1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao

18 308 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 521,67 KB

Nội dung

Thành tựu văn xuôi Nam Cao đã đóng dấu trên từng trang viết, và nhà văn này đã tạo được dấu ấn cá nhân của mình, trở thành phong cách văn học, nhằm giúp các bạn tìm hiếu về tác giả, đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao dưới đây.

MỞ ĐẦU                      Q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra đầu thế  kỷ  XX,   nhưng đến những năm 1930­1945 văn xi hiện thực mới thực sự  hình hành  những phong cách nhà văn nổi bật. Đó là cây bút Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng  Hoan,Vũ Trọng Phụng, Nam Cao  Sự  tiếp xúc, giao lưu văn hóa văn học   phương Tây cùng với tài năng độc đáo, các nhà văn hiện thực đã sáng tác  nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết cách tân rõ nét về phương diện nghệ thuật           Trong số các tác giả hàng đầu của văn xi hiện thực giai đoạn văn học   1930 – 1945, Nam Cao đến với làng văn khơng sớm nhưng sáng tác để lại dấu  ấn hiện đại rõ nét. Nhà văn Lét­xinh ( Đức ) từng nhận định về tác  phẩm của   Sếch­xpia “mỗi một ưu điểm nhỏ nhất cũng in dấu  riêng, dấu ấn đó lập tức   nói với tồn thế  giới rằng :Tơi là Sếch­pia”. Thiết nghĩ nhận định này dành  cho tác giả Nam Cao quả khơng sai. Nhà văn đặc biệt tài năng trong việc xây  dựng truyện kiểu  kết cấu tâm lý  Cốt truyện ít sự  kiện, ít biến cố, nhưng   tiếp cận với truyện ngắn Nam Cao như  “ Mua nhà”, “ Trăng sáng”, “ Đời  thừa”, “ Cái mặt khơng chơi được”  độc giả  được tiếp cận với thế  giới   nội tâm đầy giằng xé và từ  đó ngẫm ra những triết lý có ý nghĩa xã hội sâu  sắc              Khơng chỉ mới mẻ trong kết cấu, văn Nam Cao tạo sức hấp dẫn bền   lâu ở việc sử dụng ngơn ngữ. Sống nhiều ở nơng thơn, lại hiểu sâu sắc khơng  chỉ đối tượng người nhà q mà ơng còn“ đi guốc trong bụng” các nhà tư sản  trí thức. Do đó ngơn ngữ của Nam Cao rất gần gũi với đời sống, biểu đạt một  cách chính xác, chân thực đời sống của hai đề tài mà ơng khám phá                 Nói chung, thành tựu văn xi Nam Cao đã đóng dấu trên từng trang  viết, và nhà văn này đã tạo được dấu ấn cá nhân của mình, trở thành phong  cách văn học. Tìm hiếu tác giả Nam Cao với đề tài : “ Một số đặc điểm nổi  bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao”, người nghiên cứu muốn khám  phá và hệ  thống một số  đặc điểm thuộc phong cách nghệ  thuật của nhà văn   này trước Cách mạng tháng 8.                                                                                                                             PH ẦN NỘI DUNG I.Giới thuyết về phong cách nghệ thuật            “Nghệ  thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người   sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ   thể   hiện trong tác phẩm của mình”(Văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội,  1994, trang 136).Nhận định trên đã nêu ra u cầu rất đặc trưng của văn  chương nghệ  thuật. Lĩnh vực của  cái độc đáo  ­ tức là có tính chất của  riêng mình, mang dấu ấn cách tân, khơng giống những người khác­ đòi hỏi   nhà văn khơng chỉ  có khát vọng làm người nghệ  sĩ mà tố  chất cần có   trước hết   họ  là phải có tài, còn gọi là năng khiếu vượt trội.Thêm nữa,   nhà văn phải thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, của cuộc sống­ ấy là  sự sáng  tạo “khơi những nguồn chưa ai khơi”(Nam Cao). Chính cái độc đáo ấy tạo  nên phong cách nghệ thuật (còn gọi là phong cách văn học). Một khi tác giả  sáng tác văn học tạo được  dấu  ấn riêng biệt, độc đáo trong q trình  nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các   phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó  được gọi là nhà văn có phong cách nghệ  thuật. Riêng biệt, mới mẻ  và  hấp dẫn trong sáng tác, khơng phải tác giả  nào cũng đạt được điều đó, do   vậy khơng phải ai là nhà văn đều có phong cách nghệ thuật. Giai đoạn văn  học 1930­ 1945 là giai đoạn phục hưng của nền văn học dân tộc, một   chặng đường ngắn mà hình thành khá nhiều cây bút có phong cách. Dựa   vào thành tựu trong sáng tác của các nhà văn, chúng ta có thể nêu ra các tác  giả văn xi hiện thực có phong cách rõ rệt là Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng  Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Vậy dựa vào những biểu hiện nào để  chúng ta xác định một nhà văn có phong cách nghệ thuật?            Có nhiều biểu hiện khác nhau của phong cách văn học. Trước hết  nhà văn có biểu hiện mới mẻ, độc đáo trong  cách nhìn, cách khám phá  cuộc sống. Chẳng hạn, cùng là nhà văn hiện thực trước cách mạng như  Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan , nhưng Nam Cao quan tâm nhiều về nỗi  khổ  đến mức bi kịch của người trí thức. Nam Cao cũng cắt nghĩa được  ngun nhân sâu xa của nỗi khổ  của họ  và lên tiếng đánh động xã hội   “Người nọ, người kia khơng đáng để ta khinh ghét. Cái đáng nguyền rủa là   cái xã hội kia. Nó đã tạo ra những con người tham lam và ích kỷ.”