1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt đề tài: Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực giáo dục ở nhà trường Công an Nhân dân

23 71 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 562,93 KB

Nội dung

Tóm tắt đề tài: Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực giáo dục ở nhà trường Công an Nhân dân bao gồm những nội dung về những vấn đề chung về quản lý các nguồn lực giáo dục; thực trạng, yêu cầu mới và phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực giáo dục tại trường.

Trang 1

Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra trong mọi hoạt động xã hội, nó là các hoạt động mang tính định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm đạt được mục đích đề ra Quản lý luôn đóng vai trò to lớn đỐi với sự tỒn tại và phát triển cỦa xã hội, nó được coi là trung tâm điểu khiển các hoạt động xã hội

Trong cƠ cấu tồn tại và vận động của xã hội có rất nhiều loại hình quản lý, nhiều lĩnh vực quản lý Xong quản lý giáo dục — dao tao là loại hình quản lý giỮ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định đến chất

lượng giáo dục, quyết định đến sản phẩm đào tạo là con ngƯỜi, nói rỘng ra

nói ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, do vậy nó trực tiếp quyết định tới sự vận động, phát triển của xã hội

Cùng với hệ thống giáo dục của cả nƯớc, hệ thống giáo dỤc trong lực lƯợng Công an nhân dân được đặt dƯới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, mà trực tiếp là Đảng uỷ Công an trung Ương và BỘ Công an Hệ

thống giáo dỤc trong các nhà trường Công an nhân dân (CAND) được tổ

chức và quản lý chặt chẽ, công tác quản lý giáo dục trong các nhà trường CAND luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới, đáp Ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhué, từng bước hiện đại

Trang 2

nâng cao chat lượng và hiệu quả hoạt động giáo duc — đào tạo trong các nhà trường hiện nay

I NHỮNG VẤN DE CHUNG VE QUAN LY CAC NGUON LUC GIÁO

DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN 1 Nguồn lực giáo dục Ở nhà trường CAND

Nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an bao gồm tổng hợp của nhiều

nguồn lực, xong chủ yếu là các nguồn lực như: Nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lỰc, trong đó nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng và

quyết định nhất Nguồn nhân lực thực chất là nhỮng con người, tập thể

người trong lực lượng CAND, trong các nhà trường Công an tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dỤc - đào tạo cán bỘ các cấp cho Ngành Công an

Nguồn nhân lực Ở các nhà trường Công an bao gồm lực lượng đông đảo

nhu: đội ngũ cán bỘ, giáo viên, công nhân viên, hạ sĩ quan chiến sĩ được đào

tạo Ở trình đỘ nhất định, có chức trách đảm đương nhiệm vụ nhất định trong nhà trường Công an, Ở các tổ chức các cấp trong nhà trường vỀ giáo duc - đào tạo như: cán bỘ lãnh đạo, chi huy, giảng viên, cán bỘ quản lý học viên, cán bỘ các cƠ quan chuyên môn, nhân viên chuyên môn kỸ thuật ĐỘi ngũ này có vai trò quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo Ở nhà trường Công an Vì vậy, nguồn nhân lực giáo dục Ở nhà trường Công an là nguồn lực năng động nhất của nhà trường, nó chi phối và quyết định các

nguồn lực khác Thông qua nguồn lực giáo dục (con ngƯời) mà các nguồn

lực khác mới phát huy tỐt tác dụng và đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dỤc - đào tạo Đồng thời, nguồn nhân lực giáo dục có ảnh hƯởng lớn đến mức độ sử dụng các nguồn lực khác của nhà trường trong gido duc - dao tao Nhu vậy, nguồn nhân lực giáo dục ở nhà trường Công an là nguồn lực cơ bản

quan trọng nhất, quyết định và chi phối các nguồn lực khác trong quá trình

giáo dục - đào tạo của mỗi nhà trường

Trang 3

hoạt động giáo dục - đào tạo thƯỜng xuyên của từng nhà trường (lƯợng tiền - ngân sách đảm bảo cho giáo dục) Nguồn tài lực của nhà trường Công an bao gồm tổng hợp tất cả các lượng tiền - ngân sách đảm bảo huy động trong

quá trình đào tạo của tỪng nhà trường, bao gồm: nguồn tài chính do trên cấp

(Nhà nước, BỘ Công an); nguồn tài chính do các nhà trường tự khai thác qua

nhiều kênh khác nhau; nguồn thu khác trên cơ sở đúng nguyên tắc tài chính,

đúng pháp luật và huy động được của các tổ chức, cá nhân và từ địa phương

Nguồn tài chính có vai trò đặc biỆt quan trỌng trong giáo dục - đào tạo Ở nhà

trường Công an; nếu nguồn tài chính đủ, dồi dào sẽ là điều kiện quan trong

thúc đẩy công tác giáo dục - đào tạo đạt chất lượng tốt và góp phần trực tiếp cho sự phát triển bền vững của mỗi nhà trường CAND

Tiếp đó, nguồn vật lực cũng là mỘt nguồn lực rất quan trỌng trong giáo dục - đào tạo Ở nhà trường Công an; góp phần cùng các nguồn nhân lực, tài

lực để nhà trường thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo Nguồn vật lực chính là nguồn đảm bảo về vật chất cho nhà trường, bao gỒm: cƠ sở vật chất nhà trường: phương tiện kỹ thuật dạy - học; giáo trình, giáo khoa, tài liệu dạy - học, thao trường, bãi tập, các loại phòng học, phòng chuyên dùng, phòng thí nghiệm đảm bảo cho quá trình giáo dục - đào tạo của nhà

trường, đảm bảo yêu cầu tính sư phạm Trong tình hình hiện nay, cần tăng

cường đảm bảo các phương tiện dạy - học hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển giáo dỤc

Các nguồn lực giáo dục trên Ở nhà trường Công an có mối quan hệ mật thiết, chặt chễ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vỤ giáo dục - đào

tạo, phát triển nhà trường Trong đó, nguồn nhân lực có vai trò quyết định

đến việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của mỗi nhà trường, nhất là sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay

2 Nguyên tắc quản lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường CAND

Quản lý các nguồn lực giáo dục ở nhà trường Công an cần phải được

thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản bao trim cUa nó Vì vậy, quản lý các nguồn

Trang 4

Một: là, quản lý các nguồn lực giáo dục ở nhà trường Công an phải đảm bảo tính pháp luật Là nguyên tắc cơ bản quan trọng đặc thù phản ánh vai trò tầm quan trọng cỦa công tác quản lý các nguồn lực giáo dục Bởi vì, mọi hoạt động quản lý các nguồn lực cần phải tuân thủ theo pháp luật quy định,

đó là: Luật Giáo dục, chiến lược giáo dỤc, các văn bản, quy chế, quy quy

định trong giáo dục - đào tạo của BỘ Giáo dục và đào tạo, BỘ Công an; Điều lệ trường đại học; Điều lệ nhà trường CAND Việt Nam Có như vậy mới

bảo đảm cho sỰ phát triển đúng hướng theo định hướng xã hội chủ nghĩa

cỦa giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng lực lượng CAND và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hai là, quản lý nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an phải đảm bảo

tính khoa học Đây là nguyên tắc quan trọng góp phần nâng cao chất lƯỢng

quản lý nguồn lực giáo dục trong nhà trường Vì vậy, mọi hoạt động quản lý các nguồn lỰc giáo dục Ở nhà trường Công an phải đảm bảo có tính luận

chứng khoa học vững chắc và cơ sở thực tiễn phong phú

Ba là, quản lý các nguồn lỰc giáo dục 6 nhà trường Công an phải đảm

bảo tính hướng đích Nghĩa là, mọi hoạt động quản lý các nguồn lỰc phải

luôn hướng vào mục đích xây dựng và phát triển nhà trường: trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp trong lực lượng CAND

Bốn là, quản lý các nguồn lực giáo dục ở nhà trường CAND phải đảm bảo chú ý tính đặc thù của nhà trường Công an Nghĩa là, quản lý nguồn lực phải bao gồm tất cả các nội dung, các khâu, các bƯớc phù hợp, hiệu quả

nhất: tỪ quy hoạch, đào tạo, bồi dƯỠng, sử dụng, xây dựng có tính đặc thù;

vừa đảm bảo theo tuân theo quy chế, quy định chung của nhà nước, vừa tuân

theo quy chế, quy định của Ngành Công an

3 Quản lý nguồn lực giáo dục Ở nhà trường CAND

Quản lý các hoạt động giáo dục — đào tạo trong các nhà trường Công

an, bao gồm trên tất cả các mặt các hoạt động, trong đó hoạt động quản lý

các nguồn lỰc giáo dục củỦa nhà trường là hết sức quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo củỦa các nhà

trường CAND Hoạt động quản lý đó thực chất là quá trình quản lý từng

Trang 5

a Quần lý nguồn nhân lực giáo dục Ở nhà trường CAND

Quản lý nguồn nhân lỰc giáo dục Ở đại học Công an là quá trình xây

dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, điều khiển và kiểm tra công việc cỦa các thành viên, đơn vị trong hệ thống quản lý của nhà trường nhằm thực hiện tỐt các mục tiêu đã xác định

Nguồn nhân lực giáo dục Ở các nhà trường đại học trong lực lượng CAND là một lực lượng đông đảo bao gồm nhiều bộ phận, từ Hiệu trưởng

đến công nhân viên, trong đó đỘi ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý

giáo dục và đội ngũ học viên là lực lượng nòng cốt Mặc dù mỗi bộ phận, cá nhân có nhiệm vụ và tính chất hoạt động khác nhau, song giữa các lực lượng luôn có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau và luôn biến động thay đổi; do vậy, quản lý nguồn nhân lực giáo dục Ở nhà trường Công an là một quá trình vận động, phát triển không ngừng

Quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở nhà trường Công an thực chất là quản lý hoạt động cỦa giảng viên, học viên, cán bỘ làm công tác quản lý giáo dục và các tổ chức sƯ phạm trong việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục - đào tạo Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cỦa các

nguồn nhân lực giáo dục Ở nhà trường Công an đƯỢc xác định trong các văn

bản có tính pháp chế của nhà nước và Ngành Công an về giáo dục nhƯ: Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường đại học, Điều lệ công tác nhà trường Công an nhân dân Việt Nam Do đó, quản lý nguồn nhân lực giáo dục Ở nhà trường

Công an có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, quan hệ quản lý nguồn nhân lỰc giáo dục 6 nhà trường Công an chủ yếu là các mối quan hệ giữa nhân cách với nhân cách (giỮa con người với con người) Các mối quan hệ đó có các tính chất như: quan hệ chỉ huy, lãnh đạo - phục tùng; quan hệ hợp tác, phối hợp; quan hệ xã hội đan xen; trong đó quan hệ chỉ huy, lãnh đạo - phỤc tùng là cơ bản nhất

Hai là, các loại hình hoạt động củỦa nguồn nhân lực giáo dục Ở nhà

trường Công an rất phong phú, đa dạng đan xen và tác động qua lại lẫn

Trang 6

môn, chức trách; các hoạt động luôn đan xen, tác động hỗ trợ lẫn nhau (hoạt

động quản lý đặc thù ở nhà trường Công an so vGi dan su)

Ba là, quản lý nguồn nhân lỰc giáo dục ở nhà trường Công an đƯỢc tiến hành theo chu trình khép kín và liên tục, bao gồm 6 khâu (bước) sau:

Bước I1: Xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nhân lực giáo dục Bước 2: Chuẩn bị nhân sự

BƯớc 3: Giao nhiỆm vụ

Bước 4: Tổ chức, điều khiển hoạt động

Bước 5: Đánh giá kết quả hoạt động

Bước 6: Tổng kết, sắp xếp lại nguồn nhân lực, chuẩn bị cho chu trình

quản lý mới

Những đặc điểm cơ bản trên của quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở

nhà trường Công an vừa phản ánh tính chất đặc thù của quản lý nhân lực Ở

các trường đại học nói chung, vừa phản ánh nhỮng nét đặc thù của công tác giáo dục và dao tao G nhà trường Công an nói riêng Vì vậy, đòi hỏi chủ thể

quản lý giáo dục Ở nhà trường Công an phải rất linh hoạt, sáng tạo; thực

hiện thống nhất, đồng bộ các phương thức quản lý khoa học, làm cho toàn

hệ quản lý vận hành nhịp nhàng, hiệu quả, đạt được mục đích đã xác định b Quần lý nguồn tài lực giáo dục Ở nhà trường CAND

