Tuy nhiên, quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang đốimặt với nhiều thách thức, nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng nặng nề cộngvới sự gia tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp, lĩnh
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, Bắc Ninh"
của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn hoàn toàn trung thực.Các kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào
Thuận Thành, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thoảng
1
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, CHV xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng quản
lý đào tạo Sau đại học, các khoa, phòng của trường Đại học Thương mại đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Tôixin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Phan ThếCông, sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáotrong Trường Đại học Thương mại
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của cácđồng chí tại địa bàn nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục thuếhuyện Thuận Thành đã quan tâm, hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết để hoànthiện luận văn Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúptôi thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thuận Thành, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thoảng2
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan đề tài nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
3.1 Mục tiêu chung 5
3.2 Mục tiêu cụ thể 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 6
4.2 Phương pháp thống kê mô tả 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
5.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 8
5.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 8
7 Bố cục của luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 10
1.1 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp 10
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 10
1.1.2 Nội dung cơ bản về thuế TNDN 13
1.2 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 16
1.2.1 Khái niệm về quản lý thu thuế 16
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 17
1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 18
1.2.4 Nội dung và quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 19
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 26
1.3.1 Nhân tố khách quan 26
3
Trang 41.3.2 Nhân tố chủ quan 27
1.4 Kinh nghiệm về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số quốc gia, địa phương trong và ngoài nước 29
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở một số nước trên thế giới 30
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở một số địa phương trong nước 31
1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Chi cục thuế Thuận Thành 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, BẮC NINH 38
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.38 2.1.1 Vị trí địa lý 38
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 38
2.2 khái quát về tổ chức bộ máy của chi cục thuế Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 40 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục thuế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 40
2.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhân lực và trang thiết bị tại Chi cục thuế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 43
2.3 Thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 46
2.3.1 Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn huyện Thuận Thành 46
2.3.2 Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Thuận Thành giai đoạn 2013-2015 49
2.3.3 Quản lý công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế 51
2.3.4 Quản lý thông tin người nộp thuế 57
2.3.5 Quản lý công tác kiểm tra thuế 58
2.3.6 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp 64
2.4 đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 67
2.4.1 Kết quả điều tra về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 67
2.4.2 Những mặt đạt được 69
2.4.3 Những mặt còn hạn chế 73
2.4.4 Nguyên nhân của những hạn chế 75
4
Trang 5CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, BẮC NINH 78
3.1 Phương hướng, mục tiêu nâng cao công tác quản lý thu thuế tndn trên địa bàn huyện
Thuận Thành, Bắc Ninh 78
3.1.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN 78
3.1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 79
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Thuận Thành, Bắc Ninh 80
3.2.1 Giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành 80
3.2.2 Giải pháp về công tác cán bộ 81
3.2.3 Giải pháp về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 84
3.2.4 Một số giải pháp khác 90
3.4 Đề xuất và kiến nghị 92
3.4.1 Đối với Bộ Tài chính -Tổng cục Thuế 92
3.4.2 Đối với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 93
3.4.3 Đối với ủy ban nhân dân các cấp 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình xử lý HSKT 22
Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT 24
Sơ đồ 1.3: Quy trình hoàn thuế 25
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Thuận Thành 44
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2013 – 2015 48
Biểu đồ 2.2: Kết quả thu thuế TNDN 50
Biểu đồ 2.3: Số lượng cấp mã số thuế mới theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 52
Biểu đồ 2.4: Số tiền thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 61
Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ đọng thuế TNDN so với tổng nợ thuế giai đoạn 2013 - 2015 66 DANH MỤC BẢNG BIỂ Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức Chi cục Thuế Thuận Thành 43
Bảng 2.2: Số thu NSNN huyện Thuận Thành giai đoạn 2013-2015 48
Bảng 2.3: Kết quả thu thuế TNDN của Chi cục thuế Thuận Thành 49
Bảng 2.4: Số lượng cấp mã số thuế mới giai đoạn 2013-2015 51
Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, bỏ trốn và tạm nghỉ kinh doanh giai đoạn 2013-2015 53
Bảng 2.6: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNDN của chi cục thuế huyện Thuận Thành giai đoạn 2013-2015 55
Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế giai đoạn 59
2013-2015 59
Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 61
Bảng 2.9: Tình hình nợ đọng thuế TNDN của Chi cục thuế Thuận Thành giai đoạn 2013-2015 65
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả điều tra về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành 68
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
6
Trang 7BTC : Bộ Tài chính
