quá trình phân phối này Việc xúc tiến sản phẩm du lịch được hoạchđịnh ngay từ trước khi Công ty đưa ra sản phẩm Các hoạt động khuếch trương phổbiến được sử dụng gồm các chiến dịch quảng cáo, PR, tài trợ, Con người là một yếu

tố vô cùng quan trọng cuả marketing – mix Yếu tố con người trong hoạt độngmarketing – mix của doanh nghiệp du lịch được xét trên cả góc độ những người lãnhđạo cao nhất, các cấp quản lý trung gian và đặc biệt ở những nhân viên có sự tiếp xúcvới khách hàng, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng Các yếu tố tạo sản phẩmtrọn gói và lập chương trình là các yếu tố marketing – mix, được sử dụng nhằm mụcđích trước hết là thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu của và ước muốn của kháchhàng trong mỗi chuyến đi, hoặc khi sử dụng các dịch vụ lưu trú Sau đó là, các yếu tốtạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc bán cácdịch vụ khi cầu ở mức thấp nhất Lập chương trình sẽ tạo điều kiện cho việc thu hútkhách vào lúc trái vụ và duy trì được sở thích khách hàng Việc mở rộng quan hệ đối táccho phép hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau để tiến hành Marketing nhữngsản phẩm bổ sung cho nhau Việc mở rộng quan hệ hợp tác giúp cho việc giảm thiểu chiphí, và các thông điệp quảng cáo được đưa đến tận tay của khách hàng mục tiêu

1.3 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động marketing phát triển thị trường du lịch

1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Các yếu tố về văn hóa – xã hội

Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch Các tài nguyên có giá trị văn hóa có sức hút đặc biệt đốivới du khách có trình độ cao, ham hiểu biết, tạo ra thị trường du lịch văn hóa Cáctài nguyên văn hóa càng đa dạng thì thị trường du lịch càng rộng lớn và ngược lại Các yếu tố về xã hội như sự thay đổi của dân số, phong tục tập quán, thị trường lao động tác động mạnh mẽ tới việc mở rộng hay thu hẹp thị trường du lịch

1.3.1.2 Các yếu tố thuộc về kinh tế

Trang 20

Kinh tế phát triển sẽ khiến cho đời sống con người được cải thiện, họ sẽ đi du lịch nhiều hơn góp phần mở rộng thị trường Trái lại, kinh tế gặp khó khăn, phần lớn mọi có xu hướng thắt chặt chi tiêu, các quyết định đi du lịch được suy nghĩ cẩn trọng

và hoạt động mở rộng thị trường trở nên khó khăn Bên cạnh đó, sự phát triển của các ngành kinh tế khác sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cung ứng dịch vụ của các công ty du lịch trên thị trường

1.3.1.3 Các yếu tố thuộc về chính trị

Tuy là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp nhưng nó chi phối tổng thể và toàn diện đến kinh doanh du lịch Nếu một quốc gia có nền chính trị ổn định, điều đó sẽ tạo điều kiện cho thị trường du lịch của quốc gia đó có cơ hội phát triển vì nó là yếu tố đảmbảo cho sự an toàn của du khách trong và ngoài nước và cũng là yếu tố thuận lợi chocác nhà doanh nghiệp du lịch hoạt động ổn định Yếu tố chính trị ở đây bao gồm cảquốc gia xuất phát hành trình và quốc gia điểm đến, do đó các doanh nghiệp du lịchcần thực sự coi trọng yếu tố này trước khi xây dựng các chương trình du lịchOutbound

1.3.1.4 Công nghệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp Khi khoa học côngnghệ phát triển thì các giải pháp marketing cũng đa dạng, phong phú hơn, sự cạnhtranh cũng tăng lên Nếu công ty biết áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo hiệuquả cao trong việc thực hiện các giải pháp marketing phát triển thị trường du lịch, giúpcông ty phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúpnhà quản trị nghiên cứu thị trường và đưa ra hướng đi đúng đắn