Quản lý nguồn tài lực (tài chính) ngân sách giáo dục - đào tạo ở nhà

trường Công an là mỘt khâu quan trỌng trong công tác quản lý giáo dục - đào

tạo, có mối quan hệ mật thiết với quản lý nguồn nhân lực, nguồn vật lực Nguồn tài chính ngân sách đảm bảo cho giáo dục - đào tạo Ở nhà trường

Công an bao gồm từ quá trình lập dự toán ngân sách giáo dỤc - đào tạo; quá trình chỉ tiêu tài chính ngân sách va quản lý kinh phí đào tạo

Nội dung quản lý tài chính ngân sách giáo dục - đào tạo ở nhà trường

Công angỒm:

Một là, quản lý quá trình dự toán ngân sách giáo dỤc - đào tạo hàng năm, quý và dự toán thu - chi tài chính ngân sách theo phân cấp

Hai là, quản lý nỘi dung chỉ tiêu ngân sách giáo dục - đào tạo Ở tỪng nhà trường theo phân cấp

Trang 7

Bốn là, quản lý chi tiêu tài chính ngân sách cho huấn luyện của nhà

trường, bao gỒm: ngân sách đảm bảo cho học phẩm thƯờng xuyên; bảo đảm biên soạn tài liệu và hoạt động nghiên cứu khoa học; bảo đảm cho tập huấn bổ sung kiến thỨc giáo viên hàng năm; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

của thư viện; bảo đảm xây dựng chương trình khung, chương trình môn học; xây dựng các chương trình phần mềm dạy học; xây dựng thao trường,

bãi tập; bảo đảm các hoạt động khác cho giáo dục - đào tạo

Năm là, quản lý tài chính ngân sách bảo đảm cho công tác bảo quản trường: tài chính ngân sách bảo đảm cho trang bị trường và nghiệp vụ trường

Trong quá trình quản lý tài chính ngân sách, các chủ thể quản lý cần

tiến hành đồng bộ các nội dung, biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả nhất, đảm bảo tiết kiệm, đúng việc cần chi, chống tham ô, lãng phí tài sản công

c Quan lý nguồn vật lực giáo dục Ở nhà trường CAND

Quản lý nguồn vật lực giáo dục 6 nhà trường Công an thực chất là công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục Đó là quản lý tất cả phương tiện, vật chất kỹ thuật và sản phẩm khoa học công nghệ được huy động vào

các hoạt động giáo dỤục cỦa nhà trường - phương tiện chỦ yếu trong giáo

dục - đào tạo Cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện giúp người học thực hiện đúng quy luật nhận thức tỪ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

va tl tu duy trừu tƯỢng trở về thực tiễn Cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhà

trường Công an có các chức năng cơ bản là: chức năng thông tin, chức năng phục vụ các hoạt động dạy học, chức năng giáo duc

Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhà trường Công an là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý trường học đến đối tượng quản lý có liên quan tới lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục, nhằm làm cho các hoạt động của nhà trường vận hành đạt tới mục tiêu đào tạo Nguyên tắc quản lý cƠ sở vật chất kỹ thuật giáo dục được dựa trên cƠ sỞ nguyên tắc quản lý các nguồn lỰc giáo dục Phương pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhà

trường Công an dựa trên cƠ sở các phương pháp: hành chính, giáo dục - tâm lý, động viên khuyến khích Nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật là

Trang 8

lực, quản lý nguồn tài lỰc, vật lực, quản lý việc cập nhật thông tin mới về cƠ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường

Nội dung quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhà trường Công an bao gồm: quản lý hoạt động xây dựng cơ bản, quản lý thư viện nhà trường, quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục khác và nguồn tài chính cho hoạt động giáo dục - đào tạo Yêu cầu chủ thể quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục Ở nhà trường Công an phải có

năng lực về pháp luật, năng lực về quản lý hành chính, năng lực về quản lý kinh tẾ, năng lực về quản lý thông tin và môi trường Có như vậy thì các chủ

thể mới quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật tỐt nhất và phát huy hiệu quả của các loại cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường trong giáo dục - đào tạo

Quy trình quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật Ở nhà trường Công an bao gồm các bước: Thứ nhất, tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý Thứ hai, tổ chức thực hiện kế hoạch 7hứ ba, bồi dƯỠng, nâng cao trình đỘ quản lý, sử dụng và bảo quản cƠ sở vật chất kỹ thuật Tht? tu, chi dao cong tac quan ly cƠ sở vật chất kỹ thuật giáo dục Thứ năm, kiểm tra, đánh giá việc thực

hiện kế hoạch

Thực tế cho thấy, nếu các chủ thể quản lý chat ché va hiéu quả các

nguồn lực giáo dục thì chất lượng giáo dục - đào tạo Ở nhà trường Công an đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho nhà trường luôn phát triển không ngừng

ILTHUC TRẠNG, YÊU CẤU MỚI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO

HIEU QUA QUAN LY NGUON LUC GIAO DUC O NHA TRUONG

CONG AN NHAN DAN

I Thực trạng việc xây dựng-quản lý các nguồn lực giáo duc Ở nhà

trường CAND hiện nay

Trong nhỮng năm gần đây trên cƠ sở thực hiện nhỮng chỦ truong, đường lối đổi mới trong công tác giáo dỤục — đào tạo Việc xây dựng và quản

Trang 9

chủ thể quản lý giáo dục trong các nhà trường Công an đã cụ thể hóa các

chủ trương đường lối thành các giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực sẵn có (nội lực), đồng thời đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, từng bước hạn chế nhữỮng điểm yếu kém trong việc xây dựng và quản lý các nguồn lực, những kết quả đó có thể được nhìn nhận một cách khái quát trên mỘt số điểm mạnh yếu sau :

