1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.doc

7 13.3K 134
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

So sánh chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.

Trang 1

A Mở đầu

Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong bộ máy nhànước Ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi, vị trí, chức năng khác nhau tuỳthuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước, nhưng có một điểmchung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về đối nội và đốingoại Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theoHiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dướihình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể.Trong đó, hai bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

B Nội dung

I Vai trò của chế định Chủ tịch nước trong hai bản Hiến phápViệt Nam năm 1946 và 1959

1 Vai trò chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946

Sau cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời là nhànước dân chủ nhân dân Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoátkhỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan.Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giaiđoạn này là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốcgia trên nền tảng dân chủ.Với bản Hiến pháp 1946, bộ máy Nhà nước đã bước đầuđược tổ chức theo nguyên tắc tập quyền song vẫn còn mang nhiều cách tổ chức theokiểu đại nghị, thể hiện ở Nghị viện nhân dân và chính phủ liên hiệp với sự đoàn kếtrộng rãi ở các lực lượng, giai cấp, đảng phái.

Sự ra đời của chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 có thể nói bắt đầutừ chủ trương thành lập một Chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kếtrộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân.

2 Vai trò chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959

Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội Khoá I, kì họp thứ 11 thông qua trong bốicảnh lịch sử Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới Nhà nước đứng trướchai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấutranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà

Những quy định của Hiến pháp năm 1946 về tổ chức bộ máy Nhà nước làkhông còn phù hợp trong thời kì mới của Cách mạng Việt Nam Cho nên, bản Hiếnpháp mới, Hiến pháp năm 1959 đã được thông qua Đây là bản Hiến pháp thể hiện

Trang 2

sự vận dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền XHCN trong tổ chức bộ máy Nhànước, tất cả quyền lực tập trung vào Quốc hội

Trong bản Hiến pháp này, chế định nguyên thủ quốc gia vẫn là Chủ tịch nước,nhưng đã có những điểm thay đổi về căn bản so với chế định Chủ tịch nước trongHiến pháp năm 1946.

Hiến pháp năm 1959 ghi nhận chế định nguyên thủ quốc gia tại chương V, gồm10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70) Việc ghi nhận chế định Chủ tịch nước thành mộtchương riêng biệt trong Hiến pháp chứng tỏ Hiến pháp năm 1959 có sự đổi mới rõrệt so với Hiến pháp năm 1946.

II So sánh chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 vàHiến pháp 1959

1 Về vị trí, tính chất và trật tự hình thành

a Về vị trí, tính chất của Chủ tịch nước:

Tại Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước tuy không được định nghĩa riêng,nhưng theo các quy định về thẩm quyền, thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhànước, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.

Đến Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước được tổ chức riêng thành một chế định độclập trong bộ máy nhà nước, được quy định chi tiết, chặt chẽ hơn trong chương V,với tính chất, vị trí là người đứng đầu Nhà nước, nhưng không còn đứng đầu Chínhphủ như Hiến pháp 1946.

Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiệnqua các nhiệm vụ, quyền hạn về việc đại diện, thay mặt cho Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa được quy định cho Chủ tịch nước trong hai bản Hiến pháp.

b Về trật tự hình thành Chủ tịch nước:Điều 45 Hiến pháp 1946 đã qui định:

"Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân và

phải được hai phần ba tổng số nghị viện bỏ phiếu thuận.

Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa sốtương đối.

Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của Chủ tịch, Ban thường vụ phảitriệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch nước mới."

Trật tự hình thành chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959 được qui định tạiĐiều 62:

"Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc hội nước Việt Nam dân

Trang 3

tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhiệm kìcủa Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo nhiệm kì của Quốc hội."

Như vậy, so với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã mở rộng đối tượng có thểđược nhận vào vị trí Chủ tịch nước, từ chỗ Nghị viện nhân dân chọn trong số Nghịviên (Hiến pháp 1946) sang Quốc hội chọn trong số những người ứng cử, không kểngười đó có là đại biểu Quốc hội hay không (Hiến pháp 1959) Song song với việcmở rộng này, Hiến pháp 1959 lại quy định thêm sự hạn chế đối tượng dựa trên độtuổi giới hạn là 35 tuổi.

Mặt khác, Hiến pháp 1959 cũng có sự khác biệt so với Hiến pháp 1946 vềnhiệm kỳ của Chủ tịch nước: Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959phải theo nhiệm kỳ của Quốc hội, là 4 năm.

Theo Hiến pháp năm 1946, việc nhiệm kì của Chủ tịch nước được quy định là 5năm, không theo nhiệm kì Nghị viện nhân dân (3 năm) có nguyên nhân từ hoàncảnh lịch sử lúc bấy giờ Đó là khi tình hình đất nước đang có chiến tranh, việc triệutập Nghị viện nhân dân là rất khó khăn; trong khi yêu cầu của đất nước cần phải cónhững quyết định kịp thời, mau lẹ Chính vì vậy, nhiệm kì của Chủ tịch nước đượckéo dài hơn so với nhiệm kì của Nghị viện nhân dân.

