1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam

114 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Để phântích thực trạng cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan nhànước trên địa bàn tỉnh, luận văn sẽ dựa trên việc thu thập số liệu từ các nguồn như: - Các quy

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khôngtrùng lặp với các đề tài khác Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại trường Đại họcThương mại, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên,hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo,gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnhđạo trường Đại học Thương mại, các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, các thầy côgiáo tham gia giảng dạy lớp Cao học CH21N.QLKT

Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm giúp đở về mọi mặt của Ban lãnh đạo Sở Tàichính Hà Nam, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi chotôi hoàn thành khóa học

Đặc biệt, tôi vô cùng trân trọng biết ơn PGS, TS Nguyễn Thị Bích Loan, giáoviên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứuhoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết,kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc thông cảm

Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dương

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài 7

7 Kết cấu luận văn: 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước8 1.1.1 Khái niệm cơ chế tự chủ 8

1.1.2 Đặc điểm cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước 10

1.1.3 Nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước 12

1.2 Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước13 1.2.1 Nội dung cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước 13

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước.22 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước 24

1.3.1 Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước 24

1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị 25

1.3.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính 26

1.3.4 Hệ thống kiểm soát tài chính tại địa phương 27

Trang 4

1.3.5 Nhận thức của người lao động 28

Trang 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ

NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM 30

2.1 Khái quát về các cơ quan nhà nước và quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Nam 30

2.1.1 Hệ thống các cơ quan nhà nước của Tỉnh Hà Nam 30

2.1.2 Khái quát quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 34

2.2 Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2016 35

2.2.1 Thực trạng tự chủ về sử dụng biên chế 35

2.2.2 Thực trạng tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính 39

2.2.3 Thực trạng tự chủ trong sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được 56

2.3 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến cơ chế tự chủ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 62

2.3.1 Về cơ chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước 62

2.3.2 Về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị 63

2.3.3 Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính 64

2.3.4 Về hệ thống kiểm soát tài chính tại địa phương 66

2.3.5 Về nhận thức của người lao động 67

2.4 Đánh giá chung về thực trạng cơ chế tự chủ trên địa bàn tỉnh Hà Nam 68

2.4.1 Những kết quả đạt được 68

2.4.2 Những hạn chế, tồn tại 70

2.4.3 Nguyên nhân tồn tại 72

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM 75

3.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển và định hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ của Tỉnh Hà Nam đến năm 2020 75

Trang 6

3.1.1 Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của

Tỉnh Hà Nam đến năm 2020 75

3.1.2 Định hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước của tỉnh Hà Nam 80

3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 83

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế 84

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính 87

3.2.3 Hoàn thiện cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được 89

3.2.4 Một số giải pháp khác 92

3.3 Một số kiến nghị 93

3.3.1 Đối với các cơ quan ở Trung ương 94

3.3.2 Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng biên chế trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2016 36 Bảng 2.2: Số lượng biên chế làm việc trong từng phòng,ban, đơn vị của Sở Tài chính trong năm 2014- 2015 37 Bảng 2.3: Đánh giá về cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế đối với các cơ quan nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 – 2016 38 Bảng 2.4: Cơ cấu chi QLHC trong tổng mức chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2014-2016 40 Bảng 2.5: Dự toán giao đầu năm kinh phí chi quản lý hành chính của các đơn

vị khối tỉnh giai đoạn 2014-2016 42 Bảng 2.6: Kết cấu kinh phí chi QLHC được giao thực hiện tự chủ trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2016 44 Bảng 2.7: Kết cấu số thu được để lại của một số loại phí, lệ phí do cơ quan nhà

nước ở tỉnh Hà Nam thu năm 2015 48 Bảng 2.8: Kết cấu các nội dung chi trong kinh phí giao thực hiện tự chủ của Sở Tài chính Hà Nam năm 2015 49 Bảng 2.9: Số liệu quyết toán kinh phí NSNN được giao thực hiện tự chủ năm

2015 của các cơ quan nhà nước khối Tỉnh 50 Bảng 2.10: Đánh giá cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí QLHC đối với các

quan nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 – 2016 55 Bảng 2.11 : Kết quả tiết kiệm kinh phí chi QLHC trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 – 2016 56 Bảng 2.12: Thu nhập tăng thêm và mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở một số cơ quan khối tỉnh trong giai đoạn 2014-2016 59 Bảng 2.13: Phương thức phân phối thu nhập tăng thêm ở một số cơ quan nhà nước tỉnh Hà Nam năm 2016 60 Bảng 2.14: Đánh giá cơ chế tự chủ trong sử dụng kinh phí QLHC tiết kiệm

Trang 8

được đối với các cơ quan nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 – 2016 61 Bảng 2.15: Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính tại các cơ quan nhà nước ở tỉnh Hà Nam năm 2016 65

Bảng 3.1: Xác định biên chế giao quyền tự chủ tại Sở Tài chính Hà Nam 85Bảng 3.2: Bảng đánh giá chất lượng người lao động 91

Hình 2.3: Nhận thức của người lao động trong các cơ quan nhà nước về cơ chế tựchủ đối với cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 68

Trang 9

: Kinh tế xã hội: Người lao động: Ngân sách nhà nước: Ngân sách

: Quản lý hành chính: Tài sản cố định: Ủy ban nhân dân

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công cuộc đổi mới đất nước mà trọng tâm là đổi mới kinh tế theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo đã từng bước thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, phát triển xã hội, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ văn minh Giai đoạn mới đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổimới các cơ chế, chính sách tài chính để tạo ra sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô,tạo lập và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm phục vụ cho sự pháttriển kinh tế - xã hội Trong thời gian qua, cơ chế quản lý tài chính đã có nhiều thayđổi để phù hợp với tình hình mới của đất nước Tuy nhiên, nền hành chính nhà nướcvẫn còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, chưa đáp ứng được yêu cầu của

cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệulực hiệu quả chưa cao Chi Ngân sách nhà nước cho các cơ quan nhà nước cũngtương tự, nó còn có những biểu hiện tồn tại cần được khắc phục

Thứ nhất, đó là sự cồng kềnh, trì trệ, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo,phân cấp, phân quyền, phân công phối hợp còn thiếu rõ ràng, chưa chặt chẽ của tổchức bộ máy nhà nước Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ, công chức chưa thật sựchuyên hoá, thực trạng biên chế ở các cơ quan vừa thừa lại vừa thiếu, do vậy, vừalãng phí vừa hạn chế hiệu quả công tác

Thứ hai, mặc dù đã qua nhiều lần cải cách song thực trạng tiền lương, chínhsách tiền lương còn nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo công bằng Tiền lương thực tếcủa cán bộ công chức nhà nước là yếu tố hạn chế sức thu hút người có năng lực vàolàm việc ở các cơ quan nhà nước Tình trạng chảy máu chất xám diễn ra ngay tại thịtrường trong nước

Thứ ba, phương thức cấp phát kinh phí hành chính hiện nay còn nhiều hạn chếdẫn đến tình trạng kinh phí NSNN bị sử dụng lãng phí, hiệu quả thấp Một số tiêuchuẩn, định mức chi tiêu theo quy định cũ đã lạc hậu, thiếu cụ thể và không còn phùhợp Dự toán nhiều khoản chi thường xuyên ở các cơ quan hành chính thường đượctính theo đầu biên chế, dẫn đến việc ngầm khuyến khích các đơn vị xin tăng thêmbiên chế để được cấp kinh phí nhiều hơn

Trang 11

Nhằm khắc phục được những tồn tại nêu trên, cơ chế tự chủ đối với các cơquan nhà nước đã ra đời, đánh dấu sự chuyển biến tích cực về mặt cơ chế, chínhsách Cơ chế tự chủ được ban hành và đưa vào áp dụng sẽ góp phần khuyến khíchcác đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ công chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tăng thunhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Tại Hà Nam, trong 03 năm qua (2014-2016), với việc 100% các cơ quan nhànước trên địa bàn tỉnh đã được giao thực hiện theo cơ chế tự chủ đã góp phần tíchcực, tăng hiệu quả sử dụng NSNN trên địa bàn Vơi tổng số chi thường xuyênNSNN trong 03 năm lần lượt là 8.823 tỷ đồng, 9.915 tỷ đồng, 10.745 tỷ đồng, mứckinh phí chi quản lý hành chính lần lượt là 726 tỷ đồng, 759 tỷ đồng, 850 tỷ đồng

