Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THPT-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ ĐỔIMỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN THPT HAI TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ QUẢNG BÌNH) HUẾ, THÁNG 9 NĂM 2005 MỤC LỤC Trang GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 3 MÔĐUN 1. Nhận thức về đổimới phương pháp dạy học Địa lí ởtrường trung học phổthông 6 MÔ ĐUN 2. Kĩ thuật sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trong Địa lí trung học phổthông 17 MÔ ĐUN 3. Kĩ thuật sử dụng các thiết bị kĩ thuật trong dạy học theo hướng đổimới 29 MÔĐUN 4. Đổimới các hình thức tổ chức dạy học Địa lí 41 MÔĐUN 5. Đổimới thiết kế bài dạy học Địa lí trung học phổthông 57 MÔĐUN 6. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí trung học phổthông 75 2 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU I. MỤC TIÊU CỦA TÀI LIỆU Làm chỗ dựa thiết thực, cụ thể và vững chắc cho GV môn Địa lí THPT trong việc thực hiện đổimớiPPDH tại cơ sở giáo dục của mình. Cụ thể, giáo viên: 1. Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá: - Tính tất yếu, mục đích, định hướng và cách thức chung đổimớiPPDH bộ môn ởtrường THPT . - Kĩ thuật sử dụng các PPDH tiên tiến. - Kĩ thuật sử dụng các thiết bị kĩ thuật trong dạy học theo hướng đổimới PPDH. - Đổimới các hình thức tổ chức dạy học bộ môn. - Đổimới việc thiết kế bài dạy học bộ môn. - Đổimới kiểm tra, đánh giá trong dạy học bộ môn. 2. Có khả năng: - Sử dụng các PPDH tiên tiến, các hình thức tổ chức dạy học, các thiết bị kĩ thuật và công nghệ thông tin, thiết kế bài dạy học, kiểm tra và đánh giá trong dạy học Địa lí theo hướng đổi mới. - Thực hiện đổimới có hiệu quả và giúp đỡ đồng nghiệp trong nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng dạy học theo hướng đổi mới. 3. Có ý thức: - Luôn thực hiện việc đổimới nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ởtrườngphổ thông. - Tìm tòi, sáng tạo, khát vọng với đổimới PPDH. II. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU - Giáo viên cốt cán môn Địa lí trường THPT hai tỉnh Quảng Bình, Quãng Ngãi. - Các cán bộ quản lí và chỉ đạo chuyên môn ở Sở, Trường, giảng viên các trường ĐHSP, cán bộ Viện nghiên cứu về khoa học giáo dục, giáo viên môn Địa THPT và THCS trong toàn quốc đều có thể sử dụng, tham khảo tài liệu này. 3 III. CẤU TRÚC CỦA TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN 1. Cấu trúc Cấu trúc tài liệu gồm các môđun kế tục nhau. Mỗi môđun được trình bày trong thời gian 1 buổi học (tương đương 4 tiết), hoặc một thời gian nhất định của buổi học (1/2/3 tiết). Có 6 môđun: - Tính tất yếu, mục đích, định hướng và cách thức chung đổimớiPPDH bộ môn ởtrường THPT (1tiết). - Kĩ thuật sử dụng các PPDH tiên tiến (3tiết). - Kĩ thuật sử dụng các thiết bị kĩ thuật trong dạy học theo hướng đổimớiPPDH (12 tiết). - Đổimới các hình thức tổ chức dạy học bộ môn (1 tiết). - Đổimới việc thiết kế bài dạy học bộ môn (7 tiết). - Đổimới kiểm tra, đánh giá trong dạy học bộ môn (8 tiết). 2. Phương pháp trình bày Mỗi môđun được thực hiện theo đơn vị tiết/ buổi/ngày, có cấu trúc như sau: Tên môđun I. MỤC TIÊU: ghi rõ số tiết/buổi/ngày học, HV phải có được gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔĐUN Giới thiệu chung về môđun, bao gồm các nội dung chính sau: - Vị trí của môđun trong toàn bộ tài liệu - Các chủ đề (hoặc nội dung chính) của môđun. - Thời gian để học môđun. - Những điểm cần lưu ý khi học môđun. III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MÔĐUN - Thiết bị, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, tài liệu in, băng hình/băng tiếng, máy chiếu đa năng, máy