* ĐIỂM MẠNH

Trong nhỮng năm gần đây việc đổi mới và nâng cao chất lưƯỢng, hiệu quả hoạt động giáo dỤc — đào tạo trong các nhà trường Công an luôn đƯỢợc

quan tâm, nhất là việc xây dựng và quản lý các nguồn lực trong các nhà

trường CAND

Các chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục đã xác định đúng vị trí vai trò

của các nguồn lực và tầm quan trỌng trong phát triển, xây dựng va quản lý các nguồn lỰc trong các nhà trường CAND, đã xác định được yếu tố then

chỐt trong nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đó là cần xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và xác định nguồn nhân lực là trung tâm của sự phát triển, do vậy trong hoạt động giáo dục của mình các nhà trường

luôn chú trọng đến việc xây dựng quản lý và phát huy nguồn nhân lực, luôn

đặt yếu tố con người làm động lực phát triển Đồng thời phát huy cao đỘ các nguồn tài lực, vật lực để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo duc —

đào tạo điều đó được thể hiện Ở trên một số mặt nhƯ :

a.Đối với việc xây dựng quần lý nguồn nhân lực:

Trong nhỮng năm gần đây các nhà trường CAND đã tập trung xây dựng nguồn nhân lực từng bước đáp Ứng yêu cầu cả về số lƯợng và chất lượng,

điều đó được thể hiện như:

Đội ngũ nhà giáo được củng cố có cƠ cấu khá hợp lý, chất lượng ngày

càng đƯợc nâng lên, có bản lĩnh chính trị vỮng vàng: có trình độ học vấn, tỷ lệ qua thực tiễn đơn vị, qua đào tạo giáo viên, bồi dưỡng sư phạm của đội ngũ nhà giáo ngày càng cao, được tiếp cận với khoa học công nghệ ngày càng tốt hơn, từng bước đáp Ứng yêu cầu đào tao của các cấp học, bậc học

Trang 10

trình đỘ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác được nâng lên mỘt

bước, đáp Ứng ngày tỐt hơn so với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo hiện nay TỔ chức, biên chẾ ngày càng theo hƯỚng hợp lý, cân đối, phù hợp

hơn

Đối với học viên Ở các nhà trường Công an việc lựa chọn tạo nguồn đã có nhiều bước chuyển biến, chất lượng đầu vào các trường Công an đã tỐt hơn, số lượng đảm bảo theo yêu cầu đào tạo, việc quản lý đã đƯợc quan tâm đúng mỨc, tạo môi trường sƯ phạm thuận lợi nhất cho học viên học tập và rèn luyện Do vậy chất lượng giáo dục — đào tạo củỦa các nhà trường

Công an trong nhỮng năm qua da duc nang lên Công tác quản lý học viên

đã tỪng bƯỚc đi vào nền nếp và đạt được những kết quả quan trong Cac

cấp đã coi trọng công tác kế hoạch hóa các hoạt động quản lý học viên trong quá trình đào tạo BỘ máy quản lý học viên, nhất là cán bộ quản lý các đơn

vị học viên thường xuyên đƯợc củng cố, kiện toàn đáp Ứng được mục tiêu, yêu cầu quản lý Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý học viên cũng đƯợc xây dựng, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn Sự phối hợp giữa các tổ chức

trực tiếp quản lý học viên va các lực lƯợng tham gia vào công tác quản lý

học viên ngày càng chặt chẽ

b VỀ quản lý và xây dựng nguồn tài lực:

Việc đầu tư và quản lý nguồn tài lực (tài chính) Ởở nhà trường Công an

nhỮng năm qua đã góp phần quan trọng vào thực hiện tỐt và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo Ở nhà trường CAND

Nhà nước, Bộ Công an đã chú trọng tập trung đầu tư kinh phí cho giáo dục - đào tạo Các nhà trường Công an đã nhận được sự quan tâm đặc biệt cUa cdc ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương Đồng thời, tỪng nhà trường Công an đã tích cực tỰ khai thác các nguồn thu khác, huy động các tổ chức chính trị, xã hội tham gia giúp đỡ về tài chính phục vụ cho công tác giáo dục - đào tạo của nhà trường

Công tác quản lý nguồn tài chính ngân sách Ở nhà trường Công an luôn

đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, tính kế hoạch và tính chính xác cao; phòng chống được hiện tượng tham ô, tham nhũng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu

Trang 11

nguồn tỰ khai thác, nguồn thu khác, đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và phát triển nhà trường

c VỀ xây dựng và quần lý nguồn vật lực:

Công tác xây dựng, đầu tư và quản lý nguồn vật lực (cơ sở vật chất ky thuật) giáo dục ở nhà trường Công an nhỮng năm qua đã đạt được nhữỮng

kết quả rất quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất

lượng giáo dục - đào tạo Ở nhà trường quân sự Việc đầu tư xây dựng nhà Ở, giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị phục vụ dạy

- học được triển khai có hiệu quả Phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhất là

công nghệ thông tin phỤc vụ công tác quản lý

Việc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục - đào tạo Ở nhà trường Công an được tổ chức, duy trì chặt chễ, có hiệu quả, đảm bảo khai khác tỐt nhất mọi tính năng, tác dụng, Ứng dụng, bảo quản, tiết kiệm mọi cƠ sỞ vật chất, kỹ thuật, phương tiện dạy - học, giáo dục

* ĐIỂM HẠN CHẾ

a Về công tác xây dựng và quần lý nguồn nhân lực:

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác xây dựng, quản lý đỘi ngũ

nhà giáo còn những hạn chế, bất cập Đội ngũ nhà giáo còn thiếu về sỐ lượng và tỷ lệ đạt chuẩn về chất lượng còn thấp Lực lượng kế cận mỏng, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế Kết quả tự học, tỰ nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế Chế đỘ chính sách có nội dung chưa phù hợp với lao động sự phạm, vì thế chưa thu hút ngƯỜi giỎi vào các trường Công an Trong quá trình chuẩn hoá trình đỘ, nhiều nhà giáo phải luân phiên đi học, đi thực tẾ, kiêm nghiệm giảng dạy, sỐ giờ đứng lớp cao Các nhà giáo có trình độ cao, đầu ngành giỏi chuyên sâu, có uy tín phần lớn đã nhiều tuổi Cơ cấu

ngành nghề tuy đã đƯợc tích cực khắc phỤc song còn mất cân đối Chất

Trang 12

Trong công tác xây dựng và quản lý đỘi ngũ cán bộ quản lý gido duc 6 nhà trường Công an nhỮng năm qua còn tồn tại nhỮng hạn chế, bất cập, đó là: Tổ chức, biên chế một số cơ quan quản lý giáo dục chưa phù hợp, chưa đáp ứng được chỨc năng nhiệm vụ ĐỘIi ngũ cán bỘ quản lý giáo dục - đào tạo còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nhất là khả năng tham mUu

đề xuất và nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho đào tạo; nghiên

cứu, xây dựng chiến lược phát triển giáo dỤc - đào tạo trong quân đội cũng như trong tỪng trường Đảng Ủy Công an Trung Ương đã chỉ rõ: “Năng lực thực hành nhiệm vụ của một số cán bộ và tay nghề cỦa một số nhân viên chuyên môn kỹ thuật khi ra trường chƯa đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ” Bên cạnh đó, việc nắm nội dung và ý thức chấp hành các văn bản pháp quy của một số không nhỒ cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế, chƯa triỆt

để

Đối với đội ngũ học viên, công tác xây dựng và quản lý học viên Ở nhà

trường Công an vẫn còn nhỮng hạn chế là:

Công tác quản lý học viên còn thiếu tính đồng bộ và toàn diện, còn nặng về quản lý hành chính, chưa chú trọng quản lý theo kế hoạch Kinh nghiệm và phƯƠng pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo, chưa tích cực trong tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình đỘ và cập nhật với nhỮng thông tin mới còn nhiều hạn chế Nội dung quản lý học viên chưa

toàn diện, thiếu trọng tâm, trọng điểm Quản lý học viên trong các ngày

nghi, gid nghi thiếu chặt chẽ, tính kế hoạch hóa trong quá trình quản lý học

viên chưa cao Việc phát hiện và xử lý vi phạm của cán bỘ quản lý chưa kip

thời, còn biểu hiện che giấu khuyết điểm của đơn vị vì thành tích cá nhân và

tập thể Kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và năng lực hoạt động thực tiễn của một bộ phận không ít học viên còn hạn chế, có mặt còn thấp so với mục tiêu, yêu cầu đào tạo

b Về việc xây dựng và quần lý nguồn tài lực

Công tác quản lý tài chính ngân sách Ở nhà trường Công an thời gian qua còn một sO hạn chế, bất cập cần khắc phục đó là: quản lý ngân sách xây

dựng các công trình cƠơ bản chưa chặt chế, chất lượng xây dựng một số

Trang 13

đã thiết kế, có biểu hiện thất thoát, lãng phí tiền của nhà nước Việc thực hiện chi tiêu tài chính Ở một số đơn vị chưa đúng nguyên tac; mOt sO noi

chưa công khai viỆệc sử dụng ngân sách hàng năm rõ ràng Công tác quản lý nguồn tài chính tự khai thác và nguồn thu khác thiếu chặt ché, công khai, rõ

ràng Việc đảm bảo tài chính ngân sách của trên hàng năm cho các nhà trường Công an còn hạn chế

c VỀ xây dựng và quần lý nguồn vật lực

Công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục Ở nhà trường Công an nhỮng năm qua còn tỒn tại mỘt số hạn chế, yếu kém, đó là: nhận thức, trách nhiệm cỦa một số cán bộ, nhân viên về công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế: vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ đào tạo Ở các nhà trường còn lạc hậu so với đơn vị; đầu tư xây dựng cƠ bản cho các trường còn Ở mức thấp và chưa động bộ; phân cấp quản lý và công tác bảo đảm cho các trường còn chống chéo, phân tán; đầu tư kinh phí cho việc mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật, cơ sở phương tiện day - học, thao trường bãi

tập, phòng thí nghiệm còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, quản lý hoạt

động xây dựng cƠ bản còn là khâu yếu kém; quản lý phương tiện kỹ thuật

dạy - học còn hiện tượng chưa nắm chắc nguyên tắc, hiểu biết về tính

năng, tác dụng của phƯơng tiện; việc đầu tư và quản lý các thiết bị và công nghệ thông tin Ở nhà trường Công an nhìn chung còn chậm, thiếu thốn và lạc hậu chưa đáp Ứng với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của các nhà trường CAND

2 Những yêu cầu mới trong xây dựng và quản lý các nguồn lực giáo dục

Ở nhà trường Công an hiện nay

Xuất phát từ nhỮng vấn đề có tính nguyên tắc trong giáo dục - đào tạo

hiện nay, tỪ thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực ở nhà trường Công

an nhỮng năm qua, đặt ra yêu cầu mới trong xây dựng và quản lý các nguồn lực giáo dục, nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng và quản lý tốt từng

nguồn lực ngày càng đạt hiệu quả tối ưu hơn, đạt mục đích trong giáo duc -

Trang 14

Yêu cầu chung hiện nay là phải chuẩn hóa các nguồn lực, chuẩn hóa

các khâu, các bưỚc trong quản lý các nguồn lực giáo dỤc trong tỪng trường

TỪ đó những yêu cầu cụ thể được xác định là:

- Xây dựng và quản lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an

phải trên cƠ sỞ quán triỆt, thực hiện tuân thỦ phương hƯỚng, quan điểm,

chủ trương, phương hƯỚng lãnh đạo của Đảng, Nhà nƯớc, của Dang Ủy Công an Trung ương, BỘ Công an, đảm bảo đúng Luật Giáo dục, Điều lệ công tác nhà trường Công an nhân dân Việt Nam, kế hoạch chiến lược của tỪng nhà trường đã xác định; tiếp tục cỦng cố và hoàn thiện hệ thống nhà trường Công an, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