1.3.2 Môi trường ngành

1.3.2.1 Tập khách hàng

Công ty du lịch và khách hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau trên cơ sở đôibên cùng có lợi Sự tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ tour du lịch chính là nguồn thu chínhcủa công ty Các công ty cần xác định khách hàng của mình cần gì ở tour du lịch, ởcác dịch vụ đặt phòng, các dịch vụ đặt vé,… công ty luôn cố gắng đáp ứng tối đa vàtoàn diện nhu cầu và mong muốn của khách hàng

1.3.2.2 Nhà cung cấp

Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty như các hãng hàngkhông cung cấp vé máy bay, các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm du lịch,…giá cả và chất lượng của các yếu tố này quyết định đến giá cả và chất lượng của các sảnphẩm dịch vụ tour trong công ty Các công ty cần có nhiều nhà cung cấp để tránh tìnhtrạng ép giá, tăng tính chủ động trong kinh doanh cuả mình

1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Trang 21

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành vì lợinhuận mà nó mang lại, điều này tạo ra khó khăn cho các công ty đi trước vì ưu thế vềkhoa học công nghệ và sự nhiệt huyết của những doanh nghiệp trẻ Đây là một trongnhững nhân tố thúc đẩy các công ty du lịch phải tạo dựng và duy trì và phát triển hơn nữathị trường.

1.3.3 Môi trường vi mô

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Yếu tố cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựachọn giải pháp marketing-mix nào, phương thức thực hiện nào để vừa tận dụng hếtnguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vừa tạo hiệu quả tối đa trong kinh doanh.Khả năng tài chính: Quyết định ngân sách cho hoạt động marketing-mix, từ đó,quyết định doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp marketing-mix nào để phù hợp vớinguồn ngân sách dự kiến, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty

Nguồn nhân lực: trình độ nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch

vụ cũng như việc thực hiện các hoạt động marketing-mix Lựa chọn giải phápmarketing-mix phát triển thị trường du lịch phải dựa trên chất lượng thực của công ty,được thể hiện phần lớn thông qua lao động sống

Trình độ tổ chức, quản lý: Hoạt động kinh doanh trong các công ty du lịch hiện nayrất đa dạng và đòi hỏi chất lượng phục vụ cần phải nhanh chóng, chu đáo Vì vậy cáccông ty du lịch đòi hỏi phải có trình độ tổ chức, quản lý cao, đảm bảo các quyết định đưa

ra một cách nhanh chóng và chính xác

Trình độ hoạt động marketing: Giúp đảm bảo cho các công ty đáp ứng đúng nhucầu, mong muốn của khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để kinhdoanh có hiệu quả cao, giảm bớt rủi ro, đảm bảo thành công lâu dài và uy tín cho cácdoanh nghiệp trên thị trường

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MỞ - DU LỊCH

VIỆT NAM, HÀ NỘI

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, Hà Nội

2.2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam

2.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam

Công ty Cổ phần đầu tư Mở -Du lịch Việt Nam (OPENTOUR JSC) là đơn vị tổchức các chương trình du lịch chuyên nghiệp tại Hà Nội thuộc loại hình công ty Cổphần, có trụ sở chính đặt tại số 93, Đường Hồng Hà, Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình,

Hà Nội; Chi nhánh Hà Nội tại 126 Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu giấy; Chinhánh Đà Nẵng tại 347– 349, Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà; Chi nhánh Hồ Chí Minhtại Tầng 06, Tòa nhà Nam Việt, Phan Kế Bính, quận 1

Opentour được thành lập năm 2003, chính thức được Tổng cục du lịch cấp Giấyphép kinh doanh lữ hành quốc tế số 0744/ 2007/ TCDL-GP-LHQT, với ngành nghềkinh doanh chính trong lĩnh vực lữ hành như: Lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa,kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển du lịch Với đội ngũ cán bộ,hướng dẫn viên trẻ, năng động, Opentour JSC đã làm bạn đồng hành của hàng triệulượt khách trong các chương trình du lịch trong và ngoài nước