vi tính, tivi và đầu video, . - Tài liệu tham khảo được giới thiệu là tài liệu thiết yếu nhất, dễ tìm kiếm. 4 IV. HOẠT ĐỘNG - Hoạt động 1: (tên, thời gian). Nhiệm vụ: Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động 1. Thông tin cho hoạt động (xem Phụ lục số ., tên . /tài liệu tham khảo số ). - Hoạt động 2: (tên, thời gian). Nhiệm vụ: Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động 2. Thông tin cho hoạt động 2 (xem Phụ lục số , tên . /tài liệu tham khảo số ) . V. ĐÁNH GIÁ Ghi rõ hình thức, kĩ thuật đánh giá sau buổi học. (Ví dụ: câu hỏi vận dụng trong thực tế/bài tập liên quan đến đánh giá thực tiễn đổimới hiện nay ở cơ sở giáo dục, .). Các câu hỏi và bài tập đánh giá đa dạng: - Dùng câu hỏi tự luận (thường dùng cho đánh giá kiến thức). - Dùng bảng kiểm kê (thường dùng khi đánh giá kĩ năng, nhất là đối với các bài thực hành, thí nghiệm, .). - Câu hỏi trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (thường dùng đánh giá kiến thức và kĩ năng). Thông tin phản hồi của đánh giá môđun: Cung cấp đáp án/những gợi ý cho câu trả lời, bài tập. VI. PHỤ LỤC Ghi rõ những thông tin cần cho thực hiện các hoạt động trên. Các phụ lục có tên và đánh số cụ thể để dễ phân biệt nhau. III. CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU 1. Khi sử dụng tài liệu này, cần phối hợp nghiên cứu và sử dụng các tài liệu như: Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và 11 thí điểm (Ban KHTN và Ban KHXH- NV), sách "Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ởtrường trung học phổ thông" (Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, NXB Giáo dục, 2004), Tài liệu bồi dưỡng thay sách Địa lí 11 của Bộ GD&ĐT, . 2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể thực tế tại địa phương và cơ sở giáo dục của mình, người đọc/học nên vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo tài liệu cho phù hợp với trình độ và hoàn cảnh giáo dục trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc và định hướng đổimới PPDH. 5 Môđun 1 NHẬN THỨC VỀ ĐỔIMỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG I. MỤCTIÊU. Học viên cần: - Đánh giá được một cách khách quan tính tất yếu, những thuận lợi và khó khăn của đổimớiPPDH Địa lí hiện nay. Đồng thời xác định được mục tiêu, định hướng và cách thức đổimớiPPDH Địa lí THPT. - Có kĩ năng tư duy ở mức cao (phân tích, đánh giá, phân loại, lựa chọn, quyết định, .). - Có ý thức đổimớiPPDH một cách dứt khoát và tích cực. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔĐUN - Đây là môđun đầu tiên trong số các môđun trình bày về đổimớiPPDH Địa lí ởtrường THPT. Nội dung môđun có tính định hướng về đích, tính tất yếu và tiền đề của việc đổi mới, hướng và cách thức chung đổimớiPPDH Địa lí THPT. Những nội dung này được cụ thể hoá trong các môđun tiếp sau của tài liệu. - Nội dung của môđun gồm các chủ đề: + Lí do phải đổimớiPPDH Địa lí ở THPT. + Mục đích và mục tiêu của đổi mới. + Hướng và cách đổi mới. - Thời gian dành cho môđun: 1 tiết (tương đương 45 phút). - Khi nghiên cứu môđun này, cần lưu ý: + Các nội dung trong môđun có tính chất chung, không đi sâu chi tiết. + Các nội dung này có thể chung cho việc đổimớiPPDH của tất cả các môn học ởtrường THPT. Vì vậy, cần có sự trao đổi với HV của các bộ môn khác. III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MÔĐUN - Máy vi tính có phần mềm PowerPoint và máy chiếu đa chức năng. - Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa THPT, Tài liệu về đổimớiPPDH môn Địa lí THPT, Hà Nội - 7/2003, trang 1 - 9. - Nguyễn Đức Vũ, Đổimới các yếu tố của quá trình dạy học và bài soạn Địa lí ởphổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 74 (12/2003). 