Có thể nhận thấy, bằng việc triển khai, thực hiện cơ chế tự chủ một cách đồng bộ đãgóp phần giúp tỷ trọng chi QLHC trong tổng chi NSNN đã giảm dần qua các năm,đồng thời, các cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh đã thực hiện tiết kiệm được 5,935 tỷđồng từ nguồn kinh phí giao tự chủ để chi trả thu nhập tăng thêm cho người laođộng, chi các các hoạt động khen thưởng, phúc lợi trong cơ quan

Bên cạnh đó, do đặc thù của các cơ quan là khác nhau, nên vẫn còn hơn mộtnửa số cơ quan nhà nước trên địa bàn Hà Nam chưa thực hiện được tiết kiệm kinhphí từ nguồn kinh phí giao tự chủ Cùng với việc UBND tỉnh chưa ban hành được

bộ tiêu chí cơ bản làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao củacác cơ quan nhà nước trong tỉnh, dẫn tới việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụcủa các cơ quan với nhau cũng như việc phân phối thu nhập tăng thêm cho ngườilao động trong mỗi cơ quan đơn vị chưa đảm bảo tính khách quan, công bằng; chưakhuyến khích được người lao động phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ và năngsuất lao động, việc áp dụng và thực hiện cơ chế chưa đem lại những kết quả nhưmong muốn Đồng thời, một số quy định của cơ chế tự chủ vẫn còn mang tính kháiquát, chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc xác định phần kinh phí đơn vị được giao

để thực hiện tự chủ

Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài "Hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam" làm luận văn thạc sỹ

Trang 12

2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Việc từng bước hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ quan nhà nước

và các đơn vị sự nghiệp công lập đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp,các ngành, các địa phương quan tâm triển khai thực hiện Hiện nay đã có một số đềtài nghiên cứu về cơ chế tự chủ trên nhiều góc độ và đối tượng khác nhau như:

Tiến sỹ Đoàn Hương Quỳnh (2016), “Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công: Đột phá mới và các yêu cầu thực hiện”, bài đăng trên tạp chí tài chính

số 4/2016 Đề tài đưa ra các bước đột phá mới trong việc cơ cấu lại các đơn vị sựnghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sựnghiệp công, nhằm “cởi trói” cho các đơn vị, thúc đấy các đơn vị sự nghiệp côngphát triển, giảm áp lực phụ thuộc và ngân sách Nhà nước

Bùi Tiến Dũng (2014), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ - Những vấn đề đặt ra” bài đăng trên Tạp chí tài chính số

2/2014 Bài báo đã phân tích các vấn đề cốt lõi trong cơ chế tài chính hiện nay củacác đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập và đề xuất một số giải phápnhằm góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính hiện nay Tuy nhiên đề tài mới chỉ giớihạn trong phạm vi tự chủ tài chính của các tổ chức khoa học công nghệ

Trần Đức Cân (2012), “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Luận án đã làm rõ bản chất của tự chủ tài chính, cơ chế tự chủ tài chính, phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ Đồng thời, luận án cũng phân tích cácthực trạng, những thuận lợi, khó khăn của cơ chế tự chủ tài chính hiện nay từ góc

độ các trường đại học công lập Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, tính linh hoạt,tính công bằng, tính đồng thuận của các trường đối với cơ chế hiện hành, từ đóđưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với hoàn cảnhcủa Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà

Nội Tác giả đã nghiên cứu, phân tích thực trạng việc sử dụng kinh phí Ngân sáchnhà nước cấp cũng như công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn thu thuđược tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện việc

Trang 13

thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Nhưng phạm vi nghiên cứu và đề xuất giải phápchỉ áp dụng trên khía cạnh một đơn vị.

Nguyễn Thị Kim Thương (2013), "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tại cơ quan quản

lý hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thái Nguyên Luận văn đã nêu lên

hệ thống những vấn đề lý luận chung về cơ chế tự chủ trong các cơ quan nhà nước

và các đơn vị sự nghiệp công lập, những mục tiêu nguyên tắc và sự cần thiết cầnphải thực hiện cơ chế tự chủ.Thông qua việc đánh giá thực trạng tình hình thực hiện

cơ chế tự chủ tại Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề xuấtmột số giải pháp góp phần từng bước hoàn thiện, nâng cao mức độ tự chủ trong mỗiđơn vị trực thuộc Sở Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ gói gọn trong một

Sở ngành, chưa bao quát được toàn bộ các cơ quan nhà nước trực thuộc tỉnh, số liệuphân tích cũng sử dụng dữ liệu từ năm 2012-2013; hiện tại cơ chế, chính sách đã cónhiều thay đổi nên một số tồn tại và giải pháp không còn phù hợp

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến hoàn thiện cơchế tự chủ trong các cơ quan, đơn vị Các đề tài trên đã nghiên cứu về cơ chế tự chủtrên các đối tượng khác nhau (chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khoa họccông nghệ, đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo), trên các địa phương khác nhau vàthời gian nghiên cứu đã lâu, hiện tại cơ chế, chính sách đã có nhiều thay đổi nênmột số tồn tại và giải pháp không còn phù hợp Do đó việc nghiên cứu là cần thiết,phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh HàNam và không bị trùng lặp với các đề tài khác Các công trình nghiên cứu trên lànhững tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế

tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Để thực hiện những mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn thực hiện nhữngnhiệm vụ sau đây:

Một là, Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ đối với các cơ

quan nhà nước;

Hai là, Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà

nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua

Trang 14

Ba là, Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan

nhà nước ở tỉnh Hà Nam trong thời gian tới

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhànước trên địa bàn tỉnh Hà Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về cơ chế tự chủ đối với các

cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam

+ Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế tựchủ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian từ

2014 - 2016 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong các cơ quannhà nước tại Tỉnh đến năm 2020

+ Về nội dung: Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng cơ chế tự chủ đối vớicác cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, luận văn đề xuất giải pháp hoànthiện cơ chế tự chủ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh Cơ chế tự chủ đốivới các cơ quan nhà nước bao gồm nhiều nội dung, luận văn giới hạn nghiên cứutrong phạm vi cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các

cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Đối với dữ liệu sơ cấp

Để có nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội họcthông qua phỏng vấn và lập phiếu điều tra khảo sát Mục đích của việc điều tra là đểđánh giá thực trạng cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hànhchính đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, mức độ chấp hànhpháp luật về cơ chế tự chủ trên địa bàn tỉnh, tính hợp lý của các chính sách về biênchế nhân sự của các cơ quan nhà nước tại tỉnh… Phiếu điều tra, các câu hỏi phỏngvấn và cơ cấu mẫu phiếu điều tra được tác giả trình bày chi tiết trong phụ lục, kếtquả cụ thể như sau:

Trang 15

- Đối tượng điều tra là cán bộ làm công tác tài chính tại các cơ quan nhà nướctrên địa bàn tỉnh Hà Nam: với số phiếu phát ra là 50 phiếu và số phiếu thu về là 44phiếu, tất cả các phiếu đều hợp lệ, đạt tỷ lệ 88%.

- Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực tài chính tạitỉnh Hà Nam, bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Phó Giámđốc Sở Tài chính, Trưởng phòng Tài chính hành chính sự nghiệp

5.1.2 Đối với dữ liệu thứ cấp

Luận văn khai thác cơ sở lý luận từ các giáo trình, các luận văn tham khảo, cácbài báo, công trình nghiên cứu liên quan để làm cơ sở lý luận cho luận văn Để phântích thực trạng cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan nhànước trên địa bàn tỉnh, luận văn sẽ dựa trên việc thu thập số liệu từ các nguồn như:

- Các quyết định, kế hoạch và các văn bản do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Hà Nam banhành: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nội vụ … (Quyết định củaUBND tỉnh Hà Nam về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dựtoán ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam, Nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Nam vềviệc giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan đơn vị trong toàn tỉnh Các báo cáoquyết toán thu - chi Ngân sách địa phương của tỉnh Hà Nam các năm 2014, 2015,

2016 của Sở Tài chính)

- Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam (http://www.hanam.gov.vn)

- Website của các Bộ: Bộ Tài chính (http://www.mof.gov.vn), Bộ Nội vụ(http://www.moha.gov.vn)

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:

Phương pháp so sánh, sử dụng công cụ Microsoft Excel: Thông qua những sốliệu thu thập được qua các năm, luận văn đã sử dụng các phương pháp thích hợp,thông dụng để đánh giá các phiếu điều tra, so sánh các tỷ lệ của phiếu điều tra phục

vụ kết quả đánh giá cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh HàNam qua các năm

Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biếnđộng cũng như xu hướng thay đổi của các số liệu, các tình hình sử dụng biên chế,

Trang 16

kinh phí qua các năm, số dự toán kinh phí giao đầu năm, kinh phí đề nghị bổ sung

và số quyết toán cuối năm

Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Trên cơ sở phân tích những nội dung cơbản của các thông tin đã thu thập được, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp,diễn dịch để đưa ra những đánh giá mang tính tổng quát và thực trạng cơ chế tự chủđối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó để ra những giải phápnhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối vớicác cơ quan nhà nước tại tỉnh trong thời gian tới

6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ trongcác cơ quan nhà nước; nhận dạng được các nhân tố ảnh hướng đến cơ chế tự chủ về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan nhà nước

- Về thực tiễn:

+ Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ của các cơ quan nhànước trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đó đánh giá những kếtquả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằmhoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam + Việc nghiên cứu đề tài cũng giúp tác giả nâng cao được kiến thức về quản lýnhà nước về kinh tế nói chung và về quản lý chi NSNN nói riêng, từ đó nâng caokiến thức chuyên môn, thực hiện tốt hơn công việc quản lý tài chính khối các cơquan nhà nước mà mình đang thực hiện

7.Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo,mục lục, luận văn được kết cấu theo ba chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước.Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàntỉnh Hà Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nướctrên địa bàn tỉnh Hà Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐỐI VỚI

CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước

1.1.1 Khái niệm cơ chế tự chủ

Để hiểu rõ cơ chế tự chủ trong các cơ quan nhà nước, trước hết chúng ta cầnlàm rõ các khái niệm: cơ chế, tự chủ, cơ quan quản lý nhà nước

Thuật ngữ “cơ chế” là sự chuyển ngữ của từ “mécanisme” trong tiếng Pháp vàtheo từ điển Le Petit Larousse năm 1999, nó được giải nghĩa là “cách thức hoạtđộng của một tập các yếu tố phụ thuộc vào nhau” Theo từ điển tiếng Việt do Việnngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa “cơ chế là cách thức mà theo đó mộtquá trình được thực hiện”

Như vậy, cơ chế là cách thức hoạt động của một sự vật, hiện tượng trong quátrình tồn tại và phát triển

Tự chủ (autonomy), theo Từ điển tiếng Anh Oxford 2004 là nói đến trạng tháichất lượng của một đối tượng hoặc một đơn vị như là nhà nước, chính quyền địaphương, một tổ chức, một cơ quan Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ họcxuất bản năm 2010 giải nghĩa “tự chủ” là việc tự điều hành, quản lý mọi công việccủa cá nhân hoặc của tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo nhữngnguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao nhữngquyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thựchiện một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước Các cơ quan nhà nước có mốiquan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhànước Để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, đòi hỏi phải có các nguồn lựctài chính đảm bảo để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong bộ máynhà nước Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, được nhà nướcthành lập và đảm bảo kinh phí hoạt động

Trang 18

Nói cách khác, cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước,mang quyền lực Nhà nước, được thành lập, đảm bảo kinh phí hoạt động và cóthẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năngcủa Nhà nước.

Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức

và công cụ được vận hành để quản lý các hoạt động tài chính ở một chủ thể nhấtđịnh nhằm đạt được những mục tiêu đã định Cơ chế quản lý tài chính là sản phẩmchủ quan của con người trên cơ sở nhận thức sự vận động khách quan của phạm trùtài chính trong từng giai đoạn lịch sử

Cơ chế tự chủ trong các đơn vị hành chính thực chất là cơ chế quản lý mà ở đóquyền định đoạt các vấn đề tài chính và biên chế của đơn vị gắn trách nhiệm thựcthi quyền định đoạt đó được đề cao Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí quản lý hành chính là việc chuyển đổi phương thức quản lý cấp phát

và thanh, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành

Từ các phân tích trên có thể hiểu: Cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước

là cơ chế mà theo đó các cơ quan nhà nước được trao quyền chủ động trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính với mục đích tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lýhành chính là một chủ trương mới, liên quan tới nhiều vấn đề khá phức tạp Vì vậycùng với các chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốcgia, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, Việt Nam đã xâydựng các chủ trương và tạo dựng các cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tự chủ, tựchịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính Nhà nướckhuyến khích tổ chức, cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Số tiền mang lại

từ việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của các tổ chức thụ hưởng ngân sáchnhà nước được chuyển chi cho các mục đích khác theo qui định của Luật Ngân sáchnhà nước Chính phủ quy định việc khoán chi và khuyến khích vật chất trong cáctrường hợp tiết kiệm kinh phí ngân sách nhà nước

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước là những cơ quan có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công cộng,NSNN phải đảm bảo 100% kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các cơquan nhà nước Do vậy, cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước có môt số đặcđiểm như sau:

Thứ nhất, đơn vị được giao quyền hạn tự chủ được chủ động sử dụng biên chế

và kinh phí quản lý hành chính được giao tự chủ Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, đơn vị có quyền sắp xếp lại các phòng ban,

cơ cấu tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lại vị trí làm việc của người lao động trong đơn

vị để đảm bảo làm việc hiệu quả hơn, nhận biên chế thấp hơn hoặc bằng so với chỉtiêu biên chế giao để tiếp kiệm thời gian, lao động, tạo nguồn kinh phí tiết kiệm vàthu nhập tăng thêm cho người lao động Kinh phí chi thường xuyên đã được Nhànước giao cho đơn vị, đơn vị có quyền chủ động phân bổ, tìm mọi biện pháp tiếtkiệm kinh phí

Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của người lao động theo quy định trong mỗi

cơ quan đơn vị Tại đây, người lao động trong cơ quan được tự do thảo luận, đóng

góp ý kiến về việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan; được công khai về dự toánchi ngân sách nhà nước trong năm và quyết toán ngân sách nhà nước năm trước liền

kề của đơn vị mình; được bàn bạc và thông qua các tiêu chuẩn, định mức trong cơquan, các chế độ chi tiêu sẽ được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị,làm căn cứ để thực hiện các nhiệm vụ chi sau này

Ba là, cơ chế quản lý tài chính thông thoáng hơn, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà Kết thúc năm ngân sách, đối với các khoản chi chưa sử dụng hết, đơn vị

lập tờ trình đề nghị chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng Việc làm này sẽgiúp làm giảm bớt thủ tục hành chính (thay vì nộp lại vào ngân sách nhà nước, nămsau lại cấp phát lại, đơn vị được tiếp tục để lại kinh phí tại tài khoản của đơn vịmình, chuyển nguồn ngân sách năm sau) Từ đó, giúp cho công tác lập dự toán ngânsách nhà nước năm sau, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm trước đượcđơn giản gọn nhẹ hơn, cơ chế quản lý tài chính thông thoáng, nhanh gọn hơn

Bốn là, quản lý tài chính trong cơ quan đều được công khai minh bạch thông qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong cơ quan Theo quy định, các cơ

quan nhà nước đều phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình trên cơ

Trang 20

sở các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn trong cơ quan và phảiđược công khai trong toàn cơ quan để mọi lao động trong đơn vị được biết Trên cơ

sở các định mức chi, chế độ chi đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong Quy chế,việc chi tiêu kinh phí trong cơ quan nói riêng và việc quản lý tài chính tại đơn vị nóichung sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch

Năm là, kinh phí trong năm sử đụng không hết được phép chuyển năm sau để chi tiêu tiếp Trước khi cơ chế tự chủ ra đời, kết thúc năm ngân sách, mọi khoản

kinh phí của đơn vị chưa sử dụng hết đều phải nộp lại ngân sách, nhiệm vụ nào cầnthiết phải tiếp tục thực hiện sẽ được cấp kinh phí vào năm sau Sau khi các đơn vịđược giao thực hiện cơ chế tự chủ, đối với các nhiệm vụ đang thực hiện dở danghoặc chưa thực hiện, đơn vị được quyền lập tờ trình đề nghị chuyển nguồn kinh phítrong năm chưa sử dụng hết sang năm sau để tiếp tục chi và thực hiện nhiệm vụ đã

đề ra mà không cần nộp trả lại ngân sách

Sáu là, hàng năm đều có tăng thu nhập cho người lao động Kết thúc năm

ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tựchủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tựchủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệmđược, được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị,chi khen thưởng và các hoạt động phúc lợi tập thể của cơ quan; trích lập quỹ dựphòng ổn định thu nhập

Bảy là, hiệu quả công việc và kinh tế cao hơn Với việc sử dụng kinh phí quản

lý hành chính tiết kiệm được để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, chikhen thưởng và các hoạt động phúc lợi tập thể trong đơn vị sẽ tạo động lực thúc đẩyngười lao động trong cơ quan đơn vị phấn đấu hoàn thành công việc được giao vớichất lượng cao hơn, thúc đẩy hiệu quả công việc trong toàn đơn vị tăng cao Đồngthời, với các mức chi đã được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn

vị cũng là căn cứ giúp chi tiêu tiết kiệm hơn, việc sử dụng ngân sách nhà nước cũngđạt hiệu quả hơn

Trang 21

1.1.3 Nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước

Từ những đặc điểm của cơ chế tự chủ nêu trên, việc thực hiện cơ chế tự chủđối với các cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quyền tự chủ phải bảo đảm đi kèm với hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao Việc thực hiện cơ chế tự chủ đồng nghĩa với đơn vị được chủ động sửdụng biên chế trong phạm vi biên chế được cấp có thẩm quyền giao và số kinh phíquản lý hành chính được giao tự chủ Đơn vị được quyền chủ động sắp xếp bộ máy,điều động, phân công người lao động theo vị trí công việc nhưng vẫn phải đảm bảohoàn thành nhiệm vụ được giao Đồng thời, với quyền quyết định các mức chi bằnghoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn, định mức được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành, chủ động sắp xếp thực hiện các nhiệm vụ, chủ động sử dụng kinh phíđược giao tự chủ với mục tiêu tiết kiệm kinh phí ngày càng nhiều nhưng vẫn phảiđảm bảo được tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ Có như vậy mới phát huyđược vai trò của việc thực hiện cơ chế tự chủ trong các cơ quan nhà nước

Thứ hai, không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao Mục

tiêu của cơ chế tự chủ là phát huy quyền làm chủ của các cơ quan nhà nước, traoquyền cho đơn vị trong sử dụng người lao động và kinh phí được giao, hướng đếnmục tiêu tiết kiệm kinh phí, giảm gánh nặng cho NSNN Đi đôi với quyền làm chủcủa đơn vị là việc đơn vị không được tăng số lượng người làm việc và mức kinh phíđược giao, chỉ trừ một số trường hợp cần thiết điều chỉnh theo quy định của phápluật Bởi lẽ, nếu không tuân thủ theo nguyên tắc này, đơn vị sẽ được khuyến khíchxin tăng biên chế, tăng số lượng người làm việc để làm tăng kinh phí được cấp chođơn vị mình Điều này là đi ngược với mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao chấtlượng người lao động, giảm sự phụ thuộc cho NSNN Chỉ tiêu biên chế chỉ đượcxem xét điều chỉnh trong trường hợp sáp nhập, chia tách hoặc điều chỉnh nhiệm vụcủa cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyềnquản lý biên chế Kinh phí quản lý hành chính được giao chỉ được xem xét điềuchỉnh trong trường hợp sau: Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định củacấp có thẩm quyền; do điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền,

do nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi các định mức phân bổ dự toánNSNN, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ NSNN cho lĩnh vực quản lý hành chính

Trang 22

Thứ ba, thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của

người lao động Thông qua việc công khai dự toán ngân sách và quyết toán ngânsách nhà nước theo quy định, đồng thời, việc người lao động được tham gia bànbạc, đóng góp ý kiến vào việc thực hiện các nhiệm vụ cũng như các Quy chế của cơquan đã góp phần đảm bảo tính công khai, dân chủ cũng như bảo vệ lợi ích hợppháp của người lao động

1.2 Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá cơ chế tự chủ đối với các cơ quan

Nội dung tự chủ về sử dụng biên chế được hiểu là đơn vị được quyền chủđộng trong việc sử dụng biên chế được giao Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đơn vị được quyền quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ công

chức theo vị trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan

Thứ hai, đơn vị được điều động người lao động thuộc biên chế của mình giữa

các đơn vị trong nội bộ cơ quan Trong phạm vi lao động thuộc quyền quản lý củamỗi đơn vị tại địa phương, thủ trưởng đơn vị có quyền điều động cán bộ công chứcgiữa các phòng ban, giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc với nhau nhằm đảm bảohoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao

Thứ ba, đơn vị được quyền tiếp nhận số lao động trong biên chế bằng hoặc

thấp hơn chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao Trường hợp cơ quan có sốbiên chế thực tế thấp hơn chỉ tiêu biên chế được giao vẫn được cơ quan có thẩmquyền giao kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao

Trang 23

Thứ tư, căn cứ vào yêu cầu công việc và trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý

hành chính được giao, Thủ trưởng đơn vị được hợp đồng thuê khoán công việc hoặchợp đồng lao động đối với các chức danh: bảo vệ, lái xe, tạp vụ, vệ sinh Khi ký kếthợp đồng lao động, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải đảm bảo chế độ cho ngườilao động theo quy định của pháp luật về lao động

Bên cạnh việc được chủ động sử dụng biên chế, chỉ tiêu biên chế của cơ quanthực hiện chế độ tự chủ được xem xét, điều chỉnh trong trường hợp sáp nhập, chiatách hoặc điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền Cơ quan nhà nước cấp nào có thẩm quyền điều chỉnh nhiệm vụ hoặc quyếtđịnh sáp nhập, chia tách tổ chức thì cơ quan ấy có trách nhiệm xem xét, điều chỉnhbiên chế Căn cứ biên chế được điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền giao biên chếtheo quy định của nhà nước có trách nhiệm giao biên chế được điều chỉnh cho cácđơn vị thực hiện chế độ tự chủ trực thuộc

1.2.1.2. Tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính

Kinh phí quản lý hành chính là khoản kinh phí nhằm đảm bảo cho hoạt độngcho các cơ quan nhà nước Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước đòi hỏi có cácnguồn lực tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thường của các cơ quantrong bộ máy nhà nước Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công,được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động Tại cấp tỉnh, kinh phí hoạt động củacác cơ quan nhà nước thuộc tỉnh do ngân sách tỉnh đảm bảo Ở Việt Nam, trong mỗi

cơ quan nhà nước, kinh phí ngân sách nhà nước bao gồm kinh phí thực hiện tự chủ

và kinh phí được giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ Trong phạm vi nghiêncứu của luận văn, tác giả chỉ tiếp cận phần kinh phí được giao thực hiện chế độ tựchủ trong các cơ quan nhà nước do địa phương quản lý

Hằng năm, khi xác định kinh phí giao đảm bảo hoạt động cho các cơ quan nhànước, cơ quan tài chính ở địa phương thực hiện xác định kinh phí giao thực hiện tựchủ và không giao thực hiện tự chủ theo các nội dung được quy định trong các vănbản quy phạm pháp luật có liên quan Đồng thời, mỗi cơ quan nhà nước ở địaphương khi sử dụng kinh phí được giao thực hiện tự chủ và không giao thực hiện tựchủ cũng phải đảm bảo tuân theo quy định hiện hành của nhà nước Cụ thể như sau:

Trang 24

a) Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ:

Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan nhà nước ở địa phương thựchiện chế độ tự chủ bao gồm từ các nguồn sau: nguồn ngân sách nhà nước cấp; cáckhoản phí, lệ phí mà đơn vị được phép thu và để lại theo chế độ quy định; cáckhoản thu hợp pháp khác của đơn vị theo quy định của pháp luật

Thứ nhất, đối với phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:

Kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiệnchế độ tự chủ được xác định và được ngân sách nhà nước cấp hàng năm, bao gồm:quỹ tiền lương của người lao động, kinh phí khoán chi hoạt động thường xuyên theobiên chế, kinh phí mua sắm trang thiết bị sửa chữa tài sản và kinh phí khoán chihoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên

*) Quỹ tiền lương và kinh phí khoán chi hoạt động thường xuyên:

Quỹ tiền lương của đơn vị được xác định theo số biên chế được cấp có thẩmquyền giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chứcdanh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quỹ tiềnlương bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hoặc mức lương chức vụ, các khoảnphụ cấp theo lương (tính theo mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhànước) và các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)theo quy định;

Kinh phí khoán chi hoạt động thường xuyên của mỗi cơ quan quản lý nhànước được xác định theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mứcphân bổ ngân sách nhà nước hiện hành Định mức phân bổ dự toán chi ngân sáchnhà nước đối với cơ quan thuộc địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quyết định

Việc xác định quỹ tiền lương và số kinh phí khoán chi hoạt động thườngxuyên của mỗi cơ quan nhà nước đều dựa trên số biên chế được cấp có thẩm quyềnphê duyệt Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chithường xuyên theo định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở

vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức Bên cạnh đó, số lao động hợp đồng làmcăn cứ xác định quỹ tiền lương là số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyềngiao trên cơ sở vị trí việc làm Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị tríviệc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng

Trang 25

không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luậtđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

*) Các khoản chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửachữa thường xuyên tài sản cố định Hằng năm, khi thực hiện xây dựng dự toán vàthực hiện giao dự toán NSNN năm tiếp theo, phần kinh phí được cấp cho các nhiệm

vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tàisản cố định (không bao gồm các nhiệm vụ chi mua sắm các tài sản cố định có giá trịlớn, kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kinh phí thực hiện các đề án trang cấptrang thiết bị và phương tiện làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt) được xácđịnh là kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ Đơn vị được quyền chủ động bốtrí kinh phí để sửa chữa, mua sắm cho phù hợp

*) Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên: Chỉ giao kinhphí thực hiện chế độ tự chủ đối với những hoạt động nghiệp vụ đặc thù thườngxuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theoquy định đã có dự toán chi tiết tính theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độđịnh mức quy định, được cơ quan chủ quản thẩm tra tổng hợp trong phương ánphân bổ giao dự toán

Thứ hai, đối với phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu theo chế độ quy định và các khoản thu khác:

Hiện nay, trong hoạt động quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước được phépthu một số khoản phí, lệ phí và được coi là nguồn hỗ trợ kinh phí để duy trì thựchiện các hoạt động quản lý nhà nước, nhưng số thu này còn chiến tỉ trọng nhỏ trongtổng kinh phí hoạt động quản lý hành chính mà NSNN đảm bảo Đối với mỗi khoảnphí, lệ phí, đơn vị được để lại một phần hoặc toàn bộ khoản thu thu được để phục

vụ cho công tác thu, phần kinh phí này được xác định là kinh phí giao thực hiện chế

độ tự chủ, đơn vị được quyền chủ động trong việc sử dụng kinh phí này cho cácnhiệm vụ chi nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ quan cũng như đảm bảo công tác thuphí được hiệu quả Đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ được cấp

có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí thì việc xác định mức phí, lệ phí được trích để lạibảo đảm hoạt động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền

Trang 26

quy định (trừ số phí, lệ phí được để lại để mua sắm tài sản cố định và số phí, lệ phíđược để lại theo các quy định khác nếu có)

b) Sử dụng kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ

Cơ chế tự chủ được xây dựng với mục tiêu tạo điều kiện cho các cơ quan đơn

vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cáchhợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao Đối với phần kinhphí được giao tự chủ, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; đơn vịđược quyền chủ động trong việc sắp xếp, bố trí các nhiệm vụ chi; đảm bảo chi tiêumột cách tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả Điều đó được thể hiện trong cácnội dung sau:

Thứ nhất, Thủ trưởng đơn vị được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao

vào các mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấycần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả

Thứ hai, khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, đơn vị được quyết định mức

chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng khôngđược vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định Các mức chi này đều phải được quy định trong Quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị và được thông qua trước toàn bộ người lao động trong cơquan được biết để thực hiện Việc quyết định các mức chi được quy định tại Quychế chi tiêu nội bộ theo quy định và thực hiện quản lý, giám sát chi tiêu theo Quychế đã ban hành Trường hợp các hoạt động đặc thù chưa được quy định tại các vănbản pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng quyết định mức chi tương ứngvới các công việc của các lĩnh vực tương tự đã quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật, nhưng không được vượt quá định mức chi đã quy định và phải được quyđịnh tại Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc phải được Thủ trưởng cơ quan quyết địnhbằng văn bản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.Kinh phí được giao thực hiện cơ chế tự chủ chỉ được chi cho một số nội dungsau đây:

(1) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấplương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoảnthanh toán khác cho cá nhân theo quy định;

Trang 27

(2) Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư vănphòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

(3) Chi tiếp khách trong và ngoài nước, đi công tác trong và ngoài nước; (4) Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng,nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện;

(5) Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư; sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định (ngoài kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định có giátrị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được);

(6) Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định;

(7) Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác;

Thứ ba, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc

một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt độngnghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ.Với việc được chủ động trong sử dụng phần kinh phí được NSNN giao tự chủ cũngnhư sắp xếp thực hiện các nhiệm vụ được giao, để nâng cao chất lượng cũng nhưhiệu quả công việc, rút ngắn thời gian thực hiện các nhiệm vụ, đơn vị được quyềngiao khoán kinh phí cho từng bộ phận, phòng ban chuyên môn để chủ động thựchiện nhiệm vụ được giao Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán vẫn phải bảo đảmđúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừmột số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định pháp luật, gồm:chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chi công tác phí; chi cước điện thoạicông vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo; chi vănphòng phẩm Các khoản chi này được quy định cụ thể trong các văn bản của cơquan nhà nước có thẩm quyền và được quy định lại trong Quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị

Thứ tư, kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ công việc

được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinhphí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch nàyđược xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được Đơn vị được quyếtđịnh sử dụng toàn bộ kinh phí giao tự chủ tiết kiệm được để chi khen thưởng, chicho các hoạt động phúc lợi tập thể, trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập của cơquan và chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức trong cơ quan

Trang 28

Thứ năm, được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang

năm sau tiếp tục sử dụng (đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phépchuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện) và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếp tụcthực hiện vào năm sau Kết thúc năm ngân sách, đối với các nhiệm vụ chi thuộcphần kinh phí giao tự chủ, khi chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hoàn thành, thìphần kinh phí chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết tương ứng được chuyển sangnăm sau để tiếp tục chi mà không cần nộp lại vào NSNN Trong trường hợp này,đơn vị lập Tờ trình đề nghị chuyển nguồn NSNN gửi cơ quan tài chính cùng cấp, cơquan tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định chuyển nguồn NSNN sangnăm sau tiếp tục sử dụng Việc thực hiện chuyển nguồn NSNN đã góp phần làmgiảm bớt các thủ tục hành chính, việc theo dõi, quyết toán các khoản kinh phí đượcthực hiện một cách thuận tiện hơn

Thứ sáu, đơn vị được sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại tại đơn vị theo