Opentour với mục tiêu hướng tới là một trong 30 doanh nghiệp lữ hành hàng đầutại Hà Nội và một trung tâm thông tin lữ hành hàng đầu Việt Nam Trong những nămqua, công ty đã kết hợp cùng với các đơn vị kinh doanh dịch vụ khác trong ngành dulịch như Hà Nội Tosseco Travel, Công ty vận chuyển Thiên Thảo Nguyên, công ty dulịch Ánh Dương, cam kết luôn nỗ lực mang lại những giá trị tốt nhất từ các dịch vụ

lữ hành của mình cho khách hàng và đối tác, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòagiữa quyền lợi công nhân viên công ty và cộng đồng xã hội

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam

Những năm qua, với phương châm hoạt động: “Thương hiệu Việt, phong cáchchuyên nghiệp” Opentour JSC kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đápứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm Lĩnh vực hoạt động kinhdoanh chủ yếu của công ty hiện nay lĩnh vực kinh doanh lữ hành Công ty chịu tráchnhiệm xây dựng, quảng bá, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho

Trang 23

khách du lịch nội địa; khách du lịch quốc tế đến tham quan Việt Nam; cho khách làngười Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Ngoài ra công ty còn mua các dịch vụ lưu trú của các khách sạn, dịch vụ ăn uốngcủa các nhà hàng, dịch vụ vận chuyển của nhà xe, nhà tàu, các hãng hàng không, vétham quan của các điểm đến du lịch, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách dulịch Đồng thời, công ty còn có các chương trình du lịch như: nghỉ dưỡng, du lịch mạohiểm, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, hội nghị - hội thảo, dịch vụ thị thực,

Sản phẩm dịch vụ của công ty:

Với những nỗ lực của mình, công ty đã đưa ra nhiều loại sản phẩm đa dạng vàphong phú nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, bao gồm các mảngchính như sau:

* Các tour trong nước: Công ty cung cấp các dịch vụ du lịch nội địa, xây dựngcác chương trình du lịch phong phú và đa dạng, loại hình du lịch phù hợp với các thờiđiểm khác nhau và các tập khách hàng khác nhau như:

- Du lịch tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng:

- Các chương trình du lịch theo văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội nhưChùa Hương, Đền Trần,

- Ngoài ra còn có du lịch trăng mật dành cho những cặp đôi mới cưới, du lịch thểthao dành cho những người yêu thích môn thể thao

* Tour ngoài nước: công ty đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thựchiện các chương trình thăm quan phù hợp cả về giá cả cũng như các yêu cầu của kháchhàng, với các tour du lịch được phân theo các khu vực như:

- Tour du lịch Đông Nam Á

- Tour tham quan các nước Đông Á

- Tour du lịch Trung Quốc

- Tour du lịch đến các thị trường xa: Châu Âu, Mỹ, Úc, New Zealand,

- Hiện tại, công ty vừa xây dựng các tour du lịch đến các nước Trung Đông:DuBai, Abu Dhabi,

* Cung cấp các dịch vụ du lịch: Ngoài việc tập trung chủ yếu cung cấp các

chương trình du lịch cho khách hàng, công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như:Visa-hộ chiếu, thuê xe du lịch, dịch vụ vé máy bay, đặt phòng khách sạn

Thị trường khách của công ty

Công ty có hai tập khách hàng: khách du lịch Việt Nam và khách du lịch quốc tếđến với Việt Nam Trong đó, lượng khách du lịch trong nước cao hơn nhiều so vớilượng khách quốc tế trong năm 2014-2015

Khách du lịch trong nước: đối tượng này bao gồm cả khách Việt Nam đi du lịchtrong nước và khách Việt Nam muốn đi du lịch nước ngoài (khách Outbound) Trong