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước

a Các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng thay mặt cho Nhà nướctrong lĩnh vực đối nội và đối ngoại

Theo điều 49 Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước có các quyền hạn liên quan đếnchức năng đại diện cho Nhà nước về đối nội, đối ngoại sau đây:

- Thay mặt cho nước (điểm a)

- Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soáitrong lục quân, hải quân, không quân (biểm b)

- Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị (điểm đ)- Tặng thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự (điểm e)- Kí hiệp ước với các nước (điểm h)

- Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao củacác nước (điểm i)

- Tuyên bố đình chiến hay tuyên chiến theo quyết định của Nghị viện (điểm k vàđiều 38).

Chương V Hiến pháp 1959 quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đếnchức năng thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước như sau:

- Thay mặt cho nước (điều 61)

- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc; giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồngQuốc phòng (điều 65)

Trang 4

- Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội:+ Công bố pháp luật, pháp lệnh (điều 63)

+ Quyết định tặng thưởng huân chương và các danh hiệu vinh dự của Nhà nước(điều 63)

+ phê chuẩn hiệp ước kí với nước ngoài (điều 64)

- Tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; cử, triệu hồiđại diện toàn quyền ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (điều 64)

- Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội màtuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ,công bố lệnh giới nghiêm (điều 63)

- Công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá (điều 63)

Như vậy, các quy định về chức năng thay mặt, đại diện cho Nhà nước trong lĩnhvực đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959có nhiều điểm tương đồng, và đồng thời cũng có điểm khác biệt: thay quyền chỉ huycác lực lượng vũ trang bằng quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang Điều này gópphần làm tăng hiệu quả chiến đấu của các lực lượng vũ trang, vốn là một vấn đề rấtquan trọng trong bối cảnh đất nước có chiến tranh thời đó Mặt khác, nó cũng hạnchế bớt quyền lực của Chủ tịch nước cho phù hợp với các nguyên tắc tổ chức bộmáy nhà nước xã hội chủ nghĩa.

b Các quyền hạn đối với các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp* Đối với lĩnh vực lập pháp

Theo Hiến pháp 1946, trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền hạn:- Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị (điểm đ điểu 49)

- Quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các đạo luật trước khi ban bố (phủquyết tương đối các dự án luật), theo điều 31.

Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước có các quyền hạn trong lĩnh vực lập phápnhư sau:

- Trình dự án luật ra trước Quốc hội và dự án pháp lệnh ra trước Ủy ban Thườngvụ Quốc hội (Điều 15 và 28 Luật Tổ chức Quốc hội 1960)

- Công bố pháp luật, pháp lệnh Các đạo luật phải được công bố chậm nhất 15ngày sau khi Quốc hội đã thông qua.

Như vậy, theo Hiến pháp 1959 Chủ tịch nước không còn quyền yêu cầu Quốchội thảo luận lại luật, tức là đã mất bỏ quyền phủ quyết tương đối các dự án luật.Điều này phù hợp với nguyên tắc quyền lực tập trung vào Quốc hội của bộ mày nhànước xã hội chủ nghĩa.

* Đối với lĩnh vực hành pháp:

Trang 5

Đối với lĩnh vực hành pháp, Hiến pháp 1946 quy định cho Chủ tịch nước cácquyền hạn sau đây;

- Yêu cầu Nghị viện thảo luận lại về sự tín nhiệm đối với Nội các (điều 54)- Chủ tịch nước là thành viên Chính phủ, trực tiếp điều hành Chính phủ bằngcách chủ toạ các phiên họp Chính phủ (điều 44, điểm d điều 49)

- Kí sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấpthuộc các cơ quan Chính phủ, các đại sứ (Điểm c, i Điều 49);

- Kí các sắc lệnh của Chính phủ;

Trong Hiến pháp 1959, với quy định Chủ tịch nước không đứng đầu Chính phủ,tách riêng khỏi Chính phủ, thì nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước trong lĩnhvực hành pháp cũng bị hạn chế nhiều, không còn quyền đối với các văn bản củaChính phủ không còn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong cơ quanHành chính và chuyên môn, đồng thời Chủ tịch nước không còn quyền triệu tập,chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ trừ trường hợp cần thiết Tuy vậy,vai trò của chủ tịch nước đối với cơ quan hành pháp vẫn còn khá lớn: Chủ tịch nướctham gia thành lập Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng vàcác thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch vàcác thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng theo quyết định của Quốc hộihoặcỦy ban thường vụ Quốc hội (Điều 63)

* Đối với lĩnh vực tư pháp:

Theo Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước có quyền đặc xá.