Trang 8MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh rằng thuế ra đời là một sựcần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, thuế không chỉ lànguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, mà còn là công cụ điều tiết vĩ môthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Với hầu hết các quốc gia trên thế giới,thuế không chỉ là công cụ để điều tiết nền kinh tế mà còn là nguồn thu chủyếu cho ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp đượccoi là một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng đểNhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xãhội Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, thuế trở thành một công cụđắc lực cho các quốc gia trong các chiến lược kinh tế của mình Chính vì vậy,công tác quản lý thuế đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của mỗi quốc gia.Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vàothu nhập của một tổ chức, cá nhân, Nhà nước có thể đánh mức thuế khác nhauđối với các nhóm đối tượng hoặc một số loại thu nhập khác nhau vì mục tiêuchính sách Tuy nhiên, quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang đốimặt với nhiều thách thức, nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng nặng nề cộngvới sự gia tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp, lĩnh vực họat động của doanhnghiệp đa dạng, quy mô khác nhau… trong khi cơ sở vật chất, nguồn nhân lựcquản lý thuế có hạn đã tạo ra áp lực lớn đối với công tác quản lý thuế Vì vậy,
để đảm bảo phát huy vai trò quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhànước cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, đổi mới, từng bước hiện đại hoácông tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp, kiện toàn lại bộ máy hoạtđộng ngành thuế
Trang 9Trong những năm qua trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sốlượng các doanh nghiệp ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy
mô hoạt động; tuy nhiên số thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sáchNhà nước không có sự gia tăng mạnh mẽ Công tác quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành còn nhiều hạn chế: các doanhnghiệp chưa phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp từ khi thành lập chiếm tỷ lệcao, tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhiều nhưng chưa có chế tài xử
lý phù hợp để răn đe, tình trạng nợ đọng thuế còn kéo dài, các doanh nghiệpchưa tự giác nộp đúng và đủ số thuế vào ngân sách Nhà nước; ngoài ra côngtác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp còn hạn chế do những bất cập vềchính sách, cơ chế và quy trình quản lý Cụ thể như trong quá trình thực hiện
cơ chế tự khai, tự nộp, cắt giảm thủ tục hành chính cũng là nguyên nhân dẫnđến tình trạng gian lận thuế, trốn thuế với nhiều hình thức tinh vi, khó pháthiện Việc quản lý của cấp trên và cán bộ đối với các tổ chức kinh doanh cònhạn chế và thiếu cả về năng lực, trình độ và con người
Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, đề tài đã đi sâu nghiên cứu cácbiện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuếthu nhập doanhnghiệp góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đồng thời đưa chínhsách pháp luật đi sâu vào nhận thức của các tầng lớp nhân dân
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, Bắc Ninh" trong
giai đoạn hiện nay vừa có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn
2 Tổng quan đề tài nghiên cứu
Vấn đề về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nhiều tác giảlựa chọn làm đề tài nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Trongquá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một
số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài như sau:
Trang 10Nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2015) về "Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" đã nêu được các vấn đề cơ bản về
thuế thu nhập doanh nghiệp, phân tích, đánh giá được thực trạng công tácquản lý thu thuế các doanh nghiệp trên địa bàn; đưa ra được nguyên nhân củavấn đề: Việc tổ chức triển khai quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của
cơ quan thuế và năng lực, trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế; công tácthanh tra, kiểm tra, quản lý và cưỡng chế nợ thuế còn nhiều yếu kém Từ đóđưa ra những nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp trên địa bàn: nhóm giải pháp kê khai, nộp thuế; nhóm giảipháp tuyên truyền hỗ trợ; nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra; nhóm giảipháp quản lý nợ thuế Khác với việc đưa ra nhóm giải pháp để hoàn thiệncông tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thì tác giả Nguyễn Thị CẩmVân (2015) đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn hay kết quả đạtđược và hạn chế trong quá trình quản lý thu thuế tại địa bàn thị xã Từ Sơn,trong khi tác giả vẫn trình bày được rõ lý luận chung về các khái niệm, hệ thốnghóa cơ sở lý luận về quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp, phântích thực trạng quản lý thu thuế tại địa bàn
Trong khi nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Anh Đào (2014) với đề tài
"Quản lý thu thuế tại chi cục thuế huyện Từ Liêm, Hà Nội" đã trình bày các
khái niệm, quy trình thực hiện công tác quản lý thuế, các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, tập trung nghiên cứu công tácquản lý thu của tất cả các sắc thuế như TNDN, GTGT, thuế tài nguyên,TNCN trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội Trên cơ sở phân tích thực trạngquản lý thu thuế, tác giả đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn hay kếtquả đạt được và hạn chế trong quá trình quản lý thu thuế tại địa bàn huyện TừLiêm Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuthuế nói chung trên địa bàn
Trang 11Một số các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạngcủa việc quản lý trên khía cạnh một loại sắc thuế để cái nhìn sâu hơn như:nghiên cứu của Trần Văn Ninh (2012) đã phân tích, đánh giá thực trạng củacông tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Cẩm Lệ;đồng thời đưa ra giải pháp tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệptại địa bàn quận Cẩm Lệ Hay nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Cúc (2015) với
nghiên cứu "Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh" đã trình bày khái quát về thuế, quản lý thuế thu nhập cá nhân,
-nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cánhân Trên cơ sở đánh giá nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bànhuyện Gia Bình, thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyệntác giả đưa ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đềxuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuếhuyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Một vài nghiên cứu có cùng cách tiếp cận
như Nguyễn Văn Thành (2015) có nghiên cứu "Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La" đã đưa ra cơ sở
lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng, các nhân tố ảnh hưởng tới công tácquản lý thuế GTGT dối với doanh nghiệp tư nhân Tác giả đưa ra thực trạngcông tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tư nhân tại cục thuếtỉnh Sơn La, đánh giá được những kết quả đạt được trong công tác quản lý,đưa ra những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp tăngcường công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địabàn tỉnh Sơn La
Ngoài ra, trong một vài nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề
lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpđối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ lý thuyết tác giả đã đánhgiá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ ra nhữngthành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó Từ đó, đề xuất một
Trang 12số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpđối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trên địa bàn Đó là nghiên cứucủa Ma Tường Bằng Giang (2015) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
cục thuế tỉnh Hà Giang, cùng với đó có tác giả Trần Đình Khuê (2014) với đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh", đây là một địa phương có nhiều đặc điểm
kinh tế, xã hội tương tự như ở Chi cục thuế Thuận Thành, do vậy nghiên cứucung cấp rất nhiều thông cần thiết trong quá trình làm luận văn
Tóm lại, từ các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trên, có thể thấy một sốvấn đề lý luận liên quan đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hệthống khá đầy đủ và được vận dụng để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
cụ thể hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế và quản lý thu thuế thu nhập doanhnghiệp đối với vấn đề quản lý thu thuế tại một số địa phương trên cả nước Tuynhiên, nội dung của các đề tài đã được nghiên cứu còn có phần lạc hậu chưa tiếpcận đến những chính sách thuế mới, nhiều đề tài nghiên cứu còn có phạm vi hẹpchưa bao quát được hết tình hình thực tiễn phát sinh trong thực tế, chưa nghiêncứu được toàn diện các sắc thuế nên các giải pháp đưa ra không phù hợp vớithực tế hoặc chưa tạo ra hiệu quả cao cho công tác quản lý
Tính đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc
về: “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, Bắc Ninh” Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có
tính mới, không trùng với những nghiên cứu trước đó
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với cácdoanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ đóđưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế đối vớidoanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Trang 133.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên những mục tiêu chung đã đặt ra, thì đề tài cần phải đạt được cácmục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanhnghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm2013-2015
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuếTNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh trong giai đoạn tới
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
* Các phương pháp thu thập thông tin định tính như sau:
- Dữ liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn: Là một cuộc đàmthoại để có được ý kiến, quan điểm và kinh nghiệm của đối tượng phỏng vấn
về công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn hiện nay Người phỏng vấn
sẽ chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn trước sau đó sẽ đối thoại trực tiếp vớingười được phỏng vấn nhằm thu được các thông tin cần thiết
Lựa chọn mẫu có mục đích: Về phía lãnh đạo có 03 lãnh đạo chi cụcthuế huyện Thuận Thành (bao gồm 01 đồng chí Chi cục trưởng và 02 đồngchí phó Chi cục trưởng) Về phía đội trưởng, sẽ tiến hành phỏng vấn 07 độitrưởng đội thuế của Chi cục thuế huyện Thuận Thành Ngoài ra, phỏng vấn 05
kế toán làm tại các doanh nghiệp có hoạt động về các ngành nghề, lĩnh vựckhác nhau trên địa bàn huyện Thuận Thành
- Dữ liệu thu được bằng cách tổ chức thảo luận nhóm: Lựa chọn ngườitham gia là các cán bộ đội kiểm tra, họ là người thường xuyên tiếp xúc vớidoanh nghiệp, trực tiếp quản lý công tác thuế thu nhập doanh nghiệp củadoanh nghiệp trên địa bàn Thảo luận dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kếphù hợp, đáp ứng được nhu cầu của nhà nghiên cứu và người tham gia
Trang 14* Xử lý và phân tích dữ liệu định tính:
- Phân loại: Tiến hành phân nhóm các mẫu quan sát được trong dữ liệuthành các nhóm có đặc điểm, mối liên hệ giống nhau Ví dụ: nhóm các doanhnghiệp có doanh thu từ 1.000 triệu đồng trở lên, nhóm các doanh nghiệp códoanh thu dưới 1.000 triệu đồng trở xuống trên 1 năm dương lịch
- Mã hoá: là quá trình tạo ra các khái niệm và ý tưởng từ các dữ liệuđược ghi chép trong quá trình phỏng vấn, tài liệu lưu trữ và các loại báo cáo.Các khái niệm, ý tưởng được mã hoá bằng cách gắn tên, từ ngữ, nhãn mác.Sau đó tiếp tục được phân loại hoặc tích hợp để xếp chúng thành các nhómnhỏ hơn để rút ra kết luận từ các dữ liệu
4.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tómtắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh mộtcách tổng quát đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thống kê:
- Thu thập và xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được, các số liệunày thường rất nhiều và hỗn độn, chưa đáp ứng được cho quá trình nghiêncứu Để có được những dữ liệu hữu ích cung cấp cho việc nghiên cứu, số liệunày phải được xử lý, trình bày và tính toán bằng các số đo, công thức sẽ giúpkhái quát được đặc trưng của tổng thể
- Điều tra chọn mẫu: Trong quá trình nghiên cứu, nếu tiến hành nghiêncứu toàn bộ các quan sát của tổng thể thì không hiệu quả, xét cả về tính kinh
tế (chi phí, thời gian) và tính kịp thời Quy mô mẫu điều tra là 462 đối tượngbao gồm:
+ 10 cán bộ thuế phụ trách công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuếhuyện Thuận Thành
+ 452 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành
Trang 15- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: mối liên giữa doanh thu
và giá vốn, giữa sự phát triển của kinh tế với hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp
- Dự đoán: quan sát vào sự biến động của hiện tượng trong thực tế, tổnghợp lại thành quy luật và sử dụng và để dự đoán sự phát triển của hiện tượng
Ví dụ: để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty người ta xem xét kếtquả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thu thuế thu nhập doanhnghiệp đối với doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh
5.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Chi cục thuế huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu và tài liệu nghiên cứu thực trạng tậptrung vào giai đoạn 2013 - 2015
- Về nội dung: Đề tài đưa ra cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp; tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý thuthuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninhtrong thời gian qua Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao công tácquản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu tham khảo
về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trênđịa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và đánh giá được thực trạng quản
lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp
Trang 16Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuthuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp góp phần nâng cao côngtác quản lý thu thuế nói chung, tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh Bắc Ninh.