(Sống  mòn).Phát hiện và phát biểu như vậy là đáng q, nhưng cái “hơn người”  của Nam Cao là ln băn khoăn về nhân phẩm của con người và ý thức  báo  động  con người hãy giữ  lấy nhân phẩm của mình trước những cái nhỏ  mọn. Đó chính là chiều sâu của cái tâm nhà văn, nó  định hướng cách nhìn  đời và nhìn người của tác giả             Khác với khoa học, văn chương ln ln đề  cao sự  sáng tạo, đề  cao cái riêng của người cầm bút, trước hết là cái riêng trong giọng điệu  của tác phẩm. Vì vậy người ta hay nói giọng trào phúng của Vũ Trọng   Phụng, giọng triết lý của Nam Cao. Ngay   Nam Cao cũng có giọng trào  phúng, nhưng đã có người chỉ ra rất cụ thể như sau: “So với Nguyễn  Cơng   Hoan, Vũ Trọng Phụng thì Nam Cao có nhiều điểm khác biệt.Tiếng cười   của Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng là tiếng cười hướng ngoại, còn   tiếng cười của Nam Cao là tiếng cười hướng nội.”            Dấu  ấn sáng tạo của tác giả  còn bộc lộ  ra qua các yếu tố  thuộc  phương   diện  nội   dung    tác   phẩm.Chọn   lựa   đề   tài,   triển   khai   cốt   truyện,   xác định chủ đề, xác lập tứ thơ , mỗi nhà văn sáng tạo ra “đất” riêng của  mình. Cũng hiện thực tăm tối trước 1945, Ngơ Tất Tố  phát hiện ra “vùng  trời tối đen như mực” của người nơng dân, trong khi Thạch Lam quan tâm  đến những đứa trẻ  phố  huyện có cuộc sống “một ngày như  mọi ngày”,  đến ước mơ cũng khơng biết ước mơ điều gì             Biểu hiện rõ nhất của cá tính sáng tạo làm nên phong cách nghệ  thuật của tác giả văn học là ở hệ thống các phương thức nghệ thuật và  kỹ  thuật  trong tác phẩm.Nghệ  thuật xây dựng nhân vật, sử  dụng ngơn  ngữ, tổ  chức kết cấu v.v bộc lộ sự “cao tay” của nhà văn.Tài hoa và n   bác là phong cách của Nguyễn Tn trong việc vận dụng ngơn ngữ, ở lĩnh   vực này thì Vũ Trọng Phụng để  lại  ấn tượng   ngơn ngữ  nhân vật đạt  mức độ cá tính hóa cao nhất              Sáng tạo để làm nên cái riêng, cái mới lạ trong các phương diện   trên, song mỗi nhà văn có phong cách phải “thống nhất trong sự  đa dạng   của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ  riêng phải xuất hiện thường xun, lặp đi   lặp lại, có tính chất bền vững nhất qn ”(Ngữ  văn 12,tập 1,Nxb giao  dục,2009). Khơng chỉ có thế, bất cứ sự sáng tạo ra cái độc đáo nào đòi hỏi  phải nằm trong tầm đón nhận của độc giả, nghĩa là phải có hiệu quả thẩm   mỹ, đem lại sức hấp dẫn bền lâu cho người đọc                Phong cách nghệ  thuật định hình   một nhà văn phụ  thuộc vào  nhiều yếu tố, trong đó ngồi yếu tố chủ quan là quan niệm nghệ thuật chi   phối sáng tác, thì hơi thở của dân tộc và thời đại cũng thổi khơng khí vào   sáng tác của tác giả.Cần lưu ý là mỗi tác giả  có phong cách nghệ  thuật   khơng nhất thiết phải có đầy đủ các biểu hiện như đã chỉ ra ở trên.            II.Những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ  thuật của nhà văn  Nam Cao  II.1.Đề tài hẹp nhưng ý tứ rộng   :              Trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng 8, người ta đã   thống kê được rất rõ ràng, có hai đề tài chính : Người nơng dân và người tri   thức tiểu tư sản. Trong bối cảnh xã hội đang nảy sinh mâu thuẫn dân tộc   và mâu thuẫn giai cấp, xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ    nông  thôn và thành thị  ngày càng bộc lộ  những ung nhọt về  mặt tư  tưởng văn  hóa. Nhưng Nam Cao khơng chủ  ý phản ánh những vấn đề, những hiện   thực lớn lao của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945. Ngay hai  đề  tài người nơng dân và người tri thức, nhà văn cũng chọn những hiện   tượng tưởng như  nhỏ  nhặt đời thường của hai đối tượng để  tạo dựng  câu. chuyện. Nhưng triết lý về đời sống qua các “tiểu tiết” trong văn xi  Nam Cao quả là khơng nhỏ              Nếu như với Ngơ Tất Tố, nhà văn nổi tiếng viết về xung đột giai   cấp gay gắt và phản  ảnh bức tranh nơng thơn tồn cảnh thì Nam Cao ít   hướng đến phạm vi miêu tả  rộng như  thế. Nhà văn của làng Đại Hồng  này mạnh dạn đi vào “cái hàng ngày” nhưng mang tính phổ  biến, cái bản  chất. Các đề  tài “  thu nhỏ” dễ  nhận ra ngay   nhan  đề  của các truyện  ngắn: “  Trẻ  con khơng được ăn thịt chó”, “ Con mèo”, “ Một đám  cưới”, “ Một bữa no”, “ Từ  ngày mẹ  chết”… Điều nổi bật   tài năng  Nam Cao là “ Ơng đã khai thác được cái chiều sâu, cái mạnh nước ngầm   ẩn chứa bên trong và nâng lên một tầm khái qt cao hơn. Ở truyện ngắn   của Nam Cao, chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: Một tầng ý nghĩa   gắn liền với những tình tiết, sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần   thuật lại và tầng ý nghĩa thứ hai là những đúc kết có tính chất triết lý khái   qt”.  (Phan   Cự   Đệ,   văn   học   Việt   Nam     kỷ   XX,   NXB   giáo   dục,  2005).Quả  vậy, tiếp xúc với truyện ngắn “ Trẻ  em khơng được ăn thịt  chó”  độc giả  có thể  cười về  cái triết lý của “hắn” – người bố  : Trẻ  em   khơng được ăn thịt chó. Nhưng độc giả mục kích cảnh cuối truyện, cái đói   khiến mấy đứa trẻ hí hửng đợi người lớn ăn thịt chó, rồi chờ đến lượt bọn   chúng, nhưng “trong mâm, chỉ còn bát khơng, Thằng cu con khóc òa lên…”  Chi tiết nhỏ song gợi ra biết bao suy nghĩ trong lòng người đọc . Trước  miếng ăn người ta qn cả  sĩ diện. Câu chuyện đâu chỉ  dừng lại và trọng   tâm ở chuyện trẻ em khơng được ăn thịt chó. Phải chăng, cái đói đã khiến   con người tìm mọi cơ hội cứu đói, trước hết cho bản thân mình? Qua một  bữa ăn, cách ăn, nhà văn đã phác họa một bức tranh của nơng thơn Việt   Nam: Cái đói .Chính cái đói có nguy cơ  làm mất đi giá trị  của con người   Đó là vấn đề tha hóa…            Ở đề  tài người trí thức tiểu tư  sản, nhà văn cũng phản  ảnh những   chuyện vụn vặt, hàng ngày của họ. Nhà văn Hộ mỗi lần vui vẻ nhậu nhẹt   với bạn bè lại về nhà đánh vợ, đuổi vợ đi rồi hối hận. Một điệp khúc lặp  đi lặp lại trong cuộc sống của văn sĩ Hộ. Đó đâu chỉ là câu chuyện bi kịch   của riêng Hộ. Tác giả chỉ ra bi kịch của tầng lớp tri thức trong xã hội thực   dân nửa phong kiến. Đó là bi kịch  vỡ  mộng,  đời thừa,  sống mòn,  của  những con người có khả năng tự ý thức rất cao. Đó là vấn đề về mối quan   hệ giữa cá nhân và xã hội            Như vậy, mỗi con người, mỗi tâm trạng trong câu chuyện cụ  thể,   chân thật như cuộc sống vốn có. Qua thế giới hình tượng, nhà văn khéo léo   chuyển tải những tun ngơn của mình. Điều đáng nói là nhiều thơng điệp   tiềm  ẩn đằng sau câu chuyện, tâm trạng. Trước Nam Cao đã có khơng ít  nhà văn phát ngơn về  văn chương, về  hiện thực. Song, nhiều nhà nghiên  cứu khẳng định rằng chỉ đến Nam Cao, thơng qua hệ thống hình tượng, tác   giả  Nam Cao đã phát biểu những tun ngơn đầy sức thuyết phục, và ý  nghĩa hiện đại, thời sự vẫn còn ngun giá trị cho đến ngày nay II.2.Bề ngồi lạnh lùng nhưng bên trong rất trữ tình                    Đọc văn Ngun Hồng, độc giả  cảm nhận sự  đồng cảm sâu sắc,   thấm thía của nhà văn dành cho nhân vật. Dường như ta nghe rõ tiếng kêu  thống thiết, nước mắt Ngun Hồng tn trào khóc cho bất hạnh của nhân  vật. Trái lại,  ấn tượng ban đầu của bạn đọc khi tiếp xúc với truyện của  Nam Cao, là một giọng lạnh lùng, tỉnh táo, sắc lạnh. Nhưng rồi độc giả  tinh ý nhận ra ẩn sau vẻ ngồi lạnh lùng là tình cảm u thương,  chất trữ  tình ngọt ngào của tác giả cho những đứa con tinh thần của mình                   Trước hết, giọng văn  sắc lạnh, tỉnh táo  xuất phát từ  ngơn ngữ  người kể  chuyện. Có thể  nhận xét khơng chủ  quan rằng ngơn ngữ  kể  chuyện của nhà văn này có màu sắc khách quan lạnh lùng. Theo thống kê  của nhà nghiên cứu Trương Thị Nhàn trong bài viết : Nhân vật “ hắn” với  một nét đặc trưng trong ngơn ngữ nghệ thuật Nam Cao, tác giả đã thống kê  có tới 20 truyện của Nam Cao ( trong số 55 truyện ) các nhân vật được nhà  văn gọi là “hắn”. Khi nhà văn gọi nhân vật là “hắn”, thì sắc thái tình cảm   khơng còn là trung tính. Bởi vì, nhà văn đã tạo ra một tư cách “hắn” trong  các nhân vật “hắn”. Các nhân vật ấy có gì đó biến dạng, tha hóa….Một số  nhân vật khác, chỉ riêng cách đặt tên nhân vật đã hiện ra một khoảng cách   giữa người kể chuyện và nhân vật. Các cái tên rất khó nghe như Chí Phèo,  Trạch Văn Đồnh, Trương Rự  …Đó phải chăng là khuynh hướng  hiện  thực nghiệt ngã trong sáng tác của Nam Cao?          Điều đáng lưu ý là, câu chuyện của tác giả khơng chỉ kể chuyện, mà   còn là  kể  tâm trạng,  mà đây lại là đặc điểm nổi trội trong sáng tác của  Nam Cao. Chính sự  kết hợp giữa kể chuyện và tả tâm trạng, văn Nam  Cao đã hình thành phong cách có vẻ  đối nghịch giữa hai đặc điểm:  Tỉnh  táo sắc lạnh và chứa chan trữ tình                   Đọc truyện ‘ Chí Phèo”,  giọng lạnh lùng khách quan  của câu  chuyện hiện ra ngay từ  đầu tác phẩm.“ Hắn vừa đi vừa chửi”. Cuộc đời  của nhân vật này có lúc đặt chân vào phần “con” nhiều hơn phần “người”   “ Có lẽ hắn cũng khơng biết rằng, hán là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, để   tác quái cho bao nhiêu dân làng…”. Đọc suốt câu chuyện “ Chí Phèo”, dễ  thấy một  giọng lạnh lùng, một thái  độ  sắc  lạnh, thiếu thiện cảm của  người kể chuyện khi kể về nhân vật. Tuy nhiên, sở trường của Nam Cao là  kể  tâm trạng. Một người “chưa bao giờ  tỉnh táo để  biết rằng có hắn    trên đời”, nhưng chiều sâu nội tâm của nhân vật được cây bút tài hoa khám  phá và kể  tâm trạng thật tinh tế. Đoạn tả  Chí Phèo với cảm giác lần đầu   nếm hương vị của cháo hành, hương vị của tình u, thật chính xác mà đầy  chất thơ. Rồi ý nghĩa của Chí, nhớ lại những ngày “ nhục hơn là thích” ở  nhà bà Ba… Diễn biến tâm lý Chí Phèo trong một buổi sáng nhớ  ra mình  “có ở  trên đời” được tác giả Nam Cao “giải phẩu” thật logic, biện chứng   v v            Vẫn cách gọi “hắn”, “thị” , “y”  nhưng  ẩn đằng sau câu chữ là lời   kể là một sự  trân trọng tin u đối với nhân vật. Nếu khơng có niềm tin  khơng thấu hiểu bản chất người nơng dân, làm sao tác giả viết được câu: “  Trời  ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết   bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đọc những đoạn văn như vậy, người  đọc tinh ý nhận ra ngọn lửa hồn lương vẫn còn âm ỉ trong tâm hồn con  người bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính ấy. Tác giả  đã khéo léo gọi ra  trong lòng độc giả “cả phần lí trí vẫn phần tình cảm”(Phan Diễm Phương­   “ Lối văn kể chuyện của Nam Cao”)…            Hai đặc điểm đối nghịch, bề  ngồi lạnh lùng ­ bên trong trữ  tình  trong truyện của Nam Cao còn xuất phát từ lối kể chuyện bằng chất giọng   : “nghiêm nghị  và hài hước, trân trọng nâng niu, và nhạo, đay, mỉa”.(“Lối  văn kể chuyện của Nam Cao”)Bạn đọc dễ nhận ra cái giọng mỉa mai, nhạo  báng pha hài hước của văn xuôi Nam Cao, song độc giả  tinh ý sẽ  nhận ra  thái độ nghiêm túc, tin tưởng vào phần tốt đẹp của con người hay khả năng   tự  ý thức rất cao của người tri thức. Những suy tư  trăn trở  của nhân vật   đem lại hiệu quả  thẩm mỹ, chiều sâu tư  tưởng và làm thỏa mãn nhu cầu  của độc giả thời hiện đại II.3. Khả  năng miêu tả  những trạng thái lưỡng hóa giữa người và vật,  giữa đau đớn và hạnh phúc wsa Đặt sáng tác của Nam Cao trong bối cảnh văn xi 1930 – 1945, chúng   ta nhận ra Nam Cao có lối đi riêng. Nếu Thạch Lam đi tìm cái đẹp để khám  phá và phát hiện; Vũ Trọng Phụng mổ  xẻ  đến tận cùng cái ung nhọt   đến mức cực đoan; Khái Hưng, Nhất Linh nhiều phần thi vị  hóa… thì  Nam Cao thể  hiện một ngòi bút tỉnh táo, đúng mực.  Xuất phát từ  nhận  thức hiện đại về  con người (Trong con người có cả  mặt tốt và mặt xấu),  hướng tới  vẻ  đẹp nhân văn  đích thực của con người, truyện dài và truyện  ngắn của Nam Cao mạnh dạn đi vào tận cùng các cực đối lập trong nhân tính,   tâm hồn con người. Đó là cánh cửa khép mở giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa   phần con và phần người. Tạo ra những tình huống, những hồn cảnh thử  thách nhân vật, truyện của Nam Cao khơng ít lần làm người đọc phấp phỏng  bởi hồi nghi vào niềm tin của nhà văn này vào con người – Song, nhà nghiên  cứu văn học Hà Minh Đức trong bài viết: Giới thiệu “tác phẩm Nam Cao” đã  khẳng định: Nam Cao đã mạnh dạn đi theo lối riêng, nghĩa là ơng khơng đếm   xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ơng đã đem đến cho văn   chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của một   người biết tin ở tài mình, ở thiên chức mình! Quả vậy, đọc những trang văn trong các tác phẩm như “Chí Phèo”, “Đời  thừa”…ta thấy các nhân vật của Nam Cao vận động trượt dốc theo hướng từ  con người dần dần đi đến giáp ranh của con vật hay hành trình ngược lại.  Đương nhiên trong số các nhân vật lưỡng hóa ấy, Chí Phèo là tiêu biểu nhất.  Trong Chí Phèo có sự  vận động ngược và xi chiều như vậy. Bởi Chí Phèo  đã sống trong mơi trường “là một thế giới ln chứa đựng hai khả năng giành   cho con người” (Nguyễn Quang Trung, “Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật   Chí Phèo”). Xã hội thực dân nửa phong kiến mà cụ  thể  là Bá Kiến và nhà tù  thực dân đã biến một anh cai điền hiền lành thành một “con quỷ dữ của làng   Vũ Đại”. Nam Cao đã dùng vài nét để phác họa hình hài bản chất “ con” trong   người Chí Phèo: “ Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao   nhiêu cảnh n vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt   của bao nhiêu người lương thiện …”.Như vậy, ở Chí Phèo có q trình lưỡng  hóa giữa lương thiện và lưu manh, giữa người và vật Chứng kiến Chí Phèo đi cheo leo trên sợi dây mỏng manh giữa thiện và ác,   giáp ranh với cái ác rất rõ, nhưng khơng ngờ  cây bút Nam Cao phát hiện một   q trình lưỡng hóa theo chiều ngược lại: say­tỉnh, lưu manh­lương thiện, vơ  thức­ý thức. Cái đoạn đời của Chí Phèo ở gần cuối và cuối cuộc đời Chí Phèo  đã vận động lưỡng hóa theo chiều này. Và q trình vận động tính cách của  nhân vật như  một minh chứng cho quan niệm: con người thật là kì diệu, có   thể vượt lên khỏi sự chi phối của hồn cảnh, hoặc là trong sâu thẳm tâm hồn  con người có ngọn lửa lương thiện đích thực. Cái khát khao lương thiện và  nhát dao tự  sát đã nói lên ngọn lửa khao khát hồn lương đã cháy lên sau bao   ngày tưởng chừng là tàn tro trong lòng Chí Phèo         Theo tác giả  Nguyễn Quang Trung trong bài viết “Tính chất lưỡng hóa  trong nhân vật Chí Phèo”, thì   đề  tài người trí thức, tác giả  xây dựng nhiều  nhân vật trí thức lưỡng hóa hơn ở đề tài người