1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận

128 207 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

giúp giám đốc doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn và dàihạn phù hợp với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường trang sức hiện nay.Qua tìm hiểu tình hình tà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-ĐÀO THỊ THANH GIANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-ĐÀO THỊ THANH GIANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

Hà Nội – 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn: Tôi – Đào Thị Thanh Giang, xin cam đoan: Những nội dungtrong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty

cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận, cùng những giải pháp cải thiện năng lực tàichính tại Công ty này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dungcủa công trình nghiên cứu nào Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đềuđược trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng

Hà Nội, 15 tháng 08 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐÀO THỊ THANH GIANG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập đểtôi hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này

-Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Trịnh Thị Phan Lan đã dành rất nhiều thờigian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốtnghiệp

Xin cảm ơn toàn thể các cán bộ thuộc các Phòng ban chức năng của Công ty Cổphần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận – Chi nhánh miền Bắc đã nhiệt tình giúp đỡcông tác thu thập và xử lý dữ liệu của tôi phục vụ quá trình viết và hoàn thành luậnvăn

Tôi cũng xin cảm ơn đến các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có nhữngcông trình nghiên cứu trong cùng lĩnh vực giúp cho tôi có tư liệu tham khảo để hoànthành luận văn này và tôi xin hứa sẽ vận dụng nhũng kiến thức đó vào thực tiễn mộtcách thiết thực nhất

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luậnvăn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhữngđóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn quan tâm

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐÀO THỊ THANH GIANG

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DN 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu 4

1.1.1 Các nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính 4

1.1.2 Các nghiên cứu về dự báo tài chính 6

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính DN 18

1.4 Dự báo tài chính 18

1.4.1 Khái niệm và mục đích của dự báo tài chính 18

1.4.2 Nội dung của dự báo tài chính 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Phương pháp tiếp cận 24

2.2 Thiết kế nghiên cứu 24

2.2.1 Lập kế hoạch nghiên cứu 24

2.2.2 Xây dựng khung lý thuyết 24

2.2.3 Thực hiện phân tích dữ liệu và dự báo 24

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 25

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 25

2.3.2 Công cụ xử lý dữ liệu 26

2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu và dự báo 26

Trang 6

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO

TÀI CHÍNH TẠI PNJ 32

3.1 Giới thiệu về PNJ 32

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PNJ 32

3.1.2 Cơ cấu tổ chức (Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PNJ) 32

3.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của PNJ 32

3.1.4 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của ngành kinh doanh trang sức 34

3.1.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của PNJ 35

3.1.6 Phân tích vị thế của PNJ trong ngành kinh doanh trang sức 37

3.2 Thực trạng tình hình tài chính của PNJ 39

3.2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh 39

3.2.2 Phân tích hoạt động đầu tư 55

3.2.3 Phân tích hoạt động tài chính 58

3.2.4 Đánh giá chung về tình hình tài chính của PNJ 65

3.4 Dự báo tài chính 67

3.4.1 Dự báo doanh thu 67

3.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo 75

3.4.3 Bảng cân đối kế toán dự báo 78

3.4.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo 81

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI PNJ 83

4.1 Định hướng phát triển của PNJ trong thời gian tới 83

4.1.1 PNJ thực hiện số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh 83

4.1.2 PNJ tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng kênh phân phối 84

4.1.3 PNJ mở rộng mô hình kinh doanh mới 84

4.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của PNJ 85

4.2.1 Quản trị hàng tồn kho hiệu quả 85

4.2.2 Quản trị dòng tiền hiệu quả 90

4.2.3 Quản trị chi phí hiệu quả 97

4.2.4 Nâng cao chất lượng của đội ngũ phân tích tài chính 102

Trang 7

KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán

2 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5 BTM BCTC Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

14 SSSG Tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ (Same Store

Trang 9

STT Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 3.1 Bảng phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của công ty 40

2 Bảng 3.2 Bảng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của PNJ 44

3 Bảng 3.3

Bảng vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lưu động hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp năm 2018

46

4 Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu sinh lời của PNJ giai đoạn 2015-2018 47