7 Bố cục của luận văn
Ngoài Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Mục lục, Danh mục bảng biểu, hình
vẽ, Danh mục các từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản
lý thuế tndn trên địa bàn huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo nghĩa thông thường, thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là mộtloại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của một tổ chức, một phápnhân Tuy nhiên, trên phương diện pháp luật, loại thuế này cũng có thể được
sử dụng để mở rộng diện điều chỉnh đối với thu nhập của những cá nhân hoặcnhóm cá nhân kinh doanh, hợp tác xã, xác hình thức hợp danh, liên kết tùythuộc vào yêu cầu quản lý của Nhà nước
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 định nghĩa về thuếthu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế quan trọng nhất của thuế trực thu,được tính trên phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phíhợp lý, hợp lệ
Theo Nguyễn Thị Mỹ Linh (2009), có khái niệm về Thuế thu nhập doanhnghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoảnchi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế trong
kỳ tính thuế
Tóm lại, Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trênkết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Đốitượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tất cả các tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp
Bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộctính bên trong vốn có của nó Nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệpngười ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có những đặc trưng riêng đểphân biệt với các sắc thuế khác như sau:
Trang 18- Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịuthuế trong kỳ của các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanhnghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khácnhau đồng thời cũng là người chịu thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mang đầy đủ tính chất của thuế trực thu,thường mang tính lũy tiến, đảm bảo công bằng xã hội
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sởkinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên
cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinhdoanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu vàphân phối lại thu nhập quốc dân
1.1.1.3 Vai trò của thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế dùng để phân phối thu nhập củacác tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời làmột công cụ kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, do đó nó
có những vai trò to lớn đối với mỗi quốc gia trong đó kể đến một số vai tròchính như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu vàchiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách nhà nước Ở các nước pháttriển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớntrong tổng thu Ngân sách nhà nước Theo Phạm Xuân Tuyên (2015) đánh giá
về tỷ trọng của thuế trong cơ cấu ngân sách các nước như sau: Ở Mỹ thuế trựcthu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74% Ở Việt nam, tỷ trọng thuế thu nhập doanhnghiệp trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước năm 2011 là 96.600 tỷ đồng,chiếm 22,4%, trong tổng thu NSNN; năm 2014 đạt 220.423 tỷ đồng, chiếm 26
% trong tổng thu NSNN Năm 2015 là 226.700 tỷ đồng, chiếm 24,8% trongtổng thu NSNN
Trang 19Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạtđộng kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽtạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanhnghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thànhphần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuấtphát triển Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưnhau, cùng bán giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng
hạ thấp được giá thành sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng pháttriển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản
Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nướcthể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phảinộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triểncủa một lĩnh vực ở một vùng nào đó
Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh,Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề,mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khíchcủa Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nềnkinh tế
Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suấthợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện phápkhuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhànước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng vềvốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệpkhắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện phápmiễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác nhau
Trang 20Thứ ba, thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội
Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theochiều dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều,đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít Đối tượng nộp thuế gặpkhó khăn thì được giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau, thuếTNDN có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau Trong điều kiện kinh tế thịtrường cạnh tranh, thu nhập của một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếuvào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ ) Sự phânhóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi Trong hoàn cảnh đó, thuế thunhập sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa cácthành viên trong xã hội
1.1.2 Nội dung cơ bản về thuế TNDN
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng
11 năm 2014, nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồmcác nội dung sau:
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của phápluật Việt Nam;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanhhàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực
+ Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
Trang 21+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài(sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam;+ Tổ chức khác ngoài các tổ chức trên có hoạt động sản xuất kinh doanhhàng hoá hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế;
- Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tạiViệt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phátsinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của
Bộ Tài chính
1.1.2.2 Căn cứ tính thuế
Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại điều 6 của Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thunhập tính thuế và thuế suất
a, Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịuthuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các nămtrước theo quy định
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
* Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm
thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhậpkhác Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Trang 22+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiềngia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội
mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thuđược tiền
+ Các khoản chi được trừ đáp ứng đủ các điều kiện sau: Khoản chi thực
tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanhtrong kỳ tính thuế bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và cácchi phí khác trả cho người lao động; Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,năng lượng, hàng hóa sử dụng và sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ muangoài; Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sảnxuất, kinh doanh; Chi trả lãi tiền vay
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế màkhoản thu này không thuộc ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng kýkinh doanh của doanh nghiệp như: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyểnnhượng chứng khoán, lãi gửi tiền, chênh lệch tỷ giá
* Thu nhập được miễn thuế:
Được quy định rõ tại điều 8 thông tư 78/2014/TT-BTC bao gồm một sốthu nhập như: thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuấtmuối của hợp tác xã; Thu nhập từ việc thực hiện dịch vũ kỹ thuật trực tiếpphục vụ nông nghiệp; Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người nhiễmHIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên
* Khoản lỗ được kết chuyển:
Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liêntục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo Thời gian chuyển lỗ tính liêntục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ
Trang 23b, Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung cho các loạihình doanh nghiệp như sau:
Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, kể
từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyểnsang áp dụng thuế suất 20%
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể
cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%
- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanhnghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xácđịnh theo năm tài chính áp dụng
- Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ thìphải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trường ngoại tệ liên ngân hàng quy định
1.2 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về quản lý thu thuế
Để đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ nhằm phát huy đầy đủ vai trò củathuế trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải đề ra các quy định luật phápnhằm tạo ra hành lang pháp lý thống nhất để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện theo
Trang 24Theo Nguyễn Thị Liên (2009), Quản lý thuế là quá trình tổ chức, triểnkhai thực hiện hệ thống chính sách thuế của cơ quan thuế và các đối tượngliên quan
Quản lý thu thuế là việc tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuếnhằm đảm bảo NNT chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quyđịnh của pháp luật
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu thuế bao gồm ba cấp:
- Cấp trung ương: Tổng cục thuế là cơ quan quản lý Nhà nước về thuế(trực thuộc Bộ tài chính)
- Cấp tỉnh hoặc cấp tương đương: Cục thuế chỉ đạo thống nhất việc thựchiện các luật thuế, pháp lệnh thuế trên địa bàn (trừ thuế xuất nhập khẩu) Cụcthuế chịu sự chỉ đạo của Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân cùng cấp
- Cấp huyện hoặc cấp tương đương: Chi cục thuế có chức năng trực tiếp
tổ chức công tác thu trên địa bàn theo đúng pháp luật Chi cục thuế chịu sựchỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp
Tóm lại, quản lý thuế là việc sử dụng các phương tiện, cách thức, biệnpháp nhằm thực hiện việc thu thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mụcđích đã đề ra trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước trong từng thời kỳ
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, việc cần thiết phảiquản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp do:
Thứ nhất, thuế TNDN có vai trò quan trọng là công cụ đảm bảo nguồnthu quan trọng và ổn định cho NSNN; là công cụ để nhà nước thực hiện việcđiều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội; góp phần khuyến khích, thúcđẩy sản xuất, kinh doanh
Thứ hai, thông qua quản lý thu thuế giúp cho Nhà nước xây dựng chínhsách thuế phù hợp với thực trạng kinh doanh, điều chỉnh những bất hợp lý,những kẽ hở của chính sách pháp luật trong quá trình thực hiện Luật thuếTNDN và Luật quản lý thuế và các văn bản, chế độ hướng dẫn
Trang 25Thứ ba, quản lý thuế là một công cụ giúp Nhà nước thực hiện quyền lựccủa mình, tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế.