6 Phiếu học tập 1.1 - Phiếu học tập Trên cơ sở mục tiêu và định hướng đổimới PPDH, Anh/Chị hãy đề xuất cách dạy học mới theo từng yếu tố của quá trình dạy học, ghi đề xuất đó vào ô trống tương ứng. BẢNG 1. ĐỔIMỚI CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐỊA LÍ Các yếu tố dạy học Cách dạy học cũ Cách dạy học mới 1. Mục tiêu Của giáo viên ("Qua bài học này, giúp cho HS " 2. Nội dung - Dàn trải, đều, một số xa rời thực tiễn, ít có ích cho HS - Nặng về kiến thức, nhẹ về kĩ năng 3. Phương pháp dạy học Truyền thống, theo kiểu giải thích - minh họa: + Giáo viên: Truyền thụ một chiều kiến thức đã chuẩn bị sẵn + Học sinh: Thông hiểu, ghi nhớ (nặng về ghi nhớ máy móc), tái hiện. 4. Hình thức tổ chức dạy học Theo lớp, đồng loạt. Ngoài ra, rải rác có ngoại khóa, thực hành tìm hiểu địa phương. 5. Phương tiện dạy học - Truyền thống - Sử dụng chủ yếu theo kiểu minh họa 6. Kiểm tra, đánh giá - Hình thức đơn điệu: tự luận, hỏi miệng - Nội dung: chủ yếu kiến thức, nặng về tái hiện. - GV độc quyền đánh giá. 7. Điều kiện vật chất Bảng đen, phấn trắng 8. Giáo viên Tạm bằng lòng với vốn chuyên môn, nghiệp vụ có sẵn 9. Học sinh - Kết hợp nghe giảng với ghi chép đầy đủ, hệ thống. - Có kĩ năng kết hợp vở ghi với sách giáo khoa khi học bài ở nhà 10. Cán bộ quản lí giáo dục An tâm với hoạt động dạy học bình thường của nhà trường. 7 IV. HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm. - Thảo luận nhóm (dựa vào sự hiểu biết của bản thân) xung quanh các câu hỏi: + Vì sao cần phải đổimớiPPDH Địa lí ở THPT? + Hiện nay trong thực tế ở địa phương của Anh/Chị, việc đổimớiPPDH có những thuận lợi và khó khăn nào? + Mục đích của đổimới là gì? - Sau khi thảo luận nhóm xong, đại diện một nhóm lên trình bày trước lớp. GgV tổ chức cho các nhóm khác trao đổi, bổ sung, kết luận các điểm cần thiết. * Hoạt động 2: Thuyết trình của GgV GgV thuyết trình (bằng PowerPoint) định hướng đổimớiPPDHởtrường THPT (sử dụng thông tin ở Phụ lục 1.1, mục III.1), nhấn mạnh đến các định hướng cụ thể. * Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp Mỗi HV đều có phiếu học tập. GgV (bằng máy chiếu đa năng) chiếu phiếu học tập 1.1 lên bảng để toàn lớp làm việc chung. GgV yêu cầu HV toàn lớp từ cách dạy cũ có ở bảng, suy nghĩ, trao đổi, đề xuất cách dạy học mới theo từng yếu tố dạy học, đồng thời ghi kết quả vào các ô trống thích hợp của bảng ở phiếu học tập, hoàn thành bảng ở phiếu học tập 1.1. GgV chiếu bảng hoàn thành để toàn lớp xem (bảng 1, Phụ lục 1), HV đối chiếu với bảng ở phiếu học tập của bản thân, sửa chữa và hoàn thiện. V. ĐÁNH GIÁ 1. Câu hỏi - Ở cơ sở giáo dục của Anh/Chị, hiện nay gặp khó khăn gì lớn nhất đối với đổimớiPPDH Địa lí? Cách khắc phục? - Trong số các yếu tố của quá trình giáo dục, đổimới yếu tố nào được xem là then chốt? Tại sao? 2. Thông tin phản hồi - Nêu một khó khăn, cách đang khắc phục, hoặc dự kiến khắc phục và tiên liệu kết quả đạt được. - Giáo viên. Vì họ là người quyết định đổimới tất cả các yếu tố dạy học. 8 VI. PHỤ LỤC Phụ lục 1.1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỔIMỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ I - LÍ DO PHẢI ĐỔIMỚI 1. Những thách thức đối với môn Địa lí ởtrườngphổthông a) Vị trí, vai trò của môn Địa lí phổthông trong thực hiện mục tiêu giáo dục Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổthông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môitrường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Môn Địa lí còn có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy (tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán, .); trí tưởng tượng và óc thảm mĩ; rèn luyện cho HS