5 Bảng 3.5 Khả năng thanh toán của PNJ giai đoạn 2015-2018 53

6 Bảng 3.6 Bảng phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn của PNJ giai đoạn

12 Bảng 3.12 Tỷ lệ % tăng thêm của lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần qua các năm 76

13 Bảng 3.13 Tỷ lệ % giảm của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

14 Bảng 3.14 Bảng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của báo cáo kết quả 77

Trang 10

cung cấp dịch vụ

15 Bảng 3.15 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo 78

16 Bảng 3.16 Bảng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của bảng cân đối kế

toán của PNJ giai đoạn 2015->2018 79

iii

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

2 Hình 3.2 Số lượng khách hàng thân thiết và tỷ lệ khách hàng tiếp

tục tin tưởng mua hàng của PNJ năm 2017 38

3 Hình 3.3 Doanh thu và lợi nhuận của PNJ giai đoạn 2015-2018 42

4 Hình 3.4 Doanh thu và Biên lãi gộp PNJ giai đoạn 2009-2018 43

5 Hình 3.5 Lợi nhuận trước và sau thuế TNDN của PNJ giai đoạn

6 Hình 3.6 Kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân của các

7 Hình 3.7

Vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp năm 2018

46

8 Hình 3.8 So sánh chỉ tiêu ROA, ROE của một số doanh nghiệp

9 Hình 3.9 Chỉ số GMROI của PNJ giai đoạn 2015-2018 48

10 Hình 3.10 Biến động hàng tồn kho trong cơ cấu tổng tài sản của

11 Hình 3.11 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của PNJ giai đoạn

12 Hình 3.12 So sánh hiệu quả quản trị hàng tồn kho của PNJ với các

13 Hình 3.13 Biến động tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương 53

Trang 12

tiền trên tổng tài sản giai đoạn 2015-2018

14 Hình 3.14 Sự biến động dòng tiền của công ty giai đoạn 2015-2018 54

15 Hình 3.15 Biến động tài sản cố định trong cơ cấu tổng tài sản của

16 Hình 3.16 Cơ cấu nguồn vốn của PNJ giai đoạn 2015-2018 59

17 Hình 3.17 Cơ cấu tổng nợ của PNJ giai đoạn 2015-2018 59

18 Hình 3.18 Biến động Nợ phải trả/Tổng tài sản của PNJ giai đoạn

19 Hình 3.19 Tốc độ tăng trưởng Nợ phải trả, VCSH của PNJ giai

20 Hình 3.20 Vốn lưu động ròng của PNJ giai đoạn 2015-2018 62

21 Hình 3.21 Giá thị trường cổ phiếu PNJ giai đoạn 2016-2018 62

22 Hình 3.22 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu trang sức vàng

23 Hình 3.23 Chỉ số GDP tương ứng với sức mua tiêu dùng của người

24 Hình 3.24 Số liệu tăng trưởng doanh thu trang sức và số cửa hàng

25 Hình 3.25 Tăng trưởng doanh thu của cửa hàng PNJ 71

26 Hình 3.26 Tốc độ tăng trưởng lượng khách hàng thân thiết của PNJ

v

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với xu hướng phát triểndựa trên hệ thống kết nối số hóa - vật lý - công nghệ sinh học đã làm thay đổi nềnsản xuất, tác động mạnh mẽ tới hoạt động doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp phải luôn nâng cao tính cạnh tranh và có chiến lược kinh doanhthay đổi phù hợp với tình hình thực tế Để giải quyết tốt những vấn đề này, mộttrong những yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là cần tìm hiểu rõ thựctrạng tài chính của doanh nghiệp Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếucủa doanh nghiệp, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế Cùng với sự phát triển của đời sống vật chất, nhu cầu làm đẹp dần trở thành mộtnhu cầu không thể thiếu của con người; từ thời nguyên thủy, con người đã biết xâuchuỗi các loại đá lại với nhau để đeo lên người làm đồ trang sức Ngày nay, nhu cầutrang sức ngày càng trở lên phổ biến hơn; trong vòng 10 năm qua, thị trường trangsức đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công ty cổ phần Vàng Bạc Đá QuýPhú Nhuận (PNJ) với hệ thống phân phối hơn 300 cửa hàng có mặt tại 48 tỉnh thànhcùng hơn 3.000 khách hàng sỉ trên toàn quốc Mục tiêu của PNJ sẽ đạt mốc 500 cửahàng đến năm 2020, tương đương mỗi năm PNJ sẽ duy trì mở mới khoảng 80 cửahàng - đây là một kế hoạch khá tham vọng, sự tăng lên quá nhanh các chi phí cốđịnh cho việc mở mới cửa hàng có thể khiến PNJ gặp phải rủi ro tài chính

Trải qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, PNJ đã trở thành một trong nhữngdoanh nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất kinh doanh trang sức tại Việt Nam, là mộttrong những doanh nghiệp có vốn hóa tỷ đô trên thị trường Từ năm 2018, theo hiệpđịnh thương mại tự do ASEAN, một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, NhậtBản, khi xuất nhập khẩu vàng, mỹ nghệ vào thị trường Việt Nam thuế suất nhậpkhẩu sẽ giảm xuống còn 0%; các sản phẩm vàng trang sức nhập ngoại có mẫu mã

đa dạng, kiểu dáng đẹp, giá thành thấp, … nên sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn

Trang 14

giúp giám đốc doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn và dàihạn phù hợp với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường trang sức hiện nay.Qua tìm hiểu tình hình tài chính của PNJ, nhận thức rõ được tầm quan trọng củaviệc phân tích tình hình và dự báo tài chính đối với PNJ, cùng với mong muốn đề xuấtmột số giải pháp nâng cao khả năng tài chính, kết hợp với những kiến thức lý luận tiếpthu được, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các thông

tin cần thiết từ PNJ, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh hiện nay của công ty cổphần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận như thế nào?

- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để cải thiện tình hình tài chính củacông ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận?

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu xuyên suốt của luận văn là nghiên cứu tình hình tài chính và dự báo tàichính của công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận, qua đó tác giả đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của công ty cổ phần Vàng Bạc ĐáQuý Phú Nhuận nhằm khẳng định thành công và hạn chế của công ty

- Dự báo tài chính và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chínhcủa công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng, phân tích tình hình tài chính của công

ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận trong khoảng thời gian 2015 – 2018, Cácgiải pháp đề xuất trong các năm tiếp theo đến năm 2025

3.2 Phạm vi nghiên cứu

2

Trang 15

3.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần

Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận

3.2.2 Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong khoảng

thời gian 2015 - 2018 Các giải pháp đề xuất trong các năm tiếp theo đến năm 2025

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về

phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp, áp dụng phương pháp định tính đểphân tích về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháptrên cơ sở những căn cứ đảm bảo tính khoa học

- Về thực tiễn, căn cứ vào kết quả phân tích tài chính của PNJ, nghiên cứu sẽ

giúp những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của PNJ (đặc biệt là nhà quảntrị doanh nghiệp) có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, về hiệu quả hoạt độngkinh doanh của công ty; đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao khả năng tài chính của PNJ

5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Tên đề tài “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận” Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu

luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chínhdoanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính và dự báo tài chính tại PNJ

Chương 4: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại PNJ

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN

TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DN

1.1 Tổng quan nghiên cứu

Phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp là một công tác rất quantrọng trong việc ra các quyết định của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, nhàđầu tư,… Đối với các công trình là sách, giáo trình đều mang tính lý luận chung vềphân tích tài chính và dự báo BCTC, nội dung phân tích và dự báo bao trùm tất cảhoạt động tài chính của doanh nghiệp trong nhiều ngành kinh tế, chưa có công trìnhnào đi sâu phân tích thực tiễn một ngành kinh tế hoặc một doanh nghiệp cụ thể Cụthể, các công trình tác giả đã nghiên cứu:

- Ngô Thế Chi và cộng sự, 2009 Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp.Học viện Tài Chính

- Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2016 Phân tích tài chính doanh nghiệp Hà Nội:NXB Lao Động

- Trần Thị Thanh Tú và cộng sự, 2018 Giáo trình phân tích tài chính Đại HọcQuốc Gia Hà Nội

1.1.1 Các nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính

Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trước đây đã hệ thống hóa được các vấn đềchung nhất về phân tích tài chính, đánh giá được thực trạng tài chính của DN đồngthời nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của

DN nghiên cứu Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại đánh giá theo một số chỉ tiêu khácbiệt tại phạm vi thời gian và địa điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Nghiên cứu “Fianacial statement analysis” của nhóm tác giả

K.R.Subramanyam, John J.Wild (2013) gồm 3 nội dung chính đã trình bày kháiquát phương pháp phân tích BCTC, phân tích kế toán và phân tích tài chính Nghiêncứu đã đề cập đến tầm quan trọng và những hạn chế của số liệu trong phân tíchcũng như nêu ra được tầm quan trọng của việc phân tích kế toán trong phân tích tàichính đồng thời cung cấp các thông tin về các thủ tục và các dấu hiệu cần chú ý