Thứ tư, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sốlượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mô, hình thức, cáchthức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng, phức tạp hơn, nên cầnphải có cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp, đặc biệt là trong điều kiện ngànhthuế đang thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế
1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc quản lý thu thuế TNDN cần đạt được các mục tiêu sau:
- Nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế, pháp lệnh thuế, đảm bảonộp đúng, nộp đủ và nộp thuế kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước
- Đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật thuế và tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế; xóa bỏnhững thủ tục không cần thiết gây phiền hà và tốn kém cho doanh nghiệp
- Cải tiến thủ tục quản lý thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóadần công tác quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộmáy quản lý thuế, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ thuế
Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp cần tuân thủ theo các nguyêntắc sau:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước Nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân Cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế
- Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan
- Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; đảmbảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
Trang 261.2.4 Nội dung và quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuế
Thực hiện chiến lược cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, Thủ tướngChính phủ có quyết định số 115/2009/QĐ-TT quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính Theo
đó, bộ máy tổ chức ngành thuế đã được kiện toàn và có những bước chuyểnđổi sâu sắc theo mô hình quản lý chức năng; Kết hợp giữa quản lý thuế hiệnđại và quản lý thuế truyền thống để từng bước hiện đại hóa công tác quản lýthuế phù hợp với điều kiện của Việt Nam
Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNDN cấp chi cục thuế bao gồm:
- Lãnh đạo chi cục thuế
- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ NNT
- Đội kê khai - Kế toán thuế và tin học
- Đội kiểm tra thuế
- Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Đội tổng hợp và nghiệp vụ dự toán
- Đội hành chính quản trị - nhân sự - tài vụ ấn chỉ
- Đội trước bạ và thu khác
- Một số đội thuế liên xã phường
Tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương mà mỗi Chi cục thuếquyết định số lượng các đội sao cho phù hợp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm
vụ quản lý thuế được giao
1.2.4.2 Quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy trình quản lý thu thuế được xây dựng bao gồm một hệ thống các quytrình theo từng chức năng quản lý thu thuế Trong mỗi quy trình đó, có thể cócác quy trình nhỏ hơn để thực hiện từng công việc cụ thể của một chức năngquản lý thu thuế, quy trình quản lý thu thuế xây dựng cơ bản trên những quytrình riêng như sau:
a, Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Trang 27Được thực hiện theo quyết định số 745/QĐ-TCT ngày 20 tháng 04 năm
2015 bao gồm một số nội dung chính:
* Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Yêu cầu của việc lập kế hoạch: Phải theo đúng các mục tiêu quản lý thuế,phù hợp với các chương trình, kế hoạch công tác chung của toàn ngành thuế;đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cục thể tại cơ quan thuếcác cấp và tình hình thực tế tại địa phương
- Căn cứ và thời gian lập kế hoạch: Căn cứ vào chương trình công tác,nhiệm vụ và biện pháp quản lý thu Ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, củangành thuế, của địa phương và thực hiện lập kế hoạch trước ngày 20 tháng 12hàng năm
- Nội dung kế hoạch: Kế hoạch tuyên truyền về thuế, kế hoạch hỗ trợ ngườinộp thuế, và kế hoạch kiểm tra công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuếtại cơ quan thuế các cấp
- Điều chỉnh kế hoạch: Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hìnhthực tế phát sinh tại địa phương thì các cấp thực hiện điều chỉnh kế hoạch chophù hợp
* Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo
- Tuyên truyền qua các trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế và Cục thuế
- Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm, băng rôn, áp phích
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tuyên truyền, hỗ trợ qua hội nghị tập huấn, đối thoại với người nộp thuế
- Giải đáp vướng mắc về thuế cho người nộp thuế
- Tổ chức cuộc họp chuyên đề về công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngườinộp thuế
* Chế độ báo cáo bao gồm: báo cáo kết quả công tác tuyên truyền hỗ trợ,báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ
Trang 28b, Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế
Được ban hành kèm theo quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015,bao gồm một số nội dung chính sau:
* Quy trình quản lý khai thuế
- Quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế
Hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, Bộphận KK&KKT thực hiện tra cứu, rà soát, cập nhật danh sách theo dõi ngườinộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế để xác định số lượng hồ sơ khai thuế phải nộp
và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của người nộp thuế
- Xử lý hồ sơ khai thuế: được khái quát theo sơ đồ 1.1 Quy trình xử lýHSKT
* Quy trình kế toán thuế
- Kế toán thu ngân sách nhà nước: Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền củangười nộp thuế; Hoàn trả, bù trừ, thu hồi hoàn tiền thuế, tiền phạt; Lưu chứng từ
kế toán thu NSNN
- Kế toán theo dõi thu nộp thuế của người nộp thuế: Nhận các văn bản xử
lý về thuế đối với người nộp thuế do cơ quan thuế thực hiện; Nhập thông tin liênquan đến số tiền thuế của người nộp thuế và hạn nộp của khoản thuế; Kiểm tra,hạch toán vào sổ theo dõi thu nộp thuế
Trang 29Bước 1 Tiếp nhận
hồ sơ khai thuế
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Phân loại hồ sơ khai thuế
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế và đọc dữ liệu bằng thiết bị quét mã vạch
- Kiểm tra thông tin định danh
- Kiểm tra lỗi số học trên HSKT Bước 5 Gia hạn
Nguồn: Giáo trình quản lý thuế- Nhà xuất bản Tài chính
* Quy trình kế toán thuế
- Kế toán thu ngân sách nhà nước: Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền củaNNT; Hoàn trả, bù trừ, thu hồi hoàn tiền thuế, tiền phạt; Lưu chứng từ kế toánthu NSNN
- Kế toán theo dõi thu nộp thuế của người nộp thuế: Nhận các văn bản xử
lý về thuế đối với NNT do cơ quan thuế thực hiện; Nhập các thông tin liên quanđến số tiền thuế của NNT và hạn nộp của khoản thuế; Kiểm tra, hạch toán vào sổ
Trang 30theo dõi thu nộp thuế.
c, Quy trình kiểm tra thuế
Được ban hành kèm theo quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 05 năm
2015, bao gồm các nội dung chính sau:
* Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
- Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thôngtin cho công tác kiểm tra
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế:
Hồ sơ khai thuế phải kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế bao gồm tất cả hồ
sơ khai thuế của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức
kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sửdụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đấtphi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệphí khác
Trình tự kiểm tra như sau:
- Trình tự kiểm tra bằng phương pháp thủ công:
+ Lựa chọn danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ
sở cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh nghiệp hoạt động đang quản
Trang 31+ Kiểm tra các căn cứ tính thuế liên quan đến việc xác định số thuế phảinộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế.