Trang 24

đó đa phần khách du lịch tour nội đia là những người có khả năng thanh toán thấp hơn,tiêu dùng các dịch vụ mức trung bình và thời gian của tour du lịch thường không dài,mặc dù số lượng khách lớn nhưng không mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận chocông ty như đối tượng khách Việt muốn đi du lịch nước ngoài

Khách du lịch quốc tế: Khách quốc tế đến với công ty chủ yếu là khách Hàn

Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ngoài ra còn có khách Malysia, Úc Đây là đối tượng kháchmang lại doanh thu tương đối lớn cho công ty, họ đi du lịch phân bổ đều trong năm, cókhả năng chi trả cao cũng như thường sử dụng các dịch vụ chất lượng cao

Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Cổ phần đầu tư mở - Du lịch Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo chứcnăng Theo đó, những nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theocác chức năng quản trị và hình thành nên những nhà quản trị được chuyên môn hóa,đảm nhận nhiệm vụ theo một chức năng nhất định Tuy nhiên mối liên hệ giữa cácnhân viên trong công ty khá phức tạp Những nhân viên thừa hành nhiệm vụ ở cấpdưới không những nhận mệnh lệnh từ những người lãnh đạo của công ty mà từ cảnhững nhà quản trị các chức năng khác nhau (Phụ lục I)

* Giám đốc: Ông Lê Đại Nam Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty

và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty Lập chính sách,mục tiêu cho công ty và tạo điều kiện thực hiện chúng khi đề ra Ngoài ra giám đốccòn quản lý trực tiếp bộ phận kế toán và bộ phận inbound

*Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều hành

công việc của công ty khi Giám đốc vắng mặt Trực tiếp chỉ đạo một số bộ phậnnghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc Theo dõi, kiểm tra các hoạt động trong công

ty, thực hiện các việc do giám đốc giao

* Phòng chức năng: Công ty được tổ chức theo nhiều phòng ban khác nhau.

Đứng đầu mỗi phòng ban là Trưởng phòng quản lý nhân viên của phòng ban đó, cótrách nhiệm với công việc, tổ chức, triển khai thực hiện, giám sát công việc của bộphận mình dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp; đồng thời chịu trách nhiệmphân công lao động, theo dõi, kiểm tra và đánh tình hình thực hiện công việc của từngnhân viên trong phòng ban được chính xác hơn

Phòng kinh doanh gồm 12 người, chuyên thiết kế tour, tiếp cận với khách hàng và

bán tour du lịch cho khách, nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành các hoạt động quảngcáo để thu hút du khách đến với công ty; đề xuất các kế hoạch, triển khai mở rộng sảnphẩm lữ hành của công ty, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trong thị trường

Phòng điều hành (Operation Department): gồm 13 người, đây là bộ phận vô cùng

quan trọng trong bộ máy hoạt động của công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên Bộphận này nhận các đơn đặt hàng (booking) từ phía bộ phận kinh doanh rồi sắp xếp

Trang 25

hướng dẫn viên cho các đoàn khách, liên hệ với nhà xe, khách sạn, nhà hàng tại cáctuyến điểm, du lịch để đặt dịch vụ trước khi khách đến Phòng điều hành được chialàm nhiều bộ phận nhỏ, tùy theo tính chất của tour du lịch cung cấp cho khách baogồm: Bộ phận Inbound, bộ phận outbound và bộ phận nội địa.

Phòng kế toán (Acounting Department): gồm 4 người, thực hiện việc thanh toán

các dịch vụ với khách mua tour của công ty; thực hiện thanh toán với các dịch vụ ănuống, lưu trú, vận chuyển mà công ty đặt giúp du khách tại các nhà hàng, khách sạn,công ty thuê xe du lịch, Đồng thời, bộ phận kế toán thực hiện hạch toán chi phí,doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp; chi trả tiền lương, thưởng cho nhân viên toàndoanh nghiệp