nơng dân Ở  người trí thức diễn ra “cuộc vật lộn giữa chính và tà, giữa thiện và   ác, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa vị  tha và vị  kỉ…”. Điều này chúng ta   thấy rõ   các nhân vật như  Thứ(Sống mòn), Hộ  (Đời thừa), Hài (Qn điều  độ)… Các nhân vật này ln giằng xé, cau có, khó chịu, bởi khi rơi vào tình  trạng tiêu cực, họ  liền ý thức họ  là con người, là trí thức có lương tâm, lập   tức những biểu hiện tàn nhẫn của họ trở thành bi kịch nội tâm của chính họ   Nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” sau mỗi lần tỉnh lại, nhớ lại chuyện mình đuổi  Từ đi, là lập tức xấu hổ tự mắng mình là khốn nạn. Và cũng chính khả  năng  tự ý thức đưa họ trở về đúng nghĩa Con Người. Do vậy, dù có lúc lưỡng hóa  trong tính cách nhân vật người trí thức cùa Nam Cao cuối cùng cũng  hồn  ngun bản chất lương thiện vốn có của con người Văn học thế giới và văn xi Việt Nam thực ra khơng ít những tác phẩm   phản ánh tình trạng lưỡng hóa của con người. Điều đáng nói là Nam Cao là  nhà văn vận dụng phù hợp, có bút lực sáng tạo nên những nhân vật đặc sắc   hiếm có, phản ánh đúng sự vận động biện chứng trong tâm hồn, tính cách con  người. Do vậy, truyện của Nam Cao cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩa đánh   động con người về  việc giữ  gìn nhân cách, những bài học thấm thía đủ  sức  kéo người ta “dao động” về phía “người” nhiều hơn “con”              Cần khẳng định rằng, truyện của Nam Cao miêu tả nhân vật giữa tính   người và tính vật trở thành biệt tài, thành phong cách của nhà văn này: Có thể  kể hàng loạt nhân vật trong văn Nam Cao có kiểu nhân vật dao động trong tính  cách như  vậy. Chẳng hạn, nhân vật người bố  (Trẻ  con khơng được ăn thịt   chó); Du (Nhỏ nhen),thằng Lung (Đòn chồng),vợ chồng Thai(Làm tổ) , anh cu  Lộ (Tư cách mõ), Lê Văn Rự, Đức ( Nửa đêm) , Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng  sáng) Khơng ít nhân vật của Nam Cao bị  tha hóa, nhưng quan trong là cuối   cùng nhiều   nhân vật của Nam Cao đã thắng thế, chiến thắng cái phàm tục  nhỏ  nhen, vị  kỷ. Câu nói sau đây là phát biểu của Lão Hạc hay chính là quan   niệm của Nam Cao: Đối với những người ở quanh ta,nếu ta khơng cố tìm mà   hiểu họ,thì ta chỉ thây họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện , xấu xa , bỉ  ổi Tồn là   những cái cớ  để  cho người ta tàn nhẫn khơng bao giờ  ta thấy họ  là những   người đáng thương, khơng bao giờ ta thương ”(Lão Hạc) Cho nên,dù nhà văn  phơi ra trên từng trang viết  của mình sự chao đảo  giữa tính người và tính vật,   nhưng điều quan trọng là Nam Cao đã thể  hiện   niềm tin  lớn lao vào con  người và sáng tạo được những tác phẩm mang dấu  ấn rõ nét của chủ  nghĩa   nhân văn hiện đại                                  II.4. Thích ngẫm ngợi triết lý: Xưa nay văn chương ln là tiếng nói tình cảm, là thơng điệp tư  tưởng  của nhà văn. Bằng cách này hay cách khác, tác giả đều muốn chuyển tải một   thơng điệp nào đó về  con người, về  xã hội. Trong số  các tác giả  thể  hiện rõ  nét những suy tư, chiêm ngiệm trong sáng tác như  Nam Cao, Nguyễn Khải,   Chế  Lan Viên, Nguyễn Minh Châu… thì cây bút làng Đại Hồng đã thể  hiện   rõ nét sở thích và sở trường ngẫm ngợi, triết lý trong văn của mình. Đọc “ Chí  Phèo”, độc giả  khơng qn những câu ngắn gọn nhưng ý vị  về  tình u như  “Trơng thị thế mà có chun, tình u làm cho có dun”.Truyện “Trăng sáng”  nhắc   nhở     nhà   văn   lưu   ý     mối   quan   hệ     nghệ   thuật     cuộc  sống :“Chao ôi !Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên   là ánh trăng lừa dối; nghệ  thuật chỉ  có thể  là tiếng đau khổ  kia thốt ra từ   những kiếp lầm than” Đọc mỗi truyện ngắn của Nam Cao bạn đọc thường nhớ  đến một hay  vài câu triết lý có khi tự  nhiên trong lời phát biểu của nhân vật. Trong “Mua  nhà”, đọng lại là câu nói của  nhân vật tơi “…Hạnh phúc chỉ là một cái chăng   q hẹp. Nguời  này co thì người kia bị  hở.” Triết lý  ấy đâu chỉ  đúng   thời  1930 – 1945 ? Câu nói ngắn gọn hiện ra ở cuối tác phẩm, có giá trị như là một   lời luận bàn về  hạnh phúc. Nỗi trăn trở  của nhân vật “tơi” thức tỉnh mọi  người  về  mối quan hệ  giữa cá nhân và xã hội. Hạnh phúc riêng của mỗi   người khơng thể  cách ly hồn tồn với xã hội, với người khác. Nhiều truyện  của Nam Cao cũng có cốt truyện đơn giản, “Khơng cốt truyện” như  “Đời  thừa” mà ý nghĩa vang xa. Đó là câu chuyện mang tính triết lý về lý tưởng và  hiện thực, nghệ thuật và tình thương Hồi bão, khát vọng và hiện thực khơng dễ dung hòa trong bất cứ xã hội  nào. Hiện thực  ấy được Nam Cao khéo léo chuyển tải qua câu chuyện xung  đột trong gia đình Hộ  ­ một  nhà văn. Riêng Hộ  vi phạm quy tắc tình thương  hay nhiều nhà văn đều có thể vi phạm như Hộ? .