giáo án địa lí 8 kì hai từ bài 14 đến bài 17 hiệp hội các nước đông nam á, chi tiết, chuẩn kiến thức kĩ năng, có bảng mô tả mức độ nhận thức theo các cấp độ, phần củng cố đa dạng bài tập. bài 14: đông nam á đất liền và hải đảo. bài 15: đặc điểm dân cư, xã hội.bài 16: đặc điểm kinh tế các nước đông nam ábài 17 hiệp hội các nước đông nam á....................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1Bài 14: ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
Tuần: 20 Ngày dạy: 31 – 12 – 2019Tiết: 20 Ngày soạn: 26 – 12 – 2019
I MỤC TIÊU: HS cần nắm
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết khu vực Đông
Nam Á trong châu Á và thế giới
- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên để giải thích
một số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước và cảnh quan khu vực
3 Thái độ
- Tự hào về khu vực đa dạng về tự nhiên
- Thông cảm sâu sắc với các khu vực khó khăn
4 Năng lực hình thành
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh
thổ
II) CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á
- Giáo án, Atlat thế giới các châu lục
2 Học sinh:
- Sưu tầm tư liệu về tự nhiên khu vực Đông Nam Á
- Trả lời câu hỏi in nghiêng của bài
III BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Vị trí địa
lí và giới
hạn khu
vực Đông
Nam Á
Xác định vị trí
của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực
Phân tích được ý
nghĩa của VTĐLtới sự phát triển của khu vực
Chỉ được trên bản đồ vị trí và
giới hạn của khu vực
Đặc điểm
tự nhiên
Mô tả đặc điểmđịa hình, khí
hậu, sông ngòi,
Giải thích đặc điểm khí hậu và
sông ngòi Phân
So sánh tự nhiên giữa Đông Nam Á đấy liền và
Đánh giá tác động tự nhiên đến phát triển
Trang 2tài nguyên tích các mối
quan hệ nhân quả
Đông Nam Á hảiđảo
kinh tế
Liên hệ VN
IV) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ: Không
2 Bài mới:
* Vào bài:: dựa vào sgk.
* Bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
* Hoạt Động 1: Cá nhân/cặp bàn Thời gian 15 phút
Gv: Treo bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á:
Dựa vào hình 1.2 và 14.1 Lược đồ địa hình và hướng gió ở
Đông Nam Á và H15.1 Lược đồ các nước Đông Nam Á hãy
cho biết :
● Vị trí của Đông Nam Á trên bản đồ tự nhiên Châu Á ?
● Đông Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ nào?
● Tiếp giáp với các khu vực, các vịnh biển nào?
● Gồm những bộ phận nào? Xác định chỉ rõ giới hạn của 2
bộ phận khu vực Đông Nam Á? Tại sao có tên gọi như vậy?
● Cho biết Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 châu lục và 2 đại
dương nào?
● Cho biết các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực?
(Cực Bắc: 28,5 0 B thuộc Mianma
- Cực Nam: 10,5 0 N thuộc đảo Ti – mo
- Cực Đông: 140 0 Đ đảo Ghi – nê
- Cực Tây: 92 0 Đ thuộc Mianma.
Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2.)
Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định vị trí và tiếp giáp của
khu vực Nam Á trên lược đồ
Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức
Ý nghĩa của vị trí địa lí?
Hs: Trả lời
Gv: Với vị trí địa lí như vậy ảnh hưởng như thế nào đến tự
nhiên khu vực?
* Hoạt động 2: Nhóm Thời gian 20 phút
Dựa vào H14.1 + thông tin sgk hãy nêu các đặc điểm tự
nhiên địa hình của 2 bộ phận khu vực Đông Nam Á
Hs: trình bày
Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức
1) Vị trí giới hạn của khu vực Đông Nam Á
- Nằm giữa vĩ độ: 10,50
N 28,50B
- Gồm 2 bộ phận: Có 11 quốc gia
+ Phần đất liền: Bán đảo Trung Ấn
+ Phần hải đảo: Quần đảo Mã Lai
- Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương => Ngày nay có vai trò hết sức quan trọng
2) Đặc điểm tự nhiên:
Trang 3Tự nhiên Phần đất liền Phần hải đảo
Địa hình - Chủ yếu diện tích là núi
+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính là TB- ĐN, B-N
+ Xen giữa là các cao nguyên thấp, địa hình bị chia cắt mạnh.
- Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển hoặc cửa sông.
- Nằm trong vùng vỏ Trái Đất không ổn định Thường xuyên xảy
ra động đất, núi lửa.
- Có cả núi và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Đặc điểm khí hậu:
Quan sát H14.1 Nêu đặc điểm gió mùa mùa đông và mùa hạ
Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?
Thảo luận nhóm 4, nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của
hai địa điểm tại H14.2 cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu
nào? Tìm vị trí các điểm đó trên H14.1 (Phát phiếu học tập)
PHT: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Thuộc đới khí hậu
Thuộc kiểu khí hậu
Cao
nhất
Thấp nhất
Biên độ
dao động
Các tháng mưa nhiều
Các thángmưa ít
Lượng mưa trung bình
Pa -
đăng
Y-an-gun
- HS trả lời, nhận xét
- Chọn nhóm HS làm nhanh nhất lên thuyết trình
✔ Dựa vào H14.1 xác định vị trí 5 con sông lớn: nơi
bắt nguồn, hướng chảy của sông, các biển, vịnh nơi
nước sông đổ vào
✔ Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
em hãy cho biết: Cảnh quan tự nhiên chính của Đông
Trang 4- Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định sông chính và
cảnh quan tự nhiên chính của khu vực Đông Nam Á
trên lược đồ
- Bước 3: GV gọi HS nhật xét và chuẩn kiến thức
GV: Đánh giá thuận lợi, khó khăn của tự nhiên khu
vực Đông Nam Á
- HS viết những thuận lợi, khó khăn ra góc tờ giấy
trong 1 phút
- Cả nhóm thống nhất chốt ý kiến chung vào giữa tờ
giấy
Bước 2: HS thực hiện, đại diện 1 nhóm báo cáo, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu không bị trùng
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
(* Thuận lợi:
- Khoáng sản giàu có
- Khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, nguồn nước
phong phú, tạo điều kiện để phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới
- Tài nguyên biển, rừng, phong phú
* Khó khăn:
- Thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần,
- Khí hậu nóng ẩm: Sâu bệnh,
- Tài nguyên rừng suy thoái,
- Ô nhiễm môi trường, )
- Hải đảo: sông ngắn dốc, chế độnước điều hòa
- Hình vẽ đúng yêu cầu của SĐTD 2 điểm
- Trang trí đẹp,/có hình ảnh trên đó 3 điểm
- Nội dung đầy đủ, chữ rõ ràng: 5 điểm
b Quan sát H14.1 và H15.1 cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua? Cửa sông thuộc địa phận nước nào? Đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa?
Trả lời:Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mianma, Thái Lan,Lào, Campuchia, Việt Nam đổ ra biển Đông, cửa sông thuộc Việt Nam Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa Nguồn cung cấp nước mưa.
Trang 5c Làm bài tập trong vở bài tập bài 14.
4 Dặn dò: 1 phút
a Học bài theo nội dung bài học Trả lời câu hỏi sgk Hoàn thành vở bài tập
b Chuẩn bị bài sau: Trả lời câu hỏi in nghiêng bài 15: cập nhật số liệu mới
IV RÚT KINH NGHIỆM
Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
Tuần: 20 Ngày dạy: 2 – 1 – 2020
I MỤC TIÊU: HS cần nắm
1 Kiến thức:
- Thấy được Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắnliền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu
- Đặc điểm về văn hoá, tín ngưỡng, những nét chung, riêng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân Đông Nam Á
- Phân tích những thuận lợi khó khăn của dân cư xã hội Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế xã hội
2 Kỹ năng:
Củng cố kĩ năng: Phân tích, so sánh số liệu, sử dụng những tư liệu địa lí để hiểu sâu sắc