Phòng hành chính – Nhân sự (Human Resources Department): gồm 5 người, là

bộ phận có chức năng làm cầu nối giữa nhà quản trị công ty với các nhân viên trong

công ty Phòng hành chính - nhân sự làm nhiệm vụ cùng với các phòng ban thực hiện

quy trình tuyển dụng nhân sự; quản lý hồ sơ của toàn nhân viên trong công ty; phâncông lao động, công việc nhằm tránh việc chồng chéo giữa các phòng ban với nhau;đồng thời đưa ra các chính sách đào tạo, đãi ngộ nhân viên, thực hiện các chế độ khenthưởng, kỷ luật, chấm công, phụ trách vấn đề tiền lương và bảo hiểm cho người laođộng, đưa các quyết định của nhà quản trị đến các phòng ban

Phòng khai thác DVDL: gồm 8 người, chuyên phụ trách việc đặt (hủy) vé máy

bay, vé tàu, cho các đoàn khách có yêu cầu theo tour du lịch Phòng khai thác DVDLdựa vào thông báo của phòng điều hành lập kế hoạch đặt vé cho khách hàng, phối hợpvới các hãng hàng không, tàu du lịch, nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty Tư vấn

và cung cấp dịch vụ hỗ trợ làm visa, hộ chiếu cho khách hàng

Ngoài ra công ty còn có đội ngũ hướng dẫn viên cộng tác gồm các hướng dẫnviên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong nghề, nhạy bén với các tình huống khi đitour Thành viên trong nhóm này chủ yếu là các hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫnviên tiếng Anh, tiếng Hàn Ngoài ra, còn có các cộng tác viên tiếng Pháp, Nhật, vàocác mùa du lịch chính trong năm

2.2.1.2 Tổng quan hoạt động kinh doanh của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam

Dựa vào bảng 2.2 thể hiện kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2014 –

2015 (phụ lục II) ta có thể thấy:

Doanh thu: Doanh thu của công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 là 7,39%tương ứng tăng 492,5 triệu đồng Trong đó: Doanh thu bộ phận Outbound năm 2015tăng so với năm 2014 là 9,62% tương ứng 770,5 triệu đồng với tỷ trọng doanh thu tăng0,77%; doanh thu bộ phận Inboundnăm 2015 tăng so với năm 2014 là 9,7% tương ứng

620 triệu đồng, tỷ trọng doanh thu lại giảm 0,31%; doanh thu bộ phận Nội địa năm

Trang 26

2015 tăng so với năm 2014 là 1,41% tương ứng 68 triệu đồng, nhưng tỷ trọng doanhthu giảm 1,31%; Tỷ trọng doanh thu các bộ phận khác năm 2015 giảm so với năm

2014 là 1,52%

Như vậy, doanh thu của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu của bộ phậnOutbound và Inbound mang lại Trong năm 2015, tỷ trọng doanh thu của bộ phận nộiđịa và các bộ phận khác đều giảm, tỷ trọng doanh thu của bộ phận Outbound vàInbound tăng đáng kể Điều này cho thấy, công ty khá thu hút được khách du lịchinbound và khách du lịch outbound, lượng khách này đóng góp quan trọng vào tìnhhình kinh doanh công ty

- Chi phí: Tổng chi phí của công ty năm 2015 tăng 4,46% so với năm 2014tương ứng 315 triệu đồng Trong đó: chi phí bộ phận Outbound năm 2015 tăng so vớinăm 2014 là 16,25% tương ứng 486 triệu đồng với tỷ trọng chi phí tăng 4,8%; chi phí

bộ phận Inbound năm 2015 tăng so với năm 2014 là 3,47% tương ứng 70 triệu đồngvới tỷ trọng chi phí giảm 0,29%; chi phí bộ phận Nội địa năm 2015 tăng so với năm

2014 là 9,3% tương ứng 153 triệu đồng với tỷ trọng chi phí tăng 1,5%; chi phí các bộphận khác năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014 là 30,49% tương ứng 205 triệu đồng

và tỷ trọng chi phí cũng giảm 2,98%

Như vậy mặc dù tỷ trọng chi phí cho bộ phận Inbound và các bộ phận khác cógiảm nhưng chi phí của bộ phận Nội địa và Outbound tăng lên khá cao do đó chi phícủa toàn công ty cũng tăng khá cao so với năm 2014