Đó là bi kịch của tầng lớp trí   thức tiểu tư sản khi gánh nặng cơm áo gia đình buộc họ phải sa một chân vào  sự tàn nhẫn , nhỏ nhen  Tuy nhiên, Ở “Đời thừa”, nhiều triết lý khác hiện ra   rất dễ nhận thấy và có thể xem đó là những triết lý đúng đắn về bản chất của    sáng tạo.Chẳng hạn như câu sau đây: “ khơng cần đến những người thợ   khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những   người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo   những gì chưa có.”            Nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, sách “Văn học Việt Nam thế  kỷ  XX, Phan Cự Đệ ( chủ biên)có nhận định thật xác đáng :  Ở truyện ngắn của   Nam Cao , chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: Một tầng ý nghĩa gắn với   tình tiết sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần thuật lại; và tầng thứ   hai là những đúc kết có tính chất khái qt, triết lý.”Quả vây, gần như truyện  nào ta cũng  thấy hiện ra những câu triết lý của nhân vật hoặc của người kể  chuyện. Nhiều câu triết lý hiện ra qua lời than, các câu cảm thán, kiểu như  “Chao ơi!Nếu người ta khơng phải ăn thì giản dị biết bao.Thức  ăn khơng bao    tự  chảy vào mồm ”Hay các quan niệm xuất hiện dưới dạng câu hỏi  “Chao ơi,   trên đời này có  cái gì bền vững mãi đâu?.Khi nhận thấy những  điều mâu thuẫn của cuộc sống, Nhà văn Nam Cao lên tiếng bằng tiếng nói  phẫn uất “Tại sao ở hiền khơng phải bao giờ cũng gặp lành?”             Có thể nói, cảm hứng triết lý đã trở thành cảm hứng nghệ thuật của   tác giả làng Đại Hồng.Từ  đó, văn Nam Cao có một  giọng đặc trưng:  giọng  triết lý với đa sắc điệu. Khi thì đắng cay chua chát lúc lại hài hước dí dỏm   Kết quả của lối triết lý trong sáng tác của Nam Cao là do sự quan sát tinh tế ,   cùng với ý thức chiêm nghiệm về cuộc đời và nỗi đau đáu thương đời II.5. Nam Cao là một nhà văn có khả năng ln ln mới, càng qua thời  gian thì ý nghĩa hiện đại càng thêm nổi bật Nam cao sáng tác chủ yếu trong giai đoạn 1930­1945, giai đoạn mà văn  học hiện đại Việt nam đã đi hết buổi giao thời, chuyển sang giai đoạn văn  học hiện đại hố với niều thành tựu rực rỡ Đặt nhà văn Nam Cao trong giai đoạn  bối cảnh văn xi trước 1945 và  trong dòng chảy của văn học hiện đại Việt nam cho đến nay, thậm chí so sánh  với  văn học hiện đại thế giới, nhiều người vẫn cơng nhận tính hiện đại, ln  mới của truyện Nam Cao, chất hiện đại ở sáng tác của ơng qua nhiều phương  diện như ngơn ngữ, bố cục, xây dựng, nhân vật, giọng điệu… Ở tiểu luận  này chúng tơi nói đến một Nam Cao hiện đại trong kết cấu  và giọng điệu tác  phẩm II.5.1. Hiện đại trong kết cấu tác phẩm Văn học hiện đại trên thế giới  đã phá vỡ kết cấu truyền thống  của  tiểu  thuyết. Câu chuyện khơng đi theo trình tự cuộc đời nhân vật  mà tn  theo quy luật tâm lý. Do vậy kết cấu tâm lí trở thành đặc điểm của văn xi  hiện đại. Truyện khơng có cốt truyện, hoặc mờ dần vai trò  của cốt truyện,  thì từ đó “nghệ thuật của nội dung” càng tăng thêm giá  trị, ý nghĩa  của tiểu  thuyết, truyện ngắn hiện đại. có thể kể ra hàng loạt tác phẩm nổi tiếng, mà  hình thức của tác phẩm là “ truyện khơng có cốt truyện” như “Tội ác và trừng  phạt” (Đốtxtơiepki), “Ơng già và biển cả” (Hemingway),” Đỏ và đen”  (xtăngđan)… Khảo sát văn Nam Cao  chúng ta thấy nhà văn có kiểu kết cấu khá độc  đáo. Các nhà văn Việt Nam trước Nam Cao tài năng trong việc kể,còn Nam  Cao đem tâm lý nhân vật ra để xâu chuỗi thành những truyện ngắn, tiểu thyết  đầy sức lơi cuốn với độc giả. Tiểu thuyết “Sống mòn” đã xoay quanh câu  chuyện mấy tri thức tiểu tư sản, là các thầy cơ giáo. Truyện khơng tìm thấy  một cốt truyện rõ ràng như truyện truyền thống, song dòng tâm lý nhân vật đã  tạo sức hấp dẫn bạn đọc, thậm chí có người khơng ngớt thán phục “ Tiên sư  nhà văn Nam cao”(Mượn ý của truyện “Đơi mắt”) Văn học hiện đại trên thế giới đã có một tư duy mới về kết cấu tác  phẩm.Theo A  Robbe­Grillet (sinh năm 1922 nhà văn tiểu thuyết mới của  Pháp) “Từ lâu cốt truyện khơng còn là nền tảng của tiểu thuyết nữa”Proust  (nhà văn Pháp) nhấn mạnh: “chúng (cốt truyện) tan ra để tái kết lại phục vụ  cho một kết cấu thời gian tâm lý”.Trong sự vận động cho đến ngày nay của  văn xi hiện đại, vai trò của cốt truyện càng giảm, nhường chỗ cho ngòi bút  cơng phá vào chiều sâu tâm lý nhân vật. Truyện hiện đại khám phá những góc  khuất tâm hồn , thậm chí yếu tố tâm linh của con người trở thành một cảm  hứng nghệ thuật, và tác giả hiện đại có thể tạo ra những kết cấu truyện  ngắn, tiểu thuyết đưa vào phương diện khá trừu tượng đó của con người. Nhà  văn Nam Cao ngay từ những năm 1930­1945 ,đã chọn lối kể chuyện theo dòng  tâm lý ở hầu khắp tác phẩm và ơng quả là một cây bút khá nhạy cảm với quan  niệm văn xi hiện đại         Để xây dựng nhân vật theo dòng tâm lý nhà văn sử dụng kết hợp với thủ  pháp độc thoại nội tâm, hai yếu tố đó trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp  của nghệ thuật. Truyện ngắn “Mua nhà” dưới hình thức của một bức thư,  nhưng kết cấu của truyện men theo dòng tâm lý của nhân vật tơi. Nhân vật kể  lại câu chuyện  về nỗi day dứt ân hận của nhân vật này trong chuyện mua  nhà.  