một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Vì vậy, Địa lí là môn học không thể thiếu dược trong hệ thống các môn học của nhà trườngphổ thông, nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổthông như Luật Giáo dục đã nêu. b) Những khó khăn gặp phải trong quá trình đổimới - Một số giáo viên (GV) Địa lí vẫn chưa thực sự thấm nhuần bản chất, hướng và cách thức đổimớiPPDH Địa lí; hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổimớiPPDH còn chưa sâu sắc. - Đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy HS. - Nhiều GV lên lớp theo kiểu dạy "chay", không sử dụng bản đồ/lược đồ ngay cả trong các tiết học có nội dung về địa lí khu vực, quốc gia, tổ quốc và địa phương. Việc sử dụng phương tiện dạy học còn nặng về mô tả, minh hoạ là chủ yếu. 9 - Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu. Dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân, nhóm, ngoài trời còn được ít, hoặc chưa được thực hiện, hiệu quả thực hiện còn thấp. - Cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ. 2. Những tiền đề cơ bản của việc đổimới a) Chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổimới cơ bản - Môn Địa lí (ĐL) ởtrường trung học phổthông (THPT) hiện nay nhằm góp phần hoàn thiện học vấn phổthông cho HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, củng cố và phát triển tiếp tục bốn năng lực chủ yếu của HS đã hình thành ở cấp Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các năng lực đó là: + Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp. + Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống. + Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. + Năng lực tự khẳng định bản thân. Như vậy, mục tiêu của môn ĐL hiện nay đặt nặng vào việc hình thành và rèn luyện cho HS các năng lực cần thiết của người lao động mới (trước đây, mục tiêu chính của môn ĐL đặt nặng vào việc cung cấp cho HS các kiến thức địa lí khoa học, có hệ thống). Điều đó đặt ra những yêu cầu về đổimới sách giáo khoa (SGK) và PPDH một cách phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu trên. - Quán triệt những đổimới trong mục tiêu, chương trình bộ môn ĐL ởtrường THPT được thiết kế thành ba mảng lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: ĐL đại cương (lớp 10), ĐL thế giới (lớp 11), ĐL Việt Nam (lớp 12). Các bộ phận cơ bản này của chương trình có mục đích cung cấp cho HS các kiến thức phổ thông, cơ bản, mang tính hệ thống về: + Trái Đất - Môitrường sống của con người (các thành phần cấu tạo và tác động qua lại giữa chúng, một số qui luật của môitrường tự nhiên trên Trái Đất); dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường. + Đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới. + Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sống. 10 [...]... TRONG ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔTHÔNG I MỤCTIÊU Học viên cần: - Phân tích được khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm, kĩ thuật sử dụng và trường hợp sử dụng các PPDH tiên tiến trong môn Địa lí THPT - Có kĩ năng sử dụng các PPDH tiên tiến - Có ý thức tích cực, thường xuyên sử dụng các PPDH tiên tiến II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔĐUN - Đây là mmôđun trình bày về các PPDH Địa lí tiên tiến ởtrường THPT Nội dung môđun... học ở trong và ngoài lớp (thực địa) ở nhà trường và ở hiện trường (cơ sở sản xuất địa phương) - Định hướng về thiết bị dạy học + Các thiết bị dạy học địa lý là điều kiện, phương tiện và nguồn tri thức không thể thiếu được trong quá trình học tập của học sinh Thông qua hoạt động với các thiết bị, học sinh tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kỹ năng quan sát, thu