đúng nội dung chi, không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quyđịnh tại văn bản hướng dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại Đối với những mức chichưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ công việc thì thủ trưởng cơ quan đượcvận dụng các mức chi tương ứng với các công việc tương tự đã được quy định tạicác văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định trong Quy chế chi tiêu nội

bộ của cơ quan

Đối với các khoản thu khác (ngoài thu phí, lệ phí được để lại): Cơ quan sử dụngcác khoản thu khác theo đúng nội dung chi, mức chi không vượt quá mức chi do cơquan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó Trườnghợp mức chi chưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ công việc thì Thủ trưởng

cơ quan được vận dụng các mức chi tương ứng với các công việc tương tự đã đượcquy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và phải được quy định trong Quy chếchi tiêu nội bộ của cơ quan, hoặc phải được thủ trưởng cơ quan quyết định bằng vănbản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ

Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản côngđúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có tráchnhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công

Trang 29

theo nội dung và theo mẫu đã hướng dẫn làm căn cứ cho cán bộ, công chức trong

cơ quan thực hiện, Kho bạc nhà nước kiểm soát chi

Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do thủ trưởng

cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chứccông đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Khobạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định(KBNN cấp tỉnh, cấp huyện), cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiệnchế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùngcấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trựcthuộc) để theo dõi, giám sát

Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công,

cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thựchiện của các phòng, ban của đơn vị trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phíđược giao để quy định Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chitiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành

Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêuchuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trênhoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêunội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp

1.2.1.3. Tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được

Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quanthực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phíthực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lýhành chính tiết kiệm, cụ thể: Kinh phí của các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinhphí mua sắm, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị, tài sản số định được giao thựchiện chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toánđược duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiếtkiệm được

Trong trường hợp các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửachữa thường xuyên đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ nếu không thực hiện

Trang 30

nhiệm vụ đã giao, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc, hoặcthực hiện không đảm bảo chất lượng thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm

và phải nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí không thực hiện; trường hợp nếuđược cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (bao gồm

cả trường hợp công việc đang thực hiện dở dang) thì được chuyển số dư kinh phísang năm sau để tiếp tục thực hiện công việc đó và được phân bổ vào kinh phí giao

tự chủ của năm sau; đối với công việc đã thực hiện một phần thì được quyết toánphần kinh phí đã triển khai theo quy định

Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được là một khoản kinh phí của đơn vị,cuối năm không phải nộp lại vào ngân sách nhà nước cũng như không phải chuyểnsang năm sau tiếp tục sử dụng mà được dùng cho các nội dung sau:

- Bổ sung thu nhập cho người lao động;

- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cánhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theoquy định hiện hành của pháp luật;

- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợcác ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm, trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp

ăn trưa, chi đồng phục cho người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi

ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho người lao động trong biên chếkhi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơquan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;

- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho người lao động: Số kinh phítiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn địnhthu nhập

Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụngkinh phí tiết kiệm nêu trên trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau khi đãthống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức công đoàn cơ quan

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủđược áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so vớitiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm chocán bộ công chức và người lao động Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm mộtnăm được xác định theo công thức:

Trang 31

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Trong đó:

- QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trảtăng thêm tối đa trong năm;

- Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;

- K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);

- K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;

- L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thờihạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩmquyền phê duyệt

(Nguồn: Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ Việt Nam)

Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiệnchế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng lao động(hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quảcông việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc) Người nào, bộ phận nào

có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thunhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằngbình quân hoặc chia theo hệ số lương Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quanquyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước

Để đo lường và phản ánh chất lượng, tác động của cơ chế tự chủ về sử dụngbiên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì cần phải

có một hệ thống các chỉ tiêu có tính chất định tính để đánh giá Trên thực tế, cónhiều chỉ tiêu để đánh giá, luận văn chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

*) Tính hiệu lực

Cơ chế tự chủ phải có “giá trị thi hành” trên thực tiễn, có nghĩa nó phải đảmbảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ (không xảy ra hiện tượng chồng chéo,mâu thuẫn với các văn bản pháp luật hiện hành khác), tính toàn diện (có đầy đủ cácqui định cần thiết), tính phù hợp (nó được thể hiện là sự tương thích với trình độ

Trang 32

phát triển KT-XH, chế độ chính trị, tập quán, văn hóa truyền thống và xu hướng hộinhập quốc tế) Suy cho cùng, hiệu lực của cơ chế tự chủ được thể hiện khi nó đạtđược tính khả thi Đây là thước đo thực tế của cơ chế tự chủ.

Như vậy, những quy định, qui trình, thủ tục, hồ sơ liên quan tới việc thực hiệnquyền tự chủ của các cơ quan nhà nước cơ chế tự chủ phải có tính công khai, minhbạch, rõ ràng, logic, thống nhất với nhau để tạo thành một chỉnh thể Các điều kiện

áp dụng quyền tự chủ vào thực tế phải dễ dàng không tạo ra cơ chế “xin cho”

Nói cách khác, cơ chế tự chủ phải tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh chocác cơ quan nhà nước dựa vào đó để chủ động tổ chức các hoạt động của mình mộtcách hiệu quả, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

*) Tính linh hoạt

Tính linh hoạt của cơ chế tự chủ là những quy định trong nó phải có khả năngthích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển Chophép các cơ quan nhà nước được tự do lựa chọn tìm kiếm, sử dụng các nguồn kinhphí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao Chẳng hạn, mức độ linh hoạt của

cơ chế cấp NS, quyền tự chủ về sử dụng kinh phí Đồng thời, cơ chế tự chủ về sửdụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước đảmbảo tính linh hoạt qua việc đơn vị được chủ động sử dụng biên chế và kinh phí,giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết

*) Tính công bằng

Những qui định trong cơ chế tự chủ phải tạo ra sự công bằng giữa quyền tựchủ và trách nhiệm đi kèm Trong đó, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước làcung cấp các dịch vụ công; thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước Nóbao gồm việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo việc hoàn thành cácnhiệm vụ được giao cả về số lượng và chất lượng, phục vụ các lợi ích công và đemlại sự hài lòng cho người dân

Tuy nhiên, những qui định trong cơ chế cần đảm bảo sự hài hòa giữa quyềnhạn và trách nhiệm, phải cân bằng giữa chi phí và lợi ích đem lại Ví dụ, đơn vịđược quyền sử dụng các biện pháp nhằm giảm chi phí, tiết kiệm kinh phí, sửdụng phần kinh phí tiết kiệm được để chi trả thu nhập tăng thêm cho người laođộng trong đơn vị nhưng vẫn phải có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm

vụ được giao

Trang 33

Cơ chế tự chủ ra đời với mục tiêu nâng cao quyền chủ động cho các cơ quannhà nước trong việc sử dụng biên chế và kinh phí được giao, đồng thời hướng tớitính công bằng trong việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, ai làmnhiều hưởng nhiều, không làm không được hưởng, quan tâm tới chất lượng của laođộng hơn là số lượng.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước

1.3.1 Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước

Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật của nhà nước là một nhân tố có ảnhhưởng rất quan trọng tới cơ chế tự chủ tại các đơn vị quản lý nhà nước, được thể hiện ởnhững nội dung sau:

Một là, Nhà nước là người xây dựng hệ thống pháp luật với mục tiêu là địnhhướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Hệ thống các chính sách vàcông cụ như chính sách tài chính, chính sách cải cách tiền lương và thu nhập, chínhsách về chi tiêu NSNN có tác động rất lớn đến toàn thể xã hội nói chung và mỗi cơquan nhà nước nói riêng Hầu hết các cơ chế, chính sách của nhà nước đều có liênquan đến con người và kinh phí, hai nhân tố chính cấu thành nên nội dung của cơchế tự chủ trong các cơ quan nhà nước Do đó, sự thay đổi trong các chủ trương,chính sách của nhà nước sẽ tác động, gây ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ đối với các

cơ quan nhà nước

Hai là, cơ chế, chính sách của nhà nước có vai trò cân đối giữa các nguồn thu,khoản chi của đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu Nếu như trướcđây, việc quản lý thu - chi tài chính của nhà nước là lấy thu bù chi, nguồn thu không

đủ chi trong năm thì đơn vị được nhà nước cấp bổ sung kinh phí, nếu chi không hếtthì đơn vị phải nộp lại kinh phí thừa vào kho bạc nhà nước Nhưng cơ chế mới hiệnnay là nhà nước cho phép đơn vị được giữ lại phần kinh phí thừa để sử dụng tiếpcho năm sau, quy định mới đã khuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm và hiệu quảkinh phí của nhà nước, phần kinh phí tự chủ tiết kiệm được có thể sử dụng để tríchlập các quỹ, chi trả thu nhập tăng thêm tại đơn vị Do vậy, đòi hỏi cơ chế, chínhsách của nhà nước phải được xây dựng phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vịnhằm giúp cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Ba là, cơ chế, chính sách của nhà nước góp phần tạo hành lang pháp lý choquá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị hành chính nhà nước,

Trang 34

đơn vị sự nghiệp có thu Đảm bảo tính công bằng, hợp lý cũng như tạo môitrường bình đẳng cho các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoạtđộng và phát triển.