4

Trang 17

trong khi phân tích và những điều chỉnh nên áp dụng với BCTC nhằm tăng chất liệu

số liệu Tài liệu cũng nhấn mạnh mục tiêu của những người dùng khác nhau và trìnhbày trong các công cụ và phương pháp phân tích nhằm đạt được các mục tiêu đó

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông” của tác giả Nguyễn Hoàng Lộc (2015), tác giả

đã đi sâu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần bóng đèn phích nướcRạng Đông Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ góc độ phân tích của đề tài là đứngtrên cương vị là cơ quan quản lý, nhà đầu tư hay nhà quản trị doanh nghiệp

Luận văn thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An” của tác giả Trần Thị Hoa (2015), đề tài đã khái

quát hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quảnghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tượng liên quan Tuy nhiên, nội dung phântích chưa sâu, dàn trải, một số chỉ tiêu quan trọng như: Cơ cấu từng khoản mục tàisản, mức độ độc lập tài chính của các công ty không được luận văn đề cập, phântích

Luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV” của tác giả Trần Thị Hồng Minh (2015) đã tiến hành phân tích tình hình tài

chính thông qua phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn

và khả năng trả nợ của công ty bảo hiểm BIDV Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cậpđến nội dung dự báo tài chính

Luận án “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Anh

(2016), tác giả đã đề xuất hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích thẩm định về phươngdiện tài chính các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài, hoàn thiện nội dung phântích chi phí SXKD, giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp liên doanh mà chưa đềcập đến nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản…

Luận văn thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần dầu khí quốc tế PS” của tác giả Vũ Thị Hoa (2017) đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của

công ty thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính của công ty trong giai đoạn

Trang 18

2014–2016, từ đó nghiên cứu đưa ra ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chínhcủa công ty Mặc dù vậy, nghiên cứu chưa phân tích sự thay đổi của các khoản mục,phân tích dòng tiền và phân tích xu hướng của công ty cổ phần dầu khí Quốc tế PS

1.1.2 Các nghiên cứu về dự báo tài chính

Dự báo tài chính được xem là một nội dung quan trọng của phân tích tài chính

DN, hướng nghiên cứu này được thể hiện khá nhiều trong các tài liệu chuyên khảo,các nghiên cứu khoa học, cụ thể một số công trình mà tác giả nghiên cứu:

Luận văn thạc sĩ “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần Hóa Chất Việt Trì” của tác giả Trần Thị Vân (2015) đã tiến hành phân tích tài sản, nguồn vốn của

công ty từ đó tác giả đánh giá thực trạng tài chính của công ty Tuy nhiên, các chỉtiêu được dự báo còn ít, chưa đầy đủ về các nội dung báo cáo tài chính và tác giả dựbáo chưa có căn cứ cụ thể, cơ sở xác đáng để đưa ra số liệu dự báo

Luận văn thạc sỹ “Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Dược phẩm

Hà Tây” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2015) đã tập trung hệ thống hóa được

những vẫn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tàichính, đề cập sâu đến các phương pháp cũng như nội dung phân tích báo cáo tàichính doanh nghiệp Song luận văn mới chỉ dừng lại ở quan điểm của các nhà quảntrị, phân tích tình hình tài chính nhằm phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm củacông tác phân tích tình hình tài chính đang diễn ra tại công ty, nhằm xây dựng nên

hệ thống chỉ tiêu để phân tích và hoàn thiện công tác phân tích tại công ty, mà chưahướng tới việc phân tích những biến động trong hoạt động của công ty, tìm hiểunguyên nhân và đưa ra các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt độngcông ty

Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An” của tác giả Trần Thị Hoa (2015), đã khái quát

hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quảnghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tượng liên quan Song, nội dung phân tíchchưa sâu, dàn trải, một số chỉ tiêu quan trọng như: cơ cấu từng khoản mục của tài

6

Trang 19

sản, mức độ độc lâp tài chính của các công ty không được luận văn đề cập, phântích.

Luận văn thạc sĩ “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa” của tác giả Nguyễn Kim Phượng (2015) đã đề cập đến nội dung phân tích

thực trạng tài chính của Công ty cổ phần đường Biên Hòa giai đoạn từ 2010 – 2014,đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính hiện tại của công ty và dự báo tài chínhcông ty giai đoạn 2015 - 2017 Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phụcnhững hạn chế về tài chính của công ty Tuy nhiên, biện pháp tác giả đưa ra mang tínhchung chung chưa phù hợp với thực trạng tình hình tài chính của công ty mà nghiêncứu đã chỉ ra

Luận văn thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà” của tác giả Đoàn Bùi Ngọc Ánh (2016) Trong nghiên cứu, tác giả chưa

làm rõ góc độ phân tích của đề tài là đứng trên cương vị doanh nghiệp, cơ quanquản lý hay nhà đầu tư

Luận văn thạc sĩ “Phân tích tài chính và dự báo tài chính công ty cổ phần thủy điện Thác Bà” của tác giả Trần Ngọc Trung (2017) đã đề cập đến nội dung phân

tích thực trạng tài chính của Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà giai đoạn

2012-2016, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính hiện tại của công ty và dự báotài chính công ty giai đoạn 2017 – 2019, luận văn đã khái quát được những vấn đề

lý luận chung về phân tích BCTC doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đốivới nhiều đối tượng liên quan Tuy nhiên, trong quá trình phân tích tác giả chưachú trọng đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Các giải pháp để nâng caohiệu quả tài chính của công ty, tác giả đề cập đến chỉ mang tính chung chung,đúng với mọi doanh nghiệp

Bên cạnh đó, chưa có đề tài nào về phân tích và dự báo tài chính của một doanhnghiệp ngành kinh doanh trang sức ở Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu và đánhgiá tình hình tài chính PNJ nói riêng và các công ty hoạt động trong ngành kinhdoanh trang sức nói chung để tìm giải pháp nâng cao khả năng tài chính của doanhnghiệp là vấn đề đang được quan tâm và hết sức cần thiết Trong nghiên cứu này,

Trang 20

tác giả thực hiện phân tích tình hình tài chính PNJ giai đoạn 2015 - 2018 bao gồmcác nội dung phân tích: đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình đầu tư

và sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình hoạt động tài chính của công ty Đồngthời trên cơ sở đó, tác giả dự báo báo cáo tài chính của PNJ từ năm 2019 đến năm

2020 theo phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh thu

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về phân tích tài chính của các tác giả khác nhauđược công bố, chẳng hạn như:

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hữu hiệu, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm (Ngô Thế Chi, 2009).

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, nghiên cứu các số liệu tài chính nhằm đánh giá, phát hiện những tiềm năng, rủi ro cũng như hiểu rõ hơn

và chính xác hơn về tất cả hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở đưa các quyết định thích hợp đảm bảo mục tiêu đề ra (Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2016).