về đặc điểm dân cư, văn hoá tín ngưỡng của các nước Đông Nam Á
3 Thái độ
- Có ý thức chấp hành chính sách dân số và bảo vệ môi trường
- Trân trọng các giá trị văn hóa đặc trưng của các nước
Trang 64 Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
2 Học sinh: Trả lời câu hỏi giáo viên giao ở tiết trước.
III BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC
cao
- Trình bày
được đặc
điểm dân cư,
xã hội của
khác biệt về mặt xã
hội của các nướctrong khu vực và
nhận định đượcnhững thuận lợi củakhu vực
- Tính mật độ dân số Phân tíchvà nhận xét được các bảng số liệuthống kê về dân số của khu vựcĐông Nam Á
- Khai thác được các kiến thức từ
tranh ảnh
- Đánh giá được các thế mạnh và
hạn chế của dân cư xã hội ĐôngNam Á
Viết 1 cảm nhận ngắn về văn hóa các nước
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1) Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á
Câu 2: Vì sao phía Bắc khu vực chịu sự ảnh hưởng của đường chí tuyến Bắc mà khí hậu lại không bị khô hạn?
2) Bài mới:
* Vào bài: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Đó là những quốc gia nào? Có
bao nhiêu triệu dân? Quốc gia nào có dân số đông nhất? Quốc gia nào có dân số thấp nhất? Theo những tôn giáo nào? => Bài 15
* Bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Thời gian: 18 phút:
Bước 1: Dựa vào tài liệu đã sưu tầm và kiến thức sgk
em hãy hoàn thành các nội dung sau(theo bàn):
- Tổng số dân:
- Mật độ dân số:
1) Đặc điểm dân cư:
Trang 7- Tình hình phân bố dân cư:
- Tỉ lệ dân thành thị:
- Ngôn ngữ chính:
- Nhận xét chung:
- Bước 3: GV gọi HS báo cáo vòng tròn, bổ sung cho
nhau
- Bước 4: GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm,
ghi một số thông tin lên bảng/đối chiếu đáp án
Gv: Dân số khu vực Đông Nam Á có thuận lợi và khó
khăn gì?
Hs:
- Thuận lợi: Dân số trẻ là nguồn lao động dồi
dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút đầu tư
nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Khó khăn: giải quyết việc làm diện tích canh
tác bình quân đầu người thấp, …
GVmr: Dân số tăng nhanh đó là vấn đề kinh tế
-xã hội nghiêm trọng mà các nước cần phải quan
tâm Chính sách dân số tại khu vực Đông Nam Á
được áp dụng khác nhau, tùy hoàn cảnh từng nước
Đối với nước đông dân, gia tăng dân số tự nhiên
nhanh cần áp dụng chính sách hạn chế gia tăng dân
số (Việt Nam) Và ngược lại như MaLaixia…
2) Dựa bảng 15.1 và 15.2 cho biết: Đông Nam Á có
bao nhiêu quốc gia? Xác định đọc tên các quốc gia và
tên thủ đô của từng nước?
Gv: So sánh diên tích, dân số của nước ta với các nước
trong khu vực theo hướng tăng dần?
Hs: Thứ 7 về diện tích, tương đương với Philippin và
Mailaixia Thứ 8 về dân số,
3) Xác định các dân tộc và ngôn ngữ được dùng phổ
biến trong các quốc gia ở Đông Nam Á? Điều này ảnh
hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu
vực?
4) Quan sát H6.1 (sgk/20) nhận xét gì về sự phân bố
dân cư Đông Nam Á?
-Dân số đông: 663,3 triệu ngườichiếm8,6% dân số thế giới.(năm2019)
- Mật độ dân số cao: 153 người/
km2, gấp gần 3 lần thế giới
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhanh:1,1%/ năm
- Ngôn ngữ được dùng phổ biếntrong khu vực là tiếng Anh, Hoavà Mã Lai
- Sự phân bố không đồng đều: + Tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các thành phố và vùngven biển
+ Sâu trong nội địa phần bán đảo và các đảo dân cư tập trung
ít hơn
2 Đặc điểm xã hội:
Trang 8Hs: Trả lời dựa vào sgk.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.Thời gian: 17 phút
Gv: Chia lớp 4 nhóm Thời gian: 5 phút
Nội dung: Dựa vào thông tin sgk + sự hiểu biết của
mình về lịch sử Hãy cho biết các nước trong khu vực
Đông Nam Á có những nét tương đồng và những nét
khác biệt nào?