+ Bản nhận xét (cảnh báo rủi ro) của từng người nộp thuế được in ra từ
hệ thống, công chức kiểm tra tiếp tục xem xét, đối chiếu hồ sơ khai thuế để bổsung nhận xét (nếu có) vào mẫu số 01/QTKT kèm theo quy trình
* Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế: được khái quát qua sơ đồ:
Bước 1 Chuẩn bị kiểm tra
- Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra
- Thu thập thêm thông tin về đối tượng kiểm tra
- Chuẩn bị nhân sự và tài liệu cần thiết cho kiểm tra Bước 2 Tiến hành kiểm tra
- Thông báo quyết định kiểm tra
- Tiến hành kiểm tra thực tế
- Đề nghị và công bố quyết định gia hạn kiểm tra (nếu cần thiết)
Bước 3 Tổng hợp kết quả và kết
thúc kiểm tra tại trụ sở NNT
- Lập biên bản kiểm tra
- Công bố kết luận kiểm tra Bước 4 Xử lý kết quả - Báo cáo kết quả kiểm tra với người ra quyết định
Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT
Nguồn: Giáo trình quản lý thuế - Nhà xuất bản Tài chính
d, Quy trình quản lý nợ
Ban hành kèm theo quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 07 năm
2015, bao gồm các nội dung sau:
* Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thu tiền thuế nợ:
- Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện
- Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm thực hiện
- Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho cơ quan thuế cấp trên
- Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
- Triển khai thực hiện
* Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ:
- Phân công quản lý nợ thuế
- Phân loại tiền thuế nợ
- Thực hiện đôn đốc thu nộp
Trang 32- Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế,nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ.
- Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ khó thu
- Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phươngkhác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu
- Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
- Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ
e, Quy trình hoàn thuế
Quy trình được ban hành kèm theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày01/07/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình hoàn thuế
Nguồn: Giáo trình quản lý thuế- Nhà xuất bản Tài chính
Quyết định và thực hiện QĐ hoàn thuế
- Bộ phận pháp chế thẩm định QĐ
- Ban hành QĐ
- Lưu hành QĐ
- Lập chứng từ thu chi
Giải quyết hồ
sơ hoàn thuế
- Kiểm tra thủ tục, phân loại HS
Kiểm tra sau hoàn thuế
Trang 331.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp, bao gồm cả các nhân tố chủ quan và khách quan Mỗi nhân tố
đó đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến công tác quản lý thu tùythuộc vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó
1.3.1 Nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố bên ngoài sự quản lý của hệ thống tổ chức bộ máyquản lý thu, chúng ta cần nắm bắt được những ưu nhược điểm, tạo điều kiệncho việc phát huy các thế mạnh, hạn chế các tác động tiêu cực, góp phần vàoquá trình hội nhập và phát triển kinh tế
1.3.1.1 Hệ thống chính sách pháp luật thuế
Để cho các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thìbản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họphải nộp và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ Do đó, mỗi luậtthuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phùhợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý và quan trọng
là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, toàn diện
để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả củacông tác quản lý thu thuế
Việc ban hành quá nhiều văn bản thi hành nhưng chưa sát với thực tế,còn sơ hở, chưa lường hết các phát sinh có thể xảy ra khi thực hiện gây khókhăn cho cán bộ thuế cũng như người nộp thuế
Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức
và cơ chế quản lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao
1.3.1.2 Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những cam kết về thuế quan củaViệt Nam với thế giới, đòi hỏi chính sách thuế phải mang lại hiệu quả caonhất, đảm bảo công bằng nhất, rõ ràng minh bạch và đơn giản nhất, nhưng
Trang 34cũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường có định hướng XHCN ở Việt Nam nhằm tạo động lực khuyến khíchmọi chủ thể tích cực bỏ vốn đầu tư, góp phần thực hiện được mục tiêu kinh tế.