Bốn là, hệ thống pháp luật cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kếtquả thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ quan nhà nước Cụ thể, các tiêu chuẩn, địnhmức, chế độ chi tiêu được ban hành thông qua các văn bản quy phạm pháp luật là

cơ sở, là căn cứ để đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của mình, thực hiện chitiêu một cách hợp lý, hiệu quả

1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị

Quản lý tài chính trong các cơ quan nhà nước là quá trình áp dụng các công cụ

và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính trong các cơquan đơn vị để đạt những mục tiêu đã định

Quản lý tài chính trong các cơ quan đơn vị được tiến hành theo chu trình baogồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán thu chi tài chính; sau đó làquản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là quyết toán thu chi tài chính

Với một đơn vị có cơ chế quản lý tài chính tốt, tức là ngay từ khâu lập dựtoán, đơn vị đã dự kiến được các nhiệm vụ cần phải thực hiện, lập dự toán sát vớithực tế; đến khi chấp hành dự toán, đơn vị có các công cụ và biện pháp đảm bảoviệc thực hiện các công việc theo sát với dự toán được giao Cơ chế quản lý tàichính khoa học và hợp lý có tác động lớn đến quá trình chi tiêu của đơn vị nói riêngcũng như của ngân sách Nhà nước nói chung, có tác dụng lớn đến việc hoàn thànhnhiệm vụ của cơ quan nhà nước; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội,bảo đảm an ninh trên địa bàn cũng như an ninh quốc gia Vì vậy cơ chế quản lý tàichính của mỗi đơn vị phải mang tính tích cực, phòng ngừa tham nhũng lãng phí, tạođiều kiện cho các cơ quan nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý cho quá trình chi ngân sáchNhà nước, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thờiphát huy vai trò tự chủ của các cơ quan nhà nước Ngoài ra xây dựng cơ chế tàichính phải quan tâm tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ,nêu cao trách nhiệm của những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước

Trang 35

Một cơ chế quản lý tài chính khoa học, hợp lý đồng nghĩa với việc đơn vị đãxây dựng được một quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, minh bạch, đúng chế độ, tiêuchuẩn định mức quy định của Nhà nước; lập phương án sử dụng và phân bổ nguồntài chính của đơn vị mình một cách hợp lí nhất đảm bảo tiết kiệm kinh phí nhưngvẫn đáp ứng được việc thực hiện các mục tiêu đề ra Từ đó góp phần hoàn thành tốtcác nhiệm vụ được giao nhưng vẫn bảo đảm tiết kiệm được kinh phí, chi trả thunhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên hay trích lập các quỹ phúc lợi của cơquan Có như vậy, đơn vị mới ngày càng vươn lên tự chủ cao hơn kinh phí quản lýhành chính của mình.

1.3.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc áp dụng cơ chế tự chủ vào các cơquan nhà nước Tổ chức bộ máy là quá trình dựa trên các chức năng, nhiệm vụ đãđược xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xâydựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động như một chỉnh thể

có hiệu quả nhất Nói một cách cụ thể, tổ chức bộ máy trong các cơ quan nhà nướcchính là việc bố trí, sắp xếp con người có năng lực và trình độ đảm đương cácnhiệm vụ một cách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Tại mỗi cơ quan, đơn

vị sử dụng ngân sách là một mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảothực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình Với một mô hình tổ chức bộ máy được

bố trí một cách khoa học hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiệncác nhiệm vụ được giao, rút ngắn được thời gian thực hiện cũng như tiết kiệm đượckinh phí cho cơ quan, đơn vị Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnkhông rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyềntrong việc thực hiện nhiệm vụ

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trongviệc xử lý các thông tin để ra các quyết định quản lý Chất lượng đội ngũ cán bộlàm công tác tài chính trong các cơ quan nhà nước thể hiện thông qua việc nắm bắtđược nội dung của các cơ chế, chính sách và áp dụng một cách hiệu quả chính sách

đó vào đơn vị mình Trình độ và năng lực của cán bộ tài chính trong cơ quan đơn vị

sẽ góp phần vào nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, cán bộ quản lý có nănglực sẽ điều hành đơn vị hiệu quả Cán bộ tài chính chuyên môn giỏi sẽ giúp chocông tác quản lý tài chính kế toán tại cơ quan đơn vị nhà nước trong tỉnh thực hiện

Trang 36

theo đúng quy định nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm có hiệu quả đồngthời tham mưu cho thủ trưởng để có những quyết sách đúng đắn trong việc quản lýtài chính kế toán tại đơn vị.

Như vậy, tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công táctài chính là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị, gópphần vào việc mở rộng, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi của đơn vị, từ đó ảnh hưởngtới tình hình thực hiện tự chủ của cơ quan đơn vị nhà nước trong tỉnh

1.3.4 Hệ thống kiểm soát tài chính tại địa phương

Trong xã hội hiện nay, mỗi cơ quan, đơn vị khi hoạt động đều đòi hỏi phải có

sự kiểm soát tình hình tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của từng ngành, lĩnhvực của mình, từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụngngân sách, chỉ ra các hạn chế, những mặt còn tồn tại để đưa ra các hình thức xử lýmột cách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị Hoạt độngkiểm soát là không thể thiếu tại các cơ quan nhà nước, bởi lẽ kiểm soát tài chính tạicác đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý thu - chi, đảm bảo đồng vốn được sửdụng đúng mục đích, hiệu quả, tăng cường công tác tự chủ tài chính Đồng thời tăngcường hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của vốn NSNN đầu tư cho hoạt động, gópphần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ các chính sách, pháp luật củaNhà nước Hệ thống kiểm soát tài chính gồm có sự kiểm soát của cơ quan tài chính

và kiểm soát nội bộ đơn vị

Thông qua công tác thanh, kiểm tra hằng năm của cơ quan tài chính tại địaphương, những vấn đề còn tồn tại trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước củacác cơ quan nhà nước sẽ được chỉ ra, trong đó bao gồm cả những nội dung liên quanđến việc thực hiện cơ chế tự chủ tại đơn vị (việc sử dụng các nguồn kinh phí trongđơn vị đã hợp lý và đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước chưa, việc sử dụngkinh phí NSNN cấp đã đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả chưa, đặc biệt là đối với phầnkinh phí được giao tự chủ, đơn vị có thực hiện tiết kiệm kinh phí và chi trả thu nhậptăng thêm cho người lao động chưa, việc triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tại đơn vị

đã đảm bảo tuân thủ theo quy định chưa) Sau khi kết thúc thanh tra, cơ quan tàichính sẽ có những kết luận, kiến nghị khách quan, đúng đắn và trung thực, giúp chocác cơ quan nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu quả, đảm bảo tuân thủ nhữngquy định của pháp luật Việc thanh, kiểm tra của cơ quan tài chính được tiến hành

Trang 37

thường xuyên, liên tục sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân,mỗi đơn vị trong việc áp dụng và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc cơ chế tựchủ trong cơ quan, đơn vị mình, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế.Ngoài sự kiểm tra của các cơ quan tài chính ở địa phương, mỗi cơ quan, đơn

vị còn chịu sự kiểm soát tại nội bộ đơn vị Đó là sự kiểm tra, giám sát của các tổchức công đoàn, ban thanh tra nhân dân trong cơ quan Hai tổ chức này được thànhlập nhằm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của đơn vị, bao gồm cả quá trình thựchiện thu chi tại đơn vị, phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những sai sót, vi phạmchính sách, chế độ tài chính, đảm bảo đơn vị hoạt động hiệu quả, tuân thủ cácquy định của pháp luật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của người lao độngtrong cơ quan