- HS: Thảo luận, báo cáo điền bảng
- GV:
+ Nét tương đồng: Về lịch sử từng là thuộc địa của
thực dân cùng đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc
lập Trong phong tục tập quán sinh hoạt sản xuất:
Trồng lúa nước, chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo Gạo là
lương thực chính Có những lễ hội, những làn điệu dân
ca, cư trú thành bản làng…
+ Nét khác biệt: Cách ăn mặc, tập quán văn hóa riêng
của từng dân tộc (văn hóa cồng chiêng có những cách
đánh và điệu múa riêng), tín ngưỡng riêng (Đa số
người Ma-lai-xi-a, In-do-ne-xi-a theo đạo Hồi, Đa số
người Việt theo đạo Phật, đạo Ki-tô và các tín ngưỡng
địa phương)…
? Với những đặc điểm dân cư xã hội trên có những
thuận lợi khó khăn gì trong sự hợp tác toàn diện?
Hs: Trả lời
Gv: Vì sao có những nét tương đồng trong sản xuất,
sinh hoạt của người dân Đông Nam Á?
Hs: Do vị trí cầu nối, tài nguyên phong phú, cùng nền
văn minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa …
Gv:Vì sao các nước Đông Nam Á bị nhiều nước
thực dân xâm chiếm?
Hs: Giàu tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí cầu nối có giá trị chiến lược quan trọng về
kinh tế, quân sự giữa các châu lục và đại dương.
- Thuận lợi:
+ Dân cư đông: Có nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụlớn
+ Đa dạng về văn hóa: Hợp tác phát triển du lịch
+ Có những nét tương đồng dễ hòa hợp trong sự hợp tác toàn diện
a Điền vào bảng: tên nước và thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á
b Tình huống:Bạn Asari đến nhà Nam ở TP HCM chơi Bạn theo Đạo Hồi Vậy, Nam sẽ mời bạn món ăn nào? Và tránh món ăn nào?
Viết một đoạn văn ngắn về văn hóa một trong các nước khu vực Đông Nam Á?
c Làm bài tập trong vở bài tập
4 Dặn dò: 1 phút
Trang 9a Học bài và trả lời câu hỏi sgk
b Chuẩn bị bài sau:
- Nghiên cứu bài 16:
+ Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
+ Cho biết các ngành công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Á phân bố ở đâu?
Bảng số liệu một số tiêu chí về dân số của Đông Nam Á, châu Á và thế giới
năm 2002 và năm 2015 [trang 51]
Năm 2015
Năm 2002
Năm 2015
Năm 2002
2010 - 2015
* Không bao gồm dân số của Liên bang Nga
Bảng số liệu về một số tiêu chí của các nước Đông Nam Á năm 2015 [trang 52]
Trang 10Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I MỤC TIÊU: HS cần nắm
1 Kiến thức:
- Nắm được các nước Đông Nam Á có sự phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa vữngchắc.Nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính Tuy nhiên ở 1 số nước công nghiệpđang trở thành ngành kinh tế quan trọng
- Giải thích được các đặc điểm kinh tế của Đông Nam Á do có thay đổi trong địnhhướng và chính sách phát triển kinh tế cho nên kinh tế bị tác động từ bên ngoài,phát triển kinh tế nhưng chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường Nông nghiệp vẫnđóng góp tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP
2 Kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích bảng số liệu, đọc bản đồ, phân tích các mối liên hệ địa lí
- Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài:Quản lí thời gian, tự tin, phản
hồi lắng nghe tích cực, tìm kiến và xử lí thông tin, phân tích so sánh
3 Thái độ
- Có ý thức xây dựng nền kinh tế đất nước
- Có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
4 Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên môn: Sử dụng các công cụ Địa lí; Tư duy tổng hợp theolãnh thổ