Độc giả khép trang sách lại vẫn còn nghe văng vẳng lời tự trách của  nhân vật: “Tơi ác q!Tơi ác q!”                    Nói chung văn xi hiện đại, đến Nam Cao đã tạo ra một bước  tiến dài trong kết cấu. Nhờ xây dựng cốt truyện theo dòng tâm lý nhân vật,  truyện của ơng thường mở đầu những trắc ẩn trong tâm hồn nhân vật  hoặc  phần cuối câu truyện được đưa lên trước. Truyện ngắn ‘Lão Hạc” cái ý định  bán chó được đưa lên đầu câu chuyện, sau đó tác giả để cho nhân vật ơng giáo  kể chuyện  về đứa con của lão, rồi nỗi đau của ơng già phải bán đi cậu Vàng  (con chó) gắn bó với mình. Như vậy ở truỵên của Nam Cao, kết cấu tâm lý  đâu chỉ phù hợp với nhân vật người tri thức, mà tác giả vận dụng kết cấu  hiện đại này để miêu tả nội tâm của người nơng dân. Ở truyện ngắn “Một  đám cưới”, tác giả đã “khai bút” bằng cảm giác của nhân vật Dần trong một  buổi sáng. Sau đó, tác giả mới kể lại tâm lý của một cơ gái khi xa nhà đi ở, cối  cùng là diễn biến tâm lý  ngày đầu tiên đi về nhà chồng                    Tiếp cận truyện Nam Cao, độc giả hiện đại đối diện với kiểu tính  chất “đang suy nghĩ ”, “đang đối thoại ”, “đang độc thoại ”, “đang nói chuyện  ở trong tâm tưởng ” của nhân vật. Dòng tâm lý nhân vật được vận động khơng  ngừng. Các yếu tố miêu tả kể chuyện được lượt bỏ đi nhiều. Hồi tưởng, liên  tưởng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật thích hợp để tạo ra sự vân  động của tâm lý nhân vật và phát triển câu truyện                  Kết cấu hiện đại theo kiểu văn Nam Cao, đến nay vẫn còn được sự  đón nhận nhiệt tình và đánh giá cao của độc giả, bởi lẽ: “cách kết cấu có tính  chất đột phá đã kết hợp được giữa hành động và tâm lý,giúp cho việc soi rọi  và lý giải sâu sắc tính cách nhân vật.(“Văn học Việt Nam 1900­ 1945”,Nxb  Giáo dục,2000) II.5.2.Hiện đại trong giọng điệu:                      Khái niệm giọng điệu được hiểu theo cách cắt nghĩa của sách từ  điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi):  “Thái  độ, tình cảm, lập trường tư  tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng   được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hơ, gọi tên, dùng từ,   sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ  xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã,   ngợi ca hay châm biếm ” Giong điệu tác phẩm liên quan đến nhận thức,thái  độ, tính cách của nhà văn. Do vậy mà có giọng điệu riêng gắn với từng tác  phẩm hay tác giả.Người ta hay nói giọng văn Tơ Hồi giàu chất thơ, trong khi   Nguyễn Cơng Hoan có giọng trào tiếu        Khảo sát giọng điệu của văn học đương đại, chẳng hạn qua sáng tác của  nhà văn Tạ  Duy Anh, chúng ta nhận thấy có ba giọng điệu đặc trưng như:   giọng điệu triết lý chiêm nghiệm; giọng điệu hài hước; giọng điệu hồi nghi­   tự vấn; Trở lại với truyện của Nam Cao trước 1945, người đọc thấy rõ nét sự  cách tân như vậy về giọng điệu trong tác phẩm. Nhà văn xứ Nghệ đã sớm bắt   nhịp với quan niệm mới về truyện hiện đại: “Trao ngòi bút cho nhân vật để   nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của nó.”(Antơnơv)Truyện của Nam  Cao có “tính chất phức điệu” theo cách nói của nhà lý luận tiểu thuyết hiện   đại Bathtin           Với Nam Cao, như đã nói , triết lý đã trở thành nhu cầu thẩm mỹ, thành   cảm hứng nghệ thuật. Triết lý xuất hiện hầu khắp các sáng tác của ơng. Điều   cần nhấn mạnh là truyện của Nam Cao có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nên theo  Bùi Cơng Thuấn “Chính những vấn đề  triết lý và những tính cách nhân vật  độc   đáo       làm   cho   truyện   ngắn   Nam   Cao     vượt     xa     thời   gian ”.Triết lý là giọng chung của Nam Cao, song mỗi truyện có âm hưởng  riêng.Tùy vấn đề  suy nghiệm và tùy từng tác phẩm mà sáng tác của ơng có   giọng buồn thương chua chát hay chất hùng biện hào hứng           Bên cạnh giọng triết lý,thì giọng trữ  tình cũng là một nét trong phong   cách nghệ  thuật của nhà văn này. Đó là những chủ  âm trong giọng điệu của  truyện Nam Cao.Văn của tác giả đa âm sắc, điều đó cũng do câu chuyện được  kể ở  nhiều điểm nhìn khác nhau với nhiều cung bậc. Nhiều tác giả  hiện đại  nổi tiếng trên thế  giới đã có cách kể  hiện đại như  vậy. Và một trong những  nhà văn Việt Nam sớm có cách kể  hiện đại là Nam Cao.Truyện ngắn “ Chí  Phèo” hay tiểu thuyết “Sống mòn” là minh chứng tiêu biểu cho cách kể nhiều  điểm nhìn          “Và thật lạ lùng, ngày nay người ta phát hiện nhiều thi pháp mới của   tiểu thuyết của truyện ngắn từ phương Tây, thì   ta, trong văn Nam Cao đã   có.”  