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản

lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm đươc, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó đưa ra những quyết định quản lý hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp (Vũ T Quỳnh Mai, 2017).

Phân tích tài chính là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện tại và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính hiện tại trong tương quan với các doanh nghiệp khác cùng ngành sản xuất – kinh doanh, dự báo các rủi ro và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà phân tích ra các quyết định tài chính nhằm hoạch định kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp (T.T Thanh Tú, 2018).

Từ những khái niệm nêu trên có thể thấy rằng “Phân tích tài chính là quá trình

8

Trang 21

kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ của DN nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro của DN trong tương lai” Phân tích tài chính doanh nghiệp

không chỉ với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị DN mà còncung cấp những thông tin đa dạng, phong phú cho các đối tượng quan tâm khácnhau cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Có rất nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp: cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cán bộ nhân viên, cơ quan thanh tra, kiểmtoán, thuế và giám đốc doanh nghiệp Như vậy, phân tích tài chính không chỉ phục

vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn góp phần đưa ra thông tin hữu ích chonhiều các đối tượng khác, chẳng hạn: các cổ đông hiện tại và những người đangmuốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp, những người cho doanh nghiệp vay tiềnhay còn gọi là chủ nợ của doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp,nhà nước,… Đối với mỗi nhóm người, họ sử dụng thông tin tài chính doanh nghiệp

để đạt các mục tiêu khác nhau Vì vậy, mục tiêu của các phân tích tài chính cũngchính là giúp cho các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp đạt được mục tiêu của

họ Chúng ta có thể khái quát mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp nhưsau:

- Thứ nhất, phân tích tài chính DN phải đánh giá được tình hình tài chính của

DN trên các khía cạnh khác nhau như: cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanhtoán, lưu chyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro tàichính… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến các hoạtđộng của DN

- Thứ hai, thông qua việc cung cấp thông tin, phân tích tài chính góp phần

định hướng các quyết định của các cổ đông, nhà đầu tư… sao cho phù hợp nhất vớitình hình thực tế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư, mua bán cổ phiếu…

- Thứ ba, việc phân tích tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại góp phần

cung cấp thông tin để dự báo các chỉ tiêu tài chính như tốc độ tăng trưởng…, giúp ngườiphân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Trang 22

- Thứ tư, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ giúp chủ nợ của doanh

nghiệp phân tích, đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tiềm năngphát triển trong tương lai, từ đó đánh giá được khả năng trả nợ cũng như đưa raquyết định cho vay, cho thuê hay bảo lãnh…

- Thứ năm, đối với các cơ quan quản lý như thuế, thanh tra, kiểm toán,… phân tích

tài chính là công cụ để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ

sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán,định mức, đảm bảo thu nộp đúng các loại thuế và nghĩa vụ với nhà nước, đảm bảo việcchấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến tài chính doanh nghiệp

- Cuối cùng, đối với giám đốc doanh nghiệp, phân tích tài chính là công cụ quản lý

để xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tài chính và kinhdoanh, từ đó đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạthiệu quả cao Bên cạnh đó, nhà quản trị doanh nghiệp cũng phải đảm bảo quyềnlợi của các cổ đông, đảm bảo thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi cho các ngân hàng,đảm bảo thực hiện, chấp hành đúng chính sách, chế độ về tài chính của cơ quanquản lý nhà nước Như vậy, có thể thấy nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệpphải đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan trong quá trình điềuhành, quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp (T.T Thanh Tú, 2018)

Với nghiên cứu này, tác giả phân tích tình hình tài chính của PNJ dưới góc độnhà quản trị doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủyếu cho DN, vì vậy việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp ngườiphân tích có cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về cơ cấutài sản nguồn vốn trong doanh nghiệp, về tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cũngnhư các chỉ tiêu khác ảnh hưởng đến dòng tiền như các khoản phải thu phải trả,hàng tồn kho, chi phí lãi vay, vốn lưu động, khấu hao tài sản cố định,… Khi tiến

10

Trang 23

hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, cần đặc biệt quan tâm đến các nhómchỉ số sau:

- Nhóm các chỉ số liên quan đến vòng quay tài sản của doanh nghiệp như: tỷ sốvòng quay hàng tồn kho, tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản,…

- Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán

- Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Kỳ luân chuyểnhàng tồnkho= Số ngàytrongnăm Vòng quay hàngtồnkho

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư gộp (GMROI) - Gross Margin Return On Investment ( * )

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư gộp (còn được gọi là lợi nhuận gộp của đầu tư hàng tồnkho) (GMROI) là chỉ số phản ánh cứ mỗi đồng đầu tư vào hàng tồn kho thì tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận gộp GMROI là cơ sở đánh giá tổng quan nhất toàn bộhoạt động của một đơn vị kinh doanh theo kì, là cơ sở để tối ưu hoá hàng tồn kho vàhàng trưng bày, là cơ sở để điều chỉnh chiến lược kinh doanh như: thay đổi giá bán.GMROI là một thước đo quan trọng được dùng trong quản trị các dòng sản phẩm,khi so sánh năng suất tương đối của dòng sản phẩm này với dòng sản phẩm khác,

Trang 24

góp phần vào việc đưa ra quyết định ưu tiên địa điểm bán hàng, đầu tư, quảng cáovào dòng sản phẩm nào,…

GMROI= Hàngtồn khobìnhquân Lợi nhuận gộp

GMROI cao hơn thường tốt hơn, vì điều đó có nghĩa là mỗi đơn vị hàng tồn khođang tạo ra lợi nhuận cao hơn GMROI có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào phânkhúc thị trường, khoảng thời gian, loại mặt hàng và các yếu tố khác Tỷ lệ GMROIcao hơn 1 có nghĩa là công ty đang bán hàng hóa nhiều hơn chi phí mà công ty phảitrả và cho thấy doanh nghiệp có sự cân bằng tốt giữa doanh thu, tỷ suất và chi phítồn kho Chỉ số GMROI là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của một cửahàng bán lẻ, chỉ số này được nhiều công ty sử dụng để phân tích hàng tồn kho,doanh thu và lợi nhuận nhất là các công ty hoạt động trong ngành bán lẻ tiêu dùng

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu= Doanhthuthuần Phảithu bìnhquân

Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặtcủa DN, chỉ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốncủa DN không bị chiếm dụng và DN không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi cáckhoản phải thu Nếu vòng quay khoản phải thu thấp chứng tỏ DN đang bị chiếmdụng vốn lớn gây ra thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc DN phải đivay vốn từ bên ngoài