thập và xử lý thông. .. sung trực tiếp của HS thông qua các hoạt động học tập đa dạng dưới sự hướng dẫn của GV Do đó buộc HS phải suy nghĩ, phải làm việc thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổimớiPPDH Có thể nói, việc đổimới nội dung và cách thể hiện nội dung của sách giáo khoa mới một mặt tạo đòi hỏi phải đổimớiPPDH Địa lí, mặt khác lại góp phần để giáo viên thực hiện thành công quá trình đổimới này b) Nhận thức... giáo khoa THPT, Tài liệu về đổimớiPPDH môn Địa lí THPT, Hà Nội - 7/2003, trang 28 - 35 - Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004, trang 38 - 60 - Phiếu học tập 17 Phiếu học tập 2.1 Nghiên cứu Phụ lục 2, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và ghi vào phần trống thích hợp ở bảng sau: BẢNG 2.1 MỘT SỐ PPDH TIÊN TIẾN TRONG ĐỊA LÍ THPT... xuất PPDH cho mỗi nội dung cụ thể, kèm theo sự lí giải trên cơ sở vận dụng các nội dung đã thực hiện ở hoạt động 1 V ĐÁNH GIÁ 1 Câu hỏi - Phân tích bản chất của các PPDH tiên tiến Việc phân loại chúng được dựa trên cơ sở nào? 18 - Ở cơ sở giáo dục của Anh/Chị, việc sử dụng các PPDH tiên tiến hiện nay gặp những khó khăn nào? Cách khắc phục? 2 Thông tin phản hồi - Bản chất: đề cao chủ thể nhận thức của học... kênh thông tin khổng lồ và hết sức đa dạng Sử dụng internet trong dạy học tạo hứng thú học tập cho HS, cung cấp khối lượng thông tin lớn và phong phú, tạo điều kiện thúc đẩy đổimớiPPDH Địa lí Các việc làm của GV với internet có thể là: lấy thông tin phục vụ cho bài soạn, lấy thông tin phục vụ trực tiếp bài giảng trên lớp Học sinh có thể sử dụng internet để lấy thông tin phục vụ cho học bài ở nhà... giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo + Cần kết hợp các loại hình kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan 2 Cách thức đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổthông a) Dạy học Địa lí trung học phổthông theo định hướng đổimới trên được tiến hành theo cách thức: giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển; học sinh tích cực, tự giác, chủ động làm... năng chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá thông tin - Có kĩ năng kết hợp vở ghi với sách giáo khoa khi học bài ở nhà 10 Cán bộ quản lí giáo dục An tâm với hoạt động dạy học bình thường của nhà trường - Trăn trở, chia sẻ với những suy nghĩ, việc làm của giáo viên - Quan tâm, ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện và nhân rộng điển hình tốt về đổi mới phương pháp dạy học c) Đổimới soạn giáo án và dạy học trên lớp... sinh đã có sự thay đổi Hầu hết GV ĐL đều hiểu được cùng với đổimới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa, việc đổimớiPPDH là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học ĐL Một khi chương trình và sách giáo khoa đã đổimới thì việc đổimớiPPDH là một tất yếu c) GV đã được bồi dưỡng về đổimới Trong một số năm gần đây, công tác bồi dưỡng thường xuyên GV... kĩ thuật được sử dụng trong dạy học Địa lí hiện nay ởtrường THPT - Có kĩ năng sử dụng một số loại thiết bị kĩ thuật trong dạy học - Có ý thức tích cực sử dụng các thiết bị kĩ thuật góp phần đổimới PPDH, nâng cao chất lượng bài dạy Địa lí II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔĐUN - Đây là môđun trình bày về các thiết bị kĩ thuật được sử dụng trong dạy học ởtrường THPT Nội dung môđun chủ yếu trình bày về chức . mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông 6 MÔ ĐUN 2. Kĩ thuật sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trong Địa lí trung học phổ thông. đổi mới PPDH bộ môn ở trường THPT . - Kĩ thuật sử dụng các PPDH tiên tiến. - Kĩ thuật sử dụng các thiết bị kĩ thuật trong dạy học theo hướng đổi mới PPDH.