- Công tác xây dựng và quản lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường

Công an trong tình hình hiện nay cần phải được “kế hoạch hóa trong xây

dựng - quản lý” theo hướng hiện đại, nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp cho lực lượng CAND trong tình hình moi

- Tập trung xây dựng, tổ chức đủ biên chế đội ngũ nhà giáo, đổm bảo

số lượng, chất lượng, đáp Ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo Cần có giải pháp đột phá, hiệu quả trong chính sách, chế độ, chính sách đãi ngỘ với

các nhà giáo Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhất là cán bộ chủ trì nhà trường, cƠ quan, khoa giáo viên, đơn vị NỘi dung cần tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ quản lý giáo dục - đào tạo, quan lý tỪng nguồn lực giáo dỤc trong nhà trường: có cO cau tổ chức, biên chế phù hợp hơn, hiệu quả hơn Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhân viên chuyên môn và các bộ phận khác trong nhà trường, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các lực lượng nhân viên trực tiếp phỤc vỤ trong giáo dục - đào tạo

Trang 15

đấu trong điều kiện chiến tranh hiện đại Nâng cao trình đỘ khai thác, sử dụng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn trong các nhà trường nhƯ: Năng lực về pháp luật, năng lực về quản lý tổ chức, năng lực về quản lý kinh tế, năng lực về quản lý thông tin và môi trường Quản lý có hiệu quả hơn nữa các nguồn tài chính ngân sách đảm bảo cho quá trình giáo dục - đào tạo ở từng nhà trường: tích cực hơn nỮa trong việc tự khai thác và phat huy các nguồn tài chính cho giáo dỤc - đào tạo của tỪng trường Có cơ chế, quy chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chi tiêu tài chính ngân sách đối với những người có thẩm quyền quyết định trong quá trình đào tạo; cần kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật, nguyên tắc tài chính, tham ô,

lang phi 6 nha trường

3 Phương hướng và mỘit số giải pháp nâng cao chất lưỢng trong xây

dựng và quản lý các nguồn lực trong nhà trường CAND

a Phương hưỚng chung

Công tác quản lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an cần tiếp tục quán triỆt và thực hiện tỐt phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà trường CAND theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”, tạo sự

chuyển biến cơ bản và vỮng chắc về giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa

học; đào tạo đỘi ngũ giáo viên và đỘi ngũ cán bỘ quản lý giáo dục đào tạo có phẩm chất chính trị vỮng vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; có mặt bằng kiến thức chung của Nhà nƯỚc, có tay nghề vỮng vàng, tính nhuệ, đáp Ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng CAND Hoàn thiện quy hoạch hệ thống nhà trường ổn định về tổ chức biên chế; đáp ứng yêu cầu phát triển cỦa sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuỆệ, từng bước hiện đại, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

b MỘt số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quần lý, các nguồn lực,

trong cdc nhà trường Công an

Trang 16

Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng, nó có ảnh hƯỞng và chi phối đến

nhiều các giải pháp khác, trước hết cần nhận thấy rằng sau nhiều năm thực hiện nền giáo dục bao cấp, với trình đỘ và tư duy quản lý khá lạc hậu các chủ thể quản lý giáo dục trong hệ thỐng giáo dục quốc dân nói chung và trong các trường Công an nói riêng còn nhiều bất cập, việc xây dựng và quản lý các nguồn lực trong các nhà trường còn bị xem nhẹ hoặc quản lý một cách máy móc, một chiều chưa pháp huy được vai trò cỦa tỪng nguồn

lực, nhất là nguồn nhân lỰc trong các nhà trường CAND

Vì vậy các lực lƯợng trong hoạt động giáo dục Ở các nhà trường Công an, nhất là các chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục trong CAND cần thay đổi tư duy quản lý, nhanh chóng tiếp cận với tư duy quản lý hiện đại, trong

đó có tƯ duy trong xây dựng và quản lý các nguồn lực trong nhà trường Trên

cƠ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nƯỚc để xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về vấn đề xây dựng và quản lý các nguồn lực, xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ cỦa từng thành phần, từng cƠ quan, các nhân, tổ chỨc trong bỘ máy giáo dục của các nhà trường CAND

Tập trung phát huy tối da sức mạnh cỦa các nguồn lực, thực hiện tốt

công tác xây dựng và quản lý các nguồn lực giáo dục thông qua việc xác định kế hoạch, nội dung và phương pháp quản lý khoa học các nguồn lỰc giáo

dục

Từng bước đổi mới phương thứỨc xây dựng và quản lý các nguồn lực trong các nhà trường theo hướng tiếp cận khoa học quản lý giáo dục hiện đại, vận dụng lý luận khoa học quản lý giáo dục truyền thống còn phù hợp

kết hợp với lý luận quản lý hiện đại tiên tiến vào thực tiễn trong quản lý và xây dựng các nguồn lực trong các nhà trường

Tập trung xây dựng các hệ thống văn bản, kế hoạch trong công tác

quản lý các nguồn lực được thể hiện ở việc quán triệt mỌi văn ban, chi thi, hướng dẫn và thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý các nguồn lực giáo dục củỦa nhà trường Thực hiện xây dựng kế

hoạch quản lý cho từng loại nguồn lỰc giáo dục trong nhà trường theo phân

Trang 17

Hai là, xây dựng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực giáo dỤc có chất lượng cao, số lượng hợp lý

Xây dựng, quản lý, phát triển nguồn nhân lực giáo dục là đòi hỏi khách quan và có ý nghĩa hết sỨc quan trỌng trong việc nâng cao chất lượng

hiệu quả hoạt động giáo dục Bởi, nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ

bản, có khả năng tái sinh, và đổi mới, phát triển nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý Do đó, nguồn nhân lực là nguồn lỰc của mọi nguồn lực, là tài nguyên cỦa mọi tài nguyên; vừa là chủ thể, vừa là khách

thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu giỮ vị trí trung tâm trong các nguỒn lực, giỮ vai trò quyết định trong hoạt động giáo dục Vì vậy cần có các biện

pháp cụ thể như:

Kiện toàn tổ chức, biên chế các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị học

viên trong các nhà trường Công an Các nhà trường cần đƯợc thƯỜng xuyên

củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế, bảo đảm sỐ lượng, chất lượng, cơ

cấu tổ chức hợp lý theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá” các nguồn lực Trong đó, tập trung kiện toàn tổ chức, đỘi ngũ giáo viên Ở các khoa, đỘi ngũ cán bỘ quản lý giáo dục Ở các cƠ quan, đơn vị đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách Hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ nhà giáo Bổ sung chế dO, chính sách đối với nhà giáo nhằm Ưu đãi, khuyến khích và thu hút ngƯỜi giỏi yên tâm làm công tác giảng dạy trong Ngành Công an Đẩy

nhanh tiến độ chuẩn hoá trình đỘ nhà giáo, có giải pháp sớm khắc phục

hãng hụt của đội ngũ nhà giáo đầu ngành Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức cơ bản va năng lực quản lý theo đỐi tượng đào tạo Tiêu chuẩn hoá chức danh đỘi ngũ giáo viên, cán bỘ quản lý giáo dục - đào tạo làm cƠ sở để xác định những vấn đề cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng

Nắm vữỮng tiêu chuẩn cán bộ, cụ thể hoá tiêu chuẩn cho phù hợp với

đỘi ngũ giáo viên, cán bỘ quản lý giáo dục, cho từng chức danh cán bỘ trong cƠ quan đơn vị là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là căn cứ để lựa chọn và xác định những nội dung cần xây dựng, bồi dưỡng: mà còn là cƠ

sở để đánh giá phẩm chất năng lực của tỪng ngƯời, đồng thời là tiêu chí để

Trang 18

Vấn đề quan trọng trong đổi mới, hoàn thiện chính sách cán bộ hiện

nay là tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sư phạm nói chung, cán bộ quản lý giáo dỤc nói riêng, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ học vấn và tri thức khoa học Phải thực sự coi đây là đầu tư cơ bản,

đầu tư cho sự phát triển bền vững và là đầu tư có ý nghĩa nhiều mặt đối với xây dựng lực lượng trong tƯƠng lai TỪ kinh nghiệm trong nhỮng năm gần

đây cho thấy, việc đưa trình đỘ học vấn trở thành một tiêu chí trong điều

kiện, tiêu chuẩn chức danh, gắn với bổ nhiệm chức vụ đề bạt quân hàm đã

có tác dụng tích cực thúc đẩy một phong trào học tập của cán bộ Tuy nhiên,

trong thời gian tới cần phải tạo điều kiện thuận lợi và sớm khuyến khích

hơn nỮa đối với cán bỘ thường xuyên chủ động tự học, tỰ rèn trong thực

tiễn công tác; cần phải có chính sách khuyến khích tạo ra sỰ hăng hái tích cực thường xuyên của cán bỘ quản lý giáo dỤc trong suốt quá trình công tác

Phải có thái đỘ nghiêm túc với nhỮng ngƯời ngại học, hoặc chạy theo bằng

cấp một cách hình thức, đồng thời cần phải có chính sách khuyến khích đối

với nhỮng người có thành tích học tập tỐt Có chính sách thích hợp để tôn

vinh nhỮng ngƯỜi có đóng góp quan trọng cho sự nghiỆp giáo dục - đào tạo

Ba là, Tập trung nâng cao hiệu quả xây dựng và quan lý nguồn vật lực Ở nhà trường Công an hiỆn nay

Trên cơ sở tình hình thực tiễn của các nhà trường CAND cần phải kịp

thời cụ thể hoá các quy định trong các văn bản luật và dưới luật của Nhà nƯỚớc, của BỘ Công an, BỘ Giáo dục - đào tạo và các bỘ, ngành có liên quan khác về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục thành các quy định của nhà trường trong lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục Mặt khác, cần phải tiến hành chi dao các mặt hoạt động theo đúng các quy định

Tiến hành có hiệu quả bộ máy tổ chức và nhân lực quản lý nguồn vật

Trang 19

hiệu quả đảo tạo ở nhà trường Công an hiện nay Yêu cầu các giảng viên đưa việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học vào kế hoạch giảng dạy của mình, phù hợp với từng hình thức tổ chức dạy học trong tling hOc ky; kế hoạch này được tổ bộ môn thông qua Đồng thời phát động thi đua sử dụng phƯơng tiện kỹ thuật dạy học tiên tiến gắn với đổi mới phương pháp dạy học trong đỘi ngũ giảng viên

ThƯờng xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời nâng cao trình đỘ sử dụng phương tiện kỸ thuật trong dạy học.Trên cƠ sở nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu về cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dỤc, tích cực tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo, báo cáo chuyên đề hoặc các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý huấn luyện - giáo dục của nhà trường Cần chú trọng tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên, các lực

lượng tham gia dạy học - giáo dục về tính năng, tác dụng, quy trình, cách sử

dụng các phương tiện kỸ thuật dạy học hiện đại

Trên cơ sở nắm vững hệ thống các bản danh mục trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục các cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các quy định của BỘ Công an và các ngành có liên quan, thường xuyên phân tích số lƯợng, chất lượng cƠ sở vật chất kỹ thuật giáo dục của nhà trường Trong quá trình thống kê, phân tích phải phản ánh rõ tình hình quản lý, bảo dưỡng, sửa chỮa, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục, chế độ, nề nếp, quy cách sử dụng hội trường, giảng đường, phòng học, thao trường, bãi tập, vũ khí, khí tài kỹ thuật, trang thiết bị dạy học - giáo duc v.v Đồng thời nhạy bén trong việc thông tin về các loại sách báo, tài liệu, giáo trình, sách tham khảo thông qua việc tổ chức, trang bị và điều hành hoạt động của thư viện nhà trường mỘt cách khoa học

Bốn là, thường xuyên xây dựng và quản lý tỐt nguồn tài luc Ở nhà

trường Công an hiỆn nay

Huy động nguồn tài chính bằng nhiều con đường khác nhau, nguỒn tài chính do trên cấp, nguồn tài chính từ các đơn vị, cá nhân trong nhà trường