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanhcủa DN, kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ DN không bị đọng vốn trong khâuthanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh vàhiệu quả quản lý cao Ngược lại, nếu kỳ thu tiền bình quân cao thì DN cần phải tiềnhành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng những khoản

nợ khó đòi; trong nhiều trường hợp, kỳ thu tiền bình quân tăng có thể do công tymuốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ

12

Trang 25

Kỳ thu tiềnbình quân( ACP)= Vòng quaykhoản phảithu Số ngàytrongnăm

Hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tài sản= Doanhthuthuần

Tổng tài sảnbìnhquân

Chỉ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của DN hoặc thểhiện một đồng vốn đầu tư vào DN đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ số này

có giá trị càng cao DN có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại

B) Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của DN,hay có thể hiểu đơn giản DN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền đểđảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn

Khả năng thanhtoánngắn hạn= Tài sảnngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khi khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN có giá trị quá cao, có nghĩa là DN

đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, hay việc quản trị tài sản lưu động củadoanh nghiệp đang không hiệu quả, có thể là do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay

có quá nhiều nợ phải thu khó đòi,… Trong nhiều trường hợp, chỉ số này phản ánhkhông chính xác khả năng thanh khoản, do nhiều hàng hóa tồn kho là những hànghóa khó bán nên doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ

Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết DN có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và cáckhoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắnhạn Chỉ tiêu này không tính đến hàng tồn kho, vì trong nhiều trường hợp hàng tồn khokhông phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán, vì vậy chỉ sốnày là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanhtoánnhanh= Tài sảnngắnhạn−Hàng tồnkho

Nợ ngắn hạn

Tuy nhiên, tỷ số này của DN có được chấp thuận hay không tùy thuộc vào sự sosánh với giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp kinh doanh; đồng thời so sánh

Trang 26

với các tỷ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong những năm trước

đó

Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời = (Tiền và các khoản tương đương tiền + Chứngkhoán thanh khoản)/(Nợ ngắn hạn)

Tỷ số này cho biết khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN, dotiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sửdụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN

C) Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

ROS = Doanhthuthuần Lợi nhuậnròng

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận Nếu tỷ số này giảm thì doanh nghiệp cần phân tích và tìm biện pháp giảmcác khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận; tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả

sử dụng chi phí càng tốt, đó là nhân tố giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăngdoanh thu

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA đo lường lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp, tỷ số này chobiết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinhdoanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

ROA = (Lợi nhuận ròng)/( Tổng tài sản)

Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý rằng, trong một số trường hợp: ROA tăngnhưng lại là dấu hiệu cho biết công ty đang làm ăn không hiệu quả nếu công tygiảm nợ vay do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, doanh thu lợi nhuận giảm nhưnggiảm thấp hơn tốc độ giảm tổng tài sản ROA giảm có thể không phải là tín hiệu xấunếu việc giảm là do công ty tăng vốn chủ sở hữu (VCSH) nên tổng nguồn vốn tăngtương ứng tổng tài sản tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng tổng tài sản(TS)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

14

Trang 27

ROE= Lợi nhuận ròng Vốn chủsở hữu

ROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng caochứng tỏ khả năng sinh lợi của DN càng cao và ngược lại Tuy nhiên, hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp phải được gắn liền với mục tiêu phát triển của doanhnghiệp; vì vậy, người phân tích cần xác định mục tiêu kinh doanh của ban lãnh đạodoanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá quy mô Nếu doanh nghiệp cóROE càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng,kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng, thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồnvốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm Ngược lại, nếu DN

có ROE thấp, khả năng tích luỹ hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư mở rộng thì

DN sẽ dùng nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn sẽ làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữutrên tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay;

do đó ROE sẽ không phản ánh đúng nếu DN hoạt động bằng vốn vay là chủ yếuhoặc khi doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu quá thấp

1.2.2.2 Phân tích hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư là hoạt động liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán,

thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư tài chính khác không thuôc khoản tươngđương tiền; hoạt động đầu tư của DN bao gồm: Đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất độngsản, đầu tư tài chính Các hoạt động về đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính góp phầntăng doanh thu và lợi nhuận cho DN, còn hoạt động đầu tư tài sản cố định là hoạt độngphục vụ cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt độngkinh doanh tiến hành thuận lợi Vì vậy, hoạt động đầu tư được chia làm 2 nhóm: hoạtđộng đầu tư tài sản cố định và đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính

Hoạt động đầu tư tài sản cố định: Hoạt động đầu tư tài sản cố định trong doanh

nghiệp là hoạt động mua sắm, xây dựng, hiện đại hóa…việc đầu tư tài sản cố định

sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô doanh nghiệp.Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tốc

độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp Đồng thời, chỉ tiêu này cũng là chỉtiêu xác định dòng tiền ra của doanh nghiệp, tác động tới dòng tiền thuần của doanh

Trang 28

Hoạt động đầu tư tài sản tài chính: Hoạt động đầu tư tài sản tài chính là hoạt

động sử dụng vốn của doanh nghiệp để đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc gópvốn liên doanh, liên kết vào các doanh nghiệp khác nhằm tăng cường và mở rộngcác cơ hội thu lợi nhuận cao và phân tán rủi ro

Hoạt động đầu tư bất động sản: Hoạt động đầu tư bất động sản là hoạt động

doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản với mục đích chờ tăng giá để bán, chứ khôngphải là bất động sản nhằm mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Hoạt động đầu tư bất động sản sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũngnhư lưu chuyển tiền trong doanh nghiệp

1.2.2.3 Phân tích hoạt động tài chính

Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính nhằm đảm bảo đạtđược hiệu quả sử dụng vốn tối đa; nếu khả năng tự chủ tài chính của DN mạnh sẽtạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… do đó tạothuận lợi cho DN trong kinh doanh và khi DN có nhu cầu tăng nguồn vốn kinhdoanh Khi phân tích hoạt động tài chính chúng ta cần quan tâm đến các chỉ số sau:

- Tỷ số nợ

- Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu

- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

- Nhóm chỉ số liên quan đến giá trị cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

A) Tỷ số nợ

Tỷ số nợ= Tổng nợ phải trả Tổng tài sảncó

Tỷ số nợ cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của DN là từ đi vay, chỉ số nàycòn cho biết khả năng tự chủ tài chính của DN Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ DNvay ít; tức là DN đang có khả năng tự chủ tài chính cao; tuy nhiên nó cũng có thểhàm ý là DN chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính

B) Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường quy mô tài chính của một DN, chỉ sốnày cho biết trong tổng nguồn vốn của DN thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần