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuếquan mà Việt Nam ký kết tham gia có tác động không nhỏ đến cơ chế quản lýthuế Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắtgiảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuế đối vớikinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cảicách thủ tục hành chính thuế quan Điều đó đặt ra cho ngành thuế một yêucầu, mục tiêu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu thế hộinhập kinh tế quốc tế
1.3.1.3 Ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
Ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp tác động lớn tới việcthực thi các quy định của pháp luật thuế Nếu các doanh nghiệp có ý thức tựgiác chấp hành nghĩa vụ thuế thì công tác quản lý thu thuế sẽ đạt hiệu quả cao
và sẽ giảm bớt được hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, tăng thu cho ngânsách Nhà nước
Ngược lại, một số doanh nghiệp cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hìnhthức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp Các doanh nghiệp này không nhữngkhông nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thôngqua việc kê khai khống giá mua hàng, nhất là hàng xuất khẩu để được hoànthuế Tình trạng trốn, lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoảnthu và diễn ra ở các địa bàn khác nhau, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa khôngbảo đảm công bằng xã hội và đưa quản lý thu thuế vào nề nếp
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy quản lý thu thuế làphải tìm ra được những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tối đa những tácđộng tiêu cực của các nhân tố này, nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp
Trang 351.3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và trình độ, phẩm chất cán bộ quản lý thuế
Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Nhân tố này tác động vào tất cả các nộidung của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, từ ban hành chính sách, tổchức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế
Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêucầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu củacông tác quản lý thuế thu nhập cá nhân thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao, ở tầmhoạch định chính sách, cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơbản liên quan đến thuế
Nếu cán bộ công chức ngành thuế có phẩm chất tốt, thực hiện theo đúngquy định của ngành thì chính sách thuế sẽ được thực hiện nghiêm túc, côngbằng, minh bạch, tránh được tình trạng gian lận, trốn thuế và suy đồi đạo đứccán bộ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế phải chặt chẽ, rõ ràng, không cồngkềnh dẫn đến quá tải một số bộ phận ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Các bộphận trong bộ máy phải có sự gắn kết cao, thường xuyên trao đổi thông tinvới nhau để công tác quản lý đạt được những mục tiêu đề ra
1.3.2.2 Hệ thống thông tin ngành thuế
Một trong những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm tính hiệu quả trongquản lý thuế là cơ quan quản lý thuế phải có được hệ thống cơ sở dữ liệuthông tin đầy đủ về người nộp thuế và khả năng ứng dụng tốt những thành tựu
về công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin
về người nộp thuế
Trong quản lý thuế hiện nay, thông tin về người nộp thuế được xác định
là cơ sở, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động quản lý thuế của cơ quan quản
lý thuế Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được khai thác sửdụng trong hầu hết các nghiệp vụ quản lý thuế như: công tác đăng ký thuế;công tác xử lý tờ khai thuế, kế toán thuế, hoàn thuế; công tác quản lý thu nợ
Trang 36và cưỡng chế thuế; công tác kiểm tra, thanh tra thuế; công tác phân tích dựbáo thu ngân sách nhà nước; thông tin báo cáo phục vụ chỉ đạo điều hành vàxây dựng chiến lược kế hoạch hoạt động của ngành thuế; cung cấp thông tinbáo cáo cho Bộ tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan.
Từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống thuế, sẽ tiết kiệmđược thời gian, chi phí và tăng hiệu quả công việc Những dữ liệu thu thậpđược từ hệ thống, cơ quan thuế sẽ phát hiện hành vi vi phạm với những bằngchứng xác định người nộp thuế cố tình gian lận, trốn lậu thuế thì cơ quan thuế
sẽ quyết định thanh tra thuế đối với đối tượng này để có đủ cơ sở kết luận vàtiến hành xử lý
1.3.2.3 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm của các cơ quan chức năng và tổ chức, cá nhân với việc quản
lý thu thuế đối với các doanh nghiệp chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng trongcác văn bản pháp luật hóa sẽ dẫn đến tình trạng không có sự phối hợp giữa cácban ngành, cơ quan thuế không được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quanđến người nộp thuế Do đó, công tác quản lý thuế còn chưa đạt hiệu quả cao,người nộp thuế không nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật thuế
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Kiểmsát, Quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chốnglàm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế sẽ có tác dụngtốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế
1.4 Kinh nghiệm về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một
số quốc gia, địa phương trong và ngoài nước
Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự cần thiết để nâng caohiệu quả công tác thu thuế TNDN, đồng thời là một công cụ giúp Nhà nướcthực hiện quyền lực của mình Tuy nhiên, việc quản lý thuế TNDN hiện naycòn nhiều vấn đề bất cập nên cần thiết phải học hỏi những kinh nghiệm quản
lý thuế của các quốc gia khác cũng như các địa phương trong nước để hoànthiện được công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Thuận Thành
Trang 371.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở một số nước trên thế giới
Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một khía cạnh trong mục tiêu của quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp là quản lý những rủi ro trong quản lý Theo BùiQuang Thái (2015) có nêu một vài chiến lược nhằm hạn chế các rủi ro trongquản lý thuế tại Thụy Điển, đây là một trong những quốc gia có hệ thống thuếhiện đại và phát triển mà có thể học hỏi kinh nghiệm vào quy trình quản lýthuế ở Việt Nam Trên thế giới, Thụy Điển là một nước phát triển có hệ thốngthuế hoạt động ổn định và hiệu quả, là một trong những nước đi đầu trongviệc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thuế Trên cơ sở kinhnghiệm thực tiễn và dựa trên lý thuyết quản lý, cơ quan quản lý thuế ThụyĐiển cho rằng các trường hợp trốn lậu thuế mới theo xu hướng vi phạm ở quy
mô, phạm vi nhỏ, theo dạng thử nghiệm, thăm dò cơ quan quản lý thuế, sau
đó mới tiếp tục gia tăng, leo thang từng bước trong trường hợp các lần viphạm trước đã được thực hiện trót lọt Cơ quan thuế tại Thụy Điển đã áp dụng
4 chiến lược:
- Chiến lược đầu tiên là tập trung các chuyên gia tinh nhuệ và thời giancông sức để có thể phát hiện ra được các vụ gian lận thuế với số tiền lớn,chiến lược này không được thực hiện thường xuyên, có khi vài năm mới cóthể bắt được một vụ lớn
- Chiến lược thứ hai là để ngăn các trường hợp mới vi phạm không có cơhội kéo dài hành vi của mình bằng cách kể cả là các doanh nghiệp mới thànhlập, lẫn doanh nghiệp có số thuế nhỏ cũng phải tiến hành kiểm tra, kiểm toán
Trang 38Ngoài ra, trong thực tiễn công tác quản lý thuế, việc thiết lập và tạo mối
quan hệ tốt giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế luôn được quan tâm
và đưa vào chiến lược thực hiện công tác quản lý thuế trong các giai đoạn
“Gửi thư tới các đối tượng nộp thuế” được cho là một biện pháp hiệu quả Nộidung thư có thể là thông báo cho doanh nghiệp về chính sách thuế và các hoạtđộng kiểm toán trong quá khứ cũng như tương lai Thư cũng có thể được xemnhư một công cụ tác động tới thái độ của các đối tượng nộp thuế khi thôngbáo cho họ về kết quả, tình hình chấp hành tuân thủ pháp luật thuế, quan điểm
và cách hành xử của cơ quan quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuếkhác có vi phạm pháp luật
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở một số địa phương trong nước
Cục thuế tại các tỉnh ở Việt Nam về cơ bản thực hiện quản lý thuế thốngnhất theo đúng quy định tại Luật quản lý thuế Tuy nhiên trong quá trình cụ thểhóa Luật quản lý thuế; cùng với điều kiện thực tế tại mỗi địa bàn lại có nhữngcách vận dụng Luật khác nhau, để lại nhiều kinh nghiệm cần học hỏi như:
a, Kinh nghiệm quản lý thuế trong công tác kiểm tra các doanh nghiệp
có dấu hiệu chuyển giá tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên.
Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015 của Cục thuế tỉnh Hưng
Yên có nêu: Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng
trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao, nền kinh tế Hưng Yên đang đổi thaytừng ngày Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá Năm 2016, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên được Bộ Tài chính giao dựtoán thu là 6.032 tỷ đồng, đây là nhiệm vụ khá nặng nề do tình trạng gian lận
và trốn thuế ngày càng cao và tinh vi hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp có dấuhiệu chuyển giá nhằm trốn thuế
Việc phát hiện, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp có dấu hiệu chuyểngiá nhằm trốn thuế là một trong những vấn đề nan giải trong công tác quản lýthuế hiện nay Kết quả thanh tra thuế ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhHưng Yên cho thấy, những dấu hiệu doanh nghiệp có hành vi chuyển giá đểtrốn thuế thu nhập doanh nghiệp đang diễn biến phức tạp, khó quản lý
Trang 39Những năm qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hoạtđộng sản xuất, kinh doanh luôn bị thua lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất Đểngăn chặn tình trạng trên, Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Hưng Yên đã tổ chứcnhiều hội nghị trao đổi giữa các cán bộ thuế và phối hợp với các cơ quan chứcnăng khác vào cuộc
Cục thuế đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế ở các doanh nghiệp có dấuhiệu rủi ro, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanhnghiệp trên đều có công ty mẹ ở nước ngoài đầu tư Công ty mẹ chuyển giaovật tư chính cho công ty con; giá sản phẩm, gia công sản phẩm do họ thỏathuận và quyết định; sản phẩm của công ty con đều được giao, bán lại chocông ty mẹ, hoặc giao đến các đơn vị do công ty mẹ chỉ định Như vậy, việcquản lý những doanh nghiệp nêu trên khó kiểm soát do các yếu tố có liênquan đến chi phí đầu vào và doanh thu bán ra đều thông qua các đơn vị ởnước ngoài
Từ việc thanh tra phát hiện và xử lý liên quan đến sai phạm về thuế,Cục Thuế Hưng Yên đã hướng dẫn, tuyên truyền Luật Thuế để các doanhnghiệp hiểu, biết và thực hiện đúng quy định của pháp luật Những doanhnghiệp sau khi có hướng dẫn, cảnh báo của cơ quan thuế đã điều chỉnh việc
kê khai doanh thu, chi phí những năm sau tương đối sát với thực tế, thịtrường Cục Thuế Hưng Yên tập trung thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
có hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng đầu
tư, những doanh nghiệp có mức lãi thấp, có hoàn thuế liên tục, số thuế đượchoàn lớn
Cục thuế tỉnh Hưng Yên kiến nghị: để phát hiện, xử lý ngăn chặn tìnhtrạng này, ngoài việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nâng cao nănglực, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế thì ngành thuế cần nhanh chóngxây dựng cơ sở dữ liệu giá hàng hóa, nguyên, nhiên liệu, linh, phụ kiện theo tiêu chuẩn quốc tế để làm cơ sở, tạo thuận lợi cho các cơ quan thuế tính
Trang 40toán, xác định doanh nghiệp có chuyển giá hay không, chuyển giá như thếnào; góp phần nâng cao chất lượng quản lý thuế, tăng nguồn thu cho ngânsách nhà nước
b, Kinh nghiệm quản lý thu thuế của Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
Số liệu báo cáo trong báo cáo tổng kết thuế cuối năm 2015 của Chi cụcthuế thị xã Từ Sơn cho thấy: Năm 2015 Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn đượcCục thuế tỉnh Bắc Ninh, HĐND, UBND tỉnh giao dự toán thu NSNN là281,368 tỷ đồng (Trong đó: Thuế, phí, lệ phí, thu khác là 131,368 tỷ đồng;Tiền sử dụng đất 150 tỷ đồng) Kết quả tổng thu toàn Chi cục thực hiện năm
2015 là: 419,9 tỷ đồng, đạt 149% dự toán pháp lệnh, bằng 131% so với cùng
kỳ năm trước Trong đó: Tổng thu từ thuế, phí thực hiện 142,2 tỷ đồng, đạt108% dự toán, bằng 111% so với năm trước; Tiền sử dụng đất thực hiện 277,8
tỷ đồng, đạt 185% dự toán, bằng 144% so với năm trước
Để đạt được những kết quả nêu trên là do Chi cục thuế đã làm tốt côngtác quản lý thu thuế trên địa bàn theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo chi cục:
- Chú trọng công tác kiểm tra, nhằm đôn đốc thu đúng, thu đủ, thu kịpthời, chống thất thu và tăng thu cho ngân sách
+ Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Theo số liệu trong báo cáotổng kết năm 2015 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, trong năm 2015 Chi cụcthuế thị xã Từ Sơn đã tiến hành kiểm tra tra tại 78 doanh nghiệp đạt 100% kếhoạch 2015 bằng 130% cùng kỳ Kết quả truy thu phạt 7,12 tỷ đồng, giảm lỗ13,6 tỷ đồng, giảm khấu trừ 2,2 tỷ đồng, đã nộp ngân sách nhà nước: 5,5 tỷđồng
+ Kết quả kiểm tra tại trụ sở Cơ quan Thuế: Theo số liệu trong báo cáothanh tra, kiểm tra năm 2015 Chi cục thuế thị xã Từ Sơn cho thấy:
Chi cục đã tổ chức thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quanThuế tổng số 1.952 lượt hồ sơ khai thuế Trong đó: Chấp nhận là 1.948 hồ sơ,
Số hồ sơ điều chỉnh là 04 hồ sơ