Ma trận tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 52)

3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Ma trận tương quan giữa các biến

Bảng 4-5: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và đòn bẩy tài chính.

T DER ST DR LT DR BDER T ANG CAPI NDT S SIZE LIQU UNIQ PROF T AXR GROW RISK PROD HOSE T DER 1.00 ST DR 0.68 1.00 LT DR 0.38 -0.41 1.00 BDER 0.55 0.15 0.50 1.00 T ANG -0.05 -0.44 0.50 0.30 1.00 CAPI -0.10 -0.42 0.40 0.19 0.69 1.00 NDT S -0.07 -0.18 0.10 0.03 0.48 0.34 1.00 SIZE 0.17 -0.11 0.30 0.23 -0.04 0.08 -0.12 1.00 LIQU -0.54 -0.50 -0.04 -0.32 -0.08 0.09 0.03 0.03 1.00 UNIQ 0.31 0.48 -0.20 0.15 -0.20 -0.39 -0.03 -0.12 -0.20 1.00 PROF -0.36 -0.21 -0.20 -0.19 0.12 -0.04 0.22 -0.09 0.14 -0.30 1.00 T AXR -0.13 -0.02 -0.10 -0.31 -0.26 -0.21 -0.21 -0.05 0.06 -0.07 0.03 1.00 GROW 0.17 0.09 0.09 0.11 -0.13 -0.13 -0.19 0.12 -0.05 -0.04 -0.01 0.06 1.00 RISK 0.03 -0.04 0.09 0.09 0.09 0.09 0.00 0.02 -0.02 -0.01 0.01 -0.09 -0.01 1.00 PROD 0.02 -0.04 0.06 -0.02 -0.01 0.04 -0.10 0.10 0.03 -0.10 0.05 0.06 0.18 -0.01 1.00 HOSE -0.29 -0.29 0.00 0.01 -0.08 0.02 -0.22 0.49 0.20 -0.18 0.09 0.06 -0.01 0.06 0.03 1.00 SOWN 0.31 0.16 0.20 0.06 0.19 0.25 0.31 0.11 -0.14 0.04 0.01 -0.18 -0.02 -0.01 -0.01 -0.30

Trong phần này phân tích ma trận tương quan giữa các biến sốchủyếu trong mẫu nhằm cung cấp thêm góc nhìn chi tiết vềmối liên hệgiữa các biến độc lập với nhau và với biến phụthuộc.

Trong giới hạn mẫu nghiên cứu, bảng 4-5 cho thấy, tỷsuất tổng nợ- chỉ tiêu cơ bản nhất của cấu trúc tài chính- tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, rủi ro

kinh doanh, đa dạng hóa và sởhữu Nhà nước; đồng thời tỷlệnghịch với các nhân tốhiệu quảkinh doanh, tính thanh khoản, thâm dụng vốn, tấm chắn thuế và điều kiện niêm yết. Ngoài ra, một sốnhận định rút ra từma trận tương quan này như sau :

Tốc độ tăng trưởng tài sản (biến GROW) và quy mô công ty (biến SIZE) tỷ lệ nghịch với

tỷ suất ROA (thể hiện qua biến PROF), trong khi đó tỷ lệ TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản (biến TANG) tỷ lệ thuận. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp lớn và tăng trưởng có

tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản, trong khi đó những

doanh nghiệpcó lợi nhuận cao thì sử dụng nhiều TSCĐ.

Tỷ lệ TSCĐ hữu hình /tổng tài sản tỷ lệ thuận với nợ dài hạn, nợ vay ngân hàng và tỷ lệ

nghịch với nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp có tỷ lệ TSCĐ hữu hình /tổng tài sản có khuynh hướng sử dụng nợ vay dài hạn. Họ cũng dễ tiếp cận với nguồn

vốn ngân hàng vì có sự đảm bảo của tài sản thế chấp.

Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính, điều này có nghĩa các doanh nghiệp tăng trưởng cao có khuynh hướng sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động.

Tính thanh khoản (biến LIQU) và tỷ suất ROA (biến PROF) tỷ lệ nghịch vớitất cả các tỷ

suất nợ, điều này có nghĩa những doanh nghiệp có thuế phải nộp, lợi nhuận và tính thanh khoản cao có khuynh hướng ít sử dụng nợ vay.

Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tổng nợ, nợ dài hạn, nợ vay ngân hàng và tỷ lệ

nghịch với nợ ngắn hạn, điều này có nghĩa những công ty quy mô lớn có xu hướng sử

dụng nhiều nợ vay, tìm kiếm nguồn tài trợ từ ngân hàng hơn là dựa trên các khoản nợ

ngắn hạn.

Tính chuyên biệt của tài sản (biến UNIQ) tỷ lệ thuận với nợ ngắn hạn và tỷ lệ nghịch với

nợ dài hạn, điều này có nghĩa các doanh nghiệp có tính chuyên biệt tài sản cao ít sử dụng

Biến SOWN thể hiện tính chất sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tất cả

các tỷ suất nợ cho thấy những doanh nghiệp SOEs thường sử dụng đòn bẩy nợ cao so với

khối doanh nghiệp khác. Họ cũng dễ tiếp cận các nguồn vốn vay dài hạn và nguồn tài trợ

từ ngân hàng hơn.

Như vậy, phần đầu của nội dung chương 4 đã phân tích một số đặc điểm hoạt động và cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp Việt Nam bằng phương pháp thống kê mô tả và ma trận tương quan giữa các biến trên cơ sở cỡ mẫu và thời đoạn nghiên cứu đã chọn. Điều

này giúp cung cấp một đánh giá tổng quan về thực trạng cơ cấu tài chính của doanh

nghiệp để từ đó có thể đi sâu hơn vào phương pháp hồi quy của thống kê suy diễn nhằm

trả lời cho từng câu hỏi nghiên cứu đãđặt ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)