- Lợi nhuận kinh doanh và thuế DN phải nộp:

Nhận thấy, mặc dù tổng chi phí của năm 2015 tăng lên so với năm 2014, nhưngtổng mức doanh thu mà công ty đạt được năm 2015 cũng tăng lên đáng kể khiến cholợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 tăng theo: tăng 9,25%, tương ứng tăng1028,25 triệu đồng Vì vậy, thuế mà doanh nghiệp phải nộp năm 2015 cũng tăng sovới năm 2014 là 226,215 triệu đồng, tương ứng 9,25% Theo số liệu trên, tỷ suất lợinhuận năm 2015 cũng tăng hơn so với năm 2014 là 7,04%

Tóm lại qua phân tích ở trên có thể thấy được tình hình kinh doanh của năm 2015

là tương đối tốt Để đat được kết quả như trên, trong năm vừa qua công ty cũng đã nỗlực tăng lương cho nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật Tuy nhiên, công ty cầnphải có biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ, đào tào và phân công lao động hợp lýhơn để thúc đẩy tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tận dụng tốt các thế mạnhcủa công ty

2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động marketing- mix nhằm phát triển thị trường của công ty CP Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam

2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

2.2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài

Trang 27

Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế trong 2 năm 2014 và 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàncầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tốkhó lường Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu Kinh tế thế giới chưa lấylại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hànghóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu Sự bất ổn của thịtrường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảmcủa kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới Ở trong nước, giá cảtrên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngânsách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, pháttriển sản xuất và kích thích tiêu dùng Tuy nhiên, sự khủng hoảng nợ công và nhữngbiến động xã hội cũng là lý do để khách du lịch các nước trên thế giới chuyển dầnsang các nước Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Nhận biết được điều này, công ty đã chủ động đầu tư để không ngừng nâng cao chấtlượng dịch vụ Công ty tổ chức các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng củađội ngũ hướng dẫn viên và đội ngũ bán hàng – trực tiếp tiếp xúc với khách hàng

Văn hóa - Xã hội

Việt Nam với bề dày lịch sử cũng như vốn văn hóa truyền thống phong phú, đậm

đà bản sắc dân tộc trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Nhờ đó,công ty đã thiết kế được các chương trình du lịch hấp dẫn và đặc biệt làm điểm nhấn

để thu hút khách du lịch, phát triển thị trường du lịch của công ty

Xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn, theo đó,ngày càng có nhiều người dân Việt Nam mở rộng tư tưởng và dành nhiều thời gianhơn cho việc đi du lịch: Những người lớn tuổi về hưu thay vì chỉ ở nhà chăm con chămcháu thì nay thường xuyên có nhu cầu tham gia các chương tình du lịch nghỉ dưỡng,

về nguồn; các gia đình thường dành thời gian đi du lịch cùng nhau 1-2 lần mỗi năm,

Chính trị - Pháp luật

Là một đất nước có nền chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến antoàn với mọi du khách trong và ngoài nước và cũng là yếu tố thuận lợi cho công tyOpentour cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động ổn định Hệ thống pháp luật, cácđường lối chính sách của Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch pháttriển hơn nữa thị trường khách du lịch ở Việt Nam Chính điều này đã giúp ích nhiều chocông ty trong việc quảng bá, xúc tiến cũng như giới thiệu các chương trình du lịch trongnước với du khách quốc tế Các tiêu chuẩn về chế độ đãi ngộ cho các doanh nghiệp vớinhân viên như chế độ về tham quan nghỉ dưỡng hàng năm đã tạo điều kiện cho Opentourcũng như các doanh nghiệp trong ngành du lịch khai thác được một lượng lớn thị trườngkhách đoàn du lịch, đặc biệt trong mùa hè

Ngày đăng: 15/01/2020, 07:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w