16

Trang 29

trăm Nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nguồn vốn củadoanh nghiệp gồm các khoản nợ của doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu = Vốnchủ sở hữu Nợ phảitrả

Các doanh nghiệp có thể chi trả cho hoạt động của mình thông qua các khoản nợhoặc phát hành cổ phiếu để huy động vốn Chỉ số này càng cao thì số nợ trong tổngvốn càng cao từ đó các nhà quản trị DN có thể cần cân đối giữa việc sẽ tiếp tục vay

nợ hay phát hành thêm cổ phiếu để có thêm vốn hoạt động; tuy nhiên, việc gia tăng

nợ vay sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản của DN

C) Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanhtoánlãi vay= Chi phí lãi vay phảitrả EBIT

EBIT là thu nhập trước thuế và trả lãi, chi phí trả lãi vay bao gồm: tiền lãi trả chocác khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lãi của cáchình thức vay mượn khác - đây là một khoản tương đối ổn định và có thể tính trướcđược Khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thunhập trước thuế của DN, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảokhả năng trả lãi hàng năm như thế nào? Việc DN không trả được các khoản nợ này

sẽ thể hiện khả năng DN đang đứng trước nguy cơ bị phá sản

D) Nhóm chỉ số thị trường

Nhóm chỉ số thị trường áp dụng với các công ty niêm yết trên thị trường chứngkhoán, thông qua việc tính toán đánh giá các chỉ tiêu hệ số giá trị thị trường, các nhàđầu tư có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính và triển vọng chứng khoáncủa doanh nghiệp trên thị trường, từ đó có quyết định hợp lý về mua hay bán chứngkhoán của công ty Các chỉ số thường sử dụng bao gồm:

Thu nhập trên một cổ phần (EPS)

Lợi nhuận trênmỗi cổ phần(EPS)= Lợinhuận ròng−Cổ tứcưu đãi Số cổ phiếu phát hành trung bình

EPS cho biết trong kỳ phân tích cứ một cổ phiếu thông thường đang lưu hành sẽmang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ

Trang 30

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt, là nhân tố tăng giá cổ phiếu trên thịtrường Chỉ tiêu này là căn cứ để các doanh nghiệp trả cổ tức cho các cổ đông nhiềuhay ít và là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư Các nhà đầu tư so sánh EPS với các lĩnhvực đầu tư khác để có quyết định đầu tư hay không?

Hệ số giá cả so với thu nhập cổ phiếu (P/E)

P/E = Giá trịthị trường củamỗi cổ phiếu Thunhập củamỗi cổ phiếuthường

P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường với thunhập của mỗi cổ phiếu, chỉ số này cho thấy nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồngvốn để có được đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đầu tư Tuy nhiên, P/E chịu tác động củanhiều yếu tố nên số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ởhiện tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp điều đó cho thấy khảnăng sinh lời của công ty thấp

Cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (D/E)

D/E¿Cổ tức trảcho mỗi cổ phiếuthường Thunhập củamỗi cổ phiếuthường

D/E cho biết DN chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư

Hệ số này càng cao, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư vào công ty càng thấp vàngược lại Biên độ dao dao động của D/E là từ 0 đến 1

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính DN

Hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yếu tố bên trong vàyếu tố bên ngoài, cụ thể:

- Các yếu tố bên trong: Đó là những yếu tố thuộc về tổ chức doanh nghiệp,

ngành sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực củalao động, năng lực và trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp

- Các yếu tố bên ngoài: Đó là những yếu tố thuộc về chế độ chính trị xã hội, tăng

trưởng kinh tế của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền

tệ, chính sách thuế

1.4 Dự báo tài chính

1.4.1 Khái niệm và mục đích của dự báo tài chính

18

Trang 31

Khái niệm: Dự báo tài chính là quá trình thiết lập các chỉ tiêu dự đoán cho các

báo cáo tài chính của DN trong tương lai dưới dạng định lượng hoặc tường minh, nhằm định hướng và kiểm chứng cho tình hình và hoạt động tài chính của DN trong một tương lai xác định

Mục đích của dự báo tài chính:

+ Giúp doanh nghiệp định hướng, đặt mục tiêu cho hoạt động tài chính củadoanh nghiệp trong tương lai, đồng thời cung cấp cơ sở để phân tích, đánh giá, kiểmchứng hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo các mục tiêu đã đặt ra, đảm bảotrạng thái cân bằng tài chính, duy trì và cải thiện sự ổn định, phát triển của doanhnghiệp

+ Giúp cho người lãnh đạo, nhà quản trị doanh nghiệp thấy được triển vọng tàichính của doanh nghiệp, xác định được rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong mộtkhoảng thời gian xác định, từ đó các nhà quản trị DN có thể cân nhắc tính khả thi,hiệu quả của các quyết định đầu tư hay tài trợ

+ Là công cụ giúp nhà quản trị DN thực hiện tốt việc điều hành hoạt động kinhdoanh, hoạt động tài chính và hơn hết là chủ động ứng phó với các biến động trongkinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mụctiêu DN đề ra

+ Là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý nhận định chính xác về doanh nghiệpcùng những thuận lợi, khó khăn và môi trường kinh doanh hiện tại của doanhnghiệp

+ Giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà cung cấp tín dụng đánh giá tìnhtrạng tài chính của DN trong tương lai; từ đó, đưa ra các quyết định phù hợp

1.4.2 Nội dung của dự báo tài chính

Dự báo tài chính doanh nghiệp thực chất là việc đánh giá doanh nghiệp có tạo ra

đủ lượng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hay sẽ

bị rơi vào tình trang gia tăng các khoản nợ hoặc phải huy động thêm vốn chủ sở hữutrong tương lai, đồng thời có tạo ra được mức lợi nhuận kì vọng hay không? Đối vớinhà quản lý, dự báo tài chính sẽ giúp họ có sự chủ động trong các kế hoạch tài

Trang 32

chính Dự báo tài chính thường được sử dụng một trong hai phương pháp cơ bảnsau: Phương pháp dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất – kinh doanh,Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu.

Dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất – kinh doanh

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lập dự toán hoạt động sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp Để thực hiện được phương pháp này, doanh nghiệpcần có điều tra thực tế để ước lượng được mức tiêu thụ và doanh thu dự kiến Việcước tính này mang tính chủ quan của người thực hiện, do đó cần có nhiều dữ kiện

hỗ trợ để đưa ra được mức doanh thu dự kiến hợp lý nhất Căn cứ vào dự toán tiêuthụ và hàng tồn kho kỳ vọng có thể xác định được lượng sản xuất dự kiến, đây là cơ

sở để tiếp tục thực hiện dự toán các loại chi phí hình thành sản phẩm như chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Căn

cứ vào các mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp dự toán từngkhoản mục chi phí hoạt động kinh doanh kết hợp với dự toán tiêu thụ để lập dự toántiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán.Căn cứ vào dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí hoạt động, kế hoạch thu tiền

và chi tiền trong kỳ, có thể xác định được nhu cầu vốn bổ sung theo từng thời điểmtrong năm

Dự báo dựa theo tỷ lệ phần trăm doanh thu

Phương pháp này căn cứ vào dự báo mức độ tiêu thụ và từ đó ước lượng mứcdoanh thu, lấy doanh thu làm gốc số để xác định các chỉ tiêu còn lại trên các BCTC.Phương pháp này giả định, các chỉ tiêu khác trên BCTC đều thay đổi theo một tỷ lệnhất định so với doanh thu Có thể hiểu theo nghĩa, khi doanh nghiệp mở rộng quy

mô, doanh thu thay đổi kéo theo dự thay đổi của chi phí, từ đó dẫn đến sự thay đổicủa lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến vốn chủ sở hữu

và các tài sản, do vậy nếu người thực hiện dự báo doanh thu quá sai lệch sẽ dẫn đếnhậu quả nghiêm trọng Nguyên nhân dự báo sai lệch doanh thu có thể do: thị trườngbùng nổ hơn rất nhiều so với dự báo hoặc dự báo doanh thu quá lạc quan, hơn nữathời gian dự báo càng xa thì độ tin cậy của dự báo càng giảm Vì bản chất của

20

Trang 33

phương pháp này là giả định các chỉ tiêu đều có thay đổi nhất định so với doanh thu

mà chính giả thiết này không mang tính thực tế hoàn toàn Dự báo doanh thu là vấn

đề phức tạp do doanh thu còn chịu tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bênngoài doanh nghiệp chẳng hạn như triển vọng của nền kinh tế, thị phần của doanhnghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, chính sách marketingcủa doanh nghiệp, chính sách tín dụng, đường lối phát triển của địa phương, các yếu

tố vĩ mô như: lạm phát, chính sách thuế, lãi suất,…

 Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên

doanh thu được thực hiện qua năm bước:

Bước 1: Xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu

Để xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu cho các kì tới, cần bắt đầu từ việc xemxét, đánh giá tình hình thực hiện doanh thu trong thời kỳ trước đó Kỳ cơ sở để cóthể dự báo doanh thu còn tùy thuộc vào mức độ ổn định hay không của ngành kinhdoanh mà doanh nghiệp hoạt động Các nhân tốt ảnh hưởng đến dự báo doanh thubao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Để phân tích chi tiết hơncần phải kết hợp phân tích những thông tin bên ngoài, bao gồm:

+ Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

+ Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Dự báo

doanh thu

Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dự báo bảng cân đối kế toán

Xác định nhu cầu vốn

bổ sung và điều chỉnh

dự báo

Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 34

+ Tỷ lệ mặt hàng mới kinh doanh hoặc tốc độ phát triển mạng lưới cửa hàngTrong các yếu tố này, việc xem xét tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ tăngtrưởng bình quân của doanh nghiệp trong quá khứ là các yếu tố mang tính quyếtđịnh tới việc dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp trong những kìtới.

Để dự báo doanh thu trong một năm nào đó trong tương lai, cần xem xét tốc độtăng trưởng doanh thu của từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tập hợp đánh giá vàđiều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của doanh nghiệp

Bước 2: Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh cần xác định rõ các chỉ tiêubiến đổi theo doanh thu và tỷ lệ ước tính theo doanh thu của từng chỉ tiêu Các chỉtiêu: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp là các chỉtiêu biến đổi theo doanh thu Việc xác định tỷ lệ phần trăm doanh thu có thể được

dự báo căn cứ vào tỷ lệ phần trăm của từng chỉ tiêu trong năm gần nhất kết hợp vớiđánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong khoảng thời gian sử dụng làmcăn cứ dự báo

Bước 3: Dự báo các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán

Đối với bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản lưu động thường có

sự thay đổi tương ứng với sự biến động của doanh thu Khi có sự biến động củadoanh thu sẽ kéo sự biến động vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng và hàngtồn kho Các chỉ tiêu trong khoản mục tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thayđổi tương ứng với sự biến động của doanh thu, nhất là đối với những trường hợpdoanh nghiệp chưa sử dụng hết năng lực tối đa của tài sản cố định Các khoản mụckhác trong bảng cân đối kế toán cũng có thể thay đổi theo tỷ lệ tương ứng với doanhthu như khoản mục phải trả công ngân viên, tiền và các khoản tương đương tiền.Nếu các khoản mục khác được thực hiện dự báo đánh giá tính trọng yếu của cáckhoản mục ở mức thấp thì có thể áp mức tỷ lệ theo doanh thu hoặc theo tỷ lệ tăngtrưởng kế hoạch

22

Trang 35

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán xác định một sốkhoản mục có quy mô quá nhỏ, không ảnh hưởng trọng yếu tới các báo cáo tàichính, có thể dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc bất kì một cách thứcthuận tiện nào khác đều được Đối với công ty PNJ, các khoản mục tài sản ngắn hạnkhác và phải trả người lao động chiếm tỉ trọng không đáng kể trên tổng tài sản, tổngnguồn vốn của DN nên không cần thiết phải dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanhthu.

Bước 4: Xác định nhu cầu vốn bổ sung và điều chỉnh dự báo

Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất của sản phẩm, tính thờivụ ) và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiềnvốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Tài liệu dùng để xác định nhu cầu vốn

bổ sung bao gồm: các báo cáo tài chính kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kếhoạch Trong nhiều trường hợp, người dự báo ước tính nhu cầu vốn bổ sung quá lớn

và doanh nghiệp không thể huy động được quy mô vốn như vậy thì cần điều chỉnhcác chỉ tiêu dự báo bằng cách thay đổi các chính sách quản lý, sử dụng vốn Khiđiều chỉnh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, cần lưu ý là sau khi xác định đượcmức dự báo nhu cầu vốn bổ sung cần tiếp tục xác định chi phí lãi vay và điều chỉnhlợi nhuận dự báo

Bước 5: Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bước cuối cùng trong quy trình dự báo tàichính Căn cứ vào bảng cân đối kế toán cuối kì trước và bảng cân đối kế toán điềuchỉnh dự báo, báo cáo kết quả kinh doanh điều chỉnh dự báo, chứng ta sẽ lập báocáo lưu chuyển tiền tệ Thông thường, có thể sử dụng cả hai phương pháp lập báocáo lưu chuyển tiền tệ để thực hiện dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 37