đóng góp phần xây dựng và nguồn tài chính được huy động tỪ nhỮng con đường khác trên cơ sở thực hiện “xã hội hoá giáo dục” Cùng với viỆc tăng

Trang 20

chống tham ô, lãng phí trong mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo quản cƠ sở vật chất kỹ thuật giáo dục

Vấn đề đổi mới quản lý tài chính giáo dục - đào tạo trong các nhà

trường Công an hiện nay tuy đã có nhỮng dấu hiệu tiến bộ từ tư duy đổi mới đến nhỮng động thái tổ chức, thực hiện tuy nhiên vẫn đang vấp phải

khó khăn nhất định do những biến động không ngừng cỦa cơ chế tài chính

nói chung và tình hình kinh tế xã hội của đất nước Do vậy, nhỮng biện pháp đổi mới quản lý tài chính cần xác định trên nhỮng hướng mở, cơ động, linh hoạt trên cƠ sở nguyên tắc chặt chế và khoa học thì mới làm tốt được khâu quản lý và phát huy tác dụng cỦa nguồn tài lỰc giáo dục - đào tạo Ở các nhà trường Công an

Quản lý nguồn tài chính ngân sách ở các nhà trường phải đảm bảo đúng

nguyên tắc tài chính, đúng pháp luật, nhất là phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chễ của cấp Ủy các cấp, công khai, chính xác, kịp thời Các nhà trường cần

khắc phục triệt để những yếu kém khuyết điểm trong quản lý nguồn tài lực

nhỮng năm qua; đồng thời, các nhà trường cần xác định rõ các biện pháp

quản lý các nguồn tài chính thu khác và huy động được; chống tham ô, tham

những, lãng phí BỘ Công an và các cơ quan BỘ, các nhà trường cần có cơ chế thanh, kiểm tra, giám sát chặt chễ hơn nữa nguồn tài chính ngân sách Ở nhà trường: xử lý kiên quyết những tập thể, cá nhân vi phạm nguyên tắc tài chính, tham ô, tham nhữỮng, thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật; tránh nương nhẹ tội, có biểu hiện tiêu cỰc trong xử lý vi phạm

Năm là, nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quần lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng: qua thanh tra nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn lực của các tổ chức, tỪng cá nhân theo chức trách; đồng thời hình thành ý thức tuân thủ pháp luật và quy chế, nguyên tắc, quy định về quản lý các nguồn lỰc giáo dục củỦa nhà trường: nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý nhà trường, kịp thời phát hiện và thu thập thông tin và điều chỉnh những thiếu sót, nảy sinh

Trang 21

cán bỘ làm công tác thanh tra đủ số lượng, chất lượng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, làm việc công minh, chính xác, kịp thời, khôn khéo, có tính

thần đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tƯỢng tiêu cỰc trong

giáo dỤc - đào tạo

Thực hiện tỐt các nội dung thanh tra, kiểm tra công tác quản lý các

nguồn lực ở nhà trường CAND; thực hiện tỐt thanh tra, kiểm tra theo phân cấp từ cấp Bộ Công an đến các cƠ quan trực thuộc BỘ và cấp trường Kiện toàn đỘi ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra tỪ cấp BỘ trở xuống trên tỪng mặt công tác cỦa tỪng nguồn lực giáo dục Ở nhà trường ThỰc hiện thanh tra, kiểm tra phải tuân thỦ các nguyên tắc: tính đẳng, tính tuân thủ pháp luật, tính công khai, tập trung dân chủ, tính hiệu quả, tính giáo dục, tính chính xác, tính kịp thời Tổ chức tốt các cuỘc thanh tra, kiểm tra của cấp trên và cấp

trường trong quá trình quản lý các nguồn nhân lực; sau thanh tra, kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, công khai, minh bạch, chống nương nhẹ khuyết

điểm, nhỮng sai phạm cỦa đƠn vị được thanh tra, kiểm tra; kiên quyết xử lỹ

những vi phạm theo pháp luật và Điều lệnh quản lý bộ đội

Trong tình hình hiện nay, các cấp có thẩm quyền cần tăng cường thanh tra công tác quản lý nhƯ: chất lƯợng đào tạo, thực hiện quy chế giáo dục -

đào tạo, xây dựng cơ bản, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật,

vũ khí trang bị, chi tiêu tài chính ngân sách của các nhà trường Công an

Trang 22

KET LUAN

Vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các nguồn lực giáo dục Ở nhà trường Công an hiện nay đang là vấn đề rất cần được quan tâm Vì xuất phát tỪ vị trí, vai trò, ý nghĩa cỦa nó trong hoạt động giáo dục —

đào tạo các nguồn lỰc chính là các yếu tố quyết định đến chất lượng hiệu

quả giáo dục — đào tạo, chỈ có thể xây dựng được một nền giáo dục hiện đại, hiệu quả khi biết phát huy tỐi đa các nguồn lực Do vậy việc quản lý và phát huy các nguồn lực giáo dục như thế nào lại phỤ thuộc vào vai trò của các chủ thể quản lý giáo dục Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước nhỮng biến động không ngừng cỦa xã hội, và trước yêu cầu xây dựng lực lượng CAND theo hướng “Cách mạng, chính qui, tỉnh nhuỆệ, tỪng bước hiện đại” thì vấn dé quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo trong các nhà trường Công an luôn cần đổi mới, trong đó rất cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động quản lý các nguồn lực giáo dục, và thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác quản lý

các nguồn lỰc giáo dục trong các nhà trường Công an Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là, các nhà trường CAND, cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo, khoa

giáo viên, đơn vị, đỘi ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp cần phát huy vai trò, trách nhiệm cao, được đào tạo, bồi dưỡng cả về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong, đạo đức, kinh nghiỆm công tác trên từng cương vị, chức trách được giao Đồng thời, phát huy vai trò cán bộ quản lý các cấp Ở

nhà trường Công an trong quản lý các nguồn lực giáo dục, trong đó đặc biệt

coi trọng xây dựng con người, tổ chức vỮng mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đáp Ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dỤc - đào

tạo trong xu thế toàn cầu hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối

Ngày đăng: 14/01/2020, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w