Nhận định trên của nhà nghiên cứu văn học Ngun Trường đã khẳng   định mạnh mẽ hơn tính chất hiện đại của văn Nam Cao          Trong đời văn Nam Cao, sáng tác mang phong cách nhà văn Nam Cao rõ  nhất là “Chí Phèo”. Cho nên, khảo sát truyện ngắn này, nhiều người đã ca  ngợi câu chuyện tình u điển hình vượt mọi bờ  cõi giới hạn. Bởi mối tình  Thị  Nở  ­ Chí Phèo có mọi biểu hiện của một tình u đích thực. Thêm nữa,  hành động giết Bá Kiến rồi tự  sát của Chí Phèo cũng đã được Nam Cao khá  “cao tay” để câu chuyện Chí Phèo vượt qua ranh giới giai cấp, quốc gia. Đây   là thêm một minh chứng để làm rõ khả năng ln ln mới của văn Nam Cao  và vì vậy mà sức sống của nó theo thời gian sẽ  là điều mà mọi người tin  tưởng                                     KẾT LUẬN                                   “ Thế giới được tạo lập khơng phải một lần, mà mỗi lần người   nghệ  sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế  giới được tạo lập” (Mác –xen  Prut, nhà văn Pháp). Phát ngơn trên có hàm ý nhấn mạnh sức sáng tạo kỳ diệu   của nhà văn có phong cách. Chính cái riêng, mới lạ, độc đáo làm cho văn   chương có sức trường tồn qua năm tháng. Có sản phẩm nào của khoa học lại  ln ln mới như văn học?                              Chúng ta rất may mắn có được những cây bút văn học như  Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Vũ Trọng Phụng .v.v và càng  vui mừng sự  xuất hiện của cây bút văn xi Nam Cao. Đời sống và đời văn   khơng dài, nhưng tác giả  đã đóng dấu  ấn phong cách nghệ  thuật trên từng  trang viết. Do điều kiện giới hạn của người nghiên cứu, bài viết chưa đi vào  phân tích thêm một đặc điểm khá nổi bật   phong cách nhà văn Nam Cao:  Ngơn ngữ  trần thuật đa giọng điệu, ngơn ngữ  rất đời nhưng cũng rất  văn. Đây là cây bút tài hoa trong việc biểu đạt ngơn ngữ nhân vật gần với lời   ăn tiếng nói ngồi đời của đối tượng, từ đó khắc họa tính cách nhân vật. Ở bài  viết này người làm bài cũng khơng khảo sát được nhiều tác phẩm của Nam   Cao sau Cách mạng tháng tám. Sau 1945, về cơ bản, phong cách Nam Cao vẫn  nhất qn ở những đặc điểm đã chỉ ra ở trên. “Đơi mắt” vẫn tiếp tục bộc lộ  khả  năng đi vào chiêu sâu tâm lý nhân vật,  một sở  trường của chính tác giả                    Thành tựu trong sáng tác của Nam Cao, cho đến nay đã khẳng định  vị trí của cây bút Nam Cao trên văn đàn hiện đại. Nếu như nhân vật văn xi  của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa chủ yếu là nhân vật hành động, nhân vật   tính cách, thì đến Nam Cao đã sáng tạo ra nhân vật tự ý thức. Nhà văn đã thể  hiện nhu cầu của con người hiện đại : tìm hiểu mọi ngóc ngách bên trong tâm  hồn con người. Cơng trình “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Phan Cự Đệ  chủ  biên, Nxb Giáo dục 2005) đã khẳng định Nam Cao “Vừa đi sâu vào tâm lý nhân   vật, vừa nâng cao tầm khái qt” và như vậy là “tạo được phong cách tâm lý,   hiện đại.”.Tác giả gởi triết lý qua một hệ thống quan niệm nhất qn, để cho   giới nhân vật chuyển tải thơng điệp một cách tự  nhiên.Có thể  nói, văn  Nam Cao còn nhiều biểu hiện khác tạo cho sáng tác của ơng đến nay hãy còn  nhiều mới mẻ, hiện đại                            TÀI LIÊU THAM KHẢO Phan Cự  Đệ  chủ  biên (2005), văn học Việt Nam thế  kỷ  XX, Nxb Giáo  dục Phan Cự  Đệ  chủ  biên (2000), Văn học Việt Nam 1900­ 1945, Nxb giáo  dục Hà Minh Đức chủ biên (2008), Lý luận văn học, Nxb giáo dục Hà  Minh  Đức   sưu   tầm  và  giới   thiệu (1993),Tuyển tập  Nam Cao  (2   tập),Nxb văn học, H Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư  tưởng và phong cách, Nxb văn   học, H Nam Cao con người và tác phẩm (2000), Nxb hội nhà văn, H Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997),Từ điển thuật ngữ  văn học, Nxb đại học quốc gia Hà Nội Phạm Thị Thật (2009), truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XX, Nxb giáo dục   Việt Nam Ngun Trường (2009),Văn hóa văn học một hướng nhìn, Nxb Thanh  niên 10.Ngữ văn 12 tập 1(2009), Nxb Giáo dục 0                                                                                  ...  có phong cách nghệ thuật   khơng nhất thiết phải có đầy đủ các biểu hiện như đã chỉ ra ở trên.            II.Những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn  Nam Cao  II.1 .Đề tài hẹp nhưng ý tứ rộng   :... của nhà nghiên cứu Trương Thị Nhàn trong bài viết : Nhân vật “ hắn” với  một nét đặc trưng trong ngơn ngữ nghệ thuật Nam Cao,  tác giả đã thống kê  có tới 20 truyện của Nam Cao ( trong số 55 truyện ) các nhân vật được nhà ... I.Giới thuyết về phong cách nghệ thuật             Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người   sáng tác phải có phong cách nổi bật,  tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ   thể   hiện trong tác phẩm của mình”(Văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 

Ngày đăng: 14/01/2020, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w