Đến Hiến pháp 1959, về lĩnh vực tư pháp và giám sát, đối với các cơ quan nhưTòa án Nhân dân tối cao, hay Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, thì theo quy định củaHiến pháp, Chủ tịch nước hầu như không có nhiệm vụ và quyền hạn gì, mà chỉ cònnhiệm vụ công bố các lệnh đặc xá và lệnh đại xá theo quyết định của Quốc hội hoặcỦy ban thường vụ Quốc hội.

3 Mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước

a Mối quan hệ với cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân

Theo Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước có những quyền hạn lớn đối với Nghị việnnhư: yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật mà Chủ tịch nước không đồng ý(Điều 31); Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phản bội Tổquốc (Điều 50).

Tuy vậy Nghị viện cũng có khả năng hạn chế quyền của Chủ tịch nước, để đảmbảo cho Nghị viện là cơ quan có quyền lực lớn nhất: Chủ tịch nước được Nghị việnchọn trong số các Nghị viên và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếuthuận, Chủ tịch nước có thể được bầu lại (Điều 45); Những luật mà Chủ tịch nướcyêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước

Trang 6

phải ban bố (Điều 31); Chủ tịch nước sẽ bị một tòa án đặc biệt của Nghị viện xét xửnếu phản bội Tổ quốc (Điều 51).

Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, (chọn trong công dân)với nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội (4 năm) Và khác với Hiến pháp năm1946, Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Điều đó cho thấy ở Hiếnpháp năm 1959, vị trí của Chủ tịch nước gắn bó với Quốc hội hơn so với Hiến phápnăm 1946, và điều này phù hợp hơn với nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước xãhội chủ nghĩa.

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, Hiến pháp 1959 cũng quy địnhChủ tịch nước, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họpcủa Hội đồng Chính phủ (Điều 66) hoặc triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặcbiệt (Điều 67).

b Mối quan hệ với Chính phủ

Theo Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ và có quyềnhạn rất lớn với cơ quan này Tính chất đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ:

- Chủ tịch nước Chủ toạ Hội đồng Chính phủ

- Chủ tịch nước chọn Thủ tướng chính phủ trong Nghị viện;

- Chủ tịch nước kí sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng, nhân viên Nội các và nhânviên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ;

- Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chữ kí của Chủ tịch nước, và phải có mộthay nhiều Bộ trưởng thuộc lĩnh vực đó tiếp kí (Điều 53)

Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước không còn là người đứng đầu Chính phủnhư trước, nhưng vẫn còn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ:

- Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định; căn cứ vào quyếtđịnh của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ mà bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủtướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ

- Khi cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chínhphủ Đây là những điểm kế thừa vị trí của Chủ tịch nước đối với Chính phủ ở Hiếnpháp trước.

c Mối quan hệ với các cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện Kiểm sát

Hiến pháp 1946 chưa quy định rõ về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơquan tư pháp, mà chỉ ghi nhận rằng các viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổnhiệm.

Hiến pháp năm 1959 cũng chưa có quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa Chủtịch nước với Toà án, cũng như quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện Kiểm sát.

Trang 7

III Nhận xét

Trong hiến pháp 1946 chế định Chủ tịch nước được xây dựng một cách độc đáo,vừa đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất và cơ quan đại diện quyền lực nhànước cao nhất của nhân dân, vừa tăng cường hiệu quả hoạt động cho Chính phủ,phù hợp với yêu cầu kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ.

Trong Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước lúc này là khâu phối hợp giữa quốc hộivà chính phủ, đây chính là sự phát triển trong chế định chủ tịch nước theo hiến pháp1959 so với hiến pháp 1946, sự phát triển này là phù hợp với việc bộ máy nhà nướcta giai đoạn đó đã chuyển sang chế độ Xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, chủ tịch nướcvẫn còn nghiêng nhiều về Chính phủ, đây chính là điểm kế thừa vị trí của chủ tịchnước đối với chính phủ của Hiến pháp trước.

C Kết luận

Chế định chủ tịch nước là một trong những chế định quan trọng trong tổ chứcbộ máy nhà nước ta Trong các bản Hiến pháp, qua từng giai đoạn phát triển, chếđịnh Chủ tịch nước lại có nhũng sự khác nhau phù hợp với từng điều kiện của tổchức bộ máy nhà nước ở mỗi giai đoạn đó Tuy nhiên, quá trình xây dựng và pháttriển của tổ chức nhà nước ta là một quá trình thống nhất, nhất quán cho nên sự đổimới, phát triển đều dựa trên những nguyên tắc, ưu điểm của thiết chế trước đó Đólà sự kế thừa và phát triển của chế định chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w