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu tiếp cận vấn đề phân tích và dự báo tài chính của PNJ theo địnhhướng tổng hợp phân tích thực trạng các chỉ tiêu tài chính tại đơn vị, đồng thời, phântích thực tiễn các khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính tại PNJ Từ đó, nghiêncứu rút ra kết luận về vấn đề thực tiễn hoạt động tài chính, dự báo tài chính của PNJ và

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại PNJ trong thời gian tới 2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.1 Lập kế hoạch nghiên cứu

Đây là khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài Để đi vàonghiên cứu tác giả đã lập kếhoạch nghiên cứu đề tài như sau:

- Bước 1: Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu trên cơ sở tính cấp thiết, tính

thực tiễn và ý nghĩa khoa học, tác giả thu thập và đọc tài liệu thứ cấp tìm ra hướngnghiên cứu về phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp tại PNJ

- Bước 2: Tổ chức thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và đưa ra đánh giá sơ bộ

trên cơ sở dữ liệu đó

- Bước 3: Thiết kế luận văn, phân tích và đánh giá chi tiết số liệu Từ các kết luận

rút ra trong quá trình phân tích số liệu, tác giả đánh giá thực trạng tình hình tàichính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp khắc phục nhữnghạn chế để cải thiện tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính của doanhnghiệp giai đoạn 2019-2020

2.2.2 Xây dựng khung lý thuyết

Xây dựng cơ sở lý luận phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính DN

2.2.3 Thực hiện phân tích dữ liệu và dự báo

Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch và sưutầm tài liệu Để thực hiện phân tích và dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp cầnphải sưu tầm tài liệu đầu vào của quá trình phân tích, dự báo Tài liệu được tác giả

Trang 38

sử dụng phân tích, dự báo bao gồm: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toánquản trị theo chế độ kế toán hiện hành

-Tính toán chỉ tiêu, vận dụng phương pháp, kỹ thuật để phân tích và dự báo

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu dưới đây:

a) Tài liệu thứ cấp

+ Các khái niệm, luận cứ khoa học, nội dung lý luận có thể nghiên cứu được từ sáchgiáo trình, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, luận văn, đề tài nghiên cứu + Các thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí mang tính đại chúngcũng được thu thập và được xử lý để chứng minh cho vấn đề nghiên cứu

+ Thực hiện thu thập báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan đến tình hình tàichính của PNJ cùng một số doanh nghiệp cùng ngành và các tổ chức liên quanqua mạng internet, chủ yếu là website của công ty và các nguồn tham khảo khác + Thu thập các bài viết được đăng trên các tạp chí, báo cáo của các công tychứng khoán và các sàn giao dịch chứng khoán, các website liên quan về tìnhhình tài chính, chứng khoán của công ty PNJ cũng như các dự báo ước tính liênquan đến ngành kinh doanh trang sức cũng như tình hình kinh tế, thị trường tronggiai đoạn sắp tới

- Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả thực hiện thu thập số liệu thứ cấp từbáo cáo tài chính năm 2015-2018 của PNJ

b) Tài liệu sơ cấp

Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với mục đích nghiên cứu các nhân tố chính ảnhhưởng đến tình hình tài chính của PNJ trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp

để nâng cao hiệu quả tài chính tại PNJ Cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trên cơ

sở sử dụng bảng hỏi được xây dựng dành cho đối tượng là các cán bộ lãnh đạo vàcác chuyên viên trong lĩnh vực tài chính hiện đang công tác tại chi nhánh PNJ miềnBắc (Chi tiết câu hỏi phỏng vấn phụ lục 1 đính kèm)

26

Trang 39

Đối tượng phỏng vấn sâu là các cán bộ lãnh đạo và các chuyên viên trong lĩnhvực tài chính - họ là những người am hiểu về lĩnh vực kế toán tài chính của PNJ vàhiện đang công tác tại chi nhánh PNJ miền Bắc

1 Độ tuổi của nhóm người phỏng vấn: 40% từ 26 – 32 và 60% từ 33-45

2 Chức vụ: 33% là các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực tài chính của PNJ,67% là các chuyên viên trong lĩnh vực tài chính (cụ thể chức danh của các chuyênviên được được phỏng vấn: chuyên viên phân tích thống kê, chuyên viên kế toánquản trị, chuyên viên kế toán quản lý hệ thống, chuyên viên kế toán tổng hợp) hiện

họ đều đang công tác tại chi nhánh PNJ miền Bắc

2.3.2 Công cụ xử lý dữ liệu

- Các số liệu thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý trên máy vi tính bằng phầnmềm Microsoft Excel

2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu và dự báo

Phương pháp phân tích và dự báo tài chính DN bao gồm hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong vàbên ngoài, nghiên cứu các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình tài chính doanhnghiệp, các chỉ tiêu nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính:

Bước 1: Thu nhập thông tin

Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính người phân tích cần sử dụng mọinguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán,đánh giá và lập kế hoạch Nguồn thông tin bao gồm với những thông tin nội bộ đếnnhững thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác,những thông tin về số lượng và giá trị Trong đó các thông tin kế toán là quantrọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp

Bước 2: Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin

đã thu thập Trong giai đoạn này, người phân tích sử dụng thông tin ở các góc độ

Trang 40

nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thôngtin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán,

so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt đượcnhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định

Bước 3: Dự đoán và ra quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết

để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt độngkinh doanh Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa racác quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng,phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu Đối với cho vay và đầu tư vàodoanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanhnghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp

Trong luận văn này, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp

vụ - kỹ thuật khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ, phươngpháp phỏng vấn sâu, phương pháp dự báo

 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được tác giả sử dụng thường xuyên trongbài nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh là nhằmmục đích thông qua so sánh giữa các chỉ tiêu đạt được với chỉ tiêu kế hoạch để đánhgiá kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, so sánh kết quả kỳ này với kỳ trước củaPNJ để đánh giá được tốc độ phát triển của doanh nghiệp, so sánh PNJ với cácdoanh nghiệp khác cùng ngành trong nước và nước ngoài (cụ thể so sánh PNJ vớidoanh nghiệp nước ngoài, Hình 3.12, trang 59) từ đó, tác giả đưa ra nhận xét về tìnhhình tài chính hiện tại của PNJ

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh: So sánh bằng sốtuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh bằng số bình quân, từ đó đánh giáđược vị thế của PNJ so với các doanh nghiệp trong ngành

 Phương pháp phân tổ

Một hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành, nếu chỉ nghiên cứu hiệntượng kinh tế qua các chỉ tiêu tổng hợp thì không thể hiểu sâu sắc hiện tượng kinh

28

Ngày đăng: 09/01/2020, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w