BÀI 2: DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM I) MỤC TIÊU: Phát triển kĩ năng chiến lược lấy học sinh làm trung tâm Hiểu tầm quan trọng giữa mối liên hệ việc học với đời sống của trẻ. Hiểu tầm quan trọng của việc cùng nhau giải quyết vấn đề thông qua trải nghiệm, tương tác, quan sát trao đổi, thảo luận và phản hồi thông tin. Phát triển kĩ năng quan sát và hợp tác nhóm. Phát triển kỹ năng phản hồi thông tin và rút kinh nghiệm chuyên môn. II) Các hoạt động: 1) Hoạt động 1&2: Phản ánh kinh nghiệm và thực tiển, dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Thực hành phiếu 2.1( trang 24):(hoạt động của nhóm 1, 2, 3) Phản ánh về việc dạy học: Anh(chị)hãy suy nghĩ về những gì đã học và dạy trong quá khứ để điền vào phiếu 2.1? Thực hành phiếu 2.2( trang25-26): (hoạt động nhóm 4, 5, 6) những quan điểm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Phần trình bày nào phản ánh đặc điểm phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm? (thời gian 30 phút) KẾT LUẬN: Những đặc điểm chính của dạy học lấy học sinh làm trung tâm: - Học sinh có cơ hội tham gia vào các phần của bài học. - Các hoạt động có những hành động và các bước khác nhau thể tham gia vào các hoạch động theo cách khác nhau. - Các hoạt động có những phần dễ và có một số phần khó để việc học tập trở nên có mục đích và khả quan cho tất cả HS : trẻ học chậm và trẻ học nhanh. - HS có cơ hội học tập thông qua quan sát, tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và tự rút kinh nghiệm. - HS học thông tin, ý tưởng và kỹ năng mới dựa vào những gì đã học trước đó. - Hoạt động học tập được gắn với thực tế đời sống hàng ngày của HS. - HS có cơ hội thực hành, tương tác với bạn và với môi trường xung quanh. - HS có cơ hội làm việc cùng nhau để chia sẻ, thảo luận thông tin, ý tưởng và phát triển kỹ năng mới. - HS có cơ hội thể hiện nhừng gì đã học và rút kinh nghiệm về việc học của mình. - GV hướng dẫn HS học tập thông qua các biện pháp và kỹ năng khác nhau. Dạy học lấy HS làm trung tâm là tạo cơ hội cho HS học tập thông qua hoạt động thực hành, tương tác, trao đổi và rút kinh nghiệm. HOẠT ĐỘNG 3 & 4 Giải quyết vấn đề theo nhóm và liên hệ việc học với thực tế: Phiếu thực hành 2.4( trang 27): ( dựa vào phiếu thực hành 1.2A, 1.2B bài 1) để tìm hiểu việc giải quyết vấn đề theo nhóm với nhiệm vụ sau: • ( nhóm 1,2:tìm hiểu hoạt động 1, nhóm 3,4 :hoạt động 2 và dạy minh hoạ HĐ 2, nhóm5,6: tìm hiểu HĐ3) ( thời gian hoạt động 40 phút) KẾT LUẬN: Chúng ta cần tạo cơ hội cho học sinh thực hành, tương tác, trao đổi thảo luận và rút kinh nghiệm trong học tập để HS cùng nhau giải quyết vấn đề là một cách làm hiệu quả. Chúng ta cần phải gắn nội dung học tập và phương pháp dạy học với thực tế với đời sống hằng ngày của trẻ. HS học có hiệu quả khi gây hứng thú đối với hoạt động học tập của các em. Các em sẽ học tốt khi cảm thấy việc học có ý nghĩa và gắn với thực tế cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 5: Làm cho việc học trở nên gần gũi với trẻ. Gắn học tập với đời sống trẻ: • Thực hành phiếu 2.8(trang 32): Liên hệ hoạt động học tập với đời sống của trẻ ( thời gian hoạt động: 20 phút ) • KẾT LUẬN: • Để soạn đươc bài giảng( nội dung và hoạt động) gần gũi với đời sống hằng ngày của HS chúng ta cần tìm hiểu về đời sống của các em. Một khía cạnh quan trọng là phải hiểu được cộng đồng và văn hoá địa phương nơi HS sinh sống để giúp chúng ta điều chỉnh chủ đề bài học phù hợp với đời sống của trẻ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Phản ánh kinh nghiệm thực tiễn. 2. Dạy học lấy HS làm trung tâm. 3. Tổ chức hoạt động nhóm. 4. Tổ chức các hoạt động gần gũi với thực tế của học sinh. . thực hành 2. 4( trang 27 ): ( dựa vào phiếu thực hành 1.2A, 1.2B bài 1) để tìm hiểu việc giải quyết vấn đề theo nhóm với nhiệm vụ sau: • ( nhóm 1 ,2: tìm hiểu. về những gì đã học và dạy trong quá khứ để điền vào phiếu 2. 1? Thực hành phiếu 2. 2( trang25 -26 ): (hoạt động nhóm 4, 5, 6) những quan điểm phương pháp