Trong quá trình thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao và sử dụng vốnNSNN đơn vị hành chính nhà nước, sẽ không tránh khỏi những sai sót, gian lận Việckiểm soát tài chính rất cần thiết và quan trọng, bởi kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sóttrong cơ chế quản lý tài chính, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu, kịp thời đưa ranhững biện pháp khắc phục Từ đó sẽ giúp cho đơn vị hành chính nhà nước ngàycàng hoàn thiện hơn trong công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

1.3.5 Nhận thức của người lao động

Người lao động là nhân tố trung tâm, cấu thành và thực hiện mọi hoạt độngcủa đơn vị Do đó, việc áp dụng, triển khai và thực hiện theo cơ chế tự chủ tại mỗi

cơ quan nhà nước ở tỉnh phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người lao động trongmỗi đơn vị Khi người lao động nhận thức được lợi ích cũng như hiệu quả của cơchế tự chủ đem lại cũng như nắm bắt được đầy đủ các nội dung, quy định cảu cơchế, thì việc áp dụng và thực hiện cơ chế tự chủ tại mỗi cơ quan nhà nước ở địaphương cũng được thuận lợi và dễ dàng hơn Vì vậy, ngay từ khi cơ chế mới ra đờiđòi hỏi phải có sự phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người, mọi đối tượngnhất là những người chịu sự điều chỉnh trực tiếp Chính sự tuyên truyền, phổ biến

đó sẽ giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết phải điều chỉnh cơchế tự chủ tài chính và tác động của sự đổi mới đó ảnh hưởng tới xã hội cũng nhưbản thân họ ra sao

Trang 38

Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức và hànhđộng của toàn thể người lao động trong đơn vị Mỗi người phải từ bỏ cách suy nghĩtrước đây, những cách làm cũ để tiếp nhận cái mới, thừa nhận và áp dụng cái mớitrong suy nghĩ và hành động của mình Người lãnh đạo phải là người tiên phong,thể hiện sự nhận thức đó qua việc làm cụ thể và không ngừng động viên cán bộ,viên chức và người lao động trong đơn vị Phải tuyên truyền, phổ biến cho tất cảmọi người hiểu và thực hiện theo cơ chế mới, đồng thời tổ chức và gửi cán bộ thamgia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt phải quantâm đến những cán bộ làm công tác tài chính kế toán của đơn vị.

Tóm lại, cơ chế tự chủ là một chính sách mới, được ban hành với mục tiêu tạo

điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phíquản lý hành chính một cách hợp lý nhất; thúc đẩy nâng cao năng suất lao động,hiệu quả sử dụng NSNN, tăng thu nhập cho người lao động nhưng vẫn đảm bảohoàn thành các nhiệm vụ được giao Chương 1 đã hệ thống những lý luận cơ bản về

cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước bao gồm cả tự chủ về biên chế và tự chủ

về kinh phí quản lý hành chính, đồng thời cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởngđến cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước Những nội dung này sẽ là cơ sở lýluận cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng về cơ chế tự chủ đối vớicác cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam ở Chương 2 và tạo nền tảng lý luận

để đề xuất các giải pháp ở Chương 3

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

2.1 Khái quát về các cơ quan nhà nước và quá trình triển khai thực hiện

cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Nam

2.1.1 Hệ thống các cơ quan nhà nước của Tỉnh Hà Nam

*) Khái quát về Tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam nằm ở toạ độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o-110o kinh

độ Đông, phía Tây-Nam châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phíađông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tâygiáp Hòa Bình Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xãhội của tỉnh Tỉnh Hà Nam bao gồm 5 huyện và 1 thành phố: thành phố Phủ Lý,huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyệnBình Lục với 116 xã, phường, thị trấn

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh cóđường cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiềudài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc

lộ 21B, quốc lộ 38 Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộcùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc

bê tông hóa, hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầuđường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạothành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vậnchuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới Từ trung tâm của tỉnh là thành phốPhủ Lý cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, có đường giao thông thuận tiện cả đườngsắt, đường bộ và đường thuỷ tạo khả năng giao lưu, hợp tác giữa Hà Nam với cácTrung tâm kinh tế lớn của cả nước một cách nhanh chóng và thuận tiện

Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho HàNam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuậtvới các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọngđiểm phát triển kinh tế Bắc Bộ

Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự pháttriển kinh tế của tỉnh Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũngcủa đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây

Trang 40

Bắc Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất vàđồi rừng Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây côngnghiệp và cây ăn quả Vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sacủa các sông lớn như: sông Đáy, sông Châu, sông Hồng Đất đai màu mỡ, thích hợpcho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm Những dải đất bồi ven sôngđặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗtương và cây ăn quả Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánhbắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.

Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớntới hơn 7 tỷ m3 Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các ngành côngnghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng Phần lớn cáctài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khaithác, vận chuyển và chế biến Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã cómặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước Với tiềm năng khoángsản, trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm côngnghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

Với tiềm năng khoáng sản, trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trongnhững trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Cơcấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,6% năm 1996 lên 45,6% năm

2008 và năm 2012 là 51,7%, thương mại – dịch vụ tăng từ 31,6% năm 1996 lên31,8% năm 2009 và năm 2012 đạt 32,1% , nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ49,6% năm 1996 giảm còn 30,7% năm 2009 đến năm 2012 là 16,2% Quá trình đổimới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt độngkinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đìnhtrong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tếkhác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng có những thay đổi đáng

kể Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong cơ cấu tổng sản phẩm tăng từ17,56% năm 1996 tới 37,29% năm 2010

Tính đến thời điểm hiện tại Hà Nam đã quy hoạch được 8 khu công nghiệp vớitổng diện tích gần 1500 ha tại các vị trí thuận lợi giao thông, hiện đang xây dựng

cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ ở các khu công nghiệp, cùng với các cơ chế,

Ngày đăng: 13/01/2020, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, tài chính đối với cơ quan nhà nước, đươn vị sự nghiệp, khoa học và công nghệ công lập, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế và kinh phíquản lý hành chính, tài chính đối với cơ quan nhà nước, đươn vị sự nghiệp, khoahọc và công nghệ công lập, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứngdịch vụ ngoài công lập
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2006
2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướngdẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quyđịnh chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lýhành chính đối với cơ quan nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2006
3. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ,tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơquan nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy địnhchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hànhchính đối với cơ quan nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
5. Bùi Tiến Dũng (2014), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ - Những vấn đề đặt ra”, bài đăng trên Tạp chí tài chính số 2/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệpkhoa học và công nghệ - Những vấn đề đặt ra
Tác giả: Bùi Tiến Dũng
Năm: 2014
6. Trần Đức Cân (2012), “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với cáctrường đại học công lập ở Việt Nam”
Tác giả: Trần Đức Cân
Năm: 2012
7. HĐND tỉnh Hà Nam (2016), Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 29/07/2016 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày29/07/2016 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020
Tác giả: HĐND tỉnh Hà Nam
Năm: 2016
8. HĐND tỉnh Hà Nam (2010), Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị, chế độ chi tiếp khách đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND Quy định chếđộ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị, chế độ chi tiếp khách đối với các cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Tác giả: HĐND tỉnh Hà Nam
Năm: 2010
9. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tạiBệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2013
10. Đoàn Hương Quỳnh (2016), “Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công: Đột phá mới và các yêu cầu thực hiện”, bài đăng trên tạp chí tài chính số 4/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp công: Đột phá mới và các yêu cầu thực hiện”
Tác giả: Đoàn Hương Quỳnh
Năm: 2016
11. Nguyễn Thị Kim Thương (2013), "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tại cơ quan quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tại cơ quanquản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại Sở Tài nguyên và môi trườngtỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thương
Năm: 2013
12. Sở Tài chính tỉnh Hà Nam (2014-2016), Báo cáo thu – chi ngân sách tỉnh Hà Nam từ năm 2014-2016, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thu – chi ngân sách tỉnhHà Nam từ năm 2014-2016
13. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 , Hà Nội.